1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài ô nhiễm rác thải nhựađại dương tại việt nam

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ô Nhiễm Rác Thải Nhựa Đại Dương Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Tú An, Hoàng Việt Anh, Lê Thị Ngọc Anh, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Vũ Duy Anh, Phạm Thị Thùy Anh, Trần Tú Anh, Trịnh Mỹ Anh, Nguyễn Thị Minh Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Vi Thị Ngọc Bích, Vũ Thị Như Bình, Cao An Linh Chi, Phan Quỳnh Chi
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

Rác thải nhựa đã khiến cho sinh kế của các ngư dânđánh bắt quy mô nhỏ ở ven biển bị đe dọa rất nghiêm trọng Theo số liệu cung cấp từUnited Nations.Có thể thấy, đây là một trong số rất nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Trang 2

Danh sách nhóm 1:

Nguyễn Thị Tú AnHoàng Việt Anh

Vi Thị Ngọc Bích

Vũ Thị Như Bình Cao An Linh Chi Phan Quỳnh Chi

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững Đó là việc vừa pháttriển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, tình trạng ônhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh Đặc biệt làvấn đề ô nhiễm rác thải nhựa trên biển hiện nay đang ngày càng nghiệm trọng, môitrường sinh sống, hoạt động và phát triển của con người vẫn đang ngày ngày bị tàn phámặc dù cộng đồng vẫn đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường Việt Nam là một trong 5quốc gia phát thải nhựa ra môi trường nhiều nhất thế giới với con số 280 nghìn – 730nghìn tấn rác thải nhựa thải ra biển Con số cụ thể ấy cho thấy tình trạng đáng báo động

về vấn đề này, thúc đẩy chúng ta ngày càng phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn đểgiữ gìn môi trường sống, giữ gìn tương lai của chính chúng ta Đó cũng chính là lí do màchúng em quyết định chọn đề tài “Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển tại Việt Nam” (Ônhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Namlàm đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao nhậnthức về ô nhiễm nhựa và góp một phần nhỏ vào công cuộc chung tay giữ gìn hành tinhxanh

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng, nguyên nhân, tácđộng của vấn đề "Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam" ngày nay để thấy được tínhcấp bách của vấn đề đối với môi trường, nền kinh tế và xã hội Từ đó, đề xuất, phân tích,đưa ra những giải pháp, phương án phù hợp để giải quyết tình trạng này

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau dựa trên nhữngthông tin cụ thể, chính xác, thực tế Các nguồn thông tin có trong nghiên cứu được trích

từ các nguồn đáng tin cậy, chính xác

Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tách đề tài thành những vấn đề nhỏ để hiểuđược một cách sâu sắc, chi tiết và cụ thể nhất trong từng khía cạnh khác nhau, kết hợp

Trang 6

phương pháp tổng hợp để tóm gọn lại những nội dung chính, những vấn đề cần lưu ý vàrút ra thông điệp của đề tài.

Phương pháp dùng số liệu Số liệu có trong nghiên cứu được trích từ các nguồn đángtin cậy, chính xác

Phương pháp liệt kê: liệt kê những cơ sở lý thuyết, những dẫn chứng cụ thể để làmsáng tỏ đề tài

Phương pháp đánh giá: dựa trên các luận điểm, các dẫn chứng, các số liệu cụ thể đểđánh giá tính thiết thực của đề tài

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng, nguyên nhân, tácđộng của vấn đề "Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam" ngày nay để thấy được tínhcấp bách đối với môi trường, nền kinh tế và xã hội Từ đó, đề xuất, phân tích, đưa ranhững giải pháp, phương án phù hợp cho vấn đề này

Trang 7

Bài tập Ngoại ứng KINH TẾ MÔI…Kinh tế

2

Nhóm 8 KTMT Thực trạng hoạt…

-41

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM

BIỂN ĐẠI DƯƠNG

I Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường

1 Khái niệm về môi trường

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên

và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnhhưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”

2 Phân loại môi trường

Theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thành 4 loại:

- Môi trường tự nhiên: Gồm các nhân tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, đất, nước,không khí…

- Môi trường xã hội: Là tổng thể các môi quan hệ của con người với nhau như các điềuluật, quy định, thể chế chính trị- xã hội…

- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố do con người tạo nên như nhà cửa, các côngtrình công cộng…

- Ngoài ra, người ta cũng có thể phân chia môi trường dựa vào đặc tính của nó như sau:Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường không khí, trên mặt đất, môi trườngsinh vật

3 Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần trong môi trường Các thay đổinày không phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật môi trường Chúng để lại nhiều hậuquả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật sống khác.Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân gây nên các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…) Ônhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệsinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên… Bên cạnh đó, nó còngây thiệt hại cho mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của đất nước

II Khái quát về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

1 Khái quát về đại dương

Kinh tế

BÀI THẢO LUẬN KTMT NHÓM 3Kinh tế môitrường 100% (1)

26

Trang 9

: là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy

quyển Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất được các đại dương che phủ, một khốinước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số cácbiển nhỏ

Khái niệm về như là một khối nước liên tục với sự trao đổitương đối tự do giữa các bộ phận của nó có tầm quan trọng nền tảng cho hải dương học.Các phần đại dương chính được định nghĩa một phần dựa vào các châu lục, các quần đảokhác nhau cùng các tiêu chí khác: các phần này là (theo trật tự giảm dần của diện tích)Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương (đôi khi được phânchia và tạo thành phần phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn ĐộDương) và Bắc Băng Dương (đôi khi được coi là một biển của Đại Tây Dương) TháiBình Dương và Đại Tây Dương cũng có thể phân chia tiếp bởi đường xích đạo thành cácphần Bắc và Nam

Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các hay một số các têngọi khác Cũng tồn tại một số khối nước mặn nhỏ hơn trong đất liền và không nối với Đạidương thế giới, như biển Aral, Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn) – mặc dù chúng có thể coinhư là các 'biển', nhưng thực ra chúng là các hồ nước mặn

: có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi

có sự di chuyển của động, thực vật lên trên đất liền Lượng sự sống và khoảng cách tính

từ bờ biển (yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự phân bố chính của quần xã sinh vật biển.Các sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong khu vực giáp giới thủy triều (nơi đất liềngặp biển) sẽ cố định chúng vào đá vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy triều Đạidương cũng là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng)như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng

2 Khái quát về rác thải nhựa

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường Baogồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằngnhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải Trong rác thải sinh hoạt còn

có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải Rác thải ni lông thực chất làmột hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE

Trang 10

Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác thảinhựa, thật ra, một phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp và thậm chí tệ hơn là tuồn rađại dương Nhưng điều gì thực sự xảy ra với mảnh rác thải đó và nó sẽ ảnh hưởng đếnmôi trường của chúng ta trong bao lâu?

Loại rác thải nhựa để lại hậu quả lâu dài nhất, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại

dễ sản xuất Loại rác thải nhựa có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10lần chúng ta Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn,chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bịloại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu

và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một

Rác thải nhựa đại dương là rác thải nhựa hiện tại đang trôi nổi lềnh phềnh trên mặt

biển, hoặc cũng có thể đang nằm sâu trong lòng đại dương Nhưng dù có ở trên mặt biểnhay ở trong lòng đại dương thì chúng đều gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ môi trường,đặc biệt là môi trường biển

3 Khái quát về ô nhiễm nhựa

Đó là sự tích tụ của nhựa các đối tượng và các hạt (ví dụ như chai nhựa, túi và microbeads, ) trong môi trường của Trái Đất mà ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và conngười.Nhựa hoạt động như chất ô nhiễm được phân loại thành các mảnh vụn vi mô, trungbình hoặc vĩ mô, dựa trên kích thước Nhựa không đắt và bền, do đó mức độ sản xuấtnhựa của con người cao Tuy nhiên, cấu trúc hóa học của hầu hết các loại nhựa khiếnchúng có khả năng chống lại nhiều quá trình thoái hóa tự nhiên và kết quả là chúng bịphân hủy chậm Hai yếu tố này kết hợp với nhau đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nhựatrong môi trường ngày càng gia tăng

: Bản thân nhựa đóng góp vào khoảng 10% lượng rác thải bị loại bỏ.

Nhiều loại nhựa tồn tại phụ thuộc vào tiền chất của chúng và phương pháp trùng hợp củachúng Tùy thuộc vào thành phần hóa học của chúng, chất dẻo và nhựa có các đặc tínhkhác nhau liên quan đến sự hấp thụ và hấp phụ chất gây ô nhiễm Quá trình phân hủypolyme diễn ra lâu hơn do môi trường mặn và tác động làm mát của biển Những yếu tốnày góp phần vào sự tồn tại của mảnh vụn nhựa trong một số môi trường nhất định Cácnghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhựa trong đại dương phân hủy nhanh hơn người ta

Trang 11

từng nghĩ, do tiếp xúc với nắng, mưa và các điều kiện môi trường khác, dẫn đến giảiphóng các hóa chất độc hại như bisphenol A Tuy nhiên, do khối lượng nhựa trong đạidương tăng lên, quá trình phân hủy đã chậm lại.Marine Conservancy đã dự đoán tốc độphân hủy của một số sản phẩm nhựa Người ta ước tính rằng một cốc nhựa xốp sẽ mất 50năm, một hộp đựng đồ uống bằng nhựa sẽ mất 400 năm, một tã dùng một lần sẽ mất 450năm và dây câu sẽ mất 600 năm để phân hủy.

Vì thế, ô nhiễm nhựa gây ảnh hưởng rất lớn đến đất đai, đường thủy và

Người ta ước tính rằng 1,1 đến 8,8 triệu tấn rác thải nhựa từ các cộng đồngven biển đi vào đại dương mỗi năm Các sinh vật sống, đặc biệt là động vật biển, có thể

bị tổn hại do các tác động cơ học, chẳng hạn như vướng vào các đồ vật bằng nhựa, cácvấn đề liên quan đến việc ăn phải chất thải nhựa hoặc do tiếp xúc với các hóa chất bêntrong nhựa gây cản trở sinh lý của chúng Ảnh hưởng đến con người bao gồm sự phá vỡcác cơ chế nội tiết tố khác nhau

4 Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa trên biển

Về cơ bản, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên biển do những nguyên nhân sau:

 Rác thải nhựa từ trôi theo ống nước ngầm, sông, suối… ra biển Nguyên nhân

là do ý thức của người dân khi xả rác ra sông, xả rác vô ý thức trên đường phố, gió vàmưa cuốn trôi xuống cống ra biển Hoặc nhiều loại rác thải nhựa như khăn ướt, bôngtẩy trang, băng vệ sinh… bị xả xuống bồn cầu rồi ra cống tới biển

 Rác thải nhựa do : Khách du lịch khi tham quan, tham gia các hoạtđộng vui chơi, ăn uống trên biển hoặc gần các bãi biển do thiếu ý thức đã xả rác xuốngbiển hoặc bờ biển…

 Rác thải nhựa do hoạt động : Những chiếc lưới, dụng cụ đánh bắthỏng bị vứt đi hoặc rơi xuống biển, và cả chất thải từ tàu lưu thông trên biển cũng lànguyên nhân làm tăng rác thải nhựa trên biển

 Do sự tàn phá từ : bão, sóng thần cuốn theo đồ đạc, vật dụng bằng nhựa, rácthải nhựa từ đất liền xuống biển…

Có thể thấy được rằng, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra ô nhiễm rác thảinhựa đại dương, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức của con người trongviệc sinh hoạt và hoạt động kinh tế Do đó, chúng ta cần phải có nhận thức rõ ràng rằng

Trang 12

việc chúng ta đang làm có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường, đặc biệt là môi trườngbiển.

5 Hậu quả của ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

5.1 Đến bản thân các loài sinh vật biển

, mỗi loại chất nhựa lại

có số năm phân hủy khác nhau với khoảng thời gian rất dài, có thể kéo dài từ hàng trămnăm đến hàng nghìn năm, đơn cử như theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chainhựa phân hủy sau 450 năm – 1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm –

500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm… Điều này đã gây nên nhiều hệ luỵcho môi trường

Theo thông tin từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, có khoảng 267 loài sinh vậtbiển đã bị vướng hoặc ăn phải các mảnh vi nhựa trên biển Theo số liệu thống kê, việcnuốt phải rác thải nhựa đã được ghi nhận với tỷ lệ cao đến 31% ở một số loài, trong đó có

46 loài thuộc Bộ Cá voi Bằng chứng của việc động vật nuốt phải nhựa thường dựa trênviệc giải phẫu xác động vật trên bãi biển, nhưng không biết được chúng đại diện cho tỉ lệbao nhiêu trong tổng số cá thể bị ảnh hưởng

Rùa biển và cá voi có răng thường được phát hiện có lượng lớn túi nhựa và vải nhựatrong ruột Cấu tạo cơ thể của một số loài rùa biển và cá voi có răng làm cho nhựa nuốtvào rất khó được đào thải

Các loài khác nhau nuốt phải các loại nhựa khác nhau với kích thước khác nhau.Nhiều loài nhầm lẫn nhựa với đồ ăn, ví dụ như cá nhầm lẫn hạt nhựa với sinh vật phù du,chim nhầm lẫn các mảnh nhựa với mực hay con mồi khác và rùa biển nhầm lẫn túi nhựavới sứa Những con chim non thường chứa nhiều nhựa bên trong hơn những con chimgià, có lẽ vì chúng không biết cách phân biệt thứ gì ăn được và đôi khi chim bố mẹ vôtình cho chim non ăn phải nhựa

Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy nhựa có thể được chuyển từ con mồi sang loài ănmồi Một số loài khác có thể nuốt phải nhựa có bên trong con mồi, ví dụ như các loài cábiển khơi (những loại cá sống giữa tầng đáy và mặt nước) được cho là thường ăn phải hạtnhựa và sau đó bị hải cẩu lông mao ăn

Trang 13

Vi nhựa cũng được tìm thấy trong nhiều loài thương phẩm như vẹm, trai, sò, điệp.Nhiều loài hai mảnh và nhuyễn thể ăn bằng cách lọc nước, sống ở vùng nước nông gần

bờ và dễ tiếp xúc với nồng độ vi nhựa cao hơn các loài không sống bám và các loài diđộng Bị mắc vào lưới, dây và các loại rác thải khác cũng là một mối nguy đáng kể đốivới sinh vật biển và đã được ghi nhận ở hơn 130 loài sinh vật biển, trong đó có 6 loài rùakhó để định lượng vi nhựa trong biển, 51 loài chim biển và 32 loài thú có vú ở biển

Điều này có thể dẫn đến Nuốt phải nhựa còn có thể gây ra

, dẫn tới giảm khả năng hấp thụ của sinh vật, thậmchí tử vong

Ngoài ra, nhựa còn chứa các chất phụ gia, khi đưa các chất phụ gia này vào cơ thể sẽ

khiếnchúng chết trong đau đớn Còn có những trường hợp, các sinh vật biển bị vướng vào lướiđánh cá hoặc các loại rác thải nhựa khác, chúng sẽ nên sẽ

Rác thải nhựa chính là nguyên nhân gây ra cái chết của nhiều sinh vậtbiển, điều này có thể phá huỷ, suy giảm đa dạng sinh học hay có thể dẫn đến nguy cơtuyệt chủng của nhiều loài sinh vật Ngoài ra còn làm thay đổi cấu trúc, thành phần loàicủa hệ sinh thái do việc chuyên chở các sinh vật ngoại lai thông qua rác thải nhựa từ nơikhác đến

5.2 Đến môi trường sống của sinh vật biển

Về tác động lên môi trường sống của các loài, sau khi chạm tới đáy biển, nhựa có khảnăng cao làm thay đổi sự hoạt động của hệ sinh thái Lớp nhựa có thể ảnh hưởng tới quátrình trao đổi khí và dẫn đến hiện tượng yếm khí hay thiếu hụt oxy Nhựa cũng có thể tạo

ra các nền đất cứng nhân tạo và gây ra vấn đề, đặc biệt cho các loài vùi mình dưới đáy.Trong khi đó rác thải nhựa lại có thể có lợi cho các loài xâm hại ưa bề mặt cứng, chúngchiếm chỗ của các loài bản địa, nhất là loài ưa chuộng đáy cát hoặc bùn Những nhànghiên cứu kêu gọi cần phải tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của nhựa đối với các loại hệsinh thái khác như rặng san hô, thảm cỏ biển và đáy sâu Rác thải nhựa ảnh hưởng trựctiếp đến bờ biển Những môi trường “rác biển” tạo thành từ các vật nổi tự nhiên như gỗ,tảo biển… dạt vào bờ thường có lẫn nhựa Chúng chiếm chỗ của các loài cần môi trườngbãi biển sạch sẽ và ảnh hưởng đến khả năng kiếm ăn của động vật hoang dã Sự tồn tại

Trang 14

của nhựa làm thay đổi chuyển động của nước và sự truyền nhiệt trên bãi biển Các nghiêncứu cho thấy rằng bãi biển có chứa mảnh nhựa nóng lên chậm hơn và đạt nhiệt độ tối đathấp hơn Điều này có thể ảnh hưởng đến sinh vật hoang dã trên bãi biển, gây mất cânbằng sinh thái.

5.3 Đến con người

Về mặt xã hội, rác thải nhựa đại dương có tác động đến sức khỏe con người và antoàn thực phẩm Con người tiếp xúc với vi nhựa và siêu vi nhựa (nanoplastic) khi tiêu thụhải sản như trai, sò, tôm, cua, các loài cá nhỏ như cá trích cơm và có thể cả một số loàikhác như nhím biển, hải tiêu và hải sâm, thường được ăn nguyên con không lọc bỏ ruột.Bên cạnh đó, tiêu thụ các loài không xương sống kiếm ăn bằng cách lọc nước như trai sòđược cho là cách phổ biến nhất dẫn đến tiếp xúc với vi nhựa, nhưng rất nhiều loài thươngphẩm khác cũng có thể nhiễm hạt vi nhựa Mặc dù hiện nay đã có bằng chứng rõ ràngcon người tiếp xúc với vi nhựa thông qua thực phẩm và sự có mặt của vi nhựa trong hảisản có thể đe dọa an toàn thực phẩm, nhưng những hiểu biết về phản ứng và độ độc hạicủa vi nhựa trong cơ thể người vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ

Hạt vi nhựa có thể mang theo (vi khuẩn, virút) có khả năng gâyhại cho hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản và sức khỏe con người Rác thải nổi kích

tích và tử vong do mất điện, do chân vịt hoặc đường ống nước bị kẹt và va chạm với cácvật thể nổi hoặc chìm một phần, bao gồm thùng cách nhiệt bằng nhựa Thương tích và tửvong cũng có thể xảy ra đối với con người do bị kẹt khi bơi và lặn Nguy cơ này càng lớnhơn nữa khi giải cứu động vật bị mắc kẹt như cá voi, hải cẩu và rùa biển

dụ, đối với nghề khai thác thủy sản, nhựa có thể gây ô nhiễm hay hư hỏng cá, giảm giá trịthương phẩm và tiêu tốn thêm thời gian để làm sạch, sửa chữa lưới và tàu thuyền Nếungười tiêu dùng nhận thức rằng hải sản chứa vi nhựa có khả năng gây ra những rủi ro sẽdẫn đến thay đổi về hành vi (ví dụ như giảm tiêu dùng hải sản) Rõ ràng điều này gâythiệt hại về thu nhập cho ngành công nghiệp hải sản, còn người tiêu dùng thì mất đi mộtnguồn đạm an toàn mà bổ dưỡng Đối với ngành du lịch, đây là ngành vừa bị ảnh hưởngbởi rác thải biển nhưng đồng thời lại là nguồn phát sinh rác thải lớn Sự có mặt của rác

Trang 15

thải trên biển khiến du khách không muốn đến bãi biển, do đó làm giảm lượng du kháchdẫn đến giảm thu nhập và việc làm cho ngành du lịch.

5.4 Đến nền kinh tế của quốc gia

Về mặt kinh tế, rác thải nhựa đại dương gây ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp tới kinh

tế Ví dụ, rác thải trên biển có thể gây ra thiệt hại kinh tế cho lĩnh vực vận tải biển do tàuthuyền, hàng hóa hư hỏng vì bị kẹt hoặc va chạm với rác thải biển nói chung

Các thiệt hại do rác thải nhựa đại dương gây ra cho

do tăng chi phí cho tàu

cá, chi phí dọn dẹp rác, sửa chữa máy bơm tại các khu nuôi, giảm sản lượng đánh bắt,nuôi trồng Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương gây tác động rất lớn tới ngành du lịch cũngnhư làm thất thoát kinh tế do các chi phí dọn dẹp nảy sinh từ vấn đề ô nhiễm nhựa NhựaPolystyrene giãn nở (EPS, thông thường được gọi là xốp) sử dụng trong đóng gói thựcphẩm và đánh bắt cá cần được chú ý đặc biệt do loại nhựa này dễ nhận diện và nhanhchóng vỡ thành các mảnh nhỏ và cực kỳ bám dính các khu vực du lịch Vì vậy, cần thựchiện dọn biển hằng ngày, đồng nghĩa với việc phải trả một khoản chi phí lớn cho việc dọndẹp rác thải biển nhằm đảm bảo và duy trì sức hấp dẫn lẫn sự an toàn của bãi biển đối vớikhách du lịch, trong một số trường hợp có thể tăng thêm gánh nặng cho chính quyền địaphương

Rác thải nhựa còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp đánh bắt cá,nuôi trồng thủy hải sản của con người Đơn cử như trên trang thông tin bnews.vn đăng tảirằng:

Tại Scotland, rác thải nhựa đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp đánh cá khitổn thất trung bình khoảng từ 15 – 17 triệu USD/năm, tương đương 5% tổng doanh thucủa ngành này

Tại Anh và Na Uy, rác thải nhựa cũng chính là nguyên nhân gây ra sự cố của các tàuthủy chân vịt, có tới 286 sự cố này được ghi nhận, mức tổn thất ước tính lên đến 2.8 triệuUSD…

II Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương trên thế giới

1 Dấu hiệu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

Trang 16

Đồ nhựa hiện diện ở mọi nơi xung quanh ta, từ những vật dụng bé nhỏ hằng ngàynhư giấy gói kẹo, hũ sữa chua, ống hút, túi nilon, giày, dép, bàn, ghế tới những thànhphần chi tiết, thiết bị cỡ lớn như ô tô, tàu thủy, máy bay v.v… Nhu cầu cuộc sống hằngngày của con người đã thúc đẩy quá trình gia tăng sản xuất, buôn bán và ở cuối chu trìnhnày là việc thải loại chất thải nhựa ra môi trường Điều này đã dẫn đến việc rất nhiều nơi

bị ảnh hưởng thậm chí trở nên ô nhiễm rác thải Đặc biệt phải kể đến ô nhiễm rác thảinhựa ở đại dương Có một vài dấu hiệu cho chúng ta nhận biết việc ô nhiễm rác thảinhựa:

, kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay, ước tính 8,4 triệu tấn rác nhựa được tạo

ra từ 193 nước, trong đó, gần 26.000 tấn xâm nhập đại dương Con số này tương đươngvới khối lượng của hơn 2.000 xe buýt hai tầng Rõ ràng, đại dịch Covid-19 đã làm tăngnhu cầu về nhựa dùng một lần, khiến vấn đề rác thải nhựa toàn cầu vốn đã mất kiểm soátcàng trở nên nghiêm trọng

Nhựa thải ra có thể trôi một quãng đường dài trong đại dương, tiếp xúc với động vậthoang dã ở biển và có thể khiến chúng thương tích hoặc thậm chí tử vong Có nhiều báocáo được công bố hồi tháng 3 đã ghi nhận trường hợp đầu tiên về vụ một con cá bị mắckẹt bên trong găng tay y tế tại kênh đào ở Leiden (Hà Lan) Tương tự, ở Brazil, mặt nạbảo vệ PFF-2 đã được tìm thấy trong dạ dày của xác một con chim cánh cụt Magellanic.Dịch Covid-19 đã đem đến hàng nghìn tấn khẩu trang, găng tay, bộ dụng cụ thử nghiệm

và tấm che mặt đã thải ra đại dương từ 369 con sông lớn Đứng đầu danh sách này làShatt al-Arab ở phía Đông Nam Iraq - nơi mang theo 5.200 tấn rác thải ra biển SôngIndus ở phía Tây Tây Tạng cũng chứa 4.000 tấn và sông Dương Tử ở Trung Quốc 3.700tấn Riêng tại châu Âu, sông Danube mang theo nhiều rác thải ra đại dương nhất, với1.700 tấn (Theo tờ Guardian)

, từ cuối tháng 11/2018, dư luận thế giới xôn xao trước thông tin trong dạdày xác một chú cá voi chứa 6kg chai lọ, túi, dép xăng đan, 115 chiếc cốc nhựa và mộtbao tải đựng hơn 1.000 mảnh nhựa được phát hiện ở vùng biển gần đảo Kapota thuộcCông viên Quốc gia Wakatobi, ở Đông Nam đảo Sulawesi của Indonesia (Theotapchitaichinh)

, mỗi năm, lượng rác thải nhựa thải ra trên khắp thế giới đủ để bao quanh TráiĐất 4 lần Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ nhưng chỉ có 27% trong số chúng

Trang 17

được xử lý và tái chế Rác thải nhựa nằm lại rất nhiều dưới đáy đại dương và trở thànhthức ăn đầu độc các loại sinh vật biển Một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới chorằng năm 2050, tổng khối lượng rác thải nhựa trên đại dương thậm chí còn có thể lớn hơntổng trọng lượng của các loài cá Rác thải nhựa đã khiến cho sinh kế của các ngư dânđánh bắt quy mô nhỏ ở ven biển bị đe dọa rất nghiêm trọng (Theo số liệu cung cấp từUnited Nations).

Có thể thấy, đây là một trong số rất nhiều dấu hiệu của việc ô nhiễm rác thải nhựađối với đại dương Tác hại của nó không chỉ làm ô nhiễm, hay hủy hoại mạng sống củahàng ngàn sinh vật biển mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏethậm chí là các ngành kinh tế của con người

2 Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương trên thế giới

Ô nhiễm nhựa đại dương lần đầu tiên được đề cập đến cách đây 50 năm, khi mỗi

năm chỉ có khoảng 50 triệu tấn nhựa được sản xuất Sau đó gần hai thập kỷ, vấn đề ônhiễm nhựa trở nên bùng phát từ các hoạt động thương mại Năm 2014, trên thế giới cótrên 300 triệu tấn nhựa được sản xuất Rác thải nhựa được ghi nhận ở khắp mọi nơi và tạitất cả các khu sinh cảnh lớn trên thế giới với kích thước từ vài micromet đến mét Ướctính hiện nay các đại dương trên thế giới đang chứa khoảng 150 triệu tấn rác thải nhựa,với tốc độ phát thải rác nhựa vào đại dương khoảng hơn 8 triệu tấn mỗi năm

Các đại dương trên thế giới hàng năm phải tiếp nhận hơn 9 triệu tấn rác nhựa; điềunày đe dọa môi trường sống và sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã – với hơn 270loài được ghi nhận có thể đã bị tổn thương bởi các ngư cụ bị vứt bỏ và các loại nhựa thải

bỏ gây ra Ngoài ra, 240 loài đã được ghi nhận có cá thể nuốt phải nhựa Đây là vấn đềnghiêm trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển và của loài người

Từ những năm 1950, con người đã sản xuất ra 8.3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6.3 tỷ tấn làrác thải nhựa Chỉ một phần nhỏ lượng rác nhựa mà chúng ta thải ra được đem đi tái chếhoặc xử lý đúng cách Trên thực tế, hơn 70% tổng số rác nhựa được đổ ra các bãi ráchoặc vứt bỏ trực tiếp ra môi trường tự nhiên Vào năm 1975, chỉ riêng ngành vận tải biển,hoạt động quân sự, tai nạn tàu thuyền trên biển đã thải ra đại dương ước tính khoảng 6,4triệu tấn rác thải nhựa các loại và 80% các mảnh vụn nhựa trong môi trường biển có

Trang 18

nguồn gốc từng đất liền, nhưng số liệu này chưa thực sự rõ ràng và chưa thống kê đượchết lượng nhựa đã đi vào đại dương

Trong nghiên cứu được công bố vào năm 2015, Jenna R Jambeck và cộng sự đã ướctính khối lượng chất thải nhựa đã đi vào đại dương là 4,8 đến 12,7 triệu tấn trên tổng số

275 triệu tấn nhựa sản xuất từ 192 quốc gia ven biển vào năm 2010 Từ nay tới năm

2025, lượng rác nhựa thải vào đại dương có thể lên tới 155 triệu tấn Giữa bangCalifornia và Hawaii đã xuất hiện một vùng biển bị che phủ bởi rác nhựa nổi, với diệntích lên tới 1.6 triệu km2, được các nhà khoa học đặt tên là “Bãi rác Khổng lồ của TháiBình Dương”, nếu không thu gom, tái chế, tái sử dụng lượng sản phẩm nhựa này mộtcách triệt để sẽ gây ra "ô nhiễm trắng" đối mới môi trường toàn cầu Tác hại của nhựangày càng nghiêm trọng khi có tới hơn 800 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởirác nhựa, đó là chưa kể đến hậu quả đối với sức khỏe con người

Đến thời điểm hiện tại, theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc(Programme, 2018), mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ túi nhựa, 13 triệu thùng dầu

để sản xuất nhựa, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 100.000 động vật biển bị chết vìrác thải nhựa mỗi năm Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng gấp 20 lầntrong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới

Báo cáo của tạp chí khoa học Science của Hiệp hội Mỹ gần đây cho biết: Đến nay thếgiới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỉ tấn là rác thải nhựa Trong 6,3 tỷ tấnrác thải nhựa đó thì:

 9% rác thải nhựa được tái chế

 12% rác thải nhựa được đốt

 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển

Còn theo thống kê của Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy của Mỹthì mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn nhựa thải ra biển trên toàn thế giới Tổ chức này cũng

dự báo là tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa

Cũng theo Ocean Conservancy, trong số 8 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra biển đó thìcó:

 94% rác thải nhựa tập trung ở đáy đại dương với mật độ 70 kg/km2

 1% rác thải nhựa nổi trên bề mặt biển với mật độ 0,74 kg/km2

 5% rác thải nhựa ở gần bờ biển với mật độ 2.000kg/km2

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w