Từ đây, việc nghiêncứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu ra các nước của Việt Nam trởnên cần thiết và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu cả trong và ngoàinư
Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận với 3 mục tiêu nghiên cứu chính Một là đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2006-2021 sang các nước khu vực Asean Hai là, phân kinh tế lượng 100% (4) Đ Ề ÔN THI KINH T Ế
L ƯỢ NG CU Ố I KÌ kinh tế lượng 100% (4)
42 tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu Và từ đó trước những số liệu phân tích được đưa ra đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu gạo Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu và tóm tắt kết quả nghiên cứu
Để đạt mục tiêu vừa nêu, chúng em đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là Phương pháp thu thập số liệu và Phương pháp xây dựng mô hình Trong đó,nhóm sử dụng bộ dữ liệu được thu thập tại những nguồn dữ liệu đáng tin cậy của Ngân hàng thế giới – World Bank, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc,Trade map, Tổng cục thống kê Việt Nam Ngoài ra, nhóm em còn sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS – Ordinary Least Squares).Kết quả nghiên cứu cho thấy: GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, diện tích lúa thu hoạch được trong năm của nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, khoảng cách kinh tế giữa nước nhập khẩu và Việt Nam có những ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nội dung và cấu trúc của tiểu luận
Để đạt mục tiêu vừa nêu, nhóm tác giả sẽ phân tích mối quan hệ giữa các biến số bằng việc vận dụng kiến thức bộ môn Kinh tế lượng cùng với hiểu biết từ các môn liên quan trong lĩnh vực kinh tế qua 3 chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và mô hình
Chương III: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn chân thành đến sự hỗ trợ của ThS Nguyễn Thúy Quỳnh - Giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã cung cấp những kiến thức về mặt lý thuyết và giúp đỡ nhóm trong quá trình triển khai, nghiên cứu vấn đề của bài tiểu luận Tuy nhiên, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các tác giả vẫn chưa thực sự đầy đủ Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các lý thuyết kinh tê liên quan đến bài tiểu luận
Việc xuất khẩu gạo nói riêng cũng như xuất khẩu hàng hóa nói chung là một phần nằm trong hoạt động thương mại quốc tế Đối với phần lớn các nước trên thế giới, thương mại quốc tế tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những mô hình khác nhau để dự oán cơ cấu trao đổi thương mại quốc tế và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu
1.1 Lý thuyết Thương mại mới:
Người được ví là “cha đẻ” của trường phái “Học thuyết thương mại mới” - Paul Krugman (sinh năm 1953, người Mỹ), năm 1979 (khi mới 26 tuổi) đã đưa ra học thuyết mới về thương mại so với các học thuyết trước đó Thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất hên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất, do quá trình chuyên môn hóa đưa lại Trong học thuyết của mình, Paul Krugman dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm
Học thuyết của Paul Krugman được đánh giá là điểm sáng của kinh tế học hiện đại, khi có cách tiếp cận hoàn toàn mới so với các học thuyết cổ điển và tân cổ điển. Cùng với thời gian, sự khác biệt về trình độ công nghệ, vốn, kĩ thuật của các nước công nghiệp phát triển đang dần được thu hẹp Lợi thế so sánh trong nội bộ ngành công nghiệp thường không rõ rệt, do vậy, lợi thế kinh tế nhờ quy mô đã thúc đẩy quá trình thương mại quốc tế được tiến hành dưới dạng trao đổi hai chiều trong nội bộ các ngành, quá trình trao đổi thương mại hai chiều không chỉ mang tính bổ trợ nhau mà đó là những hàng hóa tương tự nhau, nhưng lại đáp ứng được thị hiếu của những người tiêu dùng khác nhau Như vậy là thương mại đã tạo cơ hội cho các bên cùng có lợi ngay cả khi các nước không hề có sự khác biệt về mức độ sẵn có các nguồn lực 5 hay công nghệ Lý thuyết thương mại mới đề cao vai trò của các hiệp định thương mại liên kết các quốc gia trong việc xuất khẩu hàng hóa nói riêng và thương mại nói chung.
Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là một mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia Eli Heckscher và Bertil Ohlin của Thụy Điển là hai người đầu tiên xây dựng mô hình này, nên mô hình mang tên họ, dù sau này có nhiều người khác tham gia phát triển mô hình Mô hình dựa vào lý luận về lợi thế so sánh của David Ricardo Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mô hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động
Lý thuyết H-O được xem là một trong các lý thuyết có mức độ ảnh hưởng rộng lớn trong kinh tế học quốc tế Hầu hết các nhà kinh tế học đều thích áp dụng lý thuyết này hơn so với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo bởi vì nó sử dụng ít giả thiết đơn giản hóa hơn Vận dụng lý thuyết H-O, Việt Nam có vốn diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu nóng ẩm quanh năm và nguồn lao động dồi dào thuộc top các nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
1.3 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong thương mại
Adam Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương Trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia” Smith (1776), A Smith đã coi các quốc gia giống như các hộ gia đình Mỗi hộ gia đình đều thấy có lợi khi chỉ sản xuất một vài mặt hàng đáp ứng nhu cầu của họ và mua những hàng hóa của người khác, các quốc gia cũng như vậy Những người chủ gia đình khôn ngoan sẽ không bao giờ cố gắng tự sản xuất ra mặt hàng nào mà chi phí bỏ ra để sản xuất lớn hơn giá phải trả để mua mặt hàng đó Như vậy, lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn có thể nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn Các quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, sau đó trao đổi với các quốc gia khác và kết quả là tất cả các bên hưởng lợi từ thương mại quốc tế
Bên cạnh đó, Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo cho rằng “một quốc gia, cũng như một người, thu được lợi ích từ thương mại bằng cách xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có thể sản xuất với lợi thế so sánh lớn nhất, và nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất” Ricardo (1817) Lý thuyết lợi thế so sánh đã chứng minh được rằng một quốc gia có thể thu được lợi từ thương mại cho dù quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối hay không Lý thuyết lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: “mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng của chính mình”
Mô hình trọng lực hay còn gọi là mô hình lực hấp dẫn (GM – Gravity model) là mô hình kinh tế lượng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích khối lượng và chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế Mô hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Timbergen (1962) và Poyhonen (1963) xây dựng và phát triển.
So với các mô hình lý thuyết trên, mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) nghiêng về phân tích định lượng hơn Ở dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước và quy mô của hai nền kinh tế Mô hình đã được chứng minh rằng nó có tính định lượng tương đối mạnh thông qua các phân tích kinh tế lượng Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau:
Trong đó, F là trao đổi thương mại hai chiều, M là quy mô của mỗi nền kinh tế,
D là khoảng cách và G là một hằng số Mô hình này thường xem xét cả những biến số khác như mức thu nhập (GDP theo đầu người), thuế quan, quan hệ đối tác kinh tế, …
Mô hình hóa các nhóm nhân tố có dạng chung như sau: exp ij = AY β i 2 Yj β 3Dij β 4
Với: expij: Kim ngạch xuất khẩu từ nước i sang nước j
A: hằng số hấp dẫn, β2, β3, β4,: hệ số co dãn của Y, Y, Dij
Y: nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu i
Y j : nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu j
D ij : nhóm các yếu tố cản trở, hấp dẫn khác
Dạng log-log của mô hình: ln exp i = β 1 + β 2 lnY i + β 3 lnY j +β 4 ln D ij + ε
Các nghiên cứu có liên quan
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu đã chứng minh được sự thành công của việc áp dụng mô hình trọng lực trong việc giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia.
Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu nói chung và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố bao gồm các nhân tố vĩ mô và nhân tố cơ bản liên quan đến tình hình nhập khẩu gạo từ Việt Nam của từng nước nhập khẩu Do không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu có liên quan nên trong phần này nhóm tác giả chỉ liệt kê một vài nghiên cứu tiêu biểu làm cơ sở cho nghiên cứu của mình Trước tiên là nghiên cứu của Francesco Goletti, Nicholas Minot, and Philippe Berry về “Marketing constraints on rice exports from Viet Nam” Bằng phương pháp định tính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng các yếu tố sản lượng gạo tính trên mỗi người, chất lượng gạo, dân số nước nhập khẩu, thu nhập có tác động cùng chiều đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam Thêm vào đó, yếu tố tốc độ đô thị hóa được cho là có tác động ngược chiều vì hộ gia đình thành thị có xu hướng ăn uống thanh đạm và ít tinh bột hơn hộ gia đình nông thôn
Nghiên cứu của Zhang & Wang (2015) chỉ ra xuất khẩu của Trung Quốc vào các quốc gia Asean chịu ảnh hưởng của các yếu tố GDP các nước, khoảng cách địa lý, đường biên giới chung, ngôn ngữ sử dụng, và sự tham gia vào các FTA Camacho
(2013) nghiên cứu hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha với thế giới trong bối cảnh hội nhập, ngoài các biến trong mô hình hấp dẫn thương mại truyền thống, tác giả đã kiểm định thêm được các biến về đường biên giới chung và ngôn ngữ sử dụng cũng có tác động nhất định lên luồng thương mại của quốc gia này
Khiyav & cộng sự (2013) kết luận GDP, tỷ giá, khoảng cách, sự tham gia vào các tổ chức thương mại là những yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của những quốc gia đang phát triển Trong khi đó, các yếu tố tác GNP, dân số, mối quan hệ láng giềng, ngôn ngữ sử dụng và quốc gia nhập khẩu có giáp biển lại tác động đến xuất khẩu nho khô của Thổ Nhĩ Kỳ (Miran, 2013)
Nghiờn cứu của Weckstrửm (2013) sử dụng mụ hỡnh trọng lực hấp dẫn để kiểm định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu chung của Nga và một số lĩnh vực riêng như xuất khẩu dầu và khí ga Kết quả nghiên cứu chỉ ra khoảng cách giữa các quốc gia không có ý nghĩa trong mô hình và biến tỷ giá hối đoái thực lại có tác động dương lên xuất khẩu
Phạm Văn Nhớ và Vũ Thanh Hương (2014) đã dựa trên mô hình trọng lực 1 để xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố GDP của Việt Nam và các đối tác, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái thực, mối quan hệ thuộc địa giữa Việt Nam với các thành viên Châu Âu và các nước Châu Âu có là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế lên dòng thương mại dịch vụ của Việt Nam và liên minh Châu Âu Tác giả Mai Phương (2014) trong khóa luận với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam” đã cho thấy các yếu tố tổng sản lượng gạo trong nước, diện tích trồng lúa, đơn giá một tấn gạo xuất khẩu đều có tác động dương lên biến phụ thuộc là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam Kết quả nghiên cứu có tồn tại mâu thuẫn khi đơn giá một tấn gạo có tác động dương đến biến sản lượng xuất khẩu, có nghĩa là khi Việt Nam tăng giá gạo thì lượng gạo xuất khẩu đi sẽ tăng, điều này đi ngược lại với quy luật cung cầu đối với hàng hóa thông thường Phan Anh Tú và Phạm Thị Như Hảo (2017) với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại bằng mô hình lực hấp dẫn” nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 52 quốc gia từ năm 2001 đến năm 2011 Kết quả ước lượng tìm thấy quy mô nền kinh tế Việt Nam, quy mô nền kinh tế nước đối tác, khoảng cách văn hóa, khoảng cách kinh tế, mức độ cải tiến công nghệ của Việt Nam, độ mở cửa nền kinh tế, quy mô dân số Việt Nam,tỷ giá hối đoái và đường biên giới chung có ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 52 quốc gia này.
Hơn nữa, áp dụng phương pháp tính tốc độ hội tụ, nghiên cứu còn tìm thấy các đối tác thương mại tiềm năng mới của Việt Nam như Châu Phi và Tây Nam Á
Võ Văn Dứt (2017) với đề tài “Các yếu tố khoảng cách quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam?” Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, kết quả chỉ ra rằng, khoảng cách địa lý có mối tương quan nghịch chiều và khoảng cách kinh tế có mối tương quan thuận chiều đối với xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, khoảng cách văn hóa và khoảng cách thể chế lại không có ảnh hưởng đến xuất khẩu
Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN trong giai đoạn 2000-2015 đã chỉ ra rằng các yếu tố tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam(GDP), khoảng cách địa lý, lạm phát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của ViệtNam có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của ViệtNam trong giai đoạn nghiên cứu Trái lại, các yếu tố khoảng cách kinh tế thì có tác động ngược chiều với giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015.
Giả thuyết nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu và kế thừa các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn còn tồn tại những lỗ hổng Để giải quyết vấn đề của những nghiên cứu trước, nhóm xin đưa ra tiểu luận nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khu vực Asean giai đoạn 2006-2021 với các biến độc lập sau: GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, diện tích lúa thu hoạch được trong năm của nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, khoảng cách kinh tế giữa nước nhập khẩu và Việt Nam
Nhóm xây dựng giả thuyết như sau: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi:
● H1: GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều với tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
● H2: Dân số nước nhập khẩu có tác động ngược chiều với tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
● H3: Diện tích lúa thu hoạch được trong năm của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều với tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
● H4: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu có tác động ngược chiều với tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
● H5: Các nước đang phát triển có xu hướng nhập khẩu nhiều gạo hơn các nước phát triển.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH
Phương pháp nghiên cứu
1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nhóm đã thu thập số liệu về sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN dựa trên 144 quan sát về biến phụ thuộc sản lượng gạo xuất khẩu sang 9 thị trường chính, và năm biến độc lập: tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, dân số, diện tích lúa thu hoạch của quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2021 Dữ liệu được thu thập từ các nguồn đã được xác minh và đảm bảo về tính chính xác của dữ liệu.
1.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sau giai đoạn thu thập dữ liệu, nhóm tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường – OLS (Ordinary Least Squares),dựa trên dữ liệu tìm được để kiểm tra ý nghĩa thống kê và sự phù hợp của mô hình dựa trên các quan sát cũng như các nghiên cứu đi trước tương tự, từ đó tìm ra kết quả tốt nhất phục vụ giai đoạn phân tích Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm sử dụng kiến thức của kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô, tài chính – tiền tệ, cùng với sự hỗ trợ chính của phần mềm STATA 16, Microsoft Excel và Microsoft Word để tổng hợp và hoàn thiện tiểu luận này.
Xây dựng mô hình lý thuyết
Sau khi nghiên cứu về các mô hình lý thuyết nhóm quyết định sử dụng phân tích hồi quy để nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (sản lượng gạo xuất khẩu sang các nước ASEAN) và năm biến độc lập (tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, dân số, diện tích lúa thu hoạch của quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu) trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2021
Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu sự ảnh hưởng của các biến đến sản lượng gạo xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN của Việt Nam.
Q = f (GDPP, POP, S, DIS, DEV) 2.2 Mô hình hồi quy tổng thể PRF lnQ = + β1 β2 ∗ lnGDPPi + lnPOPβ3∗ i + β4 ∗ lnSi + β5 ∗ lnDIS + β6 * DEV + ui
Trong đó: β1 là hệ số chặn β2 , β , β , β , β là các hệ số góc3 4 5 6 ui là sai số ngẫu nhiên của mô hình
2.3 Mô hình hồi quy mẫu SRF lnQ = ^β1 + ^β2 lnGDPP∗ i + ^β3 lnPOP∗ i + ^β4 lnS∗ i + ^β5∗ lnDIS + ^β6 * DEV + ^u i Trong đó:
^β1 là ước lượng của hệ số chặn
^β2 , ^β3 ,^β4 , ^β5 , ^β6 là ước lượng của các hệ số góc
^u i là ước lượng của sai số ngẫu nhiên.
2.4 Giải thích các biến số trong mô hình và kỳ vọng của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc
Biến Ý nghĩa Đơn vị Dấu kỳ vọng Loại biến
Q Sản lượng gạo xuất khẩu ra nước nhập khẩu Tấn Biến phụ thuộc
GDPP Thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu USD + Biến độc lập
POP Dân số nước nhập khẩu Nghìn người + Biến độc lập
Diện tích lúa thu hoạch được trong năm của nước nhập khẩu
Nghìn ha - Biến độc lập
Khoảng cách địa lý giữa
Việt Nam và nước nhập khẩu
Khoảng cách kinh tế giữa nước nhập khẩu và Việt
1: Nước nhập khẩu là nước đang phát triển
0: Nước nhập khẩu là nước phát triển
Bảng 1 Giải thích các biến trong mô hình
Mô tả số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, thể hiện thông tin các yếu tố sản lượng gạo xuất khẩu sang 9 thị trường chính; tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, dân số của nước nhập khẩu, diện tích lúa thu hoạch của quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu khẩu trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2021.
Số liệu thứ cấp được lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao:
Tên biến Nguồn số liệu
Q https://www.trademap.org/Index.aspx
GDPPP https://datacatalog.worldbank.org/
POP https://datacatalog.worldbank.org/
S http://www.fao.org/faostat/en/#data/QCL
DIS https://www.distancefromto.net/
DEV https://vi.wikipedia.org/wiki/Nước_đang_phát_triển
Bảng 2 Nguồn số liệu 3.2 M t th ng k v t ng quan bi n s
3.2.1 M t th ng k bi n s Đầu tiên ta khai báo thêm các biến chạy dưới dạng log bằng câu lệnh:
sum lnQ lnGDP lnPOP lnS lnDIS
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất lnQ 144 1.344591 4.793768 -6.907755 7.830848 lnGDPPP 144 8.475065 1.423404 5.509388 11.19539 lnPOP 144 9.924044 1.846656 5.919969 12.68701 lnS 144 7.154411 2.690112 -0.2574762 9.389054 lnDIS 144 7.110269 0.608888 5.634789 8.070906
Bảng 3 Mô tả biến bằng lệnh sum Nhìn chung, số quan sát của các biến khá lớn, độ lệch chuẩn của các biến khá nhỏ trừ biến lnQ so với giá trị trung bình do có thể cho rằng mẫu nhóm thu thập được khá tiêu biểu và có thể đại diện cho tổng thể Cụ thể:
Biến lnQ: 144 quan sát, giá trị trung bình là 1.344591, độ lệch chuẩn là 4.793768, giá trị nhỏ nhất là -6.907755, giá trị lớn nhất là 7.830848 Khoảng biến thiên giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biến lnQ là tương đối lớn cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước. Biến lnGDPPP: 144 quan sát, giá trị trung bình là 8.475065, độ lệch chuẩn là 1.423404, giá trị nhỏ nhất là 5.509388, giá trị lớn nhất là 11.19539 Khoảng biến thiên giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biến lnGDPPP thể hiện thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam rất đa dạng, trải rộng từ các nước kém phát triển, đang phát triển đến các nước phát triển.
Biến lnPOP: 144 quan sát, giá trị trung bình là 9.924044, độ lệch chuẩn là 1.846656, giá trị nhỏ nhất là 5.919969, giá trị nhỏ nhất là 12.68701 Điều này cho thấy đa số nước nhập khẩu gạo của Việt Nam có tổng dân số lớn.
Biến lnS: 144 quan sát, giá trị trung bình là 7.154411, độ lệch chuẩn là 2.690112, giá trị nhỏ nhất là -0.2574762, giá trị lớn nhất là 9.389054.
Biến lnDIS: 144 quan sát, giá trị trung bình là 7.110269, độ lệch chuẩn là 0.608888, giá trị nhỏ nhất là 5.634789, giá trị lớn nhất là 8.070906.
DEV Số quan sát Phần trăm
Bảng 4 Mô tả biến DEVBiến DEV thể hiện thuộc tính nước nhập khẩu có cách biệt khoảng cách kinh tế với Việt Nam hay không Giá trị DEV=1 (nước nhập khẩu là nước đang phát triển) có
80 quan sát (chiếm 55.56%), DEV=0 (nước nhập khẩu là nước phát triển) có 64 quan sát (chiếm 44.44%)
3.2 Mô tả tương quan biến số
Thực hiện câu lệnh corr ta có bảng:
corr lnQ lnGDPPP lnPOP lnS lnDIS DEV
Bảng 3 Ma trận tương quan giữa các biến
LnQ LnGDPPP LnPOP LnS LnDIS DEV
Dựa vào ma trận hệ số tương quan ta có thể thấy: r(lnQ,lnGDPPP) = 0.2497
Sự tương quan ở mức tương đối
Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước nhập khẩu và thu nhập bình quân đầu người tại quốc gia nhập khẩu. r(lnQ,lnPOP) = 0.3019
Sự tương quan ở mức tương đối
Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước nhập khẩu và dân số hằng năm của quốc gia nhập khẩu. r(lnQ,lnS) = 0.2081
Sự tương quan ở mức tương thấp
Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước nhập khẩu và diện tích trồng lúa của nước nhập khẩu. r(lnQ,lnDIS) = 0.1723
Sự tương quan ở mức tương đối thấp
Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. r(lnQ,DEV) = 0.0156
Sự tương quan ở mức tương đối thấp
Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước nhập khẩu và khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu.
Nhìn chung các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc Trong đó có biến tương quan cao nhất là lnPOP, qua đó có thể kết luận các biến độc lập đều mang ý nghĩa giải thích với biến phụ thuộc.
Các biến độc lập đều có tương quan tương với nhau: r(lnGDPPP, lnPOP) = -0.5184: Mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan mang dấu âm cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập bình quân đầu người tại quốc gia nhập khẩu và dân số hằng năm của quốc gia nhập khẩu r(lnGDPPP, lnS) = -0.5602: Mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan mang dấu âm cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập bình quân đầu người tại quốc gia nhập khẩu và diện tích trồng lúa của nước nhập khẩu. r(lnGDPPP, lnDIS) = 0.2855: Mức độ tương quan rất thấp, hệ số tương quan mang dấu dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập bình quân đầu người tại quốc gia nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. r(lnGDPPP, DEV) = 0.8145: Mức độ tương quan rất cao, hệ số tương quan mang dấu dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập bình quân đầu người tại quốc gia nhập khẩu và khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. r(lnPOP, lnS) = 0.8871: Mức độ tương quan rất cao, hệ số tương quan mang dấu dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa dân số hằng năm của quốc gia nhập khẩu và diện tích trồng lúa của nước nhập khẩu. r(lnPOP, lnDIS) = 0.2669: Mức độ tương quan rất thấp, hệ số tương quan mang dấu dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa dân số hằng năm của quốc gia nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. r(lnPOP, DEV) = 0.4615: Mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan mang dấu dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa dân số hằng năm của quốc gia nhập khẩu và khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. r(lnS, lnDIS) = -0.0281: Mức độ tương quan rất thấp, hệ số tương quan mang dấu âm cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa diện tích trồng lúa của nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. r(lnS, DEV) = 0.4695: Mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan mang dấu dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa diện tích trồng lúa của nước nhập khẩu và khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu. r(lnDIS, DEV) = -0.1164: Mức độ tương quan rất thấp, hệ số tương quan mang dấu âm cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu và khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu.
Như vậy, có sự tương quan giữa các biến độc lập nhưng không có tương quan nào đáng kể (không tiến sát 1 hay -1), không xảy ra hiện tượng tương quan hoàn hảo giữa các biến độc lập
● r(Floor, Size) = 0.2081: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu dương Mối quan hệ giữa số tầng và diện tích là cùng chiều.
● r(Floor, Indheater) = 0.1890: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu dương Mối quan hệ giữa số tầng và loại lò sưởi là cùng chiều.
● r(HosNB, Floor) = 0.0836: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu dương Mối quan hệ giữa số tầng và số bệnh viện lân cận là cùng chiều.
● r(UniNB, Floor) = -0.0021: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu âm Mối quan hệ giữa số tầng và số trường học lân cận là ngược chiều.
● r(Indheater, Size) = -0.0850: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu âm Mối quan hệ giữa diện tích và loại lò sưởi là ngược chiều.