1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh dăklăk

103 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào Tạo Nguồn Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Là Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Dăklăk
Trường học trường đại học
Chuyên ngành đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã
Thể loại bài luận
Thành phố đăk lăk
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 117,79 KB

Nội dung

Tỉnh uỷ chỉ đạo các ban, ngànhBan Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Trường Chính trịtỉnh, Tỉnh Đồn… phối hợp rà sốt, lựa chọn, tạo nguồn cán bộ từ lực lượnghọc sinh, sin

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Cấp xã là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta; bộphận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở Năng lực, hiệu lực

và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc pháthuy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn định và pháttriển của đất nước Chính quyền cấp xã không thể đảm nhận được vai trò nếuthiếu nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã

Đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhândân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư Ởnhững vùng dân tộc và miền núi, đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS có vai tròhết sức quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong tình hình hiện nay

Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồidưỡng CBCC và công tác tạo nguồn CBCC người DTTS

Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã ra Nghị quyết về đổi mới và nângcao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn Nghị quyết đãxác định xây dựng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là một trong những vấn

đề cơ bản nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở

Văn kiện Hội nghị 7, Ban chấp hành Trung ương khóa IX đặt ra mụctiêu cụ thể về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồngbào các dân tộc “Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại chỗ có phẩm chất vànăng lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương, củng cố hệ thống chính trị cơ

sở trong sạch, vững mạnh”

Đào tạo nguồn cán bộ công chức là một trong những nội dung cơ bản

có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm xâydựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu

Trang 2

cầu đổi mới cơ chế quản lý, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộichủ nghĩa hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua các địa phươngcủa cả nước đã triển khai thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức 2006 – 2010 và Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày8/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn người DTTS giai đoạn 2006-2010

Do vậy, công tác đào tạo CBCC trong đó có đào tạo nguồn đã có nhữngchuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, công tác đào tạodần đi vào nền nếp, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo có nhiều đổimới, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước đáp ứngyêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong công tác đào tạo CBCC cấp xãnói chung và đào tạo nguồn CBCC cấp xã người DTTS nói riêng “Công tácđào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụngcán bộ Chất lượng và hiệu quả còn thấp Nội dung chương trình và phươngpháp đào tạo, cán bộ chậm đổi mới, chưa gắn với tổng kết thực tiễn của côngcuộc đổi mới” [ 23 ,tr.71]

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7, Đảng CSVN khóa IX đánhgiá: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miềnnúi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS chưa được quan tâm” [ 25, tr34]

Trước thực trạng trên, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XĐảng CSVN đã đề ra: “củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ

sở ở vùng đồng bào DTTS; động viên, phát huy vai trò của những người tiêubiểu trong các dân tộc Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, trí thức là người DTTS [28, tr122]

Trang 3

ĐăkLăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, gồm 44 dân tộc khácnhau, trong đó DTTS chiếm 29,5% Dân tộc Ê-đê, M’nông là hai dân tộc bảnđịa chiếm tỷ lệ cao trong các dân tộc Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộDTTS cấp xã ở DăkLăk đã có nhiều đóng góp, trưởng thành trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự là nòng cốt hướng dẫn đồng bào các dântộc xóa đói giảm nghèo, tổ chức xây dựng cuộc sống, từng bước tạo ra nhữngtiền đề cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên.

Từ những quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nói chung và cán bộDTTS cấp xã nói riêng, từ thực trạng đội ngũ cán bộ DTTS cấp xã của Tỉnh,Tỉnh ủy đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp coi trọng việcđào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS Tỉnh uỷ chỉ đạo các ban, ngành(Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Trường Chính trịtỉnh, Tỉnh Đoàn…) phối hợp rà soát, lựa chọn, tạo nguồn cán bộ từ lực lượnghọc sinh, sinh viên, bộ đội của địa phương khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm, vẫn còn những bất cập, hụthẫng so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, cụ thể là:

Công tác tạo nguồn có cố gắng, song kết quả đạt được còn thấp, chưanắm chắc số học sinh, sinh viên người DTTS đã tốt nghiệp ở các trường trunghọc chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nên chưa có quy hoạch một cách hợp lýđối với các chức danh lãnh đạo, quản lý, chuyên môn để bảo đảm tỉ lệ cán bộdân tộc phù hợp với cơ cấu cán bộ của tỉnh

Sự bất cập về trình độ học vấn của nguồn cán bộ DTTS dẫn đến hạnchế trong việc đào tạo Nguồn cán bộ DTTS có cuộc sống và tập quán riêng,tiếng nói và sinh hoạt khác nhau, còn một bộ phận nguồn CBCC DTTS chưa

tự mình rèn luyện, phấn đấu vươn lên Một số dân tộc chưa có nguồn CBCC

là người của dân tộc mình

Chính vì vậy, việc đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS trên địabàn tỉnh ĐăkLăk là một việc làm có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xây

Trang 4

dựng đội ngũ CBCC người DTTS, góp phần vào việc xây dựng nhà nướcpháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài :“Đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh DăkLăk ” để

nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Về đào tạo nguồn CBCC nói chung và CBCC là người DTTS nói riêng

từ trước đến nay đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Cácnghiên cứu này tập trung vào một số nhóm vấn đề sau:

Nhóm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đào tạo, bồi dưỡngCBCC nói chung có một số công trình tiêu biểu như:

Chiến lược đào tạo cán bộ, Nguyễn Khắc Thái, Nguyễn Trọng Điều Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước tại TP.Hồ Chí Minh theo yêu cầu cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay (Nguyễn

Mạnh Bình, Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm 2001)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy chế đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay, Bộ nội vụ, năm 2003.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân Bộ Khoa học công nghệ, năm 2003.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức TS

Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương – NXBCTQG, năm 2005

Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội (Bùi Doãn Dũng, Luận văn

thạc sĩ Luật học, năm 2007)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính ở tỉnh Bình Thuận, (Võ Duy

Quý, Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2008)

Trang 5

Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh (Nguyễn Văn Thơ, Luận văn thạc sĩ

Đào tạo nguồn CBCC cấp xã và việc sử dụng sau đào tạo nguồn tại

TP Hồ Chí Minh - Trần Tuấn Duy, Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2008.

Trong luận văn này, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận liên quanđến đào tạo nguồn CBCC cấp xã và việc sử dụng CBCC sau đào tạo nguồn;

đã nêu rõ và đánh giá thực trạng của việc đào tạo nguồn CBCC cấp xã và việc

sử dụng sau đào tạo nguồn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập nhiều đến việc đào tạo độingũ cán bộ công chức, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thựctiễn quan trọng trong công tác đào tạo cán bộ nguồn trong tình hình mới

Đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đến vấn đề đào tạonguồn CBCC cấp xã là người DTTS ở tỉnh DăkLăk Mặc dù vậy, các côngtrình khoa học đã được công bố là tài liệu tham khảo có giá trị nghiên cứu vàviết luận văn này

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác

đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS ở tỉnh DăkLăk hiện nay Đào tạonguồn gồm nguồn đưa vào chức danh và nguồn để tuyển dụng

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi không gian

tỉnh DăkLăk Đánh giá thực trạng nguồn CBCC cấp xã là người DTTS củatỉnh và công tác đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS trong phạm vithời gian từ năm 2004 đến nay

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

- Mục đích:

Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận vềđào tạo nguồn CBCC cấp xã và thực trạng công tác đào tạo nguồn CBCC cấp

xã là người DTTS trên địa bàn tỉnh DăkLăk Luận văn đề xuất những giải pháp

cụ thể bảo đảm công tác đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS ở tỉnhDăklăk hiện nay

- Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

+ Phân tích cơ sở lý luận về đào tạo nguồn CBCC cấp xã dựa trên cácquan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểmcủa của Đảng và các quy định của Nhà nước ta

+ Phân tích thực trạng nguồn CBCC cấp xã và công tác đào tạo nguồnCBCC cấp xã là người DTTS ở tỉnh DăkLăk Trên cơ sở đó rút ra những ưuđiểm, hạn chế, tìm ra những nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế Đồng thời rút

ra một số bài học kinh nghiệm của công tác đào tạo nguồn CBCC cấp xã làngười DTTS ở tỉnh DăkLăk

+ Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo công tác đào tạonguồn cán bộ công chức là người DTTS ở tỉnh DăkLăk hiện nay

Trang 7

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đàotạo nguồn CBCC cấp xã nói chung và đào tạo nguồn CBCC là người DTTSnói riêng

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩaMác – Lênin trong đó sử dụng các phương pháp chủ yếu là: Phân tích, tổnghợp, so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn Tuy nhiên do tính chất của từngchương, từng phần mà có thể sử dụng một trong những phương pháp trên làmchủ đạo Cụ thể là:

Trong chương 1, phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp phântích tổng hợp; chương 2, chương 3 phương pháp sử dụng chủ yếu là phươngpháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn:

- Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước ta về công tác đào tạo nguồn CBCCcấp xã là người DTTS

- Xác định các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm đào tạo nguồnCBCC cấp xã là người DTTS đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền Việt Nam XHCN

- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo nguồn CBCC cấp xã làngười DTTS ở tỉnh DăkLăk đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng caochất lượng đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS

7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Luận văn cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà làm công táccán bộ hoạch định chính sách cán bộ, đào tạo nguồn cán bộ và chỉ đạo công

Trang 8

tác đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS Các giải pháp được đưa ratrong luận văn cũng có thể áp dụng nhằm phát triển công tác đào tạo nguồnnhân lực CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh ĐăkLăk nói riêng và vùng TâyNguyên nói chung Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảotrong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

8 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm có 3 chương, 11 tiết

Trang 9

1.1.1 Khái niệm về đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã.

1.1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã:

Tại Điều 1 của Pháp lệnh CBCC 1998 đã quy định như sau: CBCC làcông dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước,bao gồm:

a Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong

cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

b Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thườngxuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

c Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụthường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, đượcxếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗingạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêuchuẩn riêng;

d Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

e Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làmviệc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp

Điều 1Pháp lệnh CBCC 1998 được sửa đổi, bổ sung năm 2003 quyđịnh:

“CBCC quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên

Trang 10

chế, bao gồm:

a Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong

cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

b Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thườngxuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện;

c Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chứchoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện;

d Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

đ Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;

e Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làmviệc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp

g Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongThường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảngủy; người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội xã, phường, thị trấn (sau đâygọi chung là cấp xã);

h Những người được tuyển dụng để giao giữ một chức danh chuyênmôn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban Nhân dân cấp xã”

Pháp lệnh CBCC 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh 1998, tạikhoản 1, điều 1 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh thêm các đối tượng gồm những

Trang 11

người được bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (cán bộ chuyên tráchcấp xã) và những người được tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên môn,nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã (công chức cấp xã) Mặt khác có sựphân biệt rõ đối tượng công chức ngạch hành chính và ngạch sự nghiệp Nghịđịnh 117/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng

và quản lý cán bộ, công chức, tại điều 2 quy định: Công chức là công dân ViệtNam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tạiđiểm b, điểm c, điểm e khoản 1, Điều 1 của Pháp lệnh CBCC sửa đổi bổ sungnăm 2003, làm việc trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội

Luật CBCC đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năn 2008, có hiệulực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 Tại Điều 4 quy định:

1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuôc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối

Trang 12

với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpthì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật.

Như vậy, Luật đã tách rõ hai khái niệm ai là cán bộ, ai là công chức.Cán bộ là những người phục vụ trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, nhữngngười được bầu trong các cấp ủy Đảng, đoàn thể Còn những người làm quản

lý nhà nước trực tiếp, trong các đơn vị sự nghiệp công là công chức

Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộcđối tượng áp dụng của luật này mà được tiếp tục áp dụng trong các quy địnhhiện hành cho đến khi QH ban hành Luật Viên chức

Trên cơ sở Pháp lệnh CBCC sửa đổi bổ sung năm 2003, Nghị định114/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ về CBCC xã, phường, thịtrấn đã quy định CBCC cấp xã bao gồm:

Một là, những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ(gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm các chức vụ sau: Bí thư, Phó

Bí thư Đảng ủy, thường trực Đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên tráchcông tác Đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấpxã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội dồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nôngdân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Hai là, những người được tuyển dụng để giao giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban Nhân dân cấp xã (gọi chung là côngchức cấp xã), gồm có các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quânsự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng; Tài chính – kế toán; Tưpháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội

Luật CBCC đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năn 2008, có hiệulực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 Tại khoản 3, điều 4 quy định:

Trang 13

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứngđầu tổ chức chính trị – xã hội;

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

Điều 61 Luật CBCC quy định rõ ràng chức vụ, chức danh CBCC cấp

xã Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội dồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thịtrấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dânViệt Nam)

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng quân sự;

Trang 14

Như vậy, Luật cán bộ,công chức đã làm rõ được các tiêu chí để phânđịnh một cách tương đối cán bộ với công chức Trong đó, CBCC cấp xã đượcquy định cụ thể theo chức vụ bầu cử và chức danh chuyên môn để khắc phục

xu hướng “hành chính hóa” và “phình” biên chế ở cơ sở Tuy nhiên, để phùhợp với tình hình thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểmcủa địa phương, Quốc Hội giao cho Chính phủ quy định cụ thể số lượngCBCC cấp xã trên cơ sở các chức vụ, chức danh do Luật quy định (Điều 61)

Bên cạnh những điểm chung là cơ bản, mỗi nhóm CBCC còn có nhữngnét riêng, chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm, tính chất hoạt động, thực thi công vụcủa từng lĩnh vực công tác, vì vậy Luật đã quy định riêng 3 chương (chươngIII cho cán bộ, chương IV cho công chức và chương V cho CBCC cấp xã) để

có những quy định phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể

1.1.1.2 Khái niệm đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.

Theo Đại Từ điển tiếng Việt thì “đào tạo” là dạy dỗ, rèn luyện để trở

nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp [55, tr 593]

Đào tạo còn được hiểu là quá trình tác động đến con người, làm chongười đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệthống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhậnmột sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển

xã hội, duy trì và khai hóa nền văn minh của loài người

Như vậy, đào tạo được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vicon người một cách có hệ thống thông qua việc học tập, việc học tập này cóđược là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinhnghiệm một cách có kế hoạch Trong thực tế, chúng ta thường sử dụng cácthuật ngữ như: đào tạo nghề, đào tạo cán bộ, công chức…

Trang 15

Nội dung đào tạo thường là trang bị những kiến thức cơ bản hoặc caohơn Thời gian đào tạo thường dài ngày Kết thúc khóa đào tạo, người họcđược cấp bằng tương ứng với trình độ, chương trình đã đào tạo.

Như vậy, đào tạo CBCC có thể được hiểu đó tất cả các hoạt động giáodục, đào tạo để hình thành nguồn CBCC cho tương lai, chuẩn bị nguồn khi họđang còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa trở thành CBCC và hoạt động đàotạo đội ngũ CBCC nhằm trang bị, bổ sung những kiến thức cần thiết cho họ

Từ quan niệm đào tạo CBCC nêu trên, để hiểu như thế nào là đào tạonguồn CBCC cấp xã cần phải xác định nguồn CBCC là gì

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “nguồn” được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, “nguồn” được hiểu là “nơi bắt đầu của sông, suối”.

Thứ hai, “nguồn” là nơi phát sinh, tạo ra hoặc cung cấp cái gì [55, tr

1215]

Qua hai cách hiểu trên thì cách hiểu thứ hai là phù hợp với việc xâydựng khái niệm đào tạo nguồn CBCC cấp xã Từ đó ta có thể hiểu:

Nguồn CBCC cấp xã là những người được đào tạo, có phẩm chất, trình

độ và năng lực, có khả năng đảm nhiệm được công việc, đáp ứng được yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nguồn CBCC cấp xã là người DTTS là những người được đào tạo,

có phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, có khả năng đảm nhiệmđược công việc, là lực lượng dự bị rất quan trọng để bổ sung, thay thếtrong tương lai

Nguồn CBCC cấp xã có hai loại:

- Nguồn để đưa vào chức vụ, chức danh bao gồm:

+ Nguồn kế cận trực tiếp: là lực lượng dự bị sát sườn đang ở vị trí cấp

dưới trực tiếp của các chức danh CBCC đương nhiệm Nếu CBCC đó là cấptrưởng thì nguồn CBCC kế cận trực tiếp là cấp phó hoặc là cấp trưởng cấpdưới trực tiếp (ở cấp xã, cấp dưới trực tiếp liền kề có thể xem là các tổ dân

Trang 16

phố, khu phố, ấp …) Một chức danh CBCC cấp trưởng có thể có nhiều cấpphó và nhiều chức danh trưởng cấp dưới trực tiếp Loại nguồn kế cận nàyphải được chuẩn bị khẩn trương, phải được đào tạo để đạt các tiêu chuẩn đểkhi cần có thể sử dụng để thay thế ngay.

+ Nguồn kế cận tiếp theo: là lực lượng dự bị rộng hơn Một chức danh

CBCC cấp xã cần có nhiều đối tượng dự bị và một đối tượng dự bị có thể dự

bị cho nhiều chức danh Đây là lực lượng dự trữ có sự ổn định tương đối, nóđược xem xét đánh giá và bổ sung, thay thế hàng năm

- Nguồn để tuyển dụng:

Là nguồn phải qua nhiều bước, hay nhiều công đoạn, nhiều thời gianthì mới có thể bố trí công việc Loại nguồn này rộng và trẻ tuổi, vì thế yêu cầuđặt ra với họ là phải được đào tạo một cách bài bản

Từ những phân tích trên, có thể hiểu:

Đào tạo nguồn CBCC cấp xã là hoạt động nhằm tạo ra những conngười có hiểu biết, có nghề nghiệp để bổ sung, thay thế và thực hiệncông việc

Đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS là quá trình tác động đếncon người cụ thể, làm cho người đó có phẩm chất, trình độ và năng lựcchuyên môn nhằm chuẩn bị bổ sung, thay thế cho cấp xã những CBCC trongtương lai, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Như vậy, đào tạo nguồn là rất cần thiết để tạo ra những con người cóphẩm chất, trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.Những người được đào tạo nguồn sẽ là nguồn dự bị rất quan trọng để bổ sung,thay thế trong tương lai

Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luậtnào định nghĩa, giải thích hay đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về “đào tạonguồn”, cũng như khái niệm đào tạo nguồn CBCC và đào tạo nguồn CBCC

Trang 17

cấp xã Mặc dù vậy, trong công tác cán bộ đã có những hoạt động đào tạonguồn nhằm tạo ra một đội ngũ CBCC kế cận để dần thay thế những thế hệtrước Hoạt động đó được xem là “tạo nguồn” cán bộ, công chức.

Điều 25 – Pháp lệnh CBCC quy định: “Cơ quan, tổ chức có thẩmquyền quản lý CBCC có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổchức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực củaCBCC”

Tạo nguồn CBCC là hoạt động của các cấp, các ngành và các thànhphần xã hội với nhiều cách thức, biện pháp khác nhau nhằm tạo ra một độingũ CBCC kế cận có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị đểđảm đương những trọng trách trong thời gian tới

1.1.2 Đặc điểm của đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số:

Qua những phân tích trên, có thể thấy đào tạo nguồn CBCC cấp xã cónhững đặc điểm cơ bản sau:

Một là, đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS nhằm chuẩn bị

cung cấp cho cấp xã đội ngũ CBCC trong tương lai

Đây là một hình thức đào tạo khác với các hình thức đào tạo tiền công

vụ hay đào tạo tại chức khác Bởi vì đào tạo tại chức là cách thức đào tạochuyên sâu đối với CBCC đã được bầu cử hay bổ nhiệm giữ một chức vụ nào

đó trong một cơ quan nhưng chưa được đào tạo

Đào tạo tiền công vụ là hình thức đào tạo được áp dụng đối với côngchức dự bị đã được tuyển dụng nhưng chưa được bổ nhiệm chính thức Đàotạo nguồn CBCC cấp xã ở đây có đối tượng đào tạo rộng hơn so với hìnhthức đào tạo tại chức và đào tạo tiền công vụ Ngoài ra còn có cả các đốitượng là học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ…và được phân chia thành cáclớp đào tạo riêng

Trang 18

Hai là, đây là quá trình đào tạo căn cứ vào mục tiêu, quy hoạch CBCC

cấp xã người DTTS

Hoạt động đào tạo nguồn CBCC cấp xã người DTTS không thể tách rờicác mục tiêu đã được Nhà nước đề ra nhằm xây dựng một đội ngũ CBCC cấp

xã người DTTS kế cận có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất và năng lực, đảmbảo về cơ cấu dân tộc, tính kế thừa giữa các thế hệ Bên cạnh đó, quá trìnhđào tạo cũng phải dựa vào quy hoạch CBCC cho từng nhiệm kỳ, từng thời kỳbảo đảm cho việc sử dụng đội ngũ này sau đào tạo nguồn, tránh sự hụt hẫngtrong công tác đào tạo và sử dụng CBCC cấp xã người DTTS

Ba là, là quá trình đào tạo mà trong đó cả chủ thể đào tạo và đối tượng

đào tạo khá rộng, không giống như những hình thức đào tạo khác bởi tínhchất đa ngành, đa lĩnh vực

Đào tạo nguồn BCC được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, đó làcác cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường Đạihọc, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp…Riêng đối với đào tạo nguồnCBCC cấp xã người DTTS còn có các chủ thể như các trường dân tộc nội trú

ở Trung ương và địa phương Đối tượng đào tạo khá phong phú, không chỉ lànhững người đã và đang công tác được đào tạo để đưa vào các chức danh màcòn có các đối tượng như học sinh, sinh viên, những người đã hoàn thànhnghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang, con em trong các gia đình liệt sĩ, cócông với cách mạng…để tuyển dụng

Bốn là, quá trình đào tạo kết hợp trang bị kiến thức và giáo dục phẩm

chất chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, các kỹ năng Đây làquá trình đào tạo có nội dung đào tạo không hoàn toàn giống như nội dungđào tạo mà các cơ sở đào tạo hiện đang thực hiện, nó không chỉ đơn thuần làđào tạo kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực, ngành khác có liên quan đến hoạtđộng của CBCC cấp xã mà còn có kiến thức bổ trợ để xử lý tình huống, rèn

Trang 19

luyện kỹ năng, tu dưỡng phẩm chất chính trị và đạo đức, mỗi loại đối tượng

có nội dung, chương trình riêng để đào tạo

1.2 Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp của việc đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.

1.2.1 Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu đào tạo là những dự kiến về kết quả của quá trình đào tạotrong một thời gian nhất định Mục tiêu đào tạo có ý nghĩa chỉ đạo, địnhhướng cho quá trình hoạt động đào tạo Chất lượng đào tạo phụ thuộc vàomục tiêu Mục tiêu đào tạo CBCC cấp xã nói chung được thể hiện ở Quyếtđịnh 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 phê duyệt định hướng quyhoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã đến năm 2010 là: “Xây dựng, chuẩnhóa và từng bước trẻ hóa đội ngũ CBCC cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt,

có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, bảo đảm đủ về sốlượng, tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệnhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường,thị trấn”

Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 về việcphê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006 – 2010 đã đưa

ra các mục tiêu cụ thể đối với CBCC cấp xã như sau:

“Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị trình độ lý luận chính trị, kiếnthức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định chocán bộ chuyên trách;

Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cho chủ tịch Hội đồng nhân dân vàChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

Phấn đấu đến năm 2010, 100% công chức cấp xã được đào tạo, bồidưỡng trình độ chuyên môn có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao,trong đó số công chức có trình độ trung cấp trở lên tại các vùng đô thị, đồngbằng, vùng núi có tỷ lệ tương ứng là 95%, 80% và 70%;

Trang 20

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ khôngchuyên trách ở xã, thôn và tổ dân phố.”

Theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08-2-2006 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường, thị trấnngười DTTS giai đoạn 2006-2010 thì mục tiêu chung là: “ Đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ CBCC xã người DTTS, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, bảo đảm về tiêu chuẩn, cơ cấu dântộc, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượnghoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ pháttriển kinh tế – xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội ở vùng DTTS”

Mục tiêu cụ thể là: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa,chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị choCBCCxã người DTTS theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, phấn đấu đếnnăm 2010 đạt:

- Về văn hóa: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử cótrình độ tốt nghiệp THCS trở lên, trong đó 60% tốt nghiệp THPT

- Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụqua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng về chuyênmôn nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó 50% có trình độ trung cấptrở lên

- Về lý luận chính trị: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu

cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độsơ cấp trởlên, trong đó 40% có trình độ trung cấp

- Về quản lý hành chính nhà nước: 100% cán bộ chủ chốt được đào tạo,bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước

- Về tin học văn phòng: 100% CBCCđược bồi dưỡng kiến thức về tinhọc văn phòng

Trang 21

Như vậy, mục tiêu đào tạo nguồn CBCC cấp xã người DTTS cũngkhông được tách rời các mục tiêu nói trên

1.2.2 Chủ thể đào tạo.

Đối với việc đào tạo nguồn đưa vào chức vụ, chức danh:

Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC quy định tại:

Điều 20: Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ

chức bồi dưỡng cho CBCC ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, CBCC cơ sở xã,phường, thị trấn, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, tổ chức bồi dưỡngtạo nguồn và kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng của địa phương

Điều 21: Trường (Trung tâm) đào tạo, bồi dưỡng CBCC của các Bộ,

ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC ngạch cán sự, ngạch chuyênviên; tổ chức bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,kỹ năng quản lý chuyên ngành cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ, cấp sở,ban ngành và tương đương, các chức danh chuyên môn cấp cơ sở xã, phường,thị trấn theo chuyên ngành dọc và một số đối tượng khác theo nhu cầu

Như vậy, việc đào tạo CBCC cấp xã đã được Nhà nước xác định chủthể đào tạo là các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tuy nhiên, Quyết định 161/2003/QĐ-TTg đã không chỉ ra việc đào tạo nguồnCBCC cấp xã là do chủ thể nào thực hiện nhiệm vụ đào tạo Vì vậy, khôngthể hiểu rằng đối tượng nguồn CBCC cấp xã là do Trường Chính trị các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương là chủ thể đào tạo duy nhất

Có thể xác định chủ thể đào tạo bao gồm hệ thống các trường, các cơ

sở đào tạo mà đầu ra có khả năng cung cấp cho cấp xã các CBCC tương lai.Bao gồm các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học dạy nghề trong và ngoàiđịa bàn tỉnh

Trước hết, là hệ thống các trường đào tạo mà đầu ra chỉ có thể cung cấpcho Ủy ban nhân dân cấp xã những CBCC làm công tác chuyên môn phù hợp

Trang 22

với những chức danh và công việc có thể đảm nhiệm trong tương lai Đó làcác trường Đại học, Cao đẳng, Trung học dạy nghề Có thể đưa ra một sốtrường sau:

- Trường Trung học Cảnh sát vả Đại học Cảnh sát

- Trường Quân sự địa phương và Đại học Quân sự

- Các trường Trung học dạy nghề, trường Cao đẳng, Đại học chuyênngành đào tạo là xây dựng, địa chính

- Trường Trung học kinh tế kỹ thuật, Trường Đại học kinh tế

- Trường Đại học Luật, các trường Đại học khác có đào đạo chuyênngành luật học

- Các trường Trung học dạy nghề, trường Cao đẳng, Trường Đại họcđào tạo các ngành Khoa học xã hội và nhân văn

- Trường Trung học và Đại học đào tạo chuyên ngành văn thư, lưu trữ.Tiếp theo, là hệ thống trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trungương đào tạo những đối tượng là nguồn để đưa vào chức vụ, chức danh do địaphương cử đi học

Từ những quy định trên cho thấy chủ thể tham gia vào quá trình đào tạonguồn CBCC cấp xã có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể đào tạo nguồn CBCC cấp xã tương đối rộng Hiệnnay, trên thực tế, trường Chính trị tỉnh đã kết hợp với nhiều cơ sở đào tạokhác để mở các lớp đào tạo nguồn CBCC cấp xã

Thứ hai, các trường đào tạo nguồn CBCC có đội ngũ giảng viên cótrình độ chuyên môn cao, có nghiệp vụ sư phạm Đây là đặc điểm quan trọngbởi vì việc đào tạo chỉ có thể đem lại hiệu quả cao khi có một đội ngũ giảngviên có kiến thức chuyên môn sâu và có khả năng chuyển tải đến người họcthông qua phương pháp sư phạm nhuần nhuyễn

1.2.3 Đối tượng đào tạo.

Trang 23

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: “Chăm lotạo nguồn cán bộ trong phong trào thực tiễn và ngay từ trong các trường Đạihọc, cao đẳng và dạy nghề”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII lạitiếp tục ghi nhận: “Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thốngchính trị và các tổ chức chính trị và các tổ chức xã hội, các thành phần kinh

tế Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán

bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở”.[23, tr.71]

Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Thủtướng Chính phủ xác định: “Những người đưa vào quy hoạch dự kiến nguồncho các chức danh trên, bao gồm:

- Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học đáp ứng đúng yêu cầu chuyên ngành các chức danh chuyênmôn của cấp xã, hiện chưa có việc làm đang cư trú tại địa phương

- Những người đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang,thanh niên xung phong và các đối tượng khác ở địa phương có trình độ vănhóa tốt nghiệp trung học phổ thông đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu các chức danhCBCC cấp xã”

Như vậy, theo Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg, nếu chọn theo nhómthứ nhất thì chỉ có thể đào tạo nguồn cho các chức vụ như Chủ tịch, phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã, vì các đối tượng này đã được đào tạo chuyênmôn, có thể đảm nhận vị trí công chức cấp xã Nếu chọn đối tượng theo nhómthứ hai thì lại bỏ ra ngoài đối tượng đã được đào tạo tiền công vụ và số họcsinh đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề

Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã,phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010 đã xác định đốitượng để CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số là:

Trang 24

- CBCC đang giữ các chức danh chủ chốt dưới 45 tuổi đạt trình độ theotiêu chuẩn chức danh.

- CBCC dưới 35 tuổi chưa tốt nghiệp THCS hoặc THPT

Đối với nguồn CBCC xã người DTTS thì đối tượng là:

- Những người dưới 30 tuổi đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng

vũ trang, thanh niên xung phong, dân tộc thiểu số chưa có người làm CBCC

xã trong quy hoạch chuẩn bị bổ sung, thay thế cho CBCC cấp xã

- Học sinh mới tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại họcchưa có việc làm, cư trú tại địa phương trong quy hoạch chuẩn bị bổ sung,thay thế cho CBCC cấp xã

Tuy nhiên, trong thời gian qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quannên việc mở các lớp đào tạo nguồn CBCC cấp xã chưa nhiều mà chủ yếu làtập trung mở các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở

1.2.4 Nội dung đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng, KhóaVIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước đã xác định:

Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồidưỡng thống nhất trong hệ thống các trường Nội dung đào tạo phải thiết thực,phù hợp với yêu cầu từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiếnthức thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành.Chú trọng bồi dưỡng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thứclịch sử, địa lý, văn hóa…

Trong Quyết định số 874-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng

11 năm 1996 xác định:

Trang 25

“Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường, nội dung đào tạo,bồi dưỡng chủ yếu là: về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước; những kiến thức cơ bản về công vụ, phápluật và hành chính”.

Tại Điều 4 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC được ban hành kèm theoQuyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 8năm 2003 đã xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Lý luận chính trị

- Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước

- Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

- Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác

Tiếp theo, Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồidưỡng CBCCxã, phường, thị trấn đến năm 2010 đã xác định như sau:

Đối với cán bộ chính quyền: Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, chủ tịch,phó Chủ tịch UBND cần đào tạo:

- Trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp quản lý nhà nước vàtrung cấp chuyên môn nghiệp vụ (đối với cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thị)

- Trình độ học vấn kết hợp với bồi dưỡng chương trình quản lý nhànước và chuyên môn nghiệp vụ (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng

xa, vùng dân tộc, hải đảo)

Đối với các chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã (quy định tạiđiểm b, khoản 3, muc I điều này), nội dung chương trình đào tạo gồm:

- Chuyên môn, nghiệp vụ hệ trung cấp, kiến thức cơ bản về tin học vănphòng (đối với cấp xã vùng đồng bằng)

- Trình độ học vấn kết hợp với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ(đốivới xã, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo)

Trang 26

Tiếp theo, Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngCBCC giai đoạn 1006-2010 đã xác định nội dung đào tạo đối với nguồnCBCC như sau:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức quy định theo tiêuchuẩn cho cán bộ chuyên trách bao gồm: trình độ học vấn, trình độ lý luậnchính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụcho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị trình độ chuyên môn sơ cấp trởlên cho công chức cấp xã

- Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức tin học cho các đối tượng cán

bộ chuyên trách cấp xã, đặc biệt ưu tiên đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

xã, công chức cấp xã; thực hiện đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ chuyên tráchcấp xã công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

- Đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức CBCC cho cán bộ chuyên trách vàkhông chuyên trách; xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái

độ tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt độngcho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2009-2014

Từ những quy định của Đảng và Nhà nước ta về nội dung đào tạo CBCCcấp xã nói chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC cấp xã theo Quyết định số04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, chúng ta thấy rằngnội dung để đào tạo nguồn CBCC cấp xã chưa được đề cập một cách cụ thể.Muốn xác định được nội dung cụ thể phải căn cứ vào tiêu chuẩn cụ thể từng chức

vụ, chức danh, vào chủ thể đào tạo và đối tượng đào tạo

Trang 27

Cũng từ quy định chung nêu trên, chúng ta còn nhận thấy không có mộtnội dung chung cụ thể để đào tạo tất cả các đối tượng để tạo nguồn Muốn đàotạo từng đối tượng nguồn cụ thể phải có nội dung đào tạo riêng.

Đối với nguồn đưa vào chức vụ, chức danh: Nội dung đào tạo chủ

yếu được thực hiện theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡngCBCC xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số đến năm 2010 Tại điều 1quy định nội dung đào tạo theo từng đối tượng đối với CBCC xã người dântộc thiểu số như sau:

- Đối với CBCC đang giữ các chức danh chủ chốt dưới 45 tuổi đạt trình

độ theo tiêu chuẩn chức danh quy định thì: Đào tạo, đào tạo bổ sung kiến thức

về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ

- Đối với CBCC dưới 35 tuổi chưa tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặcTrung học phổ thông: Đào tạo văn hóa gắn với đào tạo chuyên môn nghiệp

vụ, lý luận chính trị

- Đối với nguồn CBCC cấp xã người DTTS:

Đào tạo văn hóa gắn với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chínhtrị theo tiêu chuẩn chức danh CBCC quy định cho những người dưới 30 tuổi

đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong,dân tộc thiểu số chưa có người làm CBCC cấp xã quy hoạch chuẩn bị bổsung, thay thế cho CBCC cấp xã

Như vậy, Quyết định 34/2006/QĐ-TTg đã xác định rõ nội dung cần đàotạo đối với nguồn CBCC cấp xã là người DTTS Tuy nhiên, theo quyết định thìchỉ những đối tượng dưới 30 tuổi đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng

vũ trang, thanh niên xung phong, DTTS chưa có người làm CBCC xã quyhoạch chuẩn bị bổ sung, thay thế cho CBCC cấp xã mới được đào tạo Còn cácđối tượng khác như: Học sinh mới tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp, Caođẳng, Đại học chưa có việc làm, cư trú tại địa phương, trong quy hoạch chuẩn

Trang 28

bị bổ sung, thay thế cho CBCC cấp xã thì chỉ thực hiện nội dung bồi dưỡng cáckiến thức còn thiếu theo tiêu chuẩn chức danh CBCC.

Đối với nguồn để tuyển dụng: Ngoài những kiến thức về văn hóa,

chuyên môn nghiệp vụ mà các trường đào tạo Các đối tượng là nguồn CBCCcấp xã người DTTS còn được bồi dưỡng các kiến thức theo tiêu chuẩn cácchức danh, công việc sẽ được bố trí, các kiến thức về ngoại ngữ, tin học…

Đối với nguồn CBCC có thể sử dụng hình thức đào tạo này bởi vì độingũ CBCC nguồn kế cận, cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ phải được tậptrung đào tạo chính quy để có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ lâu dài

- Đào tạo tại chức: Học viên vừa tham gia khóa học, vừa đi làm Mỗinăm tập trung 3-4 đợt, mỗi đợt 1-3 tháng Hình thức này thường áp dụng chocác đối tượng lớn tuổi, không có điều kiện đào tạo tập trung và cho CBCCđang công tác, chủ yếu là áp dụng đối với các lớp đào tạo nguồn chức danh

Từ các quy định chung trên, việc áp dụng hình thức đào tạo nào cho cácđối tượng nguồn CBCC cấp xã người DTTS đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần

Trang 29

nghiên cứu lựa chọn thích hợp đối với từng đối tượng, đảm bảo chất lượng vàhiệu quả của các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Thông thường, đối với các lớp đào tạo nguồn CBCC cấp xã ngườiDTTS để đưa vào thì hình thức đào tạo là ngắn hạn tập trung (thời gian đàotạo là 9 tháng) Ngoài ra, các đối tượng này cũng được đào tạo tập trung dàihạn, tuy nhiên, số lượng học viên người DTTS theo học các lớp này khôngnhiều

Đối với các lớp đào tạo nguồn chức danh cho CBCC cấp xã ngườiDTTS thì hình thức đào tạo chủ yếu là tại chức

1.2.6 Phương pháp đào tạo

Phương pháp theo nghĩa chung nhất là tập hợp tất cả các cách thức giúpngười dạy (giảng viên) có thể truyền đạt tốt nhất những kiến thức, kỹ năngcho người học (học viên) có thể tiếp thu tốt nhất những kiến thức, kỹ năng màgiảng viên truyền thụ

Phương pháp đào tạo luôn phụ thuộc vào mục đích, đối tượng, nội dung

Người cho rằng phải chọn vấn đề cốt thiết thực, chu đáo hơn thamnhiều, phù hợp với đối tượng học “tránh mở lớp lung tung” Người coi trọngviệc tự lực, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức và phải lấy “tự học làm cốt”

Trang 30

[30, tr 52], học phải đi đôi với hành Đây là quan điểm đào tạo hiện đại khiếnngười học phải tự giác học tập, nêu cao tinh thần độc lập suy nghĩ, không saochép câu chữ trong sách Người chỉ rõ “học ở trường, học ở sách vở, học lẫnnhau và học nhân dân” [31, tr 492], Người còn chỉ rõ cách thức huấn luyệnphải có hệ thống chặt chẽ từ trên xuống dưới sao cho thật sâu sát, tránh chồngchéo hoặc chạy theo số lượng, lựa chọn kỹ người dạy và người học.

Kế thừa quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước

ta hiện nay chủ trương thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, sử dụngphương pháp đào tạo thích hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, vận dụng lýthuyết để giải quyết vấn đề thực tế đang đặt ra, xử lý các tình huống điển hìnhtạo điều kiện để người học chủ động liên hệ, suy nghĩ và vận dụng

Theo Điều 23 Quyết định 161/QĐ-TTg thì:

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBCC là phương pháp đào tạo, bồidưỡng tích cực, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạocủa người học, tăng cường hoạt động đối thoại trao đổi thông tin, kiến thức vàkinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các giảng viên với nhau

Phương pháp đào tạo nguồn CBCC là những cách thức, những biệnpháp tác động vào quá trình đào tạo làm cho quá trình đó đạt được mục tiêu

đề ra Nó bao gồm cả trong quá trình quy hoạch, lựa chọn đối tượng, đào tạotại trường và đối tượng tự đào tạo

Đối với việc đào tạo nguồn CBCC cấp xã là người DTTS thì phải cónhững phương pháp giảng dạy đặc thù, phải đảm bảo được khả năng tiếp thukiến thức của học viên

Chúng ta biết rằng, đầu ra của quá trình đào tạo nguồn CBCC cấp xã làngười DTTS có quan hệ mật thiết với đầu vào của đơn vị sử dụng nguồn đãđược đào tạo Chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo nguồn cán bộ, côngchức cấp xã người DTTS sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sử dụng,ảnh hưởng đến quá trình công tác về sau của CBCC Do vậy, cần phải có sự

Trang 31

kết hợp những phương pháp trong từng giai đoạn cụ thể của quá trình đào tạo.Giai đoạn đào tạo tại trường hoặc ở cơ sở đào tạo là rất quan trọng vì đây làgiai đoạn đào tạo kiến thức cơ bản, các kỹ năng Vì vậy, cần phải sử dụngnhiều phương pháp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng lý thuyết đểgiải quyết tình huống thực tế, kết hợp việc cung cấp kiến thức với việc rènluyện đạo đức, hành vi ứng xử của người CBCC

1.3 Vai trò của cán bộ, công chức và đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.

1.3.1 Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.

Ở nước ta, chính quyền cấp xã gồm xã, phường, thị trấn là chính quyền

cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền địa phương Chính quyền cấp

xã có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyềnlực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân cư và toàn thể người dân trong địabàn; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là mắt xích quan trọngtrong cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân Mọi chủ trương, chính sách, phápluật của Đảng và Nhà nước đều phải được thực hiện ở cấp xã

Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng trong xâydựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động thi hànhnhiệm vụ, công vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nóiriêng và hệ thống chính trị nói chung xét đến cùng được quyết định bởi phẩmchất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã

Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã khẳng định: Cán bộ là nhân tốquyết định sự thành công của cách mạng; cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọnghoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới; cán bộ nói chung có vai trò rấtquan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở CBCC chính quyềncấp xã là những người trực tiếp đem chính sách của Đảng, pháp luật của nhà

Trang 32

nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời nắm bắt tình hìnhtriển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật củanhà nước phản ánh cho Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổsung cho phù hợp với thực tiễn Nói cách khác, đội ngũ CBCC chính quyền cấp

xã là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng nhân dân

Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là lực lượng nòng cốt trong quản lý

và tổ chức công việc của chính quyền cấp xã Nhiệm vụ của họ là thực thicông vụ mang tính tự quản theo pháp luật Họ có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷcương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, quyền conngười, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, ngănchặn các hành vi vi phạm pháp luật Thông qua hoạt động của đội ngũ CBCCcấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tựquản của mình

Nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã Nghị quyếtHội nghị Trung ương 5 khóa IX đã xác định: xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở

là một trong ba vấn đề cơ bản, bức xúc nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng

hệ thống chính trị cơ sở

Đối với CBCC cấp xã là người DTTS, ngoài những vai trò nói trên,hơn ai hết họ còn là người có cùng tiếng nói, phong tục tập quán Họ là nhữngngười con của đồng bào dân tộc nên nắm được tâm tư, tình cảm, lối sống, ýchí, nguyện vọng và tập tục của đồng bào mình Vì vậy, họ càng có vai tròhơn khi ở những vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống Bên cạnh đó, họcòn có vai trò to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, vừa là lựclượng nòng cốt, vừa là tấm gương trong các hoạt động văn hóa, xã hội, tươngthân, tương ái tạo nên một khối đại đoàn kết vững chắc ở địa phương có nhiềudân tộc anh em cùng sinh sống

1.3.2 Vai trò của công tác đào tạo nguồn cán bộ công chức cấp xã

là người dân tộc thiểu số.

Trang 33

CBCC là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị của một quốcgia liên quan trực tiếp từ khâu hoạch định chính sách cho đến tổ chức nhândân thực hiện C Mác nhấn mạnh: “Muốn thực hiện tư tưởng cần có nhữngcon người sử dụng lực lượng thực tiễn”.[37, tr181] Là người kế thừa xuất sắc

tư tưởng của Mác-Ăngghen, Lênin viết: “Trong lịch sử, chưa hề có giai cấpnào giành được quyền thống trị, nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũmình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổchức và lãnh đạo phong trào…chúng ta phải đào tạo những người sẵn sànghiến cho cách mạng, không phải chỉ những buổi tối rỗi việc mà tất cả cuộc đờihọ” [35 , tr473,474]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “Cán bộ là cái gốc của công việc”,

“muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hoặc kém”, nên “huấnluyện cán bộ là việc gốc của Đảng”.[29, tr 240, 269] Khi đề cập đến vấn đềđào tạo cán bộ, Người đã chỉ ra rằng: “cần có cán bộ già, đồng thời rất cầnnhững cán bộ trẻ…công việc ngày càng nhiều, càng mới Một mặt, Đảng taphải đào tạo dìu dắt đồng chí trẻ Một mặt, đảng viên già phải cố gắng màhọc”.[32, tr 464, 465]

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì trong sự nghiệp cách mạngkhông thể thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn, chín chắn trongnhận thức để làm nòng cốt dìu dắt các đồng chí trẻ tuổi Thực tiễn đời sốngchính trị luôn nảy sinh những vấn đề mới mà việc xử lý nó đòi hỏi phải cótính năng động, phải bằng tri thức khoa học mà yêu cầu này người cán bộ trẻ

dễ dàng có khả năng đáp ứng tốt Vì vậy, theo Người, đội ngũ cán bộ trẻ là rấtcần cho sự nghiệp cách mạng Việc đào tạo và dìu dắt, hướng dẫn đội ngũ cán

bộ trẻ là công việc mà nhất định Đảng ta phải làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong di chúc để lại cho đời sau đã đặt ra nhiệm

vụ cho Đảng là phải đào tạo được nguồn cán bộ có đủ sức đủ tài để thừa kếxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Người viết: Đảng ta cần phải chăm lo

Trang 34

giáo dục đạo đức cách mạng cho họ (đoàn viên và thanh niên), đào tạo họthành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa

“chuyên” Người khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau làmột việc rất quan trọng và cần thiết”.[33, tr 510]

Thực hiện tư tưởng của Người, việc tạo nguồn cán bộ đã được đặt ra vàghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII ghi nhận: “Chăm lo tạo nguồn cán bộ trong phong trào thực tiễn

và ngay từ trong các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ”.[23, tr146] Tiếptheo đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã xác định: “Mộttrong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược cán bộ là phải tạo đượcnguồn cán bộ, xây dựng được quy hoạch và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cánbộ” “Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán

bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở”.[24, tr28, 83]

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định:

“Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảođảm tính liên tục, kế thừa và phát triển [25, tr142] Đại hội cũng đã chỉ rõ:

“Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng CBCC với chương trình, nội dung sát hợp; chútrọng đội ngũ cán bộ xã, phường”

Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tiếp tục khẳng định phải “chăm lo côngtác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ

cơ sở”

Trên cơ sở những định hướng quan trọng của Đảng về đào tạo, bồidưỡng CBCC cấp xã và những văn bản của Nhà nước về CBCC cấp xã, có thểthấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn CBCC nói chung,nguồn CBCC cấp xã là người DTTS nói riêng Đó là:

Thứ nhất, việc đào tạo nguồn sẽ xây dựng được đội ngũ CBCC cấp xãngười DTTS kế cận đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, có khảnăng thay thế cho đội ngũ CBCC cấp xã

Trang 35

Thứ hai, đào tạo nguồn CBCC cấp xã người DTTS là nhằm trang bịnhững kỹ năng, kiến thức cơ bản cho các đối tượng dự nguồn Họ sẽ là lựclượng thay thế cho lớp CBCC xã về hưu hoặc luân chuyển.

Thứ ba, đào tạo một đội ngũ dự nguồn CBCC cấp xã người DTTS có

đủ năng lực trình độ, có bản lĩnh chính trị, tư tưởng, lập trường vững vàng cókhả năng giải quyết nhanh chóng, thõa mãn các yêu cầu của nhân dân, tạođược niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thứ tư, việc đào tạo nguồn CBCC cấp xã người DTTS thể hiện sự quantâm, thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Khuyến khích họtham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội nếu họ đáp ứngđược các tiêu chuẩn đề ra

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua những phân tích nói trên, có thể thấy được vai trò đặc biệt quantrọng của đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS Đây là lực lượng nòng cốt, trựctiếp tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động diễn ra tại cơ

sở Nếu đội ngũ này được đào tạo tốt và sử dụng đúng cách sẽ góp phần thắnglợi trong thực hiện các hoạt động tại cơ sở

Vì thế, việc đào tạo nguồn CBCC cấp xã người DTTS là vấn đề mangtính thời sự, luôn được quan tâm Ngày nay, trong sự nghiệp cách mạng củathời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta đã đề cập đến chiến lược mục tiêu, tiêuchuẩn cụ thể cho từng CBCC Bên cạnh đó, những quan điểm, định hướngđào tạo nguồn cán bộ cũng được đặt ra Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, cácđịa phương thực hiện quy hoạch và xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã phù hợpvới quy định chung và điều kiện thực tế của địa phương Điều này sẽ góp mộtphần rất lớn trong việc tạo ra một đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS trongtương lai có đủ bản lĩnh, đủ đức, đủ tài, tận tâm phục vụ đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp đổi mới đất nước

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐĂKLĂK 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến nguồn và công tác đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh ĐăkLăk.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

ĐăkLăk là vùng đất bazan màu mỡ đã mang nhiều tên gọi khác nhau vàđược tách nhập nhiều lần với các địa phương xung quanh Việc lấy tên núi,tên sông, tên những người có danh tiếng đứng đầu buôn làng để đặt cho địaphương mình là hiện tượng phổ biến ở Tây Nguyên nói chung và ở ĐăkLăknói riêng

Trước năm 1975, vùng đất ĐăkLăk có hai thị xã là Buôn Ma Thuột vàCheo Reo cùng 9 huyện Sau khi Miền Nam được giải phóng, hai huyện Đông

và Tây Giarai được chuyển về tỉnh Gia Lai, tách một phần Đông Cheo Reo vàM’Đrắc giao cho tỉnh Phú Yên, nhập tỉnh Quảng Đức về ĐăkLăk

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết

22/NQ-QH ngày 26 tháng 11 năm 2003 quyết định tách ĐăkLăk ra thành hai tỉnhĐăkLăk và ĐăkNông

Ngày 01 tháng 4 năm 2004, tỉnh ĐăkLăk được chính thức ra mắt

ĐăkLăk là một tỉnh thuộc miền núi Cao nguyên Nam Trung Bộ, códiện tích tự nhiên là 13.085 km2 Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và KhánhHòa; Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông; Phía Bắc giáp tỉnh GiaLai; Phía Tây giáp tỉnh Mođunkini của nước bạn Cam Pu Chia với tổng chiềudài biên giới là 73 km

Trang 37

Tính đến cuối năm 2008, dân số ĐăkLăk khoảng hơn 1,7 triệu ngườivới 44 dân tộc anh em sinh sống gồm: Kinh, Êđê, Giarai, M’Nông…trong đóđồng bào Kinh chiếm hơn 70% tổng dân số, đồng bào các dân tộc thiểu sốchiếm gần 30% tổng dân số.

Do nằm ở vị trí quan trọng về nhiều mặt nên ĐăkLăk là một địa bànchiến lược cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa Đây là vùng đất có tàinguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng để phát triển kinh tế, đồng thờicũng là nơi bảo lưu được những giá trị văn hóa đặc sắc của các cộng đồng dân

cư bản địa

Về mặt hành chính, hiện nay ĐăkLăk có một Thành phố Buôn MaThuột và 13 huyện là: Buôn Đôn, EaSúp, CưM’gar, Krông Púk, EaH’Leo,EaKar, M’Đrăk, Krông Ana, CưKuin, Krông Nô, Krông Bông, Lăk, KrôngPăk với 185 xã, phường, thị trấn

Về mặt kinh tế, cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp - dịch vụnhưng chủ yếu kinh tế của ĐăkLăk là nông nghiệp với sự độc canh nhiều vềcây cà phê

Trước đây, ĐăkLăk rất kém phát triển, đại bộ phận dân cư là ngườiđồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư, tự cung, tự cấp, năng suất laođộng thấp, sống dựa vào thiên nhiên, lại bị ràng buộc bởi các phong tục tậpquán lạc hậu nên đời sống rất khó khăn

Quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnhđạo, đến nay kinh tế của tỉnh ĐăkLăk đã có những bước phát triển đáng kể, cơcấu kinh tế hiện nay của ĐăkLăk như sau:

Trang 38

16,6% (Nghị quyết tăng 14-16%), công nghiệp, xây dựng tăng 22,4% (Nghịquyết tăng 20-21%), dịch vụ tăng 24,5% (Nghị quyết 21-22%) Cơ cấu kinh tếtiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông-lâm nghiệp giảm còn57,3%, công nghiệp, xây dựng lên 16%, các ngành dịch vụ lên 26,7% Thunhập bình quân đạt 8,2 triệu/ người/năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì tỉnh ĐăkLăk vẫn là mộttỉnh còn nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm tỷ trọngkhá lớn, trong đó 80% dân số sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp, đặcbiệt là vùng đồng bào DTTS tỷ lệ này còn cao hơn Đời sống đồng bào ở cácbuôn, thôn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm hơn 20% so vớitổng số đồng bào dân tộc Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí thấp so với mặt bằngchung của tỉnh Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của đồng bào, trongkhi đó khả năng đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuấtcòn chậm, hiệu quả thấp, phương thức canh tác còn thủ công Hạ tầng kinh tế

- xã hội còn kém, giao thông đi lại khó khăn, nhiều hộ vẫn còn thiếu đất ở, đấtsản xuất Cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống, nhất là nhà ở còn nghèo nàn,vẫn còn trên 22% nhà lợp tranh tre, vách nứa, nhà tạm Bên cạnh đó, tình hình

an ninh chính trị, nhất là an ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi,

do đó làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Đời sống kinh tế còn khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công táctriển khai thực hiện Chỉ thị 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XII) về đàotạo, sử dụng đội ngũ cán bộ DTTS và đào tạo nguồn CBCC người DTTS

Về mặt xã hội: Công tác dạy và học được quan tâm, công tác bảo vệ vàchăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều cố gắng; các hoạt động văn hóa –thôngtin, phát thanh truyền hình đã được cải tiến theo hướng phong phú, thiết thựchơn; Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, từng bước ứng dụng và chuyểngiao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là vùng nông thôn, vùng

Trang 39

đồng bào DTTS Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và cácchính sách xã hội được quan tâm.

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của ĐăkLăk đã tác độngrất lớn đến cán bộ cơ sở Trước hết, là do điều kiện khoảng cách quá xa vềmặt địa lý Có những xã cách trung tâm tỉnh tới 120km, cách trung tâm huyện40km Do đó, việc đi lại họp hành, học tập đối với cán bộ rất khó khăn Kinh

tế của các xã còn kém phát triển, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồngbào DTTS đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ cán bộ cơ sở trong khi chế

độ lương, phụ cấp chưa đảm bảo

Về quy mô, tổ chức của các đơn vị xã, phường, thị trấn cũng còn nhiềubất cập ảnh hưởng không nhỏ đến sự quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ cơ

sở và cơ cấu đội ngũ cán bộ Có phường, xã dân số chỉ vài trăm người nhưng

có xã tới 24.000 dân, có xã có vài dân tộc nhưng có xã tới 15 dân tộc anh emcùng sinh sống

Về trình độ học vấn: Có thể nói trình độ còn rất thấp trong đa số đồngbào dân tộc thiểu số Do đó, muốn có đội ngũ CBCC người DTTS thì trình độhọc vấn là một thách thức, trở ngại Thực tế cho thấy nhiều huyện, xã không thể

có nguồn học hết Trung học phổ thông hoặc tương đương để đào tạo nguồn

Tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn gây khó khăn rất nhiều cho địaphương Tính đến tháng 11/2007 đã có 88 hộ, 428 khẩu đồng bào dân tộcH’Mông từ các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang…đến vùngsâu, vùng xa của một số huyện trong tỉnh

Tóm lại, những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của ĐăkLăk đã cóảnh hưởng rất nhiều đến đội ngũ cán bộ công chức cũng như việc đào tạonguồn CBCC cấp xã là người DTTS

2.1.2 Yếu tố về phong tục tập quán, nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Trang 40

ĐăkLăk - cái nôi của văn hoá Tây Nguyên, nơi chứa đựng nhiều nétvăn hoá truyền thống, những phong tục, tập quán, lễ hội chính là linh hồn đểtạo nên cho vùng đất này có bản sắc văn hoá riêng biệt, trường tồn theo thờigian Người Ê đê là một tộc người đã định cư lâu đời tại ĐăkLăk , cùng vớidân tộc M’Nông, Jarai…đồng bào thường tập trung và sinh sống ở những nơi

có địa hình phù hợp với sinh hoạt nương rẫy hàng ngày, những thung lũng cóbến nước rừng thiêng Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh – cùng vớitín ngưỡng đa thần” nên mọi sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống hàngngày đều hiện hữu đấng thần linh tối cao, người ta gọi đó là Yàng Trong tiềmthức của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì Yàng cũng giống như vị

“Thành Hoàng” ở những làng quê của người Kinh Yàng là một vị thần linhthiêng cao quý, luôn phù hộ, che chở, bảo vệ cho buôn làng Vì thế đồng bàotuyệt đối tin tưởng và thường xuyên cúng tế

Cuộc sống của người Ê đê gắn bó chặt chẽ với thế giới tự nhiên, chan hòavới thế giới tự nhiên Họ lấy từ tự nhiên những sản vật phục vụ cho nhu cầu củamình Dựa vào mặt trời, mặt trăng để định đơn vị thời gian: Ngày (mặt trời),đêm (mặt trăng), năm (mùa rẫy, mùa hoa, mùa chim bay về và bay đi) Họ tinvào các vị thần linh, cho nên con người phải cầu khấn, suy tôn các vị thần

Nghi lễ- lễ hội dân gian của người Êđê không mang tính tôn giáo màmang nặng tính tâm linh đa thần Hình thức lễ thường gắn với việc cúng thần

và lễ vật hiến thần Tùy theo từng loại lễ mà thu hút cả dòng họ, cả buôn hoặcnhiều buôn tham gia Lễ ở đây bên cạnh những lễ có ý nghĩa nhân văn còn cónhững lễ mang tính chất mê tín dị đoan, gây tốn kém lãng phí, ảnh hưởng đếnsức khỏe, tâm lý của các thành viên trong cộng đồng

Đồng bào DTTS Ê đê, Jarai, M’Nông…ở ĐăkLăk có truyền thống quần

cư, cộng đồng cao, là cộng đồng thống nhất về ý thức dân tộc, ngôn ngữ vàvăn hóa Họ sống quần cư trong những ngôi nhà dài Mỗi nhà dài gồm nhiềugia đình, nhiều hộ cùng là chị em ruột một dòng họ với nhau theo chế độ mẫu

Ngày đăng: 29/01/2024, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w