1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích các tác động của hiệp định cptpp đếncông ty máy động lực và máy nông nghiệp veamvà đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Tác Động Của Hiệp Định CPTPP Đến Công Ty Máy Động Lực Và Máy Nông Nghiệp Veam Và Đề Xuất Giải Pháp Giải Quyết Khó Khăn
Tác giả Nguyễn Lê Tiến Huy, Lê Thị Lệ Thu, Hoàng Thủy Tiên, Đặng Anh Tuấn, Đào Quang Huy, Trần Anh Trúc, Phan Thanh Trúc
Người hướng dẫn T.S. Nguyễn Thị Phương Chi
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 6 (6)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (8)
      • 2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước (8)
      • 2.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài (8)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (9)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (9)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
    • 6. Cấu trúc bài tiểu luận (10)
  • CHƯƠNG 2................................................................................................................10 (11)
    • 1. Giới thiệu về VEAM (11)
    • 2. Phân tích tổng quan về ngành công nghiệp ô tô (11)
      • 2.1. Điểm mạnh (12)
      • 2.2. Điểm yếu (12)
      • 2.3. Cơ hội (12)
      • 2.4. Thách thức (13)
  • CHƯƠNG 3................................................................................................................13 (14)
    • 1. Tóm tắt về thuế quan và phi thuế quan trong hiệp định CPTPP (14)
      • 1.1. Cam kết về thuế quan của các nước CPTPP cho Việt Nam (14)
      • 1.2. Cam kết phi thuế quan của các nước CPTPP cho Việt Nam (15)
    • 2. Phân tích tác động của hiệp định CPTPP đến doanh nghiệp (15)
      • 2.1. Cơ hội (15)
      • 2.2. Thách thức (16)
    • 3. Các hoạt động của VEAM trước những cơ hội và thách thức do hiệp định (17)
      • 3.1. Hành động của VEAM để tận dụng cơ hội do CPTPP mang lại (17)
      • 3.2. Các hành động giải quyết thách thức hiệp định CPTPP của VEAM (18)
    • 4. Những ưu điểm và khuyết điểm của doanh nghiệp VEAM trong việc tận dụng cơ hội và giải quyết khó khăn do hiệp định CPTPP mang lại (19)
      • 4.1. Ưu điểm (19)
      • 4.2. Khuyết điểm (20)
  • CHƯƠNG 4................................................................................................................21 (22)
    • 1. Giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hóa cho VEAM (22)
    • 2. Giải pháp mở rộng thị trường và giải quyết vấn đề hàng tồn kho của VEAM (23)
      • 2.1. Giải pháp mở rộng thị trường (23)
      • 2.2. Giải quyết vấn đề hàng tồn kho của VEAM (23)
    • 3. Giải pháp đổi mới công nghệ (23)
    • 4. Dự báo mức độ hiệu quả của các chính sách đề xuất cho VEAM (24)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (27)

Nội dung

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI***TIỂU LUẬNPHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾNCÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VEAMVÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN Trang 3 DANH SÁCH BẢN

6

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, ngoài những hiệp định thương mại đã có từ lâu, nước ta vẫn tiếp tục tham gia vào những hiệp định mới với sự mở cửa hợp tác rộng hơn, mà tiêu biểu là Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Là thỏa thuận thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy mô lớn nhất mà Việt Nam từng tham gia, CPTPP được xem là cột mốc có tính bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Với các cam kết bao trùm nhiều lĩnh vực và với mức độ tự do hóa mạnh hơn phần lớn các FTA đã có của Việt Nam, CPTPP được dự báo sẽ tạo ra những tác động tích cực cả về kinh tế và thể chế cho Việt Nam cùng với những thách thức đáng kể đối với Việt Nam trong quá trình thực thi Hiệp định

Tuy nhiên, những khía cạnh liên quan đến phía doanh nghiệp lâu nay mới chỉ được phỏng đoán hoặc nhận diện đơn lẻ Cũng như vậy, chưa có những thông tin rõ ràng về cảm nhận và đánh giá của các doanh nghiệp về CPTPP, về việc thực thi Hiệp định trong thời gian qua cũng như dự định của họ đối với việc tận dụng Hiệp định trong giai đoạn tới.

Trải qua hơn 31 năm phát triển trong ngành ô tô Việt Nam, Công ty Cổ phần (VEAM) mặc dù chưa phải là doanh nghiệp lớn mạnh nhất nhưng với truyền thống lâu dài và bề dày kinh nghiệm trong ngành sản xuất ô tô, CPTPP có thể là một cơ hội tốt để doanh nghiệp bứt phá Xuất phát từ việc hiểu rõ tác động của CPTPP đến từng doanh nghiệp trong ngành ô tô là khác nhau, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài

“Phân tích các tác động của hiệp định CPTPP đến Công ty máy động lực và máy nông nghiệp VEAM và đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn”

Lựa chọn đề tài trên, nhóm nghiên cứu muốn đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp ô tô VEAM trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào hiệp định CPTPP Từ đó, nhóm mong muốn có thể đưa ra những giải pháp tối ưu hóa những cơ hội cũng như hạn chế tối đa những thách thức mà VEAM có thể gặp phải trong chặng đường thực thi tiếp theo của Hiệp định quan trọng này.

Document continues below quan hệ kinh tế qu ố c t ế

Threefold typology of theories quan hệ kinh tế… 100% (3) 7 Đ Ề NH Ữ NG NĂM GẦN ĐÂY quan hệ kinh tế… 100% (3) 2

Quan h ệ KTQT th ầ y Toàn quan hệ kinh tế… 83% (6) 14

[123doc] - dia-ly-va- tai-nguyen-du-lich… quan hệ 100% (2)231

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Phân tích sự thаy đổi củа thuế quаn Việt Nаm đối với hàng ô tô nhập khẩu và thách thức với ngành ô tô trоng nước” - Trịnh Thị Bích Nga (2019): Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách thuế quan đối với ô tô nhập khẩu, phân tích và làm rõ tình hình các chính sách nhập khẩu ô tô của Việt Nam Từ đó, đưa ra đánh giá tác động của chính sách và chỉ ra những thách thức đối với ngành ô tô trong nước và đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.

Nghiên cứu “Tác động của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam” - Đoàn Danh Tuấn (2017): Trong luận văn này, thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chính sách thuế, thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tác giả xác định được các khía cạnh tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Qua đó thấy được các điểm yếu của chính sách thuế, thuế xuất khẩu, nhập khẩu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2020.

2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu “Tự do hóa thuế quan trong Hiệp định Thương mại RCEP và tác động đến ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ: Phân tích cân bằng chung được áp dụng”

- Badri Narayanan G, Rahul Sen và Sadhana Srivastava (2019): Nghiên cứu này tạo ra một nền tảng mới bằng cách thực hiện mô phỏng Cân bằng chung có thể tính toán được (CGE) sử dụng dữ liệu cơ sở năm 2015 để nghiên cứu lĩnh vực ô tô buôn bán hàng hóa GVC trong bối cảnh Ấn Độ Thông qua việc phân tích các tác động phúc lợi đối với Ấn Độ trong một kịch bản tự do hóa thuế quan hoàn toàn một phần của các cuộc đàm phán RCEP đang diễn ra, tác giả đã xác định tác động cụ thể của điều này đối với sản lượng, giá cả và thương mại trong ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô.

Nghiên cứu “Đánh giá kinh tế lượng về tác động của Hiệp định ô tô Canada- Hoa Kỳ đối với ngành sản xuất ô tô Canada” - Wilton, D (1972): Mục đích của bài báo là trình bày một tập hợp các ước tính được thiết kế để đo lường tác động kinh tế Đ Ề TÀI: NGHIÊN C Ứ U

NH Ữ NG TÁC Đ Ộ NG… quan hệ kinh tế… 100% (2) 40 Đ ề thi cu ố i kỳ Qhktqt

- FILE ÔN T Ậ P quan hệ kinh tế… 100% (2)12 của Hiệp định đối với ngành sản xuất ô tô của Canada với mục tiêu không chỉ hoàn toàn bỏ qua tác động của hiệp định đối với ngành công nghiệp Hoa Kỳ mà còn bỏ qua tác động đối với phần còn lại của nền kinh tế Canada, không xem xét đến tác động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất các bộ phận và phụ kiện, tác động lên các ngành kết nối đầu vào - đầu ra khác, và các tác động thông thường của số nhân đối với nền kinh tế.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích những cơ hội, thách thức mà CPTPP mang lại cho doanh nghiệp ô tô VEAM Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để tận dụng lợi thế và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các quy định về thuế quan, phi thuế quan đối với việc xuất, nhập khẩu mặt hàng ô tô trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tác động của các quy định này đối với việc phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Nghiên cứu về các quy định trong Hiệp định CPTPP có liên quan đến ngành ô tô Việt Nam bao gồm: các biểu thuế quan xuất khẩu, nhập khẩu ô tô giữa Việt Nam với các nước thành viên; phân tích tác động của các quy định này tới ngành công nghiệp ô tô và các hoạt động thích nghi với Hiệp định CPTPP của VEAM Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp để đáp ứng với các quy định về thuế quan, phi thuế quan trong việc xuất, nhập khẩu mặt hàng ô tô cho VEAM.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng các số liệu thống kê thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin có sẵn, từ đó, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, để dễ dàng so sánh và tập trung vào nội dung nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp suy diễn để phân tích các tác động đến doanh nghiệp dựa trên các số liệu, thông tin thu thập được, từ đó, đưa ra dự báo và các giải pháp cho doanh nghiệp trong tương lai

Cấu trúc bài tiểu luận

Ngoài phần tổng kết, mục lục, danh mục bảng biểu và hình vẽ, trích dẫn tài liệu tham khảo, bài tiểu luận của nhóm gồm 4 chương sau:

- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Tổng quan về ngành ô tô và doanh nghiệp VEAM

- Chương 3: Phân tích tác động của Hiệp định CPTPP đến doanh nghiệp

- Chương 4: Giải pháp và dự báo

Giới thiệu về VEAM

Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – Công ty Cổ phần VEAM (mã cổ phiếu là VEA) thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 VEAM là doanh nghiệp lớn về quy mô và có truyền thống lâu dài về sản xuất máy nông nghiệp và ô tô tại Việt Nam

Ngay từ những năm 2000, VEAM đã tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ và cho tới nay đã gặt hái được những thành công nhất định Hiện nay, VEAM là nhà cung cấp phụ tùng chính thức cho các liên doanh lớn tại Việt Nam như: Honda, Piaggio, Yamaha… Với năng lực hiện thời, VEAM có thể sản xuất được các chi tiết phần khung và chi tiết phần động cơ, đặc biệt có những chi tiết động cơ dạng khó Hợp tác với các công ty lớn đã giúp VEAM nâng cao thương hiệu và đã có nhiều Công ty nước ngoài tìm đến đặt hàng như Sumitomo, Enkei, Konishi, Tsukuba…

Năm 2009, Chi nhánh Tổng công ty VEAM (VEAM Motor) được xây dựng trên cơ sở thiết kế đồng bộ của nhà máy ô tô Samsung (Hàn Quốc) chính thức đi vào hoạt động và xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên Đây là nhà máy lắp ráp ô tô có quy mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, các dây chuyền dập, sơn tĩnh điện và lắp ráp hoàn toàn đồng bộ và có tính tự động hóa cao giúp cho sản phẩm của ô tô tải của VEAM được chấp nhận rộng rãi trên thị trường, sản lượng tiêu thụ tăng đều hàng năm.

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với xe máy, VEAM còn xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất ô tô, phụ tùng và linh kiện ô tô nước ngoài liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng và linh kiện ô tô cho các công ty thành viên của VEAM.

Phân tích tổng quan về ngành công nghiệp ô tô

Hình 1: Sản lượng ô tô hàng tháng của toàn ngành

Hình 2: Cơ cấu doanh số xe CKD/CBU trong ngành

- Có sự hiện diện của các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới.

- Môi trường vĩ mô ổn định hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu xe hơi.

- Lực lượng lao động dồi dào với chi phí thấp.

- Vị trí thuận lợi để gia nhập chuỗi cung ứng ô tô trong khu vực ASEAN và châu Á, trung tâm sản xuất ô tô chính trên thế giới.

- Quy mô thị trường nhỏ.

- Chi phí đầu tư tài sản cố định lớn.

- Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ô tô.

- Xu thế dịch chuyển sản xuất ô tô từ châu Mỹ và Châu Âu sang Châu Á.

- Tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng ô tô trong khu vực ASEAN và Châu Á.

- Thị trường tiêu thụ ô tô tiềm năng nhất thế giới.

- Thời kỳ phổ cập hóa ô tô tại Việt Nam có thể diễn ra từ 2025.

- Quyết tâm của chính phủ trong phát triển ngành công nghiệp ô tô.

- Áp lực cạnh tranh của xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) sau 2018.

- Thái Lan và Indonesia đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới.

- Chính sách liên quan đến ngành ô tô chưa ổn định, và đồng bộ.

- Chính sách bảo hộ ngành ô tô của các nước trong khu vực.

Tóm tắt về thuế quan và phi thuế quan trong hiệp định CPTPP

1.1 Cam kết về thuế quan của các nước CPTPP cho Việt Nam:

Nhìn chung, ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, khoảng 78-95% số lượng các hạng mục thuế trong biểu thuế của các nước với Việt Nam sẽ được hủy bỏ Khi hết lộ trình giảm thuế, thường là 5-10 năm đối với sản phẩm thông thường và hơn 10 năm đối với sản phẩm nhạy cảm hoặc hạn ngạch thuế quan, 97-100% các dòng thuế trong biểu thuế sẽ được xóa bỏ.

Cụ thể, New Zealand, Chile, Nhật Bản, Peru, Singapore là các quốc gia xóa bỏ 100% mức thuế quan đối với các sản phẩm thuộc mã HS 87 “Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng”. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia không xóa bỏ thuế quan ngay mà sẽ giảm dần hàng rào thuế theo lộ trình đối với một số mặt hàng cụ thể thuộc mã HS 87 và sẽ không xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với một số mặt hàng nhất định Cụ thể:

- Brunei quy định lộ trình 7 năm để đưa mức thuế quan cơ bản từ 20% giảm dần về 0% đối với mặt hàng HS 87.08 trong khi dòng thuế của các mặt hàng khác thuộc mã HS 87 được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

- Canada: Mức thuế quan cơ bản được xóa bỏ từ năm thứ 10 đối với nhóm HS 87.02, năm thứ 5 với đa số các mặt hàng trong nhóm 87.03 Riêng một số được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực như phương tiên thể thao giải trí đi trên tuyết hoặc xe đi trên mọi loại địa hình; năm thứ 11 đối với nhóm 87.04 Còn lại ở các nhóm khác đa số được xóa bỏ thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực

- Malaysia: Hầu hết các mặt hàng trong mã HS 87 được giảm thuế từ hai mức thuế cơ bản là 10% và 30% về 0% theo lộ trình 11 năm, trừ mã 87.08 và 87.09 được xóa bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

- Australia: Hầu hết các mặt hàng đều được xóa bỏ mức thuế quan cơ bản 5% ngay khi Hiệp định có hiệu lực Sản phẩm duy nhất mà Australia không xóa bỏ thuế là ô tô đã qua sử dụng Đối với sản phẩm này, Australia chỉ xóa bỏ mức thuế 5% đánh trên giá trị hàng hóa nhưng không xóa bỏ khoản thuế cố định 12,000 AUD đánh trên một sản phẩm.

1.2 Cam kết phi thuế quan của các nước CPTPP cho Việt Nam

1.2.1 Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT):

- Hạn chế các hàng rào kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại, tăng cường minh bạch hóa, thúc đẩy hợp tác trong quản lý và thực hành.

- Giành "đối xử quốc gia" cho các cơ quan đánh giá sự phù hợp của nước khác.

- Đảm bảo các nước nếu có quan tâm hoặc có lợi ích liên quan có thể tham gia vào quá trình xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và các thủ tục đánh giá sự phù hợp của nước khác.

- Phụ lục quy định phương pháp quản lý chung đối với 1 số mặt hàng: sản phẩm hữu cơ (ghi nhãn), thực phẩm đóng gói (công thức độc quyền)…

Hàng hóa được xem là có xuất xứ nếu quá trình sản xuất nguyên phụ liệu đó tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên bao gồm một hoặc nhiều công đoạn sản xuất được quy định như: lắp ráp phức tạp, hàn ghép phức tạp, đột dập hoặc đúc khác,

Tỷ lệ ngưỡng De Minimis (được gọi là tỷ lệ không đáng kể nguyên liệu không trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa nhưng vẫn được coi là có xuất xứ) được quy định gồm 2 mức là 5% và 10% giá trị giao dịch của hàng hóa

Ngưỡng 5% áp dụng với linh kiện thuộc các nhóm sau: 8708.50, 8708.95 và các bộ phận phụ tùng khác thuộc nhóm 8708.29 và 8708.99

Các linh kiện không thuộc các nhóm trên được quy định mức ngưỡng 10%.

Phân tích tác động của hiệp định CPTPP đến doanh nghiệp

2.1 Cơ hội Đầu tiên, các mức thuế quan cơ bản được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trừ một vài nước vẫn còn giữ mức thuế quan đối với ô tô cũ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài.

Riêng đối với ngành ô tô của Việt Nam sau khi ký kết CPTPP sẽ giảm giá nhập nguyên vật liệu Tuy đa số các loại thuế nhập khẩu đã được xóa bỏ hoặc có lộ trình cắt giảm tuy nhiên để được hưởng chế độ cắt giảm thuế đó phải đòi hỏi những yêu cầu về quy tắc xuất xứ khắt khe và sự gia tăng phí cùng thuế tiêu thụ đặc biệt nên ô tô thành phẩm nhập khẩu vẫn không giảm giá nhiều VEAM có thể tận dụng cơ hội này để đưa ra các mức giá cạnh tranh trên thị trường nội địa

Về sản xuất, việc tham gia CPTPP sẽ góp phần tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp và giá nguyên liệu đầu vào, tập trung tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển công nghệ và sản phẩm mới Việc làm tốt công tác cắt giảm chi phí sẽ góp phần hỗ trợ một phần tài chính cho công ty mẹ là Nhà máy ô tô VEAM khi luôn gặp khó khăn trong việc giải quyết hàng tồn kho và định hướng sản phẩm mới.

Về xuất khẩu, tham gia hiệp định CPTPP mở ra các thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu ô tô như Mexico, Brunei, Chile, New Zealand và Peru Đây là các thị trường chưa được khai thác nhiều vì vậy CPTPP là sự thúc đẩy cho mối quan hệ của Việt Nam với các quốc gia này có nhiều tiến triển mới.

Hình 3: Biến động giá cổ phiếu của VEA

Ngoài ra, VEAM cũng có cơ hội nhận nhiều lợi ích từ việc hoàn thiện thể chế nhà nước Khi tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn

Thứ nhất, tự do hóa thương mại làm tăng yêu cầu kỹ thuật (hàng rào kỹ thuật) nhưng khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ và kỹ thuật của VEAM chưa cao Do đó,doanh nghiệp khó mở rộng, đầu tư và phát triển mô hình kinh doanh Ngoài ra, nền kinh tế mở đòi hỏi phải có một lượng lớn nhân lực kỹ thuật cao để tạo lợi thế sản xuất và cạnh tranh doanh nghiệp trong môi trường nền kinh tế mở Trong khi đó nhân lực kỹ thuật cao trong ngành chế tạo máy còn khan hiếm, đòi hỏi phải được đào tạo bổ sung.

Thứ hai, về đối thủ cạnh tranh, VEAM sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh cực kỳ lớn đến từ đối thủ khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN đã về 0%, thuế từ các nước CPTPP và nhiều nước khác cũng sẽ về 0% và hàng loạt ô tô giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước CPTPP, đặc biệt là nước có thể mạnh về ô tô như Nhật Bản Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của VEAM tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô có thể giảm sút do yếu tố cạnh tranh ngày càng lớn.

Bảng 1: Thị phần ngành ô tô Việt Nam

Thứ ba, một điều dễ dàng thiếu sót, ngăn cản con đường xuất khẩu của VEAM đó là nguy cơ không đáp ứng đủ hoặc vi phạm các nguyên tắc xuất xứ Cụ thể là hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là VEAM tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất ô tô chủ yếu là sản xuất các linh kiện thâm dụng lao động và công nghệ đơn giản, những vật liệu khác chủ yếu là nhập từ nước ngoài, công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không được tính đến khi xác định xuất xứ hoặc các trường hợp thức hóa hồ sơ đề nghị cấp C/O (Certificate of Origin).

Các hoạt động của VEAM trước những cơ hội và thách thức do hiệp định

3.1 Hành động của VEAM để tận dụng cơ hội do CPTPP mang lại

Về sản phẩm, VEAM không chỉ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm động cơ và máy nông nghiệp trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới VEAM tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực xe máy, ô tô và nhiều loại máy móc công nghiệp khác; tăng cường hợp tác quốc tế và nội địa hóa đối với sản phẩm ô tô tải do VEAM sản xuất Đối với thị trường trong nước, nhằm tăng tính cạnh tranh cũng như giải phóng sức lao động cho người nông dân và góp phần vào hiện đại hóa, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, VEAM đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thông qua chính sách cho nông dân vay tiền để mua máy móc với số tiền vay lên đến 70-80% giá máy, trả dần vốn vay trong thời gian 3-5 năm, lãi suất ngân hàng được địa phương hỗ trợ 100% Nhờ bám sát với chính sách của nhà nước mà sản phẩm của VEAM đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đối với thị trường xuất khẩu, sau khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, công tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cũng được VEAM triển khai, nhờ đó sản phẩm động cơ và máy nông nghiệp đã có mặt ở các thị trường Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar Các hoạt động này đã giúp VEAM đứng vững ở thị trường trong nước và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu lên đến 20 triệu USD mỗi năm và doanh thu thị trường nội địa đạt 1.246 tỷ đồng.

VEAM đã cải tiến nhiều sản phẩm máy móc nông nghiệp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Các sản phẩm như động cơ Diesel 6HP,8HP,12HP,15HP được sản xuất theo bản quyền thiết kế hiện đại của các hãng Yanmar và Kubota (Nhật Bản) đã có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 90%, và bắt đầu xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN, Trung Cận Đông và châu Phi,

3.2 Các hành động giải quyết thách thức hiệp định CPTPP của VEAM:

Nhằm đủ sức cạnh tranh với các ông lớn khác trong lĩnh vực khi CPTPP có hiệu lực, công tác tái cơ cấu tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của VEAM trong thời gian tới. Hiện VEAM đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án tái cơ cấu VEAM để xây dựng Đề án tái cơ cấu VEAM gồm các chi nhánh, các đơn vị có vốn góp của VEAM với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và phù hợp với xu thế phát triển thị trường. Song song với đó là xem xét, nghiên cứu xây dựng kế hoạch, lộ trình thoái vốn VEAM tại các đơn vị công ty hoạt động không có hiệu quả hoặc không nằm trong định hướng ngành nghề của VEAM VEAM kiên quyết loại bỏ hoặc dừng các dự án đầu tư không hiệu quả, các dự án, chương trình đầu tư đã được phê duyệt được đánh giá mang lại hiệu quả sẽ được đẩy nhanh tiến độ, tránh lãng phí do đầu tư kéo dài.

Ngoài ra, để giải quyết khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ và kỹ thuật củaVEAM chưa cao, việc đổi mới sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh tái cơ cấu, tiếp tục là những mục tiêu của VEAM trong những tháng cuối năm 2021 và những năm tiếp theo

Tổng công ty xác định phải khẩn trương xây dựng đề án “Hợp tác sản xuất VEAM” cùng các quy chế, chính sách hỗ trợ trong việc hợp tác sản xuất giữa các đơn vị có vốn góp VEAM để định hướng kết nối, tận dụng năng lực các đơn vị, tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với đó là tiếp tục tìm các phương án tiêu thụ lượng ô tô EURO 2 hiện đang tồn kho thông qua các hình thức tìm kiếm mở rộng khách hàng Hiện VEAM xác định mục tiêu lựa chọn 2-3 đối tác có triển vọng hợp tác lâu dài và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Những ưu điểm và khuyết điểm của doanh nghiệp VEAM trong việc tận dụng cơ hội và giải quyết khó khăn do hiệp định CPTPP mang lại

cơ hội và giải quyết khó khăn do hiệp định CPTPP mang lại.

Có thể nói sau khi gia nhập hiệp định CPTPP, ngành Công nghiệp hỗ trợ nói chung và VEAM nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Để đạt được điều này, VEAM đã tranh thủ tận dụng những cơ hội mà hiệp định CPTPP mang lại bằng cách xây dựng các mục tiêu lâu dài và bền vững trong thời đại hội nhập quốc tế Đầu tiên, nhờ các chính sách của hiệp định CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu của VEAM đã được đẩy mạnh và có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Philippines, Sri Lanka, Myanmar, Indonesia… Điều này cho thấy, VEAM đã tiến gần hơn với thế giới và dần khẳng định được bản thân trên trường quốc tế

Ngoài ra, nhờ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, VEAM gần như đã có được một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước và xuất khẩu Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 20 triệu USD mỗi năm doanh thu thị trường nội địa đạt 1.246 tỷ đồng Không dừng lại ở đó, nhờ vào chính sách miễn thuế nhập khẩu của hiệp định CPTPP, VEAM đã tiến hành tăng tỷ lệ nội địa hóa nhằm được hưởng ưu đãi thuế suất khi xuất khẩu sang các nước khu vực Cụ thể, Các sản phẩm như động cơ Diesel 6HP,8HP,12HP,15HP được sản xuất theo bản quyền thiết kế hiện đại của các hãng Yanmar và Kubota (Nhật Bản) đã có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 90%.

Qua những thành tựu trên, có thể nói rằng hiệp định CPTPP chính là động lực, là con đường giúp VEAM nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó đóng góp một cách thiết thực cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác

4.2.1 Những cơ hội CPTPP mang lại chưa được khai thác tốt bởi VEAM

Như đã phân tích, hiệp định CPTPP có hiệu lực mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành ô tô Việt Nam, trong đó có VEAM Không đứng ngoài cuộc chơi của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, VEAM đã có những chính sách thay đổi nhằm khai thác những cơ hội doanh nghiệp có được Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại nhiều khuyết điểm.

Thứ nhất, CPTPP mang lại cho VEAM những thị trường tiềm năng lớn, mang lại cơ hội để đa dạng hóa và mở rộng thị phần như các quốc gia Mexico, Brunei, Chile, New Zealand và Peru Tuy nhiên, VEAM vẫn có rất ít động thái để khai thác các thị trường này Hiện nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của VEAM vẫn là các quốc gia, các đối tác mạnh với mối quan hệ hợp tác lâu đời như Srilanka, Bangladesh, Trung Quốc hay Nhật Bản Mặc dù trong chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của VEAM có đề cao mục tiêu mở rộng thị trường và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế nhưng đến nay việc khai thác thị trường mới chưa được đầu tư và xúc tiến đúng mức Việc thụ động trong mở rộng thị trường sẽ dẫn đến việc lệ thuộc vào một thị trường nhất định, không linh hoạt trong đầu vào và đầu ra có thể dẫn đến những hậu quả khó lường Cụ thể vào năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, trong báo cáo thường niên năm 2020 cho thấy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, VEAM chưa có các chính sách hợp lý để đáp ứng các điều kiện về Quy tắc xuất xứ trong hiệp định CPTPP Để được hưởng các chính sách miễn giảm thuế quan, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa cũng như chi phí tịnh

Hình 4: Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp ô tô trong khu vực

Nguồn: MOIT, Aseansc tổng hợp

Tuy nhiên, theo số liệu của Báo cáo ngành Ô tô của BSVC thì tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp sản xuất Ô tô tại Việt Nam, trong đó có VEAM còn rất thấp (khoảng 7-10%), kém rất xa so với mục tiêu 40% đã đề ra cho năm 2020.

Thứ ba, bên cạnh các hoạt động tài chính nhằm huy động vốn và đạt được nhiều thanh công trên thị trường chứng khoán, VEAM vẫn chưa giải quyết được vấn đề tồn kho của các dòng xe tiêu chuẩn EURO 2 Việc huy động và luân chuyển nguồn vốn hiệu quả là yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu và tập trung vào các giai đoạn tạo giá trị gia tăng cao hiệu quả hơn Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên 2019, kết quả hoạt động kinh doanh của VEAM không đạt kỳ vọng do không giải quyết được vấn đề tồn kho, thậm chí thị trường còn xe tải còn giảm 8% so với năm

2018 (theo VAMA) Đến năm 2020, vấn đề này vẫn tiếp tục là một nỗi lo lớn khi VEAM vẫn không thể đẩy mạnh tiêu thụ dòng xe EURO 2, kết quả dự báo tiêu thụ sẽ mất một khoảng thời gian khá dài.

4.2.2 Những khó khăn CPTPP gây ra chưa được khắc phục tốt bởi VEAM

Sau khi phân tích các hoạt động khắc phục khó khăn do CPTPP gây ra của VEAM, nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn còn nhiều thách thức mà doanh nghiệp chưa giải quyết được hoặc đã có kế hoạch nhưng không thực sự hiệu quả, tiêu biểu là việc đẩy mạnh đổi mới công nghệ Hoạt động cải tiến và đầu tư công nghệ mới vẫn chưa được tiến hành đủ mạnh để tạo ra sự thay đổi trong chất lượng sản phẩm

Minh chứng là tỷ lệ nội địa hóa quá thấp và VEAM chỉ đang đảm nhiệm những khâu cuối cùng trong sản xuất VEAM chỉ đảm nhận vai trò sản xuất các bộ phận thâm dụng lao động hoặc công nghệ đơn giản là dấu hiệu cho thấy công nghệ chưa được đầu tư mạnh sau khi CPTPP có hiệu lực Kể từ lần gần nhất công bố đầu tư công nghệ năm

2017, đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa có động thái nào rõ ràng cho việc tập trung vốn cho đổi mới công nghệ, mặc dù đây là mục tiêu đã xuất hiện trong kế hoạch phát triển từ lâu.

Giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hóa cho VEAM

Nhằm đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ và tận dụng cơ hội từ CPTPP, VEAM có thể giải quyết bằng cách góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, cụ thể là tăng cường tuyên truyền, cập nhật về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) để thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào phát triển CNHT.

Thứ nhất, chủ động tạo thêm nhiều liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước VEAM nên tích cực tham gia các chương trình kết nối kinh doanh, liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài Đồng thời, VEAM cũng cần kết nối với các nhà đầu tư ở các nước CPTPP nhằm tận dụng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Nếu có nhiều nguồn lực về vốn, VEAM có thể cân nhắc xây dựng khu CNHT để tạo cụm liên kết ngành, tạo động lực, hỗ trợ cho khu công nghiệp phát triển, tăng hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực CNHT VEAM cần chủ động cập nhật các hoạt động hợp tác quốc tế của chính phủ trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của ngành CNHT và các kế hoạch quốc gia về nâng cao tay nghề để áp dụng vào bản thân doanh nghiệp Ngoài ra, VEAM có thể tìm hiểu và đầu tư vào nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư vấn công nghiệp để cung cấp đội ngũ các chuyên gia tư vấn đánh giá năng lực các doanh nghiệp CNHT

Thứ ba, phát triển khoa học và công nghệ Để không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, VEAM cần chủ động tìm hiểu và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, cụ thể là các công nghệ chuyển giao và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Giải pháp mở rộng thị trường và giải quyết vấn đề hàng tồn kho của VEAM

Như đã phân tích, VEAM nên mở rộng và khai thác các thị trường tiềm năng do hiệp định CPTPP mang lại Dựa trên những phân tích và đánh giá, nhóm chúng tôi đề xuất thị trường tiềm năng cho VEAM là Chi Lê

Chi Lê là một quốc gia thuộc 11 nước trong hiệp định CPTPP Trước khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam và Chi Lê cũng đã ký FTA Việt Nam - Chi Lê năm

2014 Vậy nên, thị trường Chi Lê là một thị trường “mở” đối với các doanh nghiệp Việt Nam Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam hiện nay đang có chương trình Xúc tiến Thương mại 2021 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Chi Lê Theo đánh giá tại Hội nghị giao thương trực tuyến XTTM và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Chi Lê 2021, Chi Lê không những là khu vực cung cấp nguyên vật liệu với giá cả hợp lý mà còn là cầu nối giới thiệu các sản phẩm của Việt Nam đến thị trường các nước Nam Mỹ Chính vì vậy, Chi Lê sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho VEAM khi doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.

2.2 Giải quyết vấn đề hàng tồn kho của VEAM

Việc mở rộng thị trường chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề hàng tồn kho bấy lâu nay Chi Lê là quốc gia có ngành công nghiệp khai khoáng rất phát triển Đặc biệt, Chi Lê là một trong những quốc gia khai thác và sản xuất lithium hàng đầu thế giới - nguyên liệu sử dụng trong pin xe điện và máy tính xách tay nên nhu cầu vận chuyển bằng xe bán tải rất lớn Chính vì thế, VEAM có thể đẩy mạnh xuất khẩu dòng xe bán tải EURO 2 và EURO 4 đang gặp khó khăn ở thị trường các nước hiện tại.

Giải pháp đổi mới công nghệ

Qua nhiều năm cố gắng xây dựng và phát triển, vấn đề về đổi mới công nghệ vẫn luôn là vấn đề còn tồn tại Vì vậy, các doanh nghiệp nói chung và VEAM nói riêng cần đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển và thúc đẩy ngành công nghiệp này.

Thứ nhất, VEAM cần phải chủ trương xây dựng danh mục các sản phẩm của,bao gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm, từ đó giúp doanh định vị được vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá trình sản xuất ô tô.

Thứ hai, VEAM phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ những kiến thức cơ bản đến những kiến thức chuyên ngành, chú trọng đào tạo các kỹ sư, công nhân có trình độ tay nghề vững vàng, tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt đi đào tạo ở các nước chính hãng theo định kỳ để không ngừng cập nhật nâng cao kiến thức chuyên ngành.

Dự báo mức độ hiệu quả của các chính sách đề xuất cho VEAM

Dựa vào những phân tích vào tình hình thực tế cũng như kỳ vọng của các giải pháp, nhóm nghiên cứu đưa ra một số dự báo về mức độ tác động của các chính sách đề ra như sau

Thứ nhất, lợi nhuận của VEAM sẽ tiếp tục tăng và đạt kỳ vọng năm 2021 khi vấn đề hàng tồn kho được giải quyết tại thị trường Chi Lê Hơn nữa, chi phí xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống sau khi thuế quan được cắt giảm sau từ khi CPTPP có hiệu lực và sự hỗ trợ trong chương trình Xúc tiến thương mại 2021 của Chính phủ.

Bảng 2: Dự báo của BVSC với KQHDKD của VEAM

Thứ hai, hoạt động kinh doanh hiệu quả cùng với chất lượng dòng vốn được cải thiện sẽ củng cố vị trí của VEAM trên sàn, thu hút các hoạt động đầu tư tài chính.Thứ ba, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của VEAM sẽ tăng lên khi hoạt động đầu tư công nghệ được đẩy mạnh Doanh nghiệp tập trung hơn vào các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, không phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài VEAM cũng đã làm được điều này với một số dòng sản phẩm như Diesel 6HP,8HP,12HP,15HP với tỷ lệ nội địa lên đến 90%

Tóm tại, có thể nhìn thấy được việc ký kết hiệp định thương mại CPTPP đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội phát triển, đi cùng với đó là những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chính sách phù hợp Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc tận dụng cơ hội cũng như khắc phục các hạn chế của hiệp định CPTPP đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VEAM nói riêng là vô cùng quan trọng.

Nhận thấy được những hành động VEAM đã và đang thực hiện trước tác động của hiệp định CPTPP, nhóm cũng đã phân tích ưu nhược điểm và từ đó đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Mặc dù đây chưa hẳn đã là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại cho vấn đề của VEAM,nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng rằng với việc nghiên cứu phân tích và đưa ra những giải pháp, bài tiểu luận này sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở nhất định cho việc xây dựng chiến lược lâu dài trong việc áp dụng hiệp định CPTPP vào ngành sản xuất ô tô của VEAM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w