1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quanđiểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụngvào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

19 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Với Ý Thức Và Vận Dụng Vào Công Cuộc Đổi Mới Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Vũ Bích Phượng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tùng Lâm
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Triết Học Mác- Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Triết học nghiên cứu bản chất mối quan hệ của vạn vậtđối với con người, và từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về 1 vấn đề, sựvật, hiện tượng nào đó.Học Triết học là học về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN Môn: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

Đề tài: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa

vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Sinh viên thực hiện : Vũ Bích Phượng

Mã sinh viên : 2311510096

Lớp tín chỉ : TRI114(HK1-2323)K62.2 Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC………2

LỜI MỞ ĐẦU……… 3

NỘI DUNG……… 5

I Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng……… 5

1 Chủ nghĩa duy vật ……… 5

2 Phương pháp biện chứng ……… 6

a Phương pháp biện chứng ……… 6

b Các hình thức biện chứng trong lịch sử ……… 7

II Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức ………8

1 Vật chất quyết định ý thức ……… 9

2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất………… 11

3 Ý nghĩa của phương pháp luận………12

III Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay……… …13

KẾT LUẬN……… 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO………15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học là một khái niệm không hề xa lạ với sinh viên hiện nay, thậm chí là với học sinh cấp 3 còn đang ngồi ghế nhà trường, cũng đã được biết đến sơ qua về bộ môn Triết học Khi nhắc đến Triết học, nhiều người thường lo sợ rằng đây là một bộ môn khó hiểu, trừu tượng, mang hàm ý sâu xa Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ Triết học là một bộ môn cơ bản nhất, sơ khai nhất, và nó sẽ dẫn đến những

bộ môn khoa học xã hội khác Triết học nghiên cứu bản chất mối quan hệ của vạn vật đối với con người, và từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về 1 vấn đề, sự vật, hiện tượng nào đó.Học Triết học là học về phương pháp luận, khi nắm vững được phương pháp luận từ Triết học, chúng ta sẽ hiểu các vấn đề trong đời sống của mình, bao gồm cả kiến thức chuyên môn một cách sâu sắc hơn và chính xác hơn thì “kiến thức đó hoàn toàn là của chúng ta”

Bằng kinh nghiệm hay lý trí, con người đều phải thừa nhận rằng, tất cả các hiện tượng trong thế giới này, hoặc là hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài, độc lập với ý thức con người, hoặc là hiện tượng thuộc tinh thần, ý thức của chính con người Bất

kỳ trường phái triết học nào cũng không thể lảng tránh vấn đề này: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy Để giải quyết vấn đề này, trong mối quan hệ

giữa vật chất và ý thức, chúng ta sử dụng phương pháp biện chứng, cụ thể là duy vật biện chứng để giải thích, làm rõ mối quan hệ đó Từ đó sẽ có những hướng đi, hướng phát triển đúng đắn

Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay vẫn luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, bởi để bắt kịp với đà phát triển của thế giới và theo kịp xu thế phát triển của thời đại ngày nay thì yêu cầu chúng ta luôn luôn phải thay đổi, chuyển mình để hòa nhập được với thế giới Và để làm được điều đó, không chỉ là 1 ngày 2 ngày mà nó là cả một kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm và thậm chí là 20 năm Nên Đảng và Nhà nước cần đưa ra những đường lối phát triển phù hợp, đúng đắn để đạt được những mục tiêu trên Nếu định hướng phát triển bị lệch lạc thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy phía sau không thể nào sửa chữa được, dẫn đến sự trì trệ, thụt lùi trong nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh Vì vậy, việc áp dụng quan điểm duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu, xây dựng công cuộc đổi mới đất nước là vô cùng đúng đắn

Trang 4

Là một công dân Việt Nam, bản thân tôi cũng phải có trách nhiệm góp phần, dù

không nhiều hay chỉ là gián tiếp, chính vì lý do này, nên tôi đã lựa chọn đề tài : Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay để nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này,

tôi mong muốn được tìm hiểu về mối liên hệ giữa quan điểm duy vật về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay; từ đó, đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để đề ra những góp ý thiết thực nhất, nhằm đưa đất nước phát triển và cường thịnh hơn

Trang 5

NỘI DUNG

I Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất

phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học Theo

Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại"

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn:

Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái

nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi tìm ra nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định

Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phái triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật; học thuyết của

họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật

Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy

vật thời cổ đại Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của

nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy

vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào

Trang 6

thế kỷ thứ XVII, XVIII Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy

vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước

đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy

a Phương pháp biện chứng

Các khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau Nghĩa xuất phát của từ “biện chứng” là nghệ thuật tranh

luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận (Socrates

dùng) Nghĩa ban đầu của từ “siêu hình” là dùng để chỉ triết học, với tư cách là khoa

học siêu cảm tính, phi thực nghiệm (Aristotle dùng) Trong triết học hiện đại, đặc biệt

là triết học macxit, chúng được dùng, trước hết để chỉ 2 phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó muốn Đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng, ràng buộc và quy định lẫn nhau

Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển Quá trình vận động này thay đổi

Trang 7

Discover more

from:

TRI114

Document continues below

Triết học Mác

Lênin

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Trang 8

cả về lượng và chất của các sự vật hiện tượng Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi

đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại trong bản thân sự vật

Quan điểm biện chứng cho phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của

sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, phát triển và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật Ph.Ăngghen nhận xét,

tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung nhau được, đối với họ một sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, một sự vật không thể vừa

là chính nó lại vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau Ngược lại, tư duy biện chứng là tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không tuyệt đối hóa nghiêm ngặt những ranh giới, “trong những trường hợp cần thiết”, là bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là” thì còn có cả “cái này lẫn cái kia” nữa, và thực hiện sự môi giới giữa các mặt đối lập Tư duy biện chứng thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa

là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau Ví dụ, một công ty A nào đó đang trên đà phát triển và

ở thời điểm hiện tại đang nằm trong top những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Dưới góc nhìn của một nhà biện chứng, dù ở thời điểm hiện tại, công ty đứng số một Việt Nam, nhưng với sự cạnh tranh của rất nhiều công ty khác thì trong 5 năm tới, chưa chắc công ty này vẫn bảo toàn được vị trí Còn nếu xét theo quan điểm của một nhà siêu hình, thì công ty đó sẽ mãi mãi như vậy, không có sự phát triển, và chỉ dậm chân tại chỗ như vậy thôi

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới, là phương pháp luận tối ưu của mọi khoa học

b Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử

Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải

qua 3 giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

+ Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại Các nhà biện

chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận Tuy nhiên,

Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin Triết học

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ… Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc… Triết học

Mác… 99% (122)

248

Tiểu luận Triết học Triết học

Mác… 98% (123)

12

Đề cương Triết 1 CK

-Đề cương Triết 1 CK … Triết học

Mác Lênin 99% (77)

34

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M… Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học

+ Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm Đỉnh cao của hình thức này

được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh

thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện

chứng của các nhà triết học cổ điển Đức làbiện chứng duy tâm

+ Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật được

thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính

cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

II Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại” Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Khẳng định nguyên tắc tính đảng trong triết học, V.I Lênin đã viết: “Triết học hiện đại cũng có tính đảng như triết học 2000 năm về trước Những đảng phái đang đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằng những nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm” Nắm vững phép biện chứng duy vật và luôn theo sát, kịp thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã khắc phục được những sai lầm, hạn chế của các quan niệm duy tâm, siêu hình và nêu lên những quan điểm khoa học, khái quát đúng đắn về mặt triết học trên

Trang 10

hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng.

Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.

Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức

Vật chất “sinh” ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất nhiên, ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức

Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc người

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức

Suy cho cùng, dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người Hay nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát triển theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức

Thế giới khách quan, trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội - lịch sử của loài người, là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ánh C Mác và Ph.Ăng-ghen chỉ rõ: “Ý thức [ ] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là

sự tồn tại được ý thức [ ]” Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w