Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thôngtin nhiều như vũ bão trong các chu trình quản lý riêng của doanh nghiệp, điều này thúc đẩysự phát triển thần tốc của việc áp dụng hệ thống thông t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-
BÀI THẢO LUẬN
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Đề tài : Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách sạn
Giảng viên hướng dẫn: Lê Việt Hà Nhóm thực hiện : Nhóm 3 Học phần: Hệ thống thông tin quản lý Lớp học phần : 2315ECIT0311
Hà Nội – 22/04/2023
1
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
ST
4 Dàn ý + Kiểm tra nội dung
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT 5
1 Thực tiễn 5
1.1 Một số công nghệ mới được ứng dụng trong cách mạng công nghiệp 4.0 5
1.2 Một số mô hình phát triển hệ thống 9
1.3 Các hệ thống thông tin dùng trong doanh nghiệp 12
2 Khái niệm, đặc trưng, lợi ích, tác dụng của hệ thống thông tin quản lí khách sạn 14 2.1 Khái niệm 14
2.2 Đặc trưng 14
2.3 Lợi ích 14
2.4 Tác dụng 15
3 Các chức năng chính của hệ thống thông tin quản lí khách sạn 16
CHƯƠNG 2: BÀI TẬP 16
1 Mô tả bài toán 16
2 Sơ đồ phân rã chức năng 17
3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 18
4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 20
5 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 21
5.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng “Quản lý thông tin khách hàng” 21
5.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng "Quản lý đặt phòng" 21
5.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng “Quản lý tình trạng phòng” 22 5.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng "Hoạt động thanh toán" 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
3
Trang 4Mỗi tổ chức hay doanh nghiệp muốn hoạt động và kinh doanh tốt đều phải có một cơcấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp Với hệ thống các thông tin có mối quan hệ ràng buộc
và liên quan chặt chẽ với nhau, nhà quản trị có thể biết được các thông tin cần thiết về tổchức và doanh nghiệp Thông qua các sơ đồ phân cấp chức năng và sơ đồ luồng dữ liệu, nhàquản trị sẽ nắm bắt được toàn bộ mô hình hoạt động của tổ chức, để từ đó có thể đưa ra cácquyết định hợp lý Ngoài ra mô hình này còn giúp cho các nhân viên nhận ra trách nhiệm vànghĩa vụ của mình trong tổ chức nhằm nâng cao ý thức làm việc cho mỗi nhân viên.Vượt qua thời kì khó khăn do dịch bệnh, ngành du lịch ở nước ta đang hồi phục vàphát triển rất nhanh chóng Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các nhà quản lý khách sạn phải xâydựng cho khách sạn của mình hệ thống thông tin phù hợp với tình hình thực để đảm bảo chonhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sự nhanh chóng, thuận tiện trong những lần đặtphòng, thuê phòng tại khách sạn Hệ thống này không chỉ giúp giải quyết các vấn đề về đặtphòng, quản lý thông tin khách hàng, thanh toán và hoạt động kinh doanh mà còn giúp tăngcường sự đồng bộ và tối ưu hóa các quy trình quản lý Từ đó, ta nhận thấy rằng việc xâydựng hệ thống thông tin quản lý cho khách sạn là rất cần thiết
Chính vì những lí do trên, với đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách sạn”, nhóm 3 chúng em quyết định đi sâu tìm hiểu và làm rõ những vấn đề xung quanh việc
xây dựng hệ thống quản lý khách sạn thông qua sơ đồ phân cấp chức năng và sơ đồ luồng dữliệu ứng dụng trong hệ thống quản lý khách sạn
4
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT
1 Thực tiễn
1.1 Một số công nghệ mới được ứng dụng trong cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa các công nghệ số, đặc biệt là trí tuệnhân tạo, internet vạn vật, big data và robot, nhằm tạo ra một môi trường sản xuất thôngminh, linh hoạt và hiệu quả hơn Công nghiệp 4.0 là quá trình tích hợp tất cả các công nghệthông minh để tối ưu hóa mọi quy trình và phương thức hoạt động, làm việc với đặc điểm:liên kết, tự động và xóa nhòa mọi ranh giới Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên một thờiđại công nghệ 4.0, là cái nôi cho ra đời hàng loạt công nghệ thông minh áp dụng công nghệ4.0
Khi nói tới cách mạng công nghiệp 4.0 thì không thể không nhắc tới một số công nghệmới sau đây:
a) Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo – AI (Artificial Intelligence) là công nghệ 4.0 mô phỏng quá trình họctập và suy nghĩ của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính Mục đích conngười lập ra trí tuệ nhân tạo này để tự động hóa các hành vi thông minh như bộ não conngười Công nghệ này cho phép các máy móc và thiết bị thông minh có khả năng tự học và
tự động hoá các tác vụ sản xuất AI cũng có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu và dựđoán xu hướng sản xuất
Ngoài ra, AI có thể hiểu như một trong những lĩnh vực của khoa học máy tính gắn trựctiếp với việc tự động hóa các hành vi một cách thông minh Cụ thể là: AI là trí tuệ do conngười lập trình tạo ra để giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như một
bộ não người Biết suy nghĩ, lập luận, phân tích cũng như so sánh và giúp tổng hợp rút racác quyết định hay các phương pháp để giải quyết các vấn đề nhanh gọn Đặc biệt hơn, AIcòn biết nói, giao tiếp, biết học, thích nghi và tự bộc lộ sở thích, ham muốn…
Một số ví dụ phổ biến về trí tuệ nhân tạo – AI có thể kể đến: ô tô tự lái, trợ lý ảo trênđiện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện thoại, phần mềm dịch thuật tự động
b) Vạn vật kết nối (Internet Of Things - IoT)
Internet of Things là thế giới vạn vật kết nối Internet hay mạng lưới thiết bị kết nối vớiInternet, trong đó mỗi vật, mỗi người đều có định dạng riêng và tất cả đều có thể trao đổi,truyền tải thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần sự tương tác trực tiếpngười với máy tính hay giữa người với người Vạn vật kết nối (IoT) phát triển dựa trên côngnghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet Hay nói một cách đơn giản hơn đó làmột tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài
để từ đó thực hiện một nhiệm vụ nhất định
5
Trang 6Công nghệ này cho phép các thiết bị kết nối với nhau hoặc với nhiều hệ điều hànhtrung tâm nếu cần thiết và các thiết bị đó đều giao tiếp thông qua mạng internet Nó cũnggiúp cho việc phân quyền, phân tích và việc ra quyết định dễ dàng hơn, ở bất cứ nơi đâu,bằng bất cứ cách nào và cho phép chúng ta có sự phản hồi kịp thời Nhờ đó, các hệ thốngsản xuất có thể được giám sát và điều khiển từ xa, giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí Các ứng dụng của IoT đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ gia đình,công nghiệp, y tế đến đô thị và nông nghiệp Các ứng dụng này giúp tăng hiệu quả sản xuất,giảm chi phí và tăng tính tiện ích cho người dùng
Một số ví dụ:
- Thiết bị nhà thông minh: Các thiết bị nhà thông minh như đèn, điều hòa, thiết bị âmthanh và cửa thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua smartphone hoặc bằnggiọng nói Chúng cũng có thể tự động hoạt động theo lịch trình hoặc điều kiện thời tiết
- Xe tự động: Các xe tự động được trang bị các cảm biến và hệ thống GPS để thu thậpthông tin về môi trường lái xe Chúng có thể điều chỉnh tốc độ và hướng đi tự động đểtránh tai nạn và tăng tính an toàn
- Thiết bị y tế: Các thiết bị y tế như máy đo huyết áp, đồng hồ đo nhịp tim và bảng điềukhiển insulin có thể được kết nối với thiết bị di động hoặc máy tính để thu thập dữ liệu
và cung cấp cảnh báo cho người dùng khi cần thiết
c) Big Data
Công nghệ này cho phép các doanh nghiệp thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu từcác hoạt động sản xuất và kinh doanh, từ đó giúp cải thiện quy trình sản xuất và quản lý Đốivới marketing trong doanh nghiệp, người ta có thể thu thập được một lượng lớn thông tinbao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xuhướng, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanhnghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn
Trong thời đại số hóa hiện nay, big data đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quản
lý dữ liệu và phân tích dữ liệu Việc xử lý và phân tích big data có thể giúp các tổ chức vàdoanh nghiệp có thể tìm ra thông tin quan trọng, từ đó đưa ra quyết định và kế hoạch phùhợp
Các ứng dụng của big data là rất đa dạng, từ các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, y tế,giáo dục đến các lĩnh vực khoa học và công nghệ Chẳng hạn, big data có thể được sử dụng
để phân tích dữ liệu khách hàng, tìm kiếm xu hướng và dự báo thị trường trong lĩnh vựckinh doanh; giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị trong lĩnh vực y tế;hoặc để tìm hiểu về vũ trụ trong lĩnh vực khoa học
d) Điện toán đám mây (Cloud Computing)
6
Trang 8Điện toán đám mây là một dịch vụ cung cấp các tài nguyên tính toán, lưu trữ dữ liệu vàứng dụng thông qua internet, cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thôngtin nhờ vào các máy chủ ảo của các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365,Youtube, Thay vì sử dụng các máy chủ và hệ thống lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu trongcông ty, các tổ chức và doanh nghiệp có thể thuê các tài nguyên này từ các nhà cung cấpdịch vụ đám mây Mọi dữ liệu đề được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhàcung cấp dịch vụ Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị tự động hóa dựatrên nền tảng công nghệ này nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.Các dịch vụ điện toán đám mây bao gồm các dịch vụ công cộng, dành cho công chúng,
và các dịch vụ riêng tư, được sử dụng bởi một số tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể Các nhàcung cấp dịch vụ điện toán đám mây bao gồm các công ty lớn như Amazon Web Services(AWS), Microsoft Azure và Google Cloud
Điện toán đám mây có khả năng tăng giảm tài nguyên linh hoạt, giảm chi phí cho việcquản lý hệ thống, cải thiện tính khả dụng và độ tin cậy của hệ thống và tăng tính bảo mật.Ngoài ra, điện toán đám mây cũng cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên và dịch
vụ từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào, giúp tăng tính linh hoạt và tiện lợi trong quản lý hệthống
Ví dụ thực tế về việc sử dụng điện toán đám mây: doanh nghiệp muốn lưu trữ và chia
sẻ dữ liệu giữa các nhân viên trong công ty một cách hiệu quả, thay vì phải cài đặt và quản
lý các máy chủ và hệ thống lưu trữ trong công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng một dịch vụđám mây như Google Drive hoặc Microsoft OneDrive để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu Việc nàygiúp giảm chi phí cho việc quản lý hệ thống và tăng tính linh hoạt trong việc truy cập vàchia sẻ dữ liệu từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào
e) VR (Virtual reality) – Thực tế ảo
VR là công nghệ giúp con người có thể cảm nhận, trải nghiệm trong không gian môphỏng (có thể giống hoặc toàn toàn khác với thế giới thực) Môi trường VR được tạo lập bởicác phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi các thiết bị thông minh Hiện tại, các hệthống thực tế ảo tiêu chuẩn sử dụng môi trường nhiều dự án để hiển thị hình ảnh 3D, âmthanh, các cảm giác mô phỏng sự hiện diện vật lý của người dùng trong môi trường ảo, vàthậm chí là mùi Một người sử dụng thiết bị thực tế ảo có thể nhìn xung quanh thế giới giảlập, di chuyển xung quanh và tương tác với các tính năng hoặc vật phẩm ảo
Một trong những điểm mạnh của công nghệ VR là khả năng tạo ra trải nghiệm chânthực và sống động Người dùng có thể hoàn toàn đắm chìm vào một thế giới ảo, nơi họ cóthể nhìn quanh, đi lại, tương tác với các đối tượng ảo, và thậm chí có thể cảm nhận các trảinghiệm đa giác quan như âm thanh, hình ảnh, và chạm Công nghệ VR cung cấp cho ngườidùng một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ và thú vị đến với thế giới ảo
7
English - huhuLed hiển thị 100% (3)
10
Trang 9VR đang ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giải trí, giáodục, y tế, đến công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác Trong lĩnh vực giải trí, VR cho phépngười dùng tham gia vào các trò chơi ảo, xem phim ảo, hoặc tham gia vào các trải nghiệmgiải trí tương tác Trong giáo dục, VR có thể được sử dụng để cung cấp trải nghiệm học tậpđộng, giúp học sinh và sinh viên hứng thú hơn và hiểu sâu hơn về các khái niệm trừu tượng.Trong lĩnh vực y tế, VR có thể được sử dụng trong việc huấn luyện các bác sĩ, điều dưỡngviên, hoặc giúp giảm đau và căng thẳng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, VR còn được áp dụng trong công nghiệp, giúp huấn luyện nhân viên, môphỏng quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm và kiểm tra chất lượng Điều này giúp giảm bớtrủi ro và tăng hiệu quả sản xuất VR cũng có thể được sử dụng trong kiến trúc, xây dựng, dulịch, nghệ thuật, thể thao và nhiều lĩnh vực khác
Với sự phát triển của công nghệ, dự kiến VR sẽ tiếp tục phát triển và có những ứngdụng rộng rãi hơn trong tương lai VR đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho các lĩnh vựckhác nhau, từ giải trí, giáo dục, y tế, công nghiệp đến nhiều lĩnh vực khác, mở ra những cơhội mới và thú vị cho con người khám phá và trải nghiệm thế giới ảo một cách chưa từng cótrước đây
g) Robot hóa (tự động hóa)
Trong thời đại công nghiệp 4.0, ứng dụng robot hóa đang trở thành một xu hướng quantrọng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và cuộc sống hiện đại Robot hóa là quá trình ápdụng các công nghệ, thiết bị và phần mềm để tự động hoá các công việc hoặc quy trình sảnxuất, giúp máy móc thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây chỉ có con người mới làm được Công nghệ robot hóa đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp tối ưu hóa hoạt động trongquá trình sản xuất, từ giai đoạn thiết kế, gia công, lắp ráp đến đóng gói, giúp tăng năng suất,giảm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm Nhờ vào các robot, công nhân có thể được giảiphóng khỏi những công việc đơn điệu, nguy hiểm hoặc cực nhọc, giúp nâng cao năng suấtlao động, tăng tính an toàn và giảm bớt công việc nguy hiểm cho con người, đồng thời giảmbớt sai sót, tăng tính chính xác và đồng nhất trong quá trình sản xuất Hơn nữa, tự động hóacũng giúp giảm bớt lãng phí, tối ưu hóa nguồn lực và giảm bớt tác động đến môi trường, gópphần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Robot hóa là quá trình áp dụng các công nghệ, thiết bị và phần mềm để tự động hoácác công việc hoặc quy trình sản xuất, giúp máy móc thực hiện các nhiệm vụ mà trước đâychỉ có con người mới làm được Công nghệ robot hóa có thể được áp dụng trong nhiều lĩnhvực khác nhau, từ công nghiệp sản xuất, dịch vụ khách hàng, y tế, nông nghiệp, giao thôngvận tải, du lịch
Một số ví dụ của robot hóa:
8
Trang 10- Robot trong ngành sản xuất: Các robot có thể được sử dụng để thực hiện các công việclặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Robot trong y tế: Các robot có thể giúp các bác sĩ và y tá thực hiện các nhiệm vụ nhưphát hiện dấu hiệu của bệnh, cung cấp dược phẩm và thuốc, hoặc thực hiện các thủ tụcxét nghiệm
- Robot trong vận chuyển: Các robot có thể được sử dụng để vận chuyển hàng hóa hoặc đồvật trong các kho lưu trữ
- Robot trong giáo dục: Các robot có thể được sử dụng để giáo dục học sinh, hỗ trợ giáoviên trong các lớp học và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác
1.2 Một số mô hình phát triển hệ thống
a) Mô hình thác nước (Waterfall model)
Mô hình phát triển hệ thống thác nước waterfall là một trong những mô hình phát triểnphần mềm truyền thống nhất và phổ biến nhất Mô hình này được phát triển bởi Winston W.Royce vào năm 1970 và được sử dụng phổ biến trong các dự án lớn với yêu cầu thay đổithấp
Mô hình thác nước bao gồm các giai đoạn phát triển liên tiếp, bắt đầu từ phân tích yêucầu đến thiết kế, phát triển, kiểm thử và triển khai Mỗi giai đoạn phát triển được thực hiệntuần tự và chỉ bắt đầu khi giai đoạn trước đã hoàn thành Đặc biệt không được quay lại giaiđoạn trước để xử lý các yêu cầu khi muốn thay đổi
Mô hình thường được áp dụng cho các dự án phần mềm như sau:
- Các dự án nhỏ, ngắn hạn
- Các dự án có ít thay đổi về yêu cầu và không có những yêu cầu không rõ ràng
Ưu điểm
- Dễ sử dụng, dễ tiếp cận, dễ quản lý
- Sản phẩm phát triển theo các giai đoạn được xác định rõ ràng
- Xác nhận ở từng giai đoạn, đảm bảo phát hiện sớm các lỗi
Nhược điểm
- Ít linh hoạt, khó khăn trong việc thích ứng với các yêu cầu thay đổi, phạm vi điều chỉnhhạn chế
- Rất khó để đo lường sự phát triển trong từng giai đoạn
- Mô hình không thích hợp với những dự án dài, đang diễn ra, hay những dự án phức tạp,
có nhiều thay đổi về yêu cầu trong vòng đời phát triển
9
Trang 11- Khó quay lại khi giai đoạn nào đó đã kết thúc.
b) Mô hình chữ V (V model)
Mô hình chữ V (V model) là một trong những mô hình phát triển hệ thống phổ biếnđược sử dụng trong các dự án phần mềm Mô hình này được gọi là V model bởi vì nó cóhình dạng của chữ V, trong đó phần trên của chữ V đại diện cho các hoạt động phân tích vàthiết kế, phần dưới của chữ V đại diện cho các hoạt động kiểm thử và triển khai
Mô hình chữ V là một phần mở rộng của mô hình thác nước và được dựa trên sự kếthợp của một giai đoạn thử nghiệm cho từng giai đoạn phát triển tương ứng Đây là một môhình có tính kỷ luật cao và giai đoạn tiếp theo chỉ bắt đầu sau khi hoàn thành giai đoạntrước Với V model thì công việc test được tham gia ngay từ đầu
Mô hình này được ứng dụng với những dự án lớn, phức tạp và có yêu cầu cao về độ tincậy, bảo mật và hiệu suất
- Hoạt động tốt cho các dự án nhỏ, khi các yêu cầu được hiểu rất rõ
- Đơn giản và dễ hiểu và dễ sử dụng
- Khó quản lý kiểm soát rủi ro, rủi ro cao
- Không phải là một mô hình tốt cho các dự án phức tạp và hướng đối tượng
- Không thích hợp cho các dự án có nguy cơ thay đổi yêu cầu trung bình đến cao
c) Mô hình xoắn ốc (Spiral model)
Mô hình Spiral được mô tả bởi Barry Boehm vào năm 1986 và được phát triển để giảiquyết những hạn chế của mô hình Waterfall Mô hình này sử dụng các vòng lặp để thực hiện
10
Trang 12việc phát triển, mỗi vòng lặp được gọi là một vòng xoắn ốc Mỗi vòng xoắn ốc bao gồm cácgiai đoạn như lập kế hoạch, đánh giá rủi ro, phát triển, kiểm thử và đánh giá lại Mô hìnhchú trọng vào phân tích rủi ro dự án, bắt đầu với yêu cầu/mục tiêu thiết kế và kết thúc vớiviệc khách hàng kiểm tra tiến độ của từng giai đoạn
Mô hình được sử dụng rộng rãi trong các dự án phát triển phần mềm lớn và phức tạp,nơi các yêu cầu thay đổi liên tục và các rủi ro có thể xảy ra
Ưu điểm
- Hội tụ các tính năng tốt và khắc phục các yếu điểm của nhiều mô hình phát triển khácgặp phải
- Tốt cho các hệ phần mềm quy mô lớn
- Giám sát dự án dễ dàng và hiệu quả
- Phù hợp với dự án có nguy cơ thay đổi trong quá trình thực hiện dự án để giảm thiểu rủiro
- Dự đoán về thời hạn và chi phí sát với thực tế
Nhược điểm
- Quản lý cần có kỹ năng tốt để quản lý dự án, đánh giá rủi ro kịp thời
- Phức tạp và không thích hợp với các dự án nhỏ và ít rủi ro, chủ yếu áp dụng cho dự ánlớn, có tiềm lực về tài chính
- Mất nhiều thời gian để hoàn thành dự án
- Yêu cầu thay đổi thường xuyên dẫn đến lặp vô hạn, cần có đội ngũ chuyên gia về phântích rủi ro
- Quản lý cần có kỹ năng tốt để quản lý dự án, đánh giá rủi ro kịp thời
- Chưa được dùng rộng rãi
d) Mô hình lặp (Iterative model )
Mô hình lặp là một trong những phương pháp phát triển hệ thống được áp dụng phổbiến trong các dự án phần mềm Mô hình này chia quá trình phát triển hệ thống thành nhiềuchu kỳ lặp lại, trong đó mỗi chu kỳ sẽ bao gồm các giai đoạn phân tích, thiết kế, lập trình,kiểm thử và triển khai Mỗi chu kỳ lặp lại của mô hình sẽ tạo ra một phiên bản hệ thốnghoàn chỉnh, được kiểm thử và đánh giá trước khi chuyển sang chu kỳ tiếp theo
Mô hình lặp được ứng dụng phổ biến trong các dự án phần mềm có tính chất phức tạp,lớn và có các nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu sự phối hợp giữa các bộ phận và cần đáp ứngnhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và khách hàng
11
Trang 13Ưu điểm
- Các vấn đề và sự thay đổi có thể được phát hiện và giải quyết sớm hơn, giúp tăng tínhlinh hoạt và khả năng thích ứng của hệ thống
- Thời gian làm tài liệu sẽ ít hơn so với thời gian thiết kế
- Xây dựng và hoàn thiện các bước sản phẩm theo từng bước
- Ít tốn kém hơn khi thay đổi phạm vi, yêu cầu
- Dễ quản lý rủi ro
- Trong suốt vòng đời, phần mềm được sản xuất sớm để tạo điều kiện cho khách hàngđánh giá và phản hồi
Nhược điểm
- Yêu cầu tài nguyên nhiều
- Các vấn đề về thiết kế hoặc kiến trúc hệ thống có thể phát sinh bất cứ lúc nào
- Tiến độ của dự án phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phân tích rủi ro
- Đòi hỏi chi phí và thời gian phát triển cao hơn so với các mô hình khác, cần phải có một
kế hoạch và quản lý dự án chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên.1.3 Các hệ thống thông tin dùng trong doanh nghiệp
Ngày nay hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp được coi là một công cụ thiếtyếu, cung cấp dữ liệu để phục vụ công tác quản lý ở đơn vị Hệ thống này bao gồm các yếu
tố như: Con người, thiết bị, quy trình xử lý dữ liệu, phân tích, đánh giá, cung cấp thông tincần thiết để doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng trong tổ chức Ngoài ra, hệ thốngnày còn là công cụ đắc lực để doanh nghiệp và các nhà điều hành quản trị sự thay đổi vàquản trị rủi ro trong thị trường đầy biến động hiện nay
Có 5 hệ thống:
1 Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng ( CRM )
- Là công cụ giúp doanh nghiệp xác định và đánh giá trải nghiệm dịch vụ trải nghiệmkhách hàng Hệ thống sẽ thu nhập tất cả các thông tin về hành vi mua sắm và nhu cầucủa khách hàng Mỗi một lượt tương tác của khách hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệpnhững thông tin có giá trị về cả khách hàng hiện tại lẫn tiềm năng mua sản phẩm hoặc sửdụng dịch vụ của công ty trong tương lai
- Hệ thống CRM có thể bao gồm các tính năng như quản lý thông tin khách hàng, quản lýbán hàng, quản lý dịch vụ khách hàng và quản lý tiếp thị
12
Trang 14VD: Salesforce là một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực CRM và cung cấpcác giải pháp CRM cho các doanh nghiệp của mọi kích cỡ Salesforce cung cấp các tínhnăng như quản lý thông tin khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý dịch vụ khách hàng vàquản lý tiếp thị Salesforce cũng cung cấp các giải pháp CRM tùy chỉnh cho các doanhnghiệp có nhu cầu đặc biệt Các giải pháp này có thể được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầuđặc biệt của doanh nghiệp
2 Hệ thống thông tin quản lý (Management information system)
- Hệ thống thông tin quản lý MIS ra đời nhằm thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích thôngtin để hỗ trợ quản lý cấp cao trong quá trình ra quyết định Tuy nhiên, MIS chủ yếu tậptrung vào việc thu thập, xử lý và phân phối thông tin để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày
và định kỳ của doanh nghiệp
- Các thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được các vấn đề đang tồn đọngtrong doanh nghiệp nhiều
VD: Hệ thống thông tin quản lý kho Hệ thống này giúp cho việc quản lý kho hàng trởnên dễ dàng hơn bằng cách giúp cho người quản lý có thể theo dõi được số lượng hàng tồnkho, số lượng hàng đã xuất kho, số lượng hàng đã nhập kho và các thông tin liên quan khác
3 Hệ thống Xử lý giao dịch (Transaction processing system)
- Hệ thống xử lý giao dịch là hệ thống được sử dụng để thu thập, xử lý và theo dõi thôngtin về các giao dịch kinh doanh và tài chính trong doanh nghiệp TPS thường được sửdụng để quản lý các giao dịch mua bán, thanh toán cũng như các giao dịch khác liênquan đến dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp Hệ thống này có khả năng đáp ứngnhanh để đảm bảo rằng các giao dịch trong hệ thống được xử lý một cách hiệu quả vàchính xác
- Các hệ thống xử lí giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi cáchoạt động của tổ chức Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp, cung cấp dữ liệuđầu vào cho các hệ thống thông tin khác
VD: Ví dụ về TPS là các hệ thống thanh toán điện tử như Paypal hoặc các hệ thốngthanh toán trực tuyến khác
4 Hệ thống quản trị nhân sự (HRM)
- Hệ thống quản trị nhân sự là hệ thống quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự trongmột tổ chức hay doanh nghiệp Phần mềm HRM tập trung vào việc tuyển dụng, đào tạo,phát triển, nâng cao năng lực và năng suất lao động của nhân sự trong công ty Không chỉvậy, hệ thống HRM còn hỗ trợ quản lý chính sách phúc lợi và tiền lương trong công ty
- Các tính năng của hệ thống quản trị nguồn nhân lực bao gồm quản lý nhân sự, quản lýtuyển dụng, đào tạo và phát triển, quản lý hiệu suất và phúc lợi Một số tính năng cụ thể
13