Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNMƠN KINH TẾCHÍNH TRỊMÁC-LÊNINĐề tài: TÍNH QUY LUẬT CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀHỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMHọ và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
MÁC-LÊNIN
Đề tài:
TÍNH QUY LUẬT CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Dương Ngọc Diễm Thu
Lớp hành chính: Anh 01 – Quản trị kinh doanh CLC
Lớp tín chỉ: TRIE115BS.1
Khóa: 60
Mã SV: 2112250090
Hà Nội, 12/2022 Lời mở đầu
Toàn cầu hóa kinh tế đã và đang là xu thế tất yếu thể hiện bước tiến lớn của lực lượng sản xuất dưới tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp Biểu hiện của
sư nhảy vọt đó chính là việc hình thành các tổ chức kinh tế thế giới như: WTO, EU, AFTA,
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang chú trọng từng bước hội nhập kinh
tế quốc tế Sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế,
Trang 2thương mại, văn hóa, an ninh - quốc phòng, giáo dục ) cũng như diễn ra trên cùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau
Những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành công với nội lực dồi dào có sẵn như mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ra bên ngoài khu vực và thế giới, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tiếp thu và tận dụng khoa hoc công nghệ tiên tiến trên thế giới…
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế luôn tồn tại hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi đồng thời cũng đem lại không ít khó khăn thử thách Nhưng theo chủ trương của Đảng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành
sứ mệnh, đưa nền kinh tế nước nhà vươn lên tầm cao mới Do đó với đề tài “Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”, bài viết dưới đây sẽ góp phần làm rõ về những
lợi cơ cũng như thách thức, những thành tựu mà hội nhập đem lại và chỉ ra những quan điểm giải pháp của nước nhà trong vấn đề đẩy mạnh công cuộc hội kinh tế quốc tế phát triển đất nước Bởi sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết còn có rất nhiều sai sót, em kính mong thầy giúp đỡ em hoàn thành bài viết tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn
1
Trang 3Mục lục
Lời mở đầu 1
I Quy luật khủng hoảng kinh tế 3
1 Khủng hoảng và chu kì kinh tế 3
2 Nguyên nhân của khủng hoảng 3
3 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 3
II Một số vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế quốc tế 4
1 Khái niệm 4
2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế 4
3 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 5
4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 6
III Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 7
1 Vị trí và lợi thế của Việt Nam hiện nay 7
2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 8
3 Thành tựu 10
4 Hạn chế 12
IV Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế 12
Lời kết 14
Tài liệu tham khảo 15
2
Trang 4I Quy luật khủng hoảng kinh tế
1 Khủng hoảng và chu kì kinh tế
- Chu kỳ kinh tế còn được gọi là chu kỳ kinh doanh Đây là khái niệm dùng để chỉ
sự biến động của GDP thực tế Sự biến động này tạo thành một chu kỳ gồm các giai đoạn như: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh
- Khủng hoảng kinh tế là trạng thái mất cân bằng tổng thể hoặc mất cân bằng trong từng lĩnh vực nhất định của nền kinh tế Sự mất cân bằng này dẫn đến rối loạn lớn trong đời sống kinh tế – xã hội
2 Nguyên nhân của khủng hoảng
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế khá đa dạng, ví dụ như: chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai và ảnh hưởng của các khủng hoảng khác:
Khủng hoảng tài chính: Đây là nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng khủng hoảng kinh tế Khủng hoảng tài chính gây ra khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác Bong bóng kinh tế: Cụm từ này chỉ những hàng hóa tăng một cách vô lí và đột biến Ví dụ, năm 2007 – 2010, ngành bất động sản Việt Nam đã đối mặt với bong bóng bất động sản Gây nên tình trạng thị trường ảo và sau đó là thời gian suy thoái
Lạm phát: Là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm Với cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với trước
Giảm phát: Ngược lại với lạm phát, đây chính là hiện tượng mức giá chung của sản phẩm và tài sản trên thị trường liên tục giảm
Giảm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình: Khi người tiêu dùng lo lắng về nền kinh
tế thị trường sẽ giảm chi tiêu, cắt giảm những khoản không cần thiết
3
Trang 53 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Nếu tình trạng suy thoái kinh tế không được kiểm soát sẽ gây khủng hoảng kinh tế với những tác động nặng nề như:
- Tình trạng bất ổn trong là ngoài nước: Đây chính là một vòng xoáy không lối
thoát Khi người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng với các khoản thanh toán, thu hồi nợ, chi trả lãi vay trở nên khó khăn dẫn đến việc các công ty, doanh nghiệp cắt giảm ngân sách, sa thải nhân viên Việc này gây nên tình trạng mất việc làm, nghèo đói, lạm phát tăng cao, kéo theo nhiều bất ổn xã hội
- Khủng hoảng kinh tế thế giới: Khủng hoảng trong một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến khu vực Và việc khủng hoảng khu vực sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu Chính vởi sự phụ thuộc và liên đới trong hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Đặc biệt những quốc gia có ảnh hưởng hàng đầu như Mỹ, Châu Âu, Nga hay Trung Quốc
- Tình trạng khủng hoảng nhân đạo: Điều này thể hiện rõ nhất qua việc trẻ em bị bạo hành, nghèo đói, không được học hành và di cư ồ ạt sang các nước phát triển hơn
4
Trang 6Một số vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế quốc tế
1 Khái niệm
Các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang có sự gắn kết nhất định với nhau Điều này càng được thể hiện rõ khi mà có rất nhiều tổ chức thế giới được ra đời và liên quan tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…Tác động qua lại lẫn nhau trên nhiều phương diện đã hình thành nên sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia
Đã có nhiều khái niệm được đưa ra nhưng chúng ta có thể hiểu rằng:
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia tiến hành tăng cường sự gắn kết nền kinh tế với các quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế trong khu vực và toàn cầu dựa trên sự sẻ chia lợi ích, tuân thủ điều luật quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu của các nước trong việc phát triển và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh
2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã tiến hành tham gia hội nhập kinh tế quốc tế dưới hai loại hình chủ yếu: hợp tác kinh tế song phương và hội nhập kinh tế khu vực
- Hợp tác kinh tế song phương: loại hình này được hình thành từ rất sớm khi mà các quốc gia có ý định hội nhập kinh tế quốc tế Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là một thỏa thuận, một hiệp định kinh
tế, thỏa thuận thương mại tự do,…
- Hội nhập kinh tế quốc tế:
Khu mậu dịch tự do (FTA): Đặc trưng cơ bản đó là những thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do thực hiện miễn giảm thuế quan cho nhau Những hàng rào phi thuế quan cũng được miễn giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn, hàng hóa tự do
di chuyển giữa các nước Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy
sự phát triển của các nước thành viên Một số khu vực mậu dịch tự do hiện nay trên thế giới là: khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, khu vực mậu dịch tự do Mỹ Latinh, khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ,
…
Liên minh hải quan (Customs Union - CU): đồng ý loại bỏ thuế quan đối với các nước thành viên, bên cạnh đó thiết lập loại thuế quan chung của các nước
5
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8thành viên và các nước không phải là thành viên Ví dụ về liên minh hải quan: Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Liên minh hải quan Nam Phi,…
Ngoài việc được tự do di chuyển Thị trường chung (Common Market - CM):
hàng hóa mà không gặp phải rào cản nào thì thị trường chung còn cho phép các thành viên tự do trao đổi, di chuyển tư bản và sức lao động với nhau Đây là loại liên kết được khá nhiều nước lựa chọn vì có mức độ hội nhập cao Có rất nhiều thị trường chung ra đời từ sớm như Thị trường chung châu Âu (ECM), Thị trường chung Nam Mỹ, Liên minh kinh tế và tiền tệ (Economic and Monetary Union - EMU),…
Liên minh kinh tế
So với thị trường chung, liên minh kinh tế còn có mức độ liên kết cao hơn vì ngoài những điều mà ở thị trường chung được phép làm thì các nước là thành viên còn được tự do di chuyển dịch vụ Khối hướng tới chính sách tiền
tệ tiêu chuẩn hóa, đòi hỏi thiết lập tỷ giá hối đoái cố định và khả năng chuyển đổi tự do của tiền tệ giữa các quốc gia thành viên, ngoài việc cho phép tự do luân chuyển vốn Ví dụ: Liên minh kinh tế Benelex, một liên minh giữa Bỉ - Hà Lan - Luxembourg; Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU),
Liên minh tiền tệ
Các nước thành viên sử dụng chung một loại đồng tiền do đó phải có sự thống nhất, thỏa thuận về chính sách tiền tệ, cùng phối hợp để thực hiện chính sách này một cách tốt nhất Ví dụ: Liên minh tiền tệ châu Âu là một liên minh có sức ảnh hưởng trên thế giới, được ra đời từ năm 1999 với 11 thành viên và hiện nay con số này đã lên tới 19 quốc gia Liên minh tiền tệ
và đồng euro đã làm tăng đáng kể mức độ dễ dàng mà các tổ chức tài chính châu Âu thành lập chi nhánh trên toàn EU và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và các sản phẩm tiết kiệm Đơn vị tiền tệ này cũng làm cho việc giao dịch và đầu tư dễ dàng hơn đối với các công ty châu Âu kinh doanh trong liên minh
3 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thì hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu,
6
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tế chính trị 98% (60)
11
Trang 9là điều kiện tiền đề để phát triển kinh tế đi vào quỹ đạo chung của thế giới Không hội nhập thì không đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất đa dạng Toàn cầu hóa giúp gia tăng sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Ngoài ra, trong hoàn cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia có thể phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế, “hòa mình” vào thị trường thế giới bằng các tạo quan hệ thương mại với các nước Tham gia vào nền kinh tế thế giới sẽ tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiệu quả và phù hợp với thế giới; từ đó tập trung các ngành chính để phát triển Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và kém phát triển
Đây là cơ hội cho các nước đang và kém phát triển tiếp cận với các thành tựu thế giới, ứng dụng đối với nước mình như là kĩ thuật, khoa học công nghệ,…Những nước tư bản giàu có lại là những nước đang nắm giữ nguồn lực chủ chốt tác động nền kinh tế thế giới, vậy nên những nước khác muốn tiếp cận và được sử dụng các nguồn lực ấy thì chỉ có con đường phát triển bằng cách hội nhập Đây chính là con đường ngắn nhất để giúp các nước nghèo thu hẹp khoảng cách với các nước giàu, tránh tụt hậu và bị bỏ lại phía sau Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư,… là những thứ mà các quốc gia có được khi tham gia hội nhập cùng nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đem lại những lợi ích giúp thúc đẩy nền kinh tế; điều này còn đồng nghĩa với việc các quốc gia phải đối mặt với những thách thức: sự phụ thuộc vào các nước giàu mạnh, hội nhập kinh tế chưa có sự đồng đều với các lĩnh vực khác,…
4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
a Tác động tích cực
Thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế
Nâng cao trình độ nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ
Khẳng định vị trí trong trật tự quốc tế
Duy trì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới
Nắm bắt xu thế phát triển
Cải thiện tiêu dùng trong nước
b Tác động tiêu cực
Gia tăng tỉ lệ cạnh tranh
Phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài
Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
7
Trang 10Bản sắc văn hóa có nguy cơ bị đe dọa
Khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư trái phép,…
III.
Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1 Vị trí và lợi thế của Việt Nam hiện nay
Nước Việt Nam đã trải qua 4000 năm lịch sử, sau cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam được thống nhất và bước vào thời kỳ xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy vậy do những nguyên nhân lịch sử để lại, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé về cả chỉ tiêu GDP cũng như kim ngạch xuất khẩu so với thế giới Nền kinh tế vẫn đang ở giai đoạn khai thác tài nguyên và sức lao động
là chính, hệ thống cơ sở hạ tầng còn lạc hậu gây khó khăn cho việc phân công lao động và thương mại quốc tế
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện quá trình đổi mới nhưng để đạt được cơ sở lâu dài và bền vững ta cần phải giải quyết các vấn đề kinh tế phức tạp Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều khả năng để mở rộng quan hệ kinh tế bởi sở hữu rất nhiều nguồn lực sẵn có:
Nguồn nhân lực và con người: Năm 2021 dân số nước ta đạt 98,51 triệu người với hơn 50 triệu người trong độ tuổi lao động Với cơ cấu dân số trẻ, người Việt Nam có lợi thế là thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh chóng khoa học công nghệ mới, có khả năng thích ứng được với nhiều tình huống phức tạp Người Việt vốn có truyền thống cần cù, một nền văn hóa lâu đời và một nền phổ cập giáo dục rộng rãi Giá nhân công thấp cũng là lợi thế trong phân công lao động quốc tế Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như tác phong công nghiệp còn kém, tính tự do, thiếu kinh nghiệm…Xét trên quan điểm toàn diện, nguồn nhân lực và con người Việt Nam là một lợi thế lớn nhất của nước ta trong sự trao đổi và phân công lao động quốc tế
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng đem đến cho ta một lợi thế khách quan trong các mối quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế Đó là những tài nguyên
vô giá, có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong kinh tế mà còn về văn hóa, chính trị, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể
Vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – một khu vực có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao trong những năm vừa qua Nằm chắn ngang đường hàng không từ tây sang đông,
8
Trang 11từ nam sang bắc với những sân bay quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho Việt Nam
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước hội nhập toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) trở nên mạnh mẽ trên toàn thế giới Và không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam đã rất nỗ lực tích cực tham gia nhiều Hiệp định FTA, từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế
- xã hội nước nhà
Ngay từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận quan trọng và xuyên suốt trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm
“đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới 230 thị trường của các nước trên thế giới; ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư,… và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, nâng cao quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, trở thành đối tác chiến lược toàn diện; gia tăng quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ với một số nước lớn khác
Về quan hệ hợp tác đa phương và khu vực, Việt Nam đã có mối quan hệtích cực chủ động với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Á Châu và Quỹ tiền tệ thế giới Suốt chặng đường hơn 35 năm đổi mới, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương
9