Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm: Thương mại hàng hóa lời vănvề quy định chung và cam kết mở cửa thị trường, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-
-BÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐỐI VỚI
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : THS THÁI THU HƯƠNG
Trang 2MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 5
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình đàm phán hiệp định EVFTA 5
1.2 Nội dung hiệp định EVFTA 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 7
2.1 Tình hình Việt Nam trước khi tham gia hiệp định EVFTA 7
2.2 Thực trạng của thương mại Việt Nam sau khi tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTA 8
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA LÊN NÊN KINH TẾ VIỆT NAM 11
3.1 Các tác động tích cực và cơ hội của hiệp định thương mại tự do EVFTA lên thương mại Việt nam 11
3.2 Các tác động tiêu cực và thách thức của hiệp định thương mại tự do EVFTA lên thương mại Việt Nam 12
KẾT LUẬN: 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
2
Trang 3ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN
3
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì với các hiệp định
thương mại thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định EVFTA Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA là gì
và vai trò, ý nghĩa của hiệp định này vẫn còn xa lạ Đây là hiệp định đã tác động mạnh mẽ với nền kinh tế của những nước tham gia, trong đó, Việt Nam đón nhận những lợi ích cũng
như những thách thức mà Hiệp định EVFTA mang lại Việc kết thúc đàm phán thành công
và từ đó tiến tới ký kết Hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Quốc hội và Chính phủ với mục tiêu nâng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới nói riêng và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung, góp phần vào công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước
4
Trang 5CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình đàm phán hiệp định EVFTA.
EVFTA được khởi động đàm phán vào năm 2012 Ngày 2/12/2015 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã ký tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) Trong thời gian tới, hai bên sẽ khẩn trương rà soát pháp lý và tiến hành các thủ tục phê chuẩn Hiệp định và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố
Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và hai là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA Hiệp định đã được hai bên ký kết vào ngày 30/06/2019 tại
Hà Nội EVFTA được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 Ngày 30/3/2020, hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020
1.2 Nội dung hiệp định EVFTA
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Hiệp định gồm 17 Chương, 08 Phụ lục, 02 Nghị định thư và 1 số biên bản ghi nhớ kèm theo Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn
về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý
- Thương mại hàng hóa:
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định EVFTA được ký kết tương ứng với khoảng 48.5% dòng thuế.Sau hơn 10 năm, mức thuế xóa bỏ khoảng 98.3% Đối với 1.7% còn lại, chúng ta sẽ áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế xuất khẩu dài hơn 10 năm và áp dụng thuế ngạch thuế quan theo cam kết WTO
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6%
số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU Sau
10 năm, tiến tới xóa bỏ 99.2% dòng thuế, tương ứng với khoảng 99,7% kim ngạch xuất khẩu của nước ta Đối với khoảng 0.3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam
5
Trang 6kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% Có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn
- Thương mại dịch vụ và đầu tư:
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên
Một số lĩnh vực chính hưởng lợi từ hiệp định liên quan đến các dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải
- Thương mại điện tử: Để phát triển thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, hai bên cam kết không đánh thuế nhập khẩu với giao dịch điện tử thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý
Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay lưu trữ thông tin
Ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại không được sự cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…)
Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử
- Mua sắm và chính phủ:
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO, với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, ….Việt Nam có lộ trình để thực hiện, EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này
Cam kết mở rộng cửa mua sắm của các Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc bộ Quốc phòng, thành phố, tập đoàn, có lộ trình 15 năm mở cửa dần với các hoạt động mua sắm
Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế với một số điều kiện và lộ trình nhất định
- Sở hữu trí tuệ: Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý,
Hiệp định EVFTA có mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện, bao quát các lĩnh vực kinh
tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề phát triển bền vững, mở ra những cơ hội to lớn
để hai bên khai thác tối đa tiềm năng và bổ trợ cho nhau, đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư, thúc đẩy sự phát triển bền vững, từ đó góp phần làm sâu sắc và tạo đan xen lợi ích lâu dài giữa hai bên
6
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế thương
mại
Trường Đại học…
183 documents
Go to course
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình Việt Nam trước khi tham gia hiệp định EVFTA
Trước khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EVFTA), nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực Tuy nhiên, thương mại Việt Nam vẫn còn một số tồn tại nhất định:
- Quy mô xuất khẩu tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất
ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với cùng kỳ năm trước
- Cụ thể, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 264,267 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018
- Năm 2020, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 282,6612 tỷ USD, tăng 7% so với năm
2019 và kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7%
- Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng 7% so với năm trước, bằng đúng chỉ tiêu được Quốc hội giao cho Chính phủ trong năm 2020 Đây là nỗ lực rất lớn của Việt Nam, bởi nếu chỉ nhìn vào
2 quý đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước
- Mức đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thủy sản chưa cao, cụ thể là còn phụ thuộc nhiều vào khu vực Châu Á( chiếm tới 54% năm 2018)
- Xuất khẩu dựa vào nhiều khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể là khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu
- Hạ tầng kém và nhiều khó khăn về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật như xuất khẩu chuyển từ dựa nhiều vào dầu thô sang dựa vào nhóm hàng điện tử
- Giới hạn khu vực xuất nhập khẩu khiến cho không mở rộng được thị trường buôn bán, hạn chế nguồn thu nhập Năm 2018, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Việt Nam mặc dù thị trường rộng lớn nhưng lại là thị trường khắt khe đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải có năng lực mới có thể thành công khi xuất khẩu
- Việc xuất và nhập khẩu hàng hóa sang Châu Âu và ngược lại chịu thuế nhập khẩu rất cao làm cho giá cả hàng hóa tăng lên rất nhiều, dẫn đến hàng hóa Việt Nam chưa có
sự cạnh tranh cao với các hàng hóa trong khu vực Châu Âu Bởi Việt Nam chịu khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
- Một số doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng về chiết xuất nguồn gốc, vấn đề sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, minh bạch hóa thông tin về lao động
- Chưa tập trung đầu tư vào công nghệ mới và thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng chuyển đổi số phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay
- Tỉ lệ thất nghiệp chưa được cải thiện (so với sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, EVFTA dự kiến giúp tăng thêm khoảng 146.000 việc làm/năm (theo nguồn tài liệu tham khảo)
7
Đề cương KTTM ĐC
Kinh tế thương… 100% (10)
44
KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG
Kinh tế thương… 100% (6)
210
Nhóm câu hỏi 2 kttmđc
Kinh tế thương… 100% (6)
14
KINH TẾ THƯƠNG MAI 1 GIÁO Trình
Kinh tế thương… 100% (3)
208
Thi kinh tế thương mại - 9.2
Kinh tế thương… 100% (2)
6
ôn KTTMĐC -revision
Kinh tế thương… 100% (2)
5
Trang 9- Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại Mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14tr USD do hàng hóa xuất khẩu bị trả lại Như vụ kiện chống phá giá cá basa xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Việt Nam liên tục bị áp mức thuế chống phá giá rất cao 63,88% và áp mức thuế cho bị đơn tự nguyện ở mức 47,02%
Với việc ký kết EVFTA, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận thị trường lớn và đầy tiềm năng của Liên minh Châu Âu Đây là một bước đột phá quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, giúp tăng cường xuất khẩu, nâng cao chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, để thực sự đạt được các lợi ích này, Việt Nam cần phải thực hiện các cải cách kinh tế và pháp lý để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế
2.2 Thực trạng của thương mại Việt Nam sau khi tham gia hiệp định thương mại tự
do EVFTA
Theo số liệu của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU (gồm 27 thành viên) giai đoạn 8/2020-7/2022 ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu
- Trong 5 tháng đầu thực thi EVFTA (tức 5 tháng cuối năm 2020), kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 15,62 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ 2019
- Năm 2021 và 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ từ Việt Nam sang EU lần lượt là 40,12 tỷ USD và 14,1%, 27,69 tỷ USD
và 21,39%
- Tính chung trong 02 năm thực thi EVFTA (từ tháng 8/2020 đến hết tháng 7/2022), tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 83,4 tỷ USD, đạt trung bình 41,7
tỷ USD/năm
- Ngoài ra, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA (sử dụng C/O mẫu EUR.1) năm
2020 đạt 14,8%, tăng lên 20,2% năm 2021 và 24,5% trong 6 tháng đầu năm 2022
- Nhiều tín hiệu lạc quan được ghi nhận từ các dữ liệu xuất khẩu Việt Nam sang EU dưới tác động của EVFTA:
, tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm tăng khá Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU trung bình năm giai đoạn hai năm đầu thực thi EVFTA cao hơn so với giai đoạn trước đó là 24%
, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu được cải thiện rõ rệt:
Chỉ trong 5 tháng cuối năm khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU tăng 3,8% so với các tháng trước của năm 2020
Năm 2021, xuất khẩu sang EU đã đạt tốc độ tăng trưởng 14,1%, cao hơn đáng
kể mức tăng trưởng bình quân xuất khẩu sang thị trường này giai đoạn
2016-2019 (8,2%/năm)
7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sang EU với mức tăng 21,4%, đã vượt mức tăng 16,6% kim ngạch xuất khẩu chung đi các thị trường
8
Trang 10 , triển vọng sử dụng ưu đãi thuế quan rất khả quan Tỷ lệ sử dụng ưu đãi EVFTA trong năm 2020-2021 của Việt Nam là 14,8% và 20,2% Thuế suất trung bình năm 2022 là 14,8%; năm 2023 là 10,1%; năm 2024 là 9,6%; năm
2025 là 8,4%; năm 2026 là 8% và năm 2027 là 7,5%
, lợi ích xuất khẩu từ Hiệp định đã bắt đầu có tác động lan tỏa: Theo thống kê, nhóm sản phẩm xuất khẩu tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế quan EVFTA giai đoạn đầu bao gồm gạo (tỷ lệ sử dụng gần như 100%), giày dép (74-98%), thủy sản (70-76%), nhựa và các sản phẩm nhựa (53-70%)… Mặc dù vậy, số liệu về xuất khẩu sang EU trong hai năm thực thi cũng vẫn có một số khía cạnh chưa được như kỳ vọng như: trong cùng giai đoạn, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam đi EU thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của xuất khẩu Việt Nam đi các thị trường có EVFTA khác và trên toàn thế giới, khả năng đáp ứng/tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) và các yêu cầu kỹ thuật (TBT) ở thị trường EU của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn khắt khe,
- Trong 5 tháng cuối 2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 6,55 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 3% của 7 tháng trước đó) Kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam từ EU đạt 16,9 tỷ USD, tương ứng với mức tăng 15,3% năm 2021 Diễn tiến này quay đầu vào 7 tháng đầu năm 2022, với mức giảm 5,52%
- Các dữ liệu về nhập khẩu từ EU vào Việt Nam trong hai năm đầu thực thi EVFTA có một số tín hiệu khả quan:
, các kỳ vọng về việc tận dụng nguồn cung EU cho sản xuất, xuất khẩu Việt Nam đang dần được hiện thực hóa: EU trong 02 năm vừa qua là nguồn đầu vào chủ yếu cho sản xuất, xuất khẩu của một số ngành (như sản phẩm hóa chất, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sản phẩm chất dẻo, linh kiện phụ tùng ô tô, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày, thủy tinh…)
, nhập khẩu từ EU không tạo sức ép quá mức cho cạnh tranh trong nước: Với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cơ bản luôn thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu trung bình của Việt Nam từ tất cả các nước (trừ năm 2020 có cao hơn chút ít)
Trong khi đó, cũng có đâu đó dấu hiệu không hoàn toàn tích cực trong nhập khẩu từ EU giai đoạn này Ví dụ, vẫn có một vài sản phẩm tăng mạnh nhập khẩu từ EU thuộc nhóm tiêu dùng là chủ yếu, ít phục vụ cho sản xuất như kỳ vọng (ô tô nguyên chiếc, chế phẩm thực phẩm, chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, hàng điện gia dụng…)
Theo nhóm doanh nghiệp, nhóm FDI có tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp với EU cao nhất (56%), tiếp đến là nhóm DNNN (50%) và thấp nhất
là nhóm dân doanh (42%) Theo quy mô, khảo sát cho thấy tỷ lệ này tỷ lệ thuận với quy mô
9