1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình nông thôn tham gia hoạt động phi nông nghiệp tại tỉnh lào cai

54 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Của Hộ Gia Đình Nông Thôn Tham Gia Hoạt Động Phi Nông Nghiệp Tại Tỉnh Lào Cai
Trường học Trường Đại Học Lào Cai
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Lào Cai
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Trang 7 nhân có thể được giải thích là do nông dân phải chịu chi phí đầu vào quá cao hoặc thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh dẫn đến

Trang 1

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG

NGHIỆP TẠI TỈNH LÀO CAI

Trang 2

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố “kéo” và “đẩy” liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp nông thôn

Bảng 2.2: Mô tả các biến

Trang 3

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

Hình 1.2: Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệpHình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trang 4

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp

- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt độngphi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn tỉnh Lào Cai

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn tỉnh Lào Cai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn tỉnh Lào Cai

- Đối tượng điều tra: Các hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Lào Cai

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tỉnh Lào Cai

- Phạm vi thời gian:

+ Thu thập số liệu thứ cấp: từ năm 1993 đến năm 2023

+ Dữ liệu sơ cấp: Bộ dữ liệu VARHS 2016 được Tổng cục thực hiện Cục Thống kê năm 2016 Tác giả tiếp cận và kế thừa bộ dữ liệu VARHS thông tin từ nguồn Tổng cục Thống kê để thực hiện nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình nông thôn tham gia

Trang 5

vào hoạt động phi nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai là gì?

- Đề xuất những giải pháp nào nhằm thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp của

hộ gia đình nông thôn tỉnh Lào Cai?

5 Cấu trúc nghiên cứu

Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nghiên cứu này bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Tổng quan tài liệu và phương pháp

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn tại tỉnh Lào Cai

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tổng quan nghiên cứu

1.1 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn

Theo nghiên cứu của Vũ Văn Hùng (2019), sử dụng bộ dữ liệu mảng cân bằng từ các điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 và 2016, nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc làm phi nông nghiệp tới tăng trưởng thu nhập hộ; nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng mới rằng việc có tham gia và mức độ tham gia vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (việc làm công ăn lương hay phi nông nghiệp tư làm) đều có tác động dương tới tăng trưởng thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam; hàm ý chính sách rút ra từ nghiên cứu là trong bốicảnh đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp và dân số tăng nhanh thì gia tăng cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho nông hộ cần coi là giải pháp chính cho nâng cao mức sống dân cư nông thôn ở Việt Nam [4] Bên cạnh đó, khi xem xét mối quan hệ giữa việc làm phi nông nghiệp và thu nhập hộ gia đình, Kung và Lee (2001) cho thấy việc tham gia vào khu vực phi nông nghiệp làm tăng thu nhập

và nâng cao mức sống chung của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn [17] Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Quang Tuyến (2014), sự tham gia và mức độ tham gia vào bất kỳ hoạt động phi nông nghiệp nào đều có tác động tích cực đến việc cải thiện mức sống hộ gia đình [5] Hoạt động phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập của hộ gia đình nông thôn, những người thực hiện hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập bình quân cao hơn những hộ không làm, giúp cải thiện điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống [6] Năm 2022, Nguyễn Thanh Nga cũng nhấn mạnh sự thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập phi nông nghiệp (bao gồm cả thu nhập từ hoạt động tự làm và làm thuê) theo hướng tăng thu nhập hộ gia đình Các hoạt động phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bức tranh sinh kế của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam [7] Ngược lại với những nghiên cứu này, Lê Trung Hiếu và Phạm Tiến Thành (2018) cho thấy các hoạt động phi nông nghiệp tự doanh làm tăng tổng giá trị sản xuất và thu nhập nhưng mức tăng không đáng kể [8] Nguyên

Trang 7

nhân có thể được giải thích là do nông dân phải chịu chi phí đầu vào quá cao hoặc thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh dẫn đến phát sinh nhiều chi phí hoặc thiếu thị trường tiêu thụ tốt.

Ngoài ra trong nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và Ấn Độ về tác động của việc tham gia phi nông nghiệp đến nghèo đói và tính dễ bị tổn thương của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, Imai K.S, Gaiha GaihaR, Thapa G (2015) cho thấy rằng tỷ lệ nghèo đói và tính dễ bị tổn thương cả Việt Nam và Ấn Độ đều giảm đáng kể khi tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp [18] Một nghiên cứu khác của Hoang X.T, Pham C.S, Ulubaşoǧlu M A (2014) phân tích tác động của các hoạt động phi nông nghiệp đến giảm nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam, cho thấy việc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp làm giảm số giờ làm việc trên trang trại nhưng không làm giả thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình Đối với mỗi thành viên tham gia hoạt động phi nông nghiệp, xác suất nghèo đói giảm 7-12% [19]

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của nông dân

Trong nghiên cứu của Trần Hồng Hạnh (2017) chỉ ra rằng các hoạt động kinh

tế phi nông nghiệp, đặc biệt là nghề thủ công truyền thống , làm thuê và kinh doanh nhỏ có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với người dân các dân tộc thiểu

số vùng biên giới Việt - Trung như là Mông, Dao, Tày và Nùng; tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động phi nông nghiệp, đáng chú ý là thiếu vốn, trình độ dân trí thấp, lao động chủ yếu

là thủ công và chưa qua đào tạo, bất ổn về xã hội ngày càng tăng [9] Trong nghiên cứu của Kanwal N, Khan M.A, Zheng Z (2016) đã chỉ ra rằng năng suất

và thu nhập thấp từ nông nghiệp Pakistan đã khiến người dân nông thôn tìm kiếm sinh kế thay thế, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp [20] Ở Pakistan, nông dân được khuyến khích tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp bằng các yếu tố “kéo” (tăng thu nhập) hơn là các yếu tố “đẩy” (giảm thiểu rủi ro) Theo kết quả nghiên cứu, 40,95% thu nhập đến từ hoạt động phi nông nghiệp, đóng

Trang 8

góp quan trọng vào phát triển nông thôn Tương tự, Dontsop-Nguezet P.M (2016) cũng chỉ ra rằng xu hướng của hộ gia đình nông thôn ở Nam Kivu,

Congo là đưa ra các hoạt động phi nông nghiệp vào chiến lược sinh tồn và đa dạng hóa nguồn thu nhập [21] Thông qua việc sử dụng probit nhị phân, nghiên cứu ước tính tỷ lệ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp ở Nam Kivu, Congo là 38% đối với hàng thủ công và 52,1% đối với doanh nghiệp nhỏ Thu nhập cao hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp là yếu tố “sức hút” chính tác động đến quyết định tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn [22]

Ngoài ra, Ellis (1993), Ellis (1998), Tassew (2000) cho rằng một trong những động lực để đa dạng hóa nguồn thu nhập sang các hoạt động phi nông nghiệp là quản lý rủi ro liên quan đến sản xuất nông nghiệp [23,24,25] Ở Uganda, các hộ gia đình ở khu vực nông thôn tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp để ứng phóvới những cú sốc tiêu cực trong nông nghiệp [26] Những cú sốc tiêu cực trong nông nghiệp đã thúc đẩy các hộ nông thôn chuyển dịch cung lao động sang khu vực phi nông nghiệp, các hộ nghèo có xu hướng làm công việc lương thường xuyên và các hoạt động tự doanh có để bắt đầu dễ dàng như làm đồ thủ công, nấu bia, làm gạch và đốt than Những công việc này nhằm bù đắp những tổn thất

do các cú sốc cụ thể trong nông nghiệp gây ra Imai K.S, Gaiha R, Thapa G (2015) cũng cho thấy việc đa dạng hóa hoạt động của hộ gia đình sang lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ giảm thiểu những rủi ro và cú sốc trong tương lai như thời tiết, dịch bệnh, suy thoái kinh tế vĩ mô [18]

Một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của nông thôn là giới tính của chủ hộ Giới tính của chủ hộ cũng có tác động đáng kể đến sự tham gia phi nông nghiệp, trong đó chủ hộ nữ

có xu hướng tham gia vào công việc tự kinh doanh nhiều hơn nam giới Ngược lại, chủ hộ là nam giới có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động có việc làm hơn [27,28]

Kung và Lee (2001) thông qua mô hình Probit cũng cho thấy giáo dục là yếu

Trang 9

tố quan trọng trong việc tiếp cận việc làm phi nông nghiệp [17] Kết quả này tương tự với các nghiên cứu khác [29, 30, 19] khi giải thích rằng trình độ học vấn có tác động tích cực đến quyết định tham gia các hoạt động phi nông nghiệpcủa nông dân, trình độ học vấn càng cao thì xác suất tham gia các hoạt động phi nông nghiệp càng cao.

Diện tích đất canh tác là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyếtđịnh đa dạng hóa các hoạt động sản xuất của các hộ nông dân Diện tích đất nông nghiệp càng lớn thì tác động đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của nông dân càng cao Imai K.S, Gaiha R, Thapa G (2015) cho thấy hộ gia đình càng sở hữu nhiều đất thì xác suất tham gia phi nông nghiệp càng cao vì

họ nhận thấy thu nhập từ nông nghiệp là nhỏ hoặc không chắc chắn [18] Ngoài

ra, diện tích đất nông nghiệp càng lớn thì thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệpcàng cao [27] Ngược lại, Cheng Y., Lv Y., Rosenberg M., Hou L (2018) cho rằng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người càng lớn thì khả năng nhận được việc làm phi nông nghiệp càng thấp [29] Tương tự, Đoàn Thị Cẩm Vân (2021) cũng cho rằng diện tích đất canh tác của hộ gia đình có tác động tiêu cực đến quyết định thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp [6]

Tiếp cận thông tin cũng là yếu tố then chốt trong quyết định tham gia haotj động sản xuất của các hộ nông thôn Các hộ gia đình ở các khu vực khác nhau

có khả năng tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp khác nhau do sự khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội [16] Dary và Kunnibe (2012) thông qua mô hìnhLogit cũng cho thấy xác suất tham gia các hoạt động phi nông nghiệp tăng lên khi một cá nhân trực thuộc một tổ chức [31] Các tổ chức sẽ là nơi cung cấp những thông tin đáng tin cậy như tín dụng vi mô, thị trường, khuyến nông, cho các thành viên [21]

Oseni và Winters (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự tham gia phi nông nghiệp và chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của nông dân [32] Kết quả cho thấy chi phí hoạt động nông nghiệp cao đã thúc đẩy nông dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp để nới lỏng hạn chế tín dụng Điều này

Trang 10

phù hợp với nghiên cứu của Trần Thế Cường (2021), thu nhập từ nông nghiệp không tạo ra sự khác biệt trong đầu tư trồng trọt và các hạng mục đầu tư cho vật nuôi như giống, thức ăn và thuốc thú y [10].

2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; là một trong các đầu mối giao thương kinh tế của Việt Namvới Trung Quốc nhờ cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu và cửa khẩu Mường Khương cùng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh đã kết nối các thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc cùng các tuyến giaothông đường bộ vận hành thông suốt trên địa bàn tỉnh, trong đó có tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu xuất nhập khẩu khối lượng hàng hóa qua biên giới và giao thương với các tỉnh khác

Diện tích đất tự nhiên là 636.425 ha Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 551.690 ha, chiếm 86,69%; diện tích đất phi nông nghiệp là 37.541 ha, chiếm 5,90% và diện tích đất chưa sử dụng là 47.194 ha, chiếm 7,41% [1]

Trang 11

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15 độ C – 20 độ C (riêng Sapa từ 14 độ C – 16 độ C và không có tháng nào lên quá 20 độ C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23 độ C – 29 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.[2]

Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất

Trang 12

hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.[2]

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a Cơ cấu kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 tăng 9,02% so với năm 2021, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,47%, đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,62% đóng góp 3,21 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 10,76% đóng góp 4,05 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,79% đóng góp1,09 điểm phần trăm.[3]

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Ngành nông nghiệp tăng 3,51%

so với năm 2022, lâm nghiệp tăng 9,25%, thủy sản tăng 7,30% Trong khu vực công nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp tăng 9,38%, xây dựng tăng

6,34% Trong khu vực dịch vụ, mức tăng so với năm trước của một số ngành có

tỷ trọng lớn như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 13,46%; vận tải, kho bãi tăng 19,35%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 36,86%; thông tin và truyền thông tăng 8,45%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,85%, [3]

Năm 2022, quy mô GRDP theo giá trị hiện hành đạt 67.960,72 tỷ đồng;

GRDP bình quân đầu người đạt 88,19 triệu đồng, tương đương 3.934 USD, tăng

547 USD so với năm 2021 Về cơ cấu kinh tế năm 2022: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,64%; khu vực dịch vụ chiếm 34,63%; thuế sản phẩm chiếm 10,16%.[3]

b Vấn đề xã hội

- Dân số:

Dân số trung bình năm 2022 của toàn tỉnh đạt 770,59 nghìn người, tăng 8,7 nghìn người, tương đương tăng 1,14% so với năm 2021; bao gồm dân số thành thị 206,5 nghìn người, chiếm 26,8%, dân số nông thôn 564,09 nghìn người, chiếm 73,2%.[1]

Địa bàn tỉnh Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hòa thuận,

Trang 13

trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, dân tộc Tày chiếm 15,84%, dân tộc Dao chiếm 14,05%, dân tộc Giáy chiếm 4,7%, dân tộc Nùng chiếm 4,4%, còn lại lf các dân tộc đặc biệt ít người như Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí, Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh.[2]

- Lao động và việc làm:

Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh đạt 396,17 nghìn người, tăng 13,27 nghìn người so với năm 2021, trong đó lao động nam chiếm 54,05%; lao động nữ chiếm 45,95%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm chiếm 24,79%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 75,21%.[1]

Năm 2022, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 22.74% (thấp hơn mức 24,59% của năm 2021, trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 56,41%, khu vực nông thôn đạt 11,64%.[1]

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2022 là 1,47%, trong đó khu vực thành thị 2,05%, khu vực nông thôn 1,27%.[1]

3 Nhận thức chung về kinh tế nông thôn và hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn.

2.1 Nhận thức chung về kinh tế nông thôn

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liềnvới địa bàn nông thôn Nó là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, cácngành thương nghiệp và dịch vụ tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh

tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau Phát triển kinh tế nông thôn

Trang 14

trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách mạnh mẽ và ổn định, tạo tiền đề cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương diện, trước hết là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vốn và thị trường Dù cho nền kinh tế các nước có phát triển đến đâu và tỷ

lệ lao động làm nông nghiệp giảm xuống do năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên thế nào thì nông nghiệp bao giờ cũng vẫn đóng một vai trò quan trọng Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, đường phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu

từ nông nghiệp Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, kinh tế nông thôn sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày càng tăng và điều đó góp phần giải quyết vấn đề vốn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồng thời nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ…

Có thể nói, sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ, làm cho các hoạt động ở nông thôn trở nên sôi động hơn Cơ cấu kinh tế, phân công lao động chuyển dịchđúng hướng có hiệu quả Công nghiệp gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp tại chỗ Vấn đề đô thị hóa sẽ được giải quyết theo phương thức đô thị hoá tại chỗ Vấn

đề việc làm cho người lao động sẽ được gia tăng ngày càng nhiều trên địa bàn tại chỗ Trên cơ sở đó, tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển

2.2 Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn

Nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới đã rất quan tâm đến hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Khái niệm hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn cũng được giải thích rất đa dạng

Theo Firas Haydar (2007), hoạt động phi nông nghiệp bao gồm tất cả các hoạtđộng kinh tế ở khu vực nông thôn ngoại trừ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá và săn bắn.[12]

Trang 15

Theo Lanjouw J.O, Lanjouw P (2001), hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn là hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn và không thuộc hoạt động nông nghiệp.[13]

Theo Abdulaziz M., Khalid S., Harald G (2019), hoạt động phi nông nghiệp được định nghĩa là tất cả các hoạt động kinh tế như sản xuất, dịch vụ, khai thác

mỏ và khai khoáng ngoại trừ nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá và săn bắn Định nghĩa này đúng với diện tích và ngoại hình hoạt động phi nông nghiệp.[14]Các quan niệm trên đây về hoạt động kinh tế phi nông nghiệp cũng không có nhiều khác biệt so với hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở Việt Nam Theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 24/11/2000 về Phát triển hoạt động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn có xác định rằng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn được coi là tất cả các hoạt động công nghiệp, các ngành thủ công nghiệp nhỏ và vừa, các dịch vụ sản xuất và đời sống được thực hiện ở khu vực nông thôn, sử dụng các nguồn lực tạiđịa phương (lao động, đất đai, nguyên vật liệu) và có liên hệ mật thiết với việc phát triển đời sống nông thôn

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm hoạt động phi nông nghiệp

ở nông thôn, bao gồm các hoạt động không liên quan trực tiếp đến nông nghiệp truyền thống ở nông thôn và tiếp cận các nguồn lực tại địa phương để cung cấp cho người dân nông thôn một nguồn thu nhập và làm việc tốt Các hoạt động phinông nghiệp có thể được chia thành hoạt động tự doanh và hoạt động làm thuê Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào hoạt động tự doanh của các hộ gia đình nông thôn ở tỉnh Lào Cai

4 Khoảng trống nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu những mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước, ta có thể thấy rằng, đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn không còn là đề tài mới,

Đã có nhiều nghiên cứu về đề tài này đã được thực hiện, tiếp cận vấn đề trên nhiều hướng khác nhau, đồng thời phương pháp nghiên cứu và các mô hình được sử

Trang 16

dụng cũng rất đa dạng.

5 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp

Theo Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn có những vai trò sau:

Đầu tiên, Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp góp phần tạo ra việc làm cho laođộng ở nông thôn: Đẩy mạnh phát triển các ngành phi nông nghiệp nông thôn được coi là một giải pháp quan trọng, tạo ra sự tác động kép: Một mặt, tạo ra xung lực mới đưa nền kinh tế nông thôn phát triển lên một giai đoạn cao hơn; mặt khác nó tạo ra những tiền đề để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Nếu làm tốt điều này sẽ tạo ra nhiều công ăn làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững Có thể nói, việc phát triển hoạt động kinh tế phi nông nghiệp là hướng chủ yếu để tạo việc làm cho lao động nông thôn đang là một vấn đề thời sự hiện nay Các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp

sẽ thu hút được một số lượng lớn lao động làm việc thường xuyên lao động nhànrỗi, ngoài ra, còn tận dụng được số lao động trên và dưới độ tuổi vào những công đoạn thích hợp Cộng với số lao động chưa đủ việc làm, lao động mất việc làm ở thành phố đang "di chuyển ngược" về nông thôn,… sức ép về việc làm ở nông thôn đang rất lớn Số lao động ấy phải được thu hút vào các ngành nghề phi nông nghiệp là chủ yếu

Thứ hai, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp góp phần làm tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn : Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp là một phần của kinh tế hộ nông dân Trừ một số hộ chuyên, tất cả các hộ đều tham gia vào buôn bán nhỏ, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động Tất cả các hoạt động ấy bổ sung cho thu nhập của hộ Ngoài ra, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa,

là nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia Đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân là giải pháp

cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ tiên tiến, hiện đại

Trang 17

Thứ ba, thúc đẩy sự hoạt động và phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế: Các hoạt động kinh tế phi nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề, dịch vụ khác, qua đó tạo thêm việc làm, thêm thu nhập cho dân cư nhiều vùng nông thôn Do sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, các dịch

vụ như tín dụng, ngân hàng, các dịch vụ khoa học kỹ thuật phục vụ nâng cao năng suất lao động, dịch vụ về đời sống, cũng có thêm điều kiện phát triển, làm phong phú cuộc sống ở nông thôn

Thứ tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp Trong nội bộ kinh tế nông thôn cũng vậy, tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên, tỷ trọng của nông nghiệp sẽ giảm xuống.Phát triển ngành nghề nông thôn, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp chính là con đường chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đó, chuyển từ lao động nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và chất lượng cao với thu nhập cao hơn Mục tiêu nângcao đời sống của cư dân nông thôn một cách toàn diện cả về kinh tế và văn hóa cũng chỉ có thể đạt được nếu trong nông thôn, có cơ cấu hợp lý của nông thôn mới, có nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, có nông thôn vận động và phát triển với hệ thống các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển bên cạnh ngành nông nghiệp truyền thống

Thứ năm, phát triển hoạt động kinh tế phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp Các nhà nghiên cứu đã nhận xét, nôngnghiệp không thể phát triển, không thể trở thành kinh tế hàng hóa, và phát triển bền vững nếu không dựa vào khoa học kỹ thuật, song nền sản xuất nhỏ và khoa học kỹ thuật mới là một cặp đối lập, mâu thuẫn, không thể đồng hành Những người nông dân ít vốn, kinh doanh riêng rẽ, thiếu thông tin, tố chất thấp không

có cách nào làm cho khoa học kỹ thuật sự trở thành “nhân tố nhanh nhẹn, cách mạng nhất” của sức sản xuất bởi không ứng dụng rộng rãi, khoa học kỹ thuật sẽ

Trang 18

không có sức hấp dẫn, không có ý nghĩa hiện thực Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, các doanh nghiệp đầu tàu muốn có nguồn hàng ổn định và nguyên liệu chất lượng cao, sẽ phải tập trung sản xuất nguyên liệu và nông sản thô, cung cấp cho nông dân dịch vụ đồng bộ hình thànhsản xuất quy mô Đó là một cơ chế lợi ích mở ra con đường ứng dụng khoa học

kỹ thuật và công cụ hiện đại để sản xuất chuyên môn hóa, tạo ra nhu cầu với khoa học kỹ thuật mới

Thứ sáu, phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không chỉ là phát triển kinh tế theo ý nghĩa thông thường, mà còn là phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế: Trong làng nghề, đã tồn tại từ lâu đời các ngành nghề truyền thống rất đặc biệt, gắn với trí thông minh, bàn tay khéo léo

và kỹ thuật tinh xảo của các nghệ nhân được lưu truyền từ hàng trăm năm nay đang được gìn giữ, kế thừa, khôi phục Có những sản phẩm còn mang dấu ấn thời đại, đặc điểm làng nghề, phong cách nghệ nhân khá đậm nét… Mỗi làng nghề đều có lịch sử phát triển, có sản phẩm vật thể và phi vật thể truyền thống,

có những nghệ nhân tiêu biểu Đã có những sáng tạo rất đặc biệt trong việc sử dụng nguyên liệu tại chỗ là ra những sản phẩm độc đáo mang sắc thái địa

phương

Thứ bảy, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hoá giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi làng nghề, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch: Đã có nhiều khu du lịch kết hợp với làng nghề, hình thành những làng nghề du lịch, những điểm và các tuyến du lịch làng nghề, tạo ra những sản phẩm du lịch ngày càng hấp dẫn Khách du lịch được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm tiểu thủ công thể hiện bản sắc của từng dân tộc Nhiều vấn đề về bảo tồn không gian làng nghề, kết hợp du lịch làng nghề với quần thể kiến trúc địa phương (đền, chùa, miếu,

…), mở mang đường giao thông, khắc phục ô nhiễm môi trường,… cũng đang được các làng nghề chú trọng xử lý

Trang 19

Tại Hội nghị Trung ương khóa XIII, một trong những nội dung quan trọng được thảo luận là mục tiêu hiện đại hóa nông thôn Việt Nam và quá trình công nghiệp hóa giai đoạn 2021-2030 Một trong những mục tiêu này là “Cần có chiến lược phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng lãnh thổ, thông qua chiến lược nông nghiệp hóa phân tán dựa trên công nghiệp chế biến nông nghiệp và phát triển dịch vụ du lịch nông thôn, đa dạng sản phẩm địa phương OCOP.”

Vì vậy, phát triển kinh tế phi nông nghiệp có vai trò quan trọng trong hiện đạihóa nông thôn, tái cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn

6 Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

Hình 1.2: Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông

nghiệp.

(Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

Hình 1.2 cho thấy khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau cả đầu vào và đầu ra

Nhóm liên kết sản xuất: Thể hiện mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau về đầu vào

Trang 20

và cả đầu ra của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp Người nông dân cần các sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệpcủa mình như cày, cuốc, các dịch vụ cung cấp, phân bón, thuốc trừ sâu và nhu cầu của người nông dân cho việc chế biến sản phẩm như xay, quay, đóng gói và bán các sản phẩm nông nghiệp Ngược lại, khu vực sản xuất phi nông nghiệp cũng cần đầu vào là sản phẩm của nông nghiệp cũng như sử dụng đầu ra cho sảnxuất nông nghiệp.

Nhóm mối liên hệ về tiêu dùng, trong đó người nông dân mua sản phẩm của khu vực sản xuất phi nông nghiệp phục vụ cho sinh hoạt của họ và ngược lại người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm từ nông dân Chú ý

là trong sơ đồ này đã đơn giản hóa quan hệ sản xuất, người nông dân chỉ là người sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tương tự như vậy người sản xuất phi nông nghiệp chỉ sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, mặc dù trong thực

tế có sự giao thoa, đa dạng hóa sản xuất của cả hai khu vực

Nhóm liên kết về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển phi nông nghiệp Ngược lại, ở một thời điểm nào đó thu nhập từ phi nông nghiệp có thể được sử dụng cho nông nghiệp Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỷ lệ lương trong khu vực phinông nghiệp do mức thu nhập trung bình của khu vực nông nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng cao mới thuhút được lao động Ngược lại năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu

về lao động giảm Điều này có nghĩa rằng nó tác động cả lên hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp

Nhóm mối quan hệ về chia sẽ rủi ro: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tham giavào hoạt động phi nông nghiệp là một hành vi để chia sẻ rủi ro Do bản chất của hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết vì vậy thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và người nông dân thường đa dạng hóa hoạt động của mình không

Trang 21

đơn giản chỉ vì năng suất lao động phi nông nghiệp cao hơn mà còn là đỡ rủi ro hơn Việc chia sẻ rủi ro giữa hai khu vực được xem là một lý do quan trọng thúcđẩy sự tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của người nông dân Mặc dù vậy, cũng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chia sẻ rủi ro không phải là nguyên nhân chính mặc dù nó thường được nhắc đến khi xem xét yếu tố xác định đến sự đa dạng hóa thu nhập của người nông dân, chính hoạt động phi nông nghiệp cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển công nghiệp và ngược lại Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỷ lệ lương trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu nhập trung bình của khu vực nông nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng cao mới thu hút được lao động Ngược lại, năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu về lao động giảm Mối quan hệ chia sẻ rủi ro được đề cập vì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro do thời tiết và người nông dân muốn đa dạng hóa hoạt động sản xuất của mình nhằm chia sẻ rủi ro

7 Lý thuyết về các yếu tố “thúc” và “đẩy” liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hộ gia đình tham gia hoạt động phi nông nghiệp vì hai nhóm yếu tố khác nhau đã kéo và đẩy lao động sang các hoạt độngphi nông nghiệp

Theo Reardon (1997) đưa ra các nhân tố đẩy sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đấtphì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cậnđối với các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị

Trang 22

trường tài chính nông thôn Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố kéo sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư Tóm lại, nhân tố “kéo” và “đẩy”đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện điều kiện sống của mình.[15]

Hay theo Davis and Pearce in 2000 [16], khi phân tích đặc điểm kinh tế phi nông nghiệp nông thôn cũng đã hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn như sau:

● Tăng trưởng dân số

● Đất khan hiếm và khó

khăn trong tiếp cận vùng đất màu

mỡ để sản xuất nông nghiệp

● Năng suất nông nghiệp

giảm sút

● Thu nhập nông nghiệp

giảm

● Thiếu khả năng tiếp cận

thị trường đầu vào nông nghiệp

● Suy giảm nguồn tài

nguyên thiên nhiên

● Sự xuất hiện tạm thời và

những cú sốc bất lợi: hạn hán, lũ lụt,

● Năng suất lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp đang ở mức cao

● Sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp kinh doanh đang ở mức cao

● Rủi ro của kinh doanhphi nông nghiệp thấp hơn so với hoạt động nông nghiệp

● Cung cấp tiền mặt để đáp ứng nhu cầu hộ gia đình

● Cơ hội kinh tế, thường gắn liền với lợi ích xã hội, có để được tìm thấy ở các

Trang 23

dịch bệnh,

● Không có hoặc thiếu tiếp

cận với thị trường tài chính nông

thôn

trung tâm đô thị và ngoài khu vực hoặc quốc gia

● Sự hấp dẫn của cuộc sống thành phố, đặc biệt là đối với giới trẻ

Bảng 1.1: Các yếu tố “kéo” và “đẩy” liên quan đến hoạt động phi nông

nghiệp nông thôn

(Nguồn: Davis and Pearce, 2000)

Sự tham gia của nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp là do cả hai yếu

tố “kéo” và “đẩy” Tuy nhiên, quan hệ “kéo”, “đẩy” chỉ là yếu tố “khuyến

khích” sự tham gia của các hộ gia đình Trên thực tế, việc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố “khả năng” của người nông dân

8 Các loại hình hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn.

Trong phân định hoạt động phi nông nghiệp, các nhà kinh tế phân hoạt động phi nông nghiệp thành hoạt động phi nông nghiệp do áp lực thu nhập và hoạt động phi nông nghiệp do áp lực nhu cầu thị trường theo đó:

- Hoạt động phi nông nghiệp do áp lực thu nhập được xuất phát là do thiếu hụt thu nhập và người nông dân cố gắng tranh thủ thời gian nhàn rỗi để sản xuất các vật phẩm phi nông nghiệp mà không biết thị trường có chấp nhận hay không

- Hoạt động phi nông nghiệp do nhu cầu thị trường là hoạt động bắt đầu tư các tín hiệu thị trường, người nông bắt đầu chú ý tới việc sản xuất những sản phẩm

mà thị trường cần hoặc thiếu Hoạt động này thể hiện trình độ kinh doanh cao hơn hoạt động phi nông nghiệp do áp lực của thu nhập

Trên thực tế, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn thường bao gồm các loại hình sau:

7.1 Làng nghề

Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên

Trang 24

kết về kinh tế, xã hội và văn hóa Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông Nhưngyêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình Thế nhưng, trải qua nhiều bước phát triển, có thể thấy cho đến nay, làng nghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệ thủ công, tuy thủ công vẫn là chính, mà một số công đoạn đã được cơ khí hóahoặc bán cơ khí hóa và trong các làng nghề, không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mà đã có những có sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản phẩm làng nghề.

7.2 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp

Ngoài hình thức làng nghề, các hoạt động phi nông nghiệp còn bao gồm các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,… phục vụ nông nghiệp Các ngành này bao gồm:

- Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề ở nông thôn

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Khung phân tích

Trang 25

Dựa vào lý thuyết về các yếu tố “kéo” và “đẩy” tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn cũng như là tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của nông dân, các nhân tố đề xuất được trình bày như sau:

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Authors’ own compilation)

Có = 1Không

Trang 26

Biến phụ

thuộc

vào hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình ởnông thôn

Demie and Zeray, 2015;

et al., 2018; Do

M H et al., 2022

+

Diện tích đất trồng trọt

M^2 Imai et al.,

2015; Demie and Zeray, 2015; Cheng et al., 2018; Doan Thi Cam Van et al., 2021

-Tổng chi phí cho nông nghiệp

1000VND

Oseni and Winters, 2009;

Tran The Cuong

Trang 27

Imai et al., 2015; Reardon, 1998; FAO,

1998 Thu nhập phi

nông nghiệp

1000VND

Kanwal et al., 2016; Dontsop Nguezet et al., 2016; Liu, 2017

+

Truy cập thông tin

Có = 1Không

= 0

Davis and Pearce, 2000;

Dary and Kuunibe, 2012;

Dontsop Nguezet et al., 2016

+

Bảng 2.2: Mô tả các biến

(Nguồn: Thống kê)

2 Mô hình kinh tế lượng

Trong nghiên cứu này, tác giả ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn tỉnh Lào Cai Điều này hàm ý rằng biến phản hồi là có hoặc không tham gia vào hoạt động phinông nghiệp của hộ gia đình nông thôn tỉnh Lào Cai

Đối với biến phụ thuộc nhị phân hoặc nhị giá, mô hình Logit hay Probit được chọn để thực hiện phân tích hồi quy Bởi vì mô hình hồi quy Logit và Probit là phương pháp thống kê được sử dụng thường xuyên để dự đoán biến bị thuộc nhịphân hoặc nhị giá Tuy nhiên, điểm khác biệt chính giữa mô hình Logit và mô hình Probit là mô hình Logit được sử dụng để lập mô hình tỷ lệ thành công của

Ngày đăng: 29/01/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w