1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội ở việt nam hiện nay

44 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Khắc Phục Những Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tôn Giáo Trong Đời Sống Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Công Việcc, Đặng Đình Đông, Ninh Văn Đứcc, Nguyễn Thành Đạtn, Lê Thị Ngọc Hà, Trần Thu Hàn, Đỗ Thị Hảo, Lê Xuân Hạt, Mai Thị Ngọc Hà, Lương Đức Hiển, Lê Nhật Hoàng, Phan Minh Hoàng, Tạt Thị Ngọc Hà, Đoàn Thu Huyềnn, Nguyễn Thành Đạtn
Người hướng dẫn ThS. Đào Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Một trong những vấn đề đó là vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo.Nhằm để hiểu rõ hơn về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra, nhóm 2 chúng em dướisự hướng dẫn của giảng viên Đào T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTTKT - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời

sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Bộ môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học Giảng viên hướng dẫn: ThS Đào Thu Hà Lớp học phần: 231_HCMI0121_15 Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm 2 STT Mã sinh

viên

H và tên ọ và tên Công vi c ệc Nhóm

đánh giá

Gi ng ảng viên đánh giá

Trang 3

2

Nguy n Th Ng c ễn Thành Đạt ị Ngọc Hà ọc HàHuy nền

MỤC LỤ

Trang 4

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Cơ sở hình thành đề tài 3

2 Bối cảnh nghiên cứu 3

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1 Thế giới quan tôn giáo 5

1.1 Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 5

1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội……… 10

2 Thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin 12

2.1 Định nghĩa, cấu trúc và nguồn gốc thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin…… 12

2.2 Vai trò của thế giới quan 13

2.3 Sự đối lập giữa thế giới quan tôn giáo và thế giới quan chủ nghĩa Mác……… 15

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN: 18

1 Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước hiện nay18 1.1 Tôn giáo ở Việt Nam 18

1.2 Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước hiện nay 19

2 Ảnh hưởng của tôn giáo tới đời sống xã hội ở Việt Nam 21

2.1 Những ảnh hưởng tích cực mà tôn giáo mang lại 21

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực mà Tôn giáo gây ra tác động đến đời sống xã hội Việt Nam 29

3 Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay 35

PHẦN 3: KẾT LUẬN: 40

Trang 5

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 Cơ sở hình thành đề tài

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo

cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề đổi mới tư duy luôn thu hút sự quan tâm của nhiềuđối tượng Với sứ mệnh sự nghiệp đổi mới đất nước, Nhà nước ta trước hết tập trung đổimới tư tuy Một trong những vấn đề đó là vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo

Nhằm để hiểu rõ hơn về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra, nhóm 2 chúng em dưới

sự hướng dẫn của giảng viên Đào Thu Hà đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Mặc dù thế giớiquan của tôn giáo đối lập với thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng hiện nay, tôngiáo vẫn có ảnh hưởng khá lớn trong đời sống xã hội Việt Nam Từ lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin về tôn giáo, hãy đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêucực của tôn giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.”

2 Bối cảnh nghiên cứu

Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định.Tôn giáo là sự tự do tín ngưỡng của mỗi công dân Vấn đề tôn giáo từ lâu đã là một trongnhững vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới Trong đờisống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định Tôn giáo là sự tự

do tín ngưỡng của mỗi công dân Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo độc lập với chínhtrị Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bao gồmquyền tự do theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, bảo đảm cho sinh hoạt tôngiáo mang tính chất tôn giáo thuần tuý, không gắn với chính trị

Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khácnhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống tri lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích củamình Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại đều xuất phát từ những ý

đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chínhtrị của mình Vấn đề tôn giáo từ lâu đã là một trong những vấn đề nhạy cảm đối với ViệtNam cũng như các nước trên toàn thế giới Trong lịch sử Việt Nam, vấn đề tôn giáo đã

Trang 6

từng bị lợi dụng cho mục đích chính trị, chống phá cách mạng Việt Nam và ngày nay vẫncòn một số thành phần tìm cách lợi dụng tôn giáo để chống lại Nhà Nước Xã Hội ChủNghĩa nước ta Chính vì thế mà mỗi người dân chúng ta cần phải có những sự hiểu biếtthấu đáo và chính xác về tôn giáo để không bị kẻ gian lợi dụng sự tín ngưỡng tôn giáo vàonhững mục đích xấu

Trang 7

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Thế giới quan tôn giáo

1.1 Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

1.1.1 Khái niệm tôn giáo

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh

hư ảo hiện thực khách quan Thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã hộitrở thành siêu nhiên, thần bí Ph Ăngghen cho rằng: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là

sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chiphối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế

đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”

Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội - các tôn giáo cụ thể (vídụ: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo ), với các tiêu chí cơ bản sau: có niềm tin sâu sắc vàođấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ (niềm tin tôn giáo); có hệ thông giáothuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, lễ nghicủa tôn giáo; có hệ thông cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo(người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp); có hệ thống tín đồđông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó và được tôn giáo đó thừanhận

1.1.2 Bản chất của tôn giáo

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Tôn giáo là mộthiện tượng xã hội - văn hóa do con người sáng tạo ra Con người sáng tạo ra tôn giáo vìmục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ Nhưng,sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tùng tôngiáo vô điều kiện Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật chất và các quan hệkinh tế, xét đên cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức

xã hội, trong đó có tôn giáo Do đó, mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chế tôngiáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ những điêu kiện sống nhất địnhtrong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế về phương diện thế giới

Trang 8

biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Mặc dù có sự khác biệt về thế giới quan,nhưng những người cộng sản với lập trường mácxít không bao giờ có thái độ xem thườnghoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; ngược lại, luôn tôn trọngquyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khóng theo tôn giáo của nhân dân Trong những điềukiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo cóthể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thê giới hiện thực Xã hội ấy chính là xãhội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo.

Tôn giáo và tín ngưỡng không đồng nhất, nhưng có giao thoa nhất định Tín ngưỡng

là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm tin của conngười trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh thiêng để cầu mong

sự che chở, giúp đỡ Có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng tổtiên; tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng thờ Mẫu

Mê tín là niềm tin mê muội, viển vông, không dựa trên một cơ sở khoa học nào Nóicách khác là niềm tin về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, sự vật, hiện tượng trênthực tế không có mối liên hệ cụ thể, rõ ràng, khách quan, tất yếuChủ nghĩa Mác - Lênincho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan.Thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí

Ph Ăngghen cho rằng: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trongđầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày củahọ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lựclượng siêu trần thế”

Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội - các tôn giáo cụ thể (vídụ: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo ), với các tiêu chí cơ bản sau: có niềm tin sâu sắc vàođấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ (niềm tin tôn giáo); có hệ thông giáothuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, lễ nghicủa tôn giáo; có hệ thông cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo(người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp); có hệ thống tín đồđông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó và được tôn giáo đó thừanhận

Trang 9

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Tôn giáo là mộthiện tượng xã hội - văn hóa do con người sáng tạo ra Con người sáng tạo ra tôn giáo vìmục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ Nhưng,sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tùng tôngiáo vô điều kiện Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật chất và các quan hệkinh tế, xét đên cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức

xã hội, trong đó có tôn giáo Do đó, mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chế tôngiáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ những điêu kiện sống nhất địnhtrong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế về phương diện thế giớiquan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vậtbiện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Mặc dù có sự khác biệt về thế giới quan,nhưng những người cộng sản với lập trường mácxít không bao giờ có thái độ xem thườnghoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; ngược lại, luôn tôn trọngquyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khóng theo tôn giáo của nhân dân Trong những điềukiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo cóthể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thê giới hiện thực Xã hội ấy chính là xãhội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo

Tôn giáo và tín ngưỡng không đồng nhất, nhưng có giao thoa nhất định Tín ngưỡng

là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm tin của conngười trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh thiêng để cầu mong

sự che chở, giúp đỡ Có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng tổtiên; tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng thờ Mẫu

Mê tín là niềm tin mê muội, viển vông, không dựa trên một cơ sở khoa học nào Nóicách khác là niềm tin về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, sự vật, hiện tượng trênthực tế không có mối liên hệ cụ thể, rõ ràng, khách quan, nhưng được bao phủ bởi các yếu

tố siêu nhiên, thần thánh, hư ảo Dị đoan là sự suy đoán, hành động một cách tùy tiện, sailệch những điều bình thường, chuẩn mực trong cuộc sống

Trang 10

Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánhđến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức, tráivới các giả trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng.

1.1.3 Nguồn gốc của tôn giáo

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội: Trong xã hội công xã nguyên thủy, do lực

lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phôi khiến chocon người cảm thấy yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho

Nguồn gốc nhận thức: Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con

người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn Khi mà khoảng cách giữa

“biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thìđiều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo Ngay cả những vấn đề đãđược khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thìđây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển Thực chất nguồngốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhậnthức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh

Nguồn gốc tâm lý: Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong

những lúc ôm đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốnđược bình yên khi làm một việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệpkinh doanh ), con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo Thậm chí cả những tình cảm tíchcực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, vớidân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo (ví dụ: thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thànhhoàng làng )

Trang 11

1.1.4 Tính chất của tôn giáo

Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa

là nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạnlịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội Khi các điều kiện kinh tế

- xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo Trong quá trình vận động củacác tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bịphân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khikhoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất cáchiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xãhội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người

Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả

các dân tộc, quốc gia, châu lục Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở sốlượng tín đồ rất đông đảo (gần 3/4 dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo lànơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân Dù tôn giáo hướngcon người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánhkhát vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái Mặt khác,nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở cáctầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động tin theo

Tính chính trị của tôn giáo: Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ phản ánh nhận

thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tôn giáochưa mang tính chính trị Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phânchia giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp Trước hết, do tôn giáo là sảnphẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấpkhác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chínhtrị Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai

Trang 12

cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trịtiêu cực, phản tiến bộ.

Vì vậy, cần nhận rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãnnhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợidụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ

1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy đã có sựbiến đổi trên nhiều mặt, vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đẳm bảo các nguyên tắcsau:

- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêngliêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó, tự do tín ngưỡng và tự

do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân Việc theo đạo, đổi đạo, haykhông theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổchức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội được quyền can thiệp vào sự lựachọn này Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắtbuộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ

Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bảnchất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp vàkhông cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theohay không theo tôn giáo của nhân dân Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các

cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dânđược nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trìnhcải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Nguyên tắc này khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết nhữngảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can

Trang 13

thiệp vào công việc nội bộ của câc tôn giáo Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thayđổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảotưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy Điềucần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công,nghèo đói và thất học cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội Đó là một quá trìnhlâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hộimới.

- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn

đề tôn giáo

Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần tuý về

tư tưởng Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp - chính trị ít nhiều đều

in rõ trong các tôn giáo Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có môìquan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo

Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâuthuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thếlực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động.Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niêm tin, mức độ tin giữa những người có tínngưỡng, tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như nhũng người có tínngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất làphân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo vàtrong vấn đề tôn giáo Sự phân biệt này trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đờisống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tưtưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau Mặt khác, trong xã hội có đổi kháng giaicấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc nên khó nhận biết vấn đề chínhtrị hay tư tưởng thuần túy trong tôn giáo Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm

Trang 14

tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đếntín ngưỡng, tôn giáo.

- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại nó luôn luôn vậnđộng và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụthể Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định, ởnhững thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sông xã hộikhông giống nhau Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnhvực của đời sông xã hội luôn có sự khác biệt Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thểkhi xem xét, đánh giá và ứng xử đốì với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối vốitừng tôn giáo cụ thể

2 Thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin

2.1 Định nghĩa, cấu trúc và nguồn gốc thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin 2.1.1 Định nghĩa

Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm,niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội

và nhân loại) trong thế giới đó Thế giới quan quy định nguyên tắc, thái độ, giá trị tringđịnh hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người

2.1.2 Nguồn gốc

Thế giới quan ra đời từ thực tiễn cuộc sống, là kết quả trực tiếp của quá trình nhậnthức, nhưng suy đến cùng, thế giới quan là kết quả của cả hoạt động thực tiễn với hoạtđộng nhận thức, của mối quan hệ giữa khách thể nhận thức với chủ thể nhận thức

2.1.3 Cấu trúc

Thế giới quan bao gồm những thành phần cấu thành dưới đây:

Trang 15

- Tri thức: Đây là thành phần chủ yếu và trực tiếp

- Niêm tin: Được hình thành từ tri thức, qua quá trình rèn luyện, kiểm nghiệm trongthực tiễn

- Lý tưởng: Là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan

2.1.4 Phân loại thế giới quan

Dựa vào những kết quả nghiên cứu của Mác và Lênin thì thế giới quan là gì đượcchia thành ba loại hình

Thứ nhất, thế giới quan tôn giáo

- Trong loại hình này, hai thành phần chủ yếu tạo nên thế giới quan tôn giáo đó làniềm tin và tôn giáo Hay nói cách khác là tín ngưỡng Và trong đó, tín ngưỡng giữ vị tríbên trên lý trí, những cái ảo bên trên cái thực, cái thần lại vượt lên trên con người

Thứ hai, thế giới quan huyền thoại

- Thế giới quan huyền thoại là một cách thức nhìn nhận thế giới xung quanh củangười nguyên thủy trước đây Trong đó, họ coi trọng những cảm xúc và sự tưởng tượng,thần thánh hóa hòa quyện với những lý trí, hiện thực khi đánh giá và đưa ra quan điểm củamình về thế giới xung quanh

Thứ ba, thế giới quan triết học

- Thế giới quan triết học có nguồn gốc hình thành trong một xã hội có trình độ pháttriển cao hơn và hiện đại hơn so với hai loại hình còn lại

- Tư duy của con người về thế giới quan đã có những phát triển hơn theo hướng tíchcực và văn minh Con người xây dựng lên những hệ thống về khái niệm, phạm trù, lý luận

và quy luật trong thế giới quan triết học Theo đó, con người đã tư duy có logic hơn bằngcách chứng minh những quan điểm của mình trước mọi sự vật, hiện tượng

2.2 Vai trò của thế giới quan

Vai trò của thế giới quan là gì là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của conngười và toàn xã hội

Trang 16

- Thế giới quan không chỉ giúp con người trở nên có định hướng hơn, tư duy mộtcách logic hơn mà còn giúp sự phát triển của xã hội có tiến trình cụ thể và theo hướng ngàycàng hiện đại, văn minh.

- Sự định hướng trên được hiện diện trong mọi mặt, từ hoạt động nhận thức thế giớikhách quan đến cuộc sống thực tiễn của con người

Nhìn nhận hiện thực khách quan

- Thế giới quan giúp con người có thể nhìn nhận lại chính mình và nhìn nhận đượcthế giới xung quanh Từ đó xác định được những mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọncách thức hoạt động để có thể đạt được mục đích, ý nghĩa đó

- Khi thế giới quan đúng đắn thì nhân sinh quan cũng sẽ trở nên tích cực, trình độphát triển của thế giới sẽ trở nên mạnh mẽ hơn

Trang 17

2.3 Sự đối lập giữa thế giới quan tôn giáo và thế giới quan chủ nghĩa Mác

Sự đối lập giữa thế giới quan tôn giáo và thế giới quan chủ nghĩa Mác thể hiện ởnhiều khía cạnh, bao gồm nguồn gốc của tri thức và quyền uy, mục tiêu cuộc sống, quanđiểm về cuộc sống sau đời, quan điểm về tài sản và sở hữu, …

Những sự đối lập này thể hiện cách mà thế giới quan tôn giáo và thế giới quan chủnghĩa Mác nhìn nhận và đối phó với cuộc sống, giá trị, và tồn tại con người Mặc dù có sựchênh lệch rõ ràng giữa hai thế giới quan này, họ đều có sự ảnh hưởng lớn đối với lịch sử

và văn hóa của con người Cụ thể như sau:

2.3.1 Về nguồn gốc của tri thức và quyền uy:

Thế giới quan tôn giáo: Tri thức và quyền uy thường xuất phát từ tôn thần hoặc thần

linh Tôn giáo coi sự thánh thiêng và tôn thần là nguồn gốc của kiến thức và quyền lực.Lãnh đạo tôn giáo, như linh mục, thầy trò, hoặc giáo sư tôn giáo, thường có vai trò quantrọng trong việc giải quyết các vấn đề tâm linh và đạo đức

Thế giới quan chủ nghĩa Mác: Chủ nghĩa Mác không chấp nhận tri thức và quyền

uy từ sự thánh thiêng Thay vào đó, nó coi sự thay đổi xã hội và quyền lực xã hội dựa trênmối quan hệ kinh tế và xã hội Các nhà lãnh đạo trong chủ nghĩa Mác thường là nhữngngười tồn tại trong môi trường xã hội cụ thể và thúc đẩy sự thay đổi xã hội dựa trên lợi íchcủa tầng lớp công nhân

2.3.2 Mục tiêu cuộc sống

Thế giới quan tôn giáo: Mục tiêu của cuộc sống trong thế giới quan tôn giáo thường

là tìm kiếm ý nghĩa tâm linh và sự cứu rỗi Cuộc sống trần tục thường được coi là một phầncủa sứ mệnh tôn thần và mục tiêu cuối cùng là đạt được cuộc sống sau đời tốt đẹp

Thế giới quan chủ nghĩa Mác: Mục tiêu cuộc sống trong chủ nghĩa Mác là cải thiện

điều kiện sống của tầng lớp công nhân và xây dựng một xã hội cộng sản bình đẳng Cuộcsống trần tục và công việc lao động trở nên quan trọng để thúc đẩy sự phát triển xã hội vàđảm bảo công bằng

Trang 18

2.3.3 Quan điểm về cuộc sống sau đời

Thế giới quan tôn giáo: Cuộc sống sau đời thường được coi là quan trọng và làm

định hình hành vi và đạo đức trong cuộc sống này Hành vi tốt trong cuộc sống này có thểdẫn đến sự cứu rỗi trong cuộc sống sau đời

Thế giới quan chủ nghĩa Mác: Chủ nghĩa Mác không quan tâm đến cuộc sống sau

đời và tập trung vào cải thiện cuộc sống xã hội trong hiện tại Họ xem xã hội cần được cảithiện trong cuộc sống này thay vì chờ đợi cuộc sống sau đời

2.3.4 Quan điểm về tài sản và sở hữu

Thế giới quan tôn giáo: Tôn giáo thường không đặt vấn đề lớn về tài sản và sở hữu

cá nhân Tuy nhiên, một số tôn giáo có thể có hệ thống tài sản và quản lý sở hữu riêng

Thế giới quan chủ nghĩa Mác: Chủ nghĩa Mác coi tài sản và sở hữu cá nhân là

nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn xã hội và tạo ra tầng lớp tư sản Chủ nghĩa Mác đề xuấtloại bỏ sự sở hữu cá nhân trong hệ thống xã hội cộng sản để đạt được công bằng xã hội

2.3.5 Nguồn gốc của đạo đức và giá trị

Thế giới quan tôn giáo: Tôn giáo thường định hình đạo đức và giá trị của con người

dựa trên các nguyên tắc và quy tắc tôn thần Các giá trị như lòng khoan dung, tình thương

và trung thực thường được coi trọng trong ngữ cảnh tôn giáo

Thế giới quan chủ nghĩa Mác: Chủ nghĩa Mác coi giá trị và đạo đức xã hội như một

phản ánh của cơ cấu xã hội và kinh tế Họ tập trung vào công bằng xã hội và sự cải thiệncủa cuộc sống con người dựa trên thay đổi trong hệ thống sản xuất và phân phối

2.3.6 Quan điểm về sự tồn tại của cá nhân và cộng đồng

Thế giới quan tôn giáo: Tôn giáo thường tôn trọng và coi trọng sự tồn tại cá nhân và

mối quan hệ cá nhân với thượng đế Mỗi người có một mối quan hệ riêng với tôn thần vàcuộc sống sau đời

Trang 19

Thế giới quan chủ nghĩa Mác: Chủ nghĩa Mác tập trung vào cộng đồng và tầng lớp

xã hội Họ thúc đẩy sự tập hợp của công nhân và cảm nhận rằng thay đổi xã hội chỉ có thểđạt được thông qua hành động tập thể của mọi người

2.3.7 Thực hành và lễ kính

Thế giới quan tôn giáo: Tôn giáo thường đi kèm với các lễ kính và nghi lễ tôn giáo,

như lễ hội, lễ cầu nguyện và lễ kính tượng thần Những hoạt động này giúp duy trì và pháttriển đạo đức tôn giáo và đạo đức cá nhân

Thế giới quan chủ nghĩa Mác: Chủ nghĩa Mác tập trung vào hành động cụ thể để

thay đổi xã hội Thay vì lễ kính, họ thúc đẩy các hành động đối chất như cuộc biểu tình,cách mạng xã hội và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân

Trang 20

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1 Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước hiện nay

1.1 Tôn giáo ở Việt Nam

Về mặt dân cư, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em Mỗidân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêngcủa mình Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông bà tổ tiên,thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh,nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước Đồng bào các dân tộc thiểu số vớihình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vậtgiáo, Sa man giáo

Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc Lãogiáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo - một tôngiáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điềukiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu

Việt Nam là một quốc gia bao gồm những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đôngnhư Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tinlành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáohoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thứctôn giáo sơ khai Bên cạnh đó có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định xongcũng có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới chophù hợp

Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu vựcnói trên có những nét riêng, độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng Hầu hết cácdân tộc thiểu số vẫn giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữulinh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống Sau này, theo thời gian các tôn giáodần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hình thành các cộngđồng tôn giáo, cụ thể:

Trang 21

Cộng đồng dân tộc Khơme theo Phật giáo Nam tông Hiện nay có 1.043.678 ngườiKhơme, 8.112 nhà sư và 433 ngôi chùa trong đồng bào Khơme.

Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo Có khoảng gần 100 nghìn người Chăm,trong đó số người theo Hồi giáo chính thống (gọi là Chăm Ixlam) là 25.703 tín đồ, Hồigiáo không chính thống (Chăm Bàni) là 39.228 tín đồ Ngoài ra còn có hơn 30 nghìn ngườitheo đạo Bàlamôn (Bà Chăm) Hồi giáo chính thức truyền vào dân tộc Chăm từ thế kỷXVI Cùng với thời gian, Hồi giáo đã góp phần quan trọng trong việc hình thành tâm lý,đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, văn hóa của người Chăm

Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo Công giáo, Tin lành Hiện nay ở khuvực Tây Nguyên có gần 300 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo và gần 400 nghìnngười theo đạo Tin lành

Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc một số theo Công giáo, Tin lành Hiện nay ởTây Bắc có 38 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo; đặc biệt, khoảng 20 năm trởlại đây có đến trên 100 nghìn người Mông theo đạo Tin lành dưới tên gọi Vàng Chứ và hơn

10 nghìn Dao theo đạo Tin lành dưới tên gọi Thìn Hùng

Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân Ước tính,

số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 80-85%, của Cao Đài, Phậtgiáo, Hòa Hảo: 95% và của đạo Tin lành là 65% Là người lao động, người nông dân, tín

đồ các tôn giáo ở Việt Nam rất cần cù trong lao động sản xuất và có tinh thần yêu nước.Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nênnhững chiến thắng to lớn của dân tộc

Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có nhu cầu cao trong sinh hoạt tôn giáo, nhất lànhững sinh hoạt tôn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội Một bộ phận tín đồ của một sốtôn giáo vẫn còn mê tín dị đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị các phần tử thù địch lôi kéo, lợidụng

1.2 Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước hiện nay

- Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trang 22

Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theohoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng phápluật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

- Thứ hai, đảng, nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo vàđồng bào không theo tôn giáo Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thốngthờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân Nghiêm cấm sựphân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cấm lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chínhsách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm anninh quốc gia

- Thứ ba, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinhthần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước; thông qua việc thực hiện tốtcác chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinhthần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo

- Thứ tư, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Công tác tôn giáo không chỉ liên quan đến quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo,

mà còn gắn liền với công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo gâyphương hại đến lợi ích Tổ quốc, dân tộc Làm tốt công tác là trách nhiệm của toàn bộ hệthống chính trị, bao gồm hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thểchính trị do Đảng lãnh đạo

- Thứ năm, vấn đề theo đạo và truyền đạo.

Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theoquy định của pháp luật Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt độngtheo pháp luật và được pháp luật bảo hộ Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạtđộng tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Ngày đăng: 28/01/2024, 21:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w