1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ lá cây bạch đàn bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (2016)

75 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chiết Xuất Tinh Dầu Từ Lá Cây Bạch Đàn Bằng Phương Pháp Chưng Cất Lôi Cuốn Hơi Nước
Tác giả Nguyễn, Quang Thái, Đoàn, Ngọc Dũng
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Quang Thái
Trường học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Nó được ứng dụng tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, y học, mỹ phẩm và một số lĩnh vực khác… Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận l

Trang 1

Adobe PDF

  Sign in to read (/mydspace)

Show full item record (/handle/TVDHBRVT/14890?mode=full)    (/handle/TVDHBRVT/14890/statistics)

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

DSpace preserves and enables easy and open access to all types of digital content including text, images, movingimages, mpegs and data sets

Learn More  (http://www.dspace.org)

Trang 2

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TINH DẦU TỪ LÁ CÂY BẠCH ĐÀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Quang Thái

Vũng Tàu, tháng 07 năm 2016

Trang 3

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI

ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Đoàn Ngọc Dũng Ngày sinh:01/11/1993

MSSV : 12030191 Lớp: DH12HD

Địa chỉ : 41 Lô 3- Đường Bình Gĩa- Phường 10 –TP Vũng Tàu

E-mail : doanngocdung93@gmail.com

Trình độ đào tạo: Đại Học

Hệ đào tạo : Chính Quy

Ngành : Công nghệ kỹ thuật hóa học

Chuyên ngành : Hóa Dầu

1 Tên đề tài: Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ lá cây Bạch Đàn bằng

phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

2 Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Quang Thái

3 Ngày giao đề tài: 15/02/2016

4 Ngày hoàn thành đề tài khoa học: 20/6/2016

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng năm 2016

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ths Nguyễn Quang Thái Đoàn Ngọc Dũng

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

Trong quá trình thực hiện đồ án của mình, tôi xin cam đoan những số liệu thu được từ quá trình thực nghiệm là hoàn toàn chính xác và không sao chép từ bất kì đề tài, công trình nghiên cứu nào Các phần trích dẫn nội dung

từ các tài liệu tham khảo đã được ghi rõ trong phần Tài liệu tham khảo cuối của đồ án

Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Vũng Tàu, ngày tháng năm 2016

SINH VIÊN THỰC HIỆN

(ký và ghi rõ họ tên)

Đoàn Ngọc Dũng

Trang 5

Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 2016

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 2016

Xác nhận của giáo viên phản biện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

còn có sự hỗ trợ và giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình, trong đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:

ThS Nguyễn Quang Thái là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và định hướng cho quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo ân cần để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này

Xin gửi lời cảm ơn quý thầy, cô phụ trách phòng thí nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này

Cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Khoa Hóa Học và Công Nghệ Thực Phẩm đã dạy dỗ và truyện đạt những kiến thức quý báu để giúp tôi trang bị kiến thức cần thiết trong thời gian tôi học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô trong hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp đã dành chút thời gian quý báu để đọc và đưa những lời nhận xét giúp tôi hoàn thiện hơn về đề tài này

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và gia đình đã là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần và vật chất, để tôi có thể hoàn thành đồ án trong suốt thời gian vừa qua

Xin ghi lại đây lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất!

Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 2016

Sinh viên

Đoàn Ngọc Dũng

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 03

1 Nguồn gốc 03

1.1 Nguồn gốc di thực 03

1.2 Mô tả 03

1.3 Gieo trồng 05

1.3.1 Chọn giống 05

1.3.2 Kỹ thuật trồng 06

1.3.3 Thu hái và Bảo quản 07

1.4 Công dụng 08

1.5 Giới thiệu về tinh dầu 08

1.5.1 Khái niệm về tinh dầu 08

1.5.2 Nguồn gốc và sự phát triến của tinh dầu 09

1.5.3 Tính chất vật lý và các thành phần hoá học trong tinh dầu 10

1.5.3.1 Tính chất vật lý của tinh dầu 10

1.5.3.2 Các thành phần hóa học trong tinh dầu 10

1.5.3.3 Vai trò của tinh dầu trong đời sống thực vật 10

1.5.3.4 Sinh tổng hợp tinh dầu trong cơ thể thực vật 14

1.6 Tính chất vật lý và tính chất hóa học của tinh dầu Bạch Đàn 17

1.6.1 Tính chất vật lý của tinh dầu Bạch Đàn 17

1.6.2 Thành phần hoá học của tinh dầu Bạch Đàn 17

1.6.3 Ứng dụng của tinh dầu 19

1.6.3.1 Trong công nghệ thực phẩm 19

1.6.3.2 Trong y học 19

1.6.3.3 Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm 20

1.7 Các phương pháp sản xuất tinh dầu 20

1.7.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Hydrodistillation) 21

1.7.1.1 Nguyên lí của phương pháp 21

1.7.1.2 Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất 21

1.7.1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp 23

1.7.2 Các phương pháp khác 24

1.7.2.1 Phương pháp chiết (Extraction) 24

1.7.2.2 Phương pháp ướp (Enfleurage) 25

Trang 9

1.7.2.5 Phương pháp vi sóng 26

1.7.3.Các dạng sản phẩm trong quá trình tách chiết tinh dầu 29

1.8 Các phương pháp phân tích sắc ký 30

1.8.1 Phương pháp phân tích sắc ký lớp mỏng (TLC) 30

1.8.2 Phương pháp phân tích sắc ký lớp mỏng (GC) 30

1.8.3.Phương pháp phân tích sắc ký khối phổ (GC/MS) 31

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.1.1 Nguyên liệu chính 33

2.1.2 Thời gian lấy mẫu 33

2.1.3 Dụng cụ - thiết bị- hóa chất 33

2.2 Phương pháp thực nghiệm 34

2.2.1 Thu nguyên liệu và xử lý nguyên liệu 34

2.2.2 Phương pháp chưng cất 34

2.2.3 Dự kiến quy trình chiết xuất tinh dầu lá Bạch Đàn liễu 35

2.2.4 Thực nghiệm xác định tỷ lệ nước/ nguyên liệu 37

2.2.5 Thực nghiệm xác định nồng độ NaCl trong nước ngâm 39

2.2.6 Thực nghiệm xác định thời gian ngâm hỗn hợp 41

2.2.7 Thực nghiệm xác định thời gian chưng cất 43

2.3 Phương pháp xác định danh các cấu tử thành phần có trong tinh dầu lá Bạch Đàn liễu 45

2.4 Phương pháp xác định tỉ lệ khối lượng tinh dầu 46

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 46

CHƯƠNG 3 :KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 47

3.1 Kết quả xác định tỷ lệ nước/nguyên liệu thích hợp 47

3.2 Kết quả xác định nồng độ NaCl trong nước ngâm 49

3.3 Kết quả xác định thời gian ngâm NaCl thích hợp 51

3.4 Kết quả xác định thời gian chưng cất thích hợp 53

3.5 Đề xuất quy trình chưng cất tinh dầu Bạch Đàn Liễu 56

3.6 Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu 57

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

1 Kết luận 60

2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 63

Trang 10

Trang

Bảng 1.1 Thông số vật lý của tinh dầu Bạch Đàn bán trên thị trường 17

Bảng 3.1 Các thông số sử dụng để khảo sát tỷ lệ dung môi 47

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ dung môi ảnh hưởng đến tỷ lệ tinh dầu 47

Bảng 3.3 Các thông số sử dụng để khảo sát nồng độ NaCl 49

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ NaCl đến tỷ lệ tinh dầu 49

Bảng 3.5 Các thông số sử dụng để khảo sát thởi gian ngâm 51

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát sự anh hưởng của quá trình ngâm 51

Bảng 3.7 Các thông số sử dụng để khảo sát thời gian chưng cất 53

Bảng 3.8 Lượng tinh dầu thu được theo thời gian chưng cất 54

Trang 11

Hình 1.1 Bạch Đàn Đỏ 04

Hình 1.2 Bạch Đàn Trắng 04

Hình 1.3 Bạch Đàn lá nhỏ 05

Hình 1.4 Bạch Đàn Liễu tại đường Bình Giã -TP Vũng Tàu 05

Hình 1.5 Hình ảnh sự tập trung của tinh dầu trong lá 16

Hình 1.6 Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển 21

Hình 1.7 Sắc ký Lớp mỏng 30

Hình 1.8 Máy sắc ký khí 31

Hình 1.9 Máy sắc ký khối phổ 32

Hình 2.1 Lá Bạch Đàn Liễu tại TP.Vũng Tàu 33

Hình 2.2 Lá Bạch Đàn được xử lý tạp chất và làm sạch 34

Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống chưng cất tinh dầu bạch đàn liễu 36

Hình 3.1 Mẫu tinh dầu Bạch Đàn đem phân tích 58

Hình 3.2 Sắc kí đồ tinh dầu lá Bạch Đàn Liễu 58

Hình 3.3 Kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu 59

Biểu đồ 3.1 Thể hiện lượng tinh dầu thu được phụ thuộc vào tỷ lệ dung môi 48

Biểu đồ 3.2 Thể hiện tỷ lệ tinh dầu thu được phụ thuộc vào nồng độ NaCl 50

Biểu đồ 3.3 Thể hiện sự ảnh hưởng của quá trình ngâm đến hiệu suất tinh dầu 52

Biểu đồ 3.4 Thể hiện lượng tinh dầu thu được phụ thuộc vào thời gian chưng cất 55

Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ chiết xuất tinh dầu lá Bạch Đàn liễu 35

Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ xác định tỷ lệ nước bổ sung 38

Sơ đồ 2.3 Xác định hàm lượng NaCl bổ sung trong nước ngâm,chiết 40

Sơ đồ 2.4 Thực nghiêm xác định thời gian ngâm NaCl 42

Sơ đồ 2.5 Thực nghiệm xác định thời gian chưng cất 44

Sơ đồ 3.1 Quy trình hoàn thiện tách chiết tinh dầu từ lá Bạch Đàn Liễu 56

Trang 12

TLC: Thin Layer Chromatography ( Sắc ký lớp mỏng)

GC: Gas Chromatography (Sắc ký khí)

GC-MS: Gas Chromatography- Spectroscopy ( Sắc ký khí ghép khối phổ )

v/w: Volume/weight ( Thể tích / khối lượng )

w/v: Weight/ volume ( Khối lượng/ thể tích )

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

Tinh dầu thiên nhiên hiện nay là một sản phẩm khá thông dụng trên thị trường Nó được ứng dụng tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, y học, mỹ phẩm và một số lĩnh vực khác…

Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khắng định là dồi dào và độc đáo Trong đó, giống E.exserta F.V.Muell họ Sim (Myrtaceae) tuy có tiềm năng lớn song chưa được khai thác, tận dụng, hầu như chỉ mới sử dụng thân, chưa chế biến và tận dụng tinh dầu từ

lá Cho nên hàng năm chúng ta còn phải nhập một lượng tinh dầu Bạch Đàn khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Vì lý do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu lá Bạch Đàn bằng phương pháp chưng cất lôi

cuốn hơi nước” nhằm mục đích tìm ra điều kiện tối ưu trong việc ly trích tinh

dầu, xác định các thành phần hóa học và ứng dụng tính kháng khuẩn của tinh dầu Bạch Đàn trên một số sản phẩm của tinh dầu từ lá giống E.exserta F.V.Muell và đặc biệt là lá của cây Bạch Đàn

Hiện nay, có nhiều phương pháp để chiết rút tinh dầu từ thực vật, trong đó có phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu xuất thu hồi tinh dầu tương đối cao Tinh dầu từ giống E.exserta F.V.Muell được sử dụng phổ biến do nó có mùi thơm dễ chịu, có tác dụng trị cảm, giảm stress và thanh nhiệt…Bạch Đàn thuộc họ Sim (Myrtaceae) nhưng chưa có công trình nào được nghiên cứu sâu về nó, đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền để sản xuất tinh dầu có giá trị kinh tế cao

Mục đích nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu lá Bạch

Đàn bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước Cụ thể là:

- Xác lập điều kiện tối ưu cho việc tách chiết tinh dầu từ lá Bạch Đàn bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

- Đưa ra quy trình chưng cất tối ưu để thu nhận tinh dầu từ lá Bạch Đàn

Trang 14

- Đưa ra một số khả năng ứng dụng của tinh dầu trong đời sống

Ý nghĩa về mặt khoa học của đề tài: Về việc nghiên cứu chiết xuất tinh dầu

lá Bạch Đàn bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có thể xem là cơ

sở khoa học ban đầu của việc xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu từ lá Bạch Đàn trên quy mô công nghiệp cũng như cung cấp những dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học và tính chất lý – hóa cơ bản của tinh dầu lá Bạch Đàn nhằm phát triển các khả năng ứng dụng khác

Ý nghĩa về mặt sức khỏe: Tác dụng của tinh dầu Bạch Đàn giúp sát khuẩn

đường hô hấp, chữa ho hen, xông giải cảm, chữa mụn mẩn, làm đẹp da, làm giảm đau nhức với những người bị thấp khớp, làm ấm cơ thể, giảm mệt mỏi, thư giãn cơ thể Có thể sử dụng tinh dầu cho việc chăm sóc tóc và xua đuổi muỗi

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xem là cơ sở khoa học để áp dụng vào quy trình sản xuất thực tế, đánh giá được tầm quan trong của nguyên liệu

từ lá Bạch Đàn

Cấu trúc đề tài khoa học gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Thực nghiệm

Chương 3: Kết quả và Thảo luận

Chương 4: Kết luận và Kiến nghị

Đề tài khoa học được thực hiện tại phòng thí nghiệm NCKH, CS3, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, địa chỉ 951 Bình Giã, phường 10, TP Vũng Tàu

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1 Nguồn gốc cây Bạch Đàn

1.1 Nguồn gốc di thực [19, 20]

Bạch Đàn Liễu có tên khoa học Eucalyptus exserta F.V.Muell, thuộc họ Sim (Myrtaceae) có nguồn gốc ở châu úc, thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng vì giá thành cây tinh dầu này tại Úc quá cao, nên đã được đưa trồng và khai thác ở nhiều nơi trên thế giới Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tinh dầu

sả Java bị thiếu trầm trọng so với nhu cầu tiêu thụ, người ta đã sử dụng tinh dầu Bạch Đàn Liễu để thay thế

Chính vì vậy ngay từ thời Pháp thuộc, nhiều loại Bạch Đàn đã được di thực vào nước ta, và được trồng nhiều vùng ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam vùng trồng Bạch Đàn thích hợp nhất là Tây Ninh (87%), còn lại là các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai (46%) Trong đó diện tích đất trồng Bạch Đàn tại Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM (28-37%)

1.2 Mô tả [21, 22]

Cây Bạch Đàn thuộc loài đại

mộc Lá thường thon dài cong có

màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh

đậm chứa chất dầu Eucalyptone

thơm mùi dầu tràm mà trước đây

bác sĩ Bùi Kiến Tín gọi là dầu

Khuynh diệp Loài Bạch Đàn nói

chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa,

trồng trong vòng 5, 6 năm thì có

chiều cao trên 7 m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm Cây gỗ, cao 20 - 25m, vỏ mềm bong thành mảng Lá non hình trứng, không cuống, mọc đối ở những đôi lá đầu Lá già mọc so le, cong lưỡi liềm Bạch Đàn liễu có lá hẹp và

Trang 16

dài Hoa mọc ở kẽ lá Quả nang hình chén hoặc hình trứng trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu

Bạch Đàn được trồng để phủ xanh đồi trọc ở các vùng núi và trung du hoặc

để cải tạo đầm lầy Tuy nhiên ở những đồi trồng Bạch Đàn thuần chủng, đất đai bị nghèo kiệt, làm nghèo thảm thực vật khác, dễ gây xói mòn Vì vậy việc phát triển Bạch Đàn đang được các ngành có liên quan xem xét

Ở Việt Nam ta được du nhập khoảng một số loại Bạch Đàn và được trồng tại các vùng như sau:

Hình 1.1 Bạch Đàn Đỏ

Hình 1.2 Bạch Đàn Trắng

Trang 17

Bạch Đàn lá nhỏ: Eu.Tereticornis thích hợp trồng ở vùng đồi Thừa

Thiên- Huế

Hình 1.3 Bạch Đàn lá nhỏ

Hình 1.4 Bạch Đàn Liễu tại đường Bình Giã -TP Vũng Tàu 1.3 Gieo Trồng [20]

1.3.1 Chọn Giống:

Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng Bạch Đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt Ngoài ra một số dòng Bạch Đàn nuôi cấy mô được nhập từ Trung Quốc về có sinh trưởng tốt như:

Giống E.urophyla : Sau 20 tháng tuổi có đường kính trung bình 7 m

Trang 18

Giống E.leizhou: Có đường kính trung bình 9,96cm, chiều cao trung

bình 8,69m (tại Bình Phước)

Như vậy, có thể thấy, mỗi loài thích hợp với mỗi vùng nhất định, cần phải chọn giống kỹ, có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng

1.3.2 Kỹ Thuật Trồng [20]

Làm đất vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5) Những nơi đất quá dốc không

sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi

ủi tránh phá lớp đất mặt Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ

sâu 20-30cm Nếu trồng Bạch Đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống

- Lên luống bằng thủ công: Tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m

- Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 “step”) tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m

Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500 - 2.000 cây/ha Hố đào kích thước 20x20x20cm Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên

Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7 Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn

Chăm sóc : Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải

trồng dặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu Một

Trang 19

năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bón phân (phân chuồng khoảng 2kg/ hốc hoặc

100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể)

Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón phân và làm đất toàn diện

Cây Bạch Đàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế, cây Bạch Đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch Đàn và những khu rừng Bạch Đàn

1.3.3 Thu hái và Bảo Quản [19]

Lá có thể được thu hoạch lần đầu tiên sau khi trồng 6 đến 8 tháng Chỉ cắt những cành nhỏ ở bên ngoài để đảm bảo cho cây phát triển Đến năm thứ hai có thể đốn cả cây, khi đó ta có thể vừa thu lấy tinh dầu, vừa thu lấy gỗ từ thân

và cành Sau năm thứ hai, nhiều nhánh phát triển trên gốc cây còn lại và ta lại có thể tiêp tục khai thác để thu lấy tinh dầu Tùy theo điều kiện thời tiết mà ta có thể cắt từ một đến hai lần trong một năm Khi cắt chỉ để lại một nhánh phát triển mạnh nhất, sản lượng lá có thể đạt 2-5 kg lá mỗi cây, như thế một hecta Bạch Đàn có thể cho 4-10 tân lá

Theo Dierberger: Việc thu hoạch cũng tương tự đốì với cây đã khai thác

5 năm

Có hai cách thu hái lá:

- Cách 1: Hái lá cùng với cành nhỏ rồi đem chưng cất vào ngày hôm sau

Cách này được áp dụng đối với hai lần hái lá đầu tiên

- Cách 2: Cắt ngang thân cây ở độ cao 1,8-2,2 m hoặc chặt dưới gốc rồi

đem chưng cất Cách này được áp dụng đối với những lần sau và lần thu hoạch cuối cùng

Trang 20

Việc bảo quản lá trước khi chưng cất khá đơn giản, chúng ta chỉ cần để ở nơi thoáng mát, tránh tình trạng chẩt thành đống gây ra sự lên men đồng thời việc phơi nắng lá sẽ làm giảm hàm lượng tinh dầu

1.4 Công Dụng [5]

Ở Việt Nam, Bạch Đàn là một loại cây cho gỗ có giá trị Với cây sau 20 năm trồng có thể sử dụng cho hầu hết mọi mục đích như làm chất đốt, làm nguyên liệu để sản xuất giấy, đà ngang cho đường rây xe lửa, gỗ để xây dựng

Ở Việt Nam, do khả năng phát triển của Bạch Đàn rất nhanh trên các loại đất

nên được trồng ở những vùng trung du, đồi núi để phủ xanh đồi trọc, giữ nước

chống lụt,

- Lá: Có thể dùng lá Bạch Đàn trắng hoặc Bạch Đàn liễu để thay thế lá

Bạch Đàn xanh (E globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro, còn lá Bạch Đàn dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v…

- Thân: Bạch Đàn thường được sử dụng làm gỗ xây dựng làm và chất

đốt Vừa lấy gỗ, bột gỗ Gỗ Bạch Đàn có độ co dãn cao, có thể dùng để xây dựng thông thường, đóng vật dụng gia đình, đóng thuyền, làm gỗ ép

Mùi thơm đặc trưng của Bạch Đàn có tác dụng đuổi muỗi, do đó được trồng ở những vùng đầm lầy ẩm thấp để cải tạo môi sinh, làm giảm tỉ lệ bệnh sốt rét Những năm gần đây, Bạch Đàn được trồng vừa để lấy tinh dầu

Bạch Đàn cung cấp tinh dầu với năng suất khá cao, có giá trị xuất khẩu đó

là một nguồn lợi kinh tế rất lớn mà chúng ta phải biết khai thác Một số “ kết quả nghiên cứu trước đây cho thây tinh dầu Bạch Đàn Việt Nam đáp ứng được các chỉ tiêu về xuất khẩu của thế giới ”

1.5 Giới Thiệu Về Tinh Dầu [ 3,7]

1.5.1 Khái niệm về tinh dầu: Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi

có trong một số bộ phận của cây cỏ (như hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu,

Trang 21

nhựa cây) hay động vật (túi tinh dầu) Tinh dầu được ví như nhựa sống của cây, vì vậy nó mang sức sống, năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại dược thảo sấy khô

Các loại cây có tinh dầu được phân bố rộng trong thiên nhiên Trữ lượng tinh dầu trong cây phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Cây mọc ở vùng nhiệt đới có hàm lượng tinh dầu nhiều hơn ở vùng ôn đới Ngay trong một cây, thành phần và lượng tinh dầu trong các bộ phận khác nhau cũng khác nhau Ngoài ra, lượng tinh dầu còn phụ thuộc vào môi trường sống của cây, phương pháp thu hoạch, bảo quản, tách chiết Về phân bố lượng tinh dầu, đặc biệt có nhiều trong họ long não, họ hoa môi, họ cam, họ sim, họ hoa tán

Tinh dầu có trong các bộ phận khác nhau của cây, như ở hoa: ( hồng, nhài, cam, chanh,…), ở lá: (bạch đàn, bạc hà, hương nhu,…), ở thân cây: (hương đàn, peru,…), ở vỏ cây: (quế), ở rễ: (gừng, nghệ, hương bài,…) Trong cây, tinh dầu có thể ở dạng có sẵn hoặc chỉ tạo thành trong một điều kiện nhất định nào đó Khi đó, tinh dầu không phải là những bộ phận bình thường trong cây

mà chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định khi một số bộ phận bị chết

Phân loại tinh dầu: Có hai loại là tinh dầu nguyên chất và tinh dầu không

nguyên chất

Tinh dầu nguyên chất: Hoàn toàn không có độc tố, không có chất

bảo quản hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị

Tinh dầu không nguyên chất: Là tinh dầu được pha từ tinh dầu

nguyên chất với các chất hóa học khác mà vẫn giữ được hương của tinh dầu

Vì vậy với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên, được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Autralia, Nhật Bản, Anh Quốc, Pháp

Trang 22

1.5.2 Nguồn gốc và sự phát triến của tinh dầu [6]

Tinh dầu từ lâu đã được loài người biết đến, ngay từ thời thượng cổ người ta biết đến và sử dụng các loại cây có tinh dầu ở dạng phơi khô Từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 19, tinh dầu được dùng nhiều để trang điểm, làm thuốc và dùng trong công nghiệp với phạm vi rộng hơn Từ thế kỷ 20 đến những năm đầu của thế kỷ 21, cùng với sự tiến bộ của nhân loại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nghành công nghiệp sản xuất tinh dầu đã dần phát triển, tinh dầu đã trở thành một sản phấm không thể thiếu trong đời sống của con người và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: Hương liệu, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm

1.5.3 Tính chất vật lý và các thành phần hoá học trong tinh dầu [7,9,14] 1.5.3.1 Tính chất vật lý của tinh dầu

Tinh dầu thường tồn tại dạng thể lỏng ở nhiệt độ thường, mùi thơm, ít khi

có màu trừ tinh dầu chứa aluzen có màu xanh Tinh dầu có tỉ trọng thấp so với nước, chỉ số khúc xạ cao Tinh dầu bay hơi được, tinh dầu ít tan trong nước nhưng làm cho nước có mùi thơm, tinh dầu là hổn hợp nên không có nhiệt độ sôi nhất định, tinh dầu tan trong cồn, ete, dung môi hữu cơ và các chất béo

Tính chất vật lý:

Để xác định tính chất vật lý của tinh dầu, thông thường người ta tiến hành xác định các chỉ số như tỷ trọng, chiết suất, tỷ lệ hòa tan trong cồn 900 ở 250C, nhiệt độ sôi, năng suất quay cực, màu sắc

Hầu hết tỷ trọng của các loại tinh dầu thường nhỏ hơn 1, do vậy chúng thường nhẹ hơn nước Tuy nhiên, cũng có một vài tinh dầu có khối lượng riêng lớn hơn nước (như tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương…)

Tinh dầu không tan hoặc rất ít tan trong nước nhưng chúng hòa tan tốt trong đa số các dung môi hữu cơ như eter, cồn Mặc dù thành phần hóa học của mỗi loại tinh dầu là khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có nhiệt độ sôi khoảng 800C đến 1500C, dễ bay hơi và có mùi thơm

Trang 23

Về màu sắc, tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt Một số ít tinh dầu có màu (ví dụ: tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nâu sẫm) là do sự có mặt của các hợp chất có màu được lôi kéo theo tinh dầu trong quá trình chiết xuất (ví dụ: màu xanh do có chlorophyll, màu vàng do có carotenoid,…) Còn mùi và vị của tinh dầu chủ yếu gây ra do các cấu tử bị oxy hóa

1.5.3.2 Các thành phần hóa học trong tinh dầu [4, 8, 11]

Tinh dầu là một loại chất lỏng được tinh chế ( thông thường nhất là bằng cách chưng cất bằng hơi hoặc nước) từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây, hoặc những thành phần khác của thực vật Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại thảo dược sấy khô Bất kỳ một loại tinh dầu nào cũng đều có những thành phần sau:

có công thức phân tử là C10H16 mạch hở: Tiêu biểu như là miaxene, oximene,

có trong tinh dầu hoa nguyệt quế

Miaxene Oximene

- Monoterpenes là chất khử trùng và thuốc bổ trong tự nhiên Chúng được lọc không khí tốt Monoterpenes có mặt trong hầu hết các loại tinh dầu

các sesquiterpene mạch thẳng và vòng tiêu biểu là farnesene, Zingiberene (tinh dầu gừng)

Farnesene

Trang 24

- Sesquiterpene có khoảng 15 nguyên tử cacbon trong đó Và có một tác dụng làm dịu, là chống viêm và chống nhiễm trùng

Estragol, Eugenol,…

Thymol Estragol Eugenol

- Các chất khử trùng hầu hết có trong thực vật, kích thích cơ thể, phenol có tác dụng khi sử dụng với liều lượng nhỏ Tuy nhiên, liều lớn có thế

là một chất độc cho hệ thần kinh và có thể gây kích ứng da

Menthol, α- Terpineol, Geraniol…

- Rất nhiều ancol cùng có mặt trong các loại tinh dầu Làm chất sát trùng, kháng khuẩn, chống nấm và thuốc kháng sinh, thuốc bổ rất tốt cho hệ thần kinh và kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể

trong tinh dầu: etyl anthranilate, benzyl, axetat,…

Trang 25

- Este có tính chất chống co thắt, kháng khuẩn và chống viêm, dùng este nhẹ nhàng trên da sẽ giúp đỡ trong việc tái cân bằng của hệ thần kinh có hiệu quả

đều thu được qua tổng hợp hóa học Chỉ có aldehyt như aldehyt cuminic, citral

và citronellal được ly trích từ nguyên liệu tự nhiên

Andehyt cuminic (Z)-Citral (neral)

(E)-Citral (geranial) Citronellal

- Aldehyt chống viêm, có tính chất tương tự như ancol Tuy nhiên, lượng Aldehyt có thể gây ra kích thích lớn cho da và các màng nhầy

còn có các hợp chất thuộc nhóm oxit như: (eucalyptus) và các aminoaxit (axit antranilic), các lacton (coumarin, ambretolit), các hợp chất có lưu huỳnh như : (anlylisosulfocyannat), hợp chất có nitơ (metyl antranilat)

1.5.3.3 Vai trò của tinh dầu trong đời sống thực vật [16]

Vấn đề về vai trò của tinh dầu trong đời sống của cây đã được đề cập tới trong rất nhiều công trình nghiên cứu Theo quan niệm được trình bày trong các công trình khác nhau, vai trò của tinh dầu được quy tụ trong các nội dung sau đây:

- Bảo vệ cây khỏi các tác động của sâu bệnh

Trang 26

- Che phủ các vết thương ở cây gỗ

- Ngăn chặn các bệnh do nấm

- Biến đổi sức căng bề mặt của nước trong cây, thúc đẩy sự vận chuyển nước, tăng hiệu quả của các phản ứng enzym

Theo Charabot: Cho rằng tinh dầu đóng vai trò như các chất dự trữ

trong cây, nó có khả năng vận chuyển đến các phần khác nhau của cây, tại đây tinh dầu được sử dụng như một nguồn năng lượng hay tạo thành các sản phẩm mới có cấu trúc gần với nó

Theo A.Tschirch (1925): Trong đời sống của cây, tinh dầu giữ vai trò

quan trọng (tuy nhiên, theo tác giả chưa thể biết rõ đó là vai trò gì) và vì vậy không nên xếp tinh dầu vào nhóm các chất tiết một cách tuyệt đối Khác với Charabot, A.Tschirch cho rằng đôi khi tinh dầu được “lưu giữ lại” trong các bể chứa tinh dầu và không tham gia vào các phản ứng tiếp theo

Theo Coxtrisep X P (1937): Cho rằng tinh dầu có thể được xếp vào 2

Do có nhiều quan điểm vì vậy không thể lý giải vai trò của tinh dầu một các chung chung hoặc nhìn nhận vấn đề chỉ trong một vài giả thuyết cụ thể nào đó

Để đánh giá chính xác vai trò của tinh dầu trong hoạt động sống ở cây, cần phải tiến hành nghiên cứu từng thành phần riêng lẻ của tinh dầu hoặc các hợp chất có cấu trúc gần nhau

Trang 27

1.5.3.4 Sinh tổng hợp tinh dầu trong cơ thể thực vật [16]

Hiện tồn tại hai giả thuyết về quá trình tổng hợp và tích lũy tinh dầu:

 Một số tác giả cho rằng tinh dầu được tổng hợp ở các tế bào không phụ thuộc cấu trúc tiết và chuyển dần vào tuyến tiết Theo quan điểm này, cấu trúc tiết được coi như cơ quan đảm nhận vai trò tích lũy sản phẩm Cơ sở của giả thuyết trên chủ yếu dựa trên các kết quả quan sát thấy sự có mặt của một số giọt tinh dầu và một số men tham gia vào quá trình tổng hợp tinh dầu ở các tế bào nằm ngoài tuyến tiết Liên quan tới giả thuyết nói trên, nhiều nhà khoa học

đã chứng minh mối liên quan trực tiếp giữa tinh dầu với các hợp chất hữu cơ khác trong mô thực vật: lignin, glucosid …

 Những năm sau này, với các phương tiện nghiên cứu hiện đại, hầu hết các tác giả đã thừa nhận rằng, cấu trúc tiết là cơ quan chuyên hóa làm nhiệm vụ tổng hợp và tích lũy tinh dầu Theo quan điểm này, các tế bào tiết (nằm trong thành phần cấu trúc tiết) làm nhiệm vụ tổng hợp tinh dầu, và theo một cơ chế nào đó, tinh dầu được vận chuyển, tập trung ở cấu trúc chuyên biệt gọi là khoang chứa tinh dầu Bằng chứng của giả thuyết này được các tác giả nêu ra bởi sự có mặt đầy đủ tất cả các hệ men tham gia tổng hợp tinh dầu trong các tế bào của cấu trúc tiết Cho đến nay hầu như không có nhà nghiên cứu nào nghi ngờ giả thuyết này, tuy nhiên không ít vấn đề liên quan còn chưa được sáng tỏ hoàn toàn

Một số tác giả khác lại đề xuất giả thuyết “dây chuyền phản ứng” Theo quan điểm này, mỗi hợp chất trước khi được đưa vào tích lũy trong khoang chứa cần phải qua các phản ứng ở nhiều cơ quan tử khác nhau Giả thuyết này dựa trên sự có mặt rất hạn chế các hệ men ở các cơ quan khác nhau Từ những số liệu trên, các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi cơ quan tử chỉ phụ trách một hoặc một số ít các phản ứng hóa học xác định và quá trình tổng hợp các hợp chất xảy ra theo một dây chuyền liên tục từ cơ quan tử này sang một cơ quan tử khác

Trang 28

Mặc dù các vấn đề được đặt ra còn có nhiều bất đồng, song những nghiên cứu đều khẳng định rằng, tất cả các phản ứng tổng hợp đều xảy ra trên bề mặt của màng các cơ quan tử và tế bào Đồng thời cũng thống nhất rằng, hệ thống ống nội bào có nhiệm vụ thu hồi và vận chuyển các hợp chất tinh dầu tới khoang chứa

Quá trình tổng hợp tinh dầu được điều khiển chặt chẽ bởi hệ thống gen, tuy nhiên hoạt hóa các tổ hợp gen lại có mối liên quan khá chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh Vì vậy, quá trình tổng hợp tinh dầu trong cây là kết quả của hiệu ứng “kiểu gen – môi trường”

Nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp tinh dầu trong cây từ lâu đã được thừa nhận là các sản phẩm của quá trình quang hợp và sự tổng hợp tinh dầu cũng chỉ xảy ra trong điều kiện được chiếu sáng Song gần đây, người ta cũng

đã chứng minh được rằng quá trình tổng hợp tinh dầu cũng có thể xảy ra cả trong điều kiện không có ánh sáng và trong trong trường hợp này rõ ràng nguyên liệu cho quá trình tổng hợp là các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp

Sự tổng hợp tinh dầu trong cây là một quá trình vô cùng phức tạp và đây cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần phải nghiên cứu tiếp tục trong thời gian tới

Hình 1.5 Hình ảnh sự tập trung của tinh dầu trong lá

Trang 29

1.6 Tính chất vật lý và tính chất hóa học của tinh dầu Bạch Đàn

1.6.1 Tính chất vật lý của tinh dầu Bạch Đàn

Tính dầu Bạch Đàn trên thị trường thường có hai màu: Màu hơi vàng (trích

ly bằng phương pháp vi sóng) và trong suốt Có mùi thơm tự nhiên của lá Bạch Đàn Các thông số vật lý như sau:

Bảng 1.1 Thông số vật lý của tinh dầu Bạch Đàn bán trên thị trường [23]

Tỷ trọng (g/cm3) 0,9 - 0,925 Chỉ số khúc xạ 1,454 - 1,470 Góc quay cực 00 - +100

1.6.2 Thành phần hoá học của tinh dầu Bạch Đàn [4,8,11,13]

monocyclic monoterpene Có hai dạng thù hình thường gặp là:

(R)-(+)-Limonene và (S)-(–)-(R)-(+)-Limonene

(R)-(+)-Limonene (S)-(–)-Limonene

1-methyl-4-(1-methylethenyl)-cyclohexene

– Khối lượng phân tử: 136,24 g/mol

– Nhiệt độ nóng chảy: – 74,5oC

– Nhiệt độ sôi: 177,6oC

gặp (+) α- Pinene và (–)- α- Pinene

Trang 31

– Khối lượng phân tử: 154,249 g/mol

– Nhiệt độ nóng chảy: 1,5 oC

– Nhiệt độ sôi: 176-177 oC

1-methyl-2- isopropylbenzol

– Khối lượng phân tử: 134,22 g/mol

– Nhiệt độ nóng chảy: -72 - -71 oC

– Nhiệt độ sôi: 178 oC

1.6.3 Ứng dụng của tinh dầu [1,5,18]

1.6.3.1 Trong công nghệ thực phẩm

Tinh dầu giữ vai trò quan trọng trong công nghệ sản xuất các loại bánh kẹo, thức uống Mặc dù sử dụng với lượng vô cùng nhỏ và dưới những dạng khác nhau, tinh dầu đã góp phần tạo hương cho các loại thức ăn, đồ uống, làm cho chúng thêm phần hấp dẫn Gần đây, nhờ hoạt tính kháng vi sinh vật và khả năng chống oxi hóa ưu việt của nó, trong công nhệ thực phẩm cũng đã xuất hiện xu hướng sử dụng tinh dầu như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và

an toàn thay cho các chất bảo quản tổng hợp

1.6.3.2 Trong y học

Tinh dầu là loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất trong y học cổ truyền Mỗi loại tinh dầu có thành phần hóa học và cấu phần chính khác nhau nên những hoạt tính trị bệnh cũng khác nhau, có loại tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, có loại lại kích thích dịch tiêu hóa, dịch dạ dày, dịch ruột và dịch mật Vì vậy, chúng được điều chế thành thuốc chữa trị các bệnh về đường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, xoa bóp các chỗ đau, giảm

Trang 32

Đối với tinh dầu Bạch Đàn có một số công dụng sau:

Đặc tính khử trùng cao: Trong nhựa cây Bạch Đàn có chứa chất

nhựa nhầy có khả năng khử trùng, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn trên da rất nhanh chóng Thành phần này khi chiết xuất tinh dầu vẫn giữ nguyên được giá trị, nên tinh dầu khuynh diệp có khả năng sát trùng vết thương rất cao Đặc biệt

đối với những người bị mẩn ngứa do vi khuẩn, virus, nấm da…

Trị sốt, cảm cúm hiệu quả: Với khả năng làm ấm cơ thể nhanh mà

không gây bỏng rát, tinh dầu Bạch Đàn là lựa chọn hàng đầu cho cả gia đình trong những ngày thời tiết trở lạnh Đặc biệt, thành phần eucalyptus còn giúp loại bỏ virus gây cảm cúm và tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Điều trị cháy da, bỏng da: Nếu vô tình bị bỏng nước hay các tổn

thương bỏng rát do ánh nắng và nhiệt độ, chỉ cần pha loãng 1 chút tinh dầu Bạch Đàn, thoa lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ ngày, vết thương sẽ nhanh chóng lên da non và phục hồi thương tổn

Hạn chế dãn tĩnh mạch: Các nghiên cứuvề tinh dầu Bạch Đàn đã

khẳng định đây là loại tinh dầu có hiệu quả cao trong điều trị suy giãn tĩnh mạch Nếu pha chế thêm tinh dầu chanh, hiệu quả trị dãn tĩnh mạch sẽ cao hơn rất nhiều…

1.6.3.3 Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm

Ngày nay, ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển rất mạnh, tinh dầu không

những được sử dụng trực tiếp trong các spa cao cấp mà chúng còn là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm như: Nước hoa, kem đánh răng,

xà phòng thơm, dầu gội đầu, các loại kem dưỡng da, son môi

1.7 Các phương pháp sản xuất tinh dầu

Hiệu suất và chất lượng tinh dầu cần tách phụ thuộc vào đặc tính lý - hóa của tinh dầu cần tách, bộ phận mà chất thơm chứa trong nguyên liệu và phương pháp chiết xuất

Các phương pháp chiết xuất tinh dầu thông dụng là chưng cất, chiết, ướp ngâm và ép

Trang 33

1.7.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Hydrodistillation)

1.7.1.1 Nguyên lí của phương pháp[2,7,14]

Đây là phương pháp đầu tiên được dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật Cơ sở của phương pháp này là nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt độ sôi của các cấu tử thành phần Do đó, khi chưng cất hơi nước các cấu tử tinh dầu sẽ được tách ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước, vì vậy sẽ hạn chế sự biến tính hóa học (sự oxy hóa, nhiệt phân ) các cấu tử tinh dầu

Trong quá trình chưng cất, hơi nước sẽ được thẩm thấu vào các mô nguyên liệu, sau đó sẽ hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo các hợp chất hữu cơ trong thành phần tinh dầu Dịch chưng cất sẽ gặp lạnh tại ống sinh hàn và được ngưng tụ và phân tách thành 2 lớp (lớp tinh dầu bên trên và lớp nước ở bên dưới) trong hệ thống ngưng tụ Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định

Trường hợp các mô thực vật có các hợp chất khó bay hơi (như sáp, nhựa, acid béo dây dài mạch thẳng) thì quá trình chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn

Hình 1.6 Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển

Trang 34

1.7.1.2 Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất thu tinh dầu

a) Sự khuếch tán:

Ngay cả khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi Theo Von Rechenberg, ở nhiệt độ sôi của nước phần lớn tinh dầu còn lại trong các

mô thực vật sẽ được hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi Còn nước sẽ thẩm thấu vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục

bị hòa tan vào lượng nước này

Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợp chưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị khô Tuy nhiên, nếu lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất

là trong trường hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước

Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp này đồng đều và dễ dàng

Vì các cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói trên cho nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn trước

Thí dụ: Khi chưng cất hơi nước hạt caraway, đối với hạt không nghiền thì

carvon (có nhiệt độ sôi cao nhưng tan nhiều trong nước) sẽ ra trước, còn limonen (có nhiệt độ sôi thấp, nhưng ít tan trong nước) sẽ ra sau Nhưng với hạt caraway nghiền nhỏ thì kết quả chưng cất ngược lại

b) Sự thủy phân:

Những cấu phần este trong tinh dầu dễ bị thủy phân cho ra acide và alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước Do đó, để hạn chế hiện tượng

Trang 35

này, sự chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn càng tốt

c) Nhiệt độ:

Nhiệt độ cao sẽ làm phân hủy tinh dầu Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi nước quá nhiệt (trên 1000C) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết Thực ra, hầu hết các tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm

sao cho thời gian chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt

Tóm lại, dù 3 ảnh hưởng trên được xem xét độc lập nhưng thực tế thì chúng

có liên quan với nhau và quy về ảnh hưởng của nhiệt độ Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch tán, thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong nước sẽ tăng nhưng sự phân hủy cũng tăng theo

1.7.1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp

a) Ưu điểm:

- Phương pháp này đơn giản dễ làm

- Thiết bị rẻ tiền, gọn và dễ chế tạo

- Phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít

- Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản

- Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ

- Thời gian chưng cất tương đối nhanh

b) Nhược điểm:

- Hiệu suất thấp

- Chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên dễ bị cháy khét

- Khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng cất

- Không hiệu quả đối với những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp

- Chất lượng tinh dầu có thể bị ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những cấu phần dễ bị phân hủy

Trang 36

- Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là những chất định hương thiên nhiên rất có giá trị)

Trong nước chưng luôn luôn còn một lượng tinh dầu tương đối lớn Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém

1.7.2 Các phương pháp khác [2,7,14]

Cơ sở của phương pháp dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong các mô nguyên liệu khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ Phương pháp chiết thường dùng để tách các hương liệu dễ bay hơi mà phương pháp chưng cất tỏ ra kém hiệu quả

Trong phương pháp này nguyên liệu được ngâm trong dung môi hữu cơ thích hợp, sau đó cất chân không để thu hồi dung môi, phần còn lại là hỗn hợp tinh dầu và sáp được gọi là tinh dầu cô kết (gọi là “concrete oil”) Dùng cồn tuyệt đối hòa tan “concrete oil” rồi để lạnh, khi đó phần sáp sẽ đông đặc và được tách loại, phần dịch còn lại được đem chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu tinh khiết (gọi là “absolute oil”) Đây cũng chính là hai dạng sản phẩm chính của chất thơm hiện lưu hành trên thị trường

a Yêu cầu của dung môi chiết

Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của phương pháp này là phẩm chất và đặc tính của dung môi sử dụng, do đó dung môi chiết cần phải đạt được những yêu cầu sau:

- Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong nguyên liệu

- Hòa tan kém các hợp chất khác như sáp, nhựa dầu có trong nguyên liệu

- Không có tác dụng hóa học với tinh dầu

- Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần

- Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết

bị, không tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và có độ nhớt kém

Trang 37

- Nhiệt độ sôi thấp vì khi chưng cất dung dịch ly trích để thu hồi dung môi, nhiệt độ sôi cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu

Ngoài ra, cần có thêm những yếu tố phụ khác như: Giá thành thấp, nguồn cung cấp dễ tìm, …

Thường thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả những điều kiện kể trên Người ta sử dụng cả dung môi không tan trong nước (như dietyl ete, ete dầu hỏa, hexan, cloroform…) lẫn dung môi tan trong nước (như etanol, axeton…) Trong một số trường hợp cụ thể, người ta còn dùng một hỗn hợp dung môi

b Ưu và nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm: Sản phẩm thu được theo phương pháp này thường có mùi

thơm tự nhiên Hiệu suất sản phẩm thu được thường cao hơn các phương pháp khác

- Khuyết điểm: Yêu cầu cao về thiết bị, thất thoát dung môi, quy trình

tương đối phức tạp

1.7.2.2 Phương pháp ướp (Enfleurage)

Cơ sở của phương pháp dựa trên hiện tượng hấp phụ chất thơm bởi các chất béo dạng lỏng hay rắn (vaselin, parafin, dầu oliu hoặc mỡ động vật) đã tinh chế Người ta dùng các khay sâu 8 cm, rộng 60 cm, dài 100 cm đáy là mặt kính có phủ lớp chất béo để hấp phụ chất thơm Các khay có thể xếp chồng lên nhau, trên mặt khay xếp đều nguyên liệu để trích hương và để yên trong khoảng từ 12-72 giờ tùy từng loại nguyên liệu, sau đó thay lớp nguyên liệu mới

và để hấp phụ từ 10-15 lần cuối cùng thu được chất béo có mùi thơm Đem lắc chất béo với etanol cao độ để trích ly tinh dầu, sau đó để lạnh – 100C để loại bỏ hết chất béo bị kéo theo rồi cô đuổi etanol dưới áp suất thấp để thu tinh dầu Kỹ thuật này thuờng được dùng để chiết hương thơm của các loài hoa để thu sản phẩm dưới dạng tinh dầu cô đặc dùng trong mỹ phẩm

Ngày đăng: 28/01/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN