1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận hàng hóa và vận dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam

29 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Hàng Hóa Và Vận Dụng Vào Thực Tiễn Phát Triển Kinh Tế Hàng Hóa Ở Việt Nam
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Thầy Tống Thế Sơn, Giảng Viên Bộ Môn Kinh Tế Chính Trị Mac - Lênin
Trường học Không có thông tin
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản Không có thông tin
Thành phố Không có thông tin
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 55,25 KB

Nội dung

S n xu t hàng hóaản xuất hàng hóaất hàng hóaa, Khái niệm sản xuất hàng hóa Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, nhữngngười sản xuất ra sản phẩm không

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Lý luận về hàng hóa 5

1.1.1 Hàng hóa là gì? 5

1.1.2 Thuộc tính của hàng hóa 5

1.1.3 Sản xuất hàng hóa 6

1.1.4 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 7

1.1.5 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 8

1.1.6 Tiền tệ 10

1.1.7 Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay 14

1.2 Nền kinh tế hàng hóa 17

1.2.1 Nền kinh tế hàng hóa là gì? 17

1.2.2 Những ưu điểm của nền kinh tế hàng hóa 17

1.2.3 Những nhược điểm của nền kinh tế hàng hóa 18

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 19

2.1 Thực trạng nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam 19

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam 19

2.1.2 Tình hình nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam 20

2.2 Đánh giá nền kinh tế hàng hóa tại Việt Nam 23

2.2.1 Thành tựu của nền kinh tế hàng hóa 23

2.2.2 Hạn chế của nền kinh tế hàng hóa 24

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 26

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 2 chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tống ThếSơn – giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Mac – Lênin Trong quá trình học tập vàtìm hiểu bộ môn, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâmhuyết của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích

Từ những kiến thức mà thầy đã truyền đạt, nhóm em xin trình bày lại những gì mình

đã tìm hiểu về vấn đề: “Lý luận hàng hóa và vận dụng vào thực tiễn phát triển kinh

tế hàng hóa ở Việt Nam.” gửi đến thầy.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tế và kiến thức về bộ môn này của nhóm chúng

em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trongquá trình hoàn thành bài tiểu luận này Chúng em hi vọng sẽ nhận được ý kiến đónggóp của trong phần trình bày để bài thảo luận của nhóm chúng em được hoàn thiện tốthơn

Nhóm 2 chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

M Đ U Ở ĐẦU ẦU

1 Tính c p thi t c a đ tài ấp thiết của đề tài ết của đề tài ủa đề tài ề tài

Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa,đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bántrên thị trường Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầunào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán

Từ xa xưa vai trò của hàng hóa gắn liền cùng sự hình thành và phát triển của các

bộ lạc Khi tiền chưa được phát minh thì mọi giao dịch của con người đều thông quacác hoạt dộng trao đổi vật phẩm – hàng hóa

Hàng hóa được xem là giá trị rất quan trọng của cuộc sống dẫn đến nhiều thayđổi và phát triển nhận thức đối với hình hài nền kinh tế

Và như chúng ta đã biết, lịch sử của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua haikiểu tổ chức kinh tế, đó là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa Người ta cho rằng việcsản xuất hàng hóa là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loàingười, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nângcao hiệu quả kinh tế của xã hội

Nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp, sau khi tìm cho mình một con đường

đi đúng đắn, đó là xây dựng nền kinh tế nước ta thành một nền kinh tế hàng hóa, đã cóđược những bước phát triển đáng kể

Chính vì tầm quan trọng, tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn của hàng hóa

trong nền kinh tế hàng hóa nên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Lý luận hàng hóa

và vận dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam.” để có thể nghiên

cứu rõ hơn

2 M c tiêu ục tiêu

Trên cơ sở lý luận về hàng hóa, bài tiểu luận nhằm vận dụng lý luận hàng hóa

vào thực tiễn phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam Sau đó, đưa ra những kiến nghị,giải pháp phù hợp

Trang 4

3 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu

- Dựa vào giáo trình và bài giảng của giảng viên

- Tìm kiếm và thu thập thông tin trên các website, các thông tin trên internet cóliên quan đến đề tài

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý lu n v hàng hóa ận về hàng hóa ề tài

VD: Hàng hóa vật thể: gạo, rau, đường, sữa, ô tô, máy tính

Hàng hóa phi vật thể: các loại dịch vụ (internet, du lịch )

1.1.2 Thu c tính c a hàng hóa ộc tính của hàng hóa ủa hàng hóa

Dù khác nhau về hình thái tồn tại, song mọi thứ hàng hóa đều có hai thuộc tính làgiá trị sử dụng và giá trị

a, Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầunào đó của con người; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần;cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu tiêu dùng cho sảnxuất

Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuấtcàng phát triển, khoa học – công nghệ càng tiên tiến, càng giúp cho con người pháthiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của ngườimua Vì vậy, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa domình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn củangười mua

b, Giá trị của hàng hóa

Để nhận biết được thuộc tính giá trị của hàng hóa, cần xét trong mối quan hệ traođổi

Ví dụ có một mối quan hệ trao đổi như sau: 1 con gà = 10kg táo

Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi

Trang 6

C.Mác cho rằng, sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì giữa chúng có mộtđiểm chung Điểm chung đó ở chỗ, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động.Tức là hàng hóa có giá trị Khi là hàng hóa, dù khác nhau về giá trị sử dụng, chúngđều là kết quả của sự hao phí sức lao động của người sản xuất ra hàng hoá ấy, nênhàng hoá có giá trị.

Mặt khác, khi đã đề cập tới hàng hóa, có nghĩa là phải đặt sản phẩm của lao động

ấy trong mối liên hệ với người mua, người bán, trong quan hệ xã hội Do đó lao độnghao phí để sản xuất ra hàng hóa mang tính xã hội Trên cơ sở đó, C.Mác quan niệmđầy đủ hơn: “Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí đểsản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy”

1.1.3 S n xu t hàng hóa ản xuất hàng hóa ất hàng hóa

a, Khái niệm sản xuất hàng hóa

Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, nhữngngười sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích, nhu cầu tiêu dùng củachính mình mà để trao đổi, mua bán

b, Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loàingười Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:

- Một là, phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành,các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sảnxuất thành những ngành, nghề khác nhau Khi đó, mỗi người chỉ sản xuất một hoặcmột số sản phẩm nhất định Trong khi nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm

Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩmvới nhau

- Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuấtđộc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêudùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổidưới hình thức hàng hóa C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhânđộc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”

Trang 7

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuấthàng hóa ra đời và phát triển.

1.1.4 Tính hai m t c a lao đ ng s n xu t hàng hóa ặt của lao động sản xuất hàng hóa ủa hàng hóa ộc tính của hàng hóa ản xuất hàng hóa ất hàng hóa

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuấthàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động củangười sản xuất hàng hóa có tính hai mặt Tính hai mặt đó là: mặt cụ thể và mặt trừutượng của lao động

Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khácnhau Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành, nghề khácnhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sửdụng khác nhau

- Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đếnhình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuấthàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc Lao động trừu tượng là lao động đồng chất củangười sản xuất hàng hóa

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá

Vì vậy, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh tronghàng hóa Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khácnhau

Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởiviệc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất

Trang 8

Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa,bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệthống phân công lao động xã hội.

Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm donhững người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội,hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấpnhận được Khí đó, sẽ có một số hàng hóa không bán được Nghĩa là có một số haophí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơkhủng hoảng tiềm ẩn

1.1.5 L ư ng giá tr và các nhân t nh h ị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng ố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng ản xuất hàng hóa ưởng đến lượng giá trị của hàng ng đ n l ến lượng giá trị của hàng ư ng giá tr c a hàng ị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng ủa hàng hóa hóa.

Lượng giá trị của hàng hóa:

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sửdụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạotrung bình, cường độ lao động trung bình

Sản phẩm

VD: - Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định

- Thời gian lao động xã hội cần thiết gần với thời gian lao động cá biệt củangười sản xuất cung cấp đại bộ phận loại hàng hóa đó trên thị trường

Kết cấu lượng giá trị hàng hóa

Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra baohàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đãtiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xãhội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nàoảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hànghóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa Có những nhân tố chủ yếusau:

Trang 9

- Một là, năng suất lao động.

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí

để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết

trong một đơn vị hàng hóa Do vậy, năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho lượng giátrị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống “Như vậylà đại lượng giá trị của một hànghóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệnghịch với sức sản xuất của lao động đó”

Ảnh hưởng của năng suất lao động đến lượng giá trị của hàng hóa:

công nghệ

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.

Tăng cường độ lao động giống như kéo dài thời gian lao động

Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động laođộng Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độlao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên Tổng lượng giá trị của tất cả hàng hóagộp lại tăng lên Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ramột đơn vị hàng hóa không thay đổi; vì tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăngmức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười biếng mà sản xuất

ra số lượng hàng hóa ít hơn

Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường độlao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụngnhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội Cường độ lao động chịuảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo củangười lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… Nếu giải quyết tốt những vấn đề

Trang 10

này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo

ra nhiều hàng hóa hơn

Lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng hao phí lao động, tỷ lệ nghịch với NSLĐ và không phụ thuộc vào CĐLĐ.

- Hai là, tính chất phức tạp hay đơn giản của lao động

Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản đơn và laođộng phức tạp

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệthống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quátrình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên mônnhất định

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ranhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn Lao động phức tạp là lao động giản đơnđược nhân bội lên Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người laođộng xác định mức thù lao cho phù hợp vối tính chất của hoạt động lao động trongquá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội

vì sao tiền có thể mua được hàng hóa Cụ thể:

- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên

Trang 11

Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thòi kỳ sơ khai của traođổi hàng hóa Khi đó, việc trao đổigiữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫunhiên Người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa này lấy hàng hóa khác.

VD: 1m vải = 10kg gạo

Ở đây, giá trị ẩn chứa trong hàng hóa vải được biểu hiện ra ở hàng hóa gạo;với thuộc tính tự nhiên của mình, hàng hóa gạo trở thành hiện thân của giá trịcủa hàng hóa vải Sở dĩ như vậy là vì bản thân hàng hóa gạo cũng có giá trị Giátrị sử dụng của hàng hóa vải được dùng để biểu hiện giá trị của hàng hóa gạo gọi

là hình thái vật ngang giá

Đặc điểm:

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đổi trở nênthường xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đặt trong mối quan hệ với nhiềuhàng hóa khác Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng xuất hiện

VD: 1 con gà = 5 kg táo; hoặc = 1 cái rìu; hoặc = 1 cái áo;

Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn; trong đó, giá tri của 1 đơn vịhàng hóa con gà được biểu hiện ở 5 đơn vị hàng hóa táo hoặc 1 đơn vị hàng hóacái rìu; hoặc 1 đơn vị hàng hóa cái áo,

Đặc điểm:

- Hình thái chung của giá trị

Việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóa

phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn Trình độ sản xuấtnày thúc đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị

Trang 12

VD: 5 kg táo; hoặc 1 con gà; hoặc 1 cái áo; hoặc = 10 m vải.

Ở đây, giá trị của các hàng hóa táo, hàng hóa con gà, hàng hóa cái áo hoặcnhiều hàng hóa khác đều biểu thị giá trị của chúng ở một loại hàng hóa làm vậtngang giá chung là hàng hóa vải Tuy vậy, giữa các vùng lãnh thổ khác nhautrong cùng mộtquốc gia có thể có những quy ước khác nhau về loại hàng hóalàm vật ngang giá chung

Đặc điểm:

Để khắc phục hạn chế này, hình thái phát triển hơn đã xuất hiện

- Hình thái tiền

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sảnxuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có nhiều vật làmngang giá chung sẽ gây trở ngại cho trao đổi giữa các địa phương trong một quốcgia Do đó, đòi hỏi khách quan là cần có một loại hàng hóa làm vật ngang giáchung thống nhất

VD: 2 con gà; 10 m vải; 10 kg táo; = 0,1 gr vàng

Vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hànghóa Vàng trở thành hình thái tiền của giá trị Tiền vàng trong trường hợp này trởthành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa vì tiền có giá trị Lượng laođộng xã hội đã hao phí trong đơn vị tiền được ngầm hiểu đúng bằng lượng laođộng đã hao phí để sản xuất ra các đơn vị hàng hóa tương ứng khi đem đặt trongquan hệ với tiền

Đặc điểm:

trong phạm vi không gian rộng

Tiền là một hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vậtngang giá chung thống nhất

Trang 13

 Tiền là một hàng hóa đặc biệt:

- Là một hàng hóa vì nó hai thuộc tính

dùng, trang trí…

- Đặc biệt: Vì ngoài những công dụng thông thường gắn với thuộc tính tự nhiênthì nó còn có một công dụng đặc biệt mà tất cả các hàng hóa khác không có đó là

nó có thể dùng để biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác.

b, Chức năng của tiền

- Thước đo giá trị

Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác Muốn đo

lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền phải có giá trị Để thực hiện chứcnăng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh vớimột lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng Sở dĩ có thể thực hiện đượcnhư vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một

tỷ lệ nhất định Cơ sở của tỷ lệ này là thời gian lao động xã hội cần thiết đã haophí để sản xuất ra hàng hóa đó

Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả hàng hóa Như vậy, giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng

hóa Giá trị là cơ sở của giá cả Trong khi các điều kiện khác không thay đổi, nếugiá trị của hàng hóa càng lớn thì giá cả của hàng hóa càng cao và ngược lại Giá

cả của hàng hóa có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như: giá trị của

hàng hóa, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu.

- Phương tiện lưu thông

Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giớicho quá trình trao đổi hàng hóa

Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình trao đổi,mua bán trở nên thuận lợi; đồng thời làm cho hành vi mua, hành vi bán tách rời

về không gian và thời gian Do đó, có thể tiềm ẩn khả năng khủng hoảng

- Phương tiện cất trữ

Trang 14

Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vàocất trữ Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiềnbạc Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưuthông Khi sản xuất hàng hóa phát triển, lượng hàng hóa nhiều hơn, tiền cất trữđược đưa vào lưu thông Ngược lại, nền sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm,một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán

Trong trường hợp tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa thìtiền làm phương tiện thanh toán Thực hiện chức năng thanh toán, có nhiều hìnhthức tiền khác nhau được chấp nhận Chức năng phương tiện thanh toán của tiềngắn liền với chế độ tín dụng thương mại, tức là mua bán thông qua chế độ tíndụng

Ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ Người ta

có thể sử dụng tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền điện tử,bitcoin

- Tiền tệ thế giới

Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năngtiền tệ thế giới Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toánquốc tế giữa các nước với nhau Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giátrị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanhtoán quốc tế

1.1.7 D ch v và quan h trao đ i trong tr ị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng ụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác ệ ổi trong trường hợp một số yếu tố khác ường hợp một số yếu tố khác ng h p m t s y u t khác ộc tính của hàng hóa ố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng ến lượng giá trị của hàng ố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hàng hóa thông th ường hợp một số yếu tố khác ng đi u ki n ngày nay ởng đến lượng giá trị của hàng ền tệ ệ

Ngày đăng: 28/01/2024, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w