1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đềtài tác động của hiệp định evfta đến xuất khẩuhàng dệt may việt nam sang thịtrường eu

38 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Hiệp Định EVFTA Đến Xuất Khẩu Hàng Dệt May Việt Nam Sang Thị Trường EU
Tác giả Lê Thị Hồng Nhung, Hà Mai Hoa, Trần Thị Minh Anh, Trần Thu Hiếu, Nguyễn Thu Uyên
Người hướng dẫn Nguyễn Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,27 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu (6)
  • 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu (8)
  • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 1.5. Bố cục bài nghiên cứu (8)
  • Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8 2.1. Tổng quan ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam (10)
    • 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trước sự (11)
    • 2.3. Sự ra đời và tác động của EVFTA đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu (12)
  • Chương 3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 13 3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (15)
    • 3.2. Khoảng trống nghiên cứu (18)
  • Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 4.1. Mô hình nghiên cứu: Gravity Model (19)
    • 4.2. Mở rộng mô hình (21)
    • 4.3. Giải thích biến (22)
  • Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 22 5.1. Thống kê mô tả (24)
    • 5.2. Lựa chọn mô hình thống kê và kết quả (25)
  • Chương 6. KẾT LUẬN 27 6.1. Kết luận (29)
    • 6.2. Hàm ý chính sách (29)
    • 6.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (31)

Nội dung

Các hiệp định FTA ngày càng phát triểnsâu rộng, gắn kết với phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng và liên kết toàn cầu.Các FTA khi có hiệu lực, sẽ giúp các nước tham gia cơ cấu lại t

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh và xu thế toàn cầu hóa, xu thế hội nhập, các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng gia tăng nhanh chóng Các hiệp định FTA ngày càng phát triển sâu rộng, gắn kết với phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng và liên kết toàn cầu. Các FTA khi có hiệu lực, sẽ giúp các nước tham gia cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng tích cực, không bị phụ thuộc quá mức vào một thị trường, thương mại hai chiều sẽ tăng cao sau khi FTA thực thi.

Ngày 30/3/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) được ký kết, đã đánh dấu một cột mốc quan trọng, một bước ngoặt cho sự phát triển mới trong trong quan hệ hợp tác và giao thương giữa Việt Nam và EU.

Tính đến tháng 10 năm 2022, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU đạt 52,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu đạt 39,7 tỷ USD, tăng 23,5% EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 7,5%, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6% trong tổng xuất khẩu của cả nước (2015 - 2021).Với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm trên 250 tỷ USD, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của thế giới, với tổng cầu hàng may mặc tăng trưởng với tốc độ trung bình 3%/năm, trong khi thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam mới chiếm khoảng 2,7%, dư địa để dệt may Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU là rất lớn và nhiều hứa hẹn.

Với Hiệp định EVFTA, 100% hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công Thương đối với dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó cũng như các Hiệp định tự do hóa thương mại khác, EVFTA hình thành sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều những thách thức lớn Chính bởi điều này, Việt Nam cần đánh giá có hiệu quả về tác động của EVFTA để có

4 thể nắm bắt được cơ hội và khắc phục được những thách thức, khó khăn để phát triển một cách toàn diện nhất, đặc biệt là ngành dệt may.

Sau khoảng thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu dệt may sang thị trường EU”. Trong bài nghiên cứu dưới đây, chúng tôi muốn đi sâu phân tích cụ thể hơn về quan hệ và chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU, tác động của Hiệp định lên quá trình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam để có thế giúp Việt Nam phát triển và tận dụng tối đa ưu đãi của Hiệp định thương mại đầy tiềm năng này Cuối cùng rút ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu dệt may sang thị trường EU và sẽ giúp hiểu rõ hơn những lợi ích và thách thức đối với ngành hàng này khi Việt Nam xuất khẩu sang EU Thông qua việc nghiên cứu, ta có thể đánh giá tiềm năng tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực Đồng thời, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang EU và cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành hàng trong thời gian tới.

Nghiên cứu trên tập trung vào 3 câu hỏi lớn cũng là 3 câu hỏi chính của nội dung nghiên cứu?

1 Những yếu tố nào của Hiệp định EVFTA ảnh hưởng đến xuất khẩu ngành dệt may tại Việt Nam?

2 Hiệp định EVFTA có ảnh hưởng như thế nào tích cực hay tiêu cực đối với xuất khẩu ngành dệt may sang thị trường EU?

3 Nếu là ảnh hưởng tích cực thì làm thế nào để tận dụng và phát huy và ngược lại nếu là ảnh hưởng tiêu cực thì phải làm thế nào để khắc phục?

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Nghiên cứu tập trung vào Ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang thị trường EU Đơn vị quan sát là quốc gia.

Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Dữ liệu quan sát được thu thập từ năm 2019 đến năm 2021

1.3.2.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu dệt may sang thị trường EU

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ Market Access Map của ITC (International Trade Centre), Tổng Cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, World Bank Nhóm thu thập dữ liệu từ 27 quốc gia là thành viên của EU.

Sau khi tổng hợp, ghép nối các dữ liệu nhóm nghiên cứu có được bộ số liệu của

27 quốc gia về giá trị xuất khẩu, GDP, dân số, Reer index, thuế quan, landlocked và khoảng cách.

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may tại Việt Nam, nhóm tác giả nghiên cứu mô hình định lượng và sử dụng mô hình REM để ước lượng các hệ số hồi quy của hàm hồi quy tuyến tính với dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng.

Bố cục bài nghiên cứu

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

6 Đề cương thi giữa kỳ môn Đường lối QPA…

Viết-báo-cáo-về- nền-kinh-tế-tri-…

Chính SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐ…

GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN…

Lý thuyết chính sách Thương mại Quốc tế

Chính sách… 100% (3) 37 đề cương ôn chính sách thương mại…

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và Đánh giá tác động Chương 5 Kết luận

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8 2.1 Tổng quan ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trước sự

Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 4 trong top các nước dệt may lớn nhất thế giới các nước xuất khẩu sau Trung Quốc, EU và Bangladesh (MOIT, 2019) EU là một quan trọng thị trường dệt may Việt Nam Giai đoạn 2007 – 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng bền vững bất chấp khó khăn của kinh tế toàn cầu. Năm 2007, Việt Nam kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 8,60 tỷ USD Số liệu năm 2019 tăng số 8 gấp khoảng 5 lần lên 39,42 tỷ USD Một mô hình tương tự đã được nhìn thấy cho dệt may của Việt Nam và xuất khẩu hàng may mặc sang EU Năm 2007, tổng kim

9 ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 1,65 tỷ USD, một năm sau tăng lên 1,85 tỷ USD Tuy nhiên, năm 2009 Kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm nhẹ xuống 1,78 tỷ USD do khủng hoảng kinh tế toàn cầu Sau đó, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh lên 2,10 USD tỷ USD vào năm 2010 và đạt 2,79 tỷ USD vào năm 2011 trước khi giảm đáng kể, lên 2,72 tỷ USD vào năm 2012 Từ năm 2013 đến 2019, xuất khẩu hàng dệt may sang EU tăng liên tục Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sang EU là 4,78 tỷ USD, đưa EU trở thành thị trường lớn thứ 2 nhập khẩu Dệt may Việt Nam sau Mỹ Tuy nhiên, tỷ trọng của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm dần của dệt may Việt Nam Năm 2007, trên 19% sản lượng dệt may Việt Nam hàng may mặc được xuất khẩu sang EU trong khi tỷ lệ cho năm 2019 là khoảng 12%.

Có sự khác biệt lớn trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang

EU Về thị trường, Việt Nam xuất khẩu dệt may sang 7 thị trường lớn là Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, trong đó Đức là thị trường nhập khẩu lớn nhất Năm

2019, các thị trường này chiếm tới 89% kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang EU trong khi 21 thị trường còn lại chỉ chiếm 11% Về mã HS, mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU là các mặt hàng có mã HS 61, 62, 63 chiếm khoảng 95% trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU mới chỉ chiếm khoảng2% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may vào EU và 4,15% tổng nhập khẩu từ thị trường ngoài khối Bangladesh và Campuchia được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu theoChương trình EBA (Everything but Arm – Miễn thuế tất cả các mặt hàng trừ vũ khí),Pakistan cũng được miễn thuế nhập khẩu theo chương trình GSP+ Việt Nam mặc dù cũng được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSP nhưng chỉ là “GSP tiêu chuẩn –Standard GSP” ở mức 9,6% Các chế độ ưu đãi thuế quan GSP+ và EBA giúp các nhà cung cấp đó có lợi thế cạnh tranh lớn về giá so với Việt Nam Điều này cũng lý giải vì sao thị phần xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU duy trì quanh mức 2-3%.

Sự ra đời và tác động của EVFTA đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu

2.3.1 Sự ra đời của EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA Tháng 08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất.

Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019 EVFTA và EVIPA được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU mới có hiệu lực.

Cắt giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan, quy tắc xuất xứ là ba trong số các cam kết chính của Hiệp định EVFTA liên quan đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

2.3.2 Tác động của Hiệp định EVFTA

Cắt giảm thuế quan và các thủ tục xuất nhập khẩu

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với ngành dệt may, dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU sẽ tăng khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Ưu đãi EVFTA đem lại là vượt trội so với cơ chế GSP đang được hưởng.

Cụ thể, thỏa thuận giữa EU và Việt Nam có thể thấy trước việc loại bỏ thuế quan trung bình khoảng 2,2% ở EU và 5% tại Việt Nam trên cơ sở trọng số thương mại Đối với hầu hết tất cả các thuế nhập khẩu, việc cắt giảm này sẽ được thực hiện trong vòng bảy năm tại EU và mười năm tại Việt Nam, kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, một số trường hợp linh hoạt sẽ được xem xét dành cho các sản phẩm nhạy cảm Ví dụ, thuế quan của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ được gỡ bỏ trong vòng từ năm đến bảy năm đối với các mặt hàng nhạy cảm và trong ba năm hoặc trực tiếp có hiệu lực đối với hàng hóa ít nhạy cảm hơn Đối với giày dép, thuế quan của EU sẽ được loại bỏ sau bảy năm đối với các mặt hàng nhạy cảm và ba năm hoặc khi có hiệu lực đối với các mặt hàng ít nhạy cảm hơn Về phía mình, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế đối với hàng xuất khẩu của EU đối với hầu hết các mặt hàng máy móc và thiết bị và tất cả hàng dệt may khi có hiệu lực của hiệp định Ngoài ra, khoảng một nửa sản phẩm dược phẩm xuất khẩu của EU sẽ có thể được miễn thuế ngay lập tức khi vào thị trường Việt Nam.

Tự do hóa thương mại dịch vụ

Thỏa thuận bao gồm một số điều khoản nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường song phương cho các công ty trong các lĩnh vực dịch vụ Chúng bao gồm những thay đổi về quy định ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ xuyên biên giới (theo phương thức 1 trong tiếp cận thị trường trong dịch vụ được quy định trong GATS) và hiện diện thương mại xuyên biên giới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 13 3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu

Có thể thấy, có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của các quốc gia khác nhau và tác động của việc kí kết các hiệp định thương mại tự do đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia. Ở nước ta cũng đã có nhiều bài nghiên cứu phân tích những tác động của việc tham gia hiệp định thương mại tự do đến việc xuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên đối với hiệp định EVFTA còn khá hạn chế các bài nghiên cứu về tác động của hiệp định này Vì vậy

16 nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của hiệp địnhEVFTA đến việc xuất khẩu hàng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 4.1 Mô hình nghiên cứu: Gravity Model

Mở rộng mô hình

Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết về mô hình trọng lực và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mô hình nghiên cứu được đề xuất trong đề tài như sau:

Trong đó: i, j tương ứng là chỉ số về nước xuất khẩu (Việt Nam), nước nhập khẩu, t là chỉ số thời gian Các biến giải thích được định nghĩa như sau:

: kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang nước j vào năm t

: GDP của nước j vào năm t

: dân số của nước j vào năm t

: tỷ giá hiệu quả thực của quốc gia j vào năm t

: mức thuế suất của nước j vào năm t đối với mặt hàng dệt may

Landloc : Biến giả nếu nước j là quốc gia nội lục thì nhận giá trị 1, nếu không là quốc gia nội lục nhận giá trị 0

Dist : khoảng cách địa lý từ thủ đô Việt Nam đến thủ đô nước j

Với sự lựa chọn biến khác phù hợp với sự phát triển của thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2021, mô hình trên được dự báo sẽ phản ánh đúng mối quan hệ tương quan giữa các biến như kỳ vọng Theo Santos Silva and Tenreyro (2006) các tham số trong mô hình được ước lượng bằng phương pháp PPML (Poisson pseudo maximum likelihood) Tuy nhiên, phương pháp PPML đòi hỏi giả định là phương sai và kỳ vọng của biến phụ thuộc phải bằng nhau (Cameron & Trivedi, 2010) Trong thực tế, với giả định này số liệu thương mại thường không thể thỏa mãn và thường xảy ra hiện tượng phương sai lớn hơn kỳ vọng của nó (Overdispersion) Do đó, phân phối nhị thức âm(NB-Negative binomial model) thường được sử dụng để ước lượng nhằm hiệu chỉnh hiện tượng này.

Giải thích biến

Exvalue: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến 27 nước trong khối Liên minh Châu Âu (EU) trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021, được đo bằng Đô la

Mỹ (USD) Dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Hải quan và Tổng cục thống kê Việt Nam.

GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) của đối tác thương mại của Việt Nam, tức của 27 quốc gia trong khối EU, trong giai đoạn từ 2019-2021 được đo bằng USD được dùng để đo quy mô của nền kinh tế Dữ liệu được thu thập từ WB. Biến GDP được kỳ vọng ảnh hưởng ý nghĩa thống kê tích cực đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Popul: Dân số của các quốc gia trong EU, để chỉ quy mô của thị trường mà Việt Nam đang xuất khẩu hàng dệt may Dữ liệu được thu thập từ WB.

Reer: Tỷ giá hối đoái hiệu quả thực (Real Effective Exchange Rate) mức giá trị trung bình theo tỷ trọng của đồng tiền một quốc gia trong mối quan hệ với một chỉ số hoặc rổ tiền tệ của các đồng tiền khác đã được điều chỉnh theo ảnh hưởng của lạm phát Dữ liệu được thu thập từ WB.

Tariff: Mức thuế quan trung bình đánh vào hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, được đo bằng đơn vị % Dữ liệu được thu thập từ ITC.

Landloc: Biến định tính thể hiện nếu quốc gia đó là quốc gia nội lục thì nhận giá trị 1, nếu không phải quốc gia nội lục thì nhận giá trị 0 Dữ liệu được thu thập từ WorldAtlas.

Distance: Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong EU phản cho chi phí vận chuyển khi hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam đến các nước trong EU, được đo bằng đơn vị km Dữ liệu được lấy từ ITC.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 22 5.1 Thống kê mô tả

Lựa chọn mô hình thống kê và kết quả

Trong thống kê, có 3 mô hình phổ biến dùng để ước lượng dữ liệu bảng: mô hình hồi quy gộp (Pooled model), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình tác động cố định (FEM) Để có thể chọn được mô hình phù hợp, ta cần phải xem xét những đặc điểm của dữ liệu và kết quả của việc kiểm tra.

Biến phụ thuộc có những yếu tố ảnh hưởng khác mà không được đưa vào mô hình nghiên cứu, và những yếu tố này có thể tác động đến các biến giải thích, được gọi là hiệu ứng riêng lẻ Ví dụ, những yếu tố như cơ sở hạ tầng, và độ mở của thương mại của các nước có thể ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nhưng không được đưa vào mô hình Nếu hiệu ứng này không tồn tại thì có thể sử

23 dụng mô hình Pooled OLS để ước lượng Tuy nhiên, nếu hiệu ứng này tồn tại thì nên ưu tiên sử dụng mô hình FEM và REM.

Theo lý thuyết của Gujarati (2003), mô hình FEM được áp dụng hiệu quả trong trường hợp có sự tương quan giữa biến giải thích và hiệu ứng riêng lẻ, tức các yếu tố có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng không được đưa vào mô hình có mối tương quan với các yếu tố có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng được đưa vào mô hình. Trong khi đó, mô hình hồi quy lại kiểm soát và tách rời những ảnh hưởng của hiệu ứng riêng lẻ ra khỏi biến giải thích và điều này khiến ta chỉ có thể ước lượng được những ảnh hưởng của biến giải thích đơn thuần đến biến phụ thuộc Tuy nhiên, nếu hiệu ứng riêng lẻ là bất kỳ, chúng có thể không có mối tương quan với biến giải thích, thì mô hình REM sẽ được áp dụng hiệu quả hơn Hơn nữa, vấn đề chính của mô hình FEM đó chính là việc mô hình này loại bỏ những biến có dữ liệu không thay đổi theo thời gian, tức đối với mô hình nghiên cứu ở đây biến giả landloc và biến dist sẽ không được tính đến khi ước lượng mô hình Để giải quyết vấn đề này, có rất nhiều bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình REM.

Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ loại bỏ khả năng sử dụng mô hình FEM để ước lượng Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất giữa mô hình REM và mô hình Pooled, chúng tôi sử dụng kiểm định Breusch-Pagan LM để xét giả thiết có hiệu ứng riêng lẻ tồn tại trong mô hình hay không.

Bảng 5.2 mô tả kết quả của kiểm định Breusch-Pagan LM cho mô hình REM. Với mức ý nghĩa 5%, giả thuyết “không tồn tại hiệu ứng riêng lẻ” bị bác bỏ, điều đó thể hiện sự không phù hợp của mô hình Pooled Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn mô hình REM để ước lượng các hệ số hồi quy.

Mô hình Chi-square P-value

** là có nghĩa thống kê tại mức 5%

Bảng 5.2 Kết quả kiểm định Breusch-Pagan LM

Sau khi thực hiện các kiểm định cho mô hình REM, kết quả cho thấy mô hình tồn tại các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi và hiện tượng đa cộng tuyến Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa 2 biến GDP và dân số Tuy nhiên hiện tượng đa cộng tuyến đã được khắc phục do kích thước của mẫu nghiên cứu lớn Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) được sử dụng Bảng … thể hiện kết quả ước lượng của mô hình sau khi khắc phục khuyết tật.

Biến độc lập Hệ số hồi quy P-value

**: có ý nghĩa thống kê tại mức 5%

Những biến có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến các nước EU bao gồm: GDP của các nước EU, quy mô thị trường của các nước EU, hàng rào thuế quan, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước EU Tỷ giá hiệu quả thực và việc quốc gia EU là quốc gia nội lục hay không không ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước EU Sự tăng trưởng của GDP của các nước EU có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến các nước này Cụ thể, tại mức ý nghĩa 5%, nếu GDP của các nước EU tăng trưởng 1%, điều này

25 làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến các nước EU cũng tăng 2.92% Khi GDP của một quốc gia tăng thì cầu chi tiêu dùng tăng lên, điều này có nghĩa cầu cho hàng dệt may tăng lên Dân số cũng ảnh hưởng ý nghĩa thống kê tích cực đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Nếu quy mô thị trường tăng 1% sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 1.74% Hàng rào thuế quan mà Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước EU có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt của Việt Nam sang các nước này Nếu thuế quan tăng thêm 1% sẽ làm giảm 0.6% giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Điều này có nghĩa là việc tham gia ký kết hiệp định EVFTA có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến các nước EU.

Hệ số hồi quy của biến khoảng cách mang dấu âm, có nghĩa rằng rằng khoảng cách từ Việt Nam đến các thị trường xuất khẩu càng xa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Cụ thể, cứ 1% tăng lên trong khoảng cách địa lý, làm cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm 3.8% Các quốc gia có khoảng cách gần nhau thì khả năng xuất khẩu, trao đổi hàng hóa sẽ dễ dàng và các yếu tố liên quan đến bảo hiểm sẽ được giảm tải và thời gian, chi phí vận chuyển sẽ giảm một cách đáng kể Giống với kết quả của bài nghiên cứu trước, việc các quốc gia bị bao bọc bởi đất liền, không giáp biển không là rào cản đối với xuất nhập khẩu Tỷ giá hối đoái thực hiệu quả của các nước nhập khẩu không ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w