Trang 1 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ IITIỂU LUẬNKINH DOANH QUỐC TẾTÌM HIỂU VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHIĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC LÀONhóm: IMMã lớp: 85GVHD: Trần Thị P
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ
TÌM HIỂU VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI
ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC LÀO
Nhóm: IM
Mã lớp: 85 GVHD: Trần Thị Phương Thủy
TP.HCM, ngày 6 tháng 3 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM IM - ML85
1 Đỗ Lê Tú Linh (Nhóm trưởng) 2114113070 100%
2 Nguyễn Huỳnh Anh 2114113009 100%
3 Lê Ngọc Lan Anh 2114113010 100%
Trang 3DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ
1 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hợp Quốc
2 BATNA Best alternative to a negotiated agreement
(những phương thức sẽ thực hiện nếu không thể đạt
được thỏa thuận)
3 ASEAN Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á
4 WTO Tổ chức Thương mại thế giới
5 WHO Tổ chức Y tế thế giới
6 IDV Chủ nghĩa cá nhân
7 PDI Chỉ số khoảng cách quyền lực
8 MAS Nam quyền và Nữ quyền
9 UAI Chỉ số phòng tránh rủi ro
10 LTO Định hướng dài hạn
Trang 4MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 5
1 Lý do nghiên cứu đề tài 5
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1 Văn hóa .8
1.1.1 Định nghĩa của văn hóa 8
1.1.2 Đặc trưng và chức năng của văn hóa 9
1.1.3 Vai trò của văn hóa 11
1.1.4 Văn hóa kinh doanh 12
1.2 Đàm phán 13
1.2.1 Khái niệm đàm phán 13
1.2.2 Các nguyên tắc trong đàm phán 13
1.2.3 Các hình thức đàm phán 16
1.3 Lý thuyết mô hình 5 chiều văn hóa 18
1.3.1 Lịch sử hình thành lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede 18
1.3.2 Các chiều văn hóa quốc gia Hofstede 19
1.3.3 Ứng dụng của mô hình 20
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA LÀO 22
2.1 Khái quát về đất nước và con người Lào 22
2.1.1 Vài nét về đất nước Lào 22
2.1.2 Kinh tế - Xã hội Lào 22
2.1.3 Những đặc trưng của nền văn hóa Lào 23
2.2 Mô hình 5 chiều văn hóa ở Lào (HOFSTEDE) 24
2.2.1 Chủ nghĩa cá nhân (IDV) 24
Trang 52.2.2 Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI) 25
2.2.3 Nam quyền và Nữ quyền (MAS) 25
2.2.4 Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI) 25
2.2.5 Định hướng dài hạn (LTO) 26
2.3 Sự ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa 26
2.3.1 Ngôn ngữ 26
2.3.2 Tôn giáo 27
2.3.3 Phong tục tập quán và cách cư xử 27
2.3.4 Văn hoá làm việc 31
2.3.5 Giáo dục 31
2.3.6 Yếu tố thẩm mỹ 32
2.3.7 Yếu tố văn hóa vật chất 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC LÀO 36
3.1 Những nguyên tắc và lưu ý chung khi đàm phán với đối tác Lào 36
3.1.1 Chào hỏi 36
3.1.2 Ấn tượng ban đầu 36
3.1.3 Phong cách giao tiếp 37
3.1.4 Phong cách làm việc 38
3.1.5 Xác định và kiên trì với mục đích đàm phán 39
3.2 Các phương pháp đàm phán với đối tác Lào 39
3.2.1 Đàm phán kiểu mềm 40
3.2.2 Đàm phán kiểu cứng 40
3.2.3 Đàm phán kiểu nguyên tắc 41
3.3 Các bước đàm phán với đối tác Lào 42
3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đàm phán 42
3.3.2 Giai đoạn trong quá trình đàm phán 43
3.3.3 Kết thúc đàm phán 43
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 6LỜI MỞ ĐẦUNhóm IM xin chân thành cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến cô Trần ThịPhương Thủy - Giảng viên bộ môn Kinh doanh quốc tế Trường Đại học NgoạiThương Cơ sở 2, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình giảng dạy, tận tìnhhướng dẫn và hỗ trợ chúng em trong quá trình hoàn thành thành tiểu luận này.
Thông qua những kiến thức đã tiếp thu trên lớp cùng với tham khảo một số tàiliệu, nhóm chúng em nhận thấy chủ đề “Tìm hiểu văn hóa và một số lưu ý khi đàmphán với Đối tác Lào” rất thiết thực đối với sinh viên ngành kinh tế đối ngoại Vìvậy, chúng em rất mong nhận được sự xem xét và ý kiến đóng góp từ cô để đề tàicủa chúng em được hoàn thiện hơn Từ đó, chúng em có thể phát triển và phục vụcho chuyên môn của mình sau này
Nhóm tác giả
IM
1 Lý do nghiên cứu đề tài
Trải qua chặng đường 60 năm, trên cơ sở phát huy truyền thống tốt đẹp của haiĐảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào và nhân dân hai nước, sự đoàn kết chặt chẽ,giúp đỡ lẫn nhau và tin cậy sâu sắc, hoạt động hợp tác về chính trị, đối ngoại giữahai nước Lào - Việt Nam liên tục giành được thắng lợi và đi vào chiều sâu, trởthành nền tảng cho quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực.Trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai bên hợp tác chặt chẽ, tạo điềukiện thuận lợi cho đơn vị kinh doanh của hai nước, nhất là các doanh nghiệp ViệtNam sang đầu tư tại Lào trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc thúcđẩy và phát triển nền kinh tế Lào Tính đến thời điểm hiện tại, 417 doanh nghiệpViệt Nam đã và đang hoạt động kinh doanh tại Lào với tổng giá trị đầu tư khoảng4,3 tỷ USD, đứng thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Lào.Tổng giá trị kim ngạch thương mại giữa hai nước Lào - Việt Nam trong năm 2021
Trang 7Discover more
from:
KDO307
Document continues below
Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại…
Kinh doanh
19
Van-hoa-kinh-doanh cau-hoi-trac-nghiem-…
3
Trang 8đạt được 1,37 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2020; 4 tháng đầu năm 2022 ghi
nhận 558,2 triệu USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021 Bên cạnh đó, hai bên
tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm sản theo hướng phát triển
xanh; thúc đẩy sản xuất hàng tiêu dùng, kỹ thuật hiện đại, Ngoài ra, với những
điều kiện thuận lợi từ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định thương
mại song phương Lào - Việt Nam, Hiệp định thương mại biên giới Lào - Việt Nam,
hai nước cũng tích cực khai thác tiềm năng, hướng tới mục tiêu thúc đẩy thương
mại song phương tăng lên 10% - 15% trong giai đoạn 2021 - 2025
Tuy vậy, do Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới chưa lâu, kiến thức và kinh
nghiệm đàm phán với các đối tác nước ngoài nói chung và đối tác Lào nói riêng
chưa nhiều Do đó, để góp phần bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho thương nhân
Việt Nam khi đàm phán với đối tác Lào trong giai đoạn tới, nhóm tác giả lựa chọn
vọng cung cấp được nhiều thông tin hữu ích
Bố cục bài tiểu luận được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA LÀO TRONG ĐÀM PHÁN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC LÀO
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đầu tiên, nhóm tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết về văn hóa và đàm phán;
tổng quan về đất nước, con người, văn hóa Lào đồng thời đưa ra các yếu tố ảnh
hưởng đến đàm phán với đối tác Lào Từ đó đưa ra các nguyên tắc và lưu ý cùng
các phương pháp khi đàm phán với đối tác Lào
3 Đối tượng nghiên cứu
Nhóm tác giả chú trọng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa Lào Bởi vì văn
hóa là những yếu tố tồn tại và tiềm ẩn trong kinh doanh như một nguồn lực, một hệ
giá trị, có một mức ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh Từ đó, nhóm sẽ
CHIẾN LƯỢC KINH Doanh QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀ…
Kinh doanh
29
Trang 9rút ra một số lưu ý khi đàm phán với Đối tác Lào để giúp các doanh nghiệp khithâm nhập thị trường Lào có thể hiểu rõ và thuận lợi hơn trong hoạt động kinhdoanh.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: lấy thông tin từ những nguồn đáng tin vàphù hợp với đề tài nghiên cứu với độ chính xác cao nhất để đưa ra kết quả và rút rakết luận
Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Dựa vào những nguồn tài liệu cógiá trị và đáng tin cậy như tạp chí, báo cáo, tác phẩm khoa học, để sử dụng trongphần kết luận và đề xuất giải pháp vận dụng trong bài
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Văn hóa
1.1.1 Định nghĩa của văn hóa
Định nghĩa của văn hóa có thể được miêu tả dưới các cách tiếp cận và từ nhiềugóc nhìn khác nhau:
Cách tiếp cận: đề cập đến phạm vi tiếp cận khác nhau trong việc định nghĩa vănhóa
● Cách tiếp cận rộng: văn hóa không giới hạn chỉ đến nghệ thuật, văn chương,kiến trúc và các sản phẩm nghệ thuật khác mà còn bao gồm cả các hoạt động, thóiquen, quy tắc xã hội, truyền thống và giá trị được chia sẻ trong một cộng đồng
● Cách tiếp cận hẹp: văn hóa giới hạn chỉ đến các sản phẩm nghệ thuật và vănhọc
→ Cả hai cách tiếp cận đều mang lại những thông tin và góc nhìn khác nhau về vănhóa Cách tiếp cận rộng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa như một hệ thốngtoàn diện, bao gồm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của một cộng đồng Trongkhi đó, cách tiếp cận hẹp giúp chúng ta tập trung vào các sản phẩm nghệ thuật vàvăn học cụ thể, hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của chúng trong văn hóa của mộtcộng đồng
Dưới các góc nhìn khác nhau:
● Theo UNESCO: "Văn hóa bao gồm các tư tưởng, thái độ, niềm tin, nghệthuật, đạo đức, hành vi và thực hành của một cộng đồng nhận thức được bởi conngười qua thế hệ và được truyền lại qua truyền thống"
● Theo nhà xã hội học người Hà Lan - Geert Hofstede - đã đưa ra định nghĩagần đây nhất vào năm 1980: "Văn hóa là một chủ đề mà bao gồm các giá trị, ký ức,quan niệm, tư tưởng, kỹ năng, thói quen và lối sống của một nhóm con người nào
đó, được chia sẻ thông qua thế hệ và ảnh hưởng đến cách mà họ suy nghĩ, cảm nhận
và hành động."
Trang 11● Theo nhà văn, nghệ sĩ và chính trị gia người Pháp - André Malraux - đưa mộtđịnh nghĩa về văn hóa khá đặc biệt và nổi tiếng trong các nghiên cứu văn hóa: "Vănhóa là tổng hợp của tất cả các hình thức nghệ thuật, tình yêu và tư tưởng, đã chophép con người được giảm bớt sự phụ thuộc trong suốt những thế kỷ."
● Theo nhà chính trị, thủ tướng Pháp - Edouard Herriot: "Văn hóa là những gìcòn lại, khi tất cả đã mất đi"
Tuy có những khác biệt nhỏ trong cách miêu tả nhưng tất cả các định nghĩatrên đều tập trung vào khía cạnh chung của văn hóa, đó là một tập hợp các giá trị,quy tắc và hoạt động của một cộng đồng nhất định Văn hóa của một dân tộc hoặcmột cộng đồng giúp tạo ra sự liên kết và gắn kết giữa các thành viên trong cộngđồng Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển văn hóa được coi là rất quan trọng trong việcxây dựng và phát triển một quốc gia và một cộng đồng bền vững và phát triển.1.1.2 Đặc trưng và chức năng của văn hóa
1.1.2.1 Đặc trưng của văn hóa
Văn hóa có nhiều đặc trưng và yếu tố khác nhau, trong đó có những đặc trưng chínhsau:
1 Đa dạng: Văn hóa đa dạng và có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia, vùngmiền và các nhóm con người khác nhau
2 Chia sẻ: Văn hóa được chia sẻ giữa các thành viên trong một nhóm, cộngđồng, xã hội hoặc quốc gia
3 Khả năng thích nghi: Văn hóa có khả năng thích nghi với môi trường xungquanh, tùy thuộc vào các yếu tố như lịch sử, địa lý, văn hoá, kinh tế và chính trị
4 Bền vững: Văn hóa có tính bền vững và tồn tại lâu dài qua các thế hệ, nhờvào sự truyền lại giá trị và tư tưởng của nó
5 Tác động đến hành vi và suy nghĩ: Văn hóa ảnh hưởng đến cách thức conngười suy nghĩ, hành động và tương tác với nhau, cả trong môi trường công việc lẫnđời sống cá nhân
Trang 126 Có thể học hỏi và thay đổi: Mặc dù văn hóa có tính bền vững, nhưng nó cóthể thay đổi và tiếp nhận các giá trị, tư tưởng, kỹ năng và thói quen mới, khi đượcđưa vào môi trường mới.
7 Liên quan đến các yếu tố khác: Văn hóa liên quan đến các yếu tố khác nhưngôn ngữ, tôn giáo, giáo dục, nghệ thuật, tài chính và công nghệ
1.1.2.2 Đặc điểm của văn hóa
Văn hóa có nhiều đặc điểm khác nhau, trong đó có những đặc điểm chính sau:
1 Tính giá trị: Là thước đo nhân bản, giúp con người hướng đến giá trị Chân,Thiện, Mỹ
2 Tính giáo dục: Văn hóa có được là do quá trình học hỏi, rèn luyện
3 Tính kế thừa: được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chọn lọcnhững gì tinh túy nhất để tiếp tục phát huy
4 Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra, nối liền con người với conngười Văn hóa là tất cả các sản phẩm do con người tạo ra và phục vụ lợi ích củacon người nên văn hóa có tính nhân sinh
5 Biểu tượng: Biểu đạt các giá trị mà con người tìm kiếm và hướng đến
6 Khuôn mẫu: Là chuẩn mực trong ứng xử của con người, lặp đi lặp lại trởthành nếp sống, phong tục, tập quán của công đồng
7 Tính hệ thống: Văn hóa giúp tập hợp, phát hiện những mối liên hệ giữa các
sự kiện văn hóa, các hiện tượng, quy luật hình thành, phát triển cùng đặc trưng của
nó Với tính hệ thống, văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động của xã hội, giúp tổchức xã hội tốt hơn
8 Tính lịch sử: Thời gian giúp phân biệt văn hóa là sản phẩm của một quá trình
mà con người tạo ra Vì vậy mà tính lịch sử của văn hóa cho thấy văn hóa được tíchlũy qua nhiều thế hệ, có những giai đoạn phát triển khác nhau
1.1.2.3 Chức năng của văn hóa
Văn hóa có nhiều chức năng quan trọng trong xã hội và đời sống con người, baogồm:
1 Chức năng giáo dục: Văn hóa giúp con người học hỏi và truyền đạt kiến thức,
kỹ năng và giá trị cho thế hệ sau
Trang 132 Chức năng tạo định hướng: Văn hóa định hướng con người đến những giá trị,mục tiêu và mục đích trong cuộc sống.
3 Chức năng điều tiết: Văn hóa với lịch sử và giá trị của nó có thể giúp điềutiết xã hội luôn đi theo định hướng nhất định, làm xã hội luôn vận hành ổn định vìmục đích chung của cộng đồng
4 Chức năng gắn kết xã hội: Văn hóa giúp kết nối và gắn kết các thành viêntrong một cộng đồng, xã hội hoặc quốc gia
5 Chức năng phát triển kinh tế: Văn hóa có thể tạo ra các sản phẩm văn hóa,nghệ thuật và thương mại, đóng góp cho sự phát triển kinh tế
6 Chức năng đối ngoại: Văn hóa giúp con người hiểu và tương tác với nhữngngười khác ngoài cộng đồng của mình
Tất cả các chức năng này đều có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành vàphát triển xã hội và đời sống con người
1.1.3 Vai trò của văn hóa
Văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với con người và xã hội, bao gồm nhữngvai trò sau đây:
1 Văn hóa giúp con người tạo ra nhận thức về thế giới xung quanh mình: Vănhóa giúp con người biết được những điều về lịch sử, văn hoá, truyền thống, tôn giáo,đạo đức, giá trị và quy tắc trong xã hội mà họ sống trong đó Nhờ đó, con người cóthể hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh mình và đưa ra quyết định hợp lý hơn trongcuộc sống
2 Văn hóa giúp con người phát triển nhân cách: Văn hóa có khả năng tác độngđến con người bằng cách khai triển năng lực, tư duy và khả năng sáng tạo Điều nàygiúp con người phát triển nhân cách, trở nên thông minh, nhạy cảm và sáng tạo hơn
3 Văn hóa giúp giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá của một xã hội: Vănhóa giúp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá quan trọng của một xã hội, giúp chocác thế hệ sau hiểu và trân trọng những giá trị đó
4 Văn hóa giúp định hình và phát triển xã hội: Văn hóa là một yếu tố quantrọng trong việc định hình và phát triển xã hội Những giá trị, quan niệm và thái độ
Trang 14được lan truyền qua văn hóa có thể ảnh hưởng đến cách mọi người sống, làm việc
và tương tác với nhau
5 Văn hóa giúp giao lưu, trao đổi và tạo sự đa dạng: Văn hóa giúp mở ra cơ hộicho con người giao lưu, trao đổi và học hỏi từ nhau Nhờ đó, con người có thể đưa
ra những quyết định tốt hơn và tạo ra một thế giới đa dạng và giàu sắc màu.1.1.4 Văn hóa kinh doanh
Theo Luật Doanh nghiệp 2020: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩmhoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh là hai bên cùng có lợi Cái lợi của người bán
là phân phối hết hàng hóa trong kỳ kế hoạch để tái kinh doanh và mang lại lợinhuận cho mình Cái lợi của người mua là mua được hàng theo nhu cầu với giá cảphù hợp và trong một điều kiện thoải mái, được tôn trọng Ngoài ra, nó còn là cáilợi của xã hội và quốc gia, thông qua lợi ích từ đóng thuế của các tổ chức và việctạo ra một diện mạo mới cho nền kinh tế đất nước Vậy nên văn hóa kinh doanh chophép doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân xâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào thị trường,khẳng định vị thế, khả năng của tổ chức trên thị trường và mang lại hiệu quả bềnvững Đồng thời, văn hóa tồn tại và tiềm ẩn trong doanh nghiệp kinh doanh như mộtnguồn lực, một hệ giá trị, để khơi dậy cần có một quá trình, một môi trường và sựtác động phù hợp
Có thể hiểu văn hóa kinh doanh dưới các góc độ:
Đầu tiên, chính là doanh nghiệp đã chắt lọc được các nhân tố văn hóa thích hợp
và vận dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phùhợp với nhu cầu, thị hiếu chính đáng của khách hàng Điều này thể hiện qua lối kinhdoanh có văn hóa, kiểu kinh doanh phù hợp với văn hóa dân tộc, cộng đồng haymột thị trường nhất định nào đó Chính các yếu tố văn hóa này góp phần quan trọngvào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức
Kế đến, các giá trị văn hóa với triết lý kinh doanh, tập tục riêng biệt hay những
kỹ năng của doanh nghiệp tạo ra và vận dụng trong quá trình hoạt động có tác dụng
Trang 15cổ vũ, biểu dương và hấp dẫn khách hàng đến với doanh nghiệp, khiến họ cảm xúcmạnh mẽ, mong muốn được sử dụng sản phẩm và quyết định là khách hàng trungthành với doanh nghiệp.
Thông qua đó ta thấy được ba vai trò quan trọng của văn hóa kinh doanh đó là:Thứ nhất, văn hóa kinh doanh là điều kiện quan trọng, là yếu tố cơ bản để tạolập môi trường kinh doanh lành mạnh
Thứ hai, văn hóa kinh doanh tạo ra động lực để thúc đẩy chính hoạt động kinhdoanh
Thứ ba, văn hóa kinh doanh góp phần tích cực vào việc hợp tác quốc tế đối vớidoanh nghiệp nói riêng và ngành thương mại đất nước nói chung
1.2 Đàm phán
1.2.1 Khái niệm đàm phán
Đàm phán là quá trình giao tiếp giữa hai hoặc nhiều bên nhằm đạt được thỏathuận hoặc giải quyết một vấn đề mà các bên có quan tâm đến Quá trình đàm phánthường diễn ra trong các tình huống mà các bên có các mục tiêu và quan điểm khácnhau và cần phải đàm phán để đạt được một sự thỏa thuận chung hoặc giải quyếtxung đột
Trong quá trình đàm phán, các bên sẽ thảo luận về các điều kiện, yêu cầu, lợi ích
và quan điểm của mình và cố gắng đạt được một thỏa thuận tốt nhất có thể Đàmphán có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh và thương mại,đến chính trị và quốc tế, hoặc trong các mối quan hệ cá nhân
Đàm phán là một trong những kỹ năng lãnh đạo cần thiết, nghệ thuật đàm phángiúp chúng ta nhìn nhận đàm phán không chỉ dưới góc độ học hỏi mà còn có thểmài dũa kinh nghiệm theo thời gian
1.2.2 Các nguyên tắc trong đàm phán
Có nhiều nguyên tắc quan trọng trong quá trình đàm phán mà các bên có thể ápdụng để đạt được kết quả tốt nhất Dưới đây là một số nguyên tắc đàm phán quantrọng:
Trang 16Ấn tượng ban đầu trong đàm phán có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giaotiếp về sau, nó có thể làm chuyển đổi cả thái độ, cả hành vi, cảm xúc của các bên
Ấn tượng ban đầu tốt đẹp chính là chìa khóa thành công trong đàm phán
Cách ăn mặc của các thành viên thể hiện tính nghiêm túc và chuyên nghiệp Vìvậy, trong các buổi đàm phán quan trọng nên ăn mặc trang trọng và lịch sự Đànông nên mặc com-lê màu đen, xám hoặc xanh tím than, áo sơ mi dài tay một màuhay có những đường sọc nhỏ màu nhạt, caravat lụa, tất cùng màu với quần, giàybuộc dây Phụ nữ cũng có thể mặc com-lê, đi giày thấp cổ, không mặc váy ngắn,trang điểm nhẹ, tóc gọn gàng, bàn tay phải được chăm sóc, các đồ trang sức càng ítcàng tốt và tránh gây cảm giác lố lăng
Ngôn ngữ cơ thể: Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khiđàm phán Ít nhất một nửa thông tin định truyền đạt trong đàm phán được thông qua
và tiếp nhận qua cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể Ít nhất một phần ba thôngtin được tiếp nhận thông qua tiếng nói, giọng điệu và cách nói
Sử dụng ngôn từ phù hợp: Không nên lập tức vào chủ đề chính ngay khi bắt đầucuộc nói chuyện Nên bắt đầu bằng đề tài thời tiết, các hoạt động văn hóa hoặc tìnhhình kinh tế, không nên lạm dụng những lời khen Trả lời đối tác lịch sự và bìnhtĩnh, nếu cảm thấy khó chịu thì nên giữ thái độ im lặng Không nên bắt đầu câu nóibằng sự phản đối vì điều này dễ dẫn đến sự đối lập và mâu thuẫn Trước khi nói
“không” bắt buộc bạn phải nêu ra những lý do mà đối tác có thể chấp nhận được.Đặc biệt, cần tránh sử dụng các từ cộc lốc khi đàm phán với đối tác
●
Trước buổi gặp mặt, đầu tiên cần xác định rõ chức danh và nhiệm vụ của tất cảcác thành viên trong đoàn đàm phán của đối tác Phải biết ai thực sự là người cóquyền quyết định cuối cùng để dành sự chú ý đến người này nhiều nhất Nhiều khi,
đó không phải là trưởng đoàn mà là người lãnh đạo bộ phận có liên quan nhiều nhấtđến cuộc đàm phán Sau khi xác định được thông tin trên, bạn sẽ chỉ định nhữngthành viên trong phái đoàn của mình Nếu chọn đúng các thành viên tham gia, ta sẽnắm trong tay 80% thành công
Trang 17Bắt tay và tự giới thiệu là những hành động chính thức để làm quen.
Đối với danh thiếp, sẽ rất bất lịch sự nếu sau khi nhận danh thiếp đút ngay vàotúi hoặc ví Ta cần phải đọc danh thiếp trước khi cất đi
Khoảng cách giữa hai ghế ngồi ít nhất là 1,5 đến 3m Đây được gọi là “cự ly xãhội” Một khoảng cách quá rộng có thể tạo cho các thành viên cảm giác bị “loại ra”khỏi cuộc đàm phán
Tránh thái độ suồng sã trong cuộc đàm phán Không nên vươn người sang phíakhông gian của người ngồi cạnh để lấy đồ hoặc tài liệu của họ mà chưa được phép
Số thành viên của hai đoàn đàm phán nên bằng nhau
Nếu trong một phái đoàn, người lãnh đạo đi cùng với trợ lý thì trong phái đoànđối tác cũng nên như vậy
Nếu muốn ghi âm hoặc thu hình lại cuộc đàm phán, bạn phải được sự đồng ýcủa phía đối tác
●
Bản chất của đàm phán là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật Chúng ta cầnphải nắm được những quy luật, quy tắc để có thể đưa ra chiến thuật hợp lý Tuynhiên, đàm phán lại là một hoạt động, quá trình hết sức phức tạp, đòi hỏi chúng taphải có một nghệ thuật ứng xử một cách linh hoạt Đây chính là khía cạnh nghệthuật của đàm phán Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong nghệ thuật đàmphán đó chính là khả năng nắm bắt tâm lý của đối phương, hiểu rõ điểm mạnh, yếu;
từ đó, tìm ra mục đích họ mong muốn
●
Luôn có phương án dự phòng trong trường hợp cuộc đàm phán không diễn ratheo ý định ban đầu Điều này giúp ta tránh được sự lúng túng và gia tăng cơ hội
Trang 18thành công Trong đàm phán có một thuật ngữ BATNA - Best alternative to anegotiated agreement Hiểu đơn giản là những phương thức chúng ta sẽ thực hiệnnếu không thể đạt được thỏa thuận.
1.2.3 Các hình thức đàm phán
1.2.3.1 Đàm phán có nguyên tắc
Đàm phán có nguyên tắc là loại thương lượng sử dụng các nguyên tắc và lợi íchcủa các bên để đạt được thỏa thuận Loại nghệ thuật đàm phán này thường tập trungvào việc giải quyết xung đột và sử dụng phương pháp đàm phán tích hợp để phục
vụ lợi ích của cả hai bên
Có 4 yếu tố đối với một cuộc đàm phán có nguyên tắc:
Đôi bên cùng có lợi: Cách tiếp cận tích hợp đối với một cuộc đàm phán cónguyên tắc mời các bên tập trung vào việc tìm kiếm các kết quả cùng có lợi thôngqua việc đàm phán
Tập trung vào lợi ích: Người đàm phán có thể xác định và truyền đạt động cơ,lợi ích và nhu cầu của họ trong một cuộc đàm phán có nguyên tắc
Tách biệt cảm xúc với các vấn đề: Trong một cuộc đàm phán có nguyên tắc, cácbên có thể giảm bớt phản ứng cảm xúc và xung đột tính cách bằng cách tập trungvào các vấn đề hiện tại, thay vì các vấn đề khiến họ cảm thấy như thế nào.Tính khách quan: Các bên trong một cuộc đàm phán có nguyên tắc có thể đồng
ý sử dụng các tiêu chí khách quan làm cơ sở cho các cuộc đàm phán
1.2.3.2 Thương lượng nhóm
Trong đàm phán nhóm, nhiều người mặc cả để đạt được thỏa thuận cho mỗi bêncủa cuộc thương lượng Đàm phán nhóm thường xảy ra với các giao dịch kinhdoanh lớn Trong một số trường hợp, một người có thể thực hiện nhiều hơn một vaitrò Dưới đây là một số vai trò phổ biến trong nhóm đàm phán:
Người lãnh đạo: Các thành viên của nhóm trong một cuộc đàm phán thường chỉđịnh một người lãnh đạo để đưa ra các quyết định cuối cùng trong cuộc đàm phán.Người quan sát: Người quan sát chú ý đến nhóm của bên kia trong khi đàmphán, thảo luận về những quan sát của họ với người lãnh đạo
Trang 19Người quan hệ: Người liên quan trong nhóm đàm phán làm việc để xây dựng mốiquan hệ với các thành viên của nhóm khác trong quá trình thương lượng.
Máy ghi âm: Máy ghi âm trong nhóm đàm phán có thể ghi chép các nội dungthảo luận của cuộc họp đàm phán
Phê bình: Mặc dù điều này nghe có vẻ như là một vai trò tiêu cực nhưng việc cómột nhà phê bình trong nhóm trong quá trình đàm phán có thể giúp bạn đảm bảorằng bạn hiểu được những nhượng bộ và các kết quả tiêu cực khác của một thỏathuận
Người xây dựng: Người xây dựng trong nhóm đàm phán tạo thỏa thuận hoặc góicho nhóm thương lượng Họ có thể thực hiện các chức năng tài chính trong quátrình đàm phán, tính toán chi phí của một thỏa thuận
1.2.3.3 Đàm phán đa đối tác
Đàm phán đa đối tác là một loại thương lượng trong đó nhiều hơn hai bên cùngthương lượng để đạt được một thỏa thuận Dưới đây là một số thách thức của đàmphán đa bên:
BATNA dao động: Mỗi bên có thể đánh giá BATNA của họ ở từng giai đoạntrong các cuộc đàm phán để hiểu kết quả của một thỏa thuận được đề xuất.Hình thành liên minh: Một thách thức khác của đàm phán đa bên là khả năngcác bên khác nhau thành lập liên minh hoặc nhóm Những liên minh này có thể làmtăng thêm sự phức tạp của thương lượng Các liên minh có thể đồng ý với một bộđiều khoản cụ thể để giúp tất cả các bên đạt được thỏa thuận
Các vấn đề về quản lý quy trình: Quản lý quy trình thương lượng giữa nhiều bên
có thể dẫn đến việc thiếu khả năng quản lý và thông tin sai lệch Những người trongcác cuộc đàm phán đa bên có thể tránh những vấn đề này bằng cách chọn một nhàlãnh đạo sẵn sàng cộng tác với những người khác để đạt được thỏa thuận.1.2.3.4 Đàm phán đối đầu
Đàm phán đối đầu là một cách tiếp cận mang tính phân phối, trong đó bên tíchcực nhất trong cuộc đàm phán đạt được một thỏa thuận phục vụ lợi ích của họ Dướiđây là một vài ví dụ về chiến thuật đàm phán đối đầu:
Trang 20Thương lượng cứng rắn: Thương lượng cứng rắn là chiến lược trong đó một bên
từ chối thỏa hiệp trong một thỏa thuận
Lời hứa trong tương lai: Một người sử dụng chiến thuật này có thể hứa với bênkia một lợi ích trong tương lai để đổi lấy những nhượng bộ hiện tại Bạn có thểchống lại chiến thuật này bằng cách yêu cầu đưa ra lời hứa trong tương lai bằng vănbản
Mất hứng thú: Một chiến thuật đàm phán đối nghịch khác là mất hứng thú, trong
đó một bên giả vờ rằng họ không còn hứng thú với việc theo đuổi một thỏa thuận
1.3 Lý thuyết mô hình 5 chiều văn hóa
Lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede (Hofstede's cultural dimensions theory) làmột trong những lý thuyết nổi tiếng về đa dạng văn hóa, được đưa ra bởi nhà xã hộihọc người Hà Lan Geert Hofstede Lý thuyết đưa ra khuôn khổ để phân biệt các nềnvăn hóa quốc gia khác nhau, các khía cạnh của văn hóa và tác động của chúng đốivới việc kinh doanh
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung chi tiết của lý thuyết nhằm tạo nền tảngphân tích văn hóa Lào cũng như các điều lưu ý trong hoạt động đàm phán với quốcgia này
1.3.1 Lịch sử hình thành lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
Lý thuyết của Hofstede bắt đầu từ một cuộc khảo sát quy mô lớn được ông thựchiện từ năm 1967 đến năm 1973 nhằm nghiên cứu sự khác biệt về giá trị dân tộc tạicác công ty con trên toàn thế giới của IBM - tập đoàn sản xuất máy tính đa quốc gia.Với kết quả thu được từ 117,000 nhân viên IBM tại 50 quốc gia thuộc 3 vùng lãnhthổ, Hofstede sở hữu cơ sở dữ liệu mẫu thử đa quốc gia có quy mô lớn nhất tại thờiđiểm đó Bằng phương pháp thống kê phân tích nhân tố, Hofstede bước đầu xácđịnh được 04 chiều giá trị: khoảng cách quyền lực (Power distance), chủ nghĩa cánhân - chủ nghĩa tập thể (Individualism - Collectivism), mức độ né tránh rủi ro(Uncertainty avoidance) và nam quyền - nữ quyền (Masculinity - Femininity) Sau
Trang 21đó, nghiên cứu của các nhà xã hội học Trung Quốc đã xác định chiều thứ năm, địnhhướng dài hạn hoặc ngắn hạn (Long term orientation - Short term orientation)Cuối cùng, một bản sao nghiên cứu của Hofstede, được thực hiện trên 93 quốcgia riêng biệt, đã xác nhận sự tồn tại của năm khía cạnh và xác định khía cạnh thứsáu được gọi là buông thả và kiềm chế (Indulgence - Restraint) Tuy nhiên, trongphạm vi nguồn lực và thời gian, nhóm nghiên cứu sẽ chỉ bàn luận xoay quanh 5chiều được tìm ra đầu tiên trong bài tiểu luận này.
1.3.2 Các chiều văn hóa quốc gia Hofstede
(1) Khoảng cách quyền lực: là mức độ mà một xã hội chấp nhận sự chênh lệchquyền lực giữa cá nhân và nhóm Trong các xã hội có khoảng cách quyền lực cao,quyền lực tập trung ở một số người hoặc nhóm ít người, trong khi các thành viênkhác của xã hội chấp nhận và tuân thủ quyết định của họ Trong các xã hội cókhoảng cách quyền lực thấp, sự phân bố quyền lực giữa các cá nhân và nhóm làđồng đều hơn Tại Việt Nam, chỉ số khoảng cách quyền lực được đo là 70/100, thểhiện Việt Nam có khoảng cách quyền lực lớn Điều này biểu hiện thông qua truyềnthống tôn sư trọng đạo hay lời dạy trẻ em không được cãi lời người lớn
(2) Tính cá nhân - Tính tập thể: là mức độ mà một xã hội coi trọng sự độc lập và
tự chủ của các cá nhân so với tập thể Trong các xã hội có tính cá nhân cao, các cánhân thường tự chủ và đưa ra quyết định của riêng mình Trong các xã hội có tínhtập thể cao, tập thể và mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng lớn hơn đến các quyết địnhcủa cá nhân Một ví dụ thực tế là, các quốc gia phương Tây như Mỹ (91/100),Canada (81/100), Hà Lan (80/100) đề cao tính cá nhân trong khi các nước phươngĐông như Hàn Quốc (18/100), Việt Nam (20/100), Indonesia (14/100) đề cao tínhtập thể
(3) Phòng tránh rủi ro: là mức độ mà một xã hội chấp nhận mức độ rủi ro vàkhông chắc chắn trong cuộc sống Trong các xã hội có không chắc chắn trước cao,các cá nhân và nhóm thường muốn có nhiều thông tin và định hướng rõ ràng đểgiảm thiểu tối đa rủi ro Đối với họ, những điều khác lạ hay sự thay đổi đều mangtính nguy hiểm, đáng sợ Họ tôn trọng truyền thống và xã hội của họ được điều
Trang 22chỉnh bởi các quy tắc, trật tự và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung Trong các xãhội có không chắc chắn trước thấp, mức độ chấp nhận rủi ro và không chắc chắnthấp hơn Họ chào đón những cái mới, đặt ra rất ít quy tắc chung và sẽ tự chịu tráchnhiệm cho những rủi ro xảy đến Số liệu cho thấy Mỹ (46/100), Singapore (8/100)
có mức độ tránh rủi ro thấp Trái ngược với Nhật Bản (92/100), Bỉ (94/100) hay HiLạp (100/100) là những đất nước có sự đề phòng cao với tính bất định trong cuộcsống
(4) Nam tính và Nữ tính: nam tính đại diện cho việc xã hội ưu tiên thành tích,chủ nghĩa anh hùng, sự quyết đoán và phần thưởng vật chất cho thành công Ngượclại, nữ tính tượng trưng cho sự hợp tác, khiêm tốn, chăm sóc cho những người yếuđuối và chất lượng cuộc sống Việt Nam (40/100), Hàn Quốc (39/100), Thái Lan(34/100) hay Thụy Điển (5/100) là những quốc gia thiên về cực Nữ tính
(5) Định hướng dài hạn và ngắn hạn: là mức độ mà một xã hội tập trung vào quákhứ và truyền thống (định hướng ngắn hạn) hoặc tập trung vào tương lai và thànhcông bền vững (định hướng dài hạn) Việt Nam là nước có định hướng dài hạn với
57 điểm, cùng với các quốc gia khác như Đức (83), Trung Quốc (87), Hàn Quốc(100) Ở chiều ngược lại, Ai Cập (8), Úc (23), Mỹ (26) là quốc gia có định hướngngắn hạn
Một điều đáng lưu ý là không một quốc gia nào sẽ có khoảng cách quyền lựccao hoàn toàn hoặc thấp hoàn toàn Mọi nền văn hóa đều sẽ bao hàm yếu tố từ cảhai nhóm và sự khác biệt nằm ở việc quốc gia đó có xu hướng thiên về cực nào hơn.Điều này đều đúng cho tất cả các chiều của lý thuyết này Bên cạnh đó, do nhữngyếu tố cá nhân riêng biệt, những người trong cùng một văn hóa cũng có thể có sựkhác biệt
Trang 23hưởng đến nhân viên và khách hàng trong các xã hội có nền văn hóa khác nhau Nócũng giúp họ thiết kế các chiến lược và chính sách phù hợp với các nền văn hóakhác nhau để tăng hiệu quả kinh doanh và đạt được mục tiêu của tổ chức.(2) Giáo dục và đào tạo: Lý thuyết này giúp các giảng viên và giáo viên hiểu rõhơn về các nền văn hóa khác nhau của học sinh và giúp họ thiết kế các phương phápgiảng dạy phù hợp với nền văn hóa của học sinh để tăng cường hiệu quả giáo dục.(3) Tuyển dụng và quản lý nhân sự: Lý thuyết này giúp các nhà quản lý nhân sựhiểu rõ hơn về các nền văn hóa khác nhau của nhân viên và thiết kế các chiến lượctuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự phù hợp với các nền văn hóa khác nhau đểtăng hiệu quả quản lý nhân sự và tạo sự hài lòng cho nhân viên.
(4) Giao tiếp và đàm phán quốc tế: Lý thuyết này giúp các chuyên gia đàm phán
và các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về các nền văn hóa khác nhau của đối tác và đối thủ
và thiết kế các chiến lược giao tiếp và đàm phán phù hợp với các nền văn hóa khácnhau để tăng cường hiệu quả đàm phán và đạt được kết quả tốt nhất
(5) Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứuvăn hóa để hiểu rõ hơn về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới và tạo ra nhữnghiểu biết mới về tư duy và hành vi của con người trên toàn cầu
về sự khác biệt, độc đáo, đa dạng trong văn hóa Lào cũng như đưa ra hướng dẫnnhằm đạt được hiệu quả tốt khi đàm phán với quốc gia này
Trang 24CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA LÀO2.1 Khái quát về đất nước và con người Lào
2.1.1 Vài nét về đất nước Lào
Lào là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar
và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây
và tây nam giáp Thái Lan Dân số Lào đạt hơn 7,4 triệu người (năm 2021), với tỷ lệtăng dân số trung bình là 2% Tuổi thọ trung bình hiện nay của người dân Lào là 61tuổi Lào có 49 dân tộc, bao gồm các bộ tộc chính là Lào Lùm, Lào Thơng và LàoSủng Ngôn ngữ được sử dụng chính thức là tiếng Lào, ngoài ra, tiếng Anh và Phápcũng được sử dụng phổ biến
Lào là thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập vàotháng 7/1999 Đến nay, Lào đã hai lần đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN vào cácnăm 2004 và 2016 Hiện nay Lào có quan hệ ngoại giao với 140 nước và hơn 130đảng trên thế giới, có quan hệ thương mại với 60 nước và vùng lãnh thổ Lào làthành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, như: Liên hợp quốc, Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
2.1.2 Kinh tế - Xã hội Lào
Nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở rộng việc hợp tácgiao lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nước, đặc biệt là với Việt Nam.Thương mại hai chiều giữa hai nước Việt - Lào cũng không ngừng tăng cao.Làoluôn đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nướcngoài, với 209 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,1 tỷ USD Việt Nam đứng thứ ba trong
số các nước đầu tư tại Lào Đáng chú ý, sau một thời gian suy giảm, đầu tư của ViệtNam vào Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn Năm 2021,vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 118,3 triệu USD, tăgn 33,3% so với năm 2020.Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào hơn 400 dự án quan trọng vớitổng vốn đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD
Trang 25Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động xã hội,tạo ra sự hài hòa trong phát triển Với chủ trương coi giáo dục là điểm mấu chốttrong việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại, ngành giáo dục Lào đã có bướctiến dài Hệ thống giáo dục hằng năm đã đào tạo ra một số lượng lớn cán bộ cóchuyên môn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Đặc biệt, để đào tạonguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,ngoài số học sinh, sinh viên đào tạo trong nước, hằng năm Lào còn gửi hàng ngànhọc sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập Riêng với Việt Nam, hợp tác giáo dục -đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức,được thực hiện từ trung ương tới các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp.Mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 duhọc sinh Lào đang học tập tại Việt Nam Nhờ đó, trình độ của cán bộ Lào khôngngừng tăng lên.
Với mục đích nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường, không gian văn hóa mang đậm tínhdân tộc luôn được Đảng, Nhà nước Lào chú trọng Hàng năm, Lào tập trung xâydựng, nâng cấp các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, tiến hành cải tạo, nângcấp các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dưới Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa -
xã hội, thể dục, thể thao cũng được đẩy mạnh Ở hầu hết các bản làng, ngoài cáchoạt động văn hóa truyền thống, việc xây dựng đời sống văn hóa mới đã dần xóa bỏđược các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong đời sống nhân dân, làm cho nhândân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Từ đó họ nhận thức được vai trò
và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một nước Lào phồn vinh, giàu mạnh.2.1.3 Những đặc trưng của nền văn hóa Lào
Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời, không ngừng phát triển theothời gian và rất phong phú, đa dạng Tuy có những nét chung của văn hóa ĐôngNam Á, song văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng, đó là bản sắc văn hóa của các dântộc Lào Lào là xứ sở của lễ hội Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễhội tại đất nước Lào cũng chia làm hai phần, phần lễ và phần hội Mỗi năm Lào cóbốn dịp Tết là Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Tết Bunpimay và Tết H'mong