Môi trường bên trong doanh nghiệp2.1.1.Nguồn nhân lựcCon người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp,quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
- -BÁO CÁO MÔN QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài: “Nghiên cứu môi trường quản trị trong của Công ty
cổ phần sữa Vinamilk”
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Trung Tiến
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, trước thị trường kinh tế mở các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải có chiến lược định hướng cụ thể cũng như đánh giá chính xác những tác động của các yếu tố môi trường đến doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, định hướng cho doanh nghiệp Tất cả các nhà quản trị dù cho họ hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét đến các yếu tố môi trường xung quanh họ, đều chịu sự ảnh hưởng với mức độ khác nhau từ các yếu tố cấu thành nên tổ chức và các lực lượng lao động Trong khi họ có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các yếu tố này, thì họ không có sự lựa chọn nào khác mà phải phản ứng, thích nghi với chúng Họ phải xác định, ước lượng và phản ứng lại đối với các yếu tố bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của tổ chức đó Nhà quản trị nếu xét trên quan điểm quyền hạn tuyệt đối, là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với sự thành bại của doanh nghiệp Kết quả tất yếu, nếu điều hành thành công nhà quản trị sẽ được đãi ngộ và khen thưởng xứng đáng hoặc sẽ bị khiển trách thậm chí sa thải nếu như thất bại Các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức tạo nên văn hóa và môi trường của tổ chức đó Khi một quản trị thực hiện các chức năng của mình đều phải dựa rất nhiều vào yếu tố đó Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ở tâm vi mô cũng như vĩ
mô giúp các nhà quản trị có được cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định chính xác cho
tổ chức của mình Với đề tài “Môi trường quản trị trong doanh nghiệp” sẽ cung cấp cho người đọc các khái niệm cơ bản về môi trường quản trị, qua đó làm rõ tầm ảnh hưởng của các yếu tố và lực lượng đối với một tổ chức mà các nhà quản trị phải nắm
Để hiểu rõ hơn về đề tài này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về một doanh nghiệp, công ty cụ thể, đó là công ty cổ phần sữa Vinamilk
Trang 3PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm môi trường quản trị
Môi trường quản trị là
2 Các loại môi trường quản trị
2.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp
2.1.1 Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia
Trong các doanh nghiệp, yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt… đều xuất phát
từ con người
Ban giám đốc doanh nghiệp là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh
nghiệp, những người vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp Đối với những công ty cổ phần, những tổng công
ty lớn, ngoài ban giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định phương hướng kinh doanh của công ty
Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp là những người quản lý chủ chốt có
kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng
ê kíp quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp Người quản lý làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới, với chuyên viên, vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tưởng mới, sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp
Về các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân, trình độ tay
nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh bởi khi tay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm
Muốn đảm bảo được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ người lao động của mình, giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say và tinh thần lao động tập thể
2.1.2 Nguồn tài chính:
Trang 4Bao gồm các yếu tố sản xuất như: Vốn sản xuất, chi phí nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,…
Nguồn tài chính quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường
2.1.3 Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp
Mặt khác xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp
2.1.4 Máy móc thiết bị và công nghệ:
Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm
Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh Ngược lại không một doanh nghiệp nào mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao trong khi trong tay họ là cả một
hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu
2.2 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Trang 5Môi trường nền kinh tế gồm có các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp định hướng và
có ảnh hưởng đến môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp
2.2.1 Môi trường vĩ mô.
Trong môi trường vĩ mô được chia thành các nhóm yếu tố sau:
Yếu tố Chính trị (Political) - Pháp luật (Legal): Gồm các yếu tố chính phủ, hệ
thống pháp luật, xu hướng chính trị Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế Để đưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển
Yếu tố Kinh tế (Economical): Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự
ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn
Yếu tố Văn hóa - Xã hội (Socio-Cultural): Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động
quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh
Yếu tố Công nghệ (Technological): Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp
đến doanh nghiệp Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời
Trang 6Yếu tố tự nhiên: Bao gồm khí hậu, thủy văn, địa lý, địa hình, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên Lối sống , sinh hoạt và các nhu cầu của con người do đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên Trong kinh doanh và quản lý cần phải có kế hoạch khoa học, hợp lý để khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường là cái nôi
mà con người đang sống Doanh nghiệp cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề này
2.2.2 Môi trường đặc thù (Môi trường ngành)
Môi trường ngành (hay môi trường nhiệm vụ) là môi trường ngành kinh doanh
mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó; gồm tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ doanh nghiệp
Khách hàng là những cá nhân tổ chức có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp cung cấp Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ qua lại Yếu tố khách hàng có ảnh hưởng rất lớn trong chiến lược thu hút kinh doanh của từng doanh nghiệp Nắm bắt được thị phần khách hàng riêng sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững
Nhà cung ứng: Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm:
Cung ứng vốn, lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu, công nghệ và thông tin Các yếu
tố đầu vào ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng đầu ra các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường Do đó, khi xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tác nghiệp phải tính đến năng lực nhà cung cấp , đến uy tín của họ và luôn phải có phương
án dự phòng để đảm bảo hoạt động kinh doanh có thể diễn ra thường xuyên, đều đặn mới đảm bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải tổ chức thiết lập , duy trì các mối quan hệ tốt với nhà cung ứng , luôn có thông tin đầy đủ, chính xác
về nhà cung ứng để có quyết định đúng đắn hữu hiệu trong cung ứng
Đối thủ của doanh nghiệp bao gồm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại và
các đối thủ tiềm tàng Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp trong cùng một
mảng thị trường, đã có vị thế vững vàng tương đương Số lượng, quy mô và sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Đối thủ tiềm tàng là các doanh nghiệp hiện chưa ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn
có khả năng cạnh tranh trong tương lai Đối thủ tiềm tàng càng nhiều càng ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai
Các cơ quan hữu quan: Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp luôn chịu sự
quản lý, tác động của các cơ quan hữu quan như chính quyền địa phương , các cơ quan quản lý thị trường, hải quan, thuế vụ, công an Các cơ quan hữu quan khác thực thi các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, những tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức bảo vệ môi
Trang 7trường, cơ quan truyền thông đại chúng cũng vừa là các tổ chức có thể tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp song cũng có thể tạo ra áp lực mà doanh nghiệp phải tính đến trong quá trình hoạt động
PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ TRONG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK
1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần sữa Vinamilk
1.1 Sự ra đời
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :
Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost)
Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ)
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, tên khác là Vinamilk, mã chứng khoán HOSE: VNM, là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam hiện nay (xếp thứ 18 trong top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam), sở hữu hệ thống 12 trang trại chuẩn quốc tế trải dài trên khắp đất nước và kết nối với 13 nhà máy hiện đại Vinamilk có danh mục sản phẩm phong phú, với hơn 220 sản phẩm trên đủ các ngành hàng như sữa nước, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, kem, phô mai, sữa hạt, nước giải khát, dòng sản phẩm Organic đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 20/8/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại
Năm 1985 – 1991 – 1996, Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba, Nhì, Nhất
Năm 1995, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội Năm 2000, Vinanmilk được nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
Từ năm 2001 – 2012, Vinamilk đã khánh thành nhiều Nhà máy sữa mới tại khắp các tỉnh thành như Cần Thơ, Bình Định, Sài Gòn,
Năm 2006, Vinamilk đã khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Tuyên Quang
Trang 8Năm 2010, Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm; được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì
Đến năm 2014, Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới
để công ty ngày càng lớn mạnh
Tới năm 2016, hính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và
mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN; đồng thời khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk Đây là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm này Tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ
Năm 2016 cũng là cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của Vinamilk (1976 – 2016) để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới Và cho đến bây giờ Vinamilk vẫn luôn là thương hiệu mà mọi người tin dùng
Một số thành tích trong nước
1995 – 2020: Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao (Hiệp hội hàng VN chất lượng cao)
2012 – 2020: Thương hiệu quốc gia (Bộ Công thương)
2013 – 2020: Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (Cty CP Báo
cáo đánh giá VN)
2013 – 2020: 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Forbes).
2016 – 2020: Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2016 (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI)
2016 – 2020: 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (Tạp chí Forbes)
Thành tích quốc tế
2016 – 2020: Top 300 công ty năng động nhất châu Á (Tạp chí Nikkei Asian Review - Nhật Bản)
2016: Top 50 công ty niêm yết lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương (Tạp chí Forbes)
2017: 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới (Tạp chí Forbes)
2019: Top 200 công ty doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất châu Á – Thái Bình Dương (Tạp chí Forbes)
Trang 9 2019: Giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu châu Á (The Asian Export Awards)
2 Môi trường quản trị trong của Công ty cổ phần sữa Vinamilk
2.1 Phân tích nguồn nhân lực
Số lượng nguồn nhân lực của công ty
Lực lượng nguồn nhân lực của Vinamilk tăng về cả số lượng lẫn chất lượng So với năm 2010, thì năm 2011 có tổng số lượng lao động là 4.122 người so với năm
2010 là 4.072 người (tức là tăng 1,2%), lực lượng lao động tăng chủ yếu là lao động có tay nghề và lao động phổ thông Nguyên nhân làm cho lượng lao động của Vinamilk tăng cao không chỉ là tính hấp dẫn nghề nghiệp ở đây, mà là do sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất đòi hỏi cần phải bổ sung thêm các nguồn lao động từ bên ngoài Không chỉ có thu hút nhân viên từ bên ngoài vào trong công ty, mà bên cạnh đó cũng có một số nhân viên phải rời khỏi công ty do là không phù hợp với nhu cầu và một số phải bị sa thải vì quá trình làm việc chưa hiệu quả
Trình độ chuyên môn nghề nghiệp
Vinamilk với đội ngũ lao động trên 4.000 người, với nhiều trình độ chuyên môn khác nhau Trong đó, Trình độ đại học và trên đại học với số lượng là 1.480 người chiếm 35,9% trong tổng số lao động là 4.122 người, Vinamilk có nguồn nhân lực trình
độ cao rất lớn chiếm hơn 1/3 tổng lực lượng lao động, chứng tỏ là công ty đang quan tâm đến nguồn nhân lực đây là bộ phận chủ chốt trong doanh nghiệp và ngày càng tích cực đầu tư Còn đối với trình độ cao đẳng thì có số lượng là 203 người chiếm 4,9% Đối với trình độ trung cấp thì có số lượng lao động là 197 người chiếm 4,8% Đối với lực lượng lao động có tay nghề và lao động phổ thông lần lượt có số lượng là 1.987 người và 255 người và lần lượt chiếm 48,2% và 6,2% trên tổng số lao động Đây được xem là lực lượng lao động đông nhất của công ty và thực hiện các hoạt động sản xuất ra sản phẩm, góp phần rất quan trọng trong sự phát triển của công ty
Kinh nghiệm làm việc
Vinamilk có đội ngũ quản lý hùng mạnh, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm đã gắn
bó với Công ty từ khi Vinamilk còn là doanh nghiệp 100%
2.2 Phân tích khả năng tài chính
Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk công bố Báo cáo Tài chính hợp nhất quý 3/2019 với cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng với lãi ròng 9 tháng đầu năm gần 8,380 tỷ đồng, thực hiện được 80% kế hoạch năm
Trong quý 3/2019, doanh thu thuần của Vinamilk đạt hơn 14,304 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.254 tỷ đồng, tăng 7,2% cùng kỳ năm
Trang 10trước, lợi nhuận sau thuế đạt 2.677 tỷ đồng Vinamilk vẫn duy trì được biên lợi nhuận gộp ở mức cao trên 47% Chi phí bán hàng của Vinamilk kỳ này ở mức trên 3.292 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước song 9 tháng chi phí bán hàng trên 9.292 tỷ đồng, tăng 4,3% cùng kỳ năm trước Tính trung bình mỗi ngày Vinamilk chi 35,7 tỷ chi phí bán hàng
Vinamilk hiện nay có hơn 10.838 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, chiếm hơn 25% tổng tài sản, hiện đã vượt 40.100 tỷ Nhờ khoản tiền gửi khổng lồ này mà doanh thu tài chính quý 3 đạt hơn 207 tỷ, 9 tháng đạt 574 tỷ Nguồn tiền dồi dào này cũng sẽ giúp Vinamilk có nhiều dư địa để M&A các công ty hoàn thiện chuỗi giá trị trong ngành đồ uống, bên cạnh mảng sữa Trong năm 2019, Vinamilk đã mua 40,53% vốn
cổ phần của công ty GTNFoods, công ty đang sở hữu Sữa Mộc Châu
Mặc dù có nguồn tiền dồi dào, Vinamilk vẫn đẩy mạnh đi vay trong năm 2019, vay ngắn hạn 4.188 tỷ trong khi đầu năm chỉ vay hơn 1.060 tỷ Tuy nhiên nếu so với tổng tài sản hơn 40.000 tỷ, mức nợ vay này vẫn trong tầm kiểm soát
Nhìn lại ngành sữa Việt Nam từ đầu năm đến nay đang có những bước chuyển biến tích cực hơn Tuy vậy nhưng tốc độ tăng trưởng của Vinamilk vẫn rất chậm dù là công ty đầu ngành Điều này là do đối với ngành sữa, Vinamilk đã tăng trưởng tối đa
và khó để có thể tăng trưởng nhanh được như những năm trước nữa Cũng chính vì vậy mà Vinamilk hiện chọn chiến lược M&A, đồng thời ra mắt nhiều sản phẩm mới như My Joy, Trà sữa,… mở rộng điểm bán lên 270.000 điểm, tăng cường maketing và khuyến mãi để nâng thị phần Kết quả là tính trong quý 2/2019, thị phần tăng 0,9% so với cùng kỳ và tính lỹ kế đến cuối quý 2/2019, thị phần tăng 0,4%
Khả năng sinh lời của Vinamilk được đánh giá rất tốt, vượt xa so với bình quân ngành Sức khỏe tài chính của Vinamilk cũng được đánh giá tương đối tốt dù tỷ lệ Nợ/ Tổng tài sản có xu hướng tăng nhưng vẫn ở tỷ lệ có thể kiểm soát, khả năng thanh toán lãi vay giảm nhưng vẫn ở mức cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng đang có xu hướng giảm, quý 3/2019 đạt 1.83 lần nằm sát mức an toàn
Với tình hình kinh doanh có những chuyển biến tích cực, sức khỏe tài chính ổn định thì cổ phiếu của Vinamilk đang được định giá tương đối cao, gấp gần 8 lần so với giá trị sổ sách, tuy nhiên so với mặt bằng chung của ngành và thị tường thì cổ phiếu này vẫn đang bị định giá thấp Nguyên nhân là do tăng trưởng EPS của Vinamilk gần đây rất thấp, thậm chí âm, do đó khó mà có thể khiến nhà đầu tư bỏ thêm tiền cho cổ phiếu này
Tính từ giữa tháng 8/2019 đến nay, giá cổ phiếu Vinamilk cũng có những tín hiệu tích cực khi tạo một xu hướng tăng mới từ 115.000 đồng/cổ phiếu lên 134.000 đồng/cổ phiếu Tuy nhiên, trong 8 phiên gần đây thì giá cổ phiếu giảm mạnh, cứ 2 phiên giảm lại có 1 phiên tăng và đáy sau thì thấp hơn đáy trước nên rất có thể giá cổ