1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài mỹ rút quân khỏi afghanistan (2021)

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mỹ Rút Quân Khỏi Afghanistan (2021)
Tác giả Hà Kim Chi, Đặng Phương Linh, Lê Hiểu Linh, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Hà Phương, Đinh Xuân Hữu Thành
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Và một trong những sự kiện quốc phòng, quânsự thế giới nổi bật nhất bấy giờ chính là sự kiện “Mỹ rút quân khỏi Afghanistan”.Ngày 14/4/2021, cả thế giới đã chấn động khi Mỹ tuyên bố rút q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

o0o

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUAN HỆ QUỐC TẾ

TMA317.1

ĐỀ TÀI: MỸ RÚT QUÂN KHỎI AFGHANISTAN (2021)

Hà Nội, tháng 4 năm 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3

Trang 2

Chương 1 Phân tích lý thuyết 4

1 Học thuyết Bush (Bush Doctrine) 4

1.1 Bành trướng dân chủ 4

1.2 Chủ nghĩa đơn phương 4

1.3 Quyền bá chủ của người Mỹ 4

1.4 Đánh đòn phủ đầu 5

2 Học thuyết Biden (Biden Doctrine) 5

Chương 2 Bối cảnh sự kiện Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (2021) 7

1 Khởi đầu “cuộc chiến tranh khủng bố chống toàn cầu” tại Afghanistan 7

2 Nguyên nhân của quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Mỹ 7

3 Quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Mỹ 7

Chương 3 Phản ứng của các bên liên quan 8

1 Phát ngôn, quan điểm của chính quyền Mỹ 8

2 Taliban và tình hình Afghanistan 9

3 Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Iran 9

3.1 Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia tăng ảnh hưởng 9

3.2 Cơ hội kinh tế của Trung Quốc 10

3.3 Nga, Iran và Ấn Độ cũng đang “để mắt” tới Afghanistan 10

3.4 Bên lo ngại trước những hậu quả lâu dài 10

Chương 4 Bài học rút ra 11

1 Bài học trong nước 11

1.1 Tự lấy sức mình làm chính 11

1.2 “Không có bữa ăn nào là miễn phí” 12

1.3 Quân sự không phải yếu tố quyết định chiến thắng 12

1.4 Phải tranh thủ sự ủng hộ lâu dài và ý thức chủ động của toàn dân 12

1.5 Kiên trì là cốt lõi của sự thành công trong đấu tranh 12

2 Bài học quốc tế 12

2.1 Đồng minh, bạn bè cũng như đối tác của Mỹ chớ nên quá lệ thuộc vào Mỹ 13

2.2 Khu vực Trung Á, cũng như các cường quốc như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Chương 1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nhìn lại năm 2021, ta thấy được tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đầy bất trắc, với cả hai màu tối, sáng đan xen Đại dịch Covid-19, cạnh tranh chiến lược, chiến tranh thương mại, xung đột, lật đổ, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, diễn ra gay gắt, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống xã hội toàn cầu Và một trong những sự kiện quốc phòng, quân

sự thế giới nổi bật nhất bấy giờ chính là sự kiện “Mỹ rút quân khỏi Afghanistan”

Ngày 14/4/2021, cả thế giới đã chấn động khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan, và hoàn tất quá trình này trước ngày 11/9, kết thúc cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố hao người, tốn của kéo dài suốt 20 năm mà không đạt được bất cứ kết quả nào Ông cũng bác bỏ lời kêu gọi các lực lượng Mỹ ở lại để đảm bảo một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột nội

bộ đang diễn ra gay gắt ở Afghanistan Trong một bài báo hát biểu tại nhà Trắng, ông thừa nhận “ Các mục tiêu của Mỹ ở Afghanistan ngày càng trở nên không rõ ràng trong thập kỉ qua”, quyết định này của ông đã vấp phải chỉ trích từ lực lượng Đảng, những người cho rằng, việc rút quân là “Thừa nhận thất bại chiến lược quân sự của Mỹ”

Chiến lược đằng sau quyết định đầy rủi ro của ông Joe Biden Quyết định “Mỹ rút quân khỏi Afghanistan” vào tháng 9 đánh dấu thời khắc quan trọng sau gần 20 năm chiến tranh ở nước này, báo hiệu một sự thay đổi sắp diễn ra về trọng tâm và các nguồn lực của Mỹ ở nước ngoài Theo CNN, chính quyền Mỹ, hôm 13/4 cho biết Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cho khoảng 2.5000 binh sĩ còn lại ở Afghanistan bắt đầu rút đi trước ngày 1/5 và rút hết vào dịp tròn 20 năm vụ khủng bố 11/9/2001 – sự kiện khiến Mỹ đưa quân vào Afghanistan và dẫn tới cuộc chiến sau đó Một quan chức chính quyền cấp cao cho biết, Tổng thống Biden tin rằng Mỹ đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra từ đầu cuộc chiến năm 2001, và để có thể đối phó toàn diện với “các mối đe dọa và thách thức của năm 2021”, chính phủ cần tập trung vào những thách thức gay gắt nhất đang phải đối mặt hiện nay

Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về sự kiện đầy biến động, căng thẳng, những biến

chuyển, thay đổi của thế giới trong những năm gần đây, chúng em đã chọn đề tài “Mỹ rút quân khỏi Afghanistan” cho bài tiểu luận môn Quan hệ quốc tế Cấu trúc đề tài chúng em

gồm 5 chương:

1) Chương 1: Phân tích lý thuyết

2) Chương 2: Phân tích bối cảnh sự kiện “Mỹ rút quân khỏi Afghanistan”

3) Chương 3: Phản ứng của các bên liên quan khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan 4) Chương 4: Bài học trong nước rút ra được từ sự kiện “Mỹ rút quân khỏi Afghanistan” 5) Chương 5: Bài học quốc tế rút ra được từ sự kiện “Mỹ rút quân khỏi Afghanistan”

Dù đã cố gắng nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong cô thông cảm và em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của

cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Chương 1 Phân tích lý thuyết

1 Học thuyết Bush (Bush Doctrine)

Học thuyết Bush thể hiện một sự thay đổi sâu rộng trong chính sách đối ngoại Mỹ, đồng thời

là một kế hoạch tham vọng nhằm tái thiết lập trật tự thế giới sau sự kiện 11/9 năm 2001 Học thuyết Bush hướng đến việc “vượt trên ngăn chặn và phòng vệ” đối với các cuộc tấn công hay các hành động thù địch, nhằm loại trừ kẻ thù hay chủ nghĩa khủng bố Bằng nhiều cách, học thuyết này tái định nghĩa nền chính trị truyền thống – trên phương diện áp dụng sức mạnh quân sự nhằm tái cấu trúc an ninh thế giới theo lợi ích quốc gia của Mỹ Và cũng không có gì ngạc nhiên khi học thuyết này đã khuấy động các cuộc tranh luận tại nhiều quốc gia trên thế giới Ví dụ như rất nhiều quốc gia cho rằng học thuyết Bush phản ánh một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa đế quốc hay còn gọi là “sự bành trướng đế chế”, và rằng học thuyết này đã cho phép Mỹ mở rộng ảnh hưởng quá mức lên các nước khác

Có 4 trụ cột chính của học thuyết Bush: Bành trướng dân chủ, chủ nghĩa đơn phương, quyền

bá chủ của người Mỹ, đe dọa và chiến tranh ngăn chặn

1.1 Bành trướng dân chủ

Trụ cột thứ nhất cho thấy sự lan tỏa nền dân chủ Mỹ đến các quốc gia khác bằng con đường

vũ lực Với các cuộc chiến tranh xâm lược Afghanistan và Iraq, chính quyền Bush đã cố gắng thiết lập một chế độ dân chủ mới, tuy nhiên kết quả không mang lại toàn những điều tốt đẹp Trong trường hợp Afghanistan, sự trỗi dậy của phiến quân Taliban và al-Qaeda đã đe dọa tính

ổn định của nền dân chủ và kế hoạch xây dựng một đất nước Afghanistan hòa bình và ổn định Có thể thấy, một nền dân chủ bị áp đặt vào một thể chế chính trị yếu ớt bởi một cường quốc từ bên ngoài thường sẽ châm ngòi cho sự oán giận và ngờ vực nhằm vào cường quốc chiếm đóng đó

1.2 Chủ nghĩa đơn phương

Trụ cột thứ hai chính là khả năng tấn công đơn phương của Mỹ để thúc đẩy lợi ích quốc gia Chủ nghĩa đơn phương thể hiện ý chí và khả năng của một quốc gia trong việc hành động một mình nhằm đạt được các mục tiêu quân sự, chính trị và/ hoặc kinh tế Ở đây, chủ nghĩa đơn phương được hiểu là việc thiết lập một khung chương trình hành động hiệu quả và hợp lý, cho phép một quốc gia tiến hành chiến tranh chống lại một/ những quốc gia khác Tuy nhiên, đôi khi kế hoạch hành động đơn phương của Mỹ đã làm xói mòn sự ảnh hưởng của chính siêu cường này Với chủ nghĩa đơn phương, Mỹ cho phép mình can thiệp vào bất cứ nơi nào trên thế giới mà Washington cho rằng có liên quan đến khủng bố Điều này dẫn đến sự phản đối từ các cường quốc khác, khiến làn sóng nổi dậy cùng các phong trào chống đối tăng cao, đồng thời tập trung sự thù ghét vào một mục tiêu duy nhất là nước Mỹ

1.3 Quyền bá chủ của người Mỹ

Trụ cột thứ ba ám chỉ đến chủ nghĩa bá quyền của Mỹ “Quyền bá chủ” đề cập đến sự tập trung quyền lực vào tay một quốc gia và khả năng của quốc gia đó trong việc sử dụng quyền lực để củng cố và duy trì sức mạnh, sử dụng các lợi thế về kinh tế và văn hóa để ép buộc các quốc gia yếu hơn ủng hộ mình Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Mỹ trở thành bá chủ thế giới, cùng lúc đó những ảnh hưởng về văn hóa và kinh tế của Mỹ đã nhanh chóng phát triển ở nước ngoài Dưới học thuyết Bush, tuyên bố về quyền bá chủ của Mỹ cho thấy quyết tâm của nước này trong việc sử dụng sức mạnh vượt trội nhằm chủ động gây ảnh hưởng lên trật tự thế giới và trừng phạt các quốc gia chống đối, không thuận theo những yêu cầu của Mỹ

Trang 5

Vì thế, một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa bá quyền của Mỹ đã xuất hiện, cho rằng học thuyết Bush đã thất bại trong việc đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của các quốc gia khác Một quốc gia “bá quyền thế giới” phải ưu tiên giành được sự ủng hộ từ các quốc gia khác thông qua các mục tiêu, luật lệ mang tính chiến lược và phù hợp với đạo đức, tránh nguy

cơ mất đi sự ủng hộ của các quốc gia này Theo đó, việc thiếu gắn kết về mặt chính trị giữa quốc gia bá quyền và các nước còn lại có thể tác động quan trọng đến việc quốc gia bá quyền

đó có thể duy trì được sức mạnh và ảnh hưởng của mình ở nước ngoài hay không Khi đó, thách thức lớn nhất với học thuyết Bush không phải là việc loại trừ chủ nghĩa khủng bố, mà từ

sự cần thiết phải cân bằng những mục tiêu tham vọng của mình với việc đảm bảo lợi ích trong chính sách đối ngoại cho các quốc gia khác

1.4 Đánh đòn phủ đầu

Cuối cùng, trụ cột thứ tư liên quan đến chiến lược “đánh đòn phủ đầu” Với chiến lược này, Washington có thể bắn “một mũi tên trúng hai đích”: (1) tiến hành tấn công hay chiến tranh vào kẻ thù nhằm triệt tiêu khả năng kẻ thù này tấn công nước Mỹ trong tương lai; (2) ngăn cản các quốc gia khác có ý định xâm hại bá quyền của Mỹ bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) Chính quyền Bush một mực cho rằng con đường duy nhất để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố là loại trừ các nguy cơ trước khi chúng được cụ thể hóa bằng hành động

“Đánh đòn phủ đầu” được coi là trọng tâm, là xương sống của Học thuyết Bush, thậm chí nhiều người còn nâng tầm chiến lược này thành một học thuyết Trong báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của mình (ngày 20/09/2002), Tổng thống George W Bush chỉ ra rằng, nước Mỹ cần nỗ lực “duy trì ưu thế vượt trội và đánh bại chủ nghĩa khủng bố bằng cách đập tan mọi mối đe dọa này trước khi nó đến biên giới chúng ta”

Chiến lược đánh đòn phủ đầu thông báo cho thế giới biết rằng, nếu cần, Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ an ninh của chính mình và đồng minh Tuy nhiên, việc ứng dụng chiến lược mới này chứng tỏ Mỹ tự cho phép mình đặc quyền quyết định can thiệp vào bất kỳ quốc gia nào “bị tình nghi có dính líu đến khủng bố quốc tế”, dẫn đến khả năng Mỹ sử dụng sức mạnh của mình một cách tùy tiện Song sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bush, ngoài việc viện dẫn các cuộc tấn công khủng bố như sự kiện 11/9 làm lý do chính đáng nhằm phát động các cuộc tấn công phủ đầu, Mỹ không còn yếu tố nào khác có thể dùng để thuyết phục cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ chiến lược này Bằng chiến lược đánh đòn phủ đầu, Mỹ đã phớt lờ luật pháp quốc tế, tự động gây chiến, gây nên hàng loạt hậu quả: thương vong của lính

Mỹ và đồng minh, thương vong và cuộc sống khổ sở của người dân tại những quốc gia mà

Mỹ hiện diện Lòng tin của người Mỹ vào cuộc chiến chống khủng bố cũng ngày càng sụt giảm và Mỹ dường như đã không thể kiểm soát được cuộc chiến do chính mình khởi xướng Ngoài ra chiến lược này còn dẫn đến những khoản chi phí tốn kém mà Mỹ phải gánh chịu trong thời gian qua Tấn công phủ đầu bao giờ cũng gắn liền với tấn công quân sự, song bên cạnh đó, các biện pháp tài chính, ngoại giao và hành pháp cũng phải được huy động để tăng cường an ninh Thực tế cho thấy Mỹ đã đầu tư rất nhiều vào chiến dịch “phủ đầu” liên quan đến công tác tình báo, do thám, trang thiết bị kỹ thuật và đặc biệt là lực lượng quân sự Trong khi việc sử dụng các biện pháp cưỡng bức quân sự chưa chắc chắn đem lại hiệu quả rõ ràng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố thì dường như chiến lược chiếm ưu thế bằng quân sự đã tạo nên không ít sợ hãi và lo lắng cho rất nhiều quốc gia quan tâm đến các dự định của nước Mỹ

2 Học thuyết Biden (Biden Doctrine)

Không tìm cách tái thiết một quốc gia thông qua triển khai quân sự Không giao tranh liên miên trong cuộc chiến mà không mang lại lợi ích cho Mỹ Không lao vào can thiệp nội chiến

Trang 6

ở nước ngoài Ở tầm chiến thuật, Mỹ sẽ can dự chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng không phải chống các phong trào nổi dậy Mỹ cũng sẽ sử dụng mọi sức mạnh sẵn có để diệt trừ các mối

đe dọa trực tiếp với Mỹ

Một ngày nào đó, đây có thể chính là những trụ cột chính trong lý thuyết được biết đến với tên gọi “Học thuyết Biden”

Những nguyên lý này khác biệt so với những gì được cựu Tổng thống George W Bush – người ra quyết định đưa quân vào Afghanistan 20 năm trước đây, từng đưa ra Trong học thuyết Bush, Mỹ được định danh là một “bá chủ nhân từ”, người phát triển tự do và dân chủ trên toàn thế giới để từ đó giảm thiểu nguy cơ, đe dọa nhằm vào nước Mỹ

Giới phân tích nhận định các đồng minh của Mỹ sẽ theo dõi sát những động thái can dự mới của Mỹ ở nước ngoài cùng với đó là diễn biến bất ổn ở Afghanistan “Nếu so sánh vận hành chính sách giữa thời chính quyền Bush và chính quyền Biden, chúng ta sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn về xây dựng quốc gia, gây dựng dân chủ, trợ giúp các nước khác để tránh mối đe dọa

từ chính họ”, nhà khoa học chính trị cao cấp Jeffrey Hornung thuộc Trung tâm RAND (Mỹ) nhận định Theo Hornung, một đặc điểm chính trong “Học thuyết Biden” có thể sẽ là điểm nhấn về lợi ích quốc gia thiết yếu, điều mà ông Biden chưa bao giờ nói rõ đó là gì

Michael Green, Phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhìn nhận tình huống tại Afghanistan là “một lỗi tự đánh hỏng của ông Biden và tình thế rối loạn đó có làm suy giảm lòng tin vào Mỹ và đồng minh” Nhưng mức độ cũng không quá nghiêm trọng, không đủ sức gây rạn nứt quan hệ liên minh Mỹ-Nhật hay Mỹ-Hàn Thất thế của Mỹ tại Afghanistan cũng không phải là một “chiến thắng chính trị với những người theo chủ nghĩa biệt lập”, ông Green nói

Mike Mochizuki, Chủ tịch phụ trách quan hệ Mỹ-Nhật Bản tại Trường Đại học Quan hệ quốc

tế Elliot trực thuộc Đại học George Washington cho rằng có sự khác biệt khi sử dụng sức mạnh quân sự để thúc đẩy dân chủ tại một quốc gia thiếu truyền thống dân chủ với một thể chế là đối tác, đồng minh của Mỹ biết đề cao giá trị dân chủ

Trách nhiệm trước hết thuộc về nước sở tại, chứ không phải là Mỹ và điều này áp dụng với đối tác, đồng minh của Mỹ Ở góc độ này, Nhật Bản – đồng minh của Mỹ, nơi có 50.000 lính

Mỹ đồn trú, sẽ được coi là “lợi ích quốc gia thiết yếu” đối với Mỹ, buộc Mỹ sẽ ra tay can thiệp một khi Nhật Bản bị tấn công, ông Mochizuki nhìn nhận

Theo Tom Shugart, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), việc Mỹ thất bại trong ngăn chặn Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan không phải là một minh chứng cho thấy Mỹ có thể sẽ làm điều tương tự như ở eo biển Đài Loan

Trong phát biểu hôm 16/8, ông Biden tuyên bố: “Lợi ích quốc gia thiết yếu duy nhất của Mỹ trong ngày hôm nay vẫn không thay đổi so với trước đó: Ngăn chặn tấn công khủng bố nhằm vào đất liền Mỹ” Những người nắm quyền tại Kabul có thể đã không hiểu điều này Còn về phía Mỹ, chống chủ nghĩa khủng bố giờ được thu hẹp hơn về nội hàm, không còn bao gồm cả chống nổi dậy

“Kỉ nguyên của các cuộc phiêu lưu quân sự dài hơi, kiến tạo nhà nước chấm dứt trong tương lai gần Các chiến dịch chống khủng bố tới đây sẽ giống như cách Mỹ đang triển khai ở châu Phi – đó là hiện diện quân sự hạn chế, dựa nhiều hơn vào đối tác là lực lượng an ninh nước bản địa”, nhà nghiên cứu Simon Frankel Pratt thuộc Đại học Bristol nêu quan điểm Năm 1996, hai học giả theo đường lối tân bảo thủ William Kristol và Robert Kagan từng viết trên tạp chí Foreign Affairs rằng vai trò của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh sẽ là “bá chủ nhân từ” Ở địa vị đó, Mỹ chủ động thúc đẩy các nguyên tắc về quản trị ra nước ngoài, như về dân chủ, tự do thị trường hay tôn trọng tự do

Trang 7

Discover more

from:

TMA317

Document continues below

Quan hệ quốc tế

Trường Đại học…

40 documents

Go to course

Quan hệ quốc tế 1 -chương 1

Quan hệ quốc

3

Tlqhqt - tiểu luận giữa kỳ quan hệ… Quan hệ quốc

43

Nhóm 5 Sự kiện Chủ tịch hạ viện Mỹ… Quan hệ quốc

42

QUAN HỆ QUỐC TẾ

-Vở ghi Quan hệ quố… Quan hệ quốc

17

Quan hệ quốc tế Quan hệ quốc

32

Trang 8

Lý luận của Kristol và Kagan đóng vai trò nền tảng cho sự ra đời của học thuyết Bush Nhưng sau 1/4 thế kỷ và sau hai cuộc chiến tranh, chính sách đối ngoại của Mỹ đang nhất quyết dịch chuyển sang một đường hướng mới

Chương 2 Bối cảnh sự kiện Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (2021)

1 Khởi đầu “cuộc chiến tranh khủng bố chống toàn cầu” tại Afghanistan

Cách đây 20 năm, chỉ một ngày sau cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ và kinh hoàng nhằm vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ G.W Bush tuyên bố trước toàn thế giới rằng, Osama bin Laden-chỉ huy mạng lưới khủng bố Al Qaeda đang được chính quyền Taliban che chở ở Afghanistan là “kẻ chủ mưu”

Nhưng thay vì chỉ cần sử dụng lực lượng đặc nhiệm và tình báo để truy lùng và tiêu diệt Osama bin Laden, Tổng thống G.W Bush đã tuyên bố phát động “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan

Kể từ thời điểm đó, Washington tuyên bố chủ nghĩa khủng bố trở thành nguy cơ có tính toàn cầu không chỉ đối với an ninh quốc gia của Mỹ và đồng minh, mà còn đối với cả thế giới Đây

là lý do để Mỹ và các nước đồng minh tiến hành cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan

kể từ tháng 10/2001

Chỉ hai tháng sau, chính quyền Taliban ở Afghanistan đã chính thức bị loại bỏ Tháng 5/2011, quân đội Mỹ cũng đã tiêu diệt được thủ lĩnh Al Qaeda Osama bin Laden tại một ngôi làng ở Pakistan, tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến ở Afghanistan

2 Nguyên nhân của quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Mỹ

Cuộc chiến tại Afghanistan được xem là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của 2.448 binh lính Mỹ và khiến 20.722 người Mỹ khác bị thương

Tờ Hindustan Times cho biết, Mỹ đã chi hơn 2.000 tỷ USD cho cuộc chiến này Trong khi đó, chi phí khổng lồ này lại chưa thể tiêu diệt được Taliban Ngược lại, Taliban còn hồi sinh và đã dần trở thành một lực lượng chính trị, quân sự có ảnh hưởng lớn ở Afghanistan Hơn thế nữa, Chi phí duy trì quân đội Mỹ tại Afghanistan rất cao, và Mỹ cần khoản ngân sách này cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Tổng thống Joe Biden khẳng định, Mỹ rút toàn bộ binh lính vì đã đạt được các mục tiêu khi đưa quân sang Afghanistan, đó là làm suy yếu al-Qaeda và ngăn chặn được các cuộc tấn công tương tự thảm kịch ngày 11-9-2001 nhằm vào Mỹ

3 Quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Mỹ

Vào ngày 29 tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình mang tên

Theo thỏa thuận, Mỹ cam kết giảm quy mô hiện diện quân sự tại Afghanistan xuống còn 8.600 binh sĩ trong vòng 135 ngày kể từ khi ký kết thỏa thuận, trong trường hợp các điều kiện được đáp ứng Đổi lại, Taliban đồng ý giảm bạo lực, tham gia tiến trình hòa bình quốc gia, cắt mối dây liên hệ với các nhóm cực đoan và đảm bảo Afghanistan không là nơi ẩn náu của các nhóm khủng bố

Tuy nhiên, thực tế một năm sau khi thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và lực lượng Taliban được

ký kết, tình trạng bạo lực tại Afghanistan vẫn tiếp diễn, còn các cuộc đàm phán giữa chính quyền Kabul và Taliban thì không hề có tiến triển rõ rệt nào

Lý thuyết QHQT chương 4 Quan hệ quốc

6

Trang 9

Trong khi đó, hiệp định hoà bình được kí giữa Mỹ và Taliban tháng 2 năm 2020 có bao gồm điều khoản buộc Mỹ và Đồng minh phải rút toàn bộ lực lượng sau 14 tháng kể từ ngày kí hiệp định, tức là trước tháng 5/2021

Trong bối cảnh đó, tháng 6/2021, Tổng thống Mỹ J.Biden đã tuyên bố với người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani rằng, người dân Afghanistan sẽ phải quyết định chính tương lai của mình, theo cách mà họ mong muốn

Và để hiện thực hóa những tuyên bố này, vào đầu tháng 7/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ đã hoàn tất 90% kế hoạch rút quân, và sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanistan

sẽ kết thúc trước ngày 11/9 tới, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 2 thập kỷ của Mỹ tại Afghanistan

Tuy nhiên, trước ngày rút quân, quân đội Mỹ cũng chịu tổn thất về lực lượng khi IS thực hiện

vụ đánh bom liều chết làm 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng

Ngày 28/8/2021, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Mỹ bắt đầu rút quân khỏi sân bay Kabul sau những nỗ lực trợ giúp sơ tán công dân Mỹ, người Afghanistan yếu thế và các công dân nước ngoài có nhu cầu rời khỏi nước này

Theo Reuters ngày 31-8, tướng Kenneth McKenzie, Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ cho biết, chuyến bay cuối cùng do một chiếc vận tải cơ quân sự C-17 thực hiện, đã cất cánh rời sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul của Afghanistan đêm 30-8 Điều này đồng nghĩa việc rút quân kết thúc sớm hơn một ngày so với thời hạn ngày 31-8 mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt ra

Chương 3 Phản ứng của các bên liên quan

1 Phát ngôn, quan điểm của chính quyền Mỹ

14/04/2021: Tổng thống Mỹ Joe Biden sau nhiều cuộc thảo luận với các quan chức trong nước, đồng minh và tổng thống lúc bấy giờ Ashraf Ghani, quyết định được đưa ra là “kết thúc cuộc chiến dài nhất lịch sử nước Mỹ Đã tới lúc lính Mỹ được trở về.”, thông báo chính thức việc rút 2,500 quân Mỹ còn đồn trú tại Afghanistan bắt đầu từ ngày 1/5, dự kiến kết thúc quá trình trước ngày 11/9, kỉ niệm 20 năm vụ khủng bố 11/9/2001 TT Biden cho rằng, kể từ sau khi hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden vào năm 2011, lý do để tiếp tục giữ quân Mỹ ở lại

đã ngày càng trở nên mơ hồ, và rằng, “với việc mối nguy khủng bố đang hiện diện ở nhiều nơi hơn, tiếp tục giữ hàng nghìn lính án ngữ tập trung tại chỉ một nước và tiêu tốn hàng tỷ

đô-la mỗi năm thật sự không có nghĩa lý gì”

29/08/2021: Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken khẳng định sau ngày 1/9, khi quân đội đã rút hết về nước, khó có khả năng Mỹ hiện diện chính trị tại Afghanistan, tuy nhiên việc tiếp tục

hỗ trợ di tản người khỏi Afghanistan vẫn sẽ được thực thi

03/09/2021: Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ, sau khi Mỹ rút quân và Taliban kiểm soát hoàn toàn Afghanistan (một hệ quả của việc rút quân trong khi lực lượng sở tại không kiểm soát được tình hình)

Q: “Chúng tôi có nhận được báo cáo rằng đồng lãnh đạo của Taliban, Mullah Abdul Ghani

Baradar sẽ đứng đầu một chính phủ Afghanistan mới được thành lập trong thời gian không xa Phản ứng của ông như thế nào, và chính phủ Mỹ nghĩ sao về chính phủ này?”

A: “Tôi chưa chứng kiến điều gì chính thức về việc chính phủ đó có cơ cấu ra sao, bao gồm

và không bao gồm những ai Tôi xin phép giữ lại các bình luận và phán quyết cho đến khi nhận thức được rõ ràng những điều trên Đầu tiên, như chúng tôi và các quốc gia khác đã đề

Trang 10

cập, có những hi vọng rằng bất kì chính phủ nào được thành lập ở thời điểm hiện tại sẽ có sự

đa dạng thực sự và sẽ bao gồm các lực lượng phi Taliban đại diện cho các cộng đồng người và mong muốn khác nhau tại Afghanistan Chúng tôi sẽ xem, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo Nhưng việc chính phủ đó trông như thế nào cũng không quan trọng bằng việc chính phủ đó sẽ làm gì

Đó mới thực sự là mối quan tâm của chúng tôi Chúng tôi đang xem rằng chính phủ mới đó sẽ làm gì, đặt ra chính sách mới nào.”

2 Taliban và tình hình Afghanistan

Không lâu sau khi Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul hôm 15-8, ông Ashraf Ghani đã tuyên bố

từ chức Tổng thống Afghanistan và rời khỏi đất nước Trong hơn nửa tháng qua, Taliban vẫn đang nỗ lực xây dựng một chính phủ mà lực lượng này tuyên bố là “bao trùm”, gồm cả những người không là thành viên nhóm này

Ngày 3-9, một số nguồn tin nội bộ Taliban cho biết ông Mullah Baradar, một trong những thành viên sáng lập và hiện là phó thủ lĩnh lực lượng này, sẽ là lãnh đạo chính phủ mới, theo hãng tin Hai lãnh đạo khác của Taliban cũng tham gia chính phủ mới là người đứng đầu Văn phòng Chính trị Taliban tại Qatar, ông Sher Mohammad Abbas Stanekzai và ông Mullah Mohammad Yaqoob - con trai của một đồng sáng lập Taliban khác tên Mullah Omar Cũng theo , một nguồn tin thân cận với Taliban cho biết chính phủ lâm thời sẽ được lập ra với 25 ghế bộ trưởng và một hội đồng tham vấn gồm 12 lãnh đạo tôn giáo, hoàn toàn chỉ bao gồm các thủ lĩnh Taliban - trái ngược với lời cam kết ban đầu

Afghanistan đang đối mặt tình trạng khủng hoảng kinh tế do hạn hán, bất ổn, sự gián đoạn mạng lưới kinh tế… Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn với các lệnh trừng phạt mà phương Tây

áp đặt lên Taliban, trong khi lực lượng này bị cho là thiếu kinh nghiệm chính sách để giải quyết các cuộc khủng hoảng như vậy

Nếu vấn đề không nhanh chóng được giải quyết, Taliban sẽ gặp thách thức lớn trong việc duy trì, củng cố quyền lực Sự chống đối có thể dẫn tới bạo loạn - điều thực sự đã diễn ra trong hơn nửa tháng qua, trong khi bất ổn xã hội và căng thẳng kinh tế có thể kéo theo làn sóng người tị nạn mới Do đó, hỗ trợ tài chính từ cộng đồng quốc tế là hết sức quan trọng, AFP nhận định

3 Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Iran

3.1 Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia tăng ảnh hưởng

Theo kế hoạch, các nước thành viên NATO sẽ rút hoàn toàn các lực lượng trước 11/9/2021 Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là một thành viên của NATO, lại tuyên bố các lực lượng nước này sẽ tiếp tục ở lại

Ankara đang tận dụng thiện chí trong mối quan hệ với Mỹ để đề xuất đảm nhận trách nhiệm bảo vệ sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul, sân bay có vai trò quan trọng kết nối với thế giới Động thái này, được nêu ra ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Erdogan với Tổng thống Mỹ Biden ở Brussels bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO

Theo Galip Dalay, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Brookings Doha, sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO duy nhất có phần đông là người Hồi giáo – có vẻ “dễ chịu” hơn và phù hợp hơn trong việc “cân bằng tính chất nhạy cảm” của người Afghanistan Tuy nhiên, Taliban lại nghĩ khác Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đề xuất trên, Taliban đã cảnh báo, dù Thổ Nhĩ Kỳ là một “quốc gia Hồi giáo lớn” nhưng nước này vẫn là thành viên

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w