Nhờ vậy mà người tham gia dễdàng nắm bắt được những lợi ích thông qua hoạt động kinh doanh,mua bán.Trong hoạt động sản xuất tự cung tự cấp thì sản phẩm khôngđược xem là hàng hóa mà chỉ đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
ĐỀ TÀI:
LÝ LUẬN VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ SỰ VẬN DỤNG
VÀO TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
: Dương Đức Đại
Hà Nội, 2023
1
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 5
1 Sản xuất hàng hoá 5
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá 5
3 Ưu thế của sản xuất hàng hoá 7
Chương II: SỰ VẬN DỤNG CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀO TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 9
1 Thực trạng nền sản xuất hàng hoá tại TP Hồ Chí Minh 9
2 Ưu thế của nền sản xuất hàng hoá ở TP Hồ Chí Minh 9
3 Hạn chế của nền sản xuất hàng hoá ở TP Hồ Chí Minh 10
Chương III: GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ MÀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ GÂY RA 11
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LÝ LUẬN VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ SỰ
VẬN DỤNG VÀO TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Trần Khánh Chi – 2314410026Tiểu luận kinh tế chính trị Mác – Lênin
3
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam chứng kiến sự thay đổi như vũ bão của nền kinh
tế Nước nhà Trước đổi mới, chúng ta coi trọng việc phân bổ mọi
nguồn lực theo kế hoạch, xem kế hoạch hoá là kim chỉ nam của nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa và cho rằng kinh tế thị trường chỉ là một
phần thứ yếu bổ sung cho kế hoạch Trong thời kí quá độ, sự tồn tại
của nền kinh tế nhiều thành phần hầu như không được xem trọng, sở
hữu tư nhân và kinh tế cá thể bị lép vế trước kinh tế quốc doanh và
tập thể.BViệc một mực phủ nhận sản xuất hàng hoá và cơ chế thị
trường đã khiến nền kinh tế nước nhà thời bấy giờ rơi vào tình trạng
trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng, đời sống nhân dân khổ cực Dưới
áp lực của tình thế phải nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa
bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, bắt đầu thực hiện phát triển kinh tế
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.BĐảng và Nhà nước dần dần xác định được tầm quan trọng của
nền sản xuất hàng hoá trong quá trình phát triển kinh tế của Nước
nhà TP Hồ Chí Minh đóng vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước và
cũng là hạt nhân của khu vực Đông Nam Bộ với lợi thế để phát triển
nền sản xuất hàng hóa, có hệ thống sản xuất và phân phối hiện đại,
đa dạng
Trang 5Là một sinh viên của trường Đại học Ngoại thương và có cơ hội
được tiếp xúc với các kiến thức về môn Kinh tế chính trị Mác –
Lê-nin, em cảm thấy việc hoàn thành một bài tiểu luận là một phần
không thể thiếu trong quá trính tìm hiểu và đi sâu trong việc nghiên
cứu môn học này Và với những tiềm năng như trên, em đã quyết
Trang 6Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
1 Sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa là tạo ra các mặt hàng dựa trên các nguyên
liệu thô và công cụ được cung cấp Chạy theo sự thay đổi chóng mặt
của nhu cầu thị trường qua các thời kỳ, các quy mô sản xuất càng
ngày được mở rộng và đa dạng hơn Nhờ vậy mà người tham gia dễ
dàng nắm bắt được những lợi ích thông qua hoạt động kinh doanh,
mua bán
Trong hoạt động sản xuất tự cung tự cấp thì sản phẩm không
được xem là hàng hóa mà chỉ được tạo ra nhằm mục đích đáp ứng
như cầu của chính người sản xuất Các sản phẩm tham gia vào lưu
thông, được trao đổi, giao dịch và nhằm mục đích sinh lợi thì mới
được gọi là hàng hoá
Nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh
tế mà ở đó sản phẩm làm ra là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người khác, được gọi là người tiêu dùng Được thực hiện thông qua
việc trao đổi, mua bán, xác lập các giao dịch
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá xuất hiện sau sự ra đời của xã hội loài người
Thời kỳ đầu, nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp Nhưng do sản
xuất ngày càng phát triển, nhu cầu tăng cao làm cho nền kinh tế
Trang 8chuyển dần sang sản xuất hàng hoá Chỉ khi hình thành được những
yếu tố cần thiết nhất định, sản xuất hàng hoá mới có thể xuất hiện và
tồn tại Theo C Mác, sư hình thành của nền kinh tế hàng hoá phụ
thuộc vào hai điều kiện sau:
2.1 Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá trong nền
sản xuất, phân chia lao động trong xã hội thành những ngành nghề,
lĩnh vực khác nhau Khi đó, mỗi người tham gia sản xuất sẽ tập trung
sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định, tuy nhiên nhu
cầu của họ lại đòi hỏi nhiều sản phẩm thuộc nhiều ngành nghề khác
nhau, điều này vô hình chung thúc đẩy việc mua bán và trao đổi
hàng hoá, dần dần tạo nên một nền kinh tế thị trường bền vững
Ngoài ra, chuyên môn hoá trong sản xuất cũng góp phần thúc
đẩy việc nghiên cứu, cải tiến sản xuất và nâng cao năng suất lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm được thương mại hoá Sản
phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi hàng hoá cũng ngày
càng được đẩy mạnh, người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn
dựa vào các tiêu chí ví dụ như giá thành, thương hiệu, xuất xứ,…
2.2 Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tếchính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tếchính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tếchính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tếchính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tếchính trị 98% (165)
14
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tếchính trị 98% (60)
11
Trang 9Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất làm cho
những người sản xuất độc lập với nhau trên phương diện kinh tế
trong quá trình sản xuất, trong đó, mỗi chủ thể sản xuất quyết định
toàn bộ việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai,
hao phí lao động trong quá trình sản xuất là bao nhiêu Chính sự tách
biệt này khiến cho người sản xuất có quyền sở hữu, chi phối sản
phẩm Với nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người này muốn sử dụng các
sản phẩm thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác thì phải thông qua
trao đổi, buôn bán
Trong thời kỳ tan rã Cộng sản nguyên thuỷ, việc tư hữu tư liệu
sản xuất dần dần dẫn đến sự xuất hiện của sự tách biệt về mặt kinh
tế giữa các chủ thể sản xuất Cho đến khi sản xuất đang trên đà phát
triển, quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng những tư liệu sản
xuất tách khỏi Quyền sở hữu pháp lý, sự tách biệt về sở hữu ngày
càng sâu sắc, hàng hoá được sản xuất ra càng phong phú hơn
Hai điều kiện trên là điều kiện cần và đủ cho sự hình thành và tồn
tại của sản xuất hàng hoá Con người không thể dùng ý chí chủ quan
để xoá bỏ nền sản xuất hàng hoá bởi điều đó là đi ngược lại với sự
phát triển tự nhiên của con người và xã hội, việc cố tình xoá bỏ nền
sản xuất hàng hoá sẽ khiến cho xã hội trở nên khan hiếm và dần dần
sa vào tình trạng khủng hoảng Và chắc chắn so với nền sản xuất tự
8
Trang 10cung tự cấp trong xã hội cũ thì nền sản xuất hàng hoá là một bước
tiến vượt bậc của nền kinh tế
3 Ưu thế của sản xuất hàng hoá
3.1 Khai thác hiệu quả các nguồn lực
Nền sản xuất hàng hoá khiến cho các sản phẩm được thương mại
hoá ngày càng trở nên đang dạng, việc mở rộng sản xuất của các
doanh nghiệp, công ty đã khai thác được triệt để các lợi thế về tự
nhiên và xã hội của từng vùng, từng địa phương, từ đó kích thích sự
phát triển của nền kinh tế quốc gia
3.2 Thúc đẩy ứng dụng Khoa học & Công nghệ
Theo C Mác, Khoa học & Công nghệ không phải là lực lượng sản
xuất đứng độc lập với con người, chúng thẩm thấu vào quá trình sản
xuất, cải tiến công cụ, hỗ trợ sản xuất, nâng cao chất lượng, năng
suất,… Trong một thế giới chuyển đổi số đầy tính cạnh tranh, bắt
buộc những người tham gia sản xuất phải có những chiến lược tối ưu
trong việc sử dụng các thành tựu công nghệ kĩ thuật
Sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất là tiền
đề của nền sản xuất hàng hoá, xã hội ngày càng phát triển và nhu
Trang 11cầu tăng cao yêu cầu người sản xuất phải không ngừng thay đổi, đưa
ra những ý tưởng mới mẻ nhằm cải tiến sản phẩm của họ sao cho phù
hợp với thời thế và nhu cầu của người tiêu dùng Bên cạnh đó, làm
việc trong một môi trường chuyên môn hoá cao cũng khai thác triệt
để được tiềm năng của người sản xuất
Việc người sản xuất liên tục đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng
các loại hàng hoá được đưa ra thị trường giúp cho người tiêu dùng
được tiếp cận và sử dụng một nguồn hàng chất lượng cao, các nhu
cầu cơ bản được đảm bảo đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống
của họ cũng được cải thiện
Tuy nhiên, nền sản xuất hàng hoá cũng có những mặt tiêu cực
nhất định Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì sự phân hoá giàu
nghèo càng rõ rệt Hệ thống tư bản và giai cấp tư sản (những người sở
hữu phương tiện sản xuất) tận hưởng lợi ích chủ yếu từ sản xuất hàng
hoá trong khi những người lao động thường phải làm việc trong môi
trường lao động khó khăn và thậm chí là bị bóc lột sức lao động
Ngoài ra việc nhiều người sản xuất cạnh tranh nhau trong cùng một
lĩnh vực dẫn đến cung lớn hơn cầu, điển hình như việc thừa hàng
nghìn tấn nông sản ở Việt Nam đến mức nhà nước phải kêu gọi giải
cứu, dần dần có thể dẫn đến sự khủng hoảng về kinh tế Ngoài ra,
10
Trang 12việc thiên nhiên bị khai thác quá mức phục vụ mục đích sản xuất đã
khiến cho môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng Nói tóm
lại, bên cạnh những mặt tích cực thì nền sản xuất hàng hoá cũng có
những ảnh hưởng nhất định tới xã hội loài người
VÀO TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1 Thực trạng nền sản xuất hàng hoá tại TP Hồ Chí Minh
Hiện nay, nền sản xuất hàng hoá tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp
tục phát triển mạnh mẽ và đa dạng, đóng góp lớn vào sự phát triển
kinh tế của cả nước Thành phố này không chỉ là trung tâm tài chính,
thương mại lớn nhất Việt Nam mà còn là một trọng điểm quan trọng
của nền sản xuất công nghiệp và dịch vụ
Trong ngành công nghiệp, các khu công nghiệp và khu chế xuất
tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng hiện đại, thu hút đầu tư từ các
doanh nghiệp nội địa và quốc tế Các ngành công nghiệp như dệt
may, điện tử, và chế biến thực phẩm tiếp tục đóng góp một lượng lớn
sản phẩm xuất khẩu, góp phần vào kim ngạch thương mại quốc tế
của Việt Nam
Ngoài ra, sự phát triển của ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành du
lịch, cũng là một điểm sáng trong thực trạng nền sản xuất hàng hoá ở
đây Các khu vực như quận 1 với những trung tâm mua sắm, nhà
hàng, khách sạn cao cấp thu hút du khách cả nước và quốc tế, tăng
cường nguồn thu nhập và tạo việc làm cho người lao động địa
phương
Trang 132 Ưu thế của nền sản xuất hàng hoá ở TP Hồ Chí Minh
2.1 Cơ sở hạ tầng vững chắc và hiện đại
Các khu công nghiệp và khu chế xuất được quy hoạch đồng bộ, với
cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, hệ thống cảng biển hiện đại, và
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Điều này giúp cho quá trình vận
chuyển hàng hóa trở nên linh hoạt và nhanh chóng, tối ưu hóa chi phí
logistics Thêm vào đó, TP Hồ Chí Minh có một thị trường phân phối
đa dạng và hiện đại bao gồm các trung tâm thương mại, chợ đầu mối,
cửa hàng tư nhân,…
2.2 Nguồn nhân lực đa dạng và có trình độ
Những người lao động tại đây thường được đào tạo chuyên sâu
trong các lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật, và quản lý Ngoài ra, môi
trường làm việc hiện đại và năng động đã khai thác được tối đa tiềm
năng của nguồn lực lao động Điều này giúp tạo ra một lực lượng lao
động có năng lực, chất lượng, và năng động, linh hoạt trong xử lý
công việc, đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của các ngành sản xuất
hiện đại
2.3 Áp dụng thành tựu Khoa học & Công nghệ vào sản xuất
Sự hội nhập với các đối tác quốc tế cùng với việc tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, bên cạnh đó kết hợp
áp dụng Khoa học kĩ thuật vào sản xuất hàng hoá Đầu tư vào công
nghệ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là tăng cường năng suất lao
động Các quy trình tự động hóa và hệ thống thông tin quản lý giúp
giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa hiệu suất, và giảm thiểu thời gian sản
xuất Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mà còn
12
Trang 14nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Hơn hết, nhờ có sự trợ giúp
của Khoa học & Công nghệ đã giảm bớt áp lực lên người lao động
3 Hạn chế của nền sản xuất hàng hoá ở TP Hồ Chí Minh
3.1 Gây tổn hại tới môi trường
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp đã đặt
ra vấn đề về quản lý môi trường và xử lý chất thải Ô nhiễm môi
trường không những có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng
và gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường sống mà còn
ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Theo thống kê, giai
đoạn 2016 – 2020, thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể làm giảm
GDP khoảng 0,6%/năm
3.2 Vấn đề về quản lý tài nguyên và không gian đô thị
Sự tăng trưởng nhanh chóng gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng và
không gian đô thị, đặt ra câu hỏi về khả năng quản lý và sử dụng tài
nguyên đúng cách Việc nhiều người tham gia sản xuất vào cùng một
lĩnh vực, tính cạnh tranh tăng cao bắt buộc họ phải không ngừng phát
triển sản phẩm của mình đã gây ra tình trạng tài nguyên bị khai thác
quá mức Ngoài ra, các khu công nghiệp đang mọc lên như nấm trong
các vùng đô thị cũng đặt ra thách thức lớn trong việc đảm bảo môi
trường sống bền vững cho người dân
3.3 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thành phố
Việc có nhiều người cùng tham gia sản xuất vào một loại sản phẩm
sẽ khiến cho lượng sản phẩm được sản xuất ra vượt qua nhu cầu của
người tiêu dùng Nhiều doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nhưng
Trang 15sản phẩm của họ lại không nhận được sự tín nhiệm của người tiêu
dùng, có thể là về chất lượng, giá cả dẫn đến việc thua lỗ và phá sản
XUẤT HÀNG HOÁ GÂY RA
1 Đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và quy trình sản xuất hiện
đại
Các doanh nghiệp cần thúc đẩy nghiên cứu và phát triển để áp
dụng công nghệ tiên tiến, giảm tỷ lệ lãng phí và tăng năng suất Sử
dụng hệ thống tự động hóa để thay thế hoặc tối ưu hóa các công việc
nhàm chán và lặp lại Tự động hóa không chỉ giảm thiểu sai sót từ con
người mà còn tăng cường tốc độ và chính xác trong sản xuất Sử dụng
công nghệ big data để phân tích lượng lớn dữ liệu được sinh ra từ quy
trình sản xuất Những phân tích này có thể giúp dự đoán sự cố, tối ưu
hóa chuỗi cung ứng, và cải thiện quy trình sản xuất theo thời gian
Đồng thời, việc chuyển đổi sang sản xuất sạch, sử dụng nguồn năng
lượng tái tạo và quản lý chất thải hiệu quả cũng là những bước quan
trọng
2 Quản lý môi trường
Các chính sách và quy định cần được thiết lập và thực thi chặt
chẽ để đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ
môi trường Khuyến khích sử dụng công nghệ xanh và các quy trình
sản xuất sạch sẽ giúp giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường
Xây dựng các công trình và kế hoạch đô thị theo hướng bền vững, tập
trung vào việc giảm lượng khí nhà kính, tăng cường không gian xanh,
và tối ưu hóa sử dụng đất đai Thắt chặt các chế tài xử lý cho những
trường hợp vi phạm, gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái nhằm
tạo ra một hệ thống phát triển kinh tế có trật tự
14
Trang 163 Đẩy mạnh hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng
đồng
Cần xem xét và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa, nhằm tăng cường sức cạnh tranh và sự công bằng trong
thị trường Điều này có thể bao gồm việc cung cấp nguồn lực tài
chính, đào tạo kỹ năng cho nhân viên, và hỗ trợ trong việc thí nghiệm
và áp dụng công nghệ mới
Ngoài ra, sự đối thoại mở cửa giữa các bên sẽ giúp định hình
chính sách và quy định sao cho phản ánh đúng nhất nhu cầu và quan
điểm của cả cộng đồng