Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển giữa Công ty Damascushers và Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà NộiBả
Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quốc tế giữa Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội
Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển giữa Công ty Damascushers và Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội
và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển giữa Công ty Damascushers và Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội
Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, theo đó người mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và người bảo hiểm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “bảo hiểm” được sử dụng chung cho cả hai loại hình: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Theo Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là một trong các nghiệp vụ thuộc bảo hiểm phi nhân thọ. Để đi đến khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quốc tế, trước hết cần phải hiểu khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải Theo quy định tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật Hàng hải 2015:
Từ quy định trên, có thể rút ra được định nghĩa hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và
Pháp lu ậ t kinh doanh quốc tế
Bài t ậ p tình hu ố ng PLKDQT - Cô Minh…
15 case - cô Nguy ễ n Minh H ằ ng
VỞ GHI PLU410 - vở ghi
Câu h ỏ i ôn t ậ p tr ắ c nghi ệ m môn Lu ậ t…
Bai tap Luat Ngan sach Nha nuoc
5 người bảo hiểm, theo đó người mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm còn người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm trong suốt quá trình được bảo hiểm
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế bản chất là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận chuyển Vì vậy, ngoài hai chủ thể chủ yếu là doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển còn liên quan đến nhiều bên khác như bên được bảo hiểm, người vận chuyển, người nhận ủy thác hàng hóa, người giao nhận kho vận,
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM SHB – VINACOMIN
Trụ sở chính: Số 1C Tuổi Trẻ, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (84-4) 3793 1111 - Fax: (84-4) 3793 1155 - Email: info@svic.vn
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA HÀNG HẢI
Hợp đồng số 0028/11/H02/04-NV3 Tên Người được bảo hiểm: CÔNG TY DAMASCUSHERS
Số tiền được bảo hiểm: 110%CIF: 77.000 USD
Tàu hoặc Phương tiện vận chuyển: MVL BUXLAGOON V.1129R
Từ: Hải Phòng, Việt Nam Đến: Tartous, Syria Chuyển tải: Được phép Đối tượng được bảo hiểm
HÀNG ĐƯỢC BẢO HIỂM: TRÀ ĐEN VIỆT NAM STD 3983
TỔNG TRỌNG LƯỢNG TỊNH: 35.000.00 KGS
THEO HỢP ĐỒNG SỐ: 01FG-KAB/11 NGÀY 06/07/2021
TÍNH CHẤT ĐÓNG GÓI: BAO GIẤY TRONG CONTAINER
"LƯU Ý" HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VẬN CHUYỂN PHẢI ĐƯỢC BẢO HÀNH TOÀN BỘ CHO CÁC RỦI RO P&I BỞI MỘT TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ (HOẶC
BT HK18 - Bài t ậ p hóa hk18 nbk
TƯƠNG ĐƯƠNG) HỘI BẢO HIỂM P&I Được định giá theo cùng Số tiền bảo hiểm Điều kiện: Theo các Điều khoản sau theo mặt sau của hợp đồng này và/hoặc đính kèm
BỘ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN – ĐIỀU KIỆN "C" ICC 1.1.81 CỦA LLOYD'S LONDON ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA LIÊN QUAN ĐẾN ISM ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA LIÊN QUAN ĐẾN ISPS THANH TOÁN PHÍ BẢO HIỂM SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY 30/07/2021 Được bảo đảm vận chuyển dưới boong tàu nếu không được chỉ định hoặc vận chuyển trong container
Tỷ lệ: theo thỏa thuận Phí bảo hiểm: VAT:
Trong trường hợp tổn thất hoặc thiệt hại có thể liên quan đến khiếu nại theo bảo hiểm này, sẽ không có khiếu nại nào được chấp nhận trừ khi thông báo giám sát ngay lập tức được đưa ra và Báo cáo giám định nhận được từ hoặc với sự chấp thuận của:
Cơ quan Hàng hải & Vận tải SyriaP.O.Box
Khiếu nại, nếu có, phải trả tại: Tartous, Syria Bởi: SVIC HA NOI Đăng ký: Hà Nội, Việt Nam Ngày: 20/07/2021
NGƯỜI BẢO LÃNH CÓ THỂ
BƯU HOẶC CÁC BÊN THỨ
Trong mọi trường hợp, người được bảo hiểm và đại lý của họ
Người được bảo hiểm được yêu cầu đọc Hợp đồng bảo hiểm này và nếu hợp đồng không chính xác, hãy trả lại ngay lập tức để sửa đổi.
TÀI LIỆU KHIẾU NẠI Để các yêu cầu bồi thường được giải quyết nhanh
Chúng tôi CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM SHB VINACOMIN (sau đây gọi là Người bảo hiểm) theo đây đồng ý xem xét việc thanh toán phí bảo hiểm bởi hoặc nhân danh Người được bảo hiểm cho chúng tôi như một thỏa thuận để bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về chi phí trong phạm vi và thời hạn quy định tại đây. ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG những người ký tên dưới đây đã4 có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu tổn thất và để đảm bảo rằng các quyền đối với Người được bảo hiểm, Người được bảo lãnh hoặc các bên thứ ba khác được bảo toàn và thực hiện một cách thích hợp Đặc biệt, người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ được yêu cầu:
1 Khiếu nại ngay người vận chuyển, Cảng vụ hàng hải hoặc Người gửi hàng khác về bất kỳ kiện hàng nào bị thất lạc
2 Trong mọi trường hợp, trừ trường hợp có kháng nghị bằng văn bản, không được trả lại hàng nếu hàng hóa ở tình trạng đáng ngờ
3 Khi vận chuyển được thực hiện bằng container, đảm bảo rằng container và niêm phong đã được kiểm tra
Nếu container được giao bị hư hỏng hoặc niêm phong bị hỏng hoặc mất hoặc có niêm phong khác với quy định trong chứng từ vận chuyển, hãy ghi vào biên lai giao hàng một cách phù hợp và giữ lại tất cả các niêm phong bị lỗi hoặc thông thường để nhận dạng sau này
4 Yêu cầu giám định ngay cho chóng, Người được bảo hiểm hoặc Đại lý của họ nên nộp ngay tất cả các tài liệu hỗ trợ sẵn có, bao gồm:
1 Hợp đồng gốc hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm
2 Bản chính hoặc bản sao vận đơn vận chuyển, cùng với thông số kỹ thuật vận chuyển và/hoặc ghi chú trọng lượng
3 Bản gốc Hối phiếu chuyển phát và/hoặc hợp đồng vận chuyển khác
4 Báo cáo giám định hoặc bằng chứng tài liệu khác để chỉ ra mức độ mất mát hoặc thiệt hại
5 Báo cáo dỡ hàng và ghi chú trọng lượng tại cảng dỡ hàng và nơi đến cuối cùng
6 Thư từ trao đổi với Người vận ký tên của họ và thay mặt cho Người bảo hiểm
5 người vận chuyển đại diện người nhận hàng khác nếu bất kỳ mất mát, hư hỏng nào không thể hiện rõ tại thời điểm nhận hàng
5 Thông báo bằng văn bản cho Người vận chuyển hoặc
Người gửi hàng khác trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng
Nếu mất mát hoặc hư hỏng không rõ ràng tại thời điểm nhận hàng
Lưu ý: người nhận hàng hoặc đại lý của họ nên tự làm
Quen thuộc với các quy định của chính quyền cảng tại cảng dỡ hàng chuyển và các Bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất hoặc thiệt hại
7 Các tài liệu khác theo yêu cầu của Người bảo hiểm.
Các Điều khoản và Xác nhận đính kèm là một phần của Hợp đồng này.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế giữa Công ty Damascushers và Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội có mối quan hệ mật thiết với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa Công ty Damascushers và Công ty TNHH Trà Đen Trong hợp đồng, bên bảo hiểm là Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội, với điều kiện thương mại áp dụng trong trong hợp đồng là điều kiện CIF bên tham gia bảo hiểm là Công ty TNHH Trà Đen (bên xuất khẩu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) và người được bảo hiểm là Công ty Damascushers (bên nhập khẩu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).
Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế giữa Công ty Damascushers và Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội
Theo thông tin được nêu trên hợp đồng, chủ thể của hợp đồng bảo hiểm hàng hoá hàng hải này bao gồm:
Bên bảo hiểm: Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm SHB – Vinacomin Địa chỉ: Số 1C Tuổi Trẻ, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Quang Thương – Giám đốc
Bên được bảo hiểm: Công ty Damascushers (DAMASCUSHERS CO) Địa chỉ: Damascus, Syria
Hợp đồng có hiệu lực khi và chỉ khi các chủ thể tham gia hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể, gồm năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự để giao kết và thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Phần dưới đây sẽ đưa ra nhận xét về tính hợp pháp của các chủ thể hợp đồng Để xem xét về điều kiện chủ thể của bên bảo hiểm là công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội, là công ty thành viên thuộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm SHB –VINACOMIN cần dựa trên pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể trong các văn bản Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Bộ luật Dân sự năm 2015, Công ty này đã được Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 56 GP/KDBH ngày 10/12/2008 với mã số thuế là 0103085460 Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thông tin về công ty trên hợp đồng trùng khớp với thông tin được đăng ký trên cổng thông tin quốc gia
Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005: “
” Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội là một doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, có đăng ký kinh doanh nên có đủ tư cách pháp lý được coi là thương nhân.
Về năng lực pháp lý của chủ thể, theo Điều 86 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015: “
” Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội đã7 đăng ký hoạt động từ 2008 và được cơ quan nhà nước cho phép kinh doanh nên có năng lực dân sự bắt đầu từ thời điểm đó.
Như vậy, bên bảo hiểm là một chủ thể hợp pháp.
Bên được bảo hiểm là công ty Damascushers (DAMASCUSHERS CO), trụ sở chính của công ty có địa chỉ tại Damascus, Syria Vì hợp đồng bảo hiểm hàng hóa mà nhóm đang nghiên cứu có mối liên hệ mật thiết với Hợp đồng mua hàng hóa giữa công ty TNHH Trà Đen và Công ty Damascushers, dựa trên những thông tin và địa chỉ trong hợp đồng mua bán hàng hóa để tra cứu những thông tin trên website, công ty đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và công nhận thành lập hợp pháp theo pháp luật Syria.
Có thể kết luận rằng các chủ thể trong hợp đồng đều đã đăng ký kinh doanh và được công nhận hợp pháp theo pháp luật của Việt Nam và Syria Ngoài ra, trụ sở chính của hai bên được đặt ở hai quốc gia khác nhau: trụ sở chính của bên bảo hiểm ở Việt Nam và bên được bảo hiểm ở Syria
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 :
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Người đại diện theo pháp luật của bên bảo hiểm là ông Nguyễn Quang Thương – Giám đốc Căn cứ theo khoản 2 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020:
” Vậy ông Nguyễn Quang Thương là đại diện theo pháp luật hợp pháp của bên bảo hiểm và có đủ thẩm quyền để giao kết và ký kết hợp đồng bảo hiểm này
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại hợp đồng mở sẵn, tùy thuộc, hợp đồng mẫu được đưa ra bởi bên bảo hiểm (Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội) nên để phân tích điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng này sẽ được dựa trên cơ sở pháp lý là luật Việt Nam.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Theo quy định tại Điều này, nội dung hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Các quy định giải quyết tranh chấp;
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Có thể thấy, trong Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế giữa Công ty Damascushers và Công ty bảo hiểm SHB Vinacomin Hà Nội đã có đầy đủ các nội dung trên và những nội dung này trong hợp đồng cũng hoàn toàn hợp pháp Cụ thể, chúng ta có thể dựa vào đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng này Đối tượng trong hợp đồng là dịch vụ bảo hiểm hàng hóa hàng hải Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 43/2009/NĐ-CP thì dịch vụ bảo hiểm hàng hải không nằm trong các danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, bạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Vậy dịch vụ trên đủ điều kiện trở thành đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế Đối tượng được bảo hiểm là Trà đen Việt Nam STD 3983 Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì Trà đen không nằm trong danh sách hàng hóa bị cấm hay hạn chế kinh doanh, nên đủ
9 điều kiện trở thành đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng Ngoài ra, Trà đen Việt Nam đáp ứng yêu cầu và điều kiện hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam, căn cứ theo Điều 10 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Phụ lục I kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP Do đó, đối tượng của hợp đồng và đối tượng bảo hiểm của hợp đồng này hoàn toàn hợp pháp
Mục đích của hợp đồng là cung ứng dịch vụ bảo hiểm hàng hải đối với sản phẩm Trà Đen Việt Nam STD 3983 là hợp pháp và không trái đạo đức xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015
Dựa trên căn cứ pháp lý khoản 3 Điều 303 Bộ luật Hàng hải năm 2015, hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được lập thành văn bản.
Có thể kết luận hình thức hợp đồng trên là hợp pháp Đây là hợp đồng bảo hiểm được ký kết bằng hình thức văn bản do bên bảo hiểm soạn thảo theo tính chất là hợp đồng mở sẵn, tùy thuộc, có chữ ký và đóng dấu xác nhận của đại diện bên bảo hiểm.
Ký kết trên cơ sở tự nguyện, có chữ ký và dấu đỏ hợp pháp Đồng thời, ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng là ngôn ngữ phổ biến và thống nhất - Tiếng Anh.
Rà soát các điều khoản trong hợp đồng và những rủi ro pháp lý trong các quy định của hợp đồng có thể xảy ra
Điều khoản về thông tin các bên trong hợp đồng
Trong hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế nói chung cũng như hợp đồng bảo hiểm nói riêng, thông tin về các bên chủ thể là nội dung tất yếu của hợp đồng. Tại mục này, các bên cần ghi nhận những thông tin cơ bản sau: Tên đầy đủ của chủ thể giao kết (trong trường hợp chủ thể là tổ chức thì ghi thêm thông tin về người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó); Địa chỉ liên hệ; Số điện thoại liên hệ; Email; Một số thông tin khác tùy vào tính chất của hợp đồng.
Một hợp đồng chỉ được xác lập khi có từ hai bên tham gia thỏa thuận và xác lập Do đó, các thông tin về các bên chủ thể của hợp đồng là cơ bản và bắt buộc phải có để phục vụ mục đích cho việc thực hiện hợp đồng sau này, đặc biệt trong trường hợp có khiếu nại, tranh chấp Các thông tin đó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu Ngoài ra, cần lưu ý, thông tin về chủ thể giao kết hợp đồng cần ghi chính xác để tránh phải xác minh khi giải quyết tranh chấp. Ở đây, trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội đã có đề cập đến thông tin của các bên Cụ thể, trước hết về thông tin của bên bảo hiểm - Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội Các thông tin được đưa ra ở đây bao gồm: tên chính thức đầy đủ của công ty; Địa điểm trụ sở chính; Số điện thoại liên hệ; Fax; Email Có thể thấy các thông tin của bên Công ty Bảo hiểm SHB Vinacomin Hà Nội được cung cấp khá đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và chính xác, thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng sau này Đặc biệt là khi xảy ra các tranh chấp, khiếu nại bên được bảo hiểm có thể dễ dàng dựa và các thông tin trên để tìm kiếm số tổng đài hoặc đến trụ sở của công ty bảo hiểm để được giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, về phía bên được bảo hiểm - Công ty Damascushers, các thông tin được đưa ra còn chưa đầy đủ Cụ thể chỉ mới có thông tin về tên công ty và địa điểm của công ty Các thông tin cơ bản còn thiếu là số điện thoại liên hệ và địa chỉ email Hơn nữa, thông tin về địa điểm của công ty cũng chưa thực sự rõ ràng, cụ thể mà chỉ mới ghi chung chung tên của một thành phố ở Syria Các thông tin về bên được bảo hiểm là cơ sở để bên bảo hiểm xác nhận xem bên được bảo hiểm có đúng như mình chỉ định không, tránh việc nếu xảy ra tranh chấp sẽ không có các thông tin cơ bản để giải quyết Vì vậy, việc thiếu các thông tin cơ bản của bên được bảo hiểm có thể dẫn đến các hậu quả phát sinh đáng kể cũng như gây ra sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng.
Điều khoản về đối tượng được bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm nói chung là những đối tượng chịu rủi ro trực tiếp và có quyền lợi được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản như sau: Đối tượng bảo hiểm là nội dung quan trọng cần phải có trong bảo hiểm do đối tượng bảo hiểm là yếu tố quan trọng xác định sự kiện bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Vì vậy, các bên nên ghi rõ đối tượng của hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng mà các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lượng… đối tượng của hợp đồng.
Xét trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội đã có một điều khoản riêng về đối tượng của hợp đồng Trong đó tên của đối tượng được bảo hiểm đã được ghi rõ ràng, cụ thể đi kèm theo xuất xứ và chủng loại Ngoài thông tin về tên đối tượng, trong hợp đồng còn đề cập đến số lượng qua các thông tin như tổng trọng lượng, tổng trọng lượng tịnh, số lượng bao giấy,… và tính chất đóng gói của mặt hàng trà đen Nhìn chung, có thể nói các thông tin về đối tượng được bảo hiểm được đưa ra khá đầy đủ, chi tiết đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận sau này và hạn chế được các khả năng xảy ra rủi ro pháp lý.
Điều khoản về số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà người được bảo hiểm kê khai và được người bảo hiểm chấp nhận Theo Điều 41 mục 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10,
Số tiền bảo hiểm là điều khoản quan trọng cần phải có trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển để giúp xác định số tiền mà bên mua bảo hiểm sẽ yêu cầu bảo hiểm cho hàng hóa của mình Do đó, người được bảo hiểm cần phải ghi rõ ràng số tiền bảo hiểm để đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của bên bảo hiểm.
Trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là Công tyDamascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội đã có đề cập đến thông tin của số tiền bảo hiểm Cụ thể, số tiền bảo hiểm mà công ty Damascushers yêu cầu Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội bảo hiểm cho hàng hóa của mình là 110% CIF, tức 77.000 USD Số tiền bảo hiểm này hoàn toàn phù hợp với điều kiện CIF, đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng diễn ra đúng thỏa thuận và hạn chế khả năng dẫn đến các rủi ro pháp lý.
Điều khoản về phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm chính là việc các doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho người bảo hiểm khi xảy ra rủi ro Chỉ những tổn thất, thiệt hại gây ra bởi những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thì mới phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và khi đó người bảo hiểm mới giải quyết bồi thường.
Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm Nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Trong điều khoản “C” ICC 1.1.82 của Lloyd’s London đã liệt kê một số rủi ro được bảo hiểm như cháy hay nổ, tàu hay thuyền bị mắc cạn, đắm hoặc lật, phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh, tàu, thuyền hay phương tiện vận chuyển đâm va hoặc va chạm với bất kỳ vật thể nào bên ngoài, không kể nước, dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn, hy sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu.
Bên cạnh những quy định thuộc điều khoản “C” ICC 1.1.82 của Lloyd’s London thì trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội còn đề cập đến một lưu ý, đó là hợp đồng bảo hiểm vận chuyển phải được bảo hành toàn bộ cho các rủi ro P&I bởi một tập đoàn quốc tế (hoặc tương đương) hội bảo hiểm P&I Như vậy, hợp đồng bảo hiểm vận chuyển đã mở rộng phạm vi rủi ro, cụ thể là trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở
Hợp đồng bảo hiểm là sự thể hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm, vì vậy việc quy định điều khoản bảo hiểm rõ ràng, liệt kê chi tiết những rủi ro được bảo hiểm là cơ sở để xác định phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm nói chung, phạm vi rủi ro nói riêng đã làm tăng tính chi tiết, chặt chẽ cho hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là
Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội, làm cơ sở để xác định ý thức thực hiện hợp đồng bảo hiểm của hai bên cũng như trách nhiệm bảo hiểm của Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội.
Điều khoản về mức phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán
Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí đầy đủ, nếu có xảy ra sự cố gì thì bên bảo hiểm có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm cho bên tham gia
Trong khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, mức phí bảo hiểm phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm giữa các bên tham gia Mức phí này thường được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải thanh toán trước khi bản hợp đồng có hiệu lực.
Trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội đã có điều khoản
“Premium” kèm theo điều khoản về “VAT” thể hiện mức phí bảo hiểm Đồng thời, trong hợp đồng cũng có chỉ rõ việc thanh toán mức phí bảo hiểm sẽ được thực hiện trước ngày 30/07/2021
Quan sát trong hợp đồng, ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trên là ngày tàu xuất cảng 20/07/2021, việc quy định thời hạn thanh toán mức phí bảo hiểm đến trước ngày30/07/2021 cũng có thể gây ra một số rủi ro cho bên bảo hiểm là Công ty Bảo hiểm SHB– Vinacomin Hà Nội nếu như bên mua bảo hiểm không thanh toán hoặc thanh toán chậm phí bảo hiểm Giả sử từ ngày 20/07/2021 đến ngày 30/07/2021, tàu đang di chuyển trên biển thì gặp rủi ro xảy ra sự kiện bảo hiểm, trong thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực, vậy công ty bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty được bảo hiểm cho dù đã nhận được đầy đủ khoản phí bảo hiểm từ bên mua bảo hiểm đóng hay chưa.
Điều khoản về trách nhiệm của bên được bảo hiểm
Phần cuối của hợp đồng nêu chi tiết về trách nhiệm pháp lý của bên được bảo hiểm và đại lý của họ để giảm nhẹ tổn thất Bên cạnh những quy định có tính tường đồng với điều kiện “C” ICC 1.1.82 của Lloyd’s London thì trong hợp đồng bảo hiểm còn quy định về một số trách nhiệm cụ thể của bên được bảo hiểm để
14 giảm nhẹ tổn thất như: Khiếu nại ngay người vận chuyển, Cảng vụ hàng hải hoặc Người gửi hàng khác về bất kỳ kiện hàng nào bị thất lạc; Trong mọi trường hợp, trừ trường hợp có kháng nghị bằng văn bản, không được trả lại hàng nếu hàng hóa ở tình trạng đáng ngờ; Bên cạnh đó trong hợp đồng còn có quy định về những tài liệu dùng cho việc khiếu nại mà người được bảo hiểm và đại lý của họ cần phải nộp để được giải quyết nhanh chóng Điều khoản về trách nhiệm của bên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB– Vinacomin Hà Nội được quy định chi tiết, chặt chẽ, có thể làm cơ sở để xác định trách nhiệm của bên được bảo hiểm đồng thời giới hạn phạm vi bảo hiểm cho bênCông ty bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội.
Điều khoản về luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Trong hợp đồng, chỉ có một điều khoản duy nhất đề cập đến bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển – Điều kiện “C” ICC 1.1.82 của Lloyd’s London, điều khoản này dẫn chiếu đến bảo hiểm tuân theo luật pháp và tập quán Anh Có thể ngầm hiểu luật áp dụng trong hợp đồng là luật pháp và tập quán nước Anh và nếu có tranh chấp xảy ra trong hợp đồng bảo hiểm này thì các vấn đề về giải quyết tranh chấp sẽ do luật pháp Anh quy định Điều khoản về luật áp dụng và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng này thỏa thuận không rõ ràng Đối với những doanh nghiệp không hiểu biết tường tận về những quy định trong bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển thì việc chỉ quy định về điều khoản này sẽ gây ra bất lợi lớn và tỷ lệ gặp rủi ro cao khi mặc nhiên doanh nghiệp mình không được chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như luật áp dụng vì phải tuân theo pháp luật và tập quán của một quốc gia khác.
Một số hạn chế trong hợp đồng và đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng
Những hạn chế còn tồn tại trong hợp đồng
Hợp đồng chưa cung cấp thêm thông tin như số điện thoại, email, fax, mã số thuế của người được bảo hiểm là Công ty Damascushers Damacus, Syria để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin cũng và nhằm xác thực danh tính công ty.
Hợp đồng chưa nêu ra được trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm trong trường hợp có tổn thất do một rủi ro đã được bảo hiểm gây ra Việc không rõ ràng trong vấn đề trách nhiệm bồi thường này có thể dẫn tới những tranh chấp giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra
Giám định tổn thất: Hợp đồng cần chỉ định rõ cơ quan giám định tổn thất nhằm xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho việc bồi thường Ngoài ra, cần nêu rõ khoảng thời gian tối đa để giám định hàng hóa kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu.
Thời hạn khiếu nại đòi bồi thường: Hợp đồng chưa có thông tin về thời hạn khiếu nại đòi bồi thường
Nguyên tắc tính tiền bồi thường: Hợp đồng cần chỉ rõ cách người bảo hiểm tính tiền bồi thường trong trường hợp có rủi ro xảy ra, vì ngoài phạm vi số tiền bảo hiểm còn có thể có các chi phí hợp lí khác (chi phí cứu hộ, chi phí đòi người thứ ba đòi thường, ). Ngoài ra cần quy định rõ đồng tiền dùng để bồi thường trong hợp đồng.
Trong hợp đồng không có điều khoản về trách nhiệm hợp đồng Điều khoản này là sự thỏa thuận giữa các bên, về nghĩa vụ việc nộp một khoản tiền phạt của bên vi phạm cho bên bị vi phạm khi vi phạm hợp đồng Điều khoản trách nhiệm hợp đồng sẽ mang tính răn đe buộc các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, và cũng bảo vệ lợi ích của bên bị thiệt hại do bên còn lại vi phạm hợp đồng Các bên nên thỏa thuận thêm điều này để hợp đồng thêm chặt chẽ và có thể bảo vệ được lợi ích của mình.
Đề xuất sửa đổi
Quan sát trong hợp đồng, ta thấy thông tin của bên Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội được cung cấp đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và chính xác, tuy nhiên, thông tin bên phía Công ty Damascushers Damascus, Syria đưa ra chưa được đầy đủ Đề xuất chỉnh sửa: Hợp đồng cần cung cấp thêm thông tin như số điện thoại, email, fax, mã số thuế của bên được bảo hiểm là Công ty Damascushers Damacus, Syria để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin cũng và nhằm xác thực danh tính công ty.
Trong hợp đồng, ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trên là ngày tàu xuất cảng 20/07/2021, việc quy định thời hạn thanh toán mức phí bảo hiểm đến trước ngày 30/07/2021 cũng có thể gây ra một số rủi ro cho bên bảo hiểm là Công ty Bảo hiểm SHB Vinacomin Hà Nội nếu như bên mua bảo hiểm không thanh toán hoặc thanh toán chậm phí bảo hiểm Đề xuất chỉnh sửa: Trong hợp đồng cần quy định định rõ về thời hạn thanh toán mức phí bảo hiểm để tránh rủi ro khi có sự cố xảy ra Đề xuất chỉnh sửa: Hợp đồng cần nêu rõ trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm trong trường hợp có tổn thất do một rủi ro đã được bảo hiểm gây ra. Hợp đồng cần chỉ định rõ cơ quan giám định tổn thất, nêu rõ khoảng thời gian tối đa để giám định hàng hóa kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu và bổ sung thêm thông tin về thời hạn khiếu nại đòi bồi thường.
Hai bên cần thỏa thuận về cách người bảo hiểm tính tiền bồi thường (miễn đền, tỷ lệ, rủi ro đầu tiên) trong trường hợp có rủi ro xảy ra và quy định rõ ràng, cụ thể đồng tiền dùng để bồi thường trong hợp đồng.
Các bên nên thỏa thuận, bổ sung điều khoản trách nhiệm hợp đồng để hợp đồng thêm chặt chẽ và có thể bảo vệ được lợi ích của mình.
Một hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có thể được điều chỉnh bởi luật nước ngoài, tập quán quốc tế Luật áp dụng có thể là luật quốc gia nước người bảo hiểm, luật quốc gia nước có tài sản Tập quán quốc tế liên quan đến bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển phổ biến nhất là các điều kiện bảo hiểm (A, B, C) do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành (năm 1963, năm 1982). Đề xuất chỉnh sửa: Hai bên cần thỏa thuận xác định rõ ràng luật áp dụng cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp cho hợp đồng để tránh rủi ro khi có tranh chấp xảy ra.
Đề xuất bổ sung các điều khoản
Bổ sung những điều khoản này vào hợp đồng sẽ giúp tăng tính minh bạch và sự chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa hàng hải này
Cụ thể rõ ràng những quyền và nghĩa vụ của Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin (Người bảo hiểm), Công ty Damascus (Người được bảo hiểm), và các bên thứ ba liên quan khác. Điều này sẽ giúp tránh hiểu lầm và tranh chấp về trách nhiệm của từng bên trong quá trình bồi thường thiệt hại.
Xác định rõ ràng quy trình khiếu nại và giải quyết khi có bất kỳ tranh chấp nào về bồi thường thiệt hại Điều này bao gồm cụ thể thời hạn, tài liệu cần thiết, và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Yêu cầu cụ thể về việc thông báo và chấp thuận giữa các bên liên quan khi có bất kỳ thay đổi hoặc sự kiện quan trọng nào liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Đưa ra các điều kiện loại trừ rõ ràng, giúp xác định những trường hợp mà hợp đồng không đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Xác định thời gian và cách thức thanh toán phí bảo hiểm cũng như hạn chế về số tiền tối đa được bồi thường trong trường hợp xảy ra thiệt hại.
Xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc hiệu lực của hợp đồng, đảm bảo không có sai sót về thời gian và phạm vi bảo hiểm.
Quy định cụ thể về việc giám định thiệt hại, quy trình xác nhận và thông báo đối với các bên liên quan khi xảy ra sự cố.
Xác định quy trình và điều kiện khi muốn thay đổi nội dung hợp đồng, đảm bảo sự đồng thuận giữa các bên.
Cam kết bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến hợp đồng, tránh việc rò rỉ thông tin và lợi dụng thông tin một cách không đúng đắn.
Xác định rõ ràng phạm vi các rủi ro được bảo hiểm và những rủi ro không được bảo hiểm.
Xác định cách thức và kênh thông báo chính xác giữa các bên, đồng thời yêu cầu chính xác các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Quy định rõ ràng việc chấm dứt hợp đồng và các trường hợp khi hợp đồng có thể bị chấm dứt mà không tạo ra tranh chấp không cần thiết.
Sau những tìm hiểu và phân tích về hợp đồng bảo hiểm giữa bên được bảo hiểm là Công ty Damascushers và Công ty Bảo hiểm SHB – Vinacomin Hà Nội, bài tiểu luận đã đưa ra nhận xét về các điều khoản trong hợp đồng, đồng thời đề xuất những sửa đổi, bổ sung để bản hợp đồng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn, giảm thiểu những rủi ro pháp lý có thể có đối với các bên khi xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về bản hợp đồng trên, nhóm chúng em cũng đã có được cho mình những hiểu biết nhất định về hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế nói chung và về hợp đồng bảo hiểm nói riêng, để trong tương lai có thể vận dụng được những kiến thức này vào cuộc sống và công việc của mình
Thông qua bài tiểu luận, chúng em hy vọng đã áp dụng một cách hợp lý, chính xác các kiến thức trong môn học và ghi nhớ hơn các kiến thức được truyền tải Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn ThS Mai Thị Chúc Hạnh vì đã đồng hành và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập cũng như bài tiểu luận
1 Bộ luật Dân sự năm 2015
4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi năm 2019
5 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
6 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều luật của Luật Quản lý ngoại thương”
7 Bộ luật Hàng hải năm 2015
8 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP “Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”
9 Nghị định số 43/2009/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn
19 thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”
10 Điều khoản bảo hiểm hàng hóa “C” ICC 1.1.82
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1 Thời gian: 22h ngày 24 tháng 07 năm 2023
2 Địa điểm: Online qua nền tảng Google Meet
II THÀNH PHẦN THAM DỰ
Phan Thị Vân Anh Đoàn Thị Ngọc Ánh
III MỤC TIÊU BUỔI HỌP
Hiểu được yêu cầu của đề bài, bàn luận và thống nhất được về nội dung
Phân chia được công việc cụ thể và xác định thời hạn hoàn thành công việc của mỗi cá nhân
IV NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Trình bày lên ý tưởng về outline
Mỗi cá nhân đóng góp ý kiến
Phân chia công việc cụ thể: Các thành viên làm cùng một chương chủ động thống nhất với nhau về phần nội dung mình đảm nhiệm
Nguyễn Quang Tuệ CHƯƠNG I HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ GIỮA CÔNG TY DAMASCUSHERS VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM SHB – VINACOMIN HÀ NỘI Phạm Thị Hồng Nhung
Vũ Trang Nhung CHƯƠNG II RÀ SOÁT CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG
HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG RỦI RO PHÁP LÝ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA HỢP ĐỒNG CÓ THỂ XẢY RA Phan Thị Vân Anh
Nguyễn Đoàn Khánh Vân Đoàn Thị Ngọc Ánh CHƯƠNG III MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG HỢP ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG
Cuộc họp kết thúc lúc: 23 giờ 00 phút, ngày 24 tháng 07 năm 2023.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1 Thời gian: 9h15 ngày 26 tháng 07 năm 2023
2 Địa điểm: Online qua nền tảng Google Meet
II THÀNH PHẦN THAM DỰ
Phan Thị Vân Anh Đoàn Thị Ngọc Ánh
III MỤC TIÊU BUỔI HỌP
Giải đáp thắc mắc của các thành viên về phần nội dung mình đảm nhận Phân chia công việc chuẩn bị cho buổi thuyết trình
IV NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Thảo luận về nội dung của bài tiểu luận
Trình bày lên ý tưởng làm slides thuyết trình
Phân công người thuyết trình
Mỗi cá nhân đóng góp ý kiến
Phân chia công việc cụ thể:
Tất cả các thành viên trong nhóm Làm slides
Cuộc họp kết thúc lúc: 11 giờ 00 phút, ngày 26 tháng 07 năm 2023.
Người viết biên bản Phạm Thị Hồng Nhung
Pháp lu ậ t kinh doanh qu ố c t ế
Bài t ậ p tình hu ố ng PLKDQT - Cô Minh…
15 case - cô Nguy ễ n Minh Hằng
VỞ GHI PLU410 - vở ghi
Câu h ỏ i ôn t ậ p tr ắ c nghi ệ m môn Lu ậ t…