CHƯƠNG 2 Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG
IV. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương của Nhà nước
2. Hiệu quả và bất cập trong những giải pháp xử lí rác thải nhựa đại dương mà Nhà nước đã đề ra
a. Bất cập:
Mức tiêu dùng độ nhựa tại Việt Nam đã gia tăng đều trong hai thập kỉ qua và Việt Nam nằm trong số 6 quốc gia là nguồn thải của 8 tấn rác thải nhựa ra đại dương mỗi năm. Kết qủa là hệ thống xử lí rác thải đô thị của Việt Nam phải cố gắng nhưng cũng không đáp ứng kịp với mức độ thải gia tăng, dẫn tới tình trạng dòng rác thải nhựa và các chất thải khác đổ vào các sông, hồ nội địa và đổ ra biển dọc theo hơn 3.300 km bờ biển của đất nước, qua địa bàn 28 tỉnh, thành phố. Thực tế đã cho thấy, tuy những giải pháp của Nhà nước đề ra nghe có vẻ lí tưởng nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập chưa được giải quyết, điển hình như:
Việc tái chế, công tác xử lí rác thải nhựa ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, lạc hậu, có nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lí theo cách chôn lấp, đốt, chỉ có
10% còn lại được tái chế.
, quy mô nhỏ lẻ, diễn ra chủ yếu ở một số doanh nghiệp nhỏ. Những đơn vị này có vốn đầu tư hạn chế, công nghệ đã lỗ thời, thiếu kế hoạch nên chưa mang lại hiệu quả.
gây nhiều
khó khăn cho việc xử lí. Như trong 3.000 tấn rác thải nhựa đem đi tái chế ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ thu được 50 – 60 tấn nhựa tái sinh chất lượng thấp (theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam). Khi xử lí rác, có rất nhiều trường hợp vì tiếc tiền mà xả thẳng rác thải nhựa ra đường phố, gió và mưa cuốn trôi xuống cống ra biển. Bên cạnh đó là việc xử lí các rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt hải sản như lưới, dụng cụ đánh bắt hỏng vị vứt đi hoặc rơi xuống biển,… chưa được quản lí, kiểm soát chặt chẽ. Việc xả thải một lượng rác thải nhựa lớn từ đại dương dạt vào các đảo, bãi tắm, đặc biệt trong mùa du lịch đang là vấn đề đáng báo động ở vùng ven biển và hải đảo.
Việc thu gom, xử lí rác thải của khách du lịch cũng là một thực trạng tiêu cực. Đáng nói, trung bình mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải khoảng 1,2 kg/ngày đêm;
trong khi mỗi khách du lịch không lưu trú có lượng rác thải trung bình khoảng 0,5 kg/ngày. Trong đó rác thải nhựa chiếm khoảng 60%, chủ yếu là các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nilon, hộp xốp, ống hút nhựa, bàn chải, lược, tăm bông… Khi tiêu dùng xong, một bộ phận khách du lịch sẽ có hành động vứt luôn tại bãi tắm hoặc vứt xuống biển, mà không thu gom, xử lí đúng nơi quy định làm mất cảnh quan khu du lịch, ô nhiễm môi trường biển và làm cản trở công tác thu gom và xử lí rác thải nhựa. Du lịch biển ngày càng phát triển mạnh gây ra nạn ô nhiễm môi trường và xử lí rác thải nhựa đại dương gặp nhiều trở ngại. Rác thải chưa được thu gom, xử lí đúng qui định, dẫn tới tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa một cách nghiêm trọng tại một số bãi biển ven bờ, gần khu dân cư, khu du lịch,… gây nên “ô nhiễm trắng”. Hiện nhiều khu du lịch biển (Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,…) đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Lượng khách du lịch quá lớn sẽ xả thải lượng lớn chất thải, trong khi tỷ lệ thu gom chất thải rắn theo Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2017 chỉ đạt khoảng 70 – 80%, hầu như không được xử lí, chỉ chôn lấp, làm vượt quá khả năng xử lí và tự phục hồi của môi trường.
Chính quyền địa phương chưa có những đối sách và chính sách để ứng phó và ngăn chặn rác thải ra biển và đại dương, chưa có các qui định nghiêm ngặt trong việc xử lí rác thải
nhựa ra biển, chưa quyết tâm cao độ trong việc hạn chế lượng rác thải nhựa ra biển, làm ô nhiễm đại dương với một lượng rác thải khổng lồ.
b. Hiệu quả:
Bên cạnh những thực trạng tiêu cực thì những hành động mang ý nghĩa tích cực cùng với sự đóng góp, quan tâm của Chính phủ đã mang lại những hiệu quả ban đầu cho công tác xử lí rác thải nhựa đại dương.
Tháng 6 năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa trong toàn dân”. Từ đó hàng loạt địa phương, đơn vị đã ban hành và triển khai hàng loạt chương trình hành động giảm thiểu, nói “Không” với rác thải nhựa. Chỉ sau một năm phát động phong trào, những hành động nhỏ khắp nơi đã góp phần thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức từ học sinh, sinh viên.
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Luật Tài nguyên, môi trường và hải đảo (năm 2015), các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và đặc biệt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lí chất thải và phế liệu, là cơ sở pháp lí quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lí, xử lí rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.
Các doanh nghiệp, tổ chức hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa. Tháng 6/2019, đã có chín công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì bắt tay nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam.
Các chương trình của Thanh niên tình nguyện được tổ chức hàng loạt với các hành động đầy ý nghĩa như đi thu gom, xử lí rác thải nhựa tại các bờ biển, khu du lịch,…
Từ những chiến dịch và phong trào được phát hành, lượng rác thải nhựa đại dương được thu gom và xử lí cũng là những con số đáng kể.
Sau ba chiến dịch thu gom rác kể từ năm 2016, tại 4 km của Vịnh Hạ Long, đã thu được 4 tấn rác thải, chủ yếu là nhựa và túi nilon.
Tại thành phố Đà Nẵng, năm 2019, 8-10% chất thải rắn được thu gom là túi nilon và chai nhựa. Chính quyền địa phương đã nghiêm cấm người dân, du khách đem thức ăn xuống bãi biển, từ đó hạn chế túi nilon và chai nhựa trôi trên biển.
Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116 km, với lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn tỉnh đạt 466 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lí đạt 77,4%.
Tỉnh Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km ước tính toàn tỉnh có 211 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải nhựa với tỷ lệ thu gom vận chuyển ở thành thị đạt 90%, khu vực nông thôn đạt 70%.
Mặc dù không giáp biển nhưng Long An có kênh lớn Vàm Cỏ Tây chảy qua và đổ ra biển Đông. Trung bình có khoảng 560 tấn rác thải đô thị của tỉnh được thu gom để tiếp tục xử lí và tiêu huỷ.
Ở thành phố Rạch Giá, Kiên Giang, lượng rác thải được thu gom ở đô thị là 402 tấn/ngày, ở nông thôn 118 tấn/ngày.
2.2.3. Tầm nhìn của Nhà nước về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam trong những năm tới:
1.Mục tiêu: nếu không có số liệu thì bỏ, nếu có thì đưa lên phần giải pháp nhà nước Đến năm 2025 phải tạo được sự đột phá trong nhận thức của toàn xã hội về sử dụng các sản phẩm nhựa, thải bỏ chất thải nhựa ra môi trường và tác hại của rác thải nhựa đại dương tới tài nguyên, môi trường, các hệ sinh thái biển và sức khỏe con người:
Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.
Thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo.
Đến năm 2030:
Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển;
100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy;
100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.
Mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo.