1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trần Xuân Phong.docx

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biên Tập Bản Đồ Địa Chính Xã Minh Đức Huyện Ứng Hòa - Thành Phố Hà Nội Tỷ Lệ 1:1000 Bằng Phần Mềm Microstation Se Và Famis
Tác giả Trần Xuân Phong
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Kim Thoa
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Địa chính
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỘ MÔN ĐỊA CHÍNH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ MINH Đ[.]

Trang 1

KHOA TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BỘ MÔN ĐỊA CHÍNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ MINH ĐỨC HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỶ LỆ 1:1000 BẰNG PHẦN MỀM MICROSTATION SE VÀ FAMIS

-Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Phạm Thị Kim Thoa

Họ và tên SV:

Trần Xuân Phong Lớp: Liên thông Địa chính K60 Mssv: 1531030042

Hà Nội, 2017

Trang 2

MỤC LỤ

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 5

4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

5 Bố cục đồ án 5

LỜI CẢM ƠN 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 7

1.1 Khái niệm bản đồ địa chính 7

1.1.1 Bản đồ địa chính 7

1.1.2 Bản đồ địa chính cơ sở 8

1.2 Mục đích thành lập bản đồ địa chính 8

1.3 Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính 8

1.3.1 Yếu tố điểm 9

1.3.2 Yếu tố đường 9

1.3.3 Thửa đất 9

1.3.4 Thửa đất phụ 10

1.3.5 Lô đất 10

1.3.6 Khu đất, xứ đồng 10

1.3.7 Thôn, bản, xóm, ấp 10

1.3.8 Xã, phường 10

1.4 Nội dung của bản đồ địa chính 11

1.4.1 Nội dung về cơ sở địa lý 11

1.4.2 Nội dung về chuyên đề được thể hiện trên bản đồ địa chính 12

Trang 3

1.5 Tỷ lệ bản đồ địa chính 13

1.6.Chia mảnh bản đồ địa chính 14

1.6.1 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 14

1.6.2 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 15

1.6.3 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 15

1.6.4 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 15

1.6.5 Bản đồ tỷ lệ 1:500 15

1.6.6 Bản đồ tỷ lệ 1:200 16

1.7 Độ chính xác 16

1.8 Các phương pháp thành lập Bản đồ địa chính 17

1.8.1 Phương pháp toàn đạc điện tử 18

1.8.2 Phương pháp sử dụng ảnh hàng không đo vẽ ngoài thực địa 19

1.8.3 Phương pháp đo GPS động 20

CHƯƠNG 2: 22

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS 22

2.1 Phần mềm Microstation 22

2.1.1 Giới thiệu phần mềm Microstation 22

2.1.2 Các chức năng cơ bản của phần mềm Microstation 23

2.1.3 Xây dựng và quản lý dữ liệu trong MicroStation 24

2.1.4 Khởi động MicroStation 25

2.1.5 Giao diện trong MicroStation 25

2.1.6 Một số trường hợp cần xử lý 27

2.1.7 Đặt đơn vị cho bản vẽ 28

2.1.8 Bảng các thuộc tính hiển thị 28

2.2.Phần mềm Famis 30

2.2.1 Giới thiệu chung về phần mềm Famis 30

2.2.2 Chức năng cơ bản của phần mềm Famis 31

Trang 4

2.2.3 Giao diện phần mềm FAMIS 37

2.2.4 Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính 38

Chương 3 THỰC NGHIỆM BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 40

XÃ MINH ĐỨC - HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 40

3.1.Tổng quan khu vực đo vẽ 40

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

3.1.2 Thực trạng kinh tế xã hội 41

3.2 Tài liệu thu thập 43

3.3 Quy trình biên tập bản đồ địa chính 43

3.4.Quy trình biên tập bản đồ địa chính Xã Minh Đức Huyện Ứng Hòa Hà Nội .45

3.4.1 Cài đặt thông số cho bản vẽ 45

3.4.2 Tạo bản đồ tổng 47

3.4.3 Biên tập bản đồ tồng 48

3.4.4 Biên tập bản đồ địa chính theo sự phân công của giáo viên 56

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn đối với môitrường sống của con người, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trìnhkinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng từ xa xưa con người đã biết khai thác và

sử dụng tài nguyên đất Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đấtlâu dài, đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp giữa người với người liên quanđến đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản

lý đất đai

Vì vậy công tác quản lý đất đai cần thiết phải chặt chẽ và đúng pháp luật.Trong đó Bản đồ địa chính là tài liệu không thể thiếu được trong công tác quản lýđất đai như xác định từng thửa đất cụ thể, được cập nhật chỉnh lý biến độngthường xuyên, phục vụ công tác quy hoạch, công tác đền bù…

Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ,người ta sử dụng máy tính để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thôngtin đất đai nhằm cập nhật, sửa chữa và bổ sung kịp thời những thay đổi hợp phápcủa đất đai Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khảnăng cập nhật, tổng hợp, phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phúnên bản đồ số ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phong phú hơn rất nhiều sovới bản đồ giấy truyền thống Việc sử dụng bản đồ số thuận lợi và có hiệu quảkinh tế cao, vì thế hiện nay trong ngành Trắc địa - Địa chính chủ yếu sử dụng kỹthuật công nghệ mới để thành lập và sử dụng bản đồ số trong công tác quản lý đấtđai

Do vậy việc ứng dụng các phần mềm để thành lập bản đồ địa chính sẽ giúpchúng ta quy hoạch, quản lý đất đai được tốt và hợp lý hơn

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đáp ứng hiệu quả trong việc quản lý và sử

dụng đất đai tại các địa phương Đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS.

Phạm Thị Kim Thoa em đã tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên tập bản

đồ địa chính xã Minh đức huyện Ứng Hòa TP Hà Nội tỷ lệ 1:1000 trên phần mềm MicrostationSe và Famis”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về bản đồ địa chính

- Tìm hiểu phần mềm MicroStation và FAMIS

- Biên tập bản đồ địa chính

Trang 6

- Rút ra những kinh nghiệm và hạn chế trong qua trình biên tập bản đồđịa chính bằng phần mềm FAMIS.

- Nghiên cứu tính năng và cách sử dụng phần mềm MicroStation vàFAMIS trong thành lập bản đồ địa chính

3 Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS biên tập bản đồ địa chính

4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài tiến hành thành lập bản đồ địa chính, đây chính là tư liệu hữu ích phục

vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đất

Giúp cho các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát, đề ra các biện pháp sử dụng hợp

lý, tránh lãng phí tài nguyên, giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Việc xây dựng bản đồ địa chính sẽ giúp cho quy hoạch sử dụng đất dễ dàng,đạt hiệu quả cao

5 Bố cục đồ án

Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, đồ án được chia làm 3 chương vớinhững nội dung chính sau:

Chương 1: Tổng quan về bản đồ địa chính

Chương 2: Giới thiệu phần mềm MicroStaion và FAMIS

Chương 3: Quy trình biên tập bản đồ địa chính

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Để bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những tập thể và cánhân đã giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập trong 5 năm học tại trường.Trước hết em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Bangiám hiệu trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, các thầy giáo cô giáo trong banchủ nhiệm khoa Trắc địa đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho em được họctập nghiên cứu và rèn luyện trong suốt 5 năm học vừa qua

Để hoàn thiện được báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,

em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên Th.S Phạm Thị Kim Thoa đã

tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập nghiên cứu và hoàn thiện

đồ án tốt nghiệp

Và em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Xí nghiệp Tài nguyên vàMôi trường 1 – CN tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã tạo điềukiện cho em có được môi trường thực tập tốt nhất Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Xínghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em thực hiện và hoàn thành đồ án tốtnghiệp cũng như hoàn thành tốt quá trình thực tập tại công ty

Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian và vì lượng kiến thức thực tế cònhạn chế nên trong đồ án của em chắc chắn còn nhiều những thiếu sót Em rấtmong thầy cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện kiếnthức và đồ án của mình hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện

Trần Xuân Phong

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1.1 Khái niệm bản đồ địa chính

1.1.1 Bản đồ địa chính

Theo mục 4 điều 3 Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 có giải thích : “Bản

đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yêu tố địa lý có liên quan, lậptheo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền xác nhận”

Bản đồ địa chính (Cadastral Map) là bản đồ trên đó thể hiện các dạng đồ họa

và ghi chú, phản ảnh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của cácthửa đất, phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính xác vịtrí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất.Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai đượcthành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trongphạm vi cả nước

Bản đồ địa chính là tên gọi chung của bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồđịa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung làcấp xã), được đo vẽ bổsung để vẽ trọn vẹn các thửa đất, xác định loại đất theo chỉtiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồvà được hoàn chỉnhphù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọngtrong bộ hồ sơ địa chính; trên bản đồ thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa vàloại đất của từng chủ sử đụng đất; đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của Nhànước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tínhpháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sở hữuđất Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồđịa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc Bản

đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thểcập nhật hàng ngày hay cập nhật theo định kỳ Hiện nay ở hầu hết các quốc giatrên thế giới, người ta hướng tới xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậybản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ quốc gia

Công tác địa chính bao gồm cả 3 mặt: tự nhiên, kinh tế, pháp lý Ba mặt này

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong ba yếu tố thì chưa đủ điềukiện để gọi là “Địa chính”

Trang 9

1.1.2 Bản đồ địa chính cơ sở

Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng cácphương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụngảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổsung ở thực địa hay được thành lập trên cơ sởbiên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có Bản đồ địa chính cơ sở được

đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ

Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sungthành bản đồ địa chính theo từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn (gọichung là cấp xã) được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn vẹn các thửa đất, xác định loại đấttheo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và đượchoàn chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính

- Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thống kê, kiểm kê đấtđai, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung,giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực

đô thị nói riêng

- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở

- Xác nhận hiện trạng địa giới hành chính các cấp

- Xác nhận hiện trạng, theo dõi biến động và thể hiện biến động của từngloại đất trong từng đơn vị hành chính các cấp

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng cácđiểm dân cư, các công trình dân dụng, quy hoạch giao thông, thủy lợi

và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm

- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết

- Làm cơ sở để thanh tra về sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai.Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính đượcthành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính

1.3 Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính

Trang 10

Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tậpriêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, mỗi bộ bản đồ có thể gồmnhiều tờ bản đồ ghép lại Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàngvận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần hiểu

rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếuphụ trợ của chúng

1.3.1 Yếu tố điểm

Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt Trongthực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, cácđiểm đặc trưng của địa vật, địa hình Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiệnđiểm ở thực địa và tọa độ của chúng

1.3.3 Thửa đất

Thửa đất là yếu tố cơ bản của đất đai Thửa đất là một mảnh đất tồn tại củathực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộcmột chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định Trong mỗi thửa đất có thể có mộthoặc một số loại đất

Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tườngxây, hàng rào cây, hoặc đánh dấu bằng các mốc theo quy ước của các chủ sửdụng đất

Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnhthửa và diện tích của nó

Trang 11

Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới,diện tích Mọi thửa đất đều được đặt tên, tức là gán cho nó một số hiệu địa chính,

số hiệu này thường được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địa chính

Ngoài số hiệu địa chính, các thửa đất còn có các yếu tố tham chiếu khác nhưđịa danh, tên riêng của khu đất, xứ đồng, lô đất, địa chỉ thôn, xã, đường phố Sốhiệu thửa đất và địa danh thửa đất là yếu tốtham chiếu giúp cho việc nhận dạng,phân biệt thửa này với thửa khác trên phạm vi địa phương và quốc gia

Về nguyên tắc mọi sự thay đổi diện tích thửa đất sẽ đương nhiên kéo theo sựhuỷ bỏ số hiệu thửa cũ của nó và việc thiết lập tương ứng các số hiệu mới cho cácthửa đất được hình thành từ việc thay đổi này

1.3.4 Thửa đất phụ

Trên một thửa đất có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia ổnđịnh có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau,mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất Loạithửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế

Ví dụ: một thửa đất trong khu vực dân cư nông thôn do một chủ sử dụng cóđất ở, ao và vườn

Có thể phân chia các loại đất trong thửa chính tạo ra các thửa phụ

1.3.5 Lô đất

Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất Thông thường lô đất đượcgiới hạn bằng các con đường kênh mương, sông ngòi, đất đai được chia lô theođiều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông thủy lợi,theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng

1.3.6 Khu đất, xứ đồng

Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất Khu đất và xứ đồng thường

có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời

1.3.7 Thôn, bản, xóm, ấp

Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao độngsản xuất trên một vùng đất Các cụm dân cư thường có sự cấu kết mạnh mẽ về cácyếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp

1.3.8 Xã, phường

Xã phường là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố

Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năngquản lý Nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế,

Trang 12

văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình Thông thường bản đồ địa chínhđược đovẽ và biên tập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường để sử dụng trongquá trình quản lý đất đai.

1.4 Nội dung của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên bản

đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu Quản lý đất đai

1.4.1 Nội dung về cơ sở địa lý

- Yếu tố cơ sở toán học: bao gồm khung bản đồ, lưới bản đồ, các điểmkhống chế, tỷ lệ bản đồ, sơ đồ phân mảnh

- Yếu tố thủy văn: biểu thị ranh giới, tên gọi, mối quan hệ tương hỗ củacác yếu tố như sông ngòi, ao, hồ, kênh mương…

- Yếu tố dáng đất: là tập hợp những chỗ lồi lõm trên bề mặt Trái đất Địahình được biểu thị lên bản đồ địa chính bằng các điểm độ cao (đối vớikhu vực đồng bằng), bằng các điểm độ cao kết hợp đường bình độ (khuvực miền núi) Phải thể hiện được dáng đất chung của địa hình toànkhu vực và các nét đặc trưng của nó bằng việc lựa chọn khoảng caođều đường bình độ Địa hình phải được thể hiện phù hợp với các yếu tốkhác như thủy hệ, giao thông…

- Yếu tố kinh tế – văn hóa – xã hội: thể hiện những địa vật kinh tế, vănhóa, xã hội mang tính chất định hướng trong khu vực thành lập bản đồnhư đình, chùa, trạm biến thế, ngã ba, ngã tư… Ngoài ra tất cả cácđiểm địa vật có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội cũng phải được thể hiện đầy đủ như các bệnh viên, trườnghọc… Tuy nhiên, các địa vật phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và quy phạmquy định của bản đồ phải phù hợp với tỷ lệ tương ứng

- Yếu tố giao thông: biểu thị tất cả các đường giao thông và các yếu tố

có liên quan như: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàngkhông (chỉ biểu thị tên gọi)

- Ranh giới, địa giới hành chính: biểu thị chính xác, đầy đủ ranh giớiquốc gia, ranh giới tỉnh/thành phố, ranh giới quận/huyện, phường/xã.Các mốc địa giới hành chính được xác định tọa độ và được thể hiện lêntrên bản đồ Đối với các đơn vị hành chính giáp biển, các đảo nếu trong

hồ sơ địa giới hành chính không khép kín ranh giới hành chính thì trên

Trang 13

bản đồ hành chính thể hiện đến ranh giới sử dụng đất tiếp giáp vớiphần biển.

1.4.2 Nội dung về chuyên đề được thể hiện trên bản đồ địa chính

1 Điểm khống chế tọa độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các

điểm khống chế tọa độ và độ cao Nhà nước ở các cấp, lưới tọa độ địa chínhcấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài.Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ

2 Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc

gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc giới hành chính,các điểm ngoặt của đường địa giới Khi đường địa giới hành chính cấp thấptrùng với đường địa giới cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao.Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trongcác cơ quan Nhà nước

3 Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh

giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạngđường gấp khúc hoặc đường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽchính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm gócthửa, điểm ngoặt, điểm cong của đường biên Đối với mỗi thửa đất, trênbản đồ còn phải thể hiện đầy đủ ba yếu tố: số thứ tự thửa, diện tích và phânloại đất theo mục đích sử dụng

4 Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 6 loại đất chính là đất nông

nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất chưa sử dụng(nay là 3 nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và chưa sửdụng) Trênbản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất theo mục đích sử dụng

5 Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư,

đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chínhxác ranh giới các công trình xây dựng cố định như: nhà ở, nhà làm việc, Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài Trên vịtrí công trình còn biểu thị tính chất công trình như: nhà gạch, bê tông, nhànhiều tầng…

6 Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh

giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội,doanh trại quân đội

Trang 14

7 Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ,

đường trong làng, ngoài đồng, đường phố, ngõ phố Đo vẽ chính xác vị trítìm đường, mặt đường chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường

và tính chất con đường… Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chânđường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ 2 nét Nếu độrộng nhỏ hơn 0,5mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng

8 Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ Đo

vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ Độ rộngkênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồphải vẽ 2 nét Nếu độ rộng nhỏ hơn0,5 mm thì vẽ một nét theo đường tim của nó Khi đo vẽ trong các khu dân

cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng Sông ngòi, kênhmương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy

9 Địa vật quan trọng: Trên bản đồ địa chính thể hiện các địa vật có ý nghĩa

định hướng

10.Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc

quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo

vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều

11.Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất

bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao

1.5 Tỷ lệ bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000

và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theotừng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc giaVN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành

Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tạiPhụ lục số 02 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014

Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnhbản đồ địa chính được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố nội dungbản đồ vượt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn Phạm vi mởrộng khung trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 xen ti mét (cm) hoặc

20 cm so với khung trong tiêu chuẩn

Lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách

10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng cácdấu chữ thập (+)

Trang 15

Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính căn cứ vào các yếu tố cơ bản như sau:

- Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích: mật độ càng lớn thì bản đồđịa chính phải vẽ tỷ lệ lớn hơn

- Loại đất cần vẽ bản đồ: đất nông – lâm nghiệp diện tích thửa lớn vẽ tỷ

lệ nhỏ còn đất ở đất đô thị, đất có giá trị kinh tế sử dụng cao vẽ bản đồ

tỷ lệ lớn

- Khu vực đo vẽ: Do điều kiện tự nhiên, tính chất quy hoạch của vùngđất và tập quán sử dụng đất khác nhau nên diện tích thửa đất cùng loạiởcác vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể Đất nông nghiệp ở đồngbằng Nam Bộ thường có diện tích thửa lớn hơn ở vùng đồng bằng Bắc

Bộ nên đất nông nghiệp ở phía Nam sẽ vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏhơn ở phía Bắc

- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ.Muốn thể hiện diện tích đến 0,1m2 thì chọn tỷ lệ 1:200, 1:500 Muốnthể hiện chính xác đến m2 thì chọn tỷ lệ1:1.000, 1:2.000 Nếu chỉ cầntính diện tích chính xác chục mét vuông thì vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5.000 vànhỏ hơn

- Khả năng kinh tế kỹ thuật của đơn vị cần vẽ bản đồ là yếu tố cần tínhđến vì đo vẽ tỷ lệ càng lớn thì càng phải chi phí lớn hơn Như vậy đểđảm bảo chức năng mô tả, bản đồ địa chính được thành lập ở tỷ lệ lớn

và khi mật độ các yếu tố nội dung bản đồcần thể hiện càng dày, quy

mô diện tích thửa đất càng nhỏ, giá trị đất và yêu cầu độ chính xáccàng cao tỷ lệ bản đồ địa chính càng phải lớn hơn

1.6.Chia mảnh bản đồ địa chính

1.6.1 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:

Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thướcthực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là

10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ

số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêuchuẩn của mảnh bản đồ địa chính

Trang 16

1.6.2 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:5000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là

03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y củađiểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính

1.6.3 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:2000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyêntắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ

tự ô vuông

1.6.4 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 baogồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ôvuông

1.6.5 Bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:500 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyêntắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ

Trang 17

1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ

tự ô vuông trong ngoặc đơn

1.6.6 Bản đồ tỷ lệ 1:200

Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kíchthước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:200 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ

lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và sốthứ tự ô vuông

1.7 Độ chính xác

Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai đó là vị trí, kích thước và diện tíchcác thửa đất Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đồ địa chính Độchính xác các yếu tố trên phụ thuộc vào độ chính xác kết quả đo, độ chính xác thểhiện bản đồ và độ chính xác tính diện tích Khi sửdụng công nghệ bản đồ số thìgiảm hẳn được ảnh hưởng của sai số đồ hoạ và sai số tính diện tích, độ chính xác

số liệu không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phụ thuộc trực tiếp vào sai số đo Tuy nhiên trong hệ thống bản đồ địa chính người ta phải nghiên cứu quy địnhnhững hạn sai cơ bản của các yếu tố bản đồ để từ các hạn sai này sẽ thiết kế cácsai số đo và vẽ bản đồ phù hợp cho từng bước của công nghệ thành lập bản đồ

Độ chính xác của bản đồ địa chính thể hiện qua độ chính xác các yếu tố đặctrưng trên bản đồ

1 Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm

đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản

đồ cần lập

2 Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểmtọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chínhdạng số được quy định là bằng không (không có sai số)

3 Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ khôngvượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữađiểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượtquá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết

Trang 18

4 Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địachính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không đượcvượt quá:

a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;

d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;

đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;

e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thìsai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần

5 Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểuthị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trựctiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệbản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất

có chiều dài dưới 5 m

Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai

số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần

6 Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xáccủa điểm khống chế đo vẽ

7 Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểmkhống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khikiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép Số lượng sai số kiểmtra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhấtcho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra Trong mọi trường hợpcác sai số nêu trên không được mang tính hệ thống

1.8 Các phương pháp thành lập Bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được thành lập bằng nhiều phương pháp khác nhau như:

- Thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa

- Phương pháp toàn đạc điện tử

- Thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa

- Thành lập bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trênnền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ

Trang 19

Bước 1 : Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (Bản đồ địa chính cơ sở).

Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính)

1.8.1 Phương pháp toàn đạc điện tử

1.8.1.1 Khái niệm

Khi thành lập các bản đồ địa chính tỷ lệ lớn (1:200, 1:500, 1:10000) ở khuvực đô thị có nhiều nhà cao che khuất (dùng ảnh hàng không khó xác định ranhthửa) đòi hỏi xác định ranh thửa với độ chính xác rất cao, hoặc thành lập bản đồ ởcác tỷ lệ nhỏ hơn 1:1000(1:2000 hay 1:5000) mà không có ảnh hàng không thìphải áp dụng phương pháp đo ảnh trực tiếp ngoài thực địa

Phương pháp này sử dụng máy toàn đạc hay máy kinh vĩ để đo gọi là phươngpháp toàn đạc

1.8.1.2.Các bước công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử

Bước 1: Khảo sát thiết kế chuẩn bị sản xuất

- Đối với một công trình sản xuất lớn, trước khi đo đạc phải tìm hiểu đặcđiểm địa lý, nắm bắt tình hình khu vực

- Thiết kế kĩ thuật bao gồm thiết kế khu đo, viết các hướng dẫn và tiêuchuẩn kĩ thuật đo vẽ bản đồ

- Công tác chuẩn bị sản xuất bao gồm: Chuẩn bị tài liệu, số liệu, chuẩn

bị máy móc và thiết bị, kiểm nghiệm và chuẩn bị vật tư

Bước 2: Đo lưới khống chế đo vẽ

- Hiện nay lưới khống chế đo vẽ chủ yếu được đo bằng công nghệ GPS

- Lưới khống chế đo vẽ là lưới các điểm khống chế trắc địa (thường làlưới đường chuyền cấp 1, 2) được triển khai từ lưới khống chế trắc địanhà nước đã có ở gần khu vực thành lập bản đồ

Bước 3: Đo chi tiết

- Các điểm của lưới khống chế đo vẽ được dùng để đặt máy để đo chitiết các đỉnh thửa và các địa vật xung quanh điểm đó, lần lượt đo vẽ

Trang 20

các điểm của mảnh bản đồ Trong khi đó, số liệu (cạnh ,góc bằng, gócđứng ) được ghi vào thẻ nhớ đồng thời người đo cũng phải nối sơ họa

để biết điểm nào cần nỗi với điểm nào Trong khi đo vẽ ngoài thực địa,kết hợp điều tra chủ sử dụng, mục đích sử dụng…

- Kết quả đo vẽ chi tiết được trút vào máy để dựng hình (nối thửa)

- Kiểm tra kết quả đo và tính tọa độ X,Y của các điểm chi tiết

Bước 4: Sửa lỗi, tạo vùng, tính diện tích

- Tìm và sửa các lỗi kĩ thuật về nối thửa đất ( bắt quá, bắt chưa tới, nốitắt…)

- Tạo vùng, tính diện tích

Bước 5: Biên tập bản đồ địa chính

- Phân lớp đối tượng, đánh số thửa, tạo khung bản đồ

- Vẽ các đường nét, kí hiệu theo qui định

- Trình bày khung và khung ngoài

- Kiểm tra nội dung và kỹ thuật bản đồ, chỉnh sửa

- In bản đồ ra giấy và lưu trên đĩa CD

- Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và biên bản xác minh ranh giới thửa đất

- Thời gian đo hoàn toàn ngoài thực địa, gặp nhiều khó khăn về thời tiết

và điều kiện làm việc

- Tuy đã tự động hóa đo đạc nhưng năng suất vẫn không thể bằngphương pháp khác

1.8.2 Phương pháp sử dụng ảnh hàng không đo vẽ ngoài thực địa

Trình tự các bước thực hiện:

- Bước 1 Xác định khu vực thành lập bản đồ

- Bước 2 Thành lập lưới khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế ảnh

- Bước 3 Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ ĐGHC đãđược xác lập và các nội dung cần đo vẽ khác

Trang 21

- Bước 4 Đo vẽ ở thực địa (hoặc điều vẽ ảnh nội nghiệp hay ngoạinghiệp) đồng thời xác định địa giới hành chính (ở thực địa) để đốichiếu với hồ sơ địa giới hành chính đã có

- Bước 5 Vẽ bản đồ địa chính cơ sở, bổ sung ở thực địa (nếu điều vẽảnh nội nghiệp trước) tính diện lích và kiểm tra diện tích theo mảnhbản đồ

- Bước 6 Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính cơ sở

- Bước 7 Lập bảng tổng hợp diện tích cho từng mảnh bản đồvà tổnghợp theo đơn vị hành chính cấp xã

- Bước 8 Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra và nghiệm thu

- Bước 9 Đóng gói giao nộp tài liệu

1.8.3 Phương pháp đo GPS động

Nếu khu vực cần đo vẽ bản đồ địa chính cơ sở đủ điều kiện để áp dụng côngnghệ định vị toàn cầu GPS (không bị che khuất) thì ta có thể áp dụng công nghệGPS để thành lập bản đồ địa chính Công nghệ GPS có thể áp dụng một trong cácphương pháp sau:

1.8.3.1 Phương pháp phân sai GPS (DGPS - Differential GPS)

Đặt một máy thu tĩnh (tại điểm địa chính cơ sở) và một số trạm máy thu động(đặt liên tiếp lại các điểm đo chi tiết), số liệu giữa trạm động và trạm tĩnh được xử

lý chung để cải chính phân sai cho gia số tọa độ giữa trạm tĩnh và trạm động Tuỳtheo thể loại thiết bị GPS và khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động, phươngpháp này có thể đạt độ chính xác từ dm đến m

1.7.3.2 Phương pháp GPS động thời gian thực RTK (Real thuê kinematie)

Đặt một máy thu tĩnh (tại điểm địa chính cơ sở) và một số trạm thu động (đặtliên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu tại trạm tĩnh được gửi tức thời tới trạmđộng bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến để xử lý tính toán tọa độ trạm động theotọa độ trạm tĩnh

Phương pháp này đạt độ chính xác từ 1cm – 5 cm

1.7.3.3 Một số điểm cần lưu ý

- Việc áp dụng công nghệ GPS để đo bản đồ địa chính cơ sở chỉ đòi hỏicác điểm địa chính cơ sở để đặt các trạm tĩnh, không cần phát triểntăng dầy các điểm địa chính cấp I và các cấp thấp hơn

Trang 22

- Tuỳ theo độ chính xác đòi hỏi với điểm đo vẽ chi tiết của bản đồ địachính cơ sở mà lựa chọn phương pháp, thể loại đo GPS phù hợp để đạtđược độ chính xác tương ứng

- Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ bằng công nghệ GPS là bản đồdạng số khi tiến hành đo các điểm chi tiết của bản đồ cần phải lập sơ

đồ trên giấy để phục vụ biên tập bản đồ số

Trang 23

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt làcông nghệ phần mềm, ngành Địa chính nước ta đã đặt được những thành tựu đáng

kể trong việc áp dụng các phần mềm chuyên dụng trong công tác xây dựng bản đồ,quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đồng thời phát triển các phần mềm riêng phù hợp vớiđiều kiện riêng của Việt Nam, trong đó có phần mềm MicroStation, FAMIS lànhững phần mềm đã và đang được áp dụng rộng rãi,trở thành hệ thống phần mềmchuẩn của ngành

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao kiến thức và cập nhật các khoa học côngnghệ mới nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác Địa chính là một việchết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ Địa chính

2.1 Phần mềm Microstation

2.1.1 Giới thiệu phần mềm Microstation

MicroStation là một phần mềm đồ họa phát triển từ CAD với mục đính trợgiúp việc thành lập bản đồ hoặc các bản vẽ kỹ thuật Nó có khả năng quản lý khámạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tốbản đồ Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn,tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệulớn

Do vậy MicroStation là một công cụ khá thuận lợi cho việc thành lập cácloại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau

Ưu điểm cơ bản của MicroStation so với CAD là nó có dữ liệu không gian

tổ chức theo kiểu đa lớp, cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽ thiết kếtheo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiệnlợi MicroStation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảngcông cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúpthao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.Ngoài ra MicroStation còn là môi trường đồ họa làm nền để chạy cácModul phần mềm ứng dụng khác như I/RASB, I/GEOVEC, MSFC Cáccông cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng nền ảnh quét(Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ Nó còn cung cấp các

Trang 24

công cụ xuất, nhập (Export, Import) dữ liệu đồ họatừ các phầ n mềm khác qua cácFile DXF hoặc File DWG.

Hiện nay định dạng file *.DGN của MicroStation là định dạng file chuẩn theoquy định đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính … dạng số ở nước ta

2.1.2 Các chức năng cơ bản của phần mềm Microstation

2.1.2.1 Design File (Thiết kế File)

File dữ liệu của MicroStation gọi là Design file MicroStation chỉ chophép người sử dụng mở và làm việc với một Design File tại một thời điểm(tức là cùng lúc không thể mở được hai File) File này gọi là Active DesignFile (File đang hoạt động)

Nếu bạn mở một Design File khi đã có một Design File khác đang mởsẵn MicroStation sẽ tự động đóng File đầu tiên lại Tuy nhiên bạn có thểxem (tham khảo) nội dung cuả các Design File khác bằng cách tác độngđến các File đó dưới dạng các File tham khảo (Reference File)

Một Design file trong MicroStation được tạo bằng cách Copy một Filechuẩn gọi là Seed File (Filekhởi đầu - có thể xem như là File mẫu)

2.1.2.2 Seed File

Seed File thực chất là một Design File trắng (không chứa dữ liệu)nhưng nó chứa đầy đủ các thông số quy định chế độ làm việc vớiMicroStation Đặc biệt với các File bản đồ, để đảm bảo tính thống nhất về cơ

sở toán học giữa các File dữ liệu, phải tạo một Seed File chứa các tham số về

hệ tọa độ, phép chiếu, đơn vị đo, khoảng làm việc,vị trí tổng quát của bản đồtrong hệ tọa độ thực Sau đó các File bản đồ có cùng một cơ sở toán học sẽ đượcdựa trên nền Seed File này Mỗi một cơ sở toán học của bản đồ sẽ có một SeedFile riêng

Ví dụ: Seed File định nghĩa cho các bản đồ Gauss - Kruger nằm ở múi

48 có các thông số sau:

Hệ toạ độ chính (Primary Coordinate System):

- System: Transfer Mecator:

+ Longtitue of Origin :105:00:00 (kinh tuyến trung ương)

+ Latitude of Origin : 0:00:00 (vĩ tuyến gốc)

+ False Easting : 500000 m

- Ellipsoid: Krasovski

Trang 25

Hệ đơn vị đo (Working Unit):

- Đơn vị đo chính (Master Unit) : m

- Đơn vị đo phụ (SubUnit) : cm

- Độ phân giải (Resolution) : 1000

2.1.3 Xây dựng và quản lý dữ liệu trong MicroStation

2.1.3.1 Xây dựng dữ liệu trong MicroStation

Đối với công tác trắc địa, xây dựng dữ liệu không gian là tạo ra cơ sở dữ liệu bản đồ số Dữ liệu không gian được tạo ra theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng

mã hóa, số hóa để có tọa độ trong hệ tọa độ địa chính và được lưu trữ chủ yếu dưới dạng Vector

Nguồn tư liệu để thành lập bản đồ gồm các trị đo góc cạnh hoặc các tọa độ điểm chi tiết, nó được ghi nhận ở dạng sổ sách thông thường hoặc sổ điện tử Các

tư liệu này được nhận vào trực tiếp hoặc qua một Modul phần mềm riêng để tính tọa độ, mã hóa tạo quan hệ nối để tạo ra các đối tượng bản đồ dạng số

Ngoài ra nguồn dữ liệu không gian còn được lấy thông qua việc số hóa bằng bàn

số hóa (Digitizer) hoặc dùng máy quét (Scanner) Thiết bị bàn số hóa được cài đặtvào máy tính có môi trường đồ họa và dùng các lệnh hay sử dụng các thanh công

cụ để tạo đối tượng bản đồ Phương pháp sử dụng bàn số hóa đạt độ chính xác thấp và phụ thuộc nhiều vào người tiến hành công việc

Cũng có thể sử dụng máy quét để chuyển đổi dữ lệu từ bản đồ giấy, ảnh hàngkhông sang dữ liệu số và được lưu trũ dưới dạng Raster sau đó tiến hành Vectorhóa để có bản đồ dạng Vector Phương pháp này đạt độ chính xác cao, lượngthông tin lớn, tốn ít thời gian nhập và thu thập số liệu

2.1.3.2 Tổ chức dữ liệu trong MicroStation

Các bản vẽ trong MicroStation được ghi dưới dạng các File *.DGN Mỗi File

bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham số về lưới tọa

độ, đơn vị đo tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc Nếu không gian làm việc là hai chiều thì ta có File 2D, nếu không gian làm việc là 3 chiều thì ta có File 3D Để nhanh chóng khi tạo File, các tham số này thường đượcxác định sẵn trong File chuẩn (Seed File) và khi tạo File bản đồ, người sử dụng chỉviệc chọn Seed File phù hợp để sao chép các tham số này từ Seed File sang File bản vẽ cần tạo

Trong mỗi File, dữ liệu được phân biệt theo các thuộc tính:

- Tọa độ : X, Y với File 2D (tọa độ X, Y, Z với File 3D)

Trang 26

- Tên lớp (Level) : Có tất cả 63 lớp, đánh số từ 1 - 63.

- Màu sắc (Color): Bảng màu có 256 màu, đánh số từ 0 - 255

- Kiểu nét (Style) : Có 8 nét cơ bản, đánh số từ 0 - 7

- Lực nét (Weight): Có 16 loại lực nét cơ bản, đánh số từ 0 – 15

2.1.4 Khởi động MicroStation

Trong Windows, MicroStation có thể khởi động bằng một trong 2 cách sau:

Cách 1 : Start - Programs - MicroStation - MicroStation.

Cách 2 : Nhấp vào biểu tượng MicroStation trên màn hình.

Cửa sổ MicroStation Manager xuất hiện Ta chọn File cần mở (hoặc tạo Filemới) và nhấp OK

2.1.5 Giao diện trong MicroStation

Giao diện của MicroStation gồm có:

Trang 27

Chú ý: Trên đây là giao diện khi mở ở chế độ Command Window, nếu chúng ta mở chương trình ở chế độ Status Bar thì sẽ không thấy cửa sổ lệnh Command Window mà thay vào đó là thanh gõ lệnh Key - in và thanh trạng thái Status Bar

Trang 28

- Trên cùng là thanh tiêu đề chứa tên tạm thời của File.

- Thanh Menu chính (Menu bar): Được đặt dưới thanh tiêu đề Từ Menu chính có thể mở ra nhiều Menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của MicroStation

- Cửa sổ lệnh Command Window: Thể hiện thông tin về các đối tượng và các lệnh thực hiện

- Thanh công cụ chuẩn (Standar)

- Cửa sổ quan sát View: Là nơi để ta quan sát và thực hiện các thao tác đồ họacần thiết

- Bảng công cụ Main: Là tập hợp các chức năng được sủ dụng trong quá trình thành lập bản vẽ

- Dưới cùng là thanh điều khiển chế độ quan sát View Control: Chứa các công

cụ sử dụng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình

2.1.6 Một số trường hợp cần xử lý

Hiển thị các cửa số làm việc

Window - Open/close - chọn 1-8 (hoặc chọn Dialog)

Lấy các thanh công cụ:

- Tools - Primary

- Tools - Standard

- Tools - Main - Main

Lấy thanh điều khiển chế độ quan sát View

Control Window - Scroll Bars

Hoặc Tools - View Control

Update: Cho phép Update màn hình.

Zoom In: Chức năng này cho phép phóng to hình ảnh của các yếu tố.

Zoom Out: Chức năng này cho phép thu nhỏ hình ảnh các yếu tố.

Window Area: Cho phép phóng to nội dung trong một vùng.

Fit View: Thu toàn bộ nội dung của bản vẽ vào trong màn hình.

Trang 29

Rotate View: Cho phép quay cửa sổ màn hình một góc.

Pan: Dịch chuyển nội dung theo một hướng nhất định.

View Previous: Quay lại chế độ màn hình lúc trước.

View Next: Quay lại chế độ màn hình lúc trước khi sử dụng lệnh View Previous.

2.1.7 Đặt đơn vị cho bản vẽ

Settings - Design File - Working Units

- Đơn vị đo chính(Master Unit) : m

- Đơn vị đo phụ (Sub Unit) : cm

- Độ phân giải (Resolution) : 100

File - Save Settings (Ctrl + F): lưu chế độ cài đặt

2.1.8 Bảng các thuộc tính hiển thị

Bảng thuộc tính hiển thị cho phép người sử dụng đặt các thuộc tính hiển thịcho từng cửa sổ quan sát View Để gọi bảng thuộc tính hiển thị ta vào thực đơnSettings - View Attributes (hoặc nhấn Ctrl + B)

Trang 30

-Fill: Cho phép hiển thị chế độ tô màu đốivới những vùng khép kín được tô màu(Fill - phủ kín màu) Nếu chế độ Fillkhông được chọn thì tất cả các vùng được

tô màu (kể cả các vùng được tô màu từtrước) sẽ không được hiển thị màu đã tôtrên màn hình cũng như khi in ra

-Line Style: Cho phép sử dụng kiểu đường

do người sử dụng thiết kế ra Nếu chế độnày không được chọn thì MicroStation chỉcho phép hiển thị 8 kiểu đường cơ bản

-Line Weights: Cho phép hiển thị các yếu

tố với lực nét thực tế mà người sử dụng đãchọn Nếu chế độ này không được chọn thìtất cả các yếu tố trên màn hình sẽ đượchiển thị với Weight 0

- Patterns: Cho phép hiển thị Patterns của các yếu tố được Patterns Nếuchế độ này không được chọn thì tất cả các vùng được Patterns (kể cảcác vùng được Patterns trước đó) sẽ không được hiển thị Patterns trênmàn hình cũng như khi in ra

- Text: Cho phép hiển thị các yếu tố dạng Text trên màn hình Nếu chế

độ này không được chọn thì các yếu tố dạng Text không được hiển thịtrên màn hình (kể cả những chữ được viết từ trước)

Trang 31

2.2.Phần mềm Famis

2.2.1 Giới thiệu chung về phần mềm Famis

Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất của ngành địa chính phục vụ thànhlập bản đồ và hồ sơ địa chính bao gồm hai phần mềm lớn:

FAMIS là phần mềm "Tíchhợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ địachính" (Field Work And Cadstral Mapping Intