1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài quản lý rủi ro thị trường và hiệu ứng domino từ vụ án flc và tân hoàng minh

34 39 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Thị Trường Và Hiệu Ứng “Domino” Từ Vụ Án FLC Và Tân Hoàng Minh
Tác giả Vy Lương Bình, Vũ Trần Minh, Vũ Thị Phương Thảo, Vũ Bích Ngọc, Tường Thị Hồng Ngọc, Trương Ngọc Phương Linh, Trịnh Thị Quyên, Trịnh Ngọc Mai, Đinh Hoàng Tuấn Kiệt
Người hướng dẫn TS. Bùi Duy Linh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Hiện nay, tại bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, trongđó có Việt Nam, quy trình đổi mới cơ chế quản lý là trở thành xu thế toàn cầu hóa và diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt sau khi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN NHÓM

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU ỨNG

“DOMINO” TỪ VỤ ÁN FLC VÀ TÂN HOÀNG MINH

Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Duy Linh

Hà Nội, tháng 9 năm 2022

Trang 3

1.2 Tổng quan về quản lý rủi ro thị trường 4

2.1 Khái quát về tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh 12

2.3 Hệ quả của vụ án và biện pháp quản lý rủi ro 18

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG CHO VIỆT NAM

Trang 4

MỞ ĐẦU

Hoạt động của các tổ chức tài chính (TCTC) thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó nổi bật là rủi ro thị trường xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như lãi suất, tỷ giá, giả chứng khoán và giá hàng hóa Hiện nay, tại bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, trong

đó có Việt Nam, quy trình đổi mới cơ chế quản lý là trở thành xu thế toàn cầu hóa và diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt sau khi mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng nhờ gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO.Bên cạnh việc mang đến cơ hội học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản trị cũng như vận dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ từ những quốc gia có nền kinh

tế phát triển, hội nhập cũng làm nảy sinh ngày càng nhiều những khó khăn và thách thức,đối với TCTC, các yếu tố thị trường ngày càng phức tạp như sự đa dạng hóa sản phẩm tài chính ngân hàng, môi trường tài chính biến động không ngừng và khó kiểm soát, dễ dẫn đến phản ứng dây chuyển

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quản lý rủi ro thị trường nhằm giảm thiểu những mất mát cho các TCTC là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Thực tế đòi hỏi các TCTC phải nhạy cảm, không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh của mình trên nền tảng tư duy và trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại để hạn chế rủi ro, thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh tiền tệ

Vừa qua, vụ án thao túng thị trường tại FLC đã để lại nhiều hệ quả lớn, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho các nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp Đứng trước vụ việc này, nhà nước, cũng như các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo những vụ việc làm rối loạn thị trường như vậy sẽ không tiếp tục tái diễn

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề cập ở trên, nhóm chúng em xin lựa chọn chủ đề:“Quản lý rủi ro thị trường và hiệu ứng ‘Domino’ từ FLC và Tân Hoàng Minh”

Trang 5

1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

1.1 Tổng quan về rủi ro thị trường

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra trong kinh doanh của tổ chức tài chính do những biến động về giá thị trường hoặc và các thông số thị trường (gồm giá cổ phiếu, đường cong lãi suất, tỷ giá hối đoái, độ biến động giá và các hệ số tương quan)

Theo Basel, rủi ro thị trường là những tổn thất tiềm ẩn trong trạng thái nội ngoại bàng, trên số sách của một định chế, là kết quả của sự thay đổi các mức giá thị trường

- Xảy ra do yếu tố khách quan bên ngoài ngân hàng, ngân hàng không thể tác độnglàm thay đổi chiều hướng biến động mà chỉ có thể dự báo xu hướng, tính toánmức độ ảnh hưởng

- Xảy ra trên nhiều hoạt động của ngân hàng như huy động vốn, kinh doanh ngoạitệ, Rủi ro thị trường ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng phụ thuộc mức độvào quy mô, cấu cấu, tính chất tài sản nợ - có của ngân hàng

- Rủi ro thị trường có xu hướng tăng nhanh cùng với sự phát triển nhanh chóng củathị trường tài chính trên toàn cầu và sự phát triển đa dạng của các sản phẩm ngânhàng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh vốn

1.2 Tổng quan về quản lý rủi ro thị trường

1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro thị trường

- Là một quá trình ngân hàng thông qua bộ máy và công cụ quản lý tác động tới vịtrí cơ cấu tài sản và ngoài bảng cân đối tài sản của ngân hàng để đảm bảo ngănngừa, hạn chế rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, không gây bất lợi với tình hìnhtài chính của ngân hàng

Công cụ quản lý rủi ro:

Trang 6

Phổ biến nhất là sử dụng kĩ thuật VAR- là kĩ thuật thống kế nhằm ước lượng xác suất tổn thất tối đa đối với một danh mục đầu tư tài sản của ngân hàng trong một thời gian nhất định Qua đó chỉ ra mức lỗ tiềm năng được kì vọng không vượt quá một phần trăm nhất định trên số ngày giao dịch.

Ngoài ra còn có các công cụ quản lí rủi ro khác với từng loại rủi ro thị trường:Rủi ro chứng khoán có sử dụng phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật

Rủi ro giá hàng hóa có xác định trạng thái đầu cơ tối đa, xác định loại hàng hóathực hiện giao dịch

Ngoài bảng cân đối tài sản: là các tài sản hoặc nợ phải trả không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng

Rủi ro ngân hàng phải đối mặt: các loại rủi ro thị trường như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro giá cả hàng hóa, rủi ro chứng khoán

Không gây bất lợi với tình hình tài chính: hạn chế những tổn thất về thu nhập hoặc vốn của ngân hàng do những biến động của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa

- Là một quá trình thông qua sử dụng hệ thống thông tin và quy trình thủ tục thíchhợp và theo dõi các hạn mức rủi ro để hạn chế những tổn thất về giá trị của doanhnghiệp đầu tư

1.2.2 Các loại rủi ro thị trường

Là mức tổn thất giá trị tài sản của ngân hàng có khả năng xảy ra khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính tác động các khoản mục tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng Rủi ro lãi suất có thể xảy ra trên các khía cạnh: rủi ro do biến động lãi suất của một đồng tiền, rủi ro chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền

Rủi ro lãi suất xảy ra do các nguyên nhân:

Sự không phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ:

Trang 7

Quản trị

rủi ro tài… 100% (3)

19

Chủ đề 6 Quản trị vốn lưu động

Quản trị

rủi ro tài… 100% (3)

67

Trang 8

Các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng có các kỳ hạn khác nhau, khi chúng được gắn với lãi suất, ngân hàng sẽ quan tâm đến kỳ hạn đặt lãi Căn cứ vào kỳ hạn các khoản vay mà ngân hàng sẽ có kỳ hạn đặt lại lãi suất sao cho phù hợp với từng loại Trường hợp ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhưng lại đem cho vay kỳ hạn dài.Rủi ro lãi suất ngân hàng sẽ xuất hiện nếu như lãi suất cho vay giảm và lãi suất huy độngtăng hoặc giữ nguyên

Trường hợp ngân hàng dùng vốn huy động dài hạn để cho vay ngắn hạn thì rủi ro

sẽ xuất hiện khi lãi suất huy động giữ nguyên còn lãi suất cho vay tăng

Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến ban đầu của ngân hàng:

Có thể nhận ra, quan hệ cung - cầu về tín dụng trên thị trường không ngừng biến động kéo theo đó là sự thay đổi của lãi suất thị trường Do vậy, sẽ thật khó để ngân hàng kiểm soát được xu hướng và mức độ của biến động này Khi đó, phản ứng của ngân hàng

sẽ là điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động lãi suất để vẫn đảm bảo mục tiêu kinh doanh hiệu quả

Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng:

Khi lãi suất là cố định thì tài sản và thời hạn nguồn là các yếu tố gây ra rủi ro lãi suất tiềm năng Đối với các ngân hàng, khoản vay dài hạn hay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản vay khác và nó sẽ được tính theo một mức lãi suất cố định Trường hợp lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro không mong muốn

Các loại rủi ro lãi suất

Rủi ro định giá lại: tài sản có và tài sản nợ phải trả được định giá lại hoặc đáo hạnvào những thời điểm khác nhau, khiến biên thu nhập lãi và chi phí lãi vay bị thuhẹp

Rủi ro đường cong doanh lợi: là rủi ro mà sự thay đổi lãi suất thị trường có tácđộng khác lên cùng một công cụ tài chính với kỳ hạn khác

Rủi ro cơ bản: rủi ro phát sinh khi tài sản có và tài sản nợ phản ứng khác khi lãisuất thay đổi mặc dù cùng kỳ định giá lại, hoặc do thay đổi mối quan hệ lãi suấtgiữa các đường cong doanh lợi khác có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

QUẢN TRỊ TÀI Chính QTTC

-Quản trịrủi ro tài… 100% (2)

108

Quan tri khung hoang truyen thong

Quản trịrủi ro tài… 100% (2)

64

Trang 9

Là mức tổn thất giá trị tài sản ngân hàng có khả năng xảy ra do sự biến động bất thường của tỷ giá hối đoái Rủi ro ngoại hối xảy ra do trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không phù hợp với xu hướng biến động tỷ giá hối đoái.

Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng phát sinh trong quá trình cho vayngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợicho ngân hàng

Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các ngân hàng Ảnh hưởng trực tiếp đến từ việc các ngân hàng nắm giữ tài sản (hoặc nợ phải trả) với cácluồng thanh toán ròng bằng ngoại tệ Biến động tỷ giá hối đoái làm thay đổi giá trị nội tệ của các tài sản đó Nguồn rủi ro ngoại hối rõ ràng này là nguồn rủi ro ngoại hối dễ xác định nhất và cũng là nguồn rủi ro dễ bảo vệ nhất

Các nguồn rủi ro gián tiếp tuy tinh vi hơn nhưng cũng quan trọng không kém Một ngân hàng không có tài sản hoặc nợ nước ngoài có thể gặp rủi ro tiền tệ vì tỷ giá hốiđoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động ngân hàng trong nước của ngân hàng

đó Ví dụ: hãy xem xét giá trị khoản vay của ngân hàng cho một nhà xuất khẩu Hoa Kỳ Đồng đô la tăng giá có thể khiến nhà xuất khẩu Hoa Kỳ khó cạnh tranh hơn với các công

ty nước ngoài Nếu sự tăng giá này làm giảm lợi nhuận của nhà xuất khẩu, thì nó cũng làm giảm khả năng hoàn trả khoản vay đúng hạn và tương ứng là khả năng sinh lời của ngân hàng Trong trường hợp này, ngân hàng phải chịu rủi ro ngoại hối: đồng đô la mạnhhơn làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng Về bản chất, ngân hàng là đô la “khống”

so với ngoại tệ Bất cứ lúc nào giá trị của tỷ giá hối đoái có liên quan đến cạnh tranh nước ngoài, với nhu cầu vay vốn, hoặc các khía cạnh khác của điều kiện ngân hàng, nó

sẽ ảnh hưởng đến ngay cả các ngân hàng “trong nước”

Là rủi ro xảy ra với vốn hoặc thu nhập của ngân hàng phát sinh từ những biến động bất lợi trong giá trị chứng khoán mà ngân hàng đang nắm giữ, Rủi ro chứng khoán

có thể mang tính hệ thống hoặc không mang tính hệ thống Rủi ro chứng khoán mang tính hệ thống là sự nhạy cảm của danh mục đầu tư với những thay đổi tổng thể giá chứng

Trang 10

khoán Rủi ro không mang tính hệ thống là sự biến động giá do các đặc tính của chính chứng khoán đó.

Là rủi ro phát sinh do việc biến động giá các hàng hóa trong tương lai do ngân hàng nắm giữ Trạng thái rủi ro này xảy ra khi ngân hàng tham gia đầu cơ, nắm giữ trạngthái trên thị trường hàng hóa tương lai và xu hướng biến động của hàng hoá đó không phù hợp với trạng thái mà ngân hàng nắm giữ (ngân hàng dự báo giá các hàng hóa trong tương lai sẽ tăng, nhưng xu hướng biến động của hàng hóa lại có xu thế giảm)

1.2.3 Mục tiêu của quản lý rủi ro thị trường

- Xác định rủi ro thị trường, nguồn gốc và các đối tượng liên quan

- Phân tích, đo lường rủi ro để đưa ra các phương pháp quản lý rủi ro phù hợp, hiệuquả nhất cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó với tác động của rủi ro, xây dựng cácchính sách, quy trình và cấu trúc tổ chức thích hợp với chính sách giá cả hàng hóavới các mục tiêu tổng thể của công ty để hỗ trợ việc quản lý rủi ro thị trường

1.2.4 Vai trò của quản lý rủi ro thị trường

- Quản lý rủi ro thị trường giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định, thực hiệnđược mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mình

- Qua việc xác định, phân tích và đo lường các rủi ro, các nhà quản trị doanhnghiệp có thể đưa ra các chiến lược hoạt động, phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp

- Giúp giảm thiểu mức độ tổn thất, hạn chế tối đa những tác động xấu của sự biếnđộng về lãi suất, tỷ giá đến lợi nhuận của tổ chức, doanh nghiệp

- Tối đa hóa lợi nhuận nhờ việc dự đoán đúng biến động của thị trường từ đó điềuchỉnh hoạt động để tăng khả năng sinh lời

- Tăng vị thế, độ uy tín của doanh nghiệp, nhà quản trị, có được sự tin tưởng củađối tác, khách hàng

1.2.5 Quy trình quản lý rủi ro thị trường

Quy trình quản lý rủi ro thị trường bao gồm các bước sau:

Trang 11

Nhận dạng rủi ro:

Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên trong quy trình quản lý rủi ro thị trường, thông qua việc tự nhận định, bảng câu hỏi, phiếu kiểm tra, dữ liệu quá khứ hoặc từ ý kiến của chuyên gia các doanh nghiệp xác định các loại rủi ro, nguồn gốc, các đối tượng chịu rủi

ro Tùy từng loại rủi ro thị trường sẽ có các đối tượng bị ảnh hưởng khác nhau, ví dụ như:

Rủi ro biến động lãi suất: Các đối tượng chịu rủi ro là trái phiếu, các khoản cho vay, sản phẩm tài chính phái sinh,

Rủi ro ngoại hối: Các đối tượng chịu rủi ro là tài sản và nợ phải trả được tính bằngngoại tệ; giao dịch ngoại hối; các giao dịch ngoại hối phái sinh; tài sản và nợ phải trả có dòng tiền được xác định theo tỷ giá hối đoái

Rủi ro cổ phiếu: Cổ phiếu, chứng khoán phái sinh, các tài sản và nợ phải trả có dòng tiền được xác định tham chiếu đến giá cổ phiếu, giá chỉ số chứng khoán

Căn cứ nhận dạng rủi ro: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc tính của sản phẩm, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, phân tích tình hình kinh tế.Phương pháp nhận dạng rủi ro:

Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê

Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi ro

Các phương pháp nhận dạng cụ thể:

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

- Phương pháp lưu đồ;

- Phương pháp thanh tra hiện trường

- Phương pháp làm việc với các bộ phận khác bên ngoài doanh nghiệp

- Phân tích, đo lường rủi ro thị trường

Phân tích, đo lường rủi ro là việc quản trị và dự đoán tần suất và mức độ tổn thất của các rủi ro đó gây ra, lượng hóa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đó đến thu nhập hoặc vốn của tổ chức Trong đó, hai tiêu chí cơ bản của đo lường rủi ro là:

Trang 12

(1) Đo lường tần số của tổn thất: Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một rủi ro sẽ gây ra tổn thất trong một năm.

(2) Đo lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro: Tổn thất lớn nhất có thể có

là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được và phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểm gây ra tổn thất cũng như phụ thuộc vào đối tượng của tổn thất.Đây là bước rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro tổ chức vì nếu không đo lường được rủi ro thì tổ chức sẽ không kiểm soát được rủi ro đó Các doanh nghiệp sẽ phân tích tình hình kinh tế, tài chính trong và ngoài nước để đưa ra các nhận định rủi ro, xây dựng các phương pháp luận, công cụ đo lường, kiểm soát rủi ro thị trường (risk modelling) như các bộ chỉ số, bộ hạn mức đo lường rủi ro

Các công cụ đo lường rủi ro thị trường:

Phương pháp tính toán Giá trị rủi ro VaR (Value at Risk): Là công cụ phổ biến được dùng ở hầu hết ngân hàng lớn trên thế giới VaR là kĩ thuật thống kê nhằm ước lượng mức độ tổn thất tối đa đối vs 1 danh mục đầu tư tài sản trong một khoảng thời giannhất định nhằm giúp các doanh nghiệp lập quỹ dự phòng rủi ro VaR là phương pháp được sử dụng để tính toán rủi ro thị trường, chỉ ra mức lỗ tiềm năng được kỳ vọng khôngvượt quá 1 tỷ lệ % nhất định trên số ngày giao dịch Độ chính xác của VaR phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá trị hiện tại của danh mục, mức độ tin cậy, chu kỳ, số liệu và phương pháp tính

Các phương pháp tính VAR gồm:

- Phương pháp phương sai (Phương sai thông số): Phương pháp được xây dựng trêngiả thuyết rằng tập hợp giá và phân phối lợi nhuận của danh mục đầu tư là phânphối chuẩn.VaR là một hàm số của ma trận phương sai của giá thị trường và mức

độ biến đổi về giá của danh mục đầu tư

- Phương pháp mô phỏng Lịch sử: Sử dụng dữ liệu lịch sử để xây dựng giá trị chịurủi ro VAR và không cần có giả định nào về phân phối thống kê

- Phương pháp mô tả phỏng Monte Carlo: Mô phỏng sự thay đổi giá trị danh mụcđầu tư dựa trên số lượng lớn những biến đổi ngẫu nhiên về giá được dự đoántrong tương lai

Trang 13

Nhược điểm: Cả ba phương pháp đều chịu tác động của những thay đổi cơ chế, hoặc thay đổi đột ngột của hành vi thị trường

Phương pháp tính Độ biến động: Để đo lường sự biến động này người ta dùng một tham số đặc trưng trong xác suất thống kê là phương sai là đại lượng đo lường độ biến động của các giá trị có thể có quanh giá trị trung bình của một biến ngẫu nhiên Khi

đó, phương sai (độ biến động) càng lớn thể hiện tài sản, danh mục đầu tư càng rủi ro cao.Phương sai là căn cứ để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, nếu nhà đầu tư e ngại rủi ro sẽ chọn tài sản hoặc danh mục đầu tư có phương sai nhỏ nhất

Ví dụ: Khi ngân hàng kinh doanh ngoại tệ, một chiến lược phòng hộ hay được sử dụng là chọn những đồng ngoại tệ nào có phương sai nhỏ nhất để tối thiểu hóa rủi ro cho ngân hàng

Lựa chọn phương pháp kiểm soát, đối phó với rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường thường là do các yếu tố bên ngoài gây nên, khó có thể loại bỏ được, do đó doanh nghiệp cần chủ động sử dụng các biện pháp để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ví dụ như tại các ngân hàng thương mại, căn cứ trên mức độ ưa thích rủi ro của mình, họ sẽ xác định hạn mức cho từng loại rủi ro Hạn mức được phân bổ trong toàn tổ chức theo loại rủi ro, ngành nghề kinh doanh từ trên xuống dưới, khu vực, pháp nhân và quốc gia Các loại giới hạn được sử dụng là: giới hạn VaR - Mức độ rủi ro thị trường được tính toán dựa trên các yếu tố rủi ro cơ bản của danh mục đầu tư ở các mức độ tin cậy được chỉ định; giới hạn khoảng cách đáo hạn - được sử dụng để hạn chế rủi ro lãi suất; giới hạn đối với thị trường kém thanh khoản; giới hạn đối với thị trường biến động; giới hạn cắt lỗ để hạn chế tổn thất

Thực thi và giám sát chương trình quản lý rủi ro thị trường

Các doanh nghiệp sẽ thi hành chương trình quản lý rủi ro, giám sát các rủi ro thị trường, giám sát việc tuân thủ các giới hạn rủi ro thực thi, sau đó sẽ báo cáo, đánh giá lại

về xu hướng của rủi ro, thực trạng bao gồm những hạn chế và điểm yếu của việc đo lường rủi ro, phương pháp phân tích và hiệu quả của việc áp dụng chương trình quản lý rủi ro thị trường để từ đó điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót trong hoạt động quản lý rủi ro thị trường

Trang 15

2: HIỆU ỨNG “DOMINO” TỪ FLC VÀ TÂN HOÀNG MINH

2.1 Khái quát về tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh

2.1.1 Khái quát về tập đoàn FLC

FLC chính là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành, đa lĩnh vực lớn hàng đầu Việt Nam: Bất động sản; Vận tải hàng không; Dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng, sân golf; Khai thác và chế biến khoáng sản; Nông nghiệp công nghệ cao, Y dược, Giáo dục… Với tiền thân là công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune, ngày 25/10/2011 công ty Cổ phần Tập đoàn FLC ra đời Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới cho sự phát triển của công ty Trước tháng 5/2022, theo báo cáo của Công ty Quản Lý Quỹ Unicap thì giá trị của FLC đã vượt ngưỡng 9 tỷ USD FLC đã vươn lên nằm trong danh sách những tập đoàn lớn hàng đầu Châu Á Tổng kết quý I/2019, FLC là một trong ba công ty BĐS đượcđánh giá uy tín nhất Việt Nam Trong lĩnh vực cốt lõi bất động sản, thương hiệu FLC đã ghi dấu ấn lớn qua việc phát triển thành công chuỗi quần thể nghỉ dưỡng - sân golf tiêu chuẩn quốc tế tại các vùng đất giàu tiềm năng trên khắp Việt Nam Tháng 10/2021 FLC được vinh danh Top 10 trong ngành bất động sản – xây dựng thương hiệu mạnh Việt Nam Trong lĩnh vực hàng không, sự xuất hiện của Bamboo Airways – hãng hàng không đến từ hệ sinh thái FLC với định hướng dịch vụ theo tiêu chuẩn 5 sao, tinh thần phục vụ tận tâm, hiếu khách đã và đang tạo ra làn gió mới góp phần nâng tầm chất lượng dịch vụ cho thị trường hàng không Việt Nam

FLC được điều hành bởi hàng ngũ lãnh đạo với người đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị Lê Bá Nguyên (được bầu giữ chức danh này nhiệm kì 2021-2026 từ ngày 02-07-2022) Trước đó là cựu chủ tịch hội đồng quản trị Trịnh Văn Quyết với nhiều bê bối gây rúng động thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn nửa năm đầu năm 2022

2.1.2 Khái quát về tập đoàn Tân Hoàng Minh

Tân Hoàng Minh kể từ khi thành lập vào năm 1993 cho đến nay, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã tham gia nhiều lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh và gặt hái được những thành tựu đáng kể Hiện nay, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đang trong giai đoạn

Trang 16

phát triển mạnh mẽ và tập trung mở rộng các lĩnh vực hoạt động xoay quanh trục bất động sản, có thể kể đến: sản xuất bê tông - vật liệu xây dựng, sản xuất đồ nội thất, phát triển chuỗi TTTM vui chơi giải trí, chuỗi văn phòng khách sạn cho thuê, quản lý vận hành Toà nhà,… Khoảng thời gian 10 năm gần đây, Tân Hoàng Minh đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực tài chính; bất động sản và kinh doanh BĐS chính là chủ chốt của tậpđoàn Chính sự tập trung trong việc nghiên cứu, thấu hiểu thị trường nên doanh nghiệp

đã phát triển hàng loạt các dự án với ý tưởng độc đáo, tạo sự khác biệt và cung cấp cho thị trường sự đột phá mới, trở thành những biểu tượng mới mẻ trên lĩnh vực kiến trúc; xây dựng và quy hoạch của đô thị

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh là ông

Đỗ Anh Dũng Ông Dũng là người đã hướng Tập đoàn Tân Hoàng Minh vào thị trường bất động sản cao cấp, tạo sự khác biệt trong các sản phẩm và dịch vụ Các dự án nghìn tỷnhư: D’ Palais Louis – Nguyễn Văn Huyên, D’ Le Roi Soleil – Quảng An, D’ Le Pont D’or – Hoàng Cầu, D’ El Dorado – Phú Thanh, Phú Thượng, D’ Capitale – Trần Duy Hưng … Thời gian gần đây, đây là nhân vật đã có nhiều bê bối về việc phát hành trái phiếu và đấu thầu khu đất Thủ Thiêm dẫn đến nhiều hệ luỵ sau này

2.2 Khái quát vụ án.

2.2.1 Vụ án thao túng thị trường tại FLC

Bộ Công an cáo buộc ông Trịnh Văn Quyết đã tăng vốn điều lệ khống của Faros

từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng rồi bán toàn bộ cổ phiếu, thu về hơn 6.400 tỷ đồng.Tối 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung đối với ông Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch Tập đoàn FLC) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Nhà chức trách cũng khởi tố bổ sung tội danh trên đối với bà Hương Trần Kiều Dung (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán BOS, Phó chủ tịch Thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC)

Ngoài ra, 2 em gái của ông Quyết gồm Trịnh Thị Thúy Nga (cựu thành viên HĐTV, Phó tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán BOS) và Trịnh Thị Minh Huế (nhân viên kế toán Công ty CP Tập đoàn FLC cùng bị khởi tố bổ sung về tội danh trên

Trang 17

Nhóm bị can này bị điều tra hành vi nâng khống vốn của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros.

Theo điều tra, từ năm 2014 đến năm 2016, ông Quyết và 3 bị can trên đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây dựng Faros Sau khi được niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, các bị can đã bán nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư

Cơ quan điều tra bước đầu xác định, tính đến ngày 24/2/2021, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên ông Quyết và

cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do bị can Quyết nhờ đứng tên) Sau đó, các bị can thu được tổng cộng hơn 6.400 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt

Trước đó, hồi tháng 3 và tháng 4, Bộ Công an khởi tố ông Trịnh Văn Quyết và các

bị can Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga cùng 2 lãnh đạo FLC là Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh để làm rõ vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Quyết

về hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo điều tra, từ ngày 1/9/2016 đến ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo

em gái là bà Trịnh Thị Minh Huế (nhân viên kế toán tập đoàn) liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập công ty

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Quyết, bị can Huế liên hệ và cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 công ty Các bị can còn mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán đứng tên bà Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán

Theo cáo buộc, ông Quyết và các bị can đã thực hiện hành vi thao túng nhằm đẩy giá chứng khoán FLC lên giá "trần" cao nhất Sau đó, ông Quyết tiếp tục chỉ đạo nhiều người khác đặt lệnh bán cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng

Cơ quan chức năng xác định các bị can liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp chéo (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu, mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa và đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán đối với 6 mã chứng khoán Các mã chứng khoán này gồm: Mã FLC của Tập đoàn FLC; mã ROS của

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w