Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG……….o0o……….TIỂU LUẬN GIỮA KỲMôn: TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂNĐề tài: Đánh giá tác động của toàn cầu hóa đến tăng trưởngkinh tế và bất bình đẳng thu nhập: trư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
……….o0o……….
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn: TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
Đề tài: Đánh giá tác động của toàn cầu hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: trường hợp Việt Nam
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2023
Họ và tên: Nguyễn Kim Anh
MSSV: 2214410010
Lớp: KTE410 2.2
Giảng viên: THS Hoàng Bảo Trâm
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là một trong những xu hướng quan trọng của thế giới hiện đại,mang lại những thay đổi to lớn trong nền kinh tế và xã hội Việc tích cực thamgia vào quá trình toàn cầu hóa có thể mang lại những cơ hội phát triển kinh tế vàtiến bộ cho một quốc gia Tuy nhiên, đồng thời, nó cũng đặt ra những thách thức
và hệ quả không mong muốn, trong đó bất bình đẳng thu nhập là một vấn đề nổibật Trong bối cảnh này, Việt Nam đã trải qua một quá trình đầy tham vọng củatoàn cầu hóa, từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
2007 cho đến ký kết các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA.Việc mở cửa thị trường và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã tạo ranhững tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập củaViệt Nam
Trong tiểu luận này, ta tìm hiểu về tác động của toàn cầu hóa đến tăng trưởngkinh tế và bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam Trước tiên là với những kháiniệm, lý thuyết và những báo cáo thực nghiệm đã đặt nền móng cho vấn đề này,sau đó là những số liệu thống kê về toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và bấtbình đẳng thu nhập tại Việt Nam Từ đó có cái nhìn trực quan nhất về đề tài này
Trang 3MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: Lý thuyết về chung về toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
1 Toàn cầu hóa 5
1.1 Khái niệm toàn cầu hóa 5
1.2 Đo lường chỉ số toàn cầu hóa 5
2 Tăng trưởng kinh tế 6
2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 6
2.2 Đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế 6
3 Bất bình đẳng thu nhập 6
3.1 Khái niệm phân phối thu nhập và bình đẳng thu nhập 6
3.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập 7
3.3 Thước đo về bất bình đẳng thu nhập 8
3.3.1 Đường cong Lorenz và hệ số Gini 8
3.3.2 Phương pháp chỉ số Theil 10
3.3.3 Tỷ số giữa thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất của một nước 10
3.3.4 Tỷ trọng thu nhập/tiêu dùng của x% người nghèo nhất 11
4 Lý thuyết về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và tăng trưởng kinh tế 11
4.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Adam Smith và lý thuyết lợi thế so sánh -D.Ricardo 11
4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 12
5 Lý thuyết về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 14
5.1 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và
Trang 4bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 14
5.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 17
6 Nhận xét về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập 18
CHƯƠNG II Thực trạng mức độ mở cửa của nền kinh tế, tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 1 Toàn cầu hóa tại Việt Nam 19
1.1 Tình hình hội nhập quốc tế và các chính sách tại Việt Nam 19
1.1.1 Ngoại thương 19
1.1.2 Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) 21
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng khác và chỉ số KOF của Việt Nam 22
2 Thực trạng về tăng trưởng kinh tế 24
3 Bất bình đẳng thu nhập 25
4 Đánh giá mối quan hệ 27
4.1 Phương pháp đánh giá 27
4.2 Số liệu thống kê 27
4.3 Thống kê mô tả 27
4.3.1 Tóm tắt dữ liệu 27
4.3.2 Mô tả phân phối 28
4.3.3 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến 30
5 Kết luận: 31 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5CHƯƠNG I: Lý thuyết về chung về toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
1 Toàn cầu hóa
1.1 Khái niệm toàn cầu hóa
Khái niệm “Toàn cầu hóa” (Globalization) bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ
XX Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mốiliên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả cáckhu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới Cụm từ “Toàn cầu hóa” đã trởnên phổ biến trong các cuộc thảo luận kinh tế mà sau này, trong cuốn “TheWorld Is Flat”, Thomas L.Friedman nhìn nhận rằng toàn cầu hóa và công nghệ
đã tạo ra một cuộc cách mạng kinh tế mới, cho phép các công ty và cá nhân tậndụng những lợi ích từ việc kết nối toàn cầu Friedman nhấn mạnh rằng toàn cầuhóa đang tạo ra một môi trường cạnh tranh toàn cầu, nơi các công ty và cá nhântrên khắp thế giới phải cạnh tranh với nhau
1.2 Đo lường chỉ số toàn cầu hóa
Chỉ số toàn cầu hóa - KOF (Globalization Index)
Chỉ số toàn cầu hoá được công bố lần đầu vào năm 2000 dựa trên đánh giá 5nhóm thành tố Chỉ số toàn cầu hóa 2007 dùng dữ liệu của năm 2004 và dựatrên bốn nhóm chỉ tiêu gồm:
● Hội nhập kinh tế (ngoại thương & đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)
● Kết nối cá nhân (chuyển giao thu nhập từ hoạt động viễn thông quốc tế,
du lịch, kiều hối)
● Kết nối công nghệ (lượng người dùng dịch vụ mạng internet, số máy chủphục vụ mạng, các giải pháp bảo đảm an ninh máy chủ mạng)
Trang 6● Cam kết chính trị (tham gia các tổ chức quốc tế, tham gia hoạt động gìngiữ hòa bình của Liên hợp quốc, tham gia các thỏa ước quốc tế, chuyểngiao tín dụng giữa các nhà nước).
2 Tăng trưởng kinh tế
2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy môsản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định
Có thể nói bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự đảm bảo sự gia tăng cả quy môsản lượng và sản lượng bình quân đầu người
2.2 Đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế
Đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế ta sử dụng công thức sau:
Trong đó:
● Gt tốc độ tăng trưởng năm t
● Yt là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t tính theo năm cơ sở
● Yt-1 là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t-1 tính theo giá năm cơ sở
Ta cũng có thể đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua thu nhập bìnhquân đầu người
3 Bất bình đẳng thu nhập
3.1 Khái niệm phân phối thu nhập và bình đẳng thu nhập
Trang 7Mô 98% (135)
8
BT Chương 1 Tổng quan về KT học vĩ môKinh tế Vĩ
Mô 100% (13)
4
Tìm hiểu về Siêu lạm phát ở ZimbabweKinh tế Vĩ
Mô 100% (13)
22
Giáo trình - Giáo trình kinh tế vĩ môKinh tế Vĩ
Mô 93% (44)
120
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ m…
8
Trang 8Phân phối thu nhập bình đẳng nghĩa là người lao động được đánh giá đúng mứcvới công sức mà họ phải bỏ ra, phân phối thu nhập bình đẳng xuất phát từ sựđánh giá đúng đắn về mức độ đóng góp của lao động cho xã hội, nhằm nâng caomức sống của người dân, loại bỏ tình trạng không cho xã hội, nhằm nâng caomức sống của người dân, loại bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi,lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn thiếu thốn.
3.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập
Từ các nghiên cứu cho thấy hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về thunhập, đó là bất bình đẳng thu nhập do lao động và bất bình đẳng thu nhập từ tàisản Ta sẽ đi tìm hiểu sâu về từng nguyên nhân như sau:
Thứ nhất là bất bình đẳng thu nhập do lao động Lao động khác nhau đem lại
thu nhập khác nhau do những lý do chủ yếu sau đây:
Sự khác biệt mang tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát sinhnhằm bù đắp cho các đặc điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau
Vốn nhân lực là sự tích lũy đầu tư trong mỗi con người, ví dụ như học vấn vàkinh nghiệm làm việc Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được nhiềutiền hơn những lao động với ít vốn nhân lực Thực tế, có sự khác biệt mang tínhđền bù giữa những lao động có trình độ học vấn và những lao động không cótrình độ học vấn nhằm bù đắp cho chi phí của việc đi học
Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu nhập Một
số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác và họ đượctrả lương theo năng lực tự nhiên của họ Một số lao động làm việc vất vả hơnnhững người khác và họ được đền bù cho sự cố gắng của họ Cơ hội cũng đóngmột vai trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh nghiệm của một cánhân nà đó có thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công nghệ làm cho công việccủa cá nhân đó không cần nữa
Kinh tế Vĩ
Kinh-te-vi-mo de luyen tap rat hay m…Kinh tế Vĩ
12
Trang 9Quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn cho rằng, những lao động với trình
độ học vấn cao hơn được trả lương cao hơn vì học vấn làm cho họ có năng suấtcao hơn Theo quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn, một chính sáchnhằm làm tăng trình độ học vấn của người lao động sẽ làm tăng tiền lương của
họ Theo quan điểm phát tín hiệu về học vấn, trình độ học vấn cao hơn không cóảnh hưởng gì đến năng suất hay tiền lương Có bằng chứng cho thấy rằng họcvấn không làm tăng năng suất và tiền lương, do vậy trình độ học vấn có thể chỉ
là một tín hiệu phản ánh năng lực của người lao động Những lợi ích đem lại từviệc đi học có lẽ là một sự kết hợp giữa các hiệu ứng phát tín hiệu và hiệu ứng
tư bản con người
Thứ hai là bất bình đẳng thu nhập từ tài sản Nó xuất phát từ nguồn lực tự có
của mỗi người, từ những tài sản mà họ đang nắm giữ, những tài sản này có được
có thể là từ tiết kiệm tích lũy nên, có thể là do đầu tư, kinh doanh mà sinh lờihoặc đơn giản hơn là có được từ thừa kế tài sản Tất cả những điều này tạo nên
sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng
Ngoài ra, thu nhập có thể khác nhau do sự phân biệt đối xử Sự phân biệt đối xử
là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá nhân tương tự nhau chỉ khác nhau
về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc các đặc điểm cá nhân khác
3.3 Thước đo về bất bình đẳng thu nhập
Trên thế giới, có rất nhiều phương pháp đo lường mức độ bất bình đẳng thunhập, sau đây ta sẽ đi tìm hiểu về một số phương pháp đo lường
3.3.1 Đường cong Lorenz và hệ số Gini
Hệ số Gini (G) được tính dựa vào đường cong Lorenz Đường cong Lorenzđược tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân số tươngứng cộng dồn
Trang 10Hệ số Gini là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong Lorenz và đườngthẳng 45 độ từ gốc tọa độ) chia cho diện tích A+B (là diện tích tam giác vuôngnằm dưới đường thẳng 45 độ từ gốc tọa độ).
Công thức tính:
Trong đó:
● F i – Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;
● Yi – Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i
Đường cong Lorenz:
Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 45 độ (đường bình đẳng tuyệtđối) thì hệ số Gini bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳngtuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùngvới trục hoành, hệ số Gini bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bấtbình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội Hệ sốGini nhận giá trị từ 0 đến 1 Hệ số Gini càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thunhập trong dân cư càng lớn
Trang 11Một ưu điểm của chỉ số Theil là có thể phân rã được, theo nghĩa đó là tổng bìnhquân gia quyền của sự bất bình đẳng trong các nhóm.
3.3.3 Tỷ số giữa thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân
số nghèo nhất của một nước
Tỷ số thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhấtcủa một nước là tỷ số trong đó tử số là thu nhập/tiêu dùng trên đầu người củanhóm 20% người giàu nhất và mẫu số là thu nhập/tiêu dùng đầu người củanhóm người nghèo nhất Cũng có thể thay số 20% bằng một con số phần trămkhác Đây là một đại lượng được sử dụng rất phổ biến ở các nước phát triển vàđang phát triển
Hạn chế chính của thước đo xác định sự bất bình đẳng này là bỏ qua thunhập/tiêu dùng của 60% dân số có mức thu nhập/tiêu dùng và nó cũng không
Trang 12tính đến sự phân bố thu nhập/tiêu dùng trong các nhóm người nghèo nhất vàgiàu nhất.
3.3.4 Tỷ trọng thu nhập/tiêu dùng của x% người nghèo nhất.
Một điểm bất lợi của cả hệ số Gini và chỉ số Theil là chúng thay đổi khi phânphối thu nhập thay đổi, bất kể sự thay đổi đó xảy ra ở nhóm có thu nhập nào,nhóm có thu nhập cao nhất, trung bình hay thấp nhất (chúng thay đổi khi có bất
kỳ sự chuyển giao thu nhập nào giữa hai cá nhân) Vì vậy chỉ tiêu đo lường tỷtrọng thu nhập của x% người nghèo nhất là một thước đo tốt hơn, nó sẽ khôngthay đổi cho dù các chính sách thay đổi
4 Lý thuyết về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và tăng trưởng kinh tế 4.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối - Adam Smith và lý thuyết lợi thế so sánh - D.Ricardo
Từ yêu cầu tất yếu của sự phát triển tự do thương mại trong thời đại toàn cầuhóa và tính cạnh tranh cao giữa các quốc gia trên toàn cầu mà việc nâng cao lợithế cạnh tranh là một trong những mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc gia Nếu
như trước đó, khái niệm “lợi thế tuyệt đối” (Absolute Advantage) được nhà
kinh tế học người Scotland Adam Smith đề xuất với hàm ý tập trung vào khảnăng tuyệt đối của một quốc gia trong việc sản xuất mặt hàng cụ thể, thì sau này
với khái niệm lợi thế so sánh (Comparative advantage) đề cập trong tác phẩm
“Principles of Political Economy and Taxation”, 1817 Ricardo lại tập trung vàolợi thế tương đối của quốc gia trong việc sản xuất mặt hàng so với quốc giakhác Lợi thế so sánh dựa trên sự khác biệt tương đối giữa các quốc gia trongviệc sản xuất các mặt hàng khác nhau và khuyến khích các quốc gia tập trungvào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà họ có lợi thế so sánh, nhập khẩunhững mặt hàng mà các quốc gia khác có lợi thế tương đối trong sản xuất Theo
Trang 13lý thuyết này, toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho các quốc gia khai thác lợi thế cạnhtranh của mình và tăng cường quy mô sản xuất thông qua trao đổi hàng hóa vàdịch vụ trên thị trường quốc tế Khi các quốc gia chuyển hướng sản xuất vàonhững ngành có hiệu suất cao hơn, năng suất và hiệu quả kinh tế tăng lên, dẫnđến sự tăng trưởng kinh tế.
Phương pháp đo lường lợi thế so sánh hoặc cạnh tranh quốc gia - tính toàn lợithế so sánh trông thấy (Revealed Comparative Advantage - RCA) - Balassa đềxuất vào năm 1965 để đo lường lợi thế so sánh theo số liệu xuất khẩu:
RCAXik = Xik:Xi/Xwk:XwTrong đó:
● RCAXik: chỉ số lợi thế so sánh trông thấy trong xuất khẩu của nước i đốivới sản phẩm k
● Xik: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i
● Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i
● Xwk: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k toàn cầu
● Xw: tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu
=> Ý nghĩa: nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước i đối với sản phẩm k lớn hơn tỷtrọng sản phẩm đó trong tổng xuất khẩu của thế giới, tức là RCAXik > 1 thìnước i được coi là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm k Hệ số này càng lớnchứng tỏ lợi thế so sánh càng cao Ngược lại, nếu RCAXik < 1 thì nước i không
có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm k "
4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu của Robert C Feenstra và Gordon H.Hanson (1997) đã nghiên cứutác động của độ mở kinh tế, được đo bằng tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP, đếntốc độ tăng trưởng kinh tế với dữ liệu của các quốc gia từ 1960 đến 1990 Môhình đề xuất đã điều chỉnh các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng
Trang 14kinh tế như vốn công, vốn tư nhân và lực lượng lao động Kết quả phân tích hồiquy cho thấy sự gia tăng trong tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP có liênquan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế Việc mở rộng thị trường xuất khẩu vànhập khẩu tạo ra lợi ích kinh tế, tăng cường cạnh tranh và khuyến khích đổi mớitrong nền kinh tế.
Một nghiên cứu thực nghiệm quan trọng về tác động của toàn cầu hóa đến tăngtrưởng kinh tế là nghiên cứu “The impact of international trade on economicgrowth: Evidence from a quantile regression analysis” Sau khi xem xét tácđộng của toàn cầu hóa trên các mức độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế,nhóm tác giả nhận thấy có một mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu và tăngtrưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia Đặc biệt, tác động tích cực của xuất khẩuđối với tăng trưởng có xu hướng gia tăng theo từng mức độ tăng trưởng Nghiêncứu cũng cho thấy rằng nhập khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
dù tác động này ít mạnh hơn so với nhập khẩu
Trong nghiên cứu “The impact of globalization on economic growth” (2014),Yung-Hsiang Ying và cộng sự đã xem xét tác động của động lực ngắn hạn vàmối quan hệ cân bằng dài hạn giữa toàn cầu hóa và tăng trưởng kinh tế của cácquốc gia ASEAN trong giai đoạn từ 1970 đến 2008 Nhóm tác giả đã chia toàncầu hóa thành ba danh mục để điều tra tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế:toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa xã hội và toàn cầu hóa chính trị Bằng việc sửdụng phương pháp OLS, tác giả kết luận: toàn cầu hóa kinh tế có tác động tíchcực đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, toàn cầu hóa xã hội có một tác động tiêucực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi toàn cầu hóa chính trị có một tác độngtiêu cực không đáng kể Với cách thức chia dạng toàn cầu hóa, nhóm tác giả đãmột lần nữa nhấn mạnh tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế đến tăngtrưởng kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia ASEAN, các quốc gia đang pháttriển
Trang 15Tuy nhiên, toàn cầu hóa là một vấn đề phức tạp và đa chiều, nó có thể có tácđộng khác nhau với các quốc gia và khu vực khác nhau Trong nghiên cứu
“Trade Costs, Firms, and Productivity” (2006), các tác giả đã nghiên cứu tácđộng của tăng trưởng xuất khẩu trên năng suất lao động trong các doanh nghiệp
ở Mỹ Kết quả cho thấy, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu tạo ra lợi ích cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu, nhưng cũng có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệpkhông xuất khẩu, khiến cho một số doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động
và mất việc làm Bên cạnh đó, toàn cầu hóa còn có tác động tiêu cực đếnkhoảng cách giàu nghèo trong quốc gia khi tạo ra áp lực lên các doanh nghiệpkhông hiệu quả, mở cửa thị trường khiến tăng tỷ lệ phá sản của các doanhnghiệp, đó là kết luận của nghiên cứu “Trade liberalization, exit andproductivity: Evidence from Chilean Plants”(2002) Nina Pavcnik đã chỉ ra đốivới trường hợp của Chile Ngoài những tác động từ toàn cầu hóa cần xem xétcác yếu tố khác như lợi thế địa lý của từng quốc gia và các chính sách kinh tếkhi tính toán tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
5 Lý thuyết về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
5.1 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Lý thuyết học thuyết kinh tế cổ điển
Học thuyết kinh tế cổ điển với hai đại diện tiêu biểu là A.Smith và D.Ricardo đãđưa ra những lý luận ban đầu về phân phối thu nhập
Cả A.Smith và D.Ricardo đều phân chia thu nhập thành ba loại đó là tiền lương,tiền công cho công nhân; lợi nhuận cho nhà tư bản và địa tô cho địa chủ.Tuy nhiên, có sự khác biệt, A.Smith nhận ra rằng người công nhân chỉ là laođộng làm thuê, tiền lương mà họ nhận được không phải là toàn bộ giá trị sản
Trang 16phẩm lao động họ sản xuất ra mà chỉ là một bộ phận giá trị đó Ông ủng hộ việctrả tiền lương cao vì tiền lương cao là nhân tố kích thích công nhân tăng năngsuất lao động tạo điều kiện tăng tích lũy tư bản và từ đó tạo khả năng tăngtrưởng kinh tế.
D.Ricardo thì lại ủng hộ “quy luật sắt về tiền lương”, tiền lương cho người côngnhân chỉ nên ở mức tối thiểu vừa đủ đáp ứng cho những nhu cầu sinh hoạt tốithiểu cần thiết Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động củathị trường, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo Ricardo còn đưa raphương hướng về đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nằm mục tiêu tăng trưởng
Từ đó đưa ra hàm ý chính sách cần phải giảm dần cả về quy mô lẫn tỷ trọng đầu
tư trong khu vực nông nghiệp, xây dựng và mở rộng khu vực công nghiệp, tăng
tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.Khu vực này có nhiệm vụ giải quyết lao động thất nghiệp trá hình của khu nôngnghiệp bằng cách chuyển bộ phận này sang khu vực của mình Ricardo còn chorằng do khu vực nông nghiệp dư thừa lao động vì vậy, có thể lôi kéo lao động từnông nghiệp sang mà không phải tăng lương cho bộ phận này Khư vực côngnghiệp sẽ có lợi nhuận biên tăng dần theo quy mô và kéo theo sự tăng trưởngkinh tế, đi cùng với nó là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập giữa nông nghiệp
và công nghiệp Thêm vào đó, ông ủng hộ quy luật sắt về tiền lương, điều này
sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng đi đôi với bất bình đẳng tăng cao
Lý thuyết của A.Lewis và mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets
Dựa vào luận điểm của Ricardo cho rằng lợi nhuận trong nông nghiệp có xuhướng giảm dần và tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp, cần chuyểnbớt lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp Lewis cho rằng phải trả mứclương tương xứng để có thể lôi kéo lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.Tuy nhiên, mức tiền lương mà họ phải trả cho lượng lao động chuyển giao này
là thấp hơn so với tiền lương họ phải trả cho công nhân trong ngành, vì vậy mànhà tư bản công nghiệp sẽ có thêm một phần thặng dư, tích lũy Nền kinh tế sẽ
Trang 17ngày càng tăng trưởng nhanh nhờ sự tích lũy và đầu tư của khu vực côngnghiệp, và hiện tượng bất bình đẳng thu nhập giữa hai khu vực cũng tăng.Nhưng cũng không thể chuyển hết lao động từ nông nghiệp sang được, tìnhtrạng thiếu hụt lao động xảy ra Lao động từ nông nghiệp sang được, tình trạngthiếu hụt lao động xảy ra Lao động trở nên đắt hơn, tiền công tăng lên, gây bấtlợi cho khu vực công nghiệp Trong trường hợp này để giảm sự bất lợi đối vớikhu vực công nghiệp cần phải đầu tư lại cả công nghiệp và nông nghiệp nhằmtăng năng suất lao động, giảm cầu về lao động trong công nghiệp, giá nông sảnkhông tăng mà sức ép của việc tăng tiền công lao động khu vực công nghiệpgiảm đi Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dựa trên động lực phát triển của haikhu vực, bất bình đẳng giảm đi.
Dưới dạng tổng quát, mô hình cũng nhất trí với Kuznets về nhận xét cho rằng sựbất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt đi khi đã đạt được trình độnhất định Hơn nữa, A.Lewis đã chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập không chỉ làkết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết cho tăng trưởngkinh tế, các cố gắng để phân phối lại thu nhập một cách hấp tấp vội vã cũng làmmất đi động lực tăng trưởng kinh tế; bất bình đẳng là điều kiện để người giàutăng tích lũy, tăng đầu tư, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thu nhập caohơn
Trang 18Kuznets chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầungười và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có dạng hình chữ U ngược.Theo Kuznets, ở một nước nghèo, mức độ bất bình đẳng trong phân phối thunhập thấp, thể hiện ở hệ số Gini khá nhỏ (hệ số Gini khoảng 0.2-0.3) Nhưngkhi nền kinh tế tăng trưởng hơn, thu nhập tính theo đầu người tăng lên thì sự bấtbình đẳng trong phân phối thu nhập cũng tăng lên và đạt cực đại ở mức trungbình của thu nhập Sau đó mặc dù nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, thu nhậpbình quân đầu người tiếp tục tăng những sự không công bằng trong phân phốithu nhập sẽ giảm dần cho đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt đến mứcđặc trưng của một nước công nghiệp phát triển.
5.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Chứng thực cho mô hình đường cong chữ U ngược, nghiên cứu của DavidDollar và Aart Kraay năm 2001 đã tập trung vào các nước đang phát triển vànhận thấy rằng tỷ trọng thương mại trong GDP tăng đồng nghĩa với tăng trưởngkinh tế Họ cũng nhận thấy rằng lợi ích tăng trưởng từ thương mại được chia sẻrộng rãi và giúp giảm nghèo đói ở nhiều quốc gia Nghiên cứu của Lei Zhou vàcộng sự vào năm 2011 cũng cho thấy rằng toàn cầu hóa giúp giảm bất bình đẳngthu nhập trong các quốc gia, dựa trên mối quan hệ tiêu cực giữa chỉ số toàn cầuhóa và hệ số Gini Trong trường hợp Việt Nam, nghiên cứu của Nina Pavcnikvào năm 2002 cho thấy tăng trưởng xuất khẩu đã có tác động tích cực đến tăngthu nhập và giảm bất bình đẳng thu nhập trong nền kinh tế của Việt Nam.Mặc dù mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets cho đến nay vẫn còn đúng vàđược công nhận ở nhiều nước nhưng mô hình này mới chỉ ra được những nhậnđịnh từ việc quan sát nhịp độ tăng trưởng của các nước chứ chưa giải thích đượcnguyên nhân nào tạo ra sự thay đổi tích cực về giảm bất bình đẳng thu nhậptrong quá trình tăng trưởng Đó là khoảng gợi mở khi nghiên cứu về tác động