1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quá trình xây dựng và phát triển thương hiệusadaco tại thị trường việt nam

33 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Sadaco Tại Thị Trường Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Thương Hiệu Trong Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SADACO (5)
    • 1.1 Giới thiệu ty chung về công ty Sadaco (5)
    • 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty Sadaco (9)
    • 1.3 Mục tiêu, phương châm, chính sách của SADACO (9)
    • 1.4 Thành tích đạt đựơc của doanh nghiệp (11)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (14)
    • 2.1 Tổng quan về thương hiệu (14)
    • 2.2 Tầm quan trong của thương hiệu với mỗi doanh nghiệp (14)
    • 2.3 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu (16)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SADACO Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA (17)
    • 3.1 Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gỗ trên thị trường (17)
    • 3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh SADACO (19)
    • 3.3 Nhận diện một số đối thủ mạnh và khách hàng mục tiêu (22)
    • 3.4 Đánh giá chung về thương hiệu SADACO (23)
    • 3.5 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu (24)
      • 3.5.1 Định nghĩa thương hiệu (24)
      • 3.5.2 Nhận biết thương hiệu (26)
      • 3.5.3. Trải nghiệm khi mua hàng (27)
      • 3.5.4 Trải nghiệm khi sử dụng (28)
      • 3.5.5 Trải nghiệm khi là thành viên (29)
    • 3.6 Những yếu tố hổ trợ cho việt phát triển thương hiệu (30)
  • KẾT LUẬN (4)

Nội dung

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là “xây dựng và pháttriển thương hiệu cho các công ty Việt Nam” đã trở thành một yêu cầu cấp thiếtnhằm khẳng định vị thế và uy tín của

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SADACO

Giới thiệu ty chung về công ty Sadaco

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SADACO)

- Địa chỉ: 200Bis Lý Chính Thắng, F 9, Q.3, TP.HCM

- Email: hd.office@sadaco.com

Công ty SADACO là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1987 nhằm thực hiện sự hợp tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đăklăk được ký kết giữa 2 UBND TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đaklăk.

Năm 2005, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của UBND TP Hồ Chí Minh, Công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 14.900.000.000đ VN (mười bốn tỷ chín trăm triệu đồng) trong đó vốn nhà nước sở hữu là 20% Công ty cổ phần chính thức hoạt động từ 01/11/2006.

Công ty là thành viên của Tập đoàn SATRA, một trong những tập đòan thương mại lớn nhất Việt Nam và cũng đăng ký công ty đại chúng theo quy định của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.

Qua hơn hai mươi năm hoạt động, tập thể các bộ CNV Công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng tạo nên sự phát triển lớn mạnh của Công ty Với những nỗ lực này, đến nay Công ty đã hình thành 17 đơn vị trực thuộc trong đó có 06 nhà máy sản xuất chế biến lâm sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, 04 Chi nhánh tại Hà nội, Nghệ An, Daknông, Bình Thuận, 01 nhà hàng- khách sạn, 06 Trung tâm và Trạm dịch vụ.

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn 1200 người và bộ phận quản lý điều hành là những chuyên viên, kỹ thuật viên có trình độ đại học hoặc cao đẳng, Doanh số hàng năm của Công ty đã đạt từ 200 đến 300 tỷ đồng

Công ty hoạt động ở các lĩnh vực: Sản xuất đồ gỗ tinh chế, khai thác, chế biến lâm sản gồm các mặt hàng sản xuất từ tre và gỗ, dịch vụ xuất nhập khẩu, khai thuê Hải Quan, giao nhận, kho vận, du lịch, khách sạn nhà hàng, tổ chức sự kiện, dịch vụ xuất khẩu lao động, đầu tư xây dựng kinh doanh nhà. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhờ vậy SADACO đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, Thương hiệu SADACO của Công ty ngày càng được biết đến rộng rãi Điều đó được thể hiện qua các giải thưởng như: giải thưởng Sao vàng đất Việt, đạt cúp vàng TOPTEN thương hiệu Việt, doanh nghiệp uy tín chất lượng, thương hiệu mạnh, doanh nhân Sài gòn tiêu biểu, giải sản phẩm hợp chuẩn WTO và nhiều huy chương và giải thưởng khác…

1.1.3 Các đơn vị trực thuộc SADACO

Trong quá trình hình thành và phát triển công ty có các đơn vị trực thuộc sau:

Th ươ ng hi ệ u trong kinh…

Thương hiệu trong kinh… None 12

Thương hiệu trong kinh… None 1

Tiểu luận Thương hi ệ u trong KDQT

Thương hiệu trong kinh… None 39

Ti ể u-lu ậ n-Th ươ ng-

Thương hiệu trong kinh… None 41

V ở ghi Th ươ ng hi ệ u -

- Chi nhánh SADACO tại Bình Dương , Xã Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương

- Chi nhánh SADACO tại Daknong, Thị Trấn Kiến Đức, huyện Dakrlap, Tỉnh Daknong

- Chi nhánh SADACO tại Hòa Bình, Khối Trung Hòa 2, phường Lê Mao, Nghệ An

- Chi nhánh SADACO tại Bình Thuận, Km 29 Thôn Lập Hòa, Thị Trấn Thuận Nam, Huyện Hàm Thuận Nam - Tỉnh Bình Thuận

- Xí nghiệp chế biến lâm nông sản xuất khẩu (SAWENCO), 171/2 Quốc lộ 1A, Phường Bình Chiểu, Q Thủ Đức, Tp.HCM

- Xí nghiệp chế biến lâm sản 1(SADAWOOD 1), Ấp Cây Dầu , Phường Tân Phú, Quận 9, Tp.HCM

- Xí nghiệp chế biến lâm sản 2 (SADAWOOD 2), 4988 Trường Sơn, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp.HCM

- Xưởng chế biến lâm sản 3 (SADAWOOD 3), 171/2 Quốc Lộ 1A, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp.HCM

- Xưởng chế biến đồ gỗ, lắp ráp đồ điện gia dụng, Ấp Bến Đò, xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp.HCM

- Trạm thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu số 4, Số 88 Đường Ngô Đức

- Trạm thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu số 1, 200 Bis Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Tp.HCM

- Trung tâm dịch vụ du lịch SADACO, 200Bis Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Tp.HCM

- Trung tâm xuất khẩu lao động số 2 (SADACOLEX2), 200Bis Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Tp.HCM

- Khách sạn SADACO, 635 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Tp.HCM

Thương hiệu trong kinh… None

Ti ể u lu ậ n Th ươ ng hiệu nhóm 7

Thương hiệu trong kinh… None43

Sơ đồ tổ chức công ty Sadaco

Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức của công ty

Mục tiêu, phương châm, chính sách của SADACO

– Mục tiêu: phát triển và ổn định các thị trường để thương hiệu SADACO luôn trở thành một thương hiệu uy tính

– Phương châm: bảo đảm thời gian, bảo đảm chất lượng, bảo đảm cạnh tranh – Chính sách của SADACO:

S (sản phẩm): sản phẩm dịch vụ của SADACO có uy tính trên thị trường trong va ngoài nước

A (am hiểu): am hiểu chuyên môn, am hiểu khách hàng

D (đầu tư): đầu tư các nguồn lực để nâng cao chất lượng sản phẩm

A (ân nhân): khách hàng là ân nhân của công ty SADACO, cần quan tâm nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để có sản phẩm đáp ứng yêu cầu.

C (chiến lược): chiến lược kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ thích hợp

O (ỗn định): ổn định chất lượng sản phẩm, ổn định cuộc sống của cán bộ công nhân viên

Thành tích đạt đựơc của doanh nghiệp

- Bằng khen của Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế- Đã có thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt

- Giải thưởngThương hiệu uy tín chất lượng – Topten thương hiệu

- Bằng khen Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

- Doanh nghiệp uy tín chất lượng

- Bằng khen của UBND TP – Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2005

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ - Đã có thành tích trong công tác từ năm 2001 đến năm 2005, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.

- Bằng khen của Bộ Công thương – Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch nhiệm vụ kế hoạch năm 2007

- Bằng khen của Bộ Công Thương – Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch năm 2008

- Danh hiệu Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008 của Liên hiệp các Hội khoa hoc &kỹ thuật Việt Nam.

- Danh hiệu Top 100 thương hiệu xuất nhập khẩu uy tín và hiệu quả của Bộ Công Thương - Phòng Thương Mại Hoa kỳ

- Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc của Bộ Công Thương- Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ công tác khác năm 2008

- Bằng khen của UBND TP – Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liên tục (2007-2008) góp phần tích trong phong trào thi đua của TP.

- Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc của UBND TP

- Danh hiệu Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2009 của Liên hiệp các Hội khoa hoc & kỹ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Tổng quan về thương hiệu

Thương hiệu, trứơc hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong maketing; là hình tựơng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tựơng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tựơng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó Nói đến thương hiệu không chỉ nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam cần nhìn nhận nó dứơi góc độ quản trị doanh nghiệp và maketing Như vậy, thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng Trước hết, nó là hình tượng về hàng hóa(sản phẩm) hoặc doanh nghiệp Tuy vậy, nếu chỉ là hình tựơng với cái tên, biểu trưng thôi thì chưa đủ, đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả tiện ích đích thực cho ngừơi tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ mà nó mang lại… thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng.

Tầm quan trong của thương hiệu với mỗi doanh nghiệp

2.2.1 Thương hiệu đối với khách hàng

Thương hiệu bắt nguồn từ cảm nhận của con người về sản phẩm – dịch vụ mà họ nhận được Do đó thương hiệu được tạo lập bởi nhận thức và niềm tin của con người Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì càng ngày con người càng có nhiều sự lựa chọn, mà họ lại có rất ít thời gian để tìm hiểu, cân nhắc và quyết định, nên phần lớn họ sẽ mua dựa vào sự tin tưởng sẵn có, và việc có một thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác động quan trọng nhất đến hành vi mua hàng Một

12 thương hiệu mạnh cũng mang lại cho khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm: đó là dịch vụ, là niềm tin, là các giá trị cộng thêm cho khách hàng – cả về mặt chất lượng và cảm tính.

Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua dựa vào yếu tố thương hiệu chứ không phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ Ngày nay con người ngày càng quan tâm đến những mong muốn của mình, họ chỉ mua những thứ họ mong muốn chứ không phải những thứ họ cần Và thương hiệu là cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những mong muốn của khách hàng.

2.2.2 Lợi ích của giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới; giá duy trì khách hàng trung thành; đưa chính sách giá cao; mở rộng thương hiệu; mở rộng kênh phân phối; tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh.

Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trinh tiếp thị Người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của sản phẩm.

Thứ hai, sự trung thành thương hiệu giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài Sự trung thành được tạo ra bởi 4 thành tố: sự nhận biết thương hiệu; chất lượng cảm nhận; thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng, khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu vì là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại.

Thứ ba, tài sản thương hiệu giúp công ty thiết lập chính sách giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi Trong những trường hợp khác nhau, các thành tố tài sản thương hiệu hỗ trợ thiết lập chính sách giá cao trong khi những

13 thương hiệu có vị thế không tốt phải khuyến mãi để bán hàng Nhờ chính sách giá cao mà công ty có thêm được lợi nhuận.

Thứ tư, tài sản thương hiệu tạo nền tảng cho sự phát triển qua việc mở rộng thương hiệu Một thương hiệu mạnh giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương hiệu.

Thứ năm, tài sản thương hiệu còn giúp mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng e ngại khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng.

Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu

Giai đoạn thứ ba – trải nghiệm khi mua hàng

Giai đoạn thứ tư – trải nghiệm khi sử dụng

Giai đoạn thứ năm – trải nghiệm khi là thành viên

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SADACO Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gỗ trên thị trường

Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến đồ gỗ TP HCM, kết quả một số cuộc khảo sát thị trường cho thấy, có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, 80% còn lại với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm thuộc về các sản phẩm đến từ Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung toàn lực khai thác thị trường xuất khẩu với những đơn hàng lớn, sản xuất và chế biến theo mẫu mã định sẵn trên chất liệu gỗ đặc Sản phẩm nội địa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt chủ yếu là hàng tồn kho và được bán đi với mục tiêu thu hồi vốn Vì vậy, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt tại thị trường nội địa rất kém so với doanh nghiệp nước ngoài Sau khủng hoảng kinh tế năm 2007 các doanh nghiệp Việt Nam đã quay lại thị trường nội địa để tìm kiếm sự chắc chắn vượt qua khó khăn Cũng chính từ việc tìm kiếm thị trường nội địa đã xác định được tiềm năng rất lớn cho mặt hàng đồ gỗ Vì thế, đã bắt đầu có sự chú trọng đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt tạo được uy tín lớn trên thị trường như Nhà Xinh, Hoàng Anh Gia Lai Các doanh nghiệp này có đặc điểm chung phù hợp với thị trường Việt Nam là nhắm vào đối tượng thu nhập cao, đẳng cấp với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, thi công trọn gói các công trình nội ngoại thất Sản phẩm của họ chủ yếu làm từ gỗ đặc, một số làm từ HDF, MDF vừa mang phong cách hiện đại, sang trọng vừa thân thiện với môi trường.

Bên cạnh các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái lan, Phân khúc

15 chủ yếu của họ là đối tượng thu nhập trung bình và thấp với vật liệu chủ yếu là gỗ nhân tạo, ván các loại Một số siêu thị đồ gỗ nổi tiếng trong nước, ngoài việc tự sản xuất, cũng đang đua nhau nhập hàng Trung Quốc với số lượng lớn về bán như hàng trong nước để được giá cao và dễ bán Đặc điểm của sản phẩm xuất xứ nước ngoài là giá rẻ, độ bền thấp, dễ cong vênh, mẫu mã đa dạng, cầu kì, màu sắc bắt mắt Đặc điểm này đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đại đa số người Việt Nam hiện nay Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào phân khúc cao cấp với những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Việt ở điểm hiện đại, phong cách trẻ trung và uy tín thương hiệu Đồng thời do tâm lý chuộng hàng ngoại đã có từ lâu đời trong lòng người Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp nước ngoài phát triển nhanh chóng và vững mạnh

Tóm lại, Việt Nam là thị trường đồ gỗ tiềm năng với sự phân hoá rõ rệt của hai phân khúc Ở phân khúc trung và bình dân sự cạnh tranh ở mức độ thấp và chênh lệch khá cao khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải đối đầu với các doanh nghiệp mang quy mô gia đình, hoặc gia công đơn hàng theo yêu cầu của đối tác Tuy nhiên các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, phải trực tiếp cạnh tranh với nhau nhưng họ thường chọn phương án hợp tac liên kết để thâm nhập thị trường Việt Nam sâu rộng hơn Ngược lại, đối với phân khúc cao cấp, là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp với nhau và với doanh nghiệp Việt Nam Họ có đội ngũ thiết kê chuyên nghiệp, nguồn lực mạnh và nhân công tay nghề cao Tuy nhiên xét về năng lực thì doanh nghiệp Việt tỏ ra yếu kém trước những sự liên kết mạnh mẽ của cách doanh nghiệp ngoại Song song đó là chất lượng sản phẩm, loại chất liệu gần gũi tự nhiên, sự hoà quyện nhịp nhàng giữa gỗ và các chất liệu khác, độ bền sản phẩm và quan trọng nhất là giá trị mà sản phẩm mang lại cho không gian nội – ngoại thất Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hết mình, liên kết với nhau để tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhằm chiếm lĩnh thị trường tiềm năng trong tương lai.

Tình hình sản xuất kinh doanh SADACO

Bảng 3.1 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu đơn vị: 1000USD

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu) Dựa vào bảng thống kê trên cho ta thấy tình hình nhập khẩu của công ty vẫn tăng trừ hàng tiêu dùng thì giảm qua các năm Do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thái, đang trong quá trình khôi phục nền kinh tế toàn cầu cho nên Việt Nam cũng chiu ảnh hưởng theo, sản phẩm sản xuất không được tiêu thụ mạnh, lượng tồn kho lớn, dẫn đến sự giảm sút trì trệ trong quá trình sản xuất và làm lượng nhập khẩu tăng nhẹ ở tất cả các mặt hàng Đó là điều đương nhiên mà đại đa số các công ty gặp phải Mặc dù vậy nhưng công ty vẫn giữ vững hoạt động sản xuất và đảm bảo hợp đồng.

Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Đơn vị:1000 USD

Lâm sản 3235 86.1 3450 85.52 4140 85.74 Sản phẩm nông nghiệp

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)

Dựa vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cho ta thấy chi tiết từng mặt hàng xuất khẩu của công ty trong ba năm qua Do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty một cách rõ rệt Trong đó sản phẩm công nghiệp đã có sự giảm sút và đi xuống, và đó cũng là minh chứng cho ta thấy lạm phát đã làm cho mặt hàng công nghiệp gặp khó khăn và không được phát triển Nhưng ngược lại hàng lâm sản thì lại tăng giá trị xuất khẩu theo từng năm mặt cho ảnh hưởng của lạm phát như thế nào, cho ta thấy tình hình hoạt động xuất khẩu lâm sản phát triển mạnh, có thể nói nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá trị gỗ lên mỗi năm là do công ty có mối quan hệ tốt và có một lượng khách hàng khá trung thành với sản phẩm của công ty, mặt khác ta cũng không thể chối bỏ sự nỗ lực không ngừng của tập thể công ty Bên cạnh sản phẩm lâm sản thì sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm khác cũng tăng lên đáng kể vào năm 2009 và 2010.

Tóm lại qua ba năm hoạt động thì tình hình xuất khẩu của công ty cũng gặp nhiều bấp bênh và dẫn theo sự tăng giảm của các mặt hàng xuất khẩu tăng giảm thất thường Nhưng đặc biệt hơn hết là mặt hàng lâm sản tăng qua các năm cho ta thấy thị trường gỗ rất là tiềm năng và có triển vọng.

3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh gỗ của SADACO

Bảng 3.3 Bảng thống kê doanh thu sản phẩm gỗ của công ty (2001 – 2010) Đơn vị: 1000USD

Biểu đồ 3.1: Doanh thu chế biến lâm sản của Công ty SADACO

Nhìn vào bản đồ cho ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh gỗ có xu hướng ngày càng phát triễn theo thời gian Năm 2001 đến năm 2006 thì doanh thu có tăng nhưng không nhiều, xu hướng giảm sút vào năm 2006, chưa có đột phá về doanh thu cho nên năm 2006 công ty đã quyết định Cổ Phần Hóa và thay đổi về bộ máy quản lý và phân chia lại các phòng ban theo tiêu chẫn ISO Sau đó công ty đã khắc phục tình hình sản xuất kinh doanh và đã có những bước phát triễn mạnh mẽ, vững chắc trong những năm gần đây Bằng chứng là doanh thu đều tăng mạnh qua các năm gần đây mặt dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nói tóm lại tình hình hoạt động kinh doanh sản phẩm gỗ phát triển tốt và tương đối ổn định qua các năm, tạo nền tảng cho các nghành nghề khác của công ty cùng phát triễn.

Nhận diện một số đối thủ mạnh và khách hàng mục tiêu

3.3.1 Nhận diện một số đối thủ cạnh tranh

Tên công ty Loại sản phẩm đặc trưng Trang trí Điểm mạnh Định Thành Bàn ghế vuông Ngoại thất Sản phẩm đa dạng, kiểu dáng đơn sơ TaiAnh furniture

Mẫu mã đẹp, kiểu dáng cầu kì sắc sảo.

Mỹ Tài Bàn ghế dài , mặt gổ lát, giường tủ

Nội thất (living, bed rom), ngoại thất

Thiết kế tinh sảo, cầu kì nhiều kiểu dáng

Chi Lai Bàn ghế, tủ, giường Nội thất Sản phẩm đa dạng, mẫu đơn xơ.

Trường thành Bàn ghế vuông, tròn

Sản phẩm đa dạng, kiểu dáng đẹp

Savimex Bàn ghế Nội thất, phòn hợp

Mẩu mã sang trọng, ít cầu kì

Sản phẩm của công ty là sản phẩm có chất lượng cao và đa dạng, kiểu dáng đơn sơ theo xu hướng thị trường hiện nay Nắm được điều đó công ty đã xác định khách hàng mục tiêu của mình là những người trung niên, có gia đình và có nhận thức về chất lượng và kinh nghiệm mua hàng cao Bởi vì những khách hàng này sẽ nhận thức cao hơn về sản phẩm mình mua, họ quan tâm tới lợi ích thực sự và độ bền khi họ sử dụng sản phẩm, và đòi hỏi về mẩu mã cũng tương đối không cao. Ngoài ra công ty còn nhắm đến khách hàng mục tiêu nữa là cung cấp sản phẩm cho các khu resort lớn, khu du lịch sinh thái, trường học và văn phòng Nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển và kéo theo đó là đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và cải thiện, nhu cầu mua sắm sản phẩm đồ gỗ ngày càng cao

20 và đòi hỏi chất lượng phải được đảm bảo Chính vì thế thị trường Việt Nam có tiềm năng về sử dụng sản phẩm đồ gỗ rất lớn trong tương lai, công ty cần nhanh chống triển khai kế hoạch cụ thể để nắm bắt cơ hội xâm nhập thị trường nội địa.

Đánh giá chung về thương hiệu SADACO

3.4.1 Những điểm mạnh của công ty

Thương hiệu SADACO đã trãi qua nhiều năm hoạt động và tạo cho mình những thế mạnh như:

- Thương hiệu Uy tín với khách hàng và sản xuất trực tiếp giá không cao.

- Sản phẩm đa dạng, chất lượng cao.

- Đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ năng làm việc tốt.

- Giá nhân công rẻ, tay nghề khéo léo.

- Có nhiều kinh nghiệm về sản xuất, xuất khẩu sang EU, Nhật, Mỹ, …

- Công ty có sự ưu tiên của nhà nước về khai thác gỗ và nhập khẩu

3.4.2 Những điểm yếu của công ty

Bên cạnh những điểm mạnh thì công ty cũng có một số điểm yếu mà chúng ta cần quan tâm như:

- Mặc dù sản phẩm đa dạng nhưng chưa tạo ra một sản phẩm riêng biệt, độc đáo so với đối thủ cạnh tranh.

- Thiếu nguồn nhân lực ở các cơ quan

- Số lượng công nhân không ổn định, thường bỏ việc sau tết

- Gặp nhiều rủi ro trong qua trình vận chuyển hàng hóa cho khách hàng

Cùng với những điểm mạnh mà công ty cần tận dụng và những khó khăn cần khắc phục thì chúng ta cũng nên nắm bắt lấy những cơ hội như:

- Thu nhập người mua ngày càng được nâng cao.

- Mở rộng thị trường hơn khi VN gia nhập WTO.

- Công nghệ thông tin phát triển biết được thông tin về thị hiếu, nhu cầu của người mua.

- Thuế suất giảm đối với sản phẩm gỗ.

Bên cạnh những cơ hội thì có những đe dọa mà công ty nên vận dụng tốt những lợi thế để biến những đe dọa này thành lợi thế hoặc có biện pháp đối phó:

- Cạnh tranh về giá, chất lượng.

- Thị hiếu người tiêu dùng luôn thay đổi.

- Ngày càng nhiều đối thủ khai thác mỹ nghệ.

- Tình hình kinh tế thế giới bất ổn

- Giá cả bất ổn, tìm khách hàng khó.

- Việc gia nhập WTO tạo cơ hội cho công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu

SADACO là một công ty chuyên xuất nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ ra nước ngoài và là một thương hiệu chưa được phổ biến đến ở thị trường Việt Nam, nên việc xâm nhập vào thị trường là điều không dễ dàng và đơn giản Cho nên ta phải thực hiện việc đầu tiên là hình thành thương hiệu Như ta đã biết thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ mà là tượng trưng cho lời cam kết đáp

22 ứng nhu cầu của khách hàng SADACO có thể thực hiện lời cam kết mang tính thực tế hoặc có thể về tình cảm nhưng sản phẩm gỗ của công ty thiên về chất lượng thì nên thực hiện cm kết theo tình thực tế (ví dụ như: SADACO hoài hòa cho tổ ấm hay SADACO tô điểm cho tổ ấm) Khách hàng có thể tự nhận ra thương hiệu SADACO có hoàn thành lời cam kết hay không Để thực hiện lời cam kết của thương hiệu đối với khách hàng SADACO cấn phải xác định:

- Who: xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chính của sản phẩm là người ở độ tuổi trung niên, người đã lập gia đình, người có thu nhập cao, có kinh nghiệm mua hàng, và đây chính là đối tượng mà chúng ta cần nhắm đến và cách họ chấp nhận sản phẩm của chúng ta Họ chính là những người sẽ trực tiếp trải nghiệm thương hiệu đầy đủ nhất

- What: sản phẩm và các tính năng mang đến cho khách hàng Sản phẩm công ty thì đa dạng, gọn, chất lượng tốt, giá cả hợp lý là điều mà công ty cần chuyển tải cho khách hàng khi khách hàng sử dụng sản phẩm gỗ SADACO Đây là yếu tố giúp xác định các loại sản phẩm và dịch vụ do thương hiệu mang lại và vạch ra các yêu cầu cần thiết cho các sản phẩm để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng Các sản phẩm được miêu tả dựa trên các tình năng đặc trưng và những yếu tố cần thiết khác để có thể đáp ứng được lời hứa của thương hiệu.

- Why: lợi ích mà thương hiệu mang đến cho khách hàng Khi khách hàng sử dụng sản phẩm gỗ của SADACO thì có thể thấy được một số lợi ích như: giá phải chăng, có nhiều mặt hàng phong phú để lựa chọn, chất lượng sản phẩm tốt Yếu tố này nêu rõ những gì khách hàng mong muốn có được sau khi chi một khoảng tiền cho sản phẩm của công ty Đó chính là giá trị do doanh nghiệp mang lại.

- How: cách thức thực hiện lời cam kết với khách hàng Đây là cách doanh nghiệp chuyển giao lời hứa và cũng là cách khách hàng kiểm nghiệm lời hứa

23 thương hiệu Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt các thương hiệu Bởi vì đây là một yếu tố không dể bắt chước được, lời hứa thương hiệu chứng tỏ được thế mạnh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là thời buổi hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt nên việc thực hiện lời hứa thương hiệu với khách hàng là điều rất quan trọng để SADACO có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường Một khi đã xây dựng lời hứa thương hiệu, các công ty không chỉ dừng lại ớ đó mà cần tiến hành tiếp là làm cho các khách hàng mục tiêu biết đến mình và những lợi ích thiết thực mà công ty có thể mang đến cho khách hàng Đây chính là thời điểm SADACO bước vào thị trường việt nam và đánh dấu sự hiện diện của mình trong tâm trí khách hàng.

Thương hiệu tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng và có thể tìm cho mình một vị trí trong lòng người tiêu dùng qua một trong hai con đường:

- Về lý trí: khách hàng quan tâm tới chất lượng, kiểu dáng, giá cả… nhận thấy sản phẩm của SADACO có thể đáp ứng được và thỏa mãn mối quan tâm này, nên chúng ta có thể áp dụng và quan tâm hơn ở điểm này.

- Về tình cảm: thường sẽ mang lại hai kết quả hoặc chấp nhận hoặc từ chối Vì thế nếu công ty chọn con đường này thì rủi ro cao và sản phẩm ít thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Nhưng nếu công ty áp dụng cả hai con đường này và có sự kết hợp hài hòa giữa hai con đường thì sẽ mang lại hiệu quả cao (ví dụ như: chúng ta có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, mẩu mã đẹp, và giá cả có thể cao hơn sản phẩm cũ nhưng vẫn nằm ở mức có thể chấp nhận được ) Có rất nhiều phương thức khác nhau để thiết lập nhận thức thương hiệu ở các khách hàng mục tiêu chính như: tham gia hội chợ, quảng cáo trên các tập chí chuyên ngành và trên các wed của Cục Công Thương…

Chúng ta có thể đo mức độ nhận biết thương hiệu trong lòng khách hàng bằng cách:

- Sự gợi nhớ thương hiệu: khi nhắc đến đồ gổ thì khách hàng có biết đến thương hiệu SADACO liền hay không, nếu biết đến thì được biết ở vị trí thứ mấy và mức độ quan trọng trong lòng khách hàng như thế nào.

- Nhận biết thương hiệu: đó là khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu SADACO thì khách hàng biết được thương hiệu SADACO là gì và có thể kể tên được bao nhiêu loại sản phẩm gỗ của SADACO Có được sự nhận biết thương hiệu là một lợi thế cho thương hiệu, điều này chứng tỏ thương hiệu SADACO có tồn tại trong lòng khách hàng và tạo dựng được mối liên hệ thiết yếu giữa tên tuổi và các sản phẩm mang tên thương hiệu.

Khi chúng ta thực hiện thành công nhận biết thương hiệu là chứng tỏ rằng khacah1 hàng đã hiểu và thật sự ưa chuộng thương hiệu, rằng thương hiệu đã thu hút họ về mặt tình cảm lẫn lý trí và điều quan trọng hơn hết là khách hàng đã thực sự tin tưởng vào lời hứa thương hiệu mà ta đã sử dụng một số phương tiện để đưa thông tin đến khách hàng.

3.5.3 Trải nghiệm khi mua hàng

Tuy nhiên, nhận biết thương hiệu không phải là mục tiêu cuối cùng Nhiều doanh nghiệp đã thất bại tại giai đoạn này, họ chỉ tập trung chủ yếu vào lợi nhuận và bỏ quên việc khiến cho khách hàng chi tiền cho sản phẩm, đảm bảo sự cam kết mua hàng cũng như tạo quan hệ với khách hàng Ngày nay với xu thế nhận thức người tiêu dùng ngày càng cao, nên họ lúc nào cũng muốn thương hiệu được chọn thể hiện sự am hiểu và sáng suốt trong lựa chọn của mình Thương hiệu giử vai trò tượng trưng cho chất lượng và sự đảm bảo, giúp khách hàng đơn giản hóa các quyết định mua hàng rối rắm, bỏ qua công đoạn tìm hiểu và chọn lựa sản phẩm giữa các thương hiệu Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khi mua hàng như: màu sắc, hình dạng sản phẩm, giá cả và cách giao tiếp, tư vấn của các nhân

25 viên phục vụ và các nhà quản lý Nhưng khi khách hàng chọn lựa sản phẩm gỗ SADACO cảm thấy sự trải nghiệm của mình luôn dễ chịu và luôn coi sự lựa chọn sản phẩm của SADACO là sự lựa chọn sáng suốt nhất và thỏa mãn nhất về sản phẩm và dịch vụ.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w