Yêu cầu đối với giáo viên khi đổi mới phươngpháp, kỹ thuật dạy học là: thiết kế tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt độnghọc tập với các hình thức đa đạng phong phú có sức hấp d
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODUL 5
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH (THCS)
Họ và tên học viên: Trần Hạnh Phương Nhi Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Hiền
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
Nhân loại đang chứng kiến một thời kỳ có nhiều biến động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong từng nước cũng như trên phạm vi toàn thế giới Do đó các quốc gia dân tộc cần phải đổi mới, Việt Nam cũng là một quốc gia không ngoại lệ Để có được điều đó thì con người là mục tiêu hàng đầu, mà muốn thay đổi con người thì trước hết phải thay đổi về giáo dục, thay đổi giáo dục trước hết là thay đổi về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học, hình thức, kỹ thuật dạy học ở trường THCS là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,…Tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất của mình Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội
Nhằm đạt được mục tiêu dạy học, trong nhiều năm học qua, dưới sự chỉ đạo của Phòng GDĐT Quận 7, trường THCS Nguyễn Hiền đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất Với mỗi giáo viên của nhà trường, việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học không chỉ là yêu cầu mà đã trở thành việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên Nhiều thầy giáo, cô giáo của nhà trường đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật dạy học mới, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy
Theo đó, mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường đều nhận thấy rằng: Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy Giáo viên cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn
Trang 4giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho học sinh Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả Yêu cầu đối với giáo viên khi đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học là: thiết kế tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa đạng phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với dặt trưng bài học với đặt điểm và trình độ học sinh với điều kiện cụ thể của lớp trường và địa phương; động viên khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độtự tin trong học tập của học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực và tiềm năng; thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết
bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quan vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ của học sinh; thời lượng dạy học và các điêu kiện dạy học của từng trường, địa phương Mấu chốt là cần phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức học một cách hợp lý
Qua việc thực hiện đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực bộ môn Lịch sử - Địa lí ở Trường THCS Nguyễn Hiền – quận 7 – TP Hồ Chí Minh cùng sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình của các giảng viên trường ĐH Sài Gòn, sau thời gian tham gia Lớp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lí bậc trung học
cơ sở chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn thực hiện sản phẩm dạy học với chủ đề “Cấu tạo của Trái Đất Động đất và núi lửa” Dù còn đôi chỗ thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các giảng viên để bài tiểu luận được tốt hơn
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG
Bài 9 CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6 Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
1 Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất
- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau
- Trình bày được cơ chế hoạt động của núi lửa và động đất Đánh giá được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng
- Giải thích được nguồn gốc hình thành và lợi ích của đất đỏ ba-zan
- Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra
2 Năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm
- Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Nêu và xác định được trên lược đồ tên 7 địa mảng (mảng kiến tạo) lớn của vỏ Trái
Đất và tên các cặp địa mảng xô vào nhau
+ Sử dụng hình ảnh để xác định được cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Phân tích, so sánh núi lửa và động đất về hiện tượng , nguyên nhân và tác hại của chúng
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên
Trang 63 Phẩm chất
- Hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên
- Trách nhiệm: Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Sơ đồ cấu trúc bên trong của Trái Đất
- Các video về cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng
- Phiếu học tập
- Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất
- Tranh ảnh, video về động đất, núi lửa
2 Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
a Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của kiến thức cũ, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
b Nội dung: Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào bài học
c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của học sinh
d Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu trò chơi khởi động với trò chơi “
Giải cứu”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh
nhất
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động của HS,
dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới
Gv dẫn vào bài: GV: Những đáp án và các bạn vừa trả lời cũng chính là những từ khóa cho bài học hôm nay của lớp chúng ta Hôm nay lớp chúng mình sẽ được tìm hiểu:
Trang 7Vì sao động đất và núi lửa lại xuất hiện trên Trái Đất? Bên trong Trái Đất có những gì
và cấu tạo ra sao? Con người đã nỗ lực khám phá Trái Đất bằng những cách nào?
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Cấu tạo của Trái Đất
a Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo, vai trò của lớp vỏ Trái Đất
- Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp
b Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo
yêu cầu của GV
c Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS
d Cách thực hiện
Nhiệm vụ 1: (cá nhân) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát quả trứng gà đã luộc, cắt đôi, nguyên
vỏ Yêu cầu các em kể tên các bộ phận Hãy liên hệ tới Trái Đất
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Nhắc lại bán kính Trái đất (6370km).Với trình độ khoa học hiện đại con người chỉ mới trực tiếp quan sát được độ sâu 15 km Để có những hiểu biết ở dưới sâu con người phải sử dụng phương pháp gián tiếp (địa chấn )
Nhiệm vụ 2: (nhóm 2 HS) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Quan sát hình 9.1 kết hợp thông tin trang 139: Cho biết cấu tạo bên trong của trái
đất gồm mấy lớp?
- Hãy dùng compa vẽ vào vở ghi mặt cắt bổ đôi của trái đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ (dùng compa vẽ hai đường tròn đồng tâm: vòng đầu có bán kính 2cm, tượng trưng cho lõi trái đất, vòng sau có bán kính
Trang 84cm tượng trưng cho lõi và lớp trung gian Lớp vỏ Trái Đất, vì rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4cm)
- HS: Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trong thời gian 5 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày kết quả Yêu cầu: Màu sắc tươi sáng, chữ rõ
- GV chấm nhanh, đóng dấu khen ngợi
Bước 4: Kết luận, nhận định
Kết luận: Cấu tạo của trái đất gồm 3 lớp : Vỏ Trái Đất , man - ti và lớp nhân
Nhiệm vụ 3: (nhóm 5 HS) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia cả lớp làm 8 nhóm, HS được xem video
ngắn giới thiệu về cấu tạo của Trái Đất, kết hợp đọc thông tin SGK trang 139,140 bảng 9.1 thực hiện thảo luận nhóm trong 5
phút
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp
vỏ Trái Đất (N.1,2)
Câu 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp
man -ti (N.3,4)
Câu 3: (N.5,6) Tìm hiểu đặc điểm
của lớp nhân
Câu 4: (N.7,8)
a) Trong 3 lớp lớp nào là quan trọng nhất? Vì sao?
b)Cho biết cấu tạo của vỏ Trái Đất
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS: Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trong thời gian 5 phút, điền vào bảng phụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV cho HS báo cáo: GV chọn ngẫu nhiên nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- Sau đó, GV cho HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân để mỗi HS đều nắm rõ nội dung bài: sắp xếp các thẻ kiến thức vào ô phù hợp
Bước 4: Kết luận, nhận định
Trang 9- GV nhận xét và kết luận
- HS: Lắng nghe, ghi bài
I Cấu tạo của Trái Đất
Độ dày 5 – 70km Gần 3000km Trên 3000km
Trạng thái Rắn chắc Từ quánh dẻo đến rắn Từ lỏng đến rắn
Nhiệt độ Tối đa 10000C 1500 – 37000C Tối đa 50000C
Nhiệm vụ 4: (nhóm 5-6 HS) - Kĩ thuật Khăn trải bàn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Câu hỏi: Vậy, với nhiệt độ cao trong lòng đất, chúng ta có thể khai thác được không? Khai thác như thế nào? Để làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện làm việc cá nhân, ghi
ý kiến bản thân trong 2 phút và chia sẻ
với nhóm để thư kí ghi nhận thông tin chung
trong 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trình bày ngẫu nhiên, nêu ý kiến quan điểm
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận và nhấn mạnh việc khai thác tài
nguyên năng lượng địa nhiệt vô tận bảo vệ môi trường Liên hệ quốc gia “VƯƠNG QUỐC MẶT BĂNG DẠ LỬA – ICELAND”
Nhà máy địa nhiệt ở Iceland
Hoạt động 2.2: Các mảng kiến tạo
a Mục tiêu: Xác định được trên
lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp
giáp của hai mảng xô vào nhau
Trang 10b Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu, SGK để thực hiện nhiệm vụ yêu cầu GV
c Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu cho HS: Vỏ Trái đất không phải là một khối mà được cấu tạo bởi số mảng Cho HS xem video về các mảng kiến tạo
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.3 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết lớp vỏ Trái
đất có những mảng kiến tạo lớn nào?
- GV cho biết ngoài những mảng kiến tạo lớn còn những mảng nhỏ khác: mảng
Phi-lip-pin, mảng Trung Mĩ,
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việt Nam nằm ở mảng nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục II Các mảng kiến tạo SHS trang 140 và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo của thạch quyển
+ Các mảng kiến tạo đứng yên hay có sự di chuyển?
+ Các mảng nào xô vào nhau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện bài làm cá nhân trong phiếu học tập trong 5 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS giơ tay phát biểu và trả lời câu hỏi
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: - Từ xa xưa, trong quá trình hình thành Trái Đất, các mảng này đã có sự di chuyển nên có mảng thì xô vào nhau, có mảng tách xa nhau, điều này đã làm cho nơi thì nhô cao tạo thành núi, nơi thì hạ thấp thành vùng trũng khổng lồ có chứa nước, đó là đại dương
- Ngày nay các mảng vẫn tiếp tục di chuyển nhưng vô cùng chậm, chúng ta không thể nhận ra được Nơi tiếp xúc của các mảng nền cũng là nơi hay xuất hiện động đất và núi lửa
Trang 11+ Khi một mảng đại đương và một mảng lục địa xô vào nhau sẽ hình thành một dải núi lửa ở rìa mảng lục địa, tạo ra dãy núi cao ở lục địa và vực biển sâu ở đại đương Điển hình là dãy núi An-đét và vực biển Pê-ru - Chi-lê ở Nam Mỹ
+ Khi hai mảng đại dương tách xa nhau sẽ có mac-ma trào lên, tạo thành sống núi ngầm đại dương, khi hai mảng lục địa xô vào nhau sẽ hình thành núi
- HS: Lắng nghe, ghi bài
II Các mảng kiến tạo
Có 7 Mảng kiến tạo:
-Mảng Âu – Á,
-Mảng Thái Bình Dương,
-Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-Ìi-a,
-Mảng Phi,
-Mảng Bắc Mỹ,
-Mảng Nam Mỹ,
-Mảng Nam Cực
* Các địa mảng có sự đi chuyển tách xa nhau hoặc xô vào nhau
Hoạt động 2.3: Động đất, núi lửa
a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thế nào là động đất, núi lửa;
nguyên nhân gây ra động đất, núi lửa; dấu hiệu trước khi xảy ra động đất và hậu quả do động đất, núi lửa gây ra Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên dưới tác động của của con người và kỹ năng ứng phó thoát hiểm
b Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo
yêu cầu của GV
c Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d Cách thực hiện
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 3 lần mở cửa, trả
lời câu hỏi đúng thì một bức tranh xuất hiện( thời gian là 10 giây một câu)
Trang 12Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS động não, hợp tác đưa ra phương án nhanh nhất,
GV khéo léo dẫn dắt HS nhận xét về nội dung ảnh
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của
hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào nội dung mới
Câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất thế
giới?
Câu hỏi: Sa mạc nào rộng nhất thế giới?
Đỉnh Everest – ngọn núi cao nhất
thế giới
Sa mạc Xahara rộng lớn nhất thế giới
thế giới?
Sông Amazon lớn nhất thế giới Thái Bình Dương là đại dương lớn
nhất hành tinh