1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu tình hình phát triển thương mạiquốc tế trên thế giới giai đoạn 2011 2022

70 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tình Hình Phát Triển Thương Mại Quốc Tế Trên Thế Giới Giai Đoạn 2011-2022
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Lương Bảo Hân, Trần Thị Như Quỳnh, Vũ Thị Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Minh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Thương mại dịch vụ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 8,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (8)
    • 1.1 Khái quát về thương mại quốc tế 2 (8)
      • 1.1.1 Khái niệm thương mại quốc tế (8)
      • 1.1.2 Các hình thức thương mại quốc tế (8)
      • 1.1.3 Đặc điểm phát triển của thương mại quốc tế (10)
    • 1.2 Khái quát về tình hình thương mại quốc tế trên thế giới 6 (12)
      • 1.2.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (12)
      • 1.2.2 Cơ cấu thương mại quốc tế (22)
  • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 21 (27)
    • 2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 21 (27)
    • 2.2 Các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới 25 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ (31)
    • 3.1 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu dịch vụ: 27 (33)
    • 3.2 Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế34 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM (41)
    • 4.1 Kim ngạch và và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 38 (45)
      • 4.1.1 Tổng quan kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2011-2022 (45)
      • 4.1.2 Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ so với tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tại Việt Nam (54)
    • 4.2 Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam (56)
  • KẾT LUẬN (2)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Đấu thầu quốc tế có sự tham gia của các bên mời thầu vàcác nhà đấu thầu có trụ sở thương mại hoặc quốc tịch ở các nước khác nhau1.1.2.2 Thương mại quốc tế về dịch vụ- Theo khoản 2 Điều 1

KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Khái quát về thương mại quốc tế 2

1.1.1 Khái niệm thương mại quốc tế

Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch

Như vậy, ta có thể hiểu thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (hay là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan) sẽ bao gồm cả mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước, hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

1.1.2 Các hình thức thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế được tiếp cận với hai loại hình: Thương mại quốc tế về hàng hóa và thương mại quốc tế về dịch vụ.

1.1.2.1 Thương mại quốc tế về hàng hóa

Là hình thức thương mại, trong đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các sản phẩm hữu hình, tồn tại dưới hình thái vật chất giữa các chủ thể kinh tế giữa các quốc gia với nhau

Hàng hóa có thể được cung ứng ra thị trường quốc tế thông qua các phương thức sau:

- Xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa được sản xuất ở trong một nước ra nước ngoài tiêu thụ Nhập khẩu là quá trình đưa hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài vào trong nước tiêu thụ.

- Mua bán đối lưu: Các quốc gia trao đổi hàng hóa với nhau, không tiến hành thanh toán bằng tiền mà mục đích thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương

- Tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập:

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là một nước nhập khẩu tạm thời hàng hóa nhất định từ một nước khác, và xuất khẩu cho nước thứ 3, có làm thủ tục

Nhóm 4 - Các quy đ ị nh đi ề u ch ỉ nh…

Thương mại dịch… 100% (1)23 nhập khẩu đồng thời xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi quốc gia mà không qua gia công chế biến.

Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc một nước xuất khẩu tạm thời loại hàng hóa nhất định sang một quốc gia khác, sau đó nhập trở lại chính hàng hóa đó vào nước mình, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước đó và làm thủ tục nhập khẩu chính hàng hóa đó vào

- Chuyển khẩu: Chuyển khẩu hàng hóa là một quốc gia thực hiện việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang nước thứ ba mà không làm thủ tục nhập khẩu hay xuất khẩu ra khỏi quốc gia đó

- Gia công quốc tế: Là hoạt động thương mại, theo đó bên đă ˆt gia công giao hoặc bán nguyên vật liệu (đầu vào cho sản xuất) cho bên nhâ ˆn gia công Bên nhâ ˆn gia công tổ chức sản xuất và giao hoặc bán lại sản phẩm và nhâ ˆn được tiền công Hai bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau

- Mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa: là hoạt động thương mại giữa các thương nhân mang quốc tịch/trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau thông qua các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới

- Đấu giá quốc tế: là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá Người mua và người bán có trụ sở kinh doanh hoặc quốc tịch tại các nước khác nhau.

- Đấu thầu quốc tế: là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu Đấu thầu quốc tế có sự tham gia của các bên mời thầu và các nhà đấu thầu có trụ sở thương mại hoặc quốc tịch ở các nước khác nhau

1.1.2.2 Thương mại quốc tế về dịch vụ

- Theo khoản 2 Điều 1 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - GATS, thương mại dịch vụ quốc tế được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

+Từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác

+Trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác;

+Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác;

+Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác;

- Từ định nghĩa trên, ta có phân loại các phương thức của thương mại dịch vụ quốc tế. Theo quy định của WTO, thương mại dịch quốc tế là việc cung ứng dịch vụ theo 4 phương thức

+Cung ứng qua biên giới : Là phương thức trong đó dịch vụ được cung ứng từ lãnh thổ của một nước đến lãnh thổ của nước khác

+Tiêu dùng ở nước ngoài : Là phương thức trong đó dịch vụ được cung ứng bên trong lãnh thổ của một nước cho người tiêu dùng đến từ nước khác +Hiện diện thương mại: Nhà cung ứng dịch vụ của một nước di chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia và thành lập cơ sở kinh doanh ở nước khác để cung ứng dịch vụ thông qua cơ sở đó

+Hiện diện của thể nhân : Dịch vụ được cung ứng bởi nhà cung ứng dịch vụ của một nước thông qua sự hiện diện tạm thời của thể nhân trên lãnh thổ của nước khác

1.1.3 Đặc điểm phát triển của thương mại quốc tế

1.1.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế

- Thương mại quốc tế đều đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả quy mô và tốc độ

Khái quát về tình hình thương mại quốc tế trên thế giới 6

1.2.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

1.2.1.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới và và tăng trưởng giai đoạn 2011- 2022

Kim ngạch xuất khẩu (Export turnover) là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định thường là quý hoặc năm, sau đó quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định

Kim ngạch nhập khẩu (Import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ( Export-import turnover ) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim ngạch xuất khẩu

Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2011-2022, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu không đều qua các năm mà có sự biến động lên xuống đan xen phức tạp, đặc biệt nhạy cảm với những biến động từ kinh tế, chính trị, tài chính

Biểu đồ 1.1 Tổng KNXNK hàng hóa, dịch vụ thế giới và tăng trưởng 2011-2022

Kim ngạch XNK Tăng trưởng

Nguồn: Imports of goods and services, Worldbank Exports of goods and services, Worldbank

Trong 12 năm, tốc độ tăng trưởng của KNXNK không đều qua các năm mà có sự biến động lên xuống đan xen phức tạp, đặc biệt nhạy cảm với những biến động từ kinh tế, chính trị, tài chính Tổng KN tăng trưởng vào giai đoạn 2010-2014, 2017-2018, 2021-

2022 , có hai thời kì suy thoái với mức tăng trưởng âm là 2015-2016, và 2019-2020. Tuy nhiên, nhìn chung, tổng KNXNK của thế giới có xu hướng tăng, vào cuối giai đoạn 2022 tổng KNXNK đạt 62.21 nghìn tỷ USD, tăng 17.72 nghìn tỷ USD, xấp xỉ 40% so với tổng KN năm 2011, phản ánh tình hình phát triển của thương mại quốc tế theo thời gian, hoạt động giao thương mở rộng gắn liền với toàn cầu hóa

- Giai đoạn 2010-2014: Tổng KNXNK liên tục tăng trưởng giai đoạn 2011-2014 Vào năm 2011, KN tăng trưởng mạnh, khoảng 18% so với 2010 Ở giai đoạn này, do hậu cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm kiệt quệ, biểu hiện cho tình trạng bất cân đối kinh tế toàn cầu Sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, năm 2010 kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi với tốc độ chậm Vì vậy, giá trị KN năm 2011 sau đó có mức độ tăng trưởng cao hơn nhiều do nền kinh tế trước đó đang trong tình trạng suy thoái Đến các năm tiếp theo thì nền kinh tế thế giới vẫn đang trong quá trình chật vật phục hồi nên KNXNK các năm tiếp theo đều tăng, nhưng nhìn chung không đáng kể, tốc độ tăng trưởng khá chậm (Mức tăng trưởng các năm sau đó 2012, 2013, 2014 lần lượt là 1.64%, 2.87%, 1.83%) Theo báo cáo của quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết kể từ năm 2012, thương mại quốc tế bắt đầu xu hướng tăng chậm dần Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kinh tế trầm lắng, những yếu tố khác bao gồm tự do hóa thương mại chậm chạp, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, xu hướng tăng chậm dần của chuỗi giá trị toàn cầu.

- Giai đoạn 2015 – 2016: KNXNK có sự suy giảm lớn khi vào năm 2015, tổng KN giảm khoảng 10% Năm 2015, dòng chảy thương mại không hoạt động hiệu quả.

Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, thương mại toàn cầu trở nên trì trệ, một phần là do nhu cầu giảm cùng với đó là nguy cơ suy thoái và giảm phát kéo dài ở Khu vực châu Âu hay Nhật Bản Ngoài ra, năm 2015, chủ nghĩa bảo hộ trở nên trầm trọng hơn so với những năm trước đó Trong 10 tháng đầu năm 2015, chính phủ các nước đã áp dụng 539 biện pháp bảo hộ, nhiều hơn so với 407 biện pháp bảo hộ trong cùng kỳ năm 2014 và 183 biện pháp được triển khai trong 10 tháng đầu năm2012

Năm 2016, tổng KN giảm chạm đáy xuống còn 41.28 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất trong toàn bộ giai đoạn 2011-2022, mức độ tăng trưởng tiếp tục âm 2% so với 2015. Lí do chủ yếu khiến XNK tăng trưởng âm là do suy giảm sức mua, tiết giảm nhu cầu tiêu dùng do suy giảm kinh tế thế giới kéo dài từ 2015 Nền kinh tế thế giới

2016 trải qua hàng loạt khó khăn với hàng loạt nguyên nhân như sự suy giảm kinh tế của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng với đó là các sự kiện chính trị : nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU (Brexit), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ và xu hướng chống toàn cầu hóa, các nước phát triển tiên tiến nhất trong G-20 tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại mới đã tác động lớn đến thương mại quốc tế

- Giai đoạn 2017 và 2018: Tổng KNXNK 2 năm này tăng trưởng bùng nổ đạt mức

110 nghìn tỷ USD, đạt mức cao nhất kể từ 2011, mức độ tăng trưởng lần lượt là 110.44% và 109.98%, cao vượt bậc so với các năm trước đó Bởi trong giai đoạn này, kinh tế thế giới 2017 tăng trưởng ấn tượng, nhờ đó, cầu trên thị trường thế giới và thương mại toàn cầu cũng được phục hồi Thương mại quốc tế giai đoạn 2017-

2018 được hậu thuẫn và định hình lại bởi sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng phát triển nhanh của kinh tế chia sẻ

- Giai đoạn 2019, 2020: Năm 2019 KNXNK giảm nhẹ, khoảng 1.4% so với 2018, trong khi đó năm 2020 KNXNK giảm mạnh, giảm khoảng 10% so với 2019. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm là do đại dịch Covid-19 tác động từ tháng 3/2020, khiến cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng hàng hóa các khu vực giảm mạnh Sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 trên toàn thế giới khiến các quốc gia phải thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại, đóng cửa biên giới, điều này dẫn đến dịch vụ logistics bị ảnh hưởng và chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn đã tác động nghiêm trọng tới hoạt động XNK

- Giai đoạn 2021-2022, KNXNK thế giới đã tăng trưởng trở lại: Năm 2021, mức độ tăng trưởng ở mức cao khi tăng khoảng 25% Năm 2022 cũng tiếp tục tăng mạnh,tăng khoảng 12% so với 2021 Mặc dù đại dịch Covid – 19 khiến tình hình thương mại quốc tế gặp khó khăn, tuy nhiên với việc thế giới phát triển thành công vaccine ngừa COVID-19 và dỡ bỏ dần các hạn chế về đi lại, thương mại đã hồi phục trở lại.Chuỗi cung ứng ban đầu bị gián đoạn thì giờ đây đã nhanh chóng thích ứng, hàng hóa tiếp tục lưu chuyển qua biên giới và nhiều nền kinh tế đã dần bắt đầu phục hồi. Các chính sách tài khóa, nhất là ở các nước phát triển hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phục hồi thương mại toàn cầu đồng thời giá trị thương mại toàn cầu cũng tăng lên do giá cả hàng hóa có xu hướng tích cực Đồng thời trong điều kiện dịch bệnh, sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi cho các quốc gia trong thương mại quốc tế (Ví dụ như thực hiện XK thông qua các nền tảng thương mại điện tử, đẩy mạnh công nghệ số để thực hiện dịch vụ du lịch quốc tế, làm việc từ xa) Cuối năm 2022, do giá năng lượng tăng cao, xu hướng tăng lãi suất trong khi lạm phát tại nhiều nền kinh tế kéo dài, cùng với đó là hệ quả của xung đột Nga – Ukraine, làm giảm nhu cầu, ảnh hưởng đến tình hình thương mại quốc tế, tuy nhiên những điều này chưa ảnh hưởng quá nhiều ở 2022 mà sẽ tác động lên năm 2023, do đó, tổng KNXNK năm 2022 vẫn tăng trưởng rất tích cực so với giai đoạn trước

1.2.1.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và GDP thế giới

Về tỷ trọng XNK/tổng GDP của thế giới, có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm do diễn biến kinh tế thế giới phức tạp, và tỉ trọng có xu hướng giảm

Biểu đồ 1.2 KNXNK và tỉ trọng so với tổng GDP thế giới 2011-2022

Kim ngạch (Nghìn tỷ USD) GDP (Nghìn tỷ USD) Tỷ trọng (%)

Nguồn:GDP, Worldbank Imports of goods and services, Worldbank Imports of goods and services, Worldbank

- Giai đoạn 2010-2014: Ở giai đoạn này, GDP thế giới cũng có sự tăng trưởng đồng đều nhưng chậm giống với tổng KNXNK hàng hóa (tăng trung bình 2 nghìn tỷ USD mỗi năm), dịch vụ khi nền kinh tế thế giới đang chậm chạp hồi phục sau khủng hoảng tài chính 2007-2008 Tỷ trọng KN/GDP có sự suy giảm qua mỗi năm nhưng không đáng kể nói chung do tình hình khá ảm đạm của thế giới sau khủng hoảng

- Giai đoạn 2015-2016: GDP 2015-2016 có sự suy giảm so với giai đoạn trước, cụ thể GDP thế giới giảm 4.54 nghìn tỷ USD, khoảng 5.7% so với năm 2014 GDP năm

2016 có tăng nhẹ so với 2015, tăng 1.27 nghìn tỷ USD Tỷ trọng tổng KN/GDP cũng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2010-2014 do thương mại quốc tế thời kì này suy giảm chạm đỏy Cỏc năm từ 2010 đến 2014, tỷ trọng XNK đạt hơn ắ, tuy nhiờn năm 2015 và 2016, tỷ trọng chỉ đạt khoảng một nửa GDP thế giới

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 21

Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 21

Trong giai đoạn 2011 - 2022, thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới đã mở rộng cả về quy mô và cơ cấu, giai đoạn này cũng ghi nhận sự biến động của kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới.

Biểu đồ 2.1 KNXNK hàng hóa giai đoạn 2011-2022

Tổng kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng (%)

Giai đoạn 2011-2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 50,47%%, từ 35,66 tỷ USD năm 2011 lên tới 48,65 tỷ USD năm 2022 (gấp 1,36 lần).

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 35,66 nghìn tỷ USD sau khi vượt qua được cuộc khủng hoảng, tình hình kinh tế ổn định, lĩnh vực hàng hóa vẫn khẳng định được chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm và tăng nhẹ trong các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 36,09; 36,83 và 36,98 nghìn tỷ USD Năm 2013, Hiệp định Đối tác Trans-Pacific (CPTPP) đã được công bố và bắt đầu đàm phán Đây là một FTA quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm 11 quốc gia Sự hình thành CPTPP đã tạo ra một khu vực thị trường lớn và giảm các rào cản thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng xuất khẩu của các quốc gia.

Tuy nhiên, đến năm 2015, con số này giảm xuống đáng kể còn 32,25 nghìn tỷ USD và tiếp tục giảm sâu vào năm 2016 xuống còn 31,26 nghìn tỷ USD, đây là năm giảm xuống sâu kỷ lục trong giai đoạn này Dù năm 2016, hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Mỹ (TTIP) tiếp tục được đàm phán TTIP tạo ra một FTA lớn giữa Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ TTIP đã tạo ra một thị trường lớn và giảm các rào cản thương mại giữa hai nền kinh tế lớn Điều này có thể có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu của cả hai bên. Đến năm 2017, thị trường xuất khẩu hàng hóa dịch vụ khởi sắc trở lại với sự tăng lên của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 34,7 nghìn tỷ Trong năm 2017, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CETA) giữa Canada và Liên minh Châu Âu đã được ký kết và thực hiện CETA đã tạo ra một FTA quan trọng giữa Canada và các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu Việc loại bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác có thể đã thúc đẩy xuất khẩu giữa hai bên. Năm 2018, con số này vẫn tiếp tục tăng lên 38,24 và kể từ năm 2011-2018, đây là năm tăng trưởng lớn nhất của thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới

Tuy nhiên, sang năm 2019, thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới có sự giảm nhẹ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cuối năm 2019, xuống còn 37,22 nghìn tỷ USD Con số này tiếp tục giảm mạnh vào năm 2020 xuống còn 34,44 nghìn tỷ - mức thấp nhất trong giai đoạn phục hồi từ 2017 đến nay Đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn cầu, gây ra tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và thương mại quốc tế Tác động Covid-19 đã gây ra sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu Một số quốc gia đã áp đặt biện pháp hạn chế giao thông và thương mại để kiểm soát dịch, làm giảm xuất khẩu trong giai đoạn này. Đến năm 2021, thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc khi đạt con số 43,64 nghìn tỷ USD Dù ảnh hưởng đại dịch COVID

19 đã khiến toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, nhiều quốc gia đã trải qua những ngày tồi tệ nhất nền kinh tế chỉ tăng trưởng âm, làm xuất khẩu dịch vụ giảm nhẹ dù vậy, xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng mạnh và vượt bậc so với các năm trước

Năm 2022 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đạt 48,65 nghìn tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với năm xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh vào năm 2016 Như vậy, các thời kỳ xảy ra nhiều biến động nhất đối với thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đó là các năm 2016, 2020, 2021 và

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng XK hàng hóa/tổng XK

XK hàng hóa (nghìn tỷ USD) Tổng XK hàng hóa (nghìn tỷ USD)

Vào năm 2016, thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu không giảm mạnh mà thực tế là tăng trưởng chậm lại so với các năm trước đó Một số yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra sự giảm trưởng chậm trong thị trường xuất khẩu toàn cầu vào thời điểm đó bao gồm:

Thứ nhất, do sự chậm trễ trong phục hồi kinh tế toàn cầu: Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhiều nước đang phục hồi kinh tế từ sự suy thoái. Một số nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đối mặt với các thách thức trong việc khôi phục tăng trưởng, dẫn đến sự giảm tốc trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Thứ hai, do sự bất ổn chính trị và địa lý: Các sự kiện chính trị và địa lý nhưBrexit (quyết định của Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu) và các cuộc bầu cử quan trọng khác đã gây ra sự không chắc chắn trong thị trường và đầu tư Sự không chắc chắn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.

Thứ ba, do sự suy giảm của thị trường mới nổi Một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Brazil đã trải qua sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế Do đó, nhu cầu nhập khẩu của những quốc gia này đã giảm, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các nước khác.

Thứ tư, do sự biến đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu: Sự phát triển của công nghệ và các biến đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm cho một số hoạt động sản xuất và dịch vụ được tái định vị tại các quốc gia khác nhau Điều này có thể ảnh hưởng đến quy mô và phân phối của hoạt động xuất khẩu.

Các năm 2020, 2021, 2022 cũng là thời kỳ chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, các nguyên nhân chính của biến động này là:

Thứ nhất, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã có tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế toàn cầu Việc áp dụng các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ Các biện pháp phong tỏa và khóa cửa biên giới cũng đã gây ra rào cản cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

Thứ hai, do sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng: Do tác động của đại dịch, nhiều người tiêu dùng đã trì hoãn hoặc giảm đầu tư và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Việc giảm bớt chi tiêu và tăng cường tiết kiệm đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ các quốc gia khác

Các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới 25 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ

5 nước có trong danh sách quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới năm 2022 là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật và Hà Lan.

Có một số yếu tố chính đã đóng vai trò quan trọng trong việc các quốc gia TrungQuốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Hà Lan trở thành các quốc gia dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu Dưới đây là phân tích về những yếu tố chính này cho từng quốc gia:

Biểu đồ 2.4 Nhóm 5 nước có KNXK hàng hóa lớn nhất thế giới năm 2022

Trung Quốc Hoa Kỳ Đức Nhật Hà Lan

Tổng XK hàng hóa (tỷ USD) Tổng XNK hàng hóa (tỷ USD)

Có một số yếu tố chính đã đóng vai trò quan trọng trong việc các quốc gia Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Hà Lan trở thành các quốc gia dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu Dưới đây là phân tích về những yếu tố chính này cho từng quốc gia: GDP của Trung Quốc 18,5%, Hoa Kỳ tăng 13,5%, Đức 2,9%, Hà Lan 0,7% cho thấy mức tăng trưởng đồng đều và cả 2 quốc gia này đang không ngừng đẩy mạnh phát triển hàng hóa.Trung Quốc cho thấy sự vươn mình mạnh mẽ trong lĩnh vực hàng hóa. Vốn được biết đến là “công xưởng của thế giới”, Trung Quốc trước đây luôn chú trọng đẩy mạnh và phát triển công nghiệp, tăng cường hoạt động sản xuất, trở thành nguồn cung hàng đầu cho thị trường toàn cầu Mặc dù vậy, khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực thì Việt Nam vẫn cần nỗ lực rất nhiều để có thể đuổi kịp tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ, cố gắng đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn , theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bắt kịp xu thế toàn cầu..

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu dịch vụ: 27

Xuất khẩu (XK) dịch vụ (DV) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế của một quốc gia Ở các nước phát triển, khu vực DV chiếm tỷ trọng trên 60% trong cơ cấu GDP, chỉ tiêu này đạt khoảng 50% ở các nước đang phát triển, Kim ngạch XK DV cao sẽ tạo nên thặng dư thương mại, giảm nhập siêu, mở rộng không gian kinh tế của doanh nghiệp ra ngoài biên giới Một quốc gia muốn phát triển bền vững cần tiến tới chiến lược phát triển XK dựa vào XK DV, do nó là kết quả của nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám cao, giúp gia tăng giá trị cho hàng hóa

Biểu đồ 3.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2011 - 2022 Đơn vị: tỷ USD, %

Xuất khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

Trong giai đoạn 2011-2022, xuất khẩu dịch vụ của thế giới liên tục biến động

Về xuất khẩu dịch vụ, năm 2011 đạt 4,4 tỷ USD và tăng nhẹ trong các năm

2012, 2013, lần lượt là 4,5 tỷ và 4,8 tỷ.

Năm 2014 đánh dấu bước tăng trưởng mới của ngành khi đạt 5,1 tỷ USD nhưng có xu hướng chững lại khi các năm sau chỉ đạt 4,9 tỷ; 5,0 tỷ và 5,4 tỷ Đến năm 2018, thị trường xuất khẩu dịch vụ khởi sắc trở lại với con số ấn tượng là 6,0 và 6,2 tỷ USD

Tuy nhiên, đến năm 2020 và 2021, là 2 năm đầy thách thức đối với thế giới do đại dịch toàn cầu Covid-19 Bối cảnh kinh tế thế giới trong 2 năm này bị ảnh hưởng nặng nề và thị trường xuất khẩu dịch vụ không là ngoại lệ Thật vậy, năm 2020, xuất khẩu dịch vụ chỉ đạt 5,5 tỷ, cùng mức với 3 năm trước đó và năm 2021 phục hồi nhẹ với con số 6,1 tỷ USD

Sau khi khống chế đại dịch thành công, xuất khẩu dịch vụ nhanh chóng đạt 6,9 tỷ USD, mức cao nhất so với 10 năm trở lại đây.

Về nhập khẩu dịch vụ, con số luôn giữ tại mức từ 4,2 tỷ USD đến 5,6 tỷ USD và cao nhất tại 5,9 tỷ USD vào năm 2019 Từ năm 2011 đến 2013, nhập khẩu dịch vụ luôn tăng nhưng ở mức biến động nhẹ, đạt đỉnh năm 2014 với con số 5,0 tỷ USD và theo đà giảm xuống tại năm 2015 và 2016 Kể từ năm 2017, nhập khẩu dịch vụ không ngừng tăng từ 5,6 tỷ USD lên đến 5,9 tỷ USD báo hiệu thị trường xuất, nhập khẩu dịch vụ ngày càng phát triển Đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19 và các hạn chế về giãn cách xã hội nên hoạt động nhập khẩu dịch vụ bị đình trệ, giảm xuống còn 4,7 tỷ USD, mức thấp nhất của 5 năm trong giai đoạn đang được xem xét.

Năm 2021, nền kinh tế dần phục hồi khiến thị trường nhập khẩu dịch vụ đạt con số 5,6 tỷ USD và trở lại mạnh mẽ với mức 6,4 tỷ USD vào năm 2022

Về tốc độ tăng trưởng, duy nhất năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch mà thị trường xuất, nhập khẩu dịch vụ ghi nhận tốc độ âm, những năm còn lại luôn duy trì ổn định trong mức tăng trưởng khá, và đạt đỉnh với 9,7% khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục.

Như vậy, những biến động với thị trường xuất, nhập khẩu dịch vụ là đáng kể nhất xảy ra vào những năm 2020, 2021 và 2022, tương ứng với các giai đoạn của đại dịch Covid-19 Từ khi bắt đầu bùng phát dịch, thị trường này liên tiếp gặp phải những khó khăn, một mặt, do mất đi lượng lớn người tiêu dùng do khủng hoảng thất nghiệp xảy ra, mặt khác, do chỉ thị giãn cách xã hội nên tốc độ tăng trưởng thị trường bị kìm hãm rất nhiều

Tuy nhiên, khác với xuất, nhập khẩu hàng hóa hữu hình, dịch vụ là vô hình nên có khả năng phục hồi tốt hơn Năm 2021, khi đại dịch cơ bản được kiểm soát thì lưu thông trên thị trường nhộn nhịp trở lại, đặc biệt là dịch vụ mang tính “trực tuyến”, “từ xa”, “công nghệ” do phát huy tác dụng vô cùng hiệu quả trong mùa dịch cách ly xã hội nên ghi nhận con số kim ngạch xuất, nhập khẩu khá ấn tượng, đặc biệt cũng do những cường quốc kinh tế nhanh chóng lấy lại đà phát triển và thúc đẩy quá trình thương mại dịch vụ ngày càng phổ biến

Cuối cùng, năm 2022 khi đại dịch đã phần lớn bị đẩy lùi, thế giới nắm bắt cơ hội và tiến hành hoạt động sôi nổi trên thị trường xuất, nhập khẩu dịch vụ để đạt con số cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây Phục hồi kinh tế sau đại dịch và bắt kịp xu hướng thương mại hóa dịch vụ trong diễn biến toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc khiến thị trường này bùng nổ hơn bao giờ hết

Sự biến động của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới trong giai đoạn từ 2011 đến 2022 là do tác động của những yếu tố như sau:

Thứ nhất, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Thật vậy, trong giai đoạn này, thế giới đã phải đối mặt với hậu quả của đại dịch toàn cầu COVID-19 từ năm 2019 Sự kiện này khiến các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ bị đình trệ, suy thoái nặng nề, đặc biệt với sự suy giảm của một số loại hình như du lịch, ví dụ như Thái Lan, du lịch, trong những năm gần đây, là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế này nhưng do Covid-19, theo số liệu của Hiệp hội các công ty lữ hành Thái Lan (ATTA), lượng khách du lịch nước ngoài sử dụng dịch vụ của các thành viên ATTA từ ngày 1/1 đến 20/2 đã giảm 40,7% Riêng giai đoạn từ ngày 1 đến 20/2, con số này giảm tới 74,1% Du lịch nội địa cũng chịu nhiều tác động do nhu cầu đặt phòng khách sạn giảm vì các hội nghị và hội thảo của các tập đoàn đều bị hoãn hoặc hủy (Minh Đức, 2020)

Tuy nhiên, xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin có xu hướng tăng ổn định do nhu cầu “trực tuyến và từ xa” ngày càng tăng

Thứ hai, do những thay đổi trong chính sách thương mại và môi trường chính trị.

Các biện pháp thương mại bảo hộ, đàm phán hiệp định thương mại mới và biến động chính trị tại một số quốc gia đã ảnh hưởng đến tổng kim ngạch Các biến động này vừa tạo ra cơ hội lại vừa đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp và quốc gia tham gia thị trường quốc tế, bởi một mặt, có thể mở rộng thị trường, kế thừa và phát triển những tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới, mặt khác lại đối mặt với áp lực cạnh tranh, hay ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa, v.v

Ngoài ra, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng là vấn đề thương mại nổi bật trong giai đoạn này Điểm tích cực là ngành logistics được hưởng lợi do hoạt động xuất – nhập khẩu với các thị trường mới nổi lên mạnh mẽ, tiêu biểu như 6 tháng đầu năm 2018, số tàu qua các cảng của VSC (Việt Nam) đã tăng 35% so với cùng kỳ, còn sản lượng hàng hóa tiếp nhận tăng 37% KIS nhận định, đây là những mức tăng trưởng ấn tượng Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến thương mại này mà ngành dịch vụ du lịch và giáo dục bị ảnh hưởng khá nhiều khi các hạn chế về di chuyển và đầu tư giáo dục quốc tế xuất hiện Hơn nữa, khi cuộc chiến leo thang, nhu cầu từ các thị trường chính giảm đáng kể khiến cho các doanh nghiệp thương mại dịch vụ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô xuất khẩu.

Thứ ba, do sự thay đổi trong cơ cấu và loại hình dịch vụ.

Thật vậy, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc đã khởi tạo nên một sự dịch chuyển mạnh mẽ người lao động sang công việc lấy khách hàng là trung tâm, hay sự dịch chuyển từ nông nghiệp và công nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ.

Công nghệ và đổi mới đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ mới,trong đó nổi trội là Dịch vụ công nghệ, bao gồm cả dịch vụ đám mây và trí tuệ nhân tạo, có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, nên sẽ gây khó khăn cho các lĩnh vực truyền thống

Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp giảm chi phí, tăng năng suất làm việc, từ đó phát sinh nhiều DV phục vụ các nhu cầu ngày càng nhiều của con người Cuộc Cách mạng 4.0 lan tỏa đã mở ra nhiều cơ hội về việc tiếp cận các thị trường XK lớn cho các quốc gia, cùng với việc ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới Thời đại số đã thu hẹp phạm vi giữa thế giới thực và thế giới ảo, gia tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với các DVXK, điển hình như học trực tuyến từ xa.

Thứ tư, do biến động giá cả và thị trường tài chính.

Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế34 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM

Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ thế giới bao gồm nhiều yếu tố và ngành công nghiệp khác nhau, trong đó các yếu tố quan trọng là:

Ngân hàng và dịch vụ tài chính quốc tế như chuyển khoản tiền, vay mượn, và dịch vụ tín dụng đa quốc gia

- Du lịch và dịch vụ liên quan:

Ngành du lịch và những dịch vụ đi kèm như khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch.

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục bao gồm các chương trình học tập, khóa học trực tuyến, và các dịch vụ đào tạo.

Cung cấp các dịch vụ y tế, điều trị, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc tế như chăm sóc y tế tại nhà, khám bệnh trực tuyến, v.v.

- Công nghệ thông tin và truyền thông:

Dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, phần mềm, và truyền thông như xuất khẩu phần mềm kế toán – quản lý cho các công ty con tại nước nhận đầu tư, v.v

- Dịch vụ tư vấn và chuyên gia:

Dịch vụ của các chuyên gia và công ty tư vấn trong nhiều lĩnh vực như quản lý, luật pháp, kỹ thuật, và tài chính.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa và người qua biển, không gian, và đường sắt.

Các dịch vụ liên quan đến bảo vệ môi trường và năng lượng tái tạo như xuất khẩu công nghệ xử lý chất thải của các nhà máy sản xuất.

- Dịch vụ xã hội và văn hóa:

Các hoạt động văn hóa như biểu diễn nghệ thuật, sự kiện thể thao quốc tế, và các hoạt động xã hội khác, ví dụ như các triển lãm trực tuyến, các hội chợ giới thiệu sản phẩm trực tuyến

- Dịch vụ pháp lý và bảo hiểm:

Dịch vụ pháp lý quốc tế và bảo hiểm quốc tế như bảo hiểm đường hàng không cho các chuyến bay xuyên quốc gia.

Các yếu tố này cùng nhau tạo nên một hệ thống phức tạp của cơ cấu xuất khẩu dịch vụ thế giới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và giao thương quốc tế.

Tuy nhiên, có thể được chia thành các phần chính như sau:

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu XK dịch vụ của thế giới, 2020 Đơn vị tính: tỷ USD

Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí Hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ

Xây dựng Dịch vụ bảo hiểm và lương hưu

Phí sở hữu trí tuệ Dịch vụ tài chính

Truyền thông, máy tính và thông tin Các dịch vụ kinh doanh khác

Dịch vụ liên quan đến hàng hóa Các dịch vụ khác

Sự gia tăng tỷ trọng của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế toàn cầu được giải thích dựa trên các yếu tố sau:

Thứ nhất, do sự toàn cầu hóa.

Sự kết nối toàn cầu và tăng cường giao thương quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại dịch vụ Công nghệ thông tin và viễn thông đã giúp giảm khoảng cách không gian và thời gian, tăng cường khả năng cung ứng và tiêu thụ dịch vụ qua biên giới.

Thứ hai, do tiến bộ công nghệ.

Công nghệ phát triển, đặc biệt là Internet và hệ sinh thái công nghệ liên quan, là nền tảng cho phát triển các dịch vụ trực tuyến như dịch vụ tài chính, giáo dục trực tuyến, và du lịch trực tuyến

Thật vậy, trong đại dịch toàn cầu Covid-19, nhu cầu du lịch của người tiêu dùng luôn tồn tại, mặc dù bị hạn chế bởi các quy định giãn cách xã hội, nhưng vẫn được thỏa mãn bởi hệ thống du lịch trực tuyến, điển hình như bảo tàng Louvre (Pháp) đã thiết kế trang web thăm quan trực tuyến miễn phí cho người dân toàn thế giới. Thứ ba, do nhu cầu tiêu dùng thương mại dịch vụ của người dân có xu hướng tăng.

Sự gia tăng trong thu nhập và sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở nhiều quốc gia đã tạo ra nhu cầu cao hơn cho các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ giáo dục, giải trí, và y tế vượt biên giới

Thứ tư, do sự phát triển các ngành dịch vụ tiên tiến.

Thật vậy, nhờ sự phát triển của các ngành dịch vụ tiên tiến như công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển, và tư vấn kỹ thuật đã làm tăng cường khả năng xuất khẩu dịch vụ của một số quốc gia.

Thứ năm, do tác động của chính sách thúc đẩy thương mại dịch vụ.

Một số quốc gia đã áp dụng chính sách thúc đẩy thương mại dịch vụ thông qua việc giảm thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ, và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này Tiêu biểu là Việt Nam đã thông qua và ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan nhằm thúc đẩy quá trình xuất khẩu, đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ

Thứ sáu, do sự thay đổi cấu trúc kinh tế.

Khi nền kinh tế của một quốc gia chuyển từ sản xuất dựa trên hàng hóa sang dựa trên dịch vụ, tỷ trọng của thương mại dịch vụ sẽ tăng lên Điển hình là Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã tuyên bố du lịch là động lực chính để phát triển bền vững Thật vậy, Trước khi bùng phát dịch Covid-19, Thái Lan hy vọng doanh thu từ du lịch sẽ đóng góp ít nhất 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020. Thứ bảy, do ảnh hưởng của các hiệp định thương mại

Các hiệp định thương mại quốc tế có thể có ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng của thương mại dịch vụ, thông qua việc mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ.

Thứ tám, do sự phát triển của các thị trường tiêu thụ

Sự gia tăng nhu cầu từ các thị trường tiêu thụ mới có thể thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ từ các quốc gia cung ứng Ví dụ như dịch vụ giáo dục trực tuyến đang trên đà phát triển do đạt được thành tựu đáng kể trong thời điểm giãn cách xã hội do đại dịchCovid-19 bởi tính hiệu quả, tiện lợi và linh hoạt của nó Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tiếp cận với tri thức tiên tiến của các cường quốc như Mỹ, Pháp, v.v bằng cách tham gia các khóa học trực tuyến được tổ chức bởi các trường Đại học danh tiếng đến từ mọi quốc gia, tiêu biểu là khóa học tiếng Anh của Đại học Oxford có hàng triệu học viên đăng ký.

Kim ngạch và và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 38

4.1.1 Tổng quan kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2011-2022

KN và tốc độ tăng trưởng XK nói chung của Việt Nam giai đoạn 2011-2022 được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1 Tổng KNXK của Việt Nam giai đoạn 2011-2022

Tổng kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Niên giám thống kê 2022, Tổng cục thống kê

Giai đoạn 2011-2022, tổng KNXK của Việt Nam tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ trung bình đạt 14,3%, khởi điểm với 105,59 tỷ USD năm 2011 tăng khoảng 3,64 lần tới 384,2 tỷ USD năm 2022 Có thể thấy, đây là giai đoạn đầy biến động của thị trường XNK Việt Nam

Trong giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu được ví là điểm sáng của nền kinh tế, tăng trưởng đều với tốc độ trung bình 17,47%/ năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011-2015) của Quốc hội đề ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 12%/ năm, đồng thời thu hẹp lượng kim ngạch nhập siêu Tuy nhiên, biểu đồ cho thấy tốc độ tăng trưởng của KNXK XN qua các năm trong giai đoạn này có xu hướng giảm, điều đó được phân tích cụ thể dưới đây:

Năm 2011, KNXK tăng vọt với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 33,56%, đạt 105,59 tỷ

USD, chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2011 tăng 19,62% so với năm 2010, ghi nhận lượng kim ngạch lớn nhất so với các năm trước đó mặc cho điều kiện nền kinh tế quốc tế và nội địa đều gặp nhiều khó khăn Điều này được lý giải bởi, thứ nhất , đơn giá của nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng, trong đó giá nhiều mặt hàng đã tăng mạnh so với năm 2010 như: giá hạt tiêu tăng 65%; giá hạt điều tăng 42%; giá cà phê tăng 44%; giá cao su tăng 29% , mang lại giá trị lớn cho lĩnh vực xuất khẩu Thứ hai , có thể kể tới kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt, với nhiều giải pháp mạnh của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, nhờ đó đã ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường xuất khẩu, cùng với kế hoạch xuất khẩu dài hạn theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu Thứ ba , các doanh nghiệp ngày càng khai thác được nhiều hơn những ưu đãi từ những lợi thế sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cùng với các hiệp định thương mại tự do, từ đó không ngừng mở rộng và tìm kiếm thêm các thị trường mới

Năm 2012, KNXNK đạt con số 123,12 tỷ USD, tăng 17,55%, đây là mức tăng trưởng giảm mạnh hơn so với năm 2011, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm khoảng 0,54% so với năm 2011 Thứ nhất , nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm (chỉ khoảng 2,4%) vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone, một số nền kinh tế của nhóm các nước phát triển nhất cũng tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái, từ đó gặp trở ngại cả về cung và cầu, cung yếu làm suy giảm cầu và cầu suy giảm không kích thích được cung Thứ hai , ở trong nước, sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, nhất là công nghiệp, xây dựng, số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng sản xuất, kinh doanh tiếp tục tăng Hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng, lãi suất ngân hàng dù đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao nên doanh nghiệp không có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh như các năm trước trong khi giá vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào (giấy, nguyên liệu dệt may, cước vận tải) đều tăng Cuối cùng , yếu tố tác động thuận lợi đến tăng xuất khẩu tuy có, tuy nhiên không đáng kể so với những khó khăn đặt ra, nhu cầu lương thực, thực phẩm thế giới tăng, nhất là gạo và các mặt hàng nông sản nhiệt đới, cùng với đó, số dự án và vốn FDI thực hiện năm này đạt khá cao so với các năm trước

Năm 2013, KNXK giảm nhẹ mức tăng trưởng so với 2012 còn 14,98%, đạt 142,71 tỷ

USD, chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2013 giảm 2,41% so với năm trước, đặc biệt là các hàng hóa như: cao su và các sản phẩm từ cao su, than đá Thứ nhất , kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng khiến nhu cầu tiêu thụ một số loại hàng hóa cơ bản giảm và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối tác xuất khẩu Thứ hai , nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá yếu Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động) chiếm 33,3% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện; kim ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Thứ ba , mặc dù xuất khẩu phát triển nhưng hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế không cao do chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp Cuối cùng , tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm, năng lực quản lý, điều hành sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn yếu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp hoặc thua lỗ khi phải đương đầu với khó khăn, thử thách của nền kinh tế năm này.

Năm 2014, tăng trưởng KNXH tiếp tục giảm nhẹ so với năm trước còn 12,99%, đạt

161,25 tỷ USD, đây vẫn được coi là một kết quả tích cực, là điểm sáng trong nền kinh tế với việc tiếp tục phát huy những mặt hàng thế mạnh, tận dụng những thị trường đạt

KN cao vốn có, đồng thời mở rộng sang các thị trường mới, tuy nhiên, việc giảm tốc độ tăng trưởng có thể lý giải bởi các khó khăn trong thị trường quốc tế lẫn nội địa.

Thứ nhất , kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, XK chịu một số tác động tiêu cực từ sự kiện biển Đông, khủng hoảng kinh tế Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là khu vực đồng Euro, gặp khó khăn từ chính sách thắt chặt và biện pháp trừng phạt, do ảnh hưởng của tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia Thứ hai , trong nước, doanh nghiệp đối mặt với áp lực từ bất ổn kinh tế và chính trị toàn cầu, cùng với những khó khăn chưa được giải quyết triệt để từ những năm trước Cuối cùng , giá cả của nhiều hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vẫn tương đối ổn định, không có đột biến theo hướng có lợi, tăng trưởng ở một số mặt hàng có kim ngạch lớn như điện tử, điện thoại bắt đầu có xu hướng chững lại, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu còn chậm, các mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là các mặt hàng gia công, lắp ráp chưa thực sự đem lại giá trị gia tăng cao khiến cho xuất khẩu khó có thể tăng tốc trở lại như trong giai đoạn

2010 - 2011 Có thể thấy, giá cả xuất khẩu của Việt Nam tương đối ổn định (chỉ số giá hàng xuất khẩu 2014 của Việt Nam tăng 0,79% so với năm 2013), việc duy trì mức tăng KNXK, tuy tốc độ tăng có giảm nhẹ, làm một thành công không nhỏ đối với XK Việt Nam

Năm 2015, KNXK của Việt Nam đạt 174,58 tỷ USD, tăng trưởng giảm mạnh so với năm trước với mức 8,27%, mức tăng thấp nhất trong cả giai đoạn, , đạt mức dưới kế hoạch nhà nước đề ra Thứ nhất , kinh tế thế giới hồi phục chậm, các thị trường lớn của Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản cũng xuất hiện dấu hiệu sụt giảm, diễn biến tăng giá của đồng USD so với các đồng tiền mạnh khác tác động bất lợi đến xuất khẩu của Việt Nam Thứ hai và là nguyên nhân chủ yếu, do sự sụt giảm về lượng cũng như giá xuất khẩu của một số nông sản chính và nhiên liệu, khoáng sản - là những mặt hàng chủ lực của khu vực doanh nghiệp trong nước Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm mạnh so với năm trước, bình quân chung giảm 3,8%, cụ thể dầu thô giảm 53%, xăng dầu giảm 49,8%, cao su giảm 24,1%, cà phê giảm 6,4%, rau quả giảm 3,4%; thủy sản giảm 2,5% Lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản giảm mạnh bao gồm phê giảm 24,3%; hạt tiêu giảm 14,7%; chè giảm 6%

Vậy, KNXK của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 nhìn chung tăng, với việc tập trung xuất khẩu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép Tuy nhiên, tăng trưởng KNXK giai đoạn này có xu hướng giảm dần được lý giải bởi khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, giá xuất khẩu hàng hóa giảm, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu chưa linh động, khiến xuất khẩu bị chững và khó phát huy tiềm năng phát triển

Giai đoạn 2016-2017, XK Việt Nam đã lấy lại đã tăng trưởng, năm 2016, xuất khẩu tăng nhẹ mức tăng trưởng so với năm trước với 9,15% đạt 190,56 tỷ USD, đặc biệt là năm 2017 với tốc độ ngoạn mục tăng 20,12%, KNXK đạt 228,9 tỷ USD

Năm 2016, lý giải cho sự tăng trưởng cao hơn năm trước, mặc dù đối mặt với khó khăn từ sụt giảm giá XK và các rào cản từ tình hình thị trường thế giới, đây là một kết quả khả quan trong tương quan so sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực Thứ nhất , doanh nghiệp XNK Việt Nam đã vượt qua nhờ sự quyết liệt của cơ quan quản lý và nỗ lực của doanh nghiệp, đạt được kết quả tích cực trong hoạt động XNK Thứ hai , có thể kể tới những nỗ lực trong việc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu hàng hóa XK, các nhóm hàng xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của “Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 -

2020, định hướng đến 2030”, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 80,3%), tiếp đó là nhóm hàng nông sản, thủy sản (khoảng 12,6%) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (khoảng 2%) Cuối cùng , Việt Nam đã mở rộng thị trường XK, tận dụng các thị trường mới, các nước đối tác FTA như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ, để lại thành công đáng chú ý

Năm 2017 là một năm có nhiều thành công đối với XK Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2022 Lần đầu tiên, XK của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD, vượt xa chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương Công tác khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập đã được thực hiện có hiệu quả hơn nhiều năm trước Tất cả các thị trường Việt Nam có ký kết FTA đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội như: XK sang thị trường Hàn Quốc tăng 30%, thị trường ASEAN tăng 24,2%, thị trường Nhật Bản tăng 14,8%, hoặc thậm chí có mức tăng ấn tượng như XK sang Trung Quốc tăng 61,5% Ngoài ra, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, đều được giữ vững Thứ nhất , kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w