1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lý luận hàng hóa của c mác và việc nâng cao năng lực cạnh tranhcủa hàng hóa việt nam

19 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Hàng Hóa Của C.Mác Và Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Hóa Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Văn Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Còn trước đó, những sản phẩm do con người làm ra trong nền kinh tế tự cung tự cấp như lương thực, thực phẩm, nông sản hay công cụ lao động, tuy chúng đều thỏa mãn nhu cầu sinh sống của l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

***

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

LÝ LUẬN HÀNG HÓA CỦA C.MÁC

VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên

Lớp hành chính

Lớp tín chỉ

Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Thị Thùy Linh : 2212550043 : Anh 02 – CLC Kinh doanh quốc tế - K61 : TRIH115(GD2-HK2-2223).6

: ThS Hoàng Văn Vinh

Trang 2

Hà Nội, năm 2023

1

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA 3

1 Khái niệm hàng hóa 3

2 Thuộc tính của hàng hóa 3

2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa 3

2.2 Giá trị của hàng hóa 4

3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 4

3.1 Lao động cụ thể 5

3.2 Lao động trừu tượng 5

4 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 6

4.1 Lượng giá trị của hàng hóa 6

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 6

II NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM .8 1 Quá trình 8

2 Các thành tựu 8

3 Những ưu thế 9

4 Những khó khăn 10

5 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam 11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

2

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Để một quốc gia có thể phát triển mạnh mẽ, giao thương với các quốc gia khác là điều vô cùng cần thiết Thật vậy, ta thấy được sự khác biệt của chính đất nước Việt Nam trước và sau khi mở cửa hội nhập quốc tế Ngày nay, việc xuất khẩu được các mặt hàng Việt Nam ra thị trường quốc tế không chỉ mang lại nguồn thu dồi dào cho quốc gia mà còn thể hiện vị trí của Việt Nam trên bản đồ nền kinh tế thế giới Đối với giới trẻ bây giờ, câu hỏi không còn là “làm thế nào để đưa hàng Việt vươn tầm thế giới” mà là “làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt” Trên thực tế, ngành xuất nhập khẩu nước ta tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng song song với đó vẫn còn những hạn chế dẫn đến một số mặt hàng còn khó xuất khẩu, khó được ưa chuộng so với hàng hóa của các quốc gia khác Cùng với nhiều yếu

tố biến động thị trường, xuất khẩu đầu năm 2023 chưa đạt được kỳ vọng của quốc gia

Vì vậy, có thể nói đây chính là một vấn đề cấp thiết

Trong quá trình tìm hiểu, em nhận thấy lý luận về hàng hóa Chủ nghĩa Mác -Lênin đã có những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng Lý luận đã chỉ ra được bản chất của hàng hóa mà các khoa học trước đây chưa diễn giải hiệu quả Từ cơ

sở đó, ta có thể tạo tiền đề vững chắc áp dụng vào lý giải và đưa ra những phương pháp, cách giải quyết hợp lý cho vấn đề sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam Với những lý do trên, em xin chọn đề tài “LÝ LUẬN HÀNG HÓA CỦA C.MÁC

VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM” để làm sáng tỏ hơn vấn đề này

Bài tiểu luận được chia thành hai phần chính, lần lượt đưa ra các cơ sở lý luận

áp dụng vào giải quyết thực trạng ngành xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam hiện nay

3

Trang 5

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA

1 Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm do lao động mà có được, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán

Như vậy, để một sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa, nó cần đáp ứng được hai điều kiện: (1) nó phục vụ cho nhu cầu nào đó của con người (có thể về vật chất hoặc tinh thần); (2) sản phẩm cần được đưa ra trao đổi mua bán Trao đổi chính là cách thức sơ khai nhất để hàng hóa xuất hiện Đó là khi con người bắt đầu mang những của cải dư thừa của mình đổi lấy những của cải mình còn thiếu Từ đó dẫn đến sự ra đời của thị trường và tiền tệ sau này Còn trước đó, những sản phẩm do con người làm ra trong nền kinh tế tự cung tự cấp như lương thực, thực phẩm, nông sản hay công cụ lao động, tuy chúng đều thỏa mãn nhu cầu sinh sống của loài người nhưng do chưa có sự trao đổi giữa các chủ thể với nhau nên không được coi là hàng hóa

Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể Các hàng hóa dưới dạng vật thể như đồ ăn, quần áo, xe cộ, nhà cửa,… và phi vật thể như các dịch vụ vui chơi, giải trí, kiến thức,…

2 Thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị

2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Hay có thể hiểu là hàng hóa đó đem lại lợi ích gì cho người mua nó Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất Thuộc tính này chỉ được thể hiện khi chúng ta tiêu dùng hàng hóa, và sau quá trình sử dụng thì giá trị sử dụng sẽ bị tiêu hao Ví dụ như một chiếc bánh sẽ mất đi giá trị sử dụng sau khi chúng ta ăn hết Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua Mà nhu cầu đó luôn có sự đi lên về số lượng lẫn chất lượng, người tiêu dùng ngày càng nhạy bén hơn với các sản phẩm, ngày càng đặt ra các yêu cầu khắt khe và tinh tế hơn Vì vậy, nhà sản xuất luôn phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra Ngoài ra luôn không ngừng nghiên cứu, phát minh ra những

4

Trang 6

tính năng, công năng mới thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người dùng Và để làm được vậy, nhiều thế kỷ qua, con người đã biết ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất giúp thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa

2.2 Giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là thuộc tính thứ hai của hàng hóa, tuy nhiên lại không dễ để nhận biết được như giá trị sử dụng Để thấy được thuộc tính giá trị của hàng hóa, cần xét trong mối quan hệ trao đổi

Trên thực tế, ta có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB

Vậy làm thế nào để ta có thể biết chắc chắn được x đơn vị hàng hóa A sẽ có giá trị bằng y đơn vị hàng hóa B? Liệu có đại lượng trung gian nào giúp ta đo được giá trị của hai loại hàng hóa này?

Người ta phát hiện ra rằng mọi hàng hóa luôn có điểm chung nhất: đều là sản phẩm của lao động Và người sản xuất bỏ ra cùng một lượng lao động hao phí như nhau để tạo ra một số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi đó

Trong mối quan hệ đang xét, lượng lao động đã hao phí để tạo ra x đơn vị hàng hóa A đúng bằng lượng lao động hao phí dể tạo ra y đơn vị hàng hóa B Đó là cơ sở để các hàng hóa có các công dụng khác nhau trao đổi được với nhau theo tỷ lệ nhất định

Do đó có thể kết luận rằng giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau

Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh, người sản xuất phải đảm bảo giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận và hàng hóa được bán đi

3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác phát hiện rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là vì lao động

5

Trang 7

Discover more

from:

TRIE115

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

414 documents

Go to course

TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ… Kinh tế

chính trị 100% (2)

14

KTCT - On thi KTCT Kinh tế

chính trị 100% (2)

16

Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha Kinh tế

chính trị 100% (1)

9

Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr… Kinh tế

chính trị 100% (1)

11

Trang 8

của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động

3.1 Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là những lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng

Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành, nghề khác nhau, hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau

3.2 Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh và trí óc

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa

Vì vậy, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau

Trước C.Mác, D.Ricardo cũng đã thấy được các thuộc tính của hàng hóa, nhưng lại không đưa ra được lời giải thích phù hợp Vượt lên so với lý luận của D.Ricardo, C.Mác là người đầu tiên phát hiện rằng cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt động lao động có tính hai mặt Đây cũng là cơ sở để lý giải cho sự xuất hiện của giá trị thặng dư một cách khoa học

Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội

Do yêu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một hệ thống nhất trong nền kinh tế hàng hóa Lợi ích của người sản xuất thống nhất với lợi

