Sau khủng hoảng, con số tăng trưởng đã cải thiện đáng kể, kimngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã tăng từ 44.54 nghìn tỷ USD năm 2020 lên55.23 nghìn tỷ USD năm 2021 tăng 24%.1.2Ng
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Trong giai đoạn 2010-2021, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã có sự thay đổi đáng kể Trong vòng 12 năm, tổng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp gần 1.5 lần từ 37.48 nghìn tỷ USD (năm 2010) lên 55.23 nghìn tỷ USD (năm 2021).
Hình I-1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ và tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2010 - 2021
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD https://data.worldbank.org/indicator/NE.IMP.GNFS.CD
BÀI T Ậ P TSCĐ - B ộ bài t ậ p k ế toán tài…
422 câu tr ắ c nghi ệ m Tài chính doanh…
Nhóm 5 - Phân tích BCTC T ậ p đoàn FLC
Các lý thuy ế t v ề qu ố c t ế hóa
TCDN ch ươ ng 45 th ầ y Hi ệ u
1.1 Xu hướng biến động của kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2021
Trong giai đoạn 2010 - 2021, nhìn chung thì kim ngạch xuất nhập khẩu hàng óa và dịch vụ đều tăng trong cả giai đoạn, và đến năm 2021 đã đạt được mức kim ngạch lớn hơn gấp 1.5 lần mức kim ngạch của năm 2010 (tăng 17.75 nghìn tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn đạt 3.94%/năm.
5 năm đầu giai đoạn, tổng kim ngạch tăng khá ổn định Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ không đồng đều và có nhiều biến động trong các năm sau, trong đó, có những giai đoạn kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng âm Điển hình, giai đoạn 2014 -2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục giảm, năm 2016, tổng kim ngạch giảm 12.84% so với năm 2014 Qua giai đoạn đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã có bước tiến triển với đà tăng lên rõ rệt, song, sau 2 năm tăng trưởng, đại dịch Corona bùng nổ trên toàn thế giới gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu về kinh tế, giai đoạn 2019 – 2020 tổng kim ngạch lại được ghi nhận mức tăng trưởng âm Sau khủng hoảng, con số tăng trưởng đã cải thiện đáng kể, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã tăng từ 44.54 nghìn tỷ USD năm 2020 lên 55.23 nghìn tỷ USD năm 2021 (tăng 24%).
1.2 Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng của Thương mại quốc tế
Toàn cầu hóa thị trường và quốc tế hóa sản xuất là những đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ qua Toàn cầu hóa tác động đã làm thay đổi quy luật cạnh tranh thế giới Chiến lược toàn cầu dựa trên việc tìm kiếm sự cân bằng giữa thích ứng địa phương và tiêu chuẩn hóa toàn cầu Toàn cầu hóa với tư cách là một hiện tượng kinh tế đã ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của thương mại quốc tế. Tăng trưởng thương mại quốc tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố theo sau quá trình toàn cầu hóa, chẳng hạn như sự phát triển của công nghệ, các quyết định của chính phủ, hoạt động của các tổ chức, hành vi của người tiêu dùng, cạnh tranh ngày càng tăng, các hiệp định thương mại mới,…
1.2.1 Thứ nhất, sự phát triển của nền kinh tế thế giới
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tình hình thương mại quốc tế có mối liên hệ tương tác lẫn nhau, thương mại quốc tế phát triển vừa là kết quả của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu, lại vừa là yếu tố giúp phát triển nền kinh tế toàn cầu Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển tốt thể hiện qua chỉ số GDP là yếu tố quan trọng đưa thương mại quốc tế biến chuyển tốt, hơn nữa, những nước có GDP cao cũng thường có nền thương mại quốc tế phát triển.
TL BU Ổ I 3 TCDN NSNN - TCH tài chí…
Hình I-2: Tăng trưởng GDP và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD
Cụ thể, giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn phục hồi nền kinh tế thế giới sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tình hình nợ công cũng đang dần lắng xuống, thể hiện sự khởi sắc không nhỏ của nền kinh tế thế giới Các nước điều chỉnh chiến lược, thực thi các chính sách, biện pháp bảo vệ lợi ích, xích lại gần nhau hơn trong các vấn đề toàn cầu.
Vừa mới có những dấu hiệu đáng mừng, năm 2015 nền kinh tế thế giới lại một lần nữa rơi vào trạng thái ảm đạm, mức độ tăng trưởng yếu ớt kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sụt giảm theo Sự tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển không đủ để bù đắp sự suy giảm mạnh của các nền kinh tế đang phát triển; nợ xấu và tình trạng thất nghiệp ở mức cao, làm giảm dư địa tài chính, thiếu hụt sự đầu tư khiến sản xuất và tiêu dùng trì trệ ở nhiều nước Thị trường tài chính- tiền tệ thế giới biến động phức tạp và khó lường, tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế thế giới.
Bước sang năm 2016, kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng yếu ớt ở tất cả các nền kinh tế riêng lẻ cũng như khu vực Từ năm 2017 trở đi, với điều kiện tài chính thuận lợi và một
4 số hỗ trợ từ chính sách tài khóa, triển vọng kinh tế toàn cầu tương đối tươi sáng và đồng đều giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi.
Sang đến đầu năm 2020, sự tàn phá ghê gớm của dịch COVID -19 là đòn giáng
“chí mạng” vào nền kinh tế thế giới, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ công nghiệp, giao thông vận tải đến các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí, đều bị đình trệ kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng Kinh tế thế giới bỗng chốc“bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theo không ít thành quả gây dựng trong nhiều năm qua bị tiêu tan Thương mại quốc tế thế giới ghi nhận những kết quả sụt giảm nghiêm trọng cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng xuất khẩu
Năm 2021, tác động của đại dịch Covid – 19 đã dần giảm xuống nhờ nỗ lực của các chính phủ trong dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe,… Các quốc gia đã dần nới lỏng hàng rào, các dịch vụ du lịch, vận chuyển được phép hoạt động trở lại, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng trưởng mạnh sau khủng hoảng, kéo theo nền kinh tế phát triển trở lại.
1.2.2 Thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại dịch vụ
Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại quốc tế đang là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới cùng với thương mại hàng hóa, cho phép các nền kinh tế trên thế giới kết nối với nhau về thương mại, dịch chuyển dịch vụ Toàn cầu hóa khiến cho các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn, đem lại cho các nước đang phát triển cơ hội tiếp cận gần hơn với thị trường thế giới, từ đó phát triển vượt ra khỏi quy mô quốc gia Đồng thời, cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới và kỹ năng quản lý hiện đại cũng giúp các nước đang phát triển phát triển về cả hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả Bởi trong khi phần lớn các công nghệ mới được hình thành ở các nước phát triển, toàn cầu hóa có thể giúp các nước đang phát triển hưởng lợi từ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng (R&D) trên phạm vi quốc tế.
