Ăngghen về hôn nhân,gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của Nhànước” để thấy lịch sử phát triển của gia đình, tiến bộ hiện đại của chế độ một vợ -một chồn
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới sau quá trình công nghiệp , hiện đạihoá đã trở thành những cường quốc về kinh tế, song cũng không ít quốc gia đã phảitrả giá về sự đổ vỡ của mối quan hệ giữa con người với con người Giàu có là điều
ai cũng mong ước, dân tộc nào cũng hướng tới, song cuộc sống sẽ trở nên đáng sợnếu mọi người mọi gia đình, mọi quốc gia dân tộc chỉ nghĩa đến đồng tiền , đếnphát triển kinh tế, mà không quan tâm đến nhau, đến các vấn đề xã hội, để cho đạo
lý, lòng nhân ái, nhân phẩm bị chà đạp Đã có nhiều ước muốn quay lại tìm kiếmnhững giá trị nhân văn đích thực vốn có của tình yêu, hôn nhân, gia đình để chữachạy cho những mất mát hư hỏng do những toan tính thiên về tiền bạc thì nhữngđiều thiêng liêng cao đep của tình yêu, hôn nhân, của thể chế gia đình đã trở nên bikịch, xã hội đầy những rối ren phức tạp
Cách chúng ta gần hai thế kỷ, Ph.Ăngghen đã nghiên cứu về vấn đề tình yêu,hôn nhân và gia đình, ông đã đưa ra những quan điểm để thiết lập nên những giá trịđích thực của hôn nhân, gia đình Ông đã nêu ra vai trò, vị trí quan trọng của tìnhyêu chân chính trong xã hội, thể chế gia đình một vợ một chồng đã tạo nên sự bìnhđẳng giữa nam và nữ, vai trò người phụ nữ được đề cao Và những quan điểm ôngđưa ra hết sức tiến bộ so với những luận điểm trước đó Điều đặc biệt là nhữngquan điểm đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị đúng đắn Chính vì thế đứng trướcthực tế hiện nay, thì việc nghiên cứu những quan điểm của Ph.Ăngghen về tình yêunam nữ, hôn nhân và gia đình là hết sức cần thiết để tìm lại những giá trị tốt đẹpcủa nó, và từ đó là nền tảng nên gia đình mới – gia đình xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện địa hoá, thựchiện chính sách mở cửa, giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, kinh tế ngày
Trang 2càng phát triển, song bên cạnh đó cũng có những khó khăn, thách thức chúng taphải đối mặt Tình trạng hôn nhân, gia đình đổ vỡ ngày càng gia tăng, những giá trịthiêng liêng của tình yêu không còn được coi trọng Vì vậy việc nghiên cứu vấn đềnày ngày càng có ý nghĩa lớn đối với nước ta.
Là sinh viên đang theo học hệ cử nhân chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoahọc của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì vấn đề hôn nhân, gia đìnhcũng là vấn đề được quan tâm và chú ý nhiều trong quá trình học tập và nghiêncứu Mặt khác, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà nước”Ph.Ăngghen viết là tác phẩm trong chương trình giảng dạy của khoa, và cũng là tácphẩm mà ông viết rất hay về hôn nhân, gia đình Bởi thế, nhóm tác giả chúng tôi đãchọn đề tài “Quan điểm về tình yêu, hôn nhân và gia đình của Ph.Ăngghen trongtác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà nước và ý nghĩa củavấn đề trên” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
2 Tình hình nghiên cứu:
Hôn nhân, gia đình không chỉ là mối quan tâm của các nhà khoa học mà còn
là mối quan tâm của toàn xã hội Đặc biệt sau năm 1996- năm quốc tế về gia đình
do Liên hợp quốc phát động và thông báo số 178/TB – TW ngày 29/03/1996 củaBan chấp hành TW Đảng về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề hôn nhân,gia đình ở nước ta thì đã có rất nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập đến cácvấn đề này như:
- GS.Ngô Thành Dương - Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của Mác- Ph.Ăngghen (Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác )- NXB Lý luận chính trị
- GS.BS Đặng Phương Liệt – Gia đình Việt Nam các giá trị truyền thống vànhững vấn đề tâm bệnh lý xã hội – NXB Lao động
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và vaitrò của người phụ nữ trong gia đình”
Trang 3- GS Lê Thi (chủ biên) – Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình, giađình Việt Nam hiện nay – Trung tâm KHXH và NVQG.
- Trần Đình Hựu (1993) – Gia đình truyền thống và những chuyển đổi thíchứng với thời đại – NXB KHXH – HN
- Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM
- GS Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới,NXB KHXHHN
- Ths Đinh Văn Quảng (Phó vụ trưởng UB Dân số gia đình trẻ em), Toàncầu hóa và vấn đề gia đình
- Lê Thị Thu (Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân số, gia đình, trẻ em) Chiếnlược xây dựng gia đình Việt Nam 2005 – 2010
- TS Nguyễn Thị Trường, Trường ĐH Sư Phạm HN, Gia đình Việt Namhiện nay: Truyền thống và hiện đại
- PGS.TS Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học), Quan niệm về gia đình của ngườiViệt Nam
- PGS.TS Chung Á, PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, Những vấn đề hôn nhân vàgia đình hiện nay
Ngoài ra vấn đề gia đình cũng được đề cập đến trong một số địa chỉ Internetsau:
Trang 4Các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa to lớn trong việc giảng dạy, họctập về các tác phẩm của Ph Ăngghen và làm rõ thách thức mà tình yêu, hôn nhân,gia đình Việt Nam hiện nay đang vấp phải Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi đưa ra
có phần mới mẻ hơn khi chúng tôi muốn nghiên cứu quan điểm của Ph Ăngghen
về hôn nhân và gia đình nhưng theo phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học vàđược hệ thống trong một tác phẩm cụ thể Từ đó có thể rút ra ý nghĩa của nó đốivới việc giáo dục nhận thức của sinh viên, đặc biệt là sinh viên Học viện Báo chí vàTuyên truyền
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quan điểm của Ph Ăngghen về hôn nhân,gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của Nhànước” để thấy lịch sử phát triển của gia đình, tiến bộ hiện đại của chế độ một vợ -một chồng dựa trên tình yêu chân chính để thấy vị trí của gia đình và mối quan hệbiện chứng giữa gia đình và xã hội
Để đạt được những mục tiêu trên đề tài cần tập trung vào giải quyết nhữngnhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ bối cảnh ra đời tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế
độ tư hữu, của Nhà nước” và vấn đề đặt ra liên quan đến hôn nhân và gia đìnhnhững năm cuối thế kỷ XIX
Hai là: Hệ thống hoá và làm rõ những quan điểm cơ bản của Ph.Ăngghen vềhôn nhân và gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu,của Nhà nước”
Ba là: Bước đầu đưa ra một số kiến nghị cần vận dụng trong việc giáo dụcnâng cao nhận thức về hôn nhân, gia đình cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyêntruyền
Trang 5Đây là những vấn đề mà chúng tôi vần phải làm rõ và hiểu biết về nó đểnhận thức đúng đắn về vấn đề mà đề tài muốn nghiên cứu.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này được hình thành dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử
Đề tài còn sử dụng phương pháp chung như phương pháp so sánh, phươngpháp hệ thống lôgíc - lịch sử, phương pháp quy nạp diễn dịch, phương pháp tổnghợp Và các phương pháp riêng như lược thuật, tổng thuật, nghiên cứu tài liệu
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp xã hội học như: xử lý tài liệu, phântích tài liệu Đề tài này còn tham khảo các công trình khoa học có liên quan
5 Nội dung nghiên cứu:
Nội dung của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tàiliệu tham khảo thì đề tài gồm: 3 chương, 6 tiết và khoảng 50 trang
Trang 6NỘI DUNG
Chương 1: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm và vấn đề liên quan đến hôn nhân và
gia đình vào những năm cuối thế kỷ XIX
1.1 Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm
đề về lịch sử trước khi loài người bước vào thời đại văn minh - chế độ chiếm hữu
nô lệ C.Mác đã đọc cuốn sách này và có ghi nhận xét về cuốn sách một cách chitiết vào khoảng 1880-1881
Một năm sau khi C.Mác từ trần (1884), khi đọc các bản thảo viết tay củaC.Mác, Ph.Ăngghen đã tìm thấy bản thảo “Tóm tắt tác phẩm của L.Morgan” điềunày cho thấy, C.Mác có ý định viết một tác phẩm giải thích rõ hơn những vấn đề
mà L.Morgan đã trình bày trong tác phẩm Từ những nhận xét, phê phán củaC.Mác, Ph.Ăngghen quyết định sử dụng những quan điểm này để phân tích, kháiquát hoá theo quan điểm duy vật lịch sử các kết quả nghiên cứu của L.Morgan.Đồng thời, Ph.Ăngghen cũng đánh giá, phê phán những kết quả khảo cứu mới nhấtqua các nhà khoa học: Anh, Pháp, Đức, Nga về các hình thức xã hội tiền tư bản chủnghĩa Ph.Ăngghen còn sử dụng các công trình nghiên cứu của mình trong nhiều
Trang 7năm ròng về lịch sử Hy Lạp và Rôma, lịch sử người Giécmanh và Aigiơlen cổ xưa
để làm sáng tỏ những quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác Ph.Ăngghen viết tácphẩm để trình bày những nội dung trên từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 1884.Tác phẩm được mang tên “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhànước” Tháng 10 năm 1884 tác phẩm được in thành sách và xuất bản tại Zuirich,năm 1886 được xuất bản lần thứ hai, năm 1889 được xuất bản lần thứ ba, sau đó tácphẩm được dịch ra tiếng Ý, Rumani, Đan Mạch và Pháp
Đến năm 1890, sau khi đã tập hợp được những tài liệu nói về lịch sử xã hộinguyên thuỷ, Ph.Ăngghen chuẩn bị cho lần tái bản mới Ông đã chỉnh lý, bổ sungnhiều tri thức mới đặc biệt là ở chương II: Gia đình Tháng 10 năm 1891 sách đãđược tái bản sau khi được chỉnh lý, bổ sung, từ đó Ph.Ăngghen không có sửa đổi gìthêm
1.1.2 Kết cấu của tác phẩm
Tác phẩm gồm có 2 lời tựa và 9 chương Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất(1884) nói rõ lý do vì sao Ph.Ăngghen viết tác phẩm này, đó là “sự thực hiện dichúc” mà C.Mác để lại bởi chính Mác đã có ý định trình bày những kết quả nghiêncứu của Morgan, tiếp đó Ph.Ăngghen nhắc lại quan điểm duy vật của C.Mác về vaitrò của sản xuất, của tái sản xuất đối với sự phát triển của xã hội trong đó có giađình: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử quy cho đến cùng
là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó cóhai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở vànhững công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sản xuất ra bảnthân con người, là sự truyền nòi giống Những trật tự xã hội, trong đó những conngười của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là
do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và
Trang 8mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [3,22] Nhận định này cho thấy vaitrò rất to lớn của gia đình đối với xã hội.
Ph.Ăngghen khẳng định công lao to lớn của Morgan trong việc khôi phụclịch sử thời tiền sử, nó như là chiếc chìa khoá để mở ra những điều bí ẩn của lịch sửthời cổ đại Đồng thời, Ph.Ăngghen phê phán các nhà khoa học đương thời thiếutrung thực, họ lợi dụng thành tích của Morgan để làm lợi cho mình, làm lu mờ cônglao, sự cống hiến của ông
Ph.Ăngghen viết lời tựa thứ hai, cho lần xuất bản thứ tư (1891) là do yêu cầutái bản và do có nhiều công trình nghiên cứu về gia đình trong xã hội nguyên thuỷxuất hiện Vì vậy, cần phải sử dụng những công trình khoa học này để bổ sung chotác phẩm Một lần nữa, Ph.Ăngghen khẳng định công lao to lớn của Morgan và giớithiệu một số công trình của các nhà khoa học khác như: Bachophen, Mác Lênan
Trong đó, Bachophen đã phát hiện ra chế độ hôn nhân quần hôn, chế độ dựatrên cơ sở huyết tộc dẫn đến ra đời chế độ mẫu quyền Ph.Ăngghen đã phê phán sailầm của Bachophen, đó là lấy tôn giáo như là yếu tố đòn bẩy cho sự phát triển MácLênan đã nghiên cứu và viết nhiều tác phẩm về lịch sử Ph Ăngghen cho rằng, MácLênan đã vạch rõ được lịch sử tồn tại và phát triển của chế độ ngoại tộc hôn tronglịch sử hôn nhân gia đình Ông chứng minh chế độ mẫu quyền có trước chế độ phụquyền và không có chế độ quần hôn Sai lầm mà Mác Lênan mắc phải đượcPh.Ăngghen chỉ ra, đó là chế độ ngoại tộc hôn và chế độ nội tộc hôn có những mâuthuẫn sâu sắc, mâu thuẫn ấy là cơ sở để tạo ra những cuộc chiến tranh
Qua tác phẩm Ph.Ăngghen đã phân tích một cách khoa học lịch sử loài người
ở những giai đoạn phát triển sớm nhất của nó, làm rõ cơ sở kinh tế của quá trìnhlàm tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ và sự hình thành xã hội có giai cấp dựa trênchế độ tư hữu, vạch ra những đặc điểm chung của xã hội đó Ph.Ăngghen giải thíchnguyên nhân dẫn tới sự thay đổi các hình thức gia đình trong lịch sử và những quan
Trang 9hệ gia đình là do những điều kiện kinh tế xã hội quy định Ph.Ăngghen còn vạch rõnguồn gốc, bản chất của nhà nước, vạch ra quy luật tất yếu của sự phát triển củasản xuất, sự phát triển của kinh tế sẽ tiến tới xã hội tương lai – xã hội cộng sản vănminh trong xã hội đó chế độ tư hữu, giai cấp, nhà nước không còn tồn tại, conngười được phát triển toàn diện.
1.2 Vài vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình vào những năm cuối thế kỷ XIX trong các tác phẩm tiêu biểu của C.Mác và Ph.Ănghghen
Trước hết trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ph.Ăngghen
đã phân tích nhiều vấn đề thực tiễn và lý luận về giai cấp công nhân và cuộc cáchmạng của giai cấp công nhân, đó là phân tích sự ra đời và phát triển của giai cấpcông nhân, quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân,trong đó Ph.Ăngghen cũng đề cập đến vấn đề hôn nhân và gia đình Ăngghen chỉ rõcuộc sống khốn cùng của gia đình công nhân dưới sự tác động của đại công nghiệp
Sự ra đời của máy móc đã tạo điều kiện để giai cấp tư sản thải hồi lao động nam,thu nhận lao động nữ và trẻ em nhằm thu lợi tối đa Lao động của phụ nữ trong các
xí nghiệp đã tác động tiêu cực đến gia đình “Trước hết là công việc của nhữngngười phụ nữ đã hoàn toàn phá hoại gia đình, vì nếu người vợ một ngày làm việc12-13h trong công xưởng, còn người chồng lại cũng làm việc ấy ở đấy hay nơi nàokhác trong một thời gian cũng dài như vậy, thì vận mệnh con cái họ sẽ như thế nào?Chúng lớn lên như cỏ dại hoàn toàn không được săn sóc, hoặc mỗi tuần người ta bỏ
ra một si-linh hoặc một si-linh rưỡi đem chúng gửi cho người khác giữ, mà nhữngngười này đối đãi với chúng như thế nào thì dễ hình dung” [1, 508] “Người mẹmỗi ngày, mười hai tiếng đồng hồ không được nhìn thấy con mình, người trôngnom đứa trẻ là một cô bé hoặc một bà già mà người mẹ đã bỏ tiền ra thuê, ngoài ranhà ở của công nhân xưởng thường thường không phải là cái được gọi là home, mà
là một gian hầm, không có dụng cụ nhà bếp, không có dụng cụ cần thiết để giặt giũ,
Trang 10may vá, thiếu tất cả mọi thứ có thể làm cho đời sống vui thú và văn minh, làm chogia đình hấp dẫn Vì những nguyên nhân ấy và những nguyên nhân khác, đặc biệt
để bảo toàn sinh mệnh và sức khoẻ cho trẻ em, tôi chỉ có thể hết sức mong muốn và
hy vọng rằng sẽ đến lúc phụ nữ có chồng bị cấm không được làm việc ở côngxưởng” [1, 514-515]
Ph.Ăngghen viết: “Công việc của người phụ nữ ở công xưởng không tránhkhỏi làm tan rã gia đình, trong tình trạng xã hội hiện tại lấy gia đình làm cơ sở thìtình hình ấy vô luận đối với vợ chồng hay con cái cũng đều gây nên những hậu quảbại hoại đạo đức nghiêm trọng nhất” [1, 509] Những đứa trẻ lớn lên trong nhữngđiều kiện như thế sau này đối với gia đình sẽ không có chút gì quyến luyến, đôi khi
ở trong gia đình mà chính bản thân chúng xây dựng, chúng cũng không cảm thấyhương vị gia đình, vì chúng đã quen với cuộc sống cô độc Không những người phụ
nữ đi làm sẽ phá hoại gia đình mà đau khổ hơn chính là những đứa trẻ đi làm cũng
là một nguyên nhân làm tan rã gia đình Hễ khi chúng kiếm được tiền nhiều hơn sốtiền mà cha mẹ chi phí dể nuôi chúng, thì chúng bắt đầu trả cho cha mẹ số tiền đểchi phí cho việc ăn ở của chúng, còn lại thì bản thân chúng tiêu hết Và điều nàythường xảy ra khi chúng mười bốn hoặc mười lăm tuổi Trong nhiều trường hợp,việc phụ nữ đi làm ở công xưởng không hoàn toàn phá hoại gia đình, nhưng làmcho nó đảo ngược Ph.Ăngghen nói: “Người vợ kiếm tiền nuôi sống cả nhà, ngườichồng thì ở nhà trông con, quét dọn, nấu nướng”, “Trước tình trạng thực sự mấtchức năng đàn ông đó của họ, tình trạng này đã làm cho toàn bộ quan hệ gia đìnhbiến đổi căn bản như thế nào, trong khi tất cả những quan hệ xã hội khác cònnguyên vẹn” [1, 510]
Xét về gia đình thì chủ nghĩa tư bản, nền đại công nghiệp và giai cấp tư sản
đã làm cho gia đình công nhân có nguy cơ tan rã, đảo lộn và bị phá tan Vì thế, vấn
đề đặt ra là phải trả lại cho gia đình những gì vốn có của nó Mà vấn đề giải pháp
Trang 11gia đình người công nhân gắn bó chặt chẽ với vấn đề giải phóng giai cấp công nhân
về mặt kinh tế và chính trị Đây là những phác thảo thực tiễn và lý luận quan trọng
để đến tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen xâydựng những luận điểm lý luận về vấn đề gia đình trong cuộc cách mạng của giaicấp công nhân
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời, đánh dấu thời điểmchuyển biến của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, đồng thời mở
ra thời kỳ đấu tranh của chủ nghĩa xã hội khoa học với các trào lưu chủ nghĩa xãhội khác dưới mọi màu sắc đã và đang thâm nhập vào phong trào công nhân
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là kết quả của sự chuyển biến từ lập trường dânchủ cách mạng sang lập trường cộng sản và là kết quả của sự hoạt động về lý luận
và thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” khôngchỉ là cương lĩnh cách mạng của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế mà còn
là tác phẩm lý luận trình bày nhiều luận điểm và nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xãhội khoa học, những cơ sở lý luận, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng cộngsản… trong đó, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra đặc điểm hôn nhân gia đình
và địa vị của người phụ nữ dưới chế độ tư bản
Khi bàn về gia đình tư sản, C.Mác – Ph.Ăngghen đã khẳng định gia đình tưsản dựa trên cơ sở tư bản và lợi nhuận cá nhân: “Gia đình tư sản hiện nay dựa trên
cơ sở nào? Dựa trên tư bản, trên lợi nhuận cá nhân” [2,563] Hôn nhân của giai cấp
tư sản thật ra là chế độ cộng thê, nhưng chúng lại “tru tréo” khi cho rằng chủ nghĩacộng sản muốn thực hành chế độ cộng thê Ngoài quyền được hưởng “đêm đầutiên” như trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” đã bàn tới, thìC.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ ra chế độ mãi dâm và ngoại tình của các ngài tư sản:
“Các ngài tư sản chưa thoả mãn là đã sẵn có vợ và con gái của vô sản để dùng, đó
Trang 12là chưa kể chế độ mãi dâm công khai, các ngài ấy còn lấy việc cắm sừng lẫn nhaulàm một thú vui đặc biệt” [ 2,564].
Trong gia đình tư sản địa vị của người phụ nữ vô cùng thấp kém Đối vớinhững người tư sản thì vợ hắn chẳng qua là “công cụ sản xuất”, “máy đẻ” cho hắn
mà thôi Điều đó được thể hiện khi chúng cho rằng chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất nghĩa là cũng phải chung vợ, chung chồng: “Đối với người tư sản, vợ hắnchẳng qua chỉ là một công cụ sản xuất cho nên nghe nói công cụ sản xuất phảiđược dùng chung thì tự nhiên là hắn kết luận rằng chính đàn bà rồi cũng phải chịucái số phận chung là bị xã hội hoá” [2,564] C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh
“Hắn không ngờ rằng vấn đề ở đây, chính là kéo đàn bà ra khỏi vai trò hiện nay của
họ là một công cụ sản xuất đơn thuần” [2,564]
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định phải xoá bỏ gia đình tư sản, chế độ giađình được dựa trên tư bản và lợi nhuận cá nhân mà thực chất của nó là chế độ cộngthê: “Gia đình dưới hình thái hoàn toàn phát triển của nó, chỉ tồn tại đối với giaicấp tư sản thôi, nhưng nó lại kèm theo sự bắt buộc phải thủ tiêu mọi gia đình đốivới người vô sản và kèm theo nạn mãi dâm công khai Gia đình tư sản dĩ nhiên là
sự tiêu tan cùng với cái kèm theo nó, và cả hai cái đó đều mất đi cùng với tư bản”[2,563] Chủ nghĩa cộng sản sẽ xoá bỏ chế độ sản xuất hiện tại thì dĩ nhiên là chế
độ cộng thê do chế độ sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra, tức là chế độ mãi dâmchính thức và không chính thức cũng sẽ mất đi
C.Mác và Ph.Ăngghen đã châm biếm khi nói rằng: “Các ông trách chúng tôi
là muốn xoá bỏ hiện tượng cha mẹ bóc lột con cái chăng? Tội ấy, chúng tôi xinnhận” [2,563] Trong gia đình tư sản thì mọi mối quan hệ đều dựa trên tư bản và lợinhuận cá nhân, do đó có cả tình trạng cha mẹ bóc lột con cái
Tóm lại, trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác vàPh.Ăngghen đã chỉ ra cơ sở tồn tại của chế độ gia đình dưới chủ nghĩa tư bản là
Trang 13dựa trên tư bản và lợi nhuận cá nhân, thực chất của chế độ gia đình này là cộng thê.Điạ vị của người phụ nữ dưới chế độ tư bản là vô cùng thấp kém C.Mác vàPh.Ăngghen chưa bàn nhiều đến đặc điểm, cơ sở tồn tại của gia đình dưới chủnghĩa cộng sản Các ông đã tiếp tục phát triển lý luận về hôn nhân và gia đình trongtác phẩm sau của mình, mà tiêu biểu là tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế
độ tư hữu và của nhà nước”
Trang 14Chương 2 Quan điểm của Ph Ăngghen về tình yêu, hôn nhân, gia đình trong tác phẩm
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của Nhà nước”.
2.1.Quan điểm của Ph Ăngghen về tình yêu được thể hiện trong tác phẩm
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của Nhà nước”
Tình yêu là vấn đề thường được nhắc đến nhiều trong thơ ca Tình yêu có rấtnhiều ý nghĩa đó có thể là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người haytình yêu nam nữ Ở đây chúng ta muốn nhắc đến tình yêu nam - nữ là quan hệ tìnhcảm yêu đương giữa nam và nữ Đây là vấn đề ít được nói đến trong các tác phẩmcủa C.Mác – Ph.Ăngghen, tuy nhiên trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, củachế độ tư hữu, của nhà nước” thì Ph.Ăngghen đã đề cập đến rõ nét vì theo ông tìnhyêu chính là nền tảng của hôn nhân, gia đình, đặc biệt là trong gia đình mới – giađình xã hội chủ nghĩa
Trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã chia lịch sử nhân loại thành ba giaiđoạn, tương ứng với nó là ba hình thức hôn nhân chính đó là thời đại mông muội,thời đại dã man, thời đại văn minh Và chỉ đến thời đại văn minh với chế độ hônnhân một vợ, một chồng thì Ph.Ăngghen mới đề cập đến tình yêu nam nữ, ông dựđoán trong xã hội tương lai thì tình yêu nam nữ đó là thứ tình yêu chân chính,không bị chi phối bởi kinh tế không tính toán và không bị dòng họ ràng buộc, nómang đầy đủ tính thiêng liêng và giá trị của tình yêu Ph.Ăngghen cũng chỉ ra cáchình thức tình yêu nam nữ trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử Điều này làphù hợp vì hôn nhân, gia đình cũng chịu sự tác động của xã hội, vì thế tình yêunam nữ cũng sẽ thay đổi và phát triển tiến tới sự tự do yêu đương
Hình thức đầu tiên của tình yêu mà Ph.Ăngghen chỉ ra đó là “ tình yêu theokiểu hiệp sĩ thời trung cổ”, “hình thức tình yêu nam nữ xuất hiện đầu tiên trong lịch
Trang 15sử như là một sự say mê, hơn nữa là một sự say mê thích hợp với bất cứ người nào
và như là hình thức cao nhất của tình dục - điều này là đặc tính của nó Và tìnhyêu đó dưới hình thức cổ điển của nó dẫn thẳng một mạch đến sự phá hoại sựchung thuỷ giữa vợ và chồng” [3,108] Tình yêu này thường được các nhà thơ catụng, đây là tình yêu khi mà người phụ nữ đã có chồng tuy bị sự cấm đoán vẫn có
cơ hội “ngoại tình”, khi mà ngoại tình chỉ là “cái quyền” của đàn ông, đồng thờixuất hiện hai nhân vật xã hội đó là “tình nhân thường xuyên của người vợ và ngườichồng bị cắm sừng” [3,105] Trước thời trung cổ thì không thể nói đến tình yêu cánhân giữa trai gái được vì trong khoảng thời gian đó quan hệ hôn nhân là chế độquần hôn giữa một nhóm đàn ông với một nhóm đàn bà hay chế độ nhiều chồng,nhiều vợ, sự ghen tuông cũng không có thì tình yêu cá nhân giữa nam và nữ khôngthể tồn tại Ph.Ăngghen viết “dĩ nhiên vẻ đẹp về thân thể, tình thân mật những sởthích giống nhau bao giờ cũng nảy nở trong đôi bên nam nữ sự thèm muốn cóquan hệ tình dục với nhau, đàn ông và đàn bà không phải không quan tâm đến việc
họ có mối quan hệ mật thiết với ai Nhưng từ đó đến tình yêu nam nữ, thì còn vôcùng xa” [3,118] Trong một thời gian, cuộc hôn nhân đều do cha mẹ quyết địnhthay con cái, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, có sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp thìgiữa vợ chồng không dựa trên cơ sở của tình yêu mà trên cơ sở kinh tế, địa vị trong
xã hội Trong thời cổ, người ta thấy có đôi chút tình yêu giữa vợ và chồng, thì tìnhyêu đó không phải là một sở thích chủ quan, mà là một nghĩa vụ khách quan, khôngphải là cơ sở của hôn nhân mà là điều bổ sung cho hôn nhân” [3,118] Trong giaiđoạn này, những quan hệ yêu đương không có trong hôn nhân, gia đình, nó chỉ tồntại bên ngoài xã hội Ph.Ăngghen chỉ ra đó là những quan hệ của những người nô lệkhông có quyền tham dự vào công việc nhà nước hay là quan hệ yêu đương xuấthiện thật sự giữa nam và nữ công dân tự do thì đó là hình thức ngoại tình Nhữnghình thức tình yêu đó “không theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay” “Từ tình yêu đó,
Trang 16thứ tình yêu nhằm phá hoại hôn nhân đến thứ tình yêu phải làm cơ sở cho hônnhân, còn cả một quãng đường dài mà các hiệp sĩ vẫn chưa bao giờ đi hết được cả”.Tình yêu thời trung cổ là tình yêu mà không đi đến hôn nhân, những người yêunhau không vượt qua được hà khắc của xã hội, tiêu chuẩn đạo đức, pháp luật màgiai cấp thống trị đề ra để trói buộc người đàn bà, để duy trì quyền thống trị củamình gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội nô lệ.
Chế độ gia đình một vợ - một chồng nảy sinh từ gia đình cặp đôi của buổiđầu trong thời đại văn minh, khi mà một vợ - một chồng chỉ áp dụng cho người phụ
nữ Tuy nhiên trong gia đình này thì Ph.Ăngghen đã nhìn thấy sự xuất hiện của tìnhyêu cá thể, tình yêu này có tác dụng manh nha khẳng định sự bình đẳng giữa nam
và nữ, và kéo theo đó là những tệ nạn trong xã hội như tệ mại dâm, ngoại tình cũngmất đi “Một yếu tố mới lại phát sinh tác dụng, một yếu tố mà trong thời kỳ hìnhthành chế độ một vợ - một chồng thì nhiều lắm cũng ở trạng thái phôi thai mà thôi,
đó là tình yêu cá nhân giữa trai gái” [3,118] Ở giai đoạn đầu của gia đình một vợ một chồng, trong môi trường tư sản, hôn nhân do cha mẹ quyết định, hôn nhân là
-sự tính toán thì tình yêu cá nhân chỉ xuất hiên ở trạng thái phôi thai Rất nhiều tiểuthuyết đã phản ánh tình trạng này, với tình yêu bị cấm đoán, với hôn nhân phải phùhợp địa vị giai cấp, người phụ nữ không dám hiến thân cho người mình yêu.Ph.Ăngghen đặt ra câu hỏi “Quan hệ vợ chồng có dựa trên tình yêu của cả đôi bênkhông? ” [3,119] Trong thực tiễn phong kiến và tư sản, tiêu chuẩn ấy không đượctôn trọng gì hơn tất cả các tính chất đạo đức khác mà những tiêu chuẩn đạo đức ấy
nó được thừa nhận trên lý thuyết, trên giấy mà thôi và chỉ do giai cấp tư sản đặt ra
Như vậy, Ph.Ăngghen đã phần nào chỉ ra sự mất tự do của con người ngaytrong quan hệ tình cảm, yêu đương chứ không phải chỉ trong quyền tham gia vàocông việc của nhà nước Ph.Ăngghen một lần nữa lại đưa ra câu hỏi “Nếu trongcông việc ký kết các hợp đồng khác, người ta đòi phải có quyền tự do quyết định
Trang 17thật sự thì tại sao trong việc kết hôn lại không? Nếu nghĩa vụ của vợ chồng làphải thương yêu nhau thì nghĩa vụ của những kẻ yêu nhau há chẳng phải là kết hônvới nhau và không được kết hôn với người khác hay sao? Quyền của những kẻ yêunhau há chẳng phải cao hơn quyền của cha mẹ, của những người thân thích và củamọi người mối lái thông thường khác hay sao?” [3,123,124] Đây là những câu hỏi
mà trong giai đoạn đó là rất tiến bộ, ông đòi tự do yêu đương, đòi tự do kết hôn,điều mà nhiều người trong giai cấp tư sản, giai cấp thống trị không nghĩ đến, chorằng nó không thể tồn tại
Khi lên án xã hội tư sản với chế độ kìm hãm sự phát triển toàn diện của con ,người cả về tinh thần trong sự phát triển của tình yêu, hôn nhân, gia đình.Ph.Ăngghen nêu ra những quan điểm về tình yêu trong xã hội tương lai “ lần đầutiên chúng ta có được tình yêu cá thể hiện đại giữa trai và gái trước kia chưa hềthấy trên thế giới” [3,107] Tình yêu ấy là sự tự nguyện của cả người đàn ông vàngười đàn bà Đó là điều kiện cho sự bình đẳng nam nữ trong mối quan hệ xã hộinày “về mặt này, người đàn bà là người ngang hàng với người đàn ông” [3,109]
Chính trong chế độ một vợ - một chồng mà Ph.Ăngghen nói đến thì tình yêu
có điều kiện phát triển: “chế độ một vợ - một chồng là chế độ duy nhất trong đótình yêu nam nữ hiện đại có thể phát triển được, thì như thế quyết không có nghĩa
là tình yêu ấy chỉ hoàn toàn hay thậm chí chủ yếu phát triển trong chế độ đó, dướihình thức tình yêu lẫn nhau giữa vợ chồng’ Như vậy Ph.Ăngghen khẳng định, tìnhyêu cá thể còn có thể phát triển trong xã hội tương lai, trong xã hội đó tình yêumang một tính chất khác hẳn, mang một sự phát triển, tự do tiến tới hôn nhân dựatrên quan hẹ tình yêu chân chính thực sự
Theo Ph.Ăngghen, tình yêu là một phạm trù lớn, là cơ sở của hôn nhân vàgia đình “Tình yêu là trạng thái say mê rất hiện thực nhưng không rơi vào tầmthường dung tục, nó khác căn bản với tình dục đơn thuần” [3,119] Tình yêu thực
Trang 18sự “một là nó giả định phải có tình yêu đáp lại của người mình yêu”, điều này trongthời cổ không bao giờ có, không phải người đàn bà lúc nào cũng được hỏi ý kiến
mà chịu sự ép buộc Sự đáp lại của tình yêu đã khẳng định sự ngang hàng củangười đàn bà với người đàn ông “Hai là, tình yêu nam nữ có một sức mạnh và sựbền bỉ đến mức khiến hai bên thấy không lấy được nhau và phải xa nhau là mộtđiều đau khổ lớn ( ), để lấy được nhau hai người phải đánh nước liều, có khi phải
hy sinh đến cả tính mạng” [3,119] Điều này trong thời cổ chỉ xảy ra trong trườnghợp ngoại tình Tình yêu thực sự phải phù hợp với đạo đức, nồng nhiệt, bền bỉ ở cảhai phía của lứa đôi Ph.Ăngghen đã có dự báo đưa ra quan điểm hết sức tiến bộ vàđúng đắn về sự say mê giữa nam và nữ Đó là tình yêu hiện đại chưa từng thấytrong lịch sử, tình yêu ấy có sự tự nguyện, chính là điều kiện cho sự bình đẳng nam
nữ trong mối quan hệ xã hội Tình yêu nam nữ phải được thử thách qua thời gian,
nó sẽ tạo ra sức mạnh Trong xã hội tương lai “quan hệ nam nữ sẽ trở thành mộtcông việc hoàn toàn tư nhân, chỉ thuộc về những người hữu quan và xã hội khôngcần can thiệp vào Điều đó có thể có được nhờ thủ tiêu chế độ tư hữu và nhờ côngtác giáo dục xã hội đối với thanh niên Kết quả là tiêu diệt hai cơ sở của hôn nhânhiện tại gắn liền với chế độ tư hữu vợ phụ thuộc chồng, con phụ thuộc vào cha mẹ”.Một lần nữa, Ph.Ăngghen khẳng định vai trò to lớn của cách mạng nhằm thủ tiêuchế độ tư hữu kèm theo đó là mất đi sự phụ thuộc trong hôn nhân và đó là việc của
cá nhân, tình yêu cá thể được tôn trọng, không còn là tệ thông dâm hay ngoại tình
Tình yêu lành mạnh phải tiến tới hôn nhân Ph.Ăngghen cho rằng việc yêunhau, lấy nhau, hình thành gia đình là nghĩa vụ chân chính, tình yêu là cơ sở củahôn nhân và hôn nhân dựa trên tình yêu mới hợp đạo đức, mới được duy trì bềnvững Theo Ph.Ăngghen, “do bản chất tình yêu nam nữ là không thể chia sẻ được,cho nên hôn nhân dựa trêm tình yêu nam nữ, do ngay bản chất của nó là hôn nhânmột vợ một chồng” [3,126] Điều này đã phủ nhận tất cả những hình thức hôn nhân
Trang 19trước kia đều không dựa trên tình yêu vì cả đàn ông và đàn bà đều phải chia sẻngười chồng hay người vợ của mình cho một hay nhiều người khác.
Và tình yêu phải được duy trì, nuôi dưỡng và phát triển đầy đủ, bền vữngtrong gia trong đình Sự bền vững của tình yêu lại phụ thuộc vào chính bản thâncủa hai người yêu nhau Trong gia đình hình thành dựa trên cơ sở tình yêu thì khitình yêu không còn nữa, cách tốt nhất đối với họ và cho xã hội là li hôn Chính vì lẽ
đó mà chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận quyền tự do li hôn bởi vì “nếu tình yêu
đã hoàn toàn bị phai nhạt hoặc bị tình yêu say đắm khác át đi, thì li hôn là điều haycho cả đôi bên cũng như cho cả xã hội” [3,127] Tuy nhiên điều này cũng khônghẳn chính xác, trong đời sống gia đình không phải bao giờ cũng duy trì được tìnhyêu say đắm, vì thế li hôn không chỉ dựa trên cơ sở tình yêu phai nhạt mà cần phảixem xét thật kĩ Nhầt là trong xã hội hiện nay khi quan hệ gia đình bị chi phối, ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế , xã hội, việc li hôn không được quản lí gây nênnhững điều không có lợi cho sự phát triển xã hội
Bằng sự nghiên cứu của mình Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan điểm hếtsức tiến bộ về tình yêu trong xã hội tương lai Những quan điểm đó một mặt thểhiện quy tắc trong quan hệ nam nữ, hôn nhân, gia đình, mặt khác thể hiện tính đạođức, nhân đạo khi nhằm tạo nên sự bình đẳng giữa nam nữ, giải phóng người phụ
nữ Ph Ăngghen đã khẳng định quyền hết sức cơ bản của con người đó là quyền tự
do yêu đương và tự do kết hôn, gia đình mới Việt Nam _ gia đình xã hội chủ nghĩaphải được xây dựng trên nền tảng hôn nhân của tình yêu thật sự, tình yêu chânchính giữa nam và nữ
2.2 Quan điểm về hôn nhân, gia đình của Ph.Ăngghen trong tác phẩm
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của Nhà nước”.
2.2.1 Lịch sử nghiên cứu về hôn nhân và gia đình:
Trang 20Gia đình là tế bào để tạo nên xã hội, là cái nôi của mỗi cá nhân,là cầu nốigiữa cá nhân và xã hội Chính vì thế, hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xãhội luôn được các nhà triết học, xã hội học, sử học, nghiên cứu.
Nói đến các công trình nghiên cứu về gia đình thì tác phẩm “Nguồn gốc của giađình, của chế độ tư hữu, của nhà nước” do Ph.Ăngghen viết là công trình bước đầunghiên cứu đầy đủ, sâu sắc nhất về lịch sử gia đình và những dự đoán thiên tài vềgia đình trong tương lai
Hôn nhân, gia đình là hiện tượng xã hội xuất hiện khá sớm trong lịch sử,song việc nghiên cứu vấn đề này lại khá muộn Ngay trong lời tựa cho lần xuất bảnthứ tư bằng tiếng Đức cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhànước”, Ph.Ăngghen đã trình bày sự phát triển của các quan điểm về lịch sử giađình Cho đến những năm 60, chưa có thể nói gì về lịch sử của gia đình được Vàtrong giai đoạn đó, người ta chỉ thừa nhận trong thời đại nguyên thuỷ , có thể tồntại một thời kì có những quan hệ tính giao hỗn tạp và cho rằng gia đình thực rakhông trải qua một quá trình phát triển lịch sử nào cả Và phải đến những năm
1861, việc nghiên cứu lịch sử gia đình mới được bắt đầu Tức là khi cuốn “mẫuquyền” của Băchôphen ra đời Trong tác phẩm, tác giả đã nêu luận điểm loài ngườiban đầu sống trong quan hệ tĩnh giao hỗn tạp _ mẫu quyền Sau đó là chế độ hônnhân cá thể Ông chứng minh bằng các đoạn trong văn học cổ điển thời cổ Theoông, không phải là sự phát triển của những điều kiện sinh hoạt thực tế của conngười, mà chính là sự phản ánh có tính chất tôn giáo của những điều kiện sinh hoạtvào đầu óc con người, gây sự biến đổi lịch sử trong địa vị xã hội của đàn ông vàđàn bà với nhau Băchôphen đã tin rằng, trong thời đại anh hùng của HiLạp, cácthần đã làm được một kì công là lật đổ chế độ mẫu quyền và thay đó bằng chế độphụ quyền Rõ ràng quan niệm coi tôn giáo là đòn bẩy quyết định của lịch sử thếgiới, cuối cùng ắt phải đi đến chủ nghĩa thần bí, thuần tuý [3,29] Đến năm 1865,
Trang 21Gi.Ph.Măclenna kế tục và quan điểm của ông này trái ngược với vị tiền bối, khôngphải là một nhà thần bí thiên tài nữa mà là một nhà luật học khô khan Măclennanchỉ biết có ba hình thức hôn nhân: chế độ nhiều chồng, chế độ nhiều vợ và chế độhôn nhân cá thể Những lý luận của ông tuy có vẻ hợp lý nhưng không có căn cứ gìvững vàng.
Ít lâu sau đó đến năm 1871, Morgan đã đưa ra những tài liệu mới có tính chấtquyết định về mọi mặt Ông đã đánh tan các giáo lí thần thánh bằng những lý lẽ màchỉ cần nói ra là cũng đủ làm cho mọi người thấy ngay sức thuyết phục Morgankhông chỉ phê phán nền văn minh xã hội của nền sản xuất hàng hoá, mà còn nóiđến sự cải tạo sau này đối với xã hội đó Với cuốn “Xã hội thời cổ hay các cuộckhảo cứu những con đường tiến bộ của loài người từ thời đại mông muội qua thờiđại dã man đến thời đại văn minh”, Morgan đưa ra những luận điểm về gia đình cógiá trị, làm tài liệu về lịch sử các xã hội nguyên thuỷ của loài người phong phúthêm
Kế tiếp các công trình khoa học trên, với phương pháp chủ nghĩa duy vật,Ph.Ăngghen đã viết tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhànước”, trong tác phẩm này ông đã trình bày hết sức sâu sắc về sự hình thành vàphát triển của tình yêu, hôn nhân, gia đình ở các hình thái kinh tế, xã hội khác nhau
2.2.2 Sự hình thành và phát triển của hôn nhân, gia đình qua các giai đoạn lịch sử.
C.Mác - Ph.Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng hôn nhân vàgia đình là những phạm trù phát triển theo lịch sử, giữa chế độ kinh tế xã hội và tổchức gia đình có mối liên hệ chặt chẽ và trực tiếp
Vào giữa năm 1877, nhà nhân chủng học, xã hội học, khảo cổ học - ngườichuyên nghiên cứu lịch sử thời tiền sử là Morgan đã xuất bản cuốn sách “xã hộithời cổ” C.Mác đã đọc cuốn sách này và ghi nhận xét một cách chi tiết về cuốnsách C.Mác đã có ý định viết một tác phẩm để giải thích rõ hơn về những vấn đề
Trang 22này Xong C.Mác đã mất trước khi thực hiện ý định của mình Ph.Ăngghen đã đọcbản viết tay của C.Mác, sử dụng bản nhận xét của C.Mác để phân tích khái quáttheo quan điểm duy vật lịch sử các kết quả mà Morgan đã nghiên cứu
Cả C.Mác và Ph.Ăngghen đều coi vấn đề gia đình như một nhân tố có ýnghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Sự vận động vàphát triển của gia đình được xem là thước đo để đánh giá sự vận động và phát triểncủa một xã hội nhất định Hay có thể khẳng định gia đình có tác động quan trọngđến tiến trình phát triển của xã hội Ph.Ăngghen chỉ ra rằng “theo quan điểm duyvật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đờisống trực tiếp Những trật tự xã hội trong đó những con người của một thời đạilịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất nhấtđịnh: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ pháttriển của gia đình” [3,22]
Ph.Ăngghen đã cho thấy nguồn gốc hình thành, phát triển và những nét đặctrưng của hôn nhân và gia đình trong từng hình thái kinh tế, xã hội Đó là quá trìnhphát triển từ thấp đến cao, từ sơ khai đến hoàn thiện của hôn nhân và gia đình trong
xã hội loài người Ph.Ăngghen nhất trí với quan điểm của Morgan cho rằng giađình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng yên một chỗ mà chuyển từmột hình thức thấp lên hình thức cao khi xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lênmột giai đoạn cao Và nó tác động trở lại điều kiện kinh tế xã hội Chính sự pháttriển của những điều kiện kinh tế xã hội qua mỗi giai đoạn lịch sử có tác dụngquyết định đến hình thức, kết cấu, quy mô và mối quan hệ trong hoạt động “ Chế
độ gia đình hoàn toàn bị quan hệ sở hữu chi phối” [3,23] Trình độ phát triển củagia đình có tác động lớn đến sự phát triển của xã hội, nó duy trì bảo tồn nhiều yếu
tố truyền thống trong quan hệ gia đình, trong đó có cả yếu tố tiến bộ, tích cực và có
cả những yếu tố tiêu cực và lạc hậu Chính Ph.Ăngghen trong tác phẩm này khi
Trang 23nhắc lại những nhận xét của C.Mác về sự giống nhau giữa thiết chế gia đình vớinhững hệ thống chính trị, pháp luật, tôn giáo và triết học, đã cho rằng mọi thiết chếkhác đều có thể tháy đổi theo những điều kiện kinh tế khách quan nhưng “chỉ khinào gia đình đã thay đổi hoàn toàn thì những hệ thống ấy mới hoàn toàn thay đổi”[3,54] Vai trò gia đình đối với sự phát triển của xã hội còn được thể hiện ở cácchức năng của gia đình Trong đó, chức năng cơ bản nhất là cùng tái sản xuất conngười, với chức năng này, gia đình tham gia vào cả hai loại sản xuất của xã hội,góp phần quyết định vào sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, của mỗi chế
độ xã hội “Một mặt, sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở vànhững công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sự sản xuất bảnthân con người, là sự di truyền nòi giống Những trật tự xã hội do hai loại sảnxuất quyết định một mặt do trình độ lao động và mặt khác là do trình độ phát triểnphát triển của gia đình” [3,22]
Với tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã làm thay đổi quan điểm trước đây, về cáchình thái về hôn nhân và gia đình trong lịch sử Quan điểm trước chủ nghĩa C.Máccho rằng: hình thái cổ xưa nhất của cuộc sống xã hội loài người là gia đình, sau giađình và bộ lạc, cuối cùng là bộ lạc chuyển thành Nhà nước Ph.Ăngghen là ngườiđầu tiên chứng minh nhận định trên là hoàn toàn sai lầm, nó xuyên tạc thực tế lịch
sử loài người Theo Ph.Ăngnghen thì các hình thức gia đình trong lịch sử chịu sựtác động của hai quy luật, một là điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển của tâm lýđạo đức tình cảm của con người và hai là quy tắc đào thải tự nhiên, chịu sự tácđộng của hai quy luật trên, gia đình đã chuyển biến theo xu hướng ngày càng tiến
bộ Ph Ăngghen chỉ ra loài người đã trải qua ba hình thức hôn nhân chính tringthời gian tương ứng với ba giai đoạn chủ yếu trong lịch sử phát triển của xã hội loàingười ở thời đại mông muội với loại hình gia đình huyết toc, thời đại dã man vớiloại hình gia đình cặp đôi và thời đại văn minh với loại hình gia đình một vợ, một
Trang 24chồng Ph.Ăngghen đã phân tích nguồn gốc hôn nhân và gia đình từ giai đoạn thấpnhất của xã hội loài người khi con người mới chỉ bắt đầu tách khỏi thiên nhiên chưasản xuất ra một thứ nào cả, chỉ hái lượm những thức ăn sẵn có và vì thế khi đó chưa
có sự phân công lao động xã hội đến giai đoạn cao nhất của xã hội loài người Nóchia thành các giai đoạn cụ thể như sau:
1 Thời đại mông muội với loại hình gia đình huyết tộc
Qua những nghiên cứu của mình thì Ph.Ăngghen đưa ra khẳng định “hìnhthức gia đình cổ nhất, sớm nhất, hình thức mà chúng tạo ra có thể chứng minh đượcmột cách chắc chắn là có tồn tại trong lịch sử”( ) Đó là hình thức quần hôn, mộthình thức hôn nhân trong đó trọn từng nhóm đàn ông và trong từng nhóm đàn bàquan hệ tình dục với nhau” [3,60] Trong thời kỳ nguyên thuỷ, do trình độ lựclượng sản xuất thấp kém, con người cùng nhau săn bắt, hái lượm, cùng sinh sốngtrong các hang động, gia đình lúc này mang tính sơ khai: gia đình tập thể - quầnhôn “Trong thời sơ khai, chẳng những anh em, chị em đều là vợ chồng, mà cảngày nay nữa, những quan hệ tính giao giữa cha mẹ và con cái vẫn tồn tại ở nhiều
bộ tộc” [3,61] Trước khi phát hiện ra sự loạn luân (đó là phát hiện hết sức quý báu)thì quan hệ giữa cha mẹ - con cái có thể không gây nên sự ghê tởm, Vectomac đãphủ nhận tình trạng nguyên thuỷ ấy và cho rằng “tình trạng đó là tệ mại dâm” Tuynhiên, Ph.Ăngghen khi xem xét vấn đề này đã chỉ rõ “chừng nào còn xem xétnhững điều kiện nguyên thuỷ qua cặp kính nhà thổ thì không thể nào hiểu đượcđiều kiện ấy” [3,62]
Gia đình huyết tộc hay còn gọi là gia đình cùng dòng máu là giai đoạn đầucủa lịch sử gia đình Giai đoạn đầu của thời kỳ xã hội cộng đồng nguyên thuỷ hìnhthành nên gia đình huyết tộc Đây là hình thức sơ khai của gia đình Kiểu tổ chứcgia đình này xuất hiện gắn với điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội của loài người ởbuổi ban đầu hết sức thấp kém và mông muội Nó cho phép có quan hệ tính giao
Trang 25trong phạm vi gia đình giữa những người có cùng một thế hệ, giữa đàn ông và đàn
bà, giữa cha và mẹ, giữa các con trai và con gái: “như vậy, giữa tổ tiên và con cháu,giữa cha mẹ và con cái không có quyền và không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau”[3,62] Quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình mang tính chất quần hôn, tạp hôn.Ph.Ăngghen viết rất rõ “Ở đây các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ, trongphạm vi gia đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau, các con họ nghĩa làcác người cha và các bà mẹ cũng đều là vợ chồng với nhau, rồi đến lượt con cái củanhững này cũng hợp thành một nhóm vợ chồng chung thứ ba, rồi con cái củanhững người con ấy, tức là chắt của những người nói trên cùng lại hợp thnàh mộtnhóm vợ chồng thứ tư” [3,62] Tuy nhiên, hình thức gia đình này chỉ tồn tại trongmột giai đoạn lịch sử nhất định Bởi lẽ, sự phát triển của gia đình trong thời đạinguyên thuỷ là sự thu hẹp không ngừng tình trạng cộng đồng hôn nhân giữa nam và
nữ thống trị Nếu bước tiến đầu tiên trong tổ chức gia đình là huỷ bỏ quan hệ tìnhdục giữa cha mẹ và con cái, tức là hình thành nên gia đình huyết tộc, thì bước tiếnthứ hai quan trọng là huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa anh em trai với chị em gái, xuấthiện kiểu tổ chức gia đình mới – gia đình pu-na-lu-an Những bước tiến này đượcthực hiện dần dần và vô cùng quan trọng Theo Morgan, bước tiến đầu tiên đó làmột sự minh hoạ rất tốt về tác động của nguyên tắc đào thải của tự nhiên.Ph.Ăngghen khẳng định “bước tiến ấy có một hiệu quả kỳ diệu như thế nào, điều
đó được chứng minh bởi cái thiết chế nảy sinh trực tiếp từ thiết chế ấy đó là thị tộc.Thị tộc trở thành cơ sở xã hội của đa số, ở Hi Lạp cũng như ở La Mã, chúng ta đãbước trực tiếp sang thời đại văn minh” [3,65] “Khi nảy sinh ra quan niệm cho rằngquan hệ tình dục giữa những người con cùng mẹ là không được phép, thì quan niệm
ấy đã có tác dụng trong việc phân nhỏ những cộng đồng gia đình cũ và thành lậpnhững cộng đồng gia đình mới” [3,65] Trong tất cả các hình thức của gia đìnhquần hôn, người ta không biết chắc chắn ai là cha của một đứa trẻ, nhưng người ta
Trang 26biết rõ ai là mẹ của nó, hình thức hôn nhân theo kiểu Pu-na-lu-an cũng vậy, chúngbiết rất rõ mẹ của mình và chế độ nữ hệ đã ngự trị trong hình thức gia đình này Vìvậy, có thể khẳng định ở thời kỳ này, người phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng cảtrong gia đình và xã hội.
Gia đình Pu-na-lu-an xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử nhất định, có mộttác dụng nhất định đối với giai đoạn lịch sử đó Nó một mặt giải thích được mộtcách đầy đủ hệ thống họ hàng thịnh hành ở người Idian châu Mỹ, mặt khác gia đìnhPu-na-lu-an lại là điểm xuất phát có sẵn, có thể dùng làm căn cứ để suy ra thị tộcmẫu quyền Vì thế có thể hiểu tại sao Morgan lại coi gia đình Pu-na-lu-an là giađình phát triển tất yếu phải có trước hôn nhân cặp đôi [3,71] Ngay cả tục cướpđoạt đàn bà cũng là dấu hiệu của bước chuyển sang chế dộ hôn nhân cặp đôi
Như vậy, bên cạnh chế độ quần hôn đã hình thành những quan hệ độc chiếm
và đông thời chế độ nhiều vợ nữa nên chế độ quần hôn đang dần tiêu vong Hìnhthức kết hôn trong từng tập đoàn là một hình thức sơ khai và cấp thấp của chế độquần hôn, còn gia đình Pu-na-lu-an là giai đoạn phát triển cao nhất của chế độ đó
“Hình thức thứ nhất là hình thức phù hợp với trình độ phát triển xã hội của nhữngngười mông muội du cư, hình thức thứ hai là những cộng đồng cộng sản đã phải cónhững điểm cư trú tương đối cố định và nó dẫn thẳng đến giai đoạn phát triển tiếptheo cao hơn” [3,75]
Cùng với sự biến đổi về kinh tế xã hội, các vấn đề hôn nhân gia đình cũngbiến đổi theo và lúc bấy giờ người ta cấm những người cùng dòng máu kết hôn vớinhau Vì thế, chế độ quần hôn ngày càng không được thực hiện và chế độ ấy đượcthay đổi bởi hình thức gia đình cặp đôi Điều này, đã chứng minh rằng sự phát triểntiến hoá của các hình thức gia đình do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động : cảyếu tố tự nhiên, sự đào thải của quy luật sinh học, tâm lý và đạo đức cũng như cácyếu tố kinh tế - xã hội khác