6

Chức năng của tiền tệ

Kinh tế chính trị 100% (1)

2

Trang 9

ích của người tiêu dùng Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng, đến lượt mình, người tiêu dùng phải thúc đẩy sự phát triển sản xuất Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng được thể hiện khi hàng hóa không bán được Nguyên nhân là do sản phẩm tạo ra không phù hợp với nhu cầu của xã hội, hoặc hao phí lao động các biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận Mẫu thuẫn này tiềm ẩn các nguy cơ khủng hoảng

4 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 4.1 Lượng giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa do lao động trừu tượng của người sản xuất ra kết tinh trong hàng hóa Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa

Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội (trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình) Lượng thời gian này phải được xã hội chấp nhận, không phải thời gian lao động cá biệt của bất kì chủ thể sản xuất nào

Trong thực hành sản xuất, điều này hướng các nhà sản xuất đến với việc luôn đổi mới, sáng tạo trong lao động nhằm giảm thời gian hao phí lao động các biệt xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết Khi đó sản phẩm sẽ có các ưu thế cạnh tranh, đặc biệt là về giá cả, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cho người bán Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa

sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa đó Các nhân tố chủ yếu bao gồm:

7

Trang 10

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian; hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Sức sản xuất tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết cho một đơn vị hàng hóa dẫn đến lượng giá trị của hàng hóa giảm Như vậy, năng suất lao động và lượng giá trị là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau Khi áp dụng vào trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:

trình độ khéo léo trung bình của người lao động

mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ

sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất

quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất

các điều kiện tự nhiên

Ngoài ra còn một nhân tố đáng chú ý nữa đó là cường độ lao động, được hiểu là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất Tuy nhiên tăng cường độ lao động không tác động tới giá trị của sản phầm mà chỉ làm tăng tổng số sản phẩm Nếu người lao động tích cực sản xuất, lượng hàng hóa sản xuất được sẽ nhiều hơn khi họ lười biếng Trong một nền kinh tế mà trình độ sản xuất hàng hóa còn chưa cao, tăng cường độ lao động giúp thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của xã hội Để tăng cường độ lao động thì ta cần chú ý đến các yếu tố như sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động,… Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn

Căn cứ vào mức độ phức tạp lao động mà chia thành hai loại: lao động giản đơn

và lao động phức tạp

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được

8

Trang 11

Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội

II NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM

1 Quá trình

Việt Nam từ một quốc gia dựa nhiều vào nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu ít đến nay đã thành công chinh phục nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có thể kể đến các thị trường khó tình như Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, các nước Liên minh Châu Âu,… Nhìn lại quá trình lịch sử, hoạt động ngoại thương chỉ thực sự khởi sắc khi bước vào giai đoạn đổi mới Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới và quyết tâm thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ và rộng mở Liên tục sau đó, hoạt động ngoại thương dần được khuyến khích, mở rộng sang các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tiến tới tự do hóa xuất nhập khẩu Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác kinh tế quốc tế, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu

Dấu mốc gia nhập WTO vào năm 2007 đã giúp cho ngành xuất nhập khẩu Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới Việt Nam đã tự ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia

Trải qua 2 năm đại dịch COVID-19, ngành xuất nhập khẩu tuy bị ảnh hưởng nhưng vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan và những bươc tiến mới Tuy tổng cầu thế giới sụt giảm, xuất khẩu Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương trong năm 2020 Đến nay, Chính phủ và các Bộ, ngành và các doanh nghiệp vẫn không ngừng tổ chức cá phiên họp, thảo luận và đưa ra các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thương mại Việt Nam, vạch ra đường lối nhằm nâng cao vị thế trên trường quốc tế

2 Các thành tựu

Việt Nam đã thành công đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu trong nhiều năm qua kể từ khi mở cửa Các ngành hàng có thể kể đến như lương thực (gạo), nông sản

9

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w