Trong khi đó, tự do hóa thương mại giúp loại bỏ các cản trở hiện hành đối với cả thương mại hàng hóa và cả thương mại dịch vụ thông qua xóa bỏ (có lộ trình) các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) tăng cường phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong nhiều lĩnh vực, từ đó thương mại quốc tế diễn ra dễ dàng hơn Kể từ khi các xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại dịch vụ trở nên phổ biến trên thế giới, làm cho trao đổi thương mại quốc tế trên thế giới phát triển nhanh chóng, luồng dịch vụ di chuyển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ một cách dễ dàng, làm cho kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới có xu hướng tăng qua các năm Mặc dù trong 10 năm qua có những biến động của nền kinh tế thế giới, thế nhưng thương mại dịch vụ vẫn phát triển do xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại dịch vụ.
Cụ thể, hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã giảm đáng kể Trong đó, mức thuế quan trung bình giảm nhờ những hiệp định tự do thương mại đơn phương, đa phương hoặc song phương có thể kể đến như: trong WTO, các quốc gia chỉ còn chịu thuế 2% thay vì con số 20% những năm 1980; các hiệp định thương mại tự do FTA cơ bản xóa bỏ thuế quan; Liên minh Châu Âu EU dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan.
Cơ cấu Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế thường được chia làm 2 lĩnh vực gồm: Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Thương mại quốc tế về hàng hóa bao gồm: Thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình và thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình Còn thương mại dịch vụ quốc tế là việc cung ứng dịch vụ giữa các thể nhân và pháp nhân của các nước.
Hình I-3: Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ thế giới trong cơ cấu thương mại quốc tế giai đoạn 2010 - 2021
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD
2.1 Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu thương mại quốc tế
2.1.1 Tỷ trọng thương mại hàng hóa cao gấp 3 đến 4 lần thương mại dịch vụ
Trong hơn thập kỷ qua, giá trị thương mại hàng hóa luôn cao hơn giá trị thương mại dịch vụ khoảng 3 đến 4 lần Một phần của sự mất cân bằng này là do bản chất của một số dịch vụ vô hình, khó đo lường, thống kê, khó kiểm soát do vậy không thể lưu kho,lưu trữ, vận chuyển:
Thứ nhất, hàng hóa là những sản phẩm hữu hình, có thể sản xuất, lưu trữ, vẫn chuyển và tiêu thụ ở những địa điểm và thời gian khác nhau một cách dễ dàng Trong khi đó, việc tiêu thụ một dịch vụ đòi hỏi sự gần gũi về khoảng cách địa lý của nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng.
Thứ hai, dịch vụ có thể được quy định theo cách khác với hàng hóa Một số dịch vụ chuyên nghiệp, chẳng hạn như kế toán, có thể bị ràng buộc bởi luật pháp của từng quốc gia riêng biệt, có khả năng bị hạn chế hoặc ngăn chặn việc cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Thứ ba, thương mại quốc tế trong một số dịch vụ bị hạn chế và phần lớn được cung cấp bởi khu vực công (ví dụ, dịch vụ như y tế hoặc giáo dục).
Thứ tư, dịch vụ bao gồm nhiều loại sản phẩm/hoạt động không đồng nhất khó gói gọn trong một định nghĩa đơn giản, thường những dịch vụ này được thiết kế riêng cho nhu cầu của khách hàng và do đó, không giống như hàng hóa, chúng có xu hướng không phải là những mặt hàng đồng nhất, được sản xuất hàng loạt Do đó, đôi khi chúng rất khó tách khỏi hàng hóa mà chúng có thể được liên kết hoặc đóng gói.
Dịch vụ khác với hàng hóa ở chỗ mối quan hệ trực tiếp giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng Nhiều dịch vụ không thể vận chuyển được Nói cách khác, họ thường yêu cầu nhà cung cấp và khách hàng phải ở gần nhau, như trong trường hợp dịch vụ lưu trú chẳng hạn.
2.1.2 Tuy nhiên, thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn thương mại hàng hóa
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại dịch vụ quốc tế không những góp phần gia tăng giá trị thương mại quốc tế, mà còn làm thay đổi cơ bản cơ cấu thương mại quốc tế theo hướng tăng tỷ trọng của thương mại dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của thương mại hàng hóa Tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cả giai đoạn 2010 - 2021, tỷ trọng thương mại dịch vụ đã tăng từ 21.15% lên 21.59% và đạt tỷ trọng cao nhất tới 25.03% năm 2019
Tuy nhiên trong giai đoạn này, tỉ trọng không tăng đều mà có sự biến động theo từng mốc thời gian Cụ thể, sau khi tăng mạnh ở các năm trước đó, đến năm 2011, tỷ trọng dịch vụ giảm đột ngột thấp nhất trong cả giai đoạn còn 20.12% Sự chuyển biến xấu này là do ảnh hưởng của “cú sốc giá rẻ” Thế Giới vào những năm đó Sang giai đoạn sau (từ năm 2014-2019), tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu có chuyển biến tích cực hơn, tăng khá nhanh và ổn định, đạt 25.03% năm
2019 Ngay sau đó, khi đại dịch Covid – 19 bùng nổ trên toàn thế giới gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây sụt giảm tỷ trọng chỉ còn 22.96% năm 2020 và tiếp tục giảm trong 2021 Theo đó, dù có những giai đoạn thương mại dịch vụ sụt giảm trong cơ cấu thương mại quốc tế, nhưng thương mại dịch vụ vẫn giữ vai trò ổn định và nhanh chóng tăng trưởng sau khủng hoảng
Lĩnh vực dịch vụ đã trở nên quan trọng nhất đối với nền kinh tế Hoa Kỳ về việc làm, giá trị gia tăng và thương mại Năm 2016, các ngành sản xuất dịch vụ đóng góp 68,9% GDP của Mỹ, lên tới 12,9 nghìn tỷ USD và 83,8% tổng số việc làm tư nhân, đại diện cho 102 triệu nhân viên Hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa đã chứng kiến sự thay đổi tương tự, với các dịch vụ đóng góp tới hơn 60% sản lượng và việc làm ở hầu hết các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Ngay cả các nền kinh tế mới nổi đang chuyển hướng sang dịch vụ Chẳng hạn, từ năm 2005 đến 2015, đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP ở Trung Quốc, một cường quốc về sản xuất, đã tăng từ chỉ hơn 40% lên 50% Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã đổi mới tập trung vào tầm quan trọng của chương trình nghị sự về dịch vụ cạnh tranh nhằm hiện thực hóa sự tăng trưởng và phát triển chung của các khu vực.
2.2 Nguyên nhân sự gia tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ quốc tế
2.2.1 Thu nhập gia tăng thúc đẩy sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ
Khi thu nhập của một quốc gia tăng lên, những người tiêu dùng giàu có hơn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ đòi hỏi kỹ năng cao, chẳng hạn như dịch vụ tài chính và bảo hiểm, và các nước giàu hơn có xu hướng chuyên môn hóa sản xuất các dịch vụ này.
Do đó, nếu các quốc gia hội tụ về thu nhập, một số lượng lớn các quốc gia sẽ tham gia vào thương mại dịch vụ
Khi mức thu nhập của người dân gia tăng có nghĩa mức sống cũng được gia tăng theo dẫn đến nhu cầu về dịch vụ tăng theo cùng và kéo theo cầu du lịch trên toàn thế giới gia tăng rất nhanh, ước tính mức thu nhập bình quân của mọi người trên toàn thế giới rơi vào khoảng 600$/1 người/1 năm Khi đó, nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đối với các sản phẩm dịch vụ có xu hướng cao hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, giúp cho kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ngày càng tăng.
2.2.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho nhiều dịch vụ có thể được thương mại hóa, đồng thời xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới có tiềm năng phát triển rất lớn
Trước kia khoa học công nghệ chưa phát triển, và nhiều loại hình dịch vụ khó có thể thương mại hóa Khi khoa học công nghệ phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số, chi phí thương mại dịch vụ quốc tế đã giảm đi rõ rệt.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2010-
1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thế giới không ổn định trong giai đoạn 2010-2021
Giai đoạn 2010 - 2021 chứng kiến nhiều biến động khôn lường, khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng Bước vào năm 2010, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với những ảnh hưởng còn sót lại từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2007 - 2009, kinh tế Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng chậm lại, Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sau 47 năm gắn bó từ khi chính thức gia nhập năm
1973, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và không thể không kể đến đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các hiệp định FTA được kí kết giữa các quốc gia và khu vực cũng như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là một trong nhiều yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu của thương mại thế giới Những bất ổn cũng như thuận lợi đó có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về quy mô và tốc độ của thương mại quốc tế giai đoạn này.
Hình II-5: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất khẩu thế giới giai đoạn 2010-2021 (ĐVT: tỷ USD)
Nguồn: List of exporters for the selected product
Product: TOTAL All products (Trade Map)
12 https://www.trademap.org/Country_SelProduct_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c
Thương mại thế giới có sự hồi phục mạnh mẽ kể từ cuộc suy thoái lớn nhất xảy ra trên phạm vi toàn cầu sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ở mức hai chữ số, đạt 21,91% so với năm
2009 Đà tăng này giảm nhẹ vào năm 2011 và giảm mạnh trong giai đoạn 2012 - 2014 Xu hướng phát triển xuất khẩu không giống nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới Do sự phát triển của xuất khẩu hàng hóa từ châu Âu sang các nước ngoài khu vực, giá trị xuất khẩu của EU tăng 1,4% trong năm 2013, trong khi chỉ số này của Mỹ giảm còn 2,6% Ngược lại với sự mất giá của đồng yên, hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản tiếp tục giảm Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu tại châu Á nhìn chung có xu hướng giảm
Cũng như hoạt động của nền kinh tế toàn cầu, giao dịch thương mại quốc tế đã giảm trong năm 2015 - 2016 Kim ngạch xuất khẩu giảm 12,95% là kết quả của việc giá hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm và sự mất giá của một số đồng tiền chính Ngược lại với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước châu Á ghi nhận đà giảm trong hoạt động xuất khẩu.
Giai đoạn 2017 – 2021 chứng kiến sự tăng trưởng thất thường của kim ngạch xuất khẩu thế giới Năm 2018, sau khi quy mô kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đạt mốc 19
328 tỷ USD, thương mại quốc tế đã giảm 2 năm liên tiếp cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng Năm 2020, tốc độ tăng trưởng giảm 6,74% so với năm trước đó, đồng thời ghi nhận giá trị chỉ đạt 17 488 tỷ USD Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến căng thẳng Vấn đề tranh chấp thương mại toàn cầu vẫn chưa được giải quyết Thương mại hàng hóa các nước có diễn biến khác nhau trong thời kỳ dịch bệnh Nhìn chung, các mô hình kinh tế cũng phát triển khác nhau theo từng khu vực địa lý Sau 1 năm trải qua đại dịch COVID-19 cùng những biện pháp cởi mở của các nước, kim ngạch xuất khẩu của thế giới đạt mốc cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2021, gần 22 113 tỷ USD cùng tốc độ tăng trưởng kỷ lục, 26,45% Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2011, kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng đạt 46,45%, trung bình mỗi năm đạt 5,93%
Hình II-6: Kim ngạch xuất khẩu thương mại hàng hóa của Việt Nam và khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2021 (Đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: Trade Map https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx? nvpm=1%7c704%7c%7c%7c%7cTOTAL%7c%7c
%7c2%7c1%7c1%7c1%7c2%7c1%7c2%7c1%7c%7c1 https://www.trademap.org/Country_SelProduct_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c24%7c
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực ASEAN cũng có những biến động giống với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới Trái lại, Việt Nam lại có sự tăng trưởng đều đặn của giá trị xuất khẩu hàng hóa qua các năm Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đạt hơn 1 054 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm chi hơn 6,8% tương ứng 72,24 tỷ USD Xuất khẩu hàng hóa của ASEAN tiếp tục đà tăng trưởng đến năm 2014 Giai đoạn 2015 – 2018, tình hình xuất khẩu hàng hóa của ASEAN có khá nhiều biến động Năm 2020 ghi nhận tăng trưởng âm của xuất khẩu hàng hóa do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 Năm 2021, ASEAN có sự phục hồi mạnh mẽ ở tình hình xuất khẩu hàng hóa, đạt giá trị hơn 1 712 tỷ USD Với tác động của việc
14 gia nhập các hiệp hội kinh tế cùng hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được kí kết, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam duy trì đà tăng trong cả giai đoạn 2010 – 2021 Năm
2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 150 tỷ USD Năm 2016, khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới và ASEAN đều ghi nhận đà giảm 2 năm liên tiếp thì giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt 1767,58 tỷ USD Đà tăng này tiếp tực được duy trì cho đến hết giai đoạn 2017 – 2021 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt giá trị 281,44 tỷ USD và 335,79 tỷ USD trong năm 2020 và 2021 Kết thúc giai đoạn 2010 – 2021, từ chỉ chiếm gần 7%, Việt Nam đã chiếm 19,55% trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ASEAN, vươn lên đứng thứ 2 trong khu vực (chỉ sau Singapore) và đứng thứ 23 thế giới.
1.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại hàng hóa thế giới
1.2.1 Thứ nhất, sự gia tăng quy mô GDP thế giới
Hình II-7: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của thế giới giai đoạn 2010-2021
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD
Giai đoạn 2010-2014 chứng kiến sự phục hồi của kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Sau sự suy giảm rõ rệt vào năm 2008 và việc GDP toàn cầu giảm gần 2% vào năm 2009, GDP thế giới đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 4,5% với sự tăng tốc trở lại của tăng trưởng sản lượng ở hầu hết các khu vực kinh tế Năm
2010, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, các quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á là các nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng và sự phục hồi kinh tế Trong những năm tiếp theo 2011 – 2014, GDP toàn cầu tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn, dao động trên dưới 3%, tuy nhiên GDP toàn cầu vẫn đạt mốc 79,73 nghìn tỷ USD Các nước phát triển như
Mỹ, Đức Nhật cũng dần đi vào ổn định và có những dấu hiệu khởi sắc nền kinh tế, chủ yếu do nhu cầu tư nhân và nhu cầu tiêu dùng trong nước Nền kinh tế châu Âu có sự phục hồi nhẹ do nới lỏng chính sách tài chính và lập trường tiền tệ dễ dãi hơn của Ngân hàng Trung ương châu Âu Tuy nhiên, sự phục hồi này của kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vững vàng.
Hình II-8: GDP của một số nền kinh tế lớn trên thế giới giai đoạn 2010-2021
(Đơn vị: nghìn tỷ USD)
Nguồn: World Development Indicators https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators#
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đã không duy trì được đà tăng trưởng như giai đoạn trước trong năm 2015, rơi vào trạng thái ảm đạm với tốc độ tăng trưởng âm 5,69%, kéo theo đó là sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu Đây là kết quả của sự tăng trưởng nhẹ của các nền kinh tế phát triển, trong khi các nước đang phát triển lại ghi nhận sự giảm tốc của nền kinh tế Trái ngược với việc nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tại các quốc gia phát triển như Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ và khu vực liên minh châu Âu, các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng thắt chặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế toàn cầu năm 2019 đã kết thúc trong tình trạng khá ảm đạm Năm
2020, hoạt động kinh tế thế giới chịu cú sốc nghiêm trọng do đại dịch COVID – 19 Việc các quốc gia khóa cửa và đóng cửa biên giới nước mình đã làm tê liệt các hoạt động kinh tế, gây ra sự gián đoạn trong trao đổi hàng hóa quốc tế, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu công nhân trên thế giới Mặc dù nỗ lực nới lỏng chính sách tài khóa nhằm giảm tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế của chính phủ các nước, GDP toàn cầu vẫn giảm 2,9% Năm 2021, với những chính sách linh hoạt và thích ứng với vi-rút Corona cùng với việc tiêm vắc-xin cho người dân, nền kinh tế thế giới đã được phục hồi tích cực Thương mại hàng hóa tăng trưởng ở mức 6,9% do GDP tăng trưởng 13,39%, mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2011 và ghi nhận giá trị 96,51 nghìn tỷ USD Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2021, GDP toàn cầu tăng gần 1,5 lần mặc dù có nhiều biến động bất thường Tăng trưởng giá trị GDP là tiền đề giúp thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng hóa quốc tế nói riêng phát triển.
1.2.2 Thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại
Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hàng hóa đang là một xu hướng tất yếu của kinh tế toàn cầu Toàn cầu hóa giúp cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tri thức, vốn và công nghệ giữa các quốc gia và khu vực dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển Toàn cầu hóa làm thu hẹp khoảng cách về trình độ kinh tế, trình độ khoa học – công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới Toàn cầu hóa cũng tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, tiếp cận và phát tiển kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý của các nước phát triển; giúp các nước được hưởng lợi từ hoạt động nghiên cứu và phát triển trên thế giới
Hình II-9: Mức thuế quan trung bình trên thế giới giai đoạn 2010-2017
Nguồn: Tariff rate, applied, weighted mean, all products (%) (The World Bank Data) https://data.worldbank.org/indicator/TM.TAX.MRCH.WM.AR.ZS? end 20&start 10
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được chia thành 3 nhóm, gồm nhóm hàng hóa nông nghiệp, nhóm hàng hóa công nghiệp và nhóm hàng hóa nhiên liệu, khai khoáng
Nhóm hàng hóa nông sản bao gồm tất cả những sản phẩm thu được từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các sản phẩm khác từ hoạt động nông nghiệp Nông sản bao gồm các loại cây trồng nông nghiệp, gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, sản phẩm lâm nghiệp và các sản phẩm từ hoạt động lâm nghiệp…
Nhóm hàng hóa công nghiệp bao gồm các hàng hóa được sản xuất chủ yếu bằng việc sử dụng lao động, vốn, nguyên liệu thô và các nguyên liệu đầu vào khác Hàng hóa công nghiệp gồm các sản phẩm như thép, hóa chát, dệt may, quần áo, phương tiện vận chuyển…
Nhóm hàng hóa nhiên liệu, khai khoáng bao gồm sản phẩm từ quặng và các loại khoáng sản khác, nhiên liệu và các loại kim loại màu Một số hàng hóa thuộc nhóm này có thể kể đến như phân bón thô (không bao gồm các loại phân bón thuộc nhóm hóa chất), khoáng sản thô, quặng kim loại, phế liệu kim loại màu, dầu mỏ, khí đốt, …
2.1 Cơ cấu thương mại hàng hóa xuất khẩu biến động theo từng thời kì
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ WTO, World Trade Statistical Review 2001 và World Trade Statistical Review 2021
Hình II-12: Cơ cấu thương mại hàng hóa xuất khẩu thế giới giai đoạn 2010- 2020
Nguồn: WTO, World Trade Statistical Review 2021
Cơ cấu thương mại hàng hóa xuất khẩu giữa 2 năm 2000 và 2020 nhìn chung không có quá nhiều sự thay đổi Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn 2000 – 2020, cơ cấu
Hình II-11: Biểu đồ so sánh cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 2000 và 2020 thương mại hàng hóa xuất khẩu có khá nhiều biến động, đặc biệt trong giai đoạn 2010 –
2020 Nhóm hàng hóa nông sản gần như giữ nguyên tỉ trọng trong cả giai đoạn, dao động quanh mức 10% Tỉ trọng của nhóm hàng hóa nhiên liệu, khoáng sản trong cơ cấu thương mại hàng hóa thay đổi liên tục theo từng năm, từng giai đoạn Trong giai đoạn 2010 –
2013, tỉ trọng của nhóm hàng hóa này tăng dần Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài lâu, tỉ trọng của hàng hóa nhiên liệu, khai khoáng trong xuất khẩu hàng hóa quốc tế đã giảm tương đối nhiều từ năm 2014 đến năm 2020 Nhóm hàng hóa công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu thương mại hàng hóa xuất khẩu quốc tế và sự tăng giảm tỉ trọng của nhóm hàng hóa này ngược chiều với sự thay đổi tỉ trọng của nhóm hàng hóa nhiên liệu, khai khoáng.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu của thương mại hàng hóa xuất khẩu
2.2.1 Thứ nhất, biến động giá dầu thế giới
Kể từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 và cú sốc giá dầu năm 1979, biến động giá năng lượng và những tác động nhất định của nó lên nền kinh tế toàn cầu và giao dịch thương mại quốc tế đã trở thành một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Giá dầu tăng, sức mua của các nước nhập khẩu dầu mỏ suy giảm làm giảm nhu cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ thương mại khác và đồng thời hạn chế thương mại toàn cầu Trái lại, các nước xuất khẩu dầu sẽ có lợi ích về hoạt động xuất khẩu do giá dầu cao.
Sự tương quan giữa nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm và giá trị dầu mỏ được trao đổi sẽ tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa.
Hình II-13: Giá dầu thô thế giới giai đoạn 2000-2021 (Đơn vị : USD/thùng)
Nguồn: Statista, Average annual Brent crude oil price from 1976 to 2022 https://www.statista.com/statistics/262860/uk-brent-crude-oil-price-changes-since- 1976/
Giá dầu thô năm 2000 đã tăng mạnh lên mốc 28 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 1985 Điều này cùng một số yếu tố như tỉ lệ lạm phát thấp, các mặt hàng công nghệ
22 giảm giá và sức mạnh tương đối của đồng USD làm cho giá các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa nông sản và nhóm hàng hóa công nghiệp tiếp tục duy trì đà giảm Các nước xuất khẩu dầu đều ghi nhận hoạt động xuất khẩu tăng trưởng thêm 25% hoặc có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi tốc độ tăng trưởng toàn cầu Việc này đã làm cho tỉ trọng của nhóm hàng hóa nhiên liệu, khai khoáng năm 2000 tăng 6% so với năm 1999
Giai đoạn 2014-2016, kinh tế toàn cầu với cú sốc giá dầu lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Giá dầu giảm 70% là một trong ba sự suy giảm giá dầu lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai và kéo dài lâu nhất kể từ sự sụp đổ do nguồn cung năm
1986 Điều này làm giảm tỉ trọng của nhóm hàng hóa nhiên liệu, khai khoáng trong cơ cấu thương mại hàng hóa quốc tế Năm 2020, do tác động của dịch COVID-19, nhu cầu về trao đổi hàng hóa, dịch vụ giảm mạnh làm cho giá dầu giảm Trái lại, vì chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nên giá các mặt hàng thuộc nhóm hàng hóa nông sản và công nghiệp có xu hướng tăng Cơ cấu thương mại hàng hóa xuất khẩu thay đổi, cụ thể là tỉ trọng của nhóm hàng hóa nhiên liệu, khai khoáng giảm và tỉ trọng của nhóm hàng hóa nông sản và công nghiệp tăng nhẹ.
2.2.2 Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển cũng ảnh hưởng đến cơ cấu thương mại hàng hóa xuất khẩu Sự phát triển của các động cơ tiết kiệm nhiên liệu cùng với sự trỗi dậy của các phương tiện chạy bằng điện, các thiết bị năng lượng mặt trời làm giảm nhu cầu dầu khí thế giới Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh giúp tăng năng suất lao động, giá hàng hóa giảm giúp kích thích trao đổi hàng hóa công nghiệp Khoa học công nghệ phát triển giúp giá trị công nghệ trong hàng hóa tăng so với trước kia, giá trị hàng hóa cũng tăng theo Ngày nay, các nước cũng tăng chi tiêu R&D, việc này phản ánh nỗ lực nhằm thúc đẩy sáng tạo tri thức và tiến bộ công nghệ của các nước Các khoản đầu tư R&D trên thực tế giúp khuyến khích đổi mới sản phẩm và quy trình và cũng có thể chuyển tải những lợi ích vô hình để vượt qua các rào cản xuất khẩu Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của một số quốc gia có chi tiêu R&D lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức đều có tỷ trọng nhóm hàng hóa công nghiệp cao, chiếm phần lớn là hàng hóa công nghệ trung bình và công nghệ cao Năm 2022, Mỹ là quốc gia có chi tiêu R&D lớn nhất trên thế giới,với 679,4 tỷ USD, tiếp theo đó là Trung Quốc, Nhật Bản và Đức với khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển là 551,1 tỷ USD, 182,2 tỷ USD và 143,1 tỷ USD.
Hình II-14: Tỷ trọng hàng hóa công nghiệp xuất khẩu có công nghệ trung bình và công nghệ cao trong nhóm hàng hóa công nghiệp của một số quốc gia trên thế giới (2010-2019)
Nguồn: World Development Indicators https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators
2.2.3 Thứ ba, chính sách phát triển của các quốc gia
Các chính sách phát triển đất nước hay các biện pháp, đạo luật kinh tế của mỗi nước đều có ảnh hưởng nhất định đến thương mại hàng hóa xuất khẩu hàng hóa thế giới Các quốc gia ngày nay thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa công nghiệp và hạn chế sự gia tăng tỉ trọng của nhóm hàng hóa nhiên liệu – khai khoáng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa quốc tế Với việc hội nhập quốc tế sâu rộng, các chính sách nhằm giảm bớt hàng rào thuế quan và các hàng rào phi thuế quan ngày càng được các quốc gia áp dụng rộng rãi Theo thống kê, trong giai đoạn 2010 – 2021, mức thuế quan trung bình trên thế giới đã giảm từ 3,3% xuống chỉ còn 2,6% Tuy nhiên, cùng với việc toàn cầu hóa mở rộng, một số nền kinh tế lại xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Điển hình như cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới, Mỹ - Trung xảy ra vào năm 2018 Mức thuế nhập khẩu Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc tăng đến 20 – 30% đối với sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa công nghiệp như: pin năng lượng mặt trời, thép, máy giặt, … Về phía Trung Quốc, nước này áp dụng mức thuế 15 – 25% chủ yếu đối với hàng hóa nông nghiệp được nhập khẩu từ Mỹ
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Xã hội càng hiện đại thì việc trao đổi, mua bán giữa các quốc gia trên thế giới lại vô cùng quan trọng Thương mại quốc tế phát triển mạnh với cùng với sự tiến bộ của công nghiệp hóa, giao thông vận tải, toàn cầu hóa Dịch vụ cũng là một trong những ngành trọng điểm trong nền kinh tế, đem lại giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước
Bảng III-2: Quy mô kim ngạch xuất khẩu của thương mại dịch vụ quốc tế (tỷ
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Tỷ trọng (%)
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD
Hình III-15: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 – 2021 (%)
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD
Bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 –
2021 tăng nhanh từ 4020 tỷ USD lên 6070 tỷ USD (tăng 2050 tỷ USD) Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu đều tăng qua các năm nhưng không đồng đều Có thời kì lại suy giảm đó là vào năm 2015 và 2020 Tỷ trọng cũng có xu hướng tăng, cho thấy đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người được cải thiện
Giai đoạn 2010 – 2014: Kim ngạch xuất khẩu đều tăng dần qua các năm nhưng dao động không đồng đều Tốc độ tăng trưởng tăng trong thời kì 2010 – 2011 và sụt giảm vào năm 2012 (giảm 9,6% so với năm trước), rồi sau đó có dấu hiệu phục hồi, tăng dần lên ở các năm sau
Giai đoạn 2014 – 2021: Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ quốc tế có sự biến động khi năm 2015 sụt giảm 230 tỷ USD so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng/năm cũng vì thế mà giảm đi gần 4,5% Nhưng sau đó, lại tăng dần vào 2016-2019 (từ 1,6% lên 9,7%) Tuy nhiên, nền kinh tế đã cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng nặng nề vào năm
2020 khi giảm tới 1060 tỷ USD so với năm 2019, kéo theo đó là tốc độ tăng trưởng giảm tới 17% Có thể nói, từ trước đến nay, thế giới chưa từng đối mặt với lần suy giảm sâu đến
26 như vậy Với sự khủng hoảng là thế, nhưng từ bảng số liệu, chúng ta có thể nhìn thấy năm
2021 lại có sự thay đổi mới, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ quốc tế tăng từ 5190 tỷ USD lên 6070 tỷ USD (tăng 880 tỷ USD), và tốc độ tăng trưởng hàng năm cũng vì thế được phụ hồi và tăng lên 17% so với năm trước
1.2 Nguyên nhân sự tăng giảm của các giai đoạn
1.2.1 Thứ nhất, nền kinh tế thế giới có sự phát triển
Có thể nói, năm 2009 là năm “bi tráng” của nền kinh tế thế giới khi khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu Sự kiện này đã kéo theo hàng loạt sự đổ vỡ các hệ thống ngân hàng, tình trạng sụt giá chứng khoán, mất giá tiền tệ không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước Châu Âu Chính vì vậy, giai đoạn 2010-2014 có thể được coi là giai đoạn phục hồi nền kinh tế thế giới Các quốc gia đều nỗ lực chống chọi lại với “cơn bão”, tìm ra các chiến lược thích hợp để nhanh chóng khắc phục những hậu quả nghiêm trọng và phát triển đất nước Tuy nhiên, khi mới có sự khởi sắc thì vào năm
2012, nền kinh tế toàn cầu có sự suy giảm Châu Âu loay hoay tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng, kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng ì ạch Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng khá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cũng không giữ được
“phong độ” Gam màu chủ đạo của kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn là “xám tối”, dẫn đến thị trường hàng hóa, dịch vụ không ổn định, gây khó khăn trong xuất nhập khẩu Sau những cố gắng, nền kinh tế đã có dấu hiệu đáng mừng khi các năm sau đều có sự tăng trưởng
Tuy vậy, nền kinh tế toàn cầu lại một lần nữa chìm trong “u tối” khi vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng không những không tăng mà còn âm đến 4,5% Thị trường tài chính tiền tệ thế giới có nhiều biến động diễn biến khó lường với sự lên giá mạnh của đồng Đô la Mỹ Giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu lớn Không những vậy, sự đối đầu ngày càng nghiêm trọng giữa chủ nghĩa khu vực và hợp tác đa phương, gây bất lợi đến tiến trình toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế thế giới Những điều này vô hình chung kéo theo sự suy giảm của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
Từ năm 2016, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ có sự phục hồi nhanh chóng Tuy nhiên, vào cuối năm 2019, sự xuất hiện của đại dịch Covid19 đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế thế giới Đại dịch Covid19 đã tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới Những ca bệnh liên tục tăng cao, sự lây lan nhanh chóng dẫn đến việc giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn, các nước phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lan truyền.Chính điều này gây ra sự suy giảm giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ quốc tế Cụ thể hơn là tại Việt Nam, là đất nước có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trung Quốc đóng cửa biên giới đã khiến cho các ngành công nghiệp tư nhân tại Việt Nam bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng, nhiều lao động thất nghiệp, ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, lượng khách du lịch đến Việt Nam sụt giảm, đã khiến cho xuất khẩu dịch vụ thương mại tăng trưởng chậm Có thể nói, năm 2020 là một năm đầy sóng gió của nền kinh tế toàn cầu khi tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ âm tới 17%, điều chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế Với bao nỗ lực, cố gắng thì tình hình dịch bệnh cũng có dấu hiệu khả quan khi có sự ra đời của vaccine Các quốc gia bắt đầu nới lỏng giãn cách và tình hình kinh tế năm 2021 đã có sự phục hồi đáng kể, khi tốc độ tăng trưởng tăng lên tới 17%.
1.2.2 Thứ hai, thu nhập gia tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng dịch vụ cũng tăng, nhất là du lịch quốc tế
Hình III-16: Tổng GDP của thế giới giai đoạn 2000 – 2021 (tỷ USD)
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD
Khi nền kinh tế thế giới phát triển dẫn đến thu nhập của mỗi cá nhân cũng tăng lên theo từng thời kỳ Vào năm 2021 GDP thế giới đã tăng gấp gần 3 lần so với năm 2000. Con người cần được thỏa mãn cả về nhu cầu vật chất lẫn tinh thần Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào ngành du lịch trong và ngoài nước và tìm ra các cách để thu hút du khách Đặc biệt là sau đại dịch Covid19, ngành du lịch đã có sự khởi sắc rõ rệt khi chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Theo dự báo mới nhất trong báo cáo “Du lịch hướng tới 2030” vừa công bố tại kỳ họp thứ 19 của Đại hội đồng Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) diễn ra từ 08-14/10/2011 tại Hàn Quốc, lượng khách du
28 lịch quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên một cách vững chắc trong hai thập kỷ tới và đạt con số 1,8 tỷ vào năm 2030 Một số ngành dịch vụ khác như tài chính, bảo hiểm, logistics được con người quan tâm nhiều hơn vì chúng đáp ứng được những đòi hỏi, mong muốn ngày càng cao của con người trong bối cảnh xã hội công nghệ hiện đại ngày nay
1.2.3 Thứ ba, sự phát triển của khoa học công nghệ
Các sản phẩm dịch vụ đều vô hình, do vậy người ta không thể biết được chất lượng của dịch vụ trước khi tiêu dùng chúng Khi chưa có sự phát triển của công nghệ, dịch vụ rất khó để quảng bá đến người mua trong và ngoài nước Mà chất lượng của dịch vụ cũng khó đánh giá vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm mua bán dịch vụ đó. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khiến cho việc thương mại hóa dịch vụ quốc tế trở nên đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có internet, giúp người mua thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm thông tin về dịch vụ nào đó như du lịch, giáo dục, y tế,… Nếu một quốc gia nào đó có chất lượng dịch vụ tốt, thì người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng các loại hình dịch vụ đó để phục vụ cho cuộc sống Mặt lợi của công nghệ đó là giúp con người có thể dễ dàng kết nối với nhau, thậm chí là ở khoảng cách rất xa Tận dụng những cơ hội của thời đại, chính vì thế, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ngày càng phát triển và có xu hướng tăng lên
1.2.4 Thứ tư, xu thế tự do hóa thương mại và mở cửa dịch vụ của các nước
Cơ cấu xuất nhập khẩu
Hiện nay, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của kinh tế thế giới Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ được chia làm 3 nhóm chính: dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác.
Hình III-17: Cơ cấu xuất khẩu thương mại dịch vụ quốc tế 2010 –2021 (%)
Hình III-18: Cơ cấu xuất khẩu thương mại dịch vụ quốc tế năm 2000 và 2020 (%)
Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/TX.VAL.TRAN.ZS.WT https://data.worldbank.org/indicator/TX.VAL.TRVL.ZS.WT
Biểu đồ trên đây cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế năm
2000 và 2020 ở các lĩnh vực chính Tỷ trọng dịch vụ du lịch và vận tải quốc tế năm 2010 có sự suy giảm so với năm 2000 Điều này dẫn đến sự tăng lên tỷ trọng các dịch vụ khác vào năm 2020 so với năm 2000 trong cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế.
Dịch vụ du lịch quốc tế có sự thay đổi đáng kể khi năm 2000 chiếm tỷ trọng 29% cơ cấu thương mại dịch vụ nhưng năm 2020 chỉ còn chiếm 13% Đó là sự sụt giảm nghiêm trọng khi giảm tới 16% Tuy nhiên, biểu đồ cũng cho thấy giai đoạn 2010 – 2021 thì dịch vụ du lịch quốc tế vẫn là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong thương mại dịch vụ quốc tế
Tỷ trọng dịch vụ vận tải quốc tế có sự suy giảm giữa năm 2000 và 2020 nhưng không đáng kể, cụ thể năm 2020 giảm 2% so với năm 2000 (từ 22% giảm còn 20%) Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2021 dịch vụ vận tải quốc tế có xu hướng giảm nhẹ qua các năm
Cả hai lĩnh vực dịch vụ du lịch và vận tải quốc tế đều giảm dẫn đến tỷ trọng các dịch vụ khác có xu hướng tăng lên Năm 2000 tỷ trọng các dịch vụ khác chiếm 49% cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế nhưng đến năm 2020 đã chiếm 67% (tăng 18%) Tỷ trọng các dịch vụ khác có xu hướng tăng lên qua các năm vào giai đoạn 2010-2021, khi năm
2010 chiếm 51,0% nhưng đến năm 2021 thì đã chiếm 64,9%
2.2.1 Đối với tỷ trọng dịch vụ du lịch
Du lịch chính là liều thuốc tốt nhất để tạm thời ngắt kết nối với cuộc sống bình thường hàng ngày Xã hội ngày càng phát triển, vô hình chung đã khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là stress, chán nản Họ không chỉ cần được thỏa mãn về nhu cầu vật chất mà còn cả về tinh thần Cùng với mức thu nhập tăng lên, các hoạt động vui chơi, giải trí được con người tìm đến nhiều hơn sau một ngày dài lao động Chính vì vậy, du lịch trong và ngoài nước hiện nay rất được chú trọng đầu tư vì rất có tiềm năng phát triển Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, mang lại thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau Việc du lịch càng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự ra đời của công nghệ hiện đại Các chiến dịch thương mại, quảng bá hình ảnh về một địa điểm nào đó cũng tốn ít chi phí hơn và dễ truyền tải hơn đến với khách du lịch cả trong và ngoài nước Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính có kết nối internet, thì cho dù là ở bất kì khoảng cách nào, con người cũng có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm mọi thông tin mình muốn Khách du lịch có thể đọc những lời đánh giá, nhận xét, hay xem những video về nơi họ cần đến và việc đặt vé cũng không phải việc làm gì quá khó khăn khi mà chúng ta chỉ cần làm việc này trên các ứng dụng online
Không thể phủ nhận, du lịch quốc tế rất có tiềm năng phát triển nhưng nền kinh tế thế giới đã phải đối diện với sự khủng hoảng trầm trọng khi chứng kiến năm đại dịch Covid kinh hoàng đỉnh điểm vào cuối năm 2019 kéo dài đến năm 2020 Không chỉ ngành du lịch quốc tế giảm sút mà tất cả các ngành khác cũng có xu hướng giảm vì thực hiện chính sách giãn cách xã hội, cách ly giữa người với người, nhà với nhà Điều này đã khiến cho việc sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trở nên khó khăn vì nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh khó lường Sự lây lan nhanh chóng ra toàn cầu của covid19 đã dẫn đến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới, cấm xuất nhập cảnh, đồng nghĩa với việc tỷ trọng du lịch quốc tế giảm sút trong cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế
2.2.2 Đối với tỷ trọng dịch vụ vận tải
Mặc dù thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán trực tuyến được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ thay thế dần thương mại truyền thống, dần trở thành một kênh phân phối ngày càng quan trọng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người
32 tiêu dùng, thúc đẩy mua sắm trực tuyến, nhưng nền kinh tế toàn cầu có sự biến đổi nhất định Việc dịch vụ vận tải có phát triển hay không phụ thuộc vào lượng cầu, hoạt động sản xuất và xuất khẩu, làm cho lĩnh vực này dễ bị ảnh hưởng Vì thế, giá vận tải cũng biến động theo thời gian Nền kinh tế giai đoạn 2010-2021 trải qua nhiều khó khăn vì đang trong quá trình phục hồi sau năm 2009 - khủng hoảng kinh tế toàn cầu Sự bùng phát nhanh chóng của dịch covid19 đã mang lại thách thức chưa từng có, làm cho dịch vụ vận tải năm 2020 bị tác động đáng kể Các nước đóng cửa biên giới, nhất là tại các nước lớn như Trung Quốc và Mỹ, đã tác động to lớn đến những nước xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thực hiện giãn cách xã hội đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu khó lưu thông, dẫn đến việc trì trệ, giảm tỷ trọng
Dịch bệnh covid19 trong năm 2020 vẫn còn có nhiều diễn biến phức tạp, dẫn đến nhu cầu dịch vụ cũng có xu hướng chững lại Khi phải thực hiện giãn cách xã hội giữa người với người, nhà với nhà, thì việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, thử thách Chính sự cản trở này khiến việc sản xuất bị ngưng trệ, thậm chí là thiếu nguồn nhân lực, dẫn đến việc thiếu mặt hàng sẵn có để lưu thông Ngoài ra, giá xăng dầu trên thế giới tăng giảm không ổn định cũng đã tác động đáng kể đến ngành dịch vụ vận tải
2.2.3 Đối với tỷ trọng các dịch vụ khác
Thứ nhất, do sự phát triển của khoa học công nghệ.
Hiện nay, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của nền kinh tế thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống và tăng tỉ trọng các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, nhất là thông tin – viễn thông – máy tính Khi chưa có sự xuất hiện của công nghệ, con người phải trao đổi hàng hóa, sản phẩm một cách trực tiếp nhưng mọi thứ đã trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều trong thời kỳ 4.0 hiện nay Các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistic và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác ngày càng phát triển vì có thể làm việc trực tuyến và quản lý dữ liệu tốt hơn Cuộc cách mạng công nghệ đã thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác Ví dụ, trong ngành y tế, nhờ các ứng dụng hiện đại, các bệnh viện dễ dàng quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án, với sự trợ giúp của các robot đã thực hiện được nhiều ca mổ thành công Ngoài ra, ngân hàng số, giáo dục số phát triển góp phần giúp ngành dịch vụ thích ứng tốt hơn và phù hợp hơn với bối cảnh phát triển mới của thế giới, đặc biệt là dịch COVID-19 Khi phải thực hiện giãn cách xã hội thì phương thức làm việc trực tuyến từ khoảng cách xa chính là lựa chọn tốt nhất
Thứ hai, do các dịch vụ khác trở nên thiết yếu đối với nền kinh tế.
Một số ngành dịch vụ hình thành các sản phẩm dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như dịch vụ y tế, bảo hiểm đã góp phần phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn đáp ứng nhu cầu của con người như mua sắm, đi lại, ăn ở,… Xã hội càng hiện đại, đồng nghĩa với việc con người cần được thỏa mãn và đòi hỏi nhiều hơn Cùng với mức thu nhập có xu hướng tăng lên, các loại hình dịch vụ như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ nhà hàng, dịch vụ hàng không đã trở thành một trong những phần không thể thiếu trong cuộc sống con người ngày hôm nay.Chính vì vậy, các loại hình dịch vụ khác có cơ hội phát triển nhanh hơn trước.
Tình hình xuất khẩu một số dịch vụ
Hình III-19: Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch/ tổng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu giai đoạn 2010 - 2021
Trade Map - List of exported services for the selected service (All services)
Trong dài hạn dịch vụ du lịch quốc tế có sự tăng trưởng nhanh và ổn định Sau gần một thập kỷ, doanh thu du lịch quốc tế đã tăng từ 944 tỷ USD năm 2010 lên 1471 tỷ USD vào năm 2019 (tăng gần 60%) Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn “chí mạng” đến ngành du lịch thế giới Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc đóng cửa, hạn chế nhập cảnh và giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 điều này khiến cho doanh thu du lịch quốc tế toàn cầu giảm khoảng hơn 62% vào năm 2020 so với năm 2019 khi giảm đến 924 tỷ USD – mức sụt giảm lớn nhất trong lịch sử
Trái ngược với xu hướng tăng của doanh thu thì tỷ trọng của du lịch quốc tế trong tổng xuất khẩu dịch vụ quốc tế có khuynh hướng giảm đều, giảm nhẹ trong một số giai đoạn, như giai đoạn 2010-2011 giảm 0,12%; giai đoạn 2013-2014 giảm 0,67%; giai đoạn
2016-2017 giảm 1,85% và dưới tác động của đại dịch COVID-19 đã giảm sâu xuống 12,85% năm 2020, đến năm 2021 tuy có sự kiểm soát của vaccine khiến xuất khẩu dịch vụ du lịch cải thiện nhưng vẫn sụt giảm 0,67% Có thể thấy trước khi đại dịch COVID –
19 bùng nổ thì dịch vụ du lịch quốc tế vẫn chiếm vị thế mũi nhọn trong phát triển thương mại dịch vụ quốc tế, khi chiếm tỷ trọng gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Nguyên nhân của xu hướng này là nhờ mức sống của con người ngày càng được nâng cao và nhu cầu du lịch khám phá lớn, ngành dịch vụ du lịch ngày càng phát triển, được xem là
“ngành công nghiệp không khói”, ít bão hòa nên được chú trọng đầu tư
Giai đoạn 2010 – 2019 được đánh giá là giai đoạn tăng trưởng bền vững của du lịch quốc tế Sự phát triển nhanh chóng của du lịch quốc tế có được nhờ tác động tích cực của nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cụ thể là:
Môi trường kinh tế phát triển, kết hợp sự thay đổi vừa phải trong tỷ giá hối đoái cũng như tỷ lệ lãi suất thấp, nâng cao thu nhập, đời sống, đồng thời gia tăng khả năng chi trả cho những chuyến du lịch ngoài biên giới của người dân, từ đó thúc đẩy nhu cầu du dịch quốc tế toàn cầu
Dịch vụ hàng không phát triển cùng với sự gia tăng của các đường bay quốc tế và sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không giá rẻ đã làm giảm đáng kể chi phí di chuyển của các chuyến du lịch quốc tế, mở rộng cơ hội phát triển của du lịch quốc tế
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo AI, góp phần đa dạng hóa trải nghiệm của du khách, mang lại những chuyến du lịch tối ưu, vừa phong phú về trải nghiệm, vừa tiết kiệm về chi phí Đồng thời, sự phát triển của công nghệ kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch quốc tế phát triển
Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, tính đến năm 2020 đã có 140/164 thành viên WTO cam kết mở cửa thị trường đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch Nhiều nước có chính sách miễn visa nhập cảnh đối với khách du lịch từ các nước nhất định Mặt khác, nhờ có sự tiến bộ của công nghệ, thủ tục làm visa đi nước ngoài cũng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn với visa điện tử
Giai đoạn cuối năm 2019 - năm 2020, dưới những tác động tiêu cực của đại dịchCOVID-19, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm hơn 1 tỷ lượt người so với năm 2019(Theo World Bank), kéo theo doanh thu xuất khẩu dịch vụ giảm gần 1000 tỷ USD, mức lỗ gấp gần 11 lần so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 Theo UNWTO, với hơn32% tống số điểm du lịch trên toàn cầu đóng cửa hoàn toàn với khách du lịch quốc tế vào cuối năm 2020, lượng du khách quốc tế tiếp tục giảm khoảng 85% trong quý 1 năm 2021 so với cùng kỳ năm 2019
Vào năm 2021, trước đó UNWTO đã vạch ra các kịch bản cho dịch vụ du lịch quốc tế, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch sẽ được phục hồi vào cuối năm 2020 nhưng vẫn sẽ thấp hơn 67% so với năm 2019 Thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch đã tăng trưởng lại trong năm 2021 nhưng rất nhẹ, còn tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ du lịch so với tổng xuất khẩu dịch vụ vẫn tiếp tục giảm Với kim ngạch tăng thêm
51 tỷ USD (thấp hơn năm 2019 gần 60%) và tỷ trọng giảm 0,67% Sự tăng trưởng này là điều rõ ràng khi vào năm 2021 với sự xuất hiện của vaccine COVID 19, các nước đã có thể nới lỏng vấn đề đóng cửa ngành dịch vụ du lịch Nhằm bù lỗ cho những tổn thất to lớn trước đó, nhiều quốc gia còn ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ ngành du lịch quay trở lại, chào đón các du khách trong và ngoài nước
3.2.1 Biến động trong tổng xuất khẩu dịch vụ vận tải
Hình III-20: Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải/ tổng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu giai đoạn 2010 - 2021
Trade Map - List of exported services for the selected service (All services)
Sau hơn một thập kỷ, tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế tăng chậm và có sự biến động lên xuống thất thường Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế