Để góp phần nhận thức đồng thời sử dụng pháp luật và đạođức một cách có hiệu quả trong quản lí xã hội, trước hết ta phải hiểu rõ về mối quanhệ giữa pháp luật và đạo đức.Hiểu được điều đó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
BỘ MÔN PHÁP LUẬT CƠ SỞ
TIỂU LUẬN: PHÁP LUẬN ĐẠI CƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
Sinh viên thực hiện: Mai Nhật Khánh
Mã SV: 2111310038
Lớp: K60 - Anh 2 - TCQT
Lớp tín chỉ: PLU111.8
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Quốc Chiến
Hà Nội – 06/2022
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 3
Phần nội dung 4
Chương 1: Cơ sở lý luận 4
1.1 Pháp luật 4
1.1.1 Khái niệm về pháp luật 4
1.1.2 Bản chất của pháp luật 4
1.2 Đạo đức 4
1.2.1 Khái niệm về đạo đức 4
1.2.2 Đặc điểm của đạo đức 5
Chương 2: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức 5
2.1 Điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức 5
2.2 Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức 6
2.2.1 Sự tác động của đạo đức đến pháp luật 6
2.2.2 Sự tác động của pháp luật đến đạo đức 8
Chương 3: Thực trạng xã hội hiện nay và đề xuất giải pháp 8
3.1 Thực trạng xã hội hiện nay 8
3.2 Một số giải pháp khuyến nghị 11
Phần kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của con người cần có nhiều công cụ khác nhau, trong đó pháp luật và đạo đức là những công cụ chủ yếu và quan trọng bậc nhất Trong các xã hội khác nhau, pháp luật và đạo được nhận thức và áp dụng khác nhau, tuy nhiên cái cốt vẫn nằm ở tính công bằng và tính nhân đạo của chúng Không chỉ vậy, giữa pháp luật và đạo đức còn có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau; chúng vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau Ngoài ra, ta cũng không thể phủ nhận những lợi thế mà mối quan hệ giữa chúng mang lại Hiện nay, đất nước đang ở trong thời đại hội nhập, đổi mới; con người cũng có những sự phát triển nhất định, có sự xuất hiện của những luồng tư tưởng, suy nghĩ, nhận thức mới lạ Vì vậy, nếu lập trường không vững vàng, tư tưởng không đúng đắn, con người có thể dễ dàng hành động trái với pháp luật, trái với lương tâm, đạo đức con người Hay con người có thể bị cuốn theo thời cuộc, vì những lợi ích nhất thời trước mắt mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân Chính những điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn cho xã hội, các vi phạm xảy ra phổ biến cùng với sự suy đồi của đạo đức không thể giúp cho đất nước phát triển toàn diện Chỉ khi an sinh xã hội được
ổn định, cuộc sống con người được bảo đảm, đất nước mới có thể phát triển cả về mặt kinh tế, xã hội, đối ngoại Có như vậy, đất nước mới có thể hội nhập, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy
Chính vì vậy, quản lí xã hội bằng pháp luật kết hợp giáo dục nâng cao đạo đức
là tất yếu và quan trọng Để góp phần nhận thức đồng thời sử dụng pháp luật và đạo đức một cách có hiệu quả trong quản lí xã hội, trước hết ta phải hiểu rõ về mối quan
hệ giữa pháp luật và đạo đức
Hiểu được điều đó, tác giả viết bài tiểu luận này nhằm đưa ra cái nhìn về pháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng và với mong muốn mọi người cũng có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về mối quan hệ này Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả sẽ xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp Với những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”
Trang 3
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Pháp luật
1.1.1 Khái niệm về pháp luật
Theo C Mác và Ph Ăngghen, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật, ý chí đó do những điều kiện sinh hoạt vật chất quyết định đồng thời pháp luật cũng là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp vì sự tồn tại của xã hội, vì lợi ích của giai cấp thống trị Hay theo nghĩa rộng hơn, pháp luật là tất cả những gì có giá trị ràng buộc chung và có tính cưỡng chế thực hiện
Có thể thấy, pháp luật không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến Trong đời sống xã hội, pháp luật là yếu tố tất yếu và quan trọng Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội cũng như giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội Pháp luật cũng là phương tiện bảo vệ quyền con người, hỗ trợ cho sự phát triển của ý thức đạo đức và tạo ra xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
1.1.2 Bản chất của pháp luật
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra một vài điểm chính về bản chất của pháp luật: Thứ nhất, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, điều đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành Ví dụ, pháp luật
xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công
cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó con người được sống tự do, bình đẳng, công bằng; xã hội được bảo đảm
Thứ hai, pháp luật mang tính xã hội do điều kiện kinh tế xã hội chi phối hay những quy định pháp luật được bắt nguồn và điều chỉnh từ các mối quan hệ, hành vi
xã hội nhằm hướng con người phát triển phù hợp Ví dụ, Bộ luật Hình sự cũ không quy định các chủ thể là pháp nhân thương mại nhưng do điều kiện xã hội đã tạo ra chủ thể này nên Bộ luật Hình sự sau này đã kịp sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với sự phát triển của đời sống xã hội
Thứ ba, pháp luật mang tính chất bắt buộc chung bởi nó là khuôn mẫu xử sự cho các hành vi Chính điều này đã tạo ra tính hiệu lực của pháp luật trong việc quản
lý xã hội
Thứ tư, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để thiết lập, tăng cường, tổ chức
và kiểm soát quyền lực của giai cấp thống trị Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của giai cấp thống trị
1.2 Đạo đức
1.2.1 Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là các quy tắc, quan điểm, quan niệm về hành vi xã hội của con người
về các phạm trù thuộc đời sống tinh thần, ví dụ như về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự và trách nhiệm Từ đó, con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi
Trang 5của bản thân nhằm hướng tới những cái tốt đẹp, những cái chân - thiện - mĩ của cuộc đời
Trong xã hội hiện đại của Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức “Cần -Kiệm - Liêm - Chính” là những giá trị nền tảng cho đạo đức Bác Hồ là hiện thân của giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc qua việc phát triển, sáng tạo tư tưởng của Mác Lê-nin và hình thành nên đạo đức Cách mạng Chính đạo đức Cách mạng của những người yêu nước, của các thế hệ cha ông đi trước đã được thể hiện trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dám hy sinh tất cả vì lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, tạo nên sức mạnh dân tộc, làm vẻ vang truyền thống yêu nước và khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam Kết quả giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã làm nên giá trị Việt Nam, đạo đức Việt Nam
1.2.2 Đặc điểm của đạo đức
Đạo đức thường thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư Nó chủ yếu có tính chất khuyên răn đối với con người - nên làm gì, không nên làm gì, phải làm gì để những hành vi ấy là đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh
Đạo đức không có tính xác định về hình thức Đạo đức ban đầu được hình thành một cách tự phát trong xã hội, sau đó có thể là tự giác khi được bổ sung bằng những quan điểm, quan niệm và phong cách sống của các vĩ nhân; được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người và bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước
Đạo đức không mang tính chất bắt buộc bởi nó xuất phát từ nhận thức của con người Nếu con người không thực hiện thì cũng không bị xử phạt và cũng không có chế tài xử lí khi bị vi phạm
Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC 2.1 Điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức
ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT
- Pháp luật và đạo đức đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị thông qua việc hướng dẫn và xác định hành vi nào là nên làm, hành vi nào không nên làm; hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào không vi phạm pháp luật
- Pháp luật và đạo đức được đưa ra nhằm hướng tới tất cả chủ thể tham gia vào quan
hệ xã hội do chúng điều chỉnh chứ không phải cho một cá nhân, một tổ chức cụ thể nào đó
Trang 5
Trang 6ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
- Pháp luật có tính quyền lực hay bắt
buộc với con người bởi nó do giai cấp
thống trị đặt ra, phù hợp với ý chí của
giai cấp thống trị
- Đạo đức không có tính bắt buộc mà mang tính khuyên răn, chúng bắt nguồn
từ nhận thức, quan điểm, quan niệm của con người
- Pháp luật có tính xác định về hình thức,
tức là được thể hiện dưới hình thức nhất
định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ
pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật
- Đạo đức không có tính xác định về hình thức, nó tồn tại dưới dạng bất thành văn và thường được lưu truyền qua phương pháp truyền miệng
- Pháp luật mang tính tức thời, nhưng
đôi khi hiệu quả chưa bền
Ví dụ, một người vi phạm giao thông sẽ
bị lực lượng chức năng giữ lại ngay tại
thời điểm đó Nếu bị lập biên bản vi
phạm thì sau một thời gian quy định
không tái phạm, họ sẽ được coi là chưa
bị xử phạt vi phạm hành chính Như vậy,
họ có thể tái phạm những hành vi vi
phạm của mình vì họ cho rằng họ có thể
chịu được hình phạt đó Điều đó còn đặc
biệt xảy ra trong trường hợp họ bị xử
phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản,
khi đó mức nộp phạt chỉ từ 100.000 –
200.000 nghìn đồng, một số tiền rất nhỏ
với những người có thu nhập trung bình
khá
- Đạo đức không mang tính tức thời, nhưng hiệu quả lại bền lâu
Ví dụ, cũng trong trường hợp vi phạm giao thông, đạo đức không thể ngăn chặn hành vi vi phạm đó ngay lập tức như pháp luật nhưng nếu con người nhận thức và ghi nhớ rằng vi phạm giao thông
có thể gây nguy hiểm, để lại hậu quả khôn lường không chỉ cho chính bản thân người vi phạm mà cho cả những người tham gia giao thông khác Đôi khi chỉ nhanh một giây nhưng có thể cướp đi một tính mạng con người Khi những nhận thức đúng đắn đó đã ăn sâu vào tiềm thức, con người có thể tự giác thực hiện những hành vi đúng đắn, phù hợp
- Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong
những giai đoạn lịch sử nhất định - Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cảcác giai đoạn phát triển của lịch sử
2.2 Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức
2.2.1 Sự tác động của đạo đức đến pháp luật
Đạo đức là cơ sở, là nền tảng để con người dễ dàng hiểu, tiếp thu và thực hiện pháp luật Đạo đức là yếu tố không thể thiếu được trong mỗi con người bởi lẽ nếu thiếu đi vai trò tác động của đạo đức đến hành vi, tư tưởng của con người thì việc đưa
ra những quy định pháp luật cũng như áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền có thể bị lệch lạc và dễ dẫn đến tiêu cực Các cá nhân trong xã hội cũng thực hiện hành vi hợp pháp dựa trên các quy tắc của đạo đức
Đạo đức là tiền đề tư tưởng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của hệ thống pháp luật, là cái cốt làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật Hay nói cách khác, đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn Pháp luật được xây dựng trên cơ sở đạo đức
xã hội sẽ phản ánh được ý chí, nhu cầu, lợi ích của các thành viên trong xã hội, do đó
Trang 7Discover more
from:
PLU111
Document continues below
Pháp luật đại
cương
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
GT Phap ly dai cuong
- mong mn cùng đạ…
Pháp luật
236
Introduction to Law (Cô Hằng)
Pháp luật
22
Bài tâp tình huống dân sự
Pháp luật
5
TONG-HOP-PHAP LUAT DAI CUONG-…
Pháp luật
80
Trang 8những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác từ chính lương tâm và tình cảm của họ Khi đó, hành vi đúng với luật pháp sẽ dần trở thành thói quen, là điều tất yếu với mỗi cá nhân Có như vậy, việc điều chỉnh pháp luật cũng đạt được nhiều hiệu quả hơn Ngược lại, khi pháp luật trái với đạo đức xã hội chắc chắn sẽ rất khó được tuân theo và thực hiệ trong đời sống, hiệu quả điều chỉnh pháp luật sẽ không cao, hay thậm chí còn phản tác dụng Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của giai cấp thống trị sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng,
từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật Nói tóm lại, đạo đức có vai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa
Sự tác động của đạo đức đối với việc hình thành các quy định pháp luật xảy ra
ở nhiều cấp độ Ở cấp độ thấp nhất, các quy phạm pháp luật không vi phạm đạo đức
xã hội được xây dựng Ở cấp độ cao hơn, các quy chế được ban hành là phù hợp và thống nhất với các quan niệm đạo đức đó Tác động rõ ràng nhất của đạo đức đối với việc hình thành các hệ thống pháp luật là việc nhà nước thể chế hóa các quan niệm và quan điểm đạo đức thành luật; thừa nhận tập quán đạo đức, biến nó thành tập quán pháp, hoặc chấp nhận cách giải quyết một vụ việc cụ thể dựa trên các quan niệm đạo đức, biến nó thành tiền lệ pháp
Đạo đức cá nhân cũng có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng pháp luật Khi áp dụng luật pháp, các nhà chức trách có tư cách đạo đức tốt phải luôn tính đến các quan niệm đạo đức xã hội sao cho thấu tình đạt lý Ngược lại, những người có phẩm chất đạo đức kém thường dễ mắc sai lầm, hay thậm chí là vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ Ý nghĩa của đạo đức là đặc biệt quan trọng trong các tình huống áp dụng pháp lý tương tự Khi đó, các cơ quan chức năng không có các quy phạm pháp luật làm cơ sở và chỉ có thể đưa ra quyết định dựa trên quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức xã hội và những điều đúng đắn trong cuộc sống
Ví dụ, Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định: “Người nào biết rõ tội phạm đang chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng” đã thể hiện sự tác động của đạo đức tới pháp luật hay cụ thể hơn, tính nhân đạo xuất phát từ đạo đức là góp phần hình thành nên điều luật này Trong thực tế, việc những người trong gia đình che giấu hành vi phạm tội của người thân mình là điều dễ hiểu bởi lẽ việc này xuất phát từ tâm lý, đạo đức trong mối quan hệ ruột thịt và đây cũng là một phần của đạo lý truyền thống của người Việt Nam Không một ai mong muốn người thân của mình dính vào vòng lao lý tù tội nên họ có thể sẵn sàng đứng ra bảo vệ người thân dù biết đó là điều mù quáng, sai trái Hiểu được điều này, pháp luật sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội khi không tố giác ngoại trừ một số trường hợp vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hay tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định Hiểu là một phần, nhưng nó chỉ nên đến một mức độ nhất định bởi nếu không, con người có thể lợi
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Pháp luật
1
đề cương phap luat dai cuong academi…
Pháp luật
7
Trang 9dụng những hạn chế đó để vi phạm pháp luật và lách luật để không phải chịu trách nhiệm trước những hành vi sai trái của mình
2.2.2 Sự tác động của pháp luật đến đạo đức
Pháp luật ghi nhận những quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức Không chỉ vậy, pháp luật còn củng cố, duy trì và phát huy các giá trị đạo đức của xã hội, thông qua các biện pháp, chế tài cụ thể để bảo đảm đạo đức đó được phổ biến trong toàn xã hội, đồng thời có tác dụng hỗ trợ, bổ sung và phát triển đạo đức phù hợp và tiến bộ với
xã hội
Pháp luật góp phần phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các quan niệm, quy tắc đạo đức khi chúng phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và được thừa nhận trong pháp luật, bởi vì ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, niềm tin, dư luận xã hội, … chúng còn được đảm bảo thông qua các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước Ví dụ, khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là "Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức" đã góp phần củng cố, phát huy vai trò cũng như tác dụng thực tế của các quan điểm, quy tắc đạo đức về vấn đề này Chúng vừa là luật nhưng cũng thể hiện mối quan hệ với đạo đức Pháp luật duy trì và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn chặn sự suy thoái, biến chất của đạo đức Bằng việc ghi nhận các quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong pháp luật, giai cấp thống trị bảo đảm cho chúng được thực hiện nghiêm túc trong thực tế Một khi được thể chế hóa thành pháp luật, việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức cũng trở thành nghĩa vụ của toàn thể xã hội và các cá nhân, tổ chức phải tuân theo dù họ muốn hay không muốn Đặc biệt, bằng việc xử lí nghiêm những chủ thể có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật sẽ bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự tha hóa, xuống cấp của đạo đức Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chuẩn mực đạo đức lỗi thời, nâng cao các chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo ra những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp hơn với tiến bộ xã hội Ví dụ, khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ
từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này” đã góp phần loại bỏ các tư tưởng cưỡng ép kết hôn, tảo hôn, kết hôn sớm và đặc biệt là quan hệ
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1 Thực trạng xã hội hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, vị trí cũng như vai trò của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức càng được thể hiện rõ rệt:
Trang 8
Trang 10Thứ nhất, pháp luật được nhà nước xây dựng dựa trên các quan diểm đạo đức của nhân dân, chúng không những thể hiện được tư tưởng cách mạng, truyền thống dân tộc mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng tới lợi ích của nhân dân lao động Lấy việc tôn trọng và bảo vệ nhân dân Việt Nam làm cơ sở, coi việc việc phục vụ nhân dân Việt Nam là mục đích cao cả nhất Cụ thể, Điều 2 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”
Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam đã góp phần trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hoá của đạo đức và bài trừ những tư tưởng đạo đức sai lệch, lạc hậu Ở đây, ta có thể liên hệ tới sự phản ánh rõ ràng của pháp luật về tư tưởng nhân đạo - một
tư tưởng đạo đức quan trọng và có truyền thống lâu đời của nhân dân ta Nó đã ra đời
và tồn tại cùng với chiều dài của lịch sử, nó xuất hiện cả trong văn học và nghệ thuật Pháp luật đã và đang góp phần duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy Có thể thấy, tính nhân đạo đã được thể hiện trong các quy định về các chính sách xã hội của nhà nước thông qua những đãi ngộ đặc biệt, trợ cấp, sự quan tâm hỏi han tới các thương binh, liệt sĩ cùng gia đình của họ; người có công với Cách mạng; người già, trẻ
em không nơi nương tựa; người tàn tật… Những chiến dịch, những món quà về cả vật chất và tinh thần đã được gửi đến họ vào những dịp lễ, dịp Tết Bên cạnh đó, tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn được thể hiện ngay cả trong các quy định
về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật Chẳng hạn như theo Bộ luật hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Điều 40 về tử hình quy định “Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết
án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”
Thứ ba, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống Nhà nước
ta thừa nhận tập quán có thể thay thế pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa quy định và nội dung tập quán không trái với quy định của pháp luật Từ đó, đạo đức giữ vai trò thay thế pháp luật trong trường hợp trên Gia đình, nhà trường, các tổ chức
xã hội đã phát huy vai trò tích cực của mình trong việc giáo dục nhân cách, lối sống đúng đắn, phù hợp Chính vì vậy, về cơ bản, hầu hết các thành viên trong xã hội đều
có ý thức đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tôn trọng mọi người, tôn trọng các quy tắc sống chung của cộng đồng
Bên cạnh những mặt tích cực, Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
Thứ nhất, trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh giữa đạo đức và pháp luật chưa rõ ràng hay sự luật pháp hoá các quy tắc, các quan niệm đạo đức không
cụ thể dẫn đến khó ứng dụng vào cuộc sống Ngoài ra, người dân có thể dựa vào