1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động nhập khẩu thiết bị công nghiệp tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trần lê gia thực trạng và giải pháp

73 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động Nhập Khẩu Thiết Bị Công Nghiệp Tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Trần Lê Gia - Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Lờ Quốc Hưng
Người hướng dẫn Th.S. Ngụ Thị Việt Nga
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 83,75 KB

Nội dung

Công ty đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này và biến nó thànhmột trong những ngành hàng kinh doanh chủ yếu của của công ty nhằm cungcấp thiết bị cho các nhà máy xí nghiệp lớn trong nước.Qu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước Việt nam đã và đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế đầy sốngđộng, việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển nền kinh tếnước ta sang cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, thựchiện chính sách kinh tế mở, hội nhập với các nước trên thế giới được xem làbước ngoặt có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển nền kinh tế nước ta hiệnnay

Xuất nhập khẩu là lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nàođặc biệt là đối với những nước đang phát triển Để tăng trưởng kinh tế nhanhchóng quốc gia cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bởi vì xuất khẩu sẽthúc đẩy nền kinh tế trong nước còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sảnxuất được liên tục và có hiệu quả Hoạt động xuất nhập khẩu đưa nền kinh tếViệt Nam hoà nhập với thế giới, tham gia tích cực vào phân công lao độngquốc tế Cụ thể là hoạt động xuất khẩu cho phép ta tận dụng được những lợithế của đất nước, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ về văn hoá, xãhội Hoạt động nhập khẩu cho phép ta có điều kiện tiếp cận nhanh với đờisống kinh tế thế giới, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụcho việc phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân Nhập khẩu còn

là công cụ thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nước theo kịp vớitrình độ chung của thế giới Thông qua XNK, sản xuất trong nước đã cónhững biến đổi lớn lao, con người cũng trở nên năng động, sáng tạo hơn và

sự đáp ứng nhu cầu trong nước cũng trở nên đa dạng và đầy đủ hơn

Đối với Việt Nam, tuy là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, đangtrên đà phát triển nhưng chung ta vẫn chưa đủ trình độ và công nghệ để chếtạo và sản xuất được những thiết bị đòi hỏi độ chính xác cao và yêu cầu kỹthuật cao Nắm được thực trạng đó Công ty TNHH Thương mại va dịch vụTrần Lê Gia đã rất chú trọng vào lĩnh vực nhập khẩu các thiết bị công nghiệpphục vụ trong nhưng ngành công nghiệp hàng đầu như dầu khí, nhiệt điện,

Trang 2

khai thác.vvv Công ty đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này và biến nó thànhmột trong những ngành hàng kinh doanh chủ yếu của của công ty nhằm cungcấp thiết bị cho các nhà máy xí nghiệp lớn trong nước.

Qua nhận thức về mặt lý luận cùng với thời gian thực tập nghiên cứu tạiCông ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trần Lê Gia, tôi đã chọn đề tài :

Hoạt động nhập khẩu thiết bị công nghiệp tại công ty TNHH thương mại

và dịch vụ Trần Lê Gia - thực trạng và giải pháp.

Nội dung chuyên đề tốt nghiệp này gồm có ba chương :

Chương 1 : Giới thiệu chung về công ty TNHH TM & DV Trần Lê Gia Chương 2 : Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị công nghiệp tại công

ty Trần Lê Gia.

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập

khẩu thiết bị công nghiệp tại công ty Trần Lê Gia.

Để hoàn thành bài khoá luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cònnhận được sự giúp đỡ của các cán bộ trong Công ty TNHH TM & DV Trần

Lê Gia và sự giúp đỡ trực tiếp của Th.S Ngô Thị Việt Nga cùng thầy cô trongkhoa QTKD – ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội

Với hạn chế về thời gian thực tập và trình độ có hạn của một sinh viên,trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn bổ sung củacác cán bộ công ty, quý thầy cô, cùng toàn thể bạn đọc

Xin trân thành cảm ơn cô giáo Th.S Ngô Thị Việt Nga cùng toàn thể các

cô chú, anh chị trong Công ty TNHH TM & DV Trần Lê Gia đã tận tình tạođiều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này

SV : Lê Quốc HưngLớp: QTKDTH 17B

Trang 3

MSV: BH 170654

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH

VỤ TRẦN LÊ GIA

Văn phòng đại diện tại Hà Nội:

Địa chỉ: P402 – 65 Nguyễn Viết Xuân – P Khương Mai –

Q Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: (84) 4-2857559

Email: hunglq@tranlegia.com

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Lê Gia được thành lậpnăm 1996, chuyên nhập khẩu, cung cấp thiết bị, phụ tùng công nghiệp vàdịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì máy móc thiết bị phục vụ cho nhiềungành công nghiệp, nhiều địa phương trong cả nước

Từ một Công ty TNHH nhỏ ban đầu gồm một số cán bộ chủ chốt trongban lãnh đạo Công ty chủ yếu ở phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật Công

Trang 4

ty có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay Công ty đã mở rộngphạm vi hoạt động kinh doanh ra miền Bắc và có văn phòng đại diện ở HàNội Ban giám đốc và các thành viên cốt cán của Công ty đã hoạt động tronglĩnh vực liên quan từ nhiều năm nay, đã có kinh nghiệm phục vụ các kháchhàng lớn như: Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Công ty dầu khí Việt Nhật( JVPC), Công ty BP, nhà máy chế biến Condensate, nhà máy điện Phú Mỹ,nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, nhà máy bột ngọt Vedan,Tổng Công ty bia rượu – NGK Sài gòn, nhà máy bia Việt Nam, nhà máyđường Tate & Lyle Nghệ An, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn, Công ty kinhdoanh nước sạch Hà Nội…

Tích lũy hơn 10 năm kinh nghiệm, Công ty luôn duy trì và phát triểnmối quan hệ hợp tác kinh doanh tốt đẹp với nhiều khách hàng trong cácngành: điện lực, xây dựng, dầu khí, hóa dầu, hóa chất, giấy, cấp thoát nước,thực phẩm, hàng hải…

1.1.1 Nguồn lực của Công ty

(Nguồn : Phòng kế toán công ty TNHH TM & DV TLG)

Tài khoản Việt Nam : 0011001636259 tại ngân hàng ACB

Trang 5

Tài khoản ngoại tệ : 0021370022454 tại ngân hàng ACB.

Tài khoản Việt Nam : 431101000099 tại Ngân hang VCB

1.1.1.1.2 Cơ sở vật chất

*Công ty có trụ sở và văn phòng đại diên tại Hồ Chí Minh và Hà Nội vớidiện tích:

*Phương tiện vận tải: Phòng kinh doanh có 2 xe ô tô (5tấn)

*Máy móc, thiết bị, nhà xưởng Công ty sẽ thuê trực tiếp khi ký kết đượchợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá

*Trang thiết bị: Công ty có 2 ô tô (4 chỗ), 1 ô tô (7 chỗ), 10 máy điềuhòa nhiệt độ, 15 máy tính, 5 máy in, 2 máy photocopy, 30 quạt treo tường, 12quạt thông gió v v

1.1.2 Tình hình lao động của công ty

Bảng 2 : Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty

Trang 6

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty qua một sốnăm như sau :

- Tổng số CBCNV của công ty đã tăng trung bình 8% một năm

- Tỷ lệ số lao động nam và lao động nữ ở công ty có số chênh lệch lớn.Tuy nhiên, trong một số năm gần đây tỷ lệ số lao động nam đang có chiềuhướng tăng lên

- Lao động trực tiếp ở công ty là chủ yếu và tỷ lệ này có xu hướng tănglên

Tuy nước ta đã chuyển sang kinh tế vận động theo cơ chế thị trườngnhưng nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn phần nào bị ảnhhưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp Cụ thể là tác phong làmviệc của CBCNV trong doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa linh hoạt Nhưngvới Công ty TNHH TM & DV TLG thì đã tạo được các đặc điểm khác biệt sovới các doanh nghiệp nhà nước cùng loại, có thể nói công ty đã tạo đượcđộng cơ trong công việc với CBCNV để họ tập trung cao sức lực, trí lực cửamình vào công việc Một trong những nguyên nhân tạo động cơ lao động đó

là công ty đã có một chế độ đãi ngộ rất hợp lý với CBCNV Tuy là một doanhnghiệp nhỏ nhưng do hạch toán kinh doanh độc lập nên công ty có chế độ trảlương hết sức linh hoạt, ngoài một khoản lương cố định hay còn gọi là lươngcấp bậc hoặc lương đã ký kết trong hợp đồng theo chế độ Nhà nước qui định,CBCNV hàng tháng sẽ được nhận một khoản tiền thưởng tùy theo mức lợinhuận mà người đó có đóng góp cho công ty Hay nói cách khác, do phươngpháp quản lý kinh doanh của công ty là mỗi người trong phòng ban sẽ phảichịu trách nhiệm đối với việc kinh doanh của một hay một số mặt hàng đượcgiao Phương pháp trả lương này đã tạo ra động cơ làm việc với CBCNVtrong công ty và một mức thu nhập khá cao cho CBCNV trong công ty Tuymức lương cố định bình quân không cao (1.500.000 đồng/người/tháng)nhưng với mức tiền thưởng hàng tháng thì mức thu nhập hàng tháng của từngngười trong công ty là khá cao (mức thu nhập bình quân là 3.000.000

Trang 7

đồng/người/tháng) với mức thu nhập này có thể giúp cho CBCNV yên tâmcông tác Nhưng với phương pháp này sẽ khiến mức thu nhập của CBCNVdao động và tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

1.1.3.1 Chức năng

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Lê Gia là một doanhnghiệp thương mại nên chức năng chính là tổ chức lưu thông hàng hóa thôngqua việc trao đổi mua bán với các đối tác trong và ngoài nước Chức năngnày được thể hiện như sau:

* Chức năng chuyên môn: hoạt động của Công ty là hoạt động nhập khẩuhàng hóa nên Công ty tổ chức vận động lưu thông hàng hóa từ các nhàcung cấp nước ngoài để tham gia kinh doanh nhập khẩu trên phạm vi cảnước

* Chức năng thương mại: Công ty thực hiện giá trị hàng hóa bằng cáchmua hàng hóa từ nhà sản xuất sau đó bán cho người tiêu dùng Hàng hóatham gia quá trình kinh doanh đã thể hiện được giá trị cũng như giá trị sửdụng của nó

* Chức năng tài chính: đây là chức năng quan trọng đối với bất cứ doanhnghiệp nào, với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Lê Gia làmột doanh nghiệp thương mại nhập khẩu nên chức năng tài chính là thước

đo đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình tài chínhcủa Công ty được phân bổ hợp lý, từ công tác phân bổ vốn, nguồn vốn,trong đó cụ thể là tình hình phân bổ tiền mặt, các khoản thu, chi…mộtcách hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt dộng kinh doanh nhập khẩu

* Chức năng quản trị: tình hình quản trị của Công ty TNHH Thương Mại

và Dịch Vụ Trần Lê Gia được phân cấp cụ thể, đơn giản, không chồngchéo trong quản lý cũng như trong việc ra quyết định Bộ phận quản trịphối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác để nâng cao hiệu quả quản lý

Trang 8

công việc dẫn đến các hoạt động của Công ty được phối hợp ăn khớp và điđúng mục tiêu, kế hoạch đã đề ra

* Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Lê Gia thuộc sở kế hoạch

và đầu tư thành phố, phải tuân thủ các chế độ chính sách, quản lý kinh tếđối ngoại và pháp luật của nhà nước như: chế độ quản lý tài chính, tài sản,chính sách lao động tiền lương phù hợp với quy chế của nhà nước Phảinộp ngân sách đầy đủ, kinh doanh đúng ngành nghề Trong kinh doanhnhập khẩu, Công ty cần chú trọng các rủi ro về thanh toán tín dụng, phảitham khảo giá cả thị trường, giá cả quốc tế, khéo léo trong đàm phán đểkhông bị ép giá Ngoài ra Công ty cũng cần phải tìm hiểu thị trường trước

để tránh tình trạng nhập khẩu các thiết bị máy móc đã lỗi thời

* Công ty có nhiệm vụ tổ chức bán hàng cho các đối tác trong và ngoàinước có nhu cầu Nhận tư vấn môi giới nhập khẩu và đại lý kinh doanhcho mọi tổ chức có nhu cầu Tổ chức mạng lưới kinh doanh trong vàngoài nước để tiêu thụ có hiệu quả các mặt hàng mà Công ty được phépkinh doanh theo quy định của nhà nước Quản lý đội ngũ cán bộ nhân viêntrong toàn Công ty, phải thực hiện chế độ phân phối thu nhập hợp lý,chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn bộ công nhân viên để họ yêntâm công tác tốt

* Một nhiệm vụ quan trọng không thể không nhắc đến đó là Công ty phảiphục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đây lànhiệm vụ có tính chất kinh tế xã hội Công ty cần phải có sự nỗ lực đẩy

Trang 9

mạnh các hoạt động kinh doanh, tự hoàn thiện quá trình hoạt động theophương hướng cụ thể góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước.

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM & DV TLG

GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Trang 10

Đứng đầu Công ty là chủ tịch hội đồng thành viên do các thành viêncủa Công ty bầu ra, là người đại diện về tư cách pháp nhân và Công ty trướcpháp luật, có quyền quyết định nhiệm vụ kinh doanh của Công ty Chủ tịchhội đồng thành viên là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công tytrước pháp luật, sở kế hoạch và đầu tư và trước toàn thể công nhân viên củaCông ty Chủ tịch hội đồng thành viên là người phụ trách chung, có nhiệm vụ

và quyền hạn theo quy định hiện hành của Nhà nước

Trợ giúp cho chủ tịch hội đồng thành viên có giám đốc, phó giám đốc

và một kế toán trưởng Giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động kinhdoanh của Công ty và có nhiệm vụ báo cáo cho chủ tịch hội đồng thành viên

Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toánthống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo quy định củanhà nước

PHÓ GIÁM ĐỐC

ĐƠN VỊ

TRỰC THUỘC

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ

VPĐD

TẠI HÀ

NỘI

PHÒNG TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG KINH DOANH

Trang 11

Dưới phó giám đốc là các phòng chức năng, phòng nghiệp vụ và đơn

vị trực thuộc Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng như sau:

- Phòng tài chính kê toán: giữ vai trò giám đốc đồng tiền cho mọihoạt động của Công ty, thực hiện chế độ hạch toán tập trung.Mọi vấn đề liên quan đến tài chính dưới bất kỳ hình thức nàođều phải qua phòng kế toán tài chính trước khi trình lãnh đạophê duyệt

- Phòng hành chính: gồm nhiều bộ phận với nhiều chức năngnhưng có một mục đich chung là phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của Công ty được thuận lợi và hiệu quả

- Văn phòng đại diện: mở rộng hoạt động kinh doanh ở miền Bắc

- Phòng kỹ thuật: phụ trách chung về kỹ thuật của Công ty,chuyên lắp đặt các thiết bị phụ tùng, hướng dẫn khách hàng sửdụng, vận hành máy móc Bên cạnh đó phòng kỹ thuật còn cónhiệm vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị

- Phòng kinh doanh: chuyên nghiên cứu thị trường, đưa ra cácchiến lược kinh doanh

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng cụ thể như trên nhưng do sựcạnh tranh của cơ chế thị trường, điều kiện khách quan, các mối quan hệ vàcác bạn hàng quen thuộc của từng phòng nên Công ty có một số thay đổi linhhoạt cho phù hợp và thuận tiên hơn để tạo ra sự thuận tiện trong công việcnhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh

Quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh Để quản

lý có hiệu quả thì đòi hỏi phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đội ngũcán bộ có trình độ, có năng lực Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó từkhi thành lập đến nay công ty đã từng bước củng cố tổ chức các phòng ban,cửa hàng, tuyển chọn những nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và nâng caonghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũ của công ty cho phù hợp với côngviệc kinh doanh và phục vụ cho kế hoạch phát triển lâu dài của công ty

Trang 12

1.3 Kết quả kinh doanh một số năm gần đây

1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu được thực hiện dựa trênnguồn vốn vay nên hiện nay công ty chỉ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vựcsau :

- Hoạt động XNK :

+ XK : Công ty chủ yếu XK các hàng nông sản như : bột đá, khoángsản, … sang một số nước Châu á như : Đài Loan, Singapo, Trung Quốc + NK : Chủ yếu là thiết bị công nghiệp

- Hoạt động kinh doanh nội địa :

Chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng :làm đại diện cho một số công tytrong nước phân phối va đàm phán cung cấp sản phẩm của các công ty nay racác nước khác

1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Những năm đầu khi mới thành lập công tác kinh doanh của Công ty gặpkhông ít khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất, khó khăn về nguồn vốn, côngtác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cơ chế quản lý, kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp…

Những năm gần đây lại là những năm đầy khó khăn thử thách đối với cácđơn vị kinh doanh: thị trường diễn biến phức tạp, cạnh tranh khốc liệt, Nhànước liên tục có những thay đổi trong cơ chế chính sách Với nguồn vốn phục

vụ kinh doanh quá ít, Công ty hoạt động chủ yếu bằng các nguồn vốn vayngắn hạn của ngân hàng với lãi suất cao do đó lợi nhuận thu về còn quá ít và

bỏ lỡ nhiều cơ hội trong kinh doanh vì không chủ động được nguồn vốn

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

ta có thể xem qua một số chỉ tiêu sau:

Trang 13

Bảng 3 : Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH TM & DV Trần Lê Gia

(Nguồn : Phòng Kế toán công ty TNHH TM & DV TLG )

Trang 14

Lương CBCNV 60,00 63,33 10,33 8,32

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Doanh thu của Công ty ngày càng tăng: : Năm 2004 tăng hơn so vớinăm 2003 là 42,86% ( tương đương 30.000 triệu đồng), năm 2005 tăng hơnnăm 2004 là 30,00% ( tương đương 30.000 triệu đồng), năm 2006 tăng hơn

so với năm 2005 là 45,38% ( tương đương 59.000 triệu đồng), năm 2007 tănghơn năm 2006 là 14,81% ( tương đương 28.000 triệu đồng) Doanh thu củacông ty tăng liên tục qua các năm là do mở rộng qui mô hoạt động, chú trọngvào việc phát triển các mặt hàng và mở rộng thị trường kinh doanh

- Lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 tăng 42,86%, năm 2005 so vớinăm 2004 tăng 31,00% năm 2006 so với năm 2005 tăng 14,5%, năm 2007

so với năm 2006 tăng 33,33% do giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý.Điều này thể hiện sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ,kinh nghiệm và việc tổ chức các khâu từ nghiên cứu thị trường đến hoạtđộng kinh doanh XNK có khoa học, hiệu quả Vì thế năm 2007 được xem lànăm giảm được đáng kể các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh

- Nộp ngân sách năm 2004 tăng lên 42,86% so với năm 2003, năm 2005

tăng lên 31,00% so với năm 2004, năm 2006 tăng lên 14,5% so với năm

2005, 2007 số tiền nộp ngân sách Nhà nước tăng lên 560 triệu đồng tươngđương 33,33% so với năm 2006 do doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng

- Trong quá trình kinh doanh, số vốn của Công ty đã tăng lên, vốn lưu

động luôn chiếm tỷ trọng lớn Điều này hoàn toàn hợp lý đối với doanhnghiệp thương mại

- Kim ngạch xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng nên đáng kể từ khi công

ty trực thuộc sự quản lý của Sở Thương mại thành phố nên qui mô của công

ty được mở rộng, hoạt động XNK dược đẩy mạnh do đó kim ngạch XNKtăng lên nhanh chóng

Trang 15

Để đạt được kết quả như vậy, Công ty TNHH TM & DV TLG đã hoạtđộng trên cơ sở bảo toàn và tăng cường vốn do tiết kiệm trong chi tiêu, sửdụng hợp lý có hiệu quả các nguồn vốn tự có, một phần do biết khai thác vốn

từ nhiều nguồn khác nhau

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CÔNG

NGHIỆP TẠI CÔNG TY TRẦN LÊ GIA

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập của công ty

Mỗi chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định bởinhiều nhân tố Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếpqua lại lẫn nhau Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng tháihoạt động của các chủ thể Hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, các doanhnghiệp phải chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanhnghiệp Các nhân tố này thường xuyên biến đổi và vì thé làm cho hoạt độngnhập khẩu càng trở nên phức tạp hơn Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu, các nhà kinh doanh phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng củatừng nhân tố tới hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định

2.1.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.1.1.1 Chế độ, chính sách, pháp luật trong nước và quốc tế

Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc giakhác nhau bởi vậy nó chịu tác động của chính sách, chế độ pháp luật quốc gia

đó nên các doanh nghiệp buộc phải tuân thủ vô điều kiện chế độ, chính sáchluật pháp trong nước và những quy định của pháp luật quốc tế bởi chúng thểhiện ý chí của Nhà nước, sự thống nhất chung của quốc tế

Trang 16

Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đát nước màchính phủ ban hành chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu Cácchính sách mà chính phủ ban hành tác động trực tiếp dến hoạt động nhậpkhẩu là việc dựng lên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo hộnền sản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước như : hạn nghạch giấyphép nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng Trong hoạt động kinh doanh, công

cụ này là con dao hai lưỡi, nó có thể thúc đẩy hay hạn chế hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ củaNhà nước

Chính sách đối ngoại của quốc gia cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng nhập khẩu của doanh nghiệp Khi hệ thống kinh tế quốc tế mở rộng,quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế và thương mại thế giới, đây chính

là môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với thịtrường bên ngoài và nắm bắt được cơ hội trong kinh doanh quốc tế

2.1.1.2 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất hàng nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến đối tác nước ngoài vàngoại tệ thường được sử dụng trong quá trình thanh toán vì vậy chính sách tỷgiá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.Mọi việc tính giá và thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng đếnngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trong nướcvới thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền tệ và hàng hoá giữa cácquốc gia Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây ra sự biến động lớntrong tỷ trọng hàng nhập khẩu Ví dụ : tỷ giá hối đoái tăng sẽ hạn chế nhậpkhẩu và ngược lại tỷ giá hối đoái giảm thì hạn chế xuất khẩu

2.1.1.3 Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể hình dung như là cầu nối thôngthương giữa thị trường trong nước và quốc tế, tạo sự gắn kết, đồng thời phảnánh tác động qua lại giữa các thị trường Khi có sự thay đổi về giá cả, nhu cầu

Trang 17

ở các thị trường này thì đồng thời tác động cung cầu ở thị trường kia Chẳnghạn như sự tồn đọng hàng hoá, sự giảm giá, giảm nhu cầu về một mặt hàng ởthị trường trong nước sẽ làm giảm lượng hàng hoá nhập đó Ngoài ra, khủnghoảng kinh tế, tài chính, những bất đồng trong quan điểm kinh tế, chínhtrị cũng không kém phần quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước tạo ra sự cạnh tranhmạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu do vậy ảnh hưởng tới nhu cầu hàng nhậpkhẩu Trước khi bước vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu cần nghiên cứuthị trường, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng của sản xuấttrong nước để từ đó đưa ra quyết định hợp lý về mặt hàng, số lượng, chấtlượng, chủng loại hàng nhập khẩu Bên cạnh đó, tình hình sản xuất của cácdoanh nghiệp nước ngoài là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp hàngnhập khẩu, chất lượng và chủng loại hàng nhập khẩu Do vậy, đây cũng lànhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.Hiện nay trình độ sản xuất kinh doanh trên thị trường thế giới đã đạt trình độphát triển cao, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã, chủngloại đa dạng Khi tiến hành nhập khẩu doanh nghiệp cần lựa chọn cho mìnhbạn hàng và thị trường nhập khẩu hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao nhấttrong kinh doanh

2.1.1.5 Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng

Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh của mình, hệ thống tài chính ngânhàng đã can thiệp vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Hệ thống tàichính ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc quản lý, cung cấp nguồnvốn, bảo đảm việc thanh toán một cách nhanh chóng và kịp thời cho cácdoanh nghiệp Trong môi trường đó, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Trang 18

cũng được hỗ trợ rất lớn của hệ thống tài chính ngân hàng Dựa trên mối quan

hệ truyền thống, uy tín và nghiệp vụ, các ngân hàng đảm bảo lợi ích của cácdoanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu Đồng thời, cũng bằng uytín các doanh nghiệp có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vayvới khối lượng lớn, nhanh chóng, kịp thời tạo điều kiện để tận dụng thời cơtrong kinh doanh

2.1.1.6 Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một trong những công cụ quan trọng của nhà nướcnhằm điều tiết lượng hàng hoá được phép nhập khẩu, nó có tác dụng làmtăng giá đối với hàng hoá được phép nhập khẩu, nó còn tác động đến tổngcung tổng cầu của nhiều hàng hoá khác nhau.Thuế nhập khẩu có tác dụng bảo

hộ sản xuất trong nước do việc đánh thuế nhập khẩu làm giảm sự cạnh tranhcủa hàng hoá ngoại nhập, qua thuế hướng dẫn nhà nước tiêu dùng và thựchiện chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và thực hiện những cam kếtcủa chính phủ ta với chính phủ nước ngoài

2.1.1.7 Hạn ngạch nhập khẩu - kế hoạch định hướng

Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của nhà nước về số lượng hoặc trịgiá mặt hàng nào được phép nhập khẩu trong một thời hạn nhất định (thường

là một năm).Cũng có khi hạn ngạch qui định cả thị trường thì có nghĩa làdoanh nghiệp được cấp hạn ngạch chỉ được phép nhập khẩu số mặt từ thịtrường qui định với một số lượng hàng quy định Hoặc để thực hiện cam kếtgiữa các chính phủ với nhau Tại Việt Nam ,Bộ thương mại cơ quan quản línhà nước có thẩm quyền phân bố kế hoạch hạn ngạch trực tiếp cho các doanhnghiệp, đồng thời là cơ quan kiểm tra việc thực hiện hạn ngạch Việc quyđịnh hạn ngạch nhập khẩu nhằm mục đích :

+ Bảo vệ nền sản xuất trong nước

+ Tiết kiệm ngoại tệ ,cải thiện cán cân thanh toán+ Sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ

+Hướng dẫn tiêu dùng trong nhân dân

Trang 19

Việc sử dụng hạn ngạch trong công tác quản lý, điều hành hoạt độngngập khẩu giúp cho nhà nước nắm được số lượng phép nhập khẩu nào đượccấp hạn ngạch thì không được phép nhập khẩu và thu lợi nhuận lớn, còndoanh nghiệp nào không được cấp hạn ngạch thì không được phép nhập khẩumặt hàng đó, từ đó dễ gây ra tình trạng độc quyền trong kinh doanh, có khiđộc quyền cả về giá cả, đồng thời nhà nước thất thu một khoản thu thuế dohạn chế nhập khẩu

Trang 20

+ Hàng tạm nhập để tái xuất, hàng quá cảnh, hàng nhập khẩutheo quy chế bán hàng cho nước ngoài, hàng nhập khẩu cho các cửa hàngmiễn thuế.

+ Hàng nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để đảm bảo cân đốicung cầu trong nước thực hiện theo danh mục của Bộ Thương Mại công bốsau khi có ý kiến của thủ tướng chính phủ

2.1.1.9 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ của quốc gia

Hoạt động nhập khẩu diễn ra có thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vàotrình độ cơ sở hạ tầng của quốc gia Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có : hệthống giao thông vận tải, sân bay bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc Cơ sở

hạ tầng phát triển sẽ là yếu tố tác động trực tiếp tạo sự thuận lợi cho sự pháttriển của hoạt động nhập khẩu Cơ sở hạ tầng phát triển đồng nghĩa với việcgiảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện đểdoanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

Hoạt động nhập khẩu bị chi phối mạnh bởi trình độ khoa học- kỹ thuật.Khi nền khoa học trong nước yếu kém chưa tự sản xuất được hay sản xuấtchưa đủ các hàng hoá phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nhằm thựchiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước thì phải nhập khẩu nguyên liệu, trangthiết bị này từ các nước phát triển

2.1.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.1.2.1 Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính

Đây là sự tác động trực tiếp của ban lãnh đạo xuống cán bộ công nhânviên nhằm mục đích thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpmột cách nhịp nhàng hợp lý Vấn đề quản lý con người rất quan trọng vì nóảnh hướng không nhỏ đến quá trình kinh doanh Vì vậy, phải có bộ máy quản

Trang 21

lý tương đối hoàn chỉnh phù hợp để phân công lao động một cách phù hợpvới năng lực của cán bộ công nhân viên.

2.1.2.2 Nguồn tài chính

Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất kinhdoanh cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đành giá qui mô của doanh nghiệp.Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có vàcác nguồn vốn có thể huy động được Tài chính không chỉ gồm tài sản lưuđộng và tài sản cố định của doanh nghiệp mà còn gồm các khoản vay, khoảnthu nhập sẽ có trong tương lai Vốn tự có có thể do các thành viên sáng lậpđóng góp hoặc do một phần lợi nhuận để lại để tái đầu tư Vốn vay có thểđược huy động trong dân, vay ngân hàng Thiếu nguồn tài chính cần thiết, cácdoanh nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào Trong kinh doanh tài chínhđược coi là vũ khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thôn tính các đối thủcạnh tranh

2.1.2.3 Nhân tố con người

Con người là trung tâm của hoạt động xã hội và mọi hoạt động kinhdoanh đều nhằm phục vụ con người ngày một tốt hơn Vì vậy, muốn hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả thì trước hết phải chăm lo mọi mặt đời sống cán

bộ, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng nhằm khuyến khích người laođộng Phải luôn bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho người lao động, đápứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh Đây là yếu tố quan trọng hàng đầunhằm đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh

2.1.2.4 Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh

Hiện nay các nhà kinh doanh luôn tìm tòi mọi cái để mở rộng mạng lướikinh doanh, nhất là các thị trường lâu dài Trong điều kiện biến động thịtrường liên tục như hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới kinh doanh sẽ giúp

Trang 22

doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, phát hiện nhu cầu và tăng khả năng phục

vụ của doanh nghiệp trên thị trường

2.1.3 Thị trường dầu thô biến động

Dầu thô là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng, các sảnphẩm chế biến từ nó được ứng dụng rất lớn vào các lĩnh vực của đời sống.Khi thị trường dầu thô biến động sẽ làm cho nền kinh tế dao động bởi vì hầuhết các ngành công nghiệp và các loại phương tiện đều sử dụng nguồn nhiênliệu này Sự biến động đó có ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của nền kinh tế

2.1.4 Sự biến động của thị trường

Giá cả nhiều khi phụ thuộc vào lượng cầu về thiết bị của các thị trường.Khi các thị trường nhập khẩu thiết bị chủ yếu biến động sẽ làm cho giá thiết

bị biến động theo Ví dụ như Trung Quốc, là một thị trường lớn có khả năngnhập khẩu thiết bị rất lớn Vài năm trước khi thị trường Trung Quốc bão hoà,các nhà cung cấp hướng sang thị trường Việt Nam với nhiều thiết bị chấtlượng tốt, giá cả phải chăng và nhanh chóng trở thành các bạn hàng gắn bóvới thị trường Việt Nam Tuy nhiên thị trường Trung Quốc có khả năng biếnđộng mạnh, do đó khi thị trường này có nhu cầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới

số lượng và giá cả thiết bị nhập khẩu Vì vậy trong quá trình kinh doanh nhậpkhẩu thiết bị công nghiệp công ty cần nghiên cứu tìm hiểu những sự biếnđộng của các thị trường để từ đó chủ động trong việc nhập khẩu thiết bị phục

vụ sản xuất trong nước

2.1.5 Chiến tranh và sự cấm vận

Trong thời gian vừa qua có hàng loạt những sự kiện xảy ra gây ảnhhưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế chính trị của tất cả các nước trên toànthế giới Các cuộc chiến tranh xảy ra giữa các nước làm cho tình hình kinh tế

Trang 23

biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế hàng ngày Cuộc chiến tranh của

Mỹ chống Irắc đã kéo dài hàng chục năm và việc cấm vận nước này khôngđược xuất khẩu dầu mỏ làm cho nguồn cung cấp nguyên liệu giảm, điều nàyảnh hưởng lớn tới thị trường nguyên liệu nhựa và giá cả tăng lên Thêm vào

đó, ngày 20-3-2003 liên quân Mỹ-Anh xâm lược Irắc ảnh hưởng trực tiếp tớinguồn cung cấp nguyên liệu nhựa cho công ty Giá dầu giao dịch tại Châu Átiếp tục tăng do lo ngại cuộc chiến tại Irắc sẽ kéo dài và xung đột phe phái ởNigeria, thành viên sản xuất dầu mỏ lớn thứ 6 của OPEC Gần đây là cáccuộc khủng hoảng tài chính ở các nước phát triển như Mỹ và hàng loạt các sựkiện về thị trường tiền tệ, vàng…

Thị trường dầu mỏ, tiền tệ và chứng khoán khu vực, thế giới biến động mạnh

sẽ tác động đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu Như nhiều chuyên gia nhậnđịnh rằng dù kết thúc nhanh hay chậm, cuộc chiến tranh Irắc sẽ tác động tới

hệ thống cung cấp xăng dầu

2.1.6 Một số nhân tố khác

- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất tệ đến nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái là một công cụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngnhập khẩu,việc lên giá hay mất giá đồng tiền trong nước so với ngoại tệ sẽ tácđộng tức thời đến hoạt động nhập khẩu.Thông thường thì một tỷ giá khuyếnkhích xuất nhập khẩu sẽ gây ra hạn chế nhập khẩu và ngược lại

Không giống như thuế quan và hạn ngạch là nhưng công cụ của chínhphủ có điều hành trực tiếp và tương đối dễ dàng, tỷ giá hối đoái lại hình chủyếu thành từ thị trường, nhà nước chỉ tác động có tính chất điều chỉnh Khinền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường thì phải coi tiền tệ làmột loại hàng hóa đặc biệt cho nên giá cả của chúng lên xuống phụ thuộc vàocung cầu ngoại tệ Tỷ giá hối đoái quyết định xác định mặt hàng bạn hàng và

Trang 24

phương án kinh doanh của xuất nhập khẩu nói riêng Sự thay đổi của tỷ giáhối đoái có thể gây sự biến đổi lớn trong tỷ trọng xuất nhập khẩu

-Do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh.Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụsản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máybay, máy móc cho Tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị chocác nhà máy xi măng,đóng tàu

-Giá vàng và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng(giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/tấn, phôi thép tăng 105USD/tấn, phân bón tăng 21 USD/tấn, chất dẻo tăng 144 USD/tấn, sợi các loạităng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/tấn) Lượng nhậpkhẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như xăng dầu tăng 8%, thép thànhphẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8%… Nhìnchung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàngnguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu Tổng giá trị tăng thêm

do giá và lượng ước tính khoảng 7, 5tỷ USD

-Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu Kim ngạchxuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh gía là tốt nhưngmức tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8% Nguyênnhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có

xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấunhư diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo

vệ môi trường sinh thái

-Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nướctăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu, trong năm 2007 cũng đã góp phần làmcho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giàydép, ôtô và linh kiện ôtô, điện tử, nông sản thực phẩm… tăng Ngoài cácnước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nền kinh tế châu Á, đứng

Trang 25

đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ Các mặt hàng nhập siêunhư nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép,máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu củaViệt Nam sang các thị trường khác Một thực tế là nhập siêu ở thị trường này

sẽ tạo ra xuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp gópphần thu hẹp tổng giá trị nhập siêu của các thị trường

2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị công nghiệp tại công ty TNHH TM & DV Trần Lê Gia

2.2.1 Kết quả nhập khẩu thiết bị công nghiệp

2.2.1.1 Kết quả theo mặt hàng nhập khẩu

 Van công nghiệp và bộ điều khiển của hãng TYCO ứng dụng trongnhiều ngành công nghiệp như ( nhiệt điện, thực phẩm, hóa chất, giấy,nước…)

 với các nhãn hiệu: Tyco, Keystone, KTM, Vanessa, Raimondi,Crosby, FloCheck, Fasani, Hindle, Hancock, Bifi, Morin, Agco …

 Van và phụ tùng van Fukui ( Nhật Bản)

 Các loại bơm cấp nước, hóa chất, dầu khí, thực phẩm hiệu SAER(Italia)

 Các loại thiết bị dầu khí, thiết bị xây dựng do tập đoàn CAPE cungcấp bao gồm:

- Thiết bị và dịch vụ ROV, Diving, DP Vessel được sử dụng chocông việc khảo sát, sửa chữa giàn khoan, đường ống dẫn dầu,khí

- Búa ép cọc, thiết bị khoan, búa rung

- Thiết bị làm đường hầm, chống cột và các phụ kiện

- Thiết bị kiểm tra, gia cố đường ống và các dịch vụ liên quan

Trang 26

- Xylanh thủy lực, các chi tiết hệ thống, máy ép, máy kéo, dụng

cụ thủy lực, dụng cụ bu-lông, thiết bị lọc dầu thủy lực, thiết bịkhử nước

- Cung cấp và cho thuê các loại bơm dẫn động diesel đã qua sửdụng

 Các loại ống áp lực cao hiệu Alfagomma, Singaflex

 Vật liệu hàn gắn và gia cố đường ống Pipe Wrap Plus (PWP) của Mỹ

 Các thiết bị, phụ tùng và dịch vụ khác phục vụ trong các ngành côngnghiệp nặng

từ các nước như :Mỹ, Đức, Italia, EU, Nhật Bản, Mexico, Singapore, TrungQuốc

2.2.1.1 Kết quả theo thị trường nhập khẩu

Với phương châm “ Duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa,đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, pháttriển mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới” Công ty đã vươn tầm hoạtđộng ra khắp nơi, thị trường tiêu thụ khá đa dạng, vừa phục vụ trực tiếpngười tiêu dùng, vừa thực hiện các hợp đồng kinh tế với các Công ty, Xínghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và cả nước Ngoài ra, thịtrường nhập khẩu của Công ty khá rộng kể cả trong khu vực và trên thế giớinhư Mỹ, Đức, Italia, EU, Nhật Bản, Mexico, Singapore, Trung Quốc

Công ty đã cố gắng bám sát thị trường, thực hiện các biện pháp xâmnhập và phát triển thị trường, không những duy trì và mở rộng thị trườngtruyền thống mà còn xâm nhập vào các thị trường mới

Sau đây là bảng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường một số nước chủyếu của Công ty từ năm 2000 đến 2007:

Bảng 5 : Kim ngạch nhập khẩu của công ty Đơn vị: USD

Tên nước Năm 2000 Năm

2003

Năm2004

Năm

2005 Năm 2006

Năm2007

Trang 27

Nhật Bản 80.530 126.230 135.330 153.410 197.540 234.250Singapor

Hàn

Quốc 74.340 117.340 130.360 145.640 176.450 210.200Trung

CHLB

Đức 68.630 90.250 105.550 112.500 133.660 165,150Malayxia 72.470 65.230 57.730 68.800 55.760 56.800

Italia 131.200 165.400 175.300 194.100 245.700 320.300

EU 154.500 213.600 276.600 324.450 400.550 550.420Các nước

( Nguồn: phòng kế toán tài chính)

Qua bảng kim ngạch nhập khẩu trên ta thấy, nhìn chung kim ngạchnhập khẩu theo thị trường của Công ty từ năm 2000 đến năm 2007 vẫn duytrì được tốc độ tăng trưởng và tăng vượt mức kế hoạch đã đặt ra Cụ thể: năm

2003 so với năm 2000 kim ngạch nhập khẩu tăng rõ rệt ở một số thị trườngnhư: Hàn Quốc tăng 52,1% tương ứng tăng 42.000 USD; Italia tăng 26%tương ứng tăng 34.200 USD; Mỹ tăng 45,4% tương ứng tăng 30.320 USD;đặc biệt là Nhật Bản tăng 56,7% tương ứng tăng 45.700 USD, cùng với sựgia tăng ở một số thị trường như: Singapore, Đức,… Bên cạnh đó, kim ngạchnhập khẩu thực hiện năm 2003 lại giảm ở một số thị trường như: Malayxiagiảm 11% tương ứng giảm 7.240 USD

Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 so với năm 2003 cũng tăng lên ở một

số thị trường truyền thống như: Nhật Bản tăng 21,5% tương ứng tăng 27.180

Trang 28

USD; Hàn Quốc tăng 24,1% tương ứng tăng 28.300 USD; Italia tăng 17,3%tương ứng tăng 28.700 USD Trong những năm gần đây, thiết bị, phụ tùngcủa Trung Quốc không còn phù hợp với yêu cầu của thị trường về chất lượng

và kỹ thuật nên kim ngạch nhập khẩu ở thị trường này đã giảm 1,8% tươngứng giảm 1.680 USD Nhưng Công ty tập trung vào thị trường của các nước

tư bản có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, năm 2005 so với năm 2003tăng 39,2% tương ứng tăng 38.140 USD

Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 so với năm 2005 vẫn tăng lên ở một

số thị trường truyền thống như: Nhật Bản tăng 52,7% tương ứng tăng 80.840USD; Singapore tăng 30,1% tương ứng tăng 42.970 USD; các thị trường,Hàn Quốc, Mỹ, EU, Italia, Đức đều tăng trưởng mạnh mẽ vượt bậc ngược lạicác thị trường như Trung Quốc, Malaixia thì kim ngạch nhập khẩu giảm hẳnđiều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của thị trường vì công ty muốn mởrộng thị trường sang các nước tiên tiến, phát triển

Với phương châm giữ tín nhiệm với khách hàng về chất lượng, tạo mọiđiều kiện ưu tiên cho những khách hàng ổn định, Công ty đã có những bướctiến đáng kể trong việc phát triển thị trường Từ năm 1998 đến nay, kimngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Lê Gia

đã ổn định và tăng dần Vấn đề thị trường là mối quan tâm hàng đầu củaCông ty Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty tìm mọi cách tháo gỡ vàphát triển Từ chỗ chủ yếu thiết lập quan hệ nhập khẩu với một số nước Châu

Á thì đến nay Công ty đã mở rộng thị trường sang các nước tư bản phát triểnnhư Mỹ, CHLB Đức và một số quốc gia ở các vùng lãnh thổ khác

2.2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu

2.2.2.1 Quy trình nhập khẩu

Giao dịch buôn bán hàng hoá dịch vụ trong thương mại quốc tế bao giờcũng phức tạp hơn việc mua bán trao đổi trong nước Sở dĩ như vậy là do các

Trang 29

bên ở các quốc gia khác nhau, đồng tiền thanh toán khác nhau, hệ thống tàichính tiền tệ, luật pháp và tập quán buôn bán ở các nước là khác nhau Vì vậy

để tiến hành hoạt động nhập khẩu có hiệu quả thì một doanh nghiệp xuấtnhập khẩu cần tuân thủ theo các bước sau đây :

2.2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu là việc làm cần thiết đầu tiên đối vớibất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thương mại quốc tế Nghiên cứuthị trường nhập khẩu là quá trình điều tra nhu cầu và khả năng nhập khẩu chomột sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm trên thị trường nào đó Quátrình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin về các loại hànghoá, dịch vụ, các nguồn cung ứng, khả năng dự trữ, số liệu mua bán từ đó

so sánh, phân tích, rút ra kết luận cần thiết cho công tác xâm nhập thị trường Trong quá trình chuẩn bị giao dịch, vấn đề nghiên cứu thị trường để cómột hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ làm cơ sởcho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, đáp ứng được tình thế củathị trường Đồng thời, hệ thống thông tin không những làm cơ sở để doanhnghiệp lựa chon đối tác giao dịch thích hợp mà còn làm cơ sở cho quá trìnhgiao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng sau này có hiệuquả

2.2.2.1.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước

Đây chính là việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu Cónghiên cứu thị trường trong nước một cách kỹ lưỡng, chặt chẽ thì doanhnghiệp mới nắm bắt thông tin về nhu cầu, giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch

vụ Từ đó đề ra các hướng cho hoạt động nhập khẩu Quá trình nghiên cứu thịtrường này bao gồm các bước sau :

2.2.2.1.1.1.1 Nhận biết mặt hàng nhập khẩu

Trang 30

Mục đích của việc nghiên cứu thị trường mặt hàng nhập khẩu là để tìm

ra mặt hàng nhập khẩu mà nhu cầu trong nước đang cần nhưng phải phù hợpvới mục tiêu và lợi nhuận của doanh nghiệp Muốn biết mặt hàng nào đangđược khách hàng và người tiêu dùng trong nước cần, đang là nhu cầu thiếtyếu của thị trường trong nước thì phải tiến hành nghiên cứu khảo sát trên cáckhía cạnh sau :

- Về mặt hàng, phẩm chất, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu

- Về tình hình tiêu dùng mặt hàng đó thế nào? Phải hiểu rõ tập quán,thị hiếu và qui luật biến động của quan hệ cung cầu để có thể đáp ứng kịpthời nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất

- Dự đoán được mặt hàng đó đang ở thời kỳ nào của chu kỳ sống củamặt hàng đó để có thể quyết định chính xác phương án nhập khẩu nhằm nângcao hiệu quả hoạt động nhập khẩu

- Xác định được tình hình sản xuất mặt hàng đó trong nước (nếu có)như thế nào để quyết định xem số lượng nhập khẩu là bao nhiêu cho phù hợp,tránh tình trạng nhập về thừa không tiêu thụ được

- Xác định tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là bao nhiêu? Trong thương mạiquốc tế do các nước có hệ thống tiền tệ khác nhau nên việc xác định tỷ suấtngoại tệ hàng nhập khẩu là cần thiết để xem xét việc kinh doanh có hiệu quảhay không (nếu tỷ suất này lớn hơn tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam vàđồng ngoại tệ thì việc nhập khẩu có lãi và ngược lại sẽ bị thua lỗ

2.2.2.1.1.1.2 Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trênphạm vi một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường làmột năm) Đối với đơn vị kinh doanh nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thịtrường cần xác định khả năng cung cấp của thị trường bao gồm cả việc xem

Trang 31

xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọnmua bán của loại hàng hoá đó.

Dung lượng thị trường không cố định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biếncủa từng giai đoạn nhất định Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến dung lượngthị trường là:

Thứ nhất là các nhân tố làm dung lượng biến đổi có tính chất chu kỳ

Đó là sự vận động của tình hình kinh tế và tính chất thời vụ trong sản xuất,lưu thông và tiêu dùng

Thứ hai là các nhân tố ảnh hưởng lâu dài tới sự biến động của thịtrường bao gồm những tiến bộ khoa học công nghệ, các chính sách của Nhànước và các tập đoàn tư bản tài chính lũng đoạn thị trường, thị hiếu, tập quántiêu dùng, ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng thay thế

Thứ ba là nhân tố ảnh hưởng tạm thời tới dung lượng thị trường nhưbiến động về kinh tế, chính trị, thiên tai của quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trongtổng mức cung hoặc cầu về hàng hoá nhập khẩu hay hiện tượng đầu cơ tíchtrữ gây đột biến về cung cầu

Khi phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự đột biến của dunglượng thị trường cần phải đánh giá đúng mức ảnh hưởng của từng nhân tố,xác định nhân tố nào có quyết định xu hướng vận động của thị trường trongthời gian nghiên cứu, từ đó xác định chính xác nhu cầu nhập khẩu mặt hàng

đã lựa chọn

2.2.2.1.1.1.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhằm nắm vững thông tin số lượng cácđối thủ cạnh tranh trong mặt hàng kinh doanh, tình hình hoạt động, tỷ trọngthị trường, điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh Đặc biệt cầnnghiên cứu kỹ các chiến lược kinh doanh và khả năng thay đổi chiến lượckinh doanh của đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới để đưa ra các phương án

Trang 32

đối phó tối ưu, hạn chế các điểm mạnh và tận dụng các điểm yếu của đối thủ

để vượt lên trên

2.2.2.1.1.1.4 Nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan màdoanh nghiệp không kiểm soát được bao gồm : môi trường tự nhiên, văn hoá

xã hội, chính trị, luật pháp Môi trường kinh doanh có tác động rất lớn và chiphối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , do đó cần phải tiến hànhnghiên cứu sự vận động của nó để nắm bắt quy luật vận động của môi trườngkinh doanh để có biện pháp, chính sách phòng ngừa có hiệu quả Bởi lẽ môitrường kinh doanh tác động liên tục tới hoạt động của doanh nghiệp theonhững xu hướng khác nhau

2.2.2.1.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Đối với những đơn vị kinh doanh nhập khẩu, việc nghiên cứu thị trườngnước ngoài có ý nghĩa quan trọng Trong việc nghiên cứu đó nắm vữngnhững nội dung về tình hình chính trị, pháp luật, điều kiện thương mại nóichung, thái độ quan điểm của nước xuất khẩu, điều kiện tín dụng, vận tải, giácước Ngoài ra phải nghiên cứu dung lượng thị trường và giá cả trên thịtrường quốc tế

2.2.2.1.1.2.1 Nguồn cung cấp trên thị trường quốc tế

Doanh nghiệp cần nắm vững được tình hình các nguồn cung cấp trênthị trường quốc tế mà doanh nghiệp có khả năng giao dịch từ đó nghiên cứuđặc điểm thị trường các nước cung cấp trên các phương diện :

- Thái độ và quan diểm của các nước cung cấp thể hiện qua các chính sách

ưu tiên xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu

- Tình hình chính trị quốc gia đó có ổn định hay không, có tác động đếnnguồn cung cấp mặt hàng đó như thế nào?

Trang 33

- Về vị trí địa lý có thuận lợi cho giao dịch mua bán, có đem lại hiệu quảkinh doanh hay không, có tiết liệm chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong quátrình nhập khẩu của doanh nghiệp

2.2.2.1.1.2.2 Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời thể hiệnmột cách tổng hợp các hoạt động kinh tế trên thi trường Giá cả không nhữngphản ánh mà còn điều tiết mối quan hệ cung cầu hàng hoá Việc xác địnhđúng giá cả trong nhập khẩu có ý nghĩa to lớn với hiệu quả thương mại quốc

tế, cụ thể sẽ làm giảm lượng ngoại tệ chi ra Vì vậy, giá cả là chỉ tiêu quantrọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại thương

Giá cả trong hoạt động xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế Do vậy, để đạtđược hiệu quả cao trong kinh doanh trên thị trường quốc tế và để cả giá cảthực sự trở thành đòn bẩy trong ngoại thương, phải có biện pháp tính toán giá

cả một cách chính xác, khoa học, phải nắm vững được xu hưỡng vận độnggiá cả trên thị trường quốc tế Nghiên cứu giá cả bao gồm việc nghiên cứu giả

cả của từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động

và nhân tố ảnh hưởng đến giá cả

2.2.2.1.2 Lựa chọn đối tác giao dịch

Việc nghiên cứu thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩulựa chọn được mặt hàng, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán vàđiều kiện giao dịch thích hợp Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quảhoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào đối tác giao dịch Trong những điềukiện như nhau việc giao dịch với khách hàng cụ thể này thì thành công nhưngvới khách hàng khác thì thất bại Vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng của việclựa chọn này là tìm người cung ứng khả dĩ, an toàn và có lợi Trong quá trínhlựa chọn đối tác cần nghiên cứu các vấn đề sau :

Trang 34

- Khả năng kỹ thuật của người cung ứng : Đây là yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến trình độ chất lượng, mức độ đồng nhất, độ tin cậy và tính khôngkhuyết tật của hàng hoá được giao dịch với giá cả tối ưu nhất.

- Khả năng sản xuất : Qui mô sản xuất của nhà cung ứng đảm bảo cungcấp hàng hoá đúng số lượng, đúng thời điểm quy định Khi xem xét phải chú

ý đến công suất, chất lượng và điều kiện sản xuất

- Khả năng tài chính : Tiềm lực tài chính của người cung cấp có tầmquan trọng đặc biệt để đánh giá khả năng của người cung cấp trong thực hiệnhợp đồng

- Năng lực quản ký của đối tác : Khả năng quản lý có ý nghĩa sống còntrong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt lag việc thực hiệnhợp đồng lớn và sản phẩm phức tạp về kỹ thuật

- Đánh giá mức độ tín nhiệm :

Đánh giá khả năng tin cậy và độ tín nhiệm chung của nguồn cung cấptrên thị trường thế giới Ngoài ra còn phải xem xét thái độ quan điểm kinhdoanh của đối tác và tình hình chính trị nước người cung ứng Sau khi nghiêncứu doanh nghiệp mới lựa chọn một đối tác phù hợp

2.2.2.1.3 Xây dựng phương án kinh doanh

Việc lựa chọn phương án kinh doanh xác định được mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp và chỉ đạo các bộ phận đồng bộ thực hiện các chương trình

đã định hướng tới đạt mục tiêu của doanh nghiệp Đồng thời phương án kinhdoanh giúp doanh nghiệp giảm được rủi ro và mang lại hiệu quả trong kinhdoanh

Việc hoạch định phương án kinh doanh đã thúc đẩy các cấp quản trịhướng tới sự suy nghĩ có hệ thống và dẫn đến sự phối hợp có nỗ lực của cácdoanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh được hoàn hảo hơn Phương án

Trang 35

Lựa chọn phương án nhập khẩu

kinh doanh cũng dẫn đến việc triển khai các tiêu chuẩn kiểm tra thực tiễn vàcác biện pháp tác động làm cho các hoạt động có hiệu quả hơn

Sơ đồ 2: Quá trình xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau

- Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng nhập khẩu tức là phảiphân tích đánh giá tình hình và dự đoán sự thay đổi của môi trường kinhdoanh

- Xác định mục tiêu : mục tiêu doanh số, lợi nhuận, tỷ suất lãi trên vốnđầu tư và các mục tiêu như an toàn, phát triển, vị thế đạt được từ hoạt độngnhập khẩu

- Phác thảo phương án kinh doanh :

+ Mô tả tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu

+ Xác định các cách thức tiến hành kinh doanh trên thị trường mụctiêu

+ Đề ra các biện pháp và tiến trình để tổ chức thực hiện

+ Dự đoán các tình huống có thể xảy ra và phương pháp ứng xử

- Lựa chọn phương án kinh doanh : Để lựa chọn được phương án kinhdoanh tối ưu vẫn phải tiến hành đánh giá các phương án đã được hoạch địnhtrên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu : doanh thu, mức lợi nhuận dự tính, tổng chiphí giao dịch (chi phí nhập khẩu hàng hoá, chi phí vận chuyển, chi phí bảoquản, giao dịch )

Trang 36

Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá nên người hỏigiá có thể gửi hỏi giá đến nhiều nơi để lựa chọn ra các báo giá tối ưu, từ đóchính thức lựa chọn nhà cung cấp Tuy nhiên, không nên hỏi quá nhiều sẽ tạo

ra nhu cầu giả không có lợi cho người mua

2.2.2.1.4.1.2 Chào hàng, báo giá

Chào hàng là một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá đượcchuyển cho một hay nhiều người xác định Nội dung cơ bản của một chàohàng : địa điểm, thời gian nhận hàng cùng một số điều khoản khác như bao

bì, ký mã hiệu

Chào hàng có thể do người bán hoặc người mua đưa ra Nếu là ngườimua đưa ra gọi là chào hàng mua, nếu là người bán đưa ra gọi là chào hàngbán

Báo giá là nghiệp vụ tiếp theo của giao dịch và ký kết hợp đồng Nếu đãbáo giá là đã có sự cam kết của người bán sẽ bán hàng với giá đó kèm theođiều kiện trong thư báo giá mà người bán không có quyền từ chối Do đó cầncân nhắc mọi mặt khi đưa ra báo giá

2.2.2.1.4.1.3 Đặt hàng

Ngày đăng: 29/01/2024, 10:48

w