1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước ở vn

62 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Huy Động Và Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Các Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở VN
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 254,92 KB

Nội dung

Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đềugắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đócó việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng..

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I :Những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

I –Khái niệm,bản chất và vai trò của nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp.

1 Khái niệm về vốn và nguồn vốn đầu tư

1.1.Vốn đầu tư

1.2 Nguồn vốn đầu tư

2 Bản chất, vai trò của của nguồn vốn đầu tư

2.1 Bản chất của nguồn vốn đầu tư

2.2 Vai trò của nguồn vốn đầu tư

II - Huy động vốn đầu tư trong doanh nghiệp Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước.

1 Các hình thức huy động vốn đầu tư trong doanh nghiệp

1.1 Huy động nguồn vốn từ bên trong

1.2 Huy động nguồn vốn từ bên ngoài

2 Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

2.1 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp nhà nước

2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong DNNN

Chương II Thực trạng vấn đề huy động và sử dụng vốn của DNNN Việt Nam

I.Thực trạng hoạt động các DNNN Việt Nam hiện nay.

II Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.

1 Vốn ngân sách nhà nước

2.vốn góp liên doanh, liên kết, vốn cổ phần hóa

Trang 2

III.Thực trạng huy động và sử dụng vốn nợ ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay

IV Nguyên nhân làm giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn doanh nghiệp nhà nước.

1 Về quản lý ở tầm vĩ mô.

2.Về quản lý vi mô ở doanh nghiệp.

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước ở VN.

I Những giải pháp chung nhằm tăng cường huy động và sử dụng vốn trong các DNNN ở VN

1 Hoàn thiện cơ chế quản lí các DNNN.

2 Xây dựng chiến lược, chủ trương đầu tư hợp lí, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của đầt nước.

3 Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính vĩ mô nhằm đổi mới cơ chế huy động vốn, tăng quy mô vốn đầu tư cho DNNN.

4 Hoàn thiện cơ chế quản lí, điều hành thị trường.

II Những giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư trong các DNNN

1 Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hoá các DNN

2 Tập trung đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư các công trình trọng điểm.

3 Hình thành đồng bộ các loại thị trường đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

III Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các DNNN

1 Những giải pháp vi mô về phía doanh nghiệp.

2 Những giải pháp vĩ mô về phía nhà nước.

Trang 3

CHƯƠNG I :Những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

I Khái niêm,bản chất và vai trò của nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp

1 Khái niệm về vốn và nguồn vốn đầu tư

Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạnggiá trị được chuyển hoá thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư pháttriển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội

2 Bản chất, vai trò của của nguồn vốn đầu tư:

2.1 Bản chất của nguồn vốn đầu tư

Xét về bản chất ,nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tíchluỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xãhội Điều này được kinh tế học cổ điển ,kinh tế học chính trị Mac –Lênin và kinh

tế học hiện đại chứng minh

Trong tác phẩm “của cải của các dân tộc ” Adam Smith,một đị diện điển hìnhcủa kinh tế cổ điển đã khẳng định:Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăngvốn Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo

ra bao nhiêu chăng nữa ,nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên” Sang thế kỷ XIX,khi nghiên cứu về vấn đề cân đối kinh tế kinh tế ,về các mốiquan hệ giữa các khu vưc của nền sản xuất xã hội,về các vấn đề có liên quan trựctiếp đến tích luỹ,C.Mac đã chứng minh rằng : Trong một nền kinh tế với hai khuvực ,khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêudùng Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c làphần tiêu hao vật chất ,(v+m) là phần giá trị mới sáng tạo ra Khi đó, điều kiện đểđảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo(v+m)của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II Tức là :

( v + m)I > (c)II

Trang 4

(c + v + m)II < (v + m)I + (v + m)II

Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sảnphẩm sản xuất ra của khu vực II Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tếmới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng Từ đó quy mô vốnđầu tư cũng sẽ gia tăng

Như vậy, để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô chođầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiếtkiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực Mặt khác, phải tăng cường sản xuất tư liệutiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt ở cả hai khu vực

Với phân tích như trên, chúng ta thấy rằng theo quan điểm của Mác, con đường

cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất vàthực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và trong tiêu dùng Hay nói cách khác,nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăngsản xuất và tích luỹ của nền kinh tế

Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được nhà kinh tế học hiệnđại chứng minh Trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãixuất và tiền tệ’ của mình, John Maynard keynes đã chứng minh được rằng: Đầu tưchính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng Đồng thời ông cũng chỉ

ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng:

Tức là:

Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư

Trang 5

Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng

sẽ tham gia giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết khoản vốn từ nguồn dư thừa hoặctạm thời dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng Ví dụ, nhà đầu tư có thể pháthành cổ phiếu, trái phiếu ( nếu đáp ứng được một số điều kiện nhất định và tuânthủ quy trình thủ tục nhất định ) để huy động vốn thực hiện một dự án đầu tư nào

đó từ các doanh nghiệp, hộ gia đình hay các cá nhân - người dư thừa hay tạm thời

dư thừa vốn

Trang 6

Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế khôngphải bao giờ cũng được thiết lập Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhucầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thựchiện đầu tư Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư,khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài Trong trường hợp này,mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai.

CA = S – I

Trong đó : CA là tài khoản vãng lai (current account)

Như vậy, trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ nội bộcủa nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từnước ngoài Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trongnhững nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế Nếu tích luỹ của nền kinh tếlớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thìquốc gia đó có thể đầu tư vốn nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế

2.2 Vai trò của nguồn vốn đầu tư:

 Để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển thì phải có vốn Vốn là chìa khoá đểthực hiện mọi mục tiêu của doanh nghiệp Vốn có tầm quan trọng đối với hoạtđộng kinh tế như máu trong cỏ thể người

Kế thừa những tư tưởng của những nhà kinh tế cổ điển, Mac đã trình bàynhững quan điểm của mình vè vai trò của vốn qua các học thuyết : tích luỹ , tuầnhoàn và chu chuyển, tái sản xuất tư bản xã hội, học thuyết địa tô Đặc biệt Mac đãchỉ ra nguồn gốc của vốn tích luỹ là lao động thặng dư do người lao động tạo ra, vànguồn vốn đó khi đem vào việc mở rộng và phàt triển sản xuất thì nó vận động nhưthế nào Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mac đã tìm thấy quy luậtvận động tư bản (vốn) mà quy luật này nếu ta trừu tượng những biểu hiện cụ thể vềmặt xã hội thì sẽ thấy bổ ích rằng công thức:

Trang 7

T – H –(SLĐ-TLSX) SX H’ T’

Công thức đó đã chỉ ra rằng bất kì một doanh nghiệp nào muốn thực hiện quátrình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua 3 giai đoạn: Mua-Sản xuất-Bánhàng Và điều quan trọng cho mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải biết tìmcách cấu trúc một cách khôn ngoan các yếu tố của tiền vốn ,đầu tư nhằm tạo ranhiều của cải nhất cho mỗi cá nhân , mỗi doanh nghiệp và của cả xã hội Côngthức đó cũng chỉ ra rằng trong dòng chảy liên tục của vốn đầu tư nếu như hình tháinào trong ba hình thái trên chưa đi vào chu trinh vận động liên tục của các hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì đồng vốn đó vẫn ở dạng tiềm năng, chứ nó chưa đemlại lợi ích thiết thực cho mỗi các cá nhân, mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội Tíchluỹ vốn (tư bản) theo Mac là: “Sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay chuyểnhoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản ” Từ những phân tích trên Mac đã chỉ rabản chất của quá trình tích luỹ vốn trong các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa: “Mộtkhi kết hợp được sức lao động và đất đai tức là hai nguồn gốc đầu tiên của cải, thì

tư bản có một sức bành chướng cho phép nó tăng những yếu tố tích luỹ của nó lênquá những giới hạn mà bề ngoài hình như do lượng của bản thân tư bản quyếtđịnh, nghĩa là do giá trị và khối lượng của những tư liệu sản xuất (trong đó tư bảntồn tại) đã được sản xuất ra quyết định”

Yêu cầu khách quan của tích luỹ vốn đã được Mac khẳng định do nhữngnguyên nhân sau :”Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa thì quy mô tối thiểu mà một tư bản cá biệt phải có để có thể kinh doanhtrong điều kiện bình thường cũng tăng lên.”

Từ đó Mac khẳng định :” Sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản nếu muốn duy trì

tư bản củ mình thì phải làm cho tư bản ngày càng tăng thêm mẫi lên và không thểnào tiếp tục làm cho tư bản đó ngày càng tăng lên được nếu không có sự tích luỹngày càng nhiều thêm” Mac còn chỉ ra rằng những nhân tố quy định quy mô của

Trang 8

tích luỹ : khối lượng giá trị thặng dư (lơị nhuận) năng suất lao động xã hội và quy

mô vốn ban đầu (lượng tư bản ứng trước)

Như vậy, cùng với lao động, vốn (tư bản) là một trong các yếu tố đầu vào sảnxuất ra hàng hoá, dịch vụ.Công nghệ sản xuất hiện có quyết định mức sản lượngđược sản xuất ra từ một lượng tư bản và lao động nhất định Hàm này cho biết cácnhân tố sản xuất quyết định mức sản lượng được sản xuất ra như thế nào Nếu kíhiệu Y là sản lượng thì ta có hàm sản xuất như sau:

Y = F(K,L)

Phương trình này nói rằng sản lượng là một hàm của khối lượng tư bản và laođộng Tức là hàng hoá, dịch vụ được tạo ra phu thuộc vào lượng tư bản sẵn có.Nhiều tư bản cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn

 Vốn là yếu tố quan trọng đồi với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế

(Y-C-T)+(T-G)=I

Trong đó T là thuế

Biểu thức (Y-C-T) là tiết kiệm tư nhân

Biểu thức (T-G) là tiết kiệm chính phủ

Nếu chi tiêu nhiều hơn thu, chính phủ bị thâm hụt ngân sách thì tiết kiệm côngcộng mang dấu âm

Tiết kiệm quốc dân bằng tiết kiệm chính phủ cộng tiết kiệm tư nhân

- Trên thị trường tài chính

Trang 9

I(r) r

I

Lãi suất vừa là chi phí đi vay vừa là lợi ích đi vay Chính vì thế nó đóng vai tròđiều chỉnh cân bằng trên thị trường vốn, đồng thời nó cho thấy vai trò của tiếtkiệm đối với tăng trưởng kinh tế

S(r) = I(r)

Ta có sơ đồ thị trường vốn:

Nhìn vào sơ đồ ta thấy, bất kì sự thay đổi nào ảnh hưởng đến cung vốn sẽ ảnhhưởng đến lãi suất và thông qua đó ảnh hưởng đến đầu tư Nếu chính phủ thựchiện chính sáh tài khoá thắt chặt làm tiết kiệm chính phủ tăng, đương cung vốndích sang phải dẫn tới lãi suất giảm, đầu tư tăng làm sản lượng tăng Như vậy, sựcắt giảm tiêu dùng sẽ giải phóng nguồn lực cho đầu tư

Một nghiên cứu khác cũng khẳng định vai trò của vốn đầu tư đến tăng trưởng

và phát triển kinh tế, đó là hệ số ICOR

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy : muốn giữ tốc độ tăngtruởng ở mức trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt được ở mức từ 15 đến 20 sovớI GDp tuỳ thuộc vào ICOR của từng nước

Vốn đầu tư

ICOR =

GDP do vốn tạo ra

Trang 10

Từ đó suy ra:

Vốn đầu tư

Mửc tăng GDP =

ICOR

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư

II - Huy động vốn đầu tư trong doanh nghiệp Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước.

1 Các hình thức huy động vốn đầu tư trong doanh nghiệp.

1.1 Huy động nguồn vốn từ bên trong

a Vốn ban đầu:

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải cómột số vốn ban đầu nhất định, do các cổ đông_ chủ sở hữu góp Khi nói đến nguồnvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu củadoanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốncủa doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư củanhà nước Chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước chính là nhà nước Hiệnnay, cơ chế quản lí tài chính nói chung và quản lí vốn của doanh nghiệp nhà nướcnói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế

Đối với doanh nghiệp, theo luật doanh nghiệp chủ sở hữu phải có số vốn cầnthiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp Trong thực tế, vốn tự có của chủdoanh nghiệp bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều vốn pháp định, nhất là sau một thờigian hoạt động và mở rộng hoạt động kinh doanh Chẳng hạn với công ty cổ phần,vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty Mỗi một

cổ đông đóng góp là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạntrên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số

Trang 11

dạng tương đối khác nhau do đó, cách thức huy động vốn của các công ty này cũng

khác nhau.

b Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia:

Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu

tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tài trợ bằng lợi nhuận không chia- nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạonguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệpgiảm đước chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài

Để có được lợi nhuận để lại thì trước tiên doanh nghiệp phải đang hoạtđộng, có lợi nhuận và được phép tiếp tục đầu tư Đối với doanh nghiệp nhà nướcviệc tái đầu tư còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của nhà nước

Đối với công ty cổ phần việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố nhạycảm Đó là mối quan hệ giữa việc chi trả cổ tức và giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư.Khi công ty để lại lợi nhuận, tức là cổ đông không được nhận cổ tức, bù lại họ cóquyền sở hữu số cổ phần tăng lên của công ty

Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tài trợ bằngnguồn vốn nội bộ Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài,nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kì trước mắt(ngắn hạn) do cổ đôg chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn Nếu tỷ lệ chi trả cốtức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.Khi giải quyết vấn đề này cần lưu ý một số yếu tố có liên quan như:

- Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ

- Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước

- Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu củacông ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó

Trang 12

- Hiệu quả của việc tái đầu tư.

c Phát hành cổ phiếu:Là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp và là nguồntài chính dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp

♦ Cổ phiếu thường.

Cổ phiếu thường( còn gọi là cổ phiếu thông thường)là loại cổ phiếu thông dụngnhất, đồng thời là chứng khoán quan trọng nhất đước trao đổi, mua bán trên thịtrường chứng khoán

Theo quy định của luật chứng khoán điều kiện để chào bán cổ phiếu ra côngchúng

◦ Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từmười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

◦ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

◦ Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bánđược Đại hội đồng cổ đông thông qua

Việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phương thức huy động vốnkhác nhưng cũng có những hạn chế và các ràng buộc cân được doanh nghiệp cânnhắc kỹ lưỡng Trong đó, giới hạn phát hành là một quy định có tính chất pháp lý.Lượng cổ phiếu tối đa mà một công ty được phép phát hành gọi là vốn cổ phiếuđược cấp phép Hầu hết các nước đều sử dụng giới hạn phát hành như môt công cụquan trọng để kiểm soát và hạn chế các rủi ro cho công chúng

Sau khi phát hành phần lớn cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư- các cổ đông.Những cổ phiếu này gọi là những cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường Công typhát hành có thể mua lại những cổ phiếu của mình và giữ chúng nhằm mục đíchnào đó, chúng được gọi là cổ phiếu ngân quỹ Việc mua bán những cổ phiếu này

Trang 13

phụ thuộc vào một sổ yếu tố như:

Tình hình biến động vốn và khả năng đầu tư

Tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường

Chính sách đối với việc sáp nhập hoặc thôn tính công ty

Tình hình trên thị trường chứng khoán và quy định của uỷ ban chứng khoán nhànước

♦ Mệnh giá và thị giá.

Mệnh giá cổ phiếu: Là giá trị ghi trên mặt cổ phiếu,và được ghi rõ trong giấyphép phát hành và trên sổ sách kế toán của công ty Chỉ có ý nghĩa khi phát hành

cổ phiếu và đối với khoảng thời gian ngắn sau khi phát hành cổ phiếu

Thị giá cổ phiếu: Là giá trị của cổ phiếu trên thị trường Phản ánh sự đánh giácủa thị trường đối với cổ phiếu, phản ánh lòng tin của các nhà đầu tư đối với hoạtđộng của công ty

♦ Quyền hạn của cổ đông

Các cổ đông nắm giữ số cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công ty,

do đó họ có quyền trước hết đối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thu nhậpcủa công ty Hàng năm, công ty cổ phần tổ chức cuôc họp chính thức gọi là đại hội

cổ đông hoặc đại hội đại biểu cổ đông Cổ đông có quyền tham gia kiểm soát vàtheo dõi quản lý các công việc của công ty thông qua cơ chế đại diện và biểuquyết Tuy nhiên, thông thường có một số lượng lớn cổ đông của công ty, nên mỗi

cổ đông có môt quyền lưc giới hạn trong việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viênban giám đốc Một số công việc hay sự kiện đặc biệt cần có sự nhất trí của đại đa

số cổ đông tại đại hội cổ đông hàng năm của các cổ đông

Tuỳ theo việc quy định trong điều lệ công ty, có thể hình thành các phương thức

bỏ phiếu khác nhau Hai phương pháp đươc sử dụng rộng rãi là bỏ phiếu theo đa số

Trang 14

và bỏ phiếu gộp Bỏ phiếu theo đa số là việc cổ đông có thể dùng mỗi lá phiều đểbầu một người quản lí, các chức danh sẽ được bầu riêng rẽ Điều này rõ ràng có lợicho những người nắm đa số cổ phiếu công ty vì họ có thể tạo áp lực mạnh hơnbằng số cổ phiếu nắm giữ Cơ chế bỏ phiếu gộp cho phép cùng bỏ phiếu cho một

số ứng cử viên nào đó Tức là một cổ đông có thể dồn toàn bộ số phiếu cho mộtứng cử viên đang được ưa chuộng Trong điều lệ công ty, quy định rõ về phạm vinhững sự vụ cần được đa số (trên 50℅) cổ đông tán thành và những vấn đề đượctuyệt đại đa số (trên 75℅) cổ đông nhất trí

Đối với công ty cổ phần, cần được đặc biệt chú ý các biện pháp chống thông tính

để bảo vệ công ty trước sự xâm thực bằng cổ phiếu của các công ty khác Cách huyđộng vốn qua phát hành cổ phiếu phải tính đến nguy cơ bị các đối thủ thôn tính

Do đó, phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểmsoát của công ty

♦ Cổ phiếu ưu tiên.

Được hiểu là loại cổ phiếu phát có kèm theo một số điều kiện ưu tiên cho nhàđầu tư sở hữu nó Thường chỉ chiểm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu đượcphát hành Tuy nhiên trong một số trường hợp việc sủ dụng cổ phiếu ưu tiên làthích hợp

Cổ phiếu ưu tiên có đắc điểm là nó thường có cổ tức cổ định Người chủ sở hữu

cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thông thường Nếu sốlãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ khôngđược nhận cổ tức của kỳ đó

Các cổ phiếu ưu đãi có thể được chính công ty phát hành thu lại khi công ty cầnthiết

Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập khi phát hành cổ phiếu ưu tiên là thuế.Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty,cổ tức được

Trang 15

lây từ lợi nhuân sau thuế Đó là hạn chế của cổ phiếu ưu tiên.

Ngoài ra vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ phần chênhlệch đánh giá lại tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá

♦Chứng khoán có thể chuyển đổi

Ở một số nước, các công ty có thể phát hành những chứng khoán kèm theo

những điều kiện có thể chuyển đổi được Nói chung, sự chuyển đổi và lựa chọncho phép các bên (công ty,người đầu tư) có thể chuyển đổi, ở đây chỉ đề cập sơlươc hai loại :

- Giấy bảo đảm : người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổ phiếuthường được quy định trước với giá cả thời gian xác định

1.2 Huy động nguồn vốn từ bên ngoài:

a) Phát hành trái phiếu công ty

 Khái niệm

Đối với các công ty nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạnthì không được phép phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hnàh trái phiếu Trái

phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu

đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành

 Phân loại:

Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu này thường được sử dụng nhiều

nhất, phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp Lãi xuất được ghi ngaytrên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó Tính hấp dẫn củatrái phiếu phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Lãi suất của trái phiếu

Kỳ hạn của trái phiếu

Uy tín của doanh nghiệp

Trang 16

- Lãi suất của trái phiếu: đương nhiên nhà đầu tư muốn được hưởng mức lãi suấtcao nhưng doanh nghiệp phát hành phải cân nhắc lãi suất có thể chấp nhận đượcđối với trái phiếu của họ chứ không thể trả thật cao cho nhà đầu tư.

Lãi suất của trái phiếu phải được đặt trong tương quan so sánh với lãi suất trênthị trường vốn, đặc biệt là phải tính đến sự cạnh tranh với trái phiếu của các công

ty khác và trái phiếu chính phủ

- Kỳ hạn của trái phiếu: Đây là yếu tố quan trọng không chỉ quan trọng đối vớicông ty phát hành mà cả đối với các nhà đầu tư Khi phát hành, doanh nghiệp phảicăn cứ vào tình hình thi trường vốn và tâm lí dân cư mới có thể xác định được kìhạn hợp lí

- Uy tín của doanh nghiệp: Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thu hútđược công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu tư phải đánh giá uy tín của doanhnghiệp thì mới quyết định mua hay không mua Các doanh nghiệp có uy tín vàvững mạnh thì dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu công ty ra công chúng

để huy động vốn

Trong việc phát hành trái phiếu cũng cần chú ý đến mệnh giá vì nó có thể liênquan đến sức mua của dân chúng Đặc biệt ở Việt Nam, khi phát hành trái phiếu,doanh nghiệp cần xác định trước một mức giá vừa phải để nhiều người có thể muađược, tạo sự lưu thông dễ dàng cho trái phiếu trên thị trường

Trái phiếu có lãi suất thay đổi: thực ra lãi suất của loại trái phiếu này phụ thuộc

vào nguồn lãi suất quan trọng khác Trong điều kiện có mức lạm phát khá cao vàlãi suất thị trường không ổn định, doanh nghiệp có thể khai thác tính ưu việt củaloại trái phiếu này Tuy nhiên loại trái phiếu này có một vài nhược điểm là doanhnghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này gây khókhăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính; việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốnnhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo điều chỉnh lãi suất

Trang 17

Trái phiếu có thể thu hồi: tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian

nào đó Loại trái phiếu này phải được quy định ngay từ đầu để khách hàng biết.Loại trái phiếu này có những ưu điểm như: có thể sử dụng như một cách điềuchỉnh lượng vốn sử dụng, khi không cần thiết doanh nghiệp có thể mua lại các tráiphiếu đó và thay bằng nguồn tài chính khác Tuy nhiên nếu không có hấp dẫn nào

đó thì trái phiếu này không được ưa thích

Chứng khoán có thể chuyển đổi: cho phép doanh nghiệp, người đầu tư có thể

lựa chọn cách đầu tư có lợi và thích hợp Có một số hình thức chuyển đổi như: Giấy bảo đảm : người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổphiếu thường được quy định trước với giá cả và thời gian xác định

Trái phiếu chuyển đổi : là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thànhmột số lượng nhất định các cổ phiếu thường Nếu thị giácủa cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao b) Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

♦ Vai trò:

Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉđối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đềugắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó

có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng Không một doanh nghiệp nào không vayvốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đómuốn tồn tại vững chắc trên thương trường

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngắn hạn ngân hàng

để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt làđảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanhnghiệp

Trang 18

♦ Phân loại.

Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân thành ba loại:

Vay dài hạn: thường tính từ 3 năm trở lên, có nơi tính 5 năm Có lãi suất cao, vìmang

nhiều rủi ro cho người cho vay

Vay trung hạn: Từ 1 đến 3 năm Có lãi suất thấp hơn vay dài hạn

Vay ngắn hạn : dưới 1 năm Có lãi suất thấp nhất

Theo tính chất và mục đích sử dụng, có thể phân thành các loại:

Vay để đầu tư tài sản cố định

Vay đầu tư tài sản lưu động

Vay theo dự án

 Hạn chế

Điều kiện tín dụng: các doanh nghiệp muốn vay vốn tại các ngân hàng thươngmại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng.Trước tiên ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liênquan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vayvốn.Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết màngân hàng yêu cầu

Các điều kiện đảm bảo tiền vay: khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung cácngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có bảo đảm tín dụng, phổ biếnnhất là bằng tài sản thế chấp Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trongnhiều trường hợp làm chô bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện đi vay,

kể cả các thủ tục pháp lí về giấy tờ… Do đó, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố nàykhi tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng

Sự kiểm soát của ngân hàng: một khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng,

Trang 19

doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình

sử dụng vốn vay Nói chung thì sự kiểm soát này không gây ra vấn đề gì quá lớncho doanh nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp điều đó cũng làm cho DN cócảm giác bị kiểm soát

Lãi suất vốn vay: Phản ánh chi phí sử dụng vốn Lãi suất vốn vay ngân hàngphụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ Nếu lãi suấtvay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vốn lớn và làm giảm thu nhậpcủa doanh nghiệp Sử dụng vốn vay phải chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp,

kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lí, đúng mục đích, quản lí sử dụng đúngquỹ tiền mặt, kì trả nợ và kì thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được bámsát thực tế… nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp

c Nguồn vốn tín dụng thương mại (Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp)

● Giấy nợ trong quan hệ tín dụng thương mại

- Cơ sở pháp lí để xác nhận quan hệ nợ nần trong quan hệ tín dụng thương mại là

Trang 20

giấy nợ Đây là một dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền củangười bán và nghĩa vụ phải thanh toán nợ của người mua khi món nợ đáo hạn.

- Giấy nợ trong quan hệ tín dụng thương mại được gọi là kì phiếu thương mại haycòn gọi là thương phiếu Trong quan hệ thương mại đối nội cũng như đối ngoại có

2 loại thương phiếu, đó là hối phiếu và lệnh phiếu

+ Hối phiếu là một loại thương phiếu do chủ nợ lập để ra lệnh cho người thiếu nợtrả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn Khi tín dụngthương mại phát sinh, người bán giao hàng cho người mua đồng thời lập hối phiếu

để yêu cầu người mua trả tiền cho người hưởng thụ

Người hưởng thụ có thể là người phát hành hối phiếu hoặc cũng có thể là ngườikhác Người này đóng vai trò chủ nợ của người phát hành hối phiếu, do đó ngườibán hàng phải chuyển nhượng trái quỳên cho người chủ nợ anh ta hưởng món nợ.+ Lệnh phiếu là một thương phiếu do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một món

nợ tiền nhất định khi đến hạn đáo nợ cho chủ nợ hoặc theo lệnh của chủ nợ

● Sự khác nhau giữa hối phiếu và lệnh phiếu

- Hối phiếu do chủ nợ lập ra, còn lệnh phiếu do người thiếu nợ lập ra

- Hối phiếu thông thường có 3 người quan hệ với nhau: người phát hành hối phiếu(người phát lệnh), người trả tiền theo hối phiếu (người thu lệnh) và người thụhưởng Còn trong lệnh phiếu thường có 2 người liên hệ: người phát lệnh phiếu vàngười hưởng thụ

● Phân loại thương phiếu

- Thương phiếu vô danh: là loại thương phiếu không ghi tên người hưởng thụ Aicầm thương phiếu hợp pháp thì người đó là người hưởng thụ

- Thường phiếu kí danh: là loại thường phiếu có ghi tên người hưởng thụ và ngườinày được quyền chuyển nhượng cho người khác

Trang 21

- Thường phiếu định danh: là loại thường phiếu có ghi tên của người hưởng thụnhưng khác với thương phiếu kí danh là không được chuyển nhượng cho ngườikhác.

●Vai trò

Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp thườngxuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng đượcnhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu, đồng thời giúp cho các doanhnghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình Mặt khác, sự tồn tại của hình thức tíndụng này giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thờihoạt động sản xuất kinh doanh

● Hạn chế

- Hạn chế về quy mô tín dụng: Tín dụng thương mại là do các doanh nghiệp cungcấp và họ chỉ cung cấp với khả năng giới hạn của họ Nếu người đi vay có nhu cầucao hơn thì người cho vay không thể đáp ứng đươc

- Hạn chế về thời hạn cho vay: Điều kiện kinh doanh và chu kì sản xuất của cácdoanh nghiệp có thể không phù hợp với nhau, vì vậy mà khi thời hạn mà người chovay muốn cung cấp và người đi vay có nhu cầu không phù hợp nhau thì tín dụngnày không thể xảy ra

- Hạn chế về phương hướng: Tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thứchàng hóa, vì vậy mà doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp được tín dụng cho một sốdoanh nghiệp nhất định, những doanh nghiệp cần hàng hoá đó để sử dụng cho sảnxuất hoặc dự trữ để bán ra

Ngoài ra việc cung cấp tín dụng thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sở tintưởng lẫn nhau

**) Điều kiện và động lực để thúc đẩy có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư:

Trang 22

- Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế : Đặt trong bối cảnh chung và dài hạn ,năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu

tố quan trọng xác định triển vọng huy động vốn đầu tư một cách hiệu quả Tăngtrưởng được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với cảnguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn

- Môi trường kinh tế vĩ mô được đảm bảo ổn định :

Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định ,không gặp nhữngrủi ro do các yếu tố chính trị xã hội hay môi trường kinh doanh gây ra

Ổn định giá trị tiền tệ : Ổn định giá trị tiền tệ ở đây bao hàm cả viếc kiềm chế lạmphát và khắc phục hậu quả tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế Đây

là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động các nguồn vốncho đầu tư

- Các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả được xây dựng đồng bộ: Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiếnlược phát triển kinh tế -xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện các nhiệm vụcủa các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia

Đảm bảo mối tương quan hợp lí giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nướcngoài

2 Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

2.1 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp nhà nước

a Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước

- Khái niệm : Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là những doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh hoặc hoạt động công ích , do Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc giữ cổphần chi phối trong doanh nghiệp để nhà nước có thể chi phối hoạt động của doanh

Trang 23

nghiệp nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra

- Điều kiện thành lập :

Nhà nước là cổ đông chính trong doanh nghiệp hoặc Nhà nước có thể thực hiện

việc kiểm soát những chính sách chung mà Nhà nước theo đuổi Nhà nước bổ sunghoặc cách chức ban quản lí doanh nghiệp

Nhiệm vụ của doanh nghiệp là sản xuất hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị

- Kinh tế nhà nước nói chung , DNNN nói riêng đóng vai trò mở đường và tạođộng lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển DNNN phải thể hiệnđược sự phân công và phối hợp một cách hợp lí về chức năng giữa khu vực DNNNvới doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

- Kinh tế nhà nước trong đó DNNN đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phụcnhững khuyết tật của nền kinh tế thị trường , tạo điều kiện cho việc xây dựng chế

độ xã hội mới

- DNNN đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng , đặcbiệt đối với địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh , với các vùngkinh tế khó khăn , vùng sâu , vùng xa

Bên cạnh những ưu điểm trên , DNNN cũng còn những mặt hạn chế nhất địnhlàm ảnh hưởng tới vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước và là nhân tố gây cảntrở , làm giảm hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả đầu tư phát triển nói riêng

Trang 24

của khối donh nghiệp này :

Thứ nhất : Số lượng nhiều ,dàn trải ,trong khi quy mô vốn không lớn ,công nghệlạc hậu

Thứ hai : Chưa giải quyết tốt vấn đề sở hữu , đại diện sở hữu nhà nước trongdoanh nghiệp , cơ chế quản lí của cơ quan nhà nước đối với hoạt động trong doanhnghiệp chậm đổi mới

Bên cạnh đó , tình trạng kém năng động , trông chờ ỷ lại Nhà nước là nguyên nhânchính gây ra tình trạng kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh củaDNNN

2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong DNNN

2.2.1 Khái niệm

Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư , là việc chi dùng vốn tronghiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sảnvật chất (nhà xưởng thiết bị …) và tài sản trí tuệ ( tri thức , kỹ năng …) , gia tăngnăng lực sản xuất , tạo việc làm và vì mục tiêu phát triển

Trên cơ sở khái niệm về đầu tư phát triển như trên , có thể nêu ra khái niệm vềđầu tư phát triển của DNNN như sau : Đầu tư phát triển của DNNN là hoạt độngchi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động vàlàm tăng thêm tài sản ( tài sản vật chất hữu hình và tài sản vô hình ) của DNNN ,tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của mỗi thành viên trong đơn vị

2.2.2 Nội dung của đầu tư phát triển trong DNNN

Đầu tư phát triển của DNNN bao gồm các nội dung chủ yếu sau :

- Thứ nhất : Đầu tư xây dựng cơ bản

Bao gồm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và đầu tư xây lắp

- Thứ hai : Đầu tư nghiên cứu , triển khai khoa học và công nghệ

Trang 25

- Thứ ba : Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

- Thứ tư : Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ ( tài sản lưu động )

- Thứ năm : Đầu tư vào các tài sản vô hình khác

- Thứ sáu : Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

Chương II Thực trạng vấn đề huy động và sử dụng vốn của DNNN Việt Nam I.Thực trạng hoạt động các DNNN Việt Nam hiện nay.

DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý,hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế-xãhội do nhà nước giao

Quá trình phát triển DNNN ở Việt nam có thể chia ra hai giai đoạn trước và saukhi thực hiện đường lối đổi mới

Trước năm 1986, với Quyết Định 25/CP, Chính phủ ban hành ngày 21/1/1981

nhằm phát huy quyền chủ động cho các DNNN trong sản xuất kinh doanh Theo

đó để khuyến khích tăng năng suất lao động, các DNNN đã chuyển từ hình thức trảlương theo thời gian sang trả lương theo sản phẩm Ngoài ra, DNNN cũng được tự

do hơn trong việc mua vật tư và bán sản phẩm thông qua các quan hệ trực tiếp vớinguồn cung cấp và khách hàng

Tuy nhiên, các DNNN thời kỳ này vẫn chưa có những biến đổi cơ bản do quản

lý vẫn theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, DNNN vẫn không chủ động được đầuvào, đầu ra vì hệ thống giá còn nhiều khuyết tật cũng như sự dễ dãi của Chính phủtrong việc cấp tín dụng, bù giá, bù lỗ, dẫn đến quản lý tài chính lỏng lẻo ở cácDNNN

Sau năm 1986, với Quyết định 217/HĐBT mà Chính Phủ đã ban hành ngày

14/11/1987 đã trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các DNNN TheoQuyết định này , DNNN phải thực hiện hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, Nhà nước

Trang 26

không cấp bù lỗ như trước đây Để giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp,Nhà nước đã giảm các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, đến năm 1989, hầu hết cácDNNN chỉ còn phải thực hiện một chỉ tiêu pháp lệnh duy nhất, đó là khoản nộpngân sách Với quyết định này, các DNNN đã được cởi trói Bên cạnh đó là mộtloạt các biện pháp tổ chức sắp xếp lại các DNNN như: thực hiện thí điểm chươngtrình cổ phần hoá vào năm 1993; việc ban hành luật DNNN vào tháng 4 năm 1995;chỉ thị 20-1998/CT-TTg về đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước,

tiến đến chủ trương: đổi mới sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Qua hơn 15 năm triển khai chủ trương cổ phần hoá DNNN của Đảng và Nhànước đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định; DNNNđược chuyển thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với sự rõ ràng về quyền lợi,nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; giảm được sựcan thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền; tạo cơ chế quản

lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xáclập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp, góp phần tíchcực vào công cuộc cải cách hành chính và đấu tranh chống tham nhũng Kết quảnổi bật của cổ phần hoá là đã tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, huy độngthêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất, kinh doanh; hiệu quả, sức cạnhtranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên Thực tiễn 15 năm qua

đã khẳng định cổ phần hoá đã trở thành giải pháp quan trọng, chủ yếu để cơ cấulại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhànước

Đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp nhà nước đã tăng đáng kể trong giaiđoạn 2000-2007, thường xuyên chiếm tỉ trọng cao từ 38-40% so với các thànhphần kinh tế ngoài nhà nước

Bảng 1: Tổng đóng góp vào GDP cả nước của thành phần kinh tế nhà nước

Tỷ đồng

Trang 27

Về số lượng, đi kèm với sự giảm xuống của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

là sự tăng lên các doanh nghiệp cổ phần có nguồn vốn của nhà nước, sự tăng lênmức đóng chung ngân sách Số lượng các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ

đã giảm xuống trong quá trình sắp xếp và giải thể

Bảng 3 : Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

Trang 28

Biểu đồ 1: Số doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi:

Nguồn Vụ tài chính ngân hàng – Bộ tài chính 2004

Đến hết tháng 7/2004 đã thực hiện sắp xếp lại 2.224 DN, trong đó:

Trang 29

- Số vốn huy động thêm: 3.300 tỷ đồng

- Mức trả cổ tức bình quân từ 10 -15%/năm

- Tăng cung hàng hóa cho TTCK

Nhìn chung DNNN quy mô vẫn nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý, chưa thật sự tậptrung vào những ngành, lĩnh vực cần sự có mặt của Nhà nước Số DNNN có vốndưới 5 tỉ đồng vẫn chiếm non nửa (47%) Vẫn có những DN có rất ít vốn lưu động,chủ yếu phải đi vay để kinh doanh Do vay nhiều nên hàng năm DNNN phải trả lãitới 3.000 tỉ đồng, bằng khoảng 15% tổng số lãi phát sinh của DNNN

Nhiều DNNN vẫn tiếp tục được duy trì ở những ngành, lĩnh vực Nhà nướckhông cần tổ chức DNNN Nhiều DNNN sức cạnh tranh còn thấp, vẫn chỉ trôngchờ vào hỗ trợ của Nhà nước Nhiều DNNN thua lỗ kéo dài, là gánh nặng cho ngânsách và các ngân hàng

II.Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.

1 Vốn ngân sách nhà nước

Đây là nguồn vốn lớn và chiếm tỷ trọng thường xuyên của doanh nghiệp nhànước Có nguồn vốn ngân sách vừa là một thế mạnh nhưng cũng tạo không ít hạnchế trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp

Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước(DNNN) vì là người cấp vốn đầu tư ban đầu và đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp.Như vậy, cho dù theo quy định của pháp luật, DNNN có quyền sử dụng, định đoạtvốn và tài sản trong kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, nhưng vai trò chủ sở hữu đốivới các tài sản trong doanh nghiệp vẫn thuộc về Nhà nước

Việc xác định chủ sở hữu đối với tài sản trong DNNN liên quan trực tiếpđến nguyên tắc phân chia, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn do Nhà nướccấp và từ vốn của bản thân doanh nghiệp tự đầu tư, nhất là xác định tỷ lệ lợi nhuận

mà doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước (NSNN) Do đó, khichưa có quy định cụ thể, rõ ràng làm căn cứ để phân định tài sản thuộc về sở hữu

Trang 30

Nhà nước và tài sản thuộc sở hữu của tập thể người lao động trong doanh nghiệp

để xác định phạm vi trách nhiệm đối với từng tài sản đó, thì các nguyên tắc để bảođảm quyền tự chủ về tài chính trong kinh doanh, bảo toàn vốn, ổn định nguồn thucho NSNN sẽ khó thực hiện Mặt khác, nếu vẫn quan niệm tài sản trong DNNNthuộc sở hữu Nhà nước và lợi nhuận làm ra đều phải nộp cho Nhà nước, thì sẽkhông tạo ra động lực gắn bó người lao động với hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp, khi họ đưa lợi nhuận thu được, tức tài sản thuộc sở hữu của tập thể ngườilao động để tái đầu tư sản xu t kinh doanh trong doanh nghiệp Hiện nay, chế định

về sở hữu tài sản trong DNNN vẫn chưa quy định rõ các căn cứ để xác định chế độ

sở hữu khác nhau đối với các nguồn vốn, tài sản trong DNNN và các nguyên tắc,chế độ phân phối lại lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

Đứng trước cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì sự can thiệp trựctiếp của Nhà nước có khi làm giảm khả năng cạnh tranh trong phần đông cácDNNN Một thực tế là, DNNN làm ăn thua lỗ, đến cuối năm 2004 chỉ còn 25%DNNN đang hoạt động có hiệu quả, “cơ chế tái bao cấp” trở thành phổ biến, việckhoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách Nhà nước,song không xác định được trách nhiệm thuộc về hoạt động kinh doanh yếu kémcủa doanh nghiệp hay thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước

Thực hiện chế độ phân cấp, uỷ quyền, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính làngười thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản trongDNNN (theo NĐ 34/CP) Song trên thực tế, UBND cấp tỉnh, các Bộ quản lý ngànhcũng có một số quyền của đại diện chủ sở hữu như quyết định bổ sung vốn lưuđộng, quyết định phương án đầu tư vốn vào các dự án liên doanh, quyền phê duyệtcác phương án thế chấp, cầm cố các tài sản có giá trị lớn Như vậy, rõ ràng có sựchồng chéo trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu là Nhà nước với tư cách làngười góp vốn đối với việc quản lý vốn, tài sản trong doanh nghiệp Hiện nay,

Trang 31

chúng ta đang có quá nhiều đại diện sở hữu, có quá nhiều cơ quan Nhà nước vàthực hiện quyền quản lý Nhà nước, việc chỉ đạo, quản lý hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, cũng như việc tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh khó có thểbảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả, gây khó khăn, lúng túng trong hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp Điều đáng chú ý là do có nhiều cơ quanquản lý, đại diện chủ sở hữu nên khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, viphạm pháp luật thì việc xác định trách nhiệm cũng rất khó khăn.

Bảng 4 vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước

Nguồn Tổng cục thống kê - 2007

2 Vốn góp liên doanh, liên kết, vốn cổ phần hóa

Sau hơn 15 năm (1998-2008) thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu cácDNNN cho thấy: CPH đã tạo ra cho DN có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước,người lao động trong DN, cổ đông ngoài DN; trong đó, người lao động trong DNtrở thành người chủ thực sự trong phần góp vốn của mình

Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN tạiphiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/9/2006 đã chỉ rõ:Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, số lượng DNNN được cổ phần hoá

Ngày đăng: 29/01/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w