Cuộc biến động chính trị, làn sóng biểu tình chống chính phủ diễn ra ở một loạt các nước Trung Đông khiến khủng hoảng chính trị leo thang ở nhiều nước, hàng loạt các rối loạn dân sự và c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQGHCM
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
— -OOO -
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: KHỦNG HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ NGÂN LINH
MSSV: 2157060174
LỚP: A
GIẢNG VIÊN: TS NGUYỄN VĂN DUẨN
Trang 2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG ĐÔNG 4
1.1 Đặc điểm tự nhiên: 4
1.1.1 Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên 4
1.1.2 Dân cư, tôn giáo, dân tộc 6
1.2 Đặc điểm kinh tế, chính trị ở Trung Đông: 7
CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HỆ QUẢ VÀ CÁC KỊCH BẢN TRONG TƯƠNG LAI 8
2.1 Thực trạng 8
2.2 Nguyên Nhân 8
2.3 Hệ Quả 10
2.3.1 Tác động đến tình hình khu vực 10
2.3.2 Tác động đến quốc tế 10
2.4 Các kịch bản tương lai ở khu vực Trung Đông 11
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 13
3.1 Về Kinh Tế 13
3.2 Về Chính Trị 13
3.3 Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Từ Khủng Hoảng Trung Đông 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3MỞ ĐẦU Khủng hoảng ở Trung Đông đã và đang là một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Cuộc biến động chính trị, làn sóng biểu tình chống chính phủ diễn ra ở một loạt các nước Trung Đông khiến khủng hoảng chính trị leo thang ở nhiều nước, hàng loạt các rối loạn dân sự và can thiệp quân sự nổ ra trên toàn khu vực này, đã đẩy tình hình khu vực vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng, gây chấn động cộng đồng quốc tế và tác động đến tình hình quan hệ quốc tế Biến động chính trị ở Bắc Phi - Trung Đông là một “làn sóng cách mạng” và biểu tình xảy ra ở các nước trong thế giới Arab Hầu hết các cuộc biểu tình đều phát triển về quy mô và tạo thành “hiệu ứng đô-mi-nô”, nhanh chóng tác động và lan sang nhiều nước khác trong khu vực, với mục đích phản đối tình trạng giá lương thực, nhiên liệu tăng, thất nghiệp cao; đòi sửa đổi hiến pháp và bầu cử tự do; chống độc tài, chuyên chế, đấu tranh đòi dân chủ Bên cạnh đó, ở mỗi nước, cách thức biểu dương lực lượng của người dân cũng như cách thức trấn áp của chính quyền lại khác nhau Chính phủ các nước từ lâu quá dựa dẫm vào sự bảo trợ, “chiếc ô” an ninh của Mỹ và các nước châu Âu nên rất lúng túng trong xử lý tình hình, dẫn đến mắc sai lầm trong đối phó với biểu tình, bạo loạn, khiến đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng Trong năm 2023, Trung Đông trải qua một năm đầy biến động với những chuyển động đa chiều phức tạp Cuộc xung đột đẫm máu giữa Hamas và Israel bùng phát ở dải Gaza đã làm chệch hướng xu thế hòa giải, xích lại gần nhau, dập tắt triển vọng hòa bình, ổn định ở khu vực
Việt Nam đã sớm thiết lập quan hệ ngoại giao từ những năm 1960 Tình hình khủng hoảng ở Trung Đông đã cũng có những tác động không nhỏ đối với Việt Nam về kinh tế- chính trị Vì vậy, việc lựa chọn quan điểm như thế nào trước tình hình Trung Đông hiện nay và nghiên cứu nhằm rút ra những kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế từ bài học của các quốc gia Trung Đông là điều mà chính phủ Vite65 Nam cần quan tâm Tiểu luận này trên cơ sở tìm hiểu về khu vực Trung Đông và tình hình khủng hoảng ở khu vực, sẽ tập trung nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến biến động chính trị - xã hội tại đây và những tác động của nó đến tình hình chung của khu vực, quốc tế và đối với Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG ĐÔNG 1.1 Đặc điểm tự nhiên:
1.1.1 Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên
Không giống với nhiều khu vực khác trên thế giới, Trung Đông không có một ranh giới rõ ràng về mặt địa lý Theo Teach Mideeast - một sáng kiến tiếp cận giáo dục được phát triển bởi Hội đồng Chính sách Trung Đông có trụ sở tại Mỹ - Trung Đông là thuật ngữchung để chỉ khu vực bao gồm các quốc gia ở Tây Nam Á và một phần của Bắc Phi Thuật ngữ này được cơ quan ngoại giao Anh đặt ra vào cuối thế kỷ XIX, ban đầu được sử
Trang 4dụng để phân biệt khu vực phía Đông Cận Đông (vùng Balkan và Đế chế Ottoman), phía Tây Ấn Độ (bao gồm Afghanistan và Ba Tư) và Viễn Đông (các quốc gia Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) Đây là khu vực khô cằn ở Tây Nam Á và một phần Bắc Phi trải dài từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư, giáp Biển Đen và Biển Caspian
ở phía Bắc, sa mạc Sahara và Ấn Độ Dương ở phía Nam Ngày nay, Trung Đông và Cận Đông là những từ đồng nghĩa, nhưng Trung Đông là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn Tuy nhiên, danh sách chính xác của các quốc gia được cho là một phần của khu vực Trung Đông vẫn chưa được thống nhất Mặc dù vậy, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, các quốc gia Trung Đông bao gồm: 8 quốc gia trên Bán đảo Arab (gồm Bahrain, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Yemen); 4 quốc gia Levant (gồm Jordan, Lebanon, Syria, Palestine); 5 quốc gia Bắc Phi (gồm
Algeria, Ai Cập, Libya, Morocco và Tunisia) cùng với Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ Ngoài khái niệm Trung Đông, còn có khái niệm “Trung Đông mở rộng”, trong đó bổ sung thêm các quốc gia gồm Afghanistan, Comoros, Djibouti, Maghreb, Pakistan, Sudan,Somalia 1
Bản đồ khu vực Trung Đông
Từ vị trí địa lí mà nói, Trung Đông nối liền châu Á, châu Âu và châu Phi, khai thông Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, từ xưa đến nay chính là đầu mối giao thông trọng yếu của phương đông và phương tây Là vùng "hai đại dương, ba châu lục, năm biển", có vị trí
1 Petrotimes, B điện tử (2023, November 29) Điểm Nóng Trung đông
https://petrotimes.vn/diem-nong-trung-dong-700547.html
Trang 5chiến lược cực kì trọng yếu Vì mục đích tranh đoạt tài nguyên nước ngọt khan hiếm và tài nguyên dầu thô quý báu, cũng bởi vì khác biệt văn hoá và tôn giáo, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục thế ở khu vực này liên tục rối ren bất ổn
Trung Đông là một khu vực có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Đông chiếm 48% trữ lượng dầu mỏ và 38% trữ lượng khí đốt tự nhiên của thế giới Có thể thấy dầu mỏ và khí đốt là nguồn thu chủ yếu và là mặt hang xuất khẩu hang đầu của khu vực này ra thế giới, được coi là huyết mạch của nền kinh tế, tạo ra sự tang trưởng kinh tế cao và ổn định cho khu vực
1.1.2 Dân cư, tôn giáo, dân tộc
Trung Đông là khu vực có sự đa dạng về dân tộc, với nhiều nhóm dân tộc lớn nhỏ khác nhau Các nhóm dân tộc chính ở Trung Đông bao gồm: Người Ả Rập là nhóm dân tộc chiếm đa số ở Trung Đông, với dân số khoảng 200 triệu người Người Ả Rập sinh sống chủ yếu ở các nước Ả Rập như Ả Rập Xêút, Ai Cập, Iraq, Syria, Jordan, Lebanon, Yemen, Oman, Qatar, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Kuwait, Palestine Người
Ba Tư là nhóm dân tộc lớn thứ hai ở Trung Đông, với dân số khoảng 100 triệu người Người Ba Tư sinh sống chủ yếu ở Iran, Iraq, Afghanistan, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan Người Thổ Nhĩ Kỳ là nhóm dân tộc lớn thứ ba ở Trung Đông, với dân số khoảng 80 triệu người Người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Iran Người Kurd là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Đông, với dân số khoảng 40 triệu người Người Kurd sinh sống chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Syria Người Do Thái
là nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Đông, với dân số khoảng 15 triệu người Người Do Thái sinh sống chủ yếu ở Israel, Hoa Kỳ, Pháp, Canada Ngoài ra, Trung Đông còn có nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác như người Armenia, người Syriac, người Copt, người Berber, người Turkmen, người Azeri, người Circassian, người Yazidi, v.v
Dân số Trung Đông ước tính khoảng 450 triệu người, với tốc độ tăng trưởng dân số khá cao Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Cairo, Tehran, Istanbul, Riyadh, Baghdad, Amman, Beirut, v.v Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất ở Trung Đông, với khoảng 90% dân số theo đạo Hồi Hồi giáo ở Trung Đông đa dạng về các trường phái, bao gồm Sunni, Shia, Sufi, v.v Dân tộc, dân cư, tôn giáo là những yếu tố quan trọng cấu thành nên bản sắc của Trung Đông Sự đa dạng về dân tộc, dân cư, tôn giáo đã tạo nên sự phong phú
Trang 6về văn hóa, xã hội của khu vực này Tuy nhiên, cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều xung đột ở Trung Đông
1.2 Đặc điểm kinh tế, chính trị ở Trung Đông:
Về kinh tế, khu vực Trung Đông có nền kinh tế khá đa dạng, tùy thuộc vào từng quốc gia Tuy nhiên, có một số đặc điểm chung có thể được nhận thấy như là: Nên kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở khu vực này như Saudi Arabi, UAE, Iraq, Iran, Kuwait, được hưởng lợi lớn từ giá dầu tăng cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của khu vực Trung Đông trong những năm gần đây khá ấn tượng Theo Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) đạt 3,5% trong năm 2022, cao hơn so với mức 3,2% của năm 2021 Trình độ phát triển kinh tế chưa đồng đều, thay đổi trong phạm vi rộng từ rất nghèo (như Gaza và Yemen) đến cực kỳ thịnh vượng (như Qatar và UAE) Mặc dù ngành công nghiệp dầu mỏ cung cấp vô số việc làm
và của cải cho người dân trong khu vực và việc kiểm soát dầu mỏ giúp duy trì an ninh và quyền lực ở Trung Đông trong nhiều thập niên, nhưng sự thống trị đối với nguồn tài nguyên không thể tái tạo này luôn dẫn đến việc tranh giành quyền lực ở mỗi quốc gia và sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực, cũng như trở thành trung tâm của nhiều vấn đề quốc tế
Về đặc điểm chính trị, nhiều nước ở khu vực này theo chế độ quân chủ với mô hình chủ yếu và thể chế độc tài, tập quyền và thiếu dân chủ Đây thực chất là những chế độ quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập hiến trong việc cai trị đất nước hay chế độ chính trị cha truyền con nối Phần lớn lãnh đạo tối cao của các quốc gia ở đây đều cầm quyền trong thời gian dài, nhiều nước áp dụng chính sách gia đình trị, cha truyền con nối Đây luôn là khu vực tranh giành ảnh hưởng, quyền lực, cũng như kiểm soát dầu lửa của các nước lớn; và còn là địa bàn trú ẩn, hoạt động của nhiều tổ chức khủng bố như Taliban, AI-Qaeda,…
Trang 7CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HỆ QUẢ VÀ CÁC KỊCH BẢN
TRONG TƯƠNG LAI
2.1 Thực trạng
Khủng hoảng ở Trung Đông là một cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ giữa Israel và các quốc gia Palestine, bao gồm Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Hamas và các nhóm
vũ trang khác Cuộc xung đột này đã gây ra nhiều đau thương, mất mát và bất ổn cho khu vực, đồng thời có tác động sâu rộng đến thế giới
Khủng hoảng ở Trung Đông đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, với những thời kỳ leo thang căng thẳng và những thời kỳ tạm lắng dịu Một số cuộc xung đột gần đây ở Trung Đông gồm: Xung đột Israel-Palestine là một cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và người Palestine Nó đã kéo dài hơn 70 năm và đã gây ra thương vong và đau khổ cho cả hai bên Cuộc xung đột bắt nguồn từ sự thành lập của nhà nước Israel vào năm 1948, khi người Palestine bị trục xuất khỏi đất nước của họ Cuộc chiến Syria là một cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria Nó bắt đầu vào năm 2011 và đã khiến hơn 500.000 người thiệt mạng Cuộc chiến đã dẫn đến sự chia rẽ đất nước và sự nổi lên của các nhóm khủng bố như ISIS Cuộc chiến Yemen là một cuộc nội chiến đang diễn ra ở Yemen Nó bắt đầu vào năm 2015
và đã khiến hơn 377.000 người thiệt mạng Cuộc chiến đã dẫn đến nạn đói và bệnh tật lan rộng Gần đây nhất là xung đột Hamas-Israel Xung đột Hamas-Israel kéo dài cản trở tiến trình hòa bình Palestine-Israel, mối quan hệ mong manh Israel-Arab cùng xu thế hòa giải chưa đủ để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ luôn tiềm ẩn ở khu vực, đang đẩy Trung Đông trước ngưỡng cửa của một năm đầy khó khăn và âu lo trên những nền tảng không chắc chắn Tình trạng khủng hoảng ở Trung Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường Các cuộc xung đột vũ trang vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi trong khu vực, gây ra thương vong và thiệt hại nặng nề Chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng, gây ra bạo lực và bất ổn Sự bất ổn chính trị và kinh tế vẫn là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trong khu vực
2.2 Nguyên Nhân
Theo quan điểm của đại tá Lê Thế Mẫu đã phân tích trong bài viết “ Biến động chính trị -
xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông nhìn từ đề án Đại Trung Đông của Mỹ” đăng trên tạp chí
Trang 8nghiên cứu Trung Đông Châu Phi số tháng 11 năm 2011 có thể thấy các biến động chính trị xã hội đó xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân nguyên nhân bên trong (nguyên nhân trực tiếp )và nguyên nhân bên ngoài ( nguyên nhân sâu xa)
Nguyên nhân trực tiếp: Khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới năm 2008 và cuộc khủng hoảng lương thực năm 2010 gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế của các nước Bắc Phi – Trung Đông, dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực, tình trạng nghèo đói càng thêm trầm trọng, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng, nỗi bất bình trong nhân dân ngày càng tích tụ Thêm vào
đó, những phương tiện truyền thông có vai trò là chất khơi mào, chất xúc tác và là công cụ
để các khủng hoảng nổ ra và lan rộng khắp toàn khu vực.2
Nguyên nhân sâu xa:
- Chế độ chính trị độc tài, tập quyền, thiếu dân chủ: Mô hình thể chế nhà nước ở Trung Đông thực chất là những chế độ quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập hiến trong việc cai trị đất nước và duy trì chế độ gia đình trị, cha truyền con nối Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm nhân quyền, mất dân chủ ở các nước Trung Đông diễn ra phổ biến Quyền lợi, cuộc sống của người dân hầu như không được quan tâm Trái lại, chính quyền các nước Ai Cập, Libya, Syria … lại xây dựng bộ máy an ninh nhằm bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng Trong bối cảnh phe đối lập không có chỗ đứng, bất bình của người dân không được giải tỏa, những uất ức dồn nén bấy lâu sẽ bùng phát dữ dội, tạo ra “hiệu ứng domino” khi gặp chất xúc tác mạnh mẽ là cuộc “cách mạng hoa nhài” ở Tunisia, dẫn tới các cuộc nổi dậy, biểu tình chống đối chính quyền, đấu tranh đòi dân chủ
- Tình trạng tham nhũng gây nên bất bình đẳng về thu nhập bởi thế khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn Không chỉ là nới rộng khoảng cách giàu nghèo, tham nhũng còn làm bóp méo thị trường, cản trở các cơ hội đầu tư và tìm kiếm việc làm của một số tầng lớp dân cư Những hạn chế ấy được thổi bùng lên khi khu vực nghèo đói này trở thành những nạn nhân đầu tiên của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
2 Lê Thế Mẫu, Biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi – Trung Đông nhìn từ “Đề án Đại Trung Đông” của Mỹ, http://iames.gov.vn/iames/tap-chi-nghien-cuu-chau-phi-vatrung- dong/bien-dong-chinh-tri-xa-hoi-o-bac-phi-va-trung-dong-nhin-tu-ldquo-de-andai-trung-dong-rdquo-cua-my-333.html, truy cập ngày 16/01/2024
Trang 9- Xu thế dân chủ hóa là tất yếu và không thể cưỡng lại được, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay Quá trình hiện đại đại hóa, toàn cầu hóa, sự hình những tầng lớp tri thức trẻ, cùng với đó là sự xuất hiện và gia tăng kết nối từ mạng xã hội, Internet và các kênh thông tin rộng khắp đã dẫn đến kết quả tất yếu là ý thức dân chủ của người dân ngày càng cao Họ ý thức sâu sắc về quyền, lợi ích của mình và bất bình trước thực trạng của đất nước Do đó xu hướng dân chủ hóa, đấu tranh đòi dân chủ, tự do và công bằng xã hội là điều tất yếu
- Sự can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu: Sự bùng nổ, lan rộng của khủng hoảng chính trị Trung Đông bắt nguồn và chịu sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc từ chính sách hai mặt về vấn đề dân chủ; sự can thiệp dân sự, quân sự, chính trị, của Mỹ và các nước châu Âu tại khu vực này Đó là sự triệt để lợi dụng các nhân tố bất ổn ở một số nước trong khu vực để “nước đục thả câu”, “thay ngựa giữa dòng”, sử dụng những “sức mạnh cứng”, “sức mạnh mềm” để loại bỏ những chế độ không còn hòa hợp với lợi ích của
Mỹ và châu Âu, dựng lên các chính quyền mới nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong khu vực
2.3 Hệ Quả
2.3.1 Tác động đến tình hình khu vực
- Tác động đến trật tự khu vực: Khủng hoảng nổ ra khiến chính quyền nhiều nước cũng như chế độ quân chủ và cộng hòa chuyên chế bị lật đổ Tập hợp lực lượng trong khu vực, vốn đã có nhiều chia rẽ và hạn chế nay càng trở nên khó khăn hơn Mặt khác, quá trình dân chủ hóa đang được đẩy nhanh đã gây ra sự biến động lớn trong tình hình chính trị của khu vực này, có thể dẫn đến quá trình tái thiết, hình thành nên những nhà nước mới, gây xáo trộn không nhỏ trên bản đồ chính trị khu vực…
- Tác động đến tiến trình hòa bình Trung Đông: Nhiều khả năng tiến trình hòa bình ở Bắc Phi – Trung Đông sẽ diễn biến ngày càng khó khăn hơn bởi quốc gia đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này là Ai Cập đã bị sụp đổ sau cuộc khủng hoảng
2.3.2 Tác động đến quốc tế
- Tác động về kinh tế: Cuộc khủng hoảng cũng như tình hình bất ổn ở nhiều nước Trung Đông, vốn là những nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu đã đẩy giá dầu thế giới tăng cao, ảnh
Trang 10hưởng đến thị trường năng lượng, tài chính và thương mại toàn cầu, làm chậm quá trình phục hồi nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng Hơn nữa, biến động ở Trung Đông đã khiến lực lượng lao động nước ngoài tại khu vực này phải trở về nước, gây ra những thiệt hại không nhỏ Ngoài ra, làn sóng người tị nạn từ các quốc gia chịu khủng hoảng sẽ tạo thêm gánh nặng kinh tế - xã hội cho nhiều nước xung quanh, đặc biệt là châu Âu.3
- Tác động đến quan hệ quốc tế: Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến những hậu quả trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là sự thay đổi chính sách của từng nước và trong các cặp quan hệ Biến động chính trị - xã hội đã làm gia tăng thêm sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước xung quanh tình hình Libya, Syria, khi giữa các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, các nước châu Âu, hay các nước Hồi giáo vốn có thái độ và cách ứng xử khác nhau, thậm chí trái ngược Các nước đã có những điều chỉnh nhất định trong chính sách khu vực, mà đặc biệt
là Mỹ và châu Âu, những nước có khu vực ảnh hưởng truyền thống tại khu vực này Với
Mỹ, cuộc khủng hoảng đã buộc Mỹ phải có sự thay đổi đáng kể trong chính sách khu vực theo hướng lấy lòng dân chúng Hồi giáo và hạn chế ảnh hưởng của các tổ chức Hồi giáo cực đoan; chú ý nhiều hơn đến tình hình nội trị các nước Trung Đông; và cân nhắc hơn nữa quan hệ giữa Mỹ - thế giới Arab – Israel để đảm bảo chính sách Trung Đông mới của mình Mặt khác, việc tiếp tục vướng bận vào Trung Đông đã ít nhiều ảnh hưởng tới sự tập trung của Mỹ vào châu Á – Thái Bình Dương, do đó tác động đến chính sách quay lại châu Á – Thái Bình Dương của tổng thống Obama Với các nước châu Âu, biến động này cũng tác động không nhỏ đến chính sách khu vực, bởi đây vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của các nước châu Âu (EU) Tình trạng hỗn loạn kéo dài ở Trung Đông đã làm gia tăng áp lực buộc châu Âu phải can dự nhiều hơn vào khu vực này4
2.4 Các kịch bản tương lai ở khu vực Trung Đông
Với những diễn biến đang diễn ra và những yếu tố đang thay đổi ở khu vực, tình hình Trung Đông trong năm tiếp theo khó có thể trở lại trạng thái hòa bình trọn vẹn Thay vào
đó, có thể đưa ra một số dự báo mang tính tương đối như sau:
Thứ nhất, xung đột ở dải Gaza tất nhiên sẽ có nhiều kịch bản phát triển Tuy nhiên, sẽ không thể đi đến kết cục một bên còn, một bên mất Sẽ có hai khả năng chính, hoặc cuộc
3 Đồng Đức, Biến động chính trị ở Bắc Phi – Trung Đông và những hệ lụy,
http://www.tapchiqptd.vn/trang-chu/quan-su-nuoc-ngoai/616-bin-ng-chinh-tr-bc-phitrung-ong-va-nhng-h-ly.html, truy cập ngày 16/1/2024
4Shlomo Ben-Ami, “The Next Phase of Middle East Conflict”, Project Syndicate, truy cập vào 16/01/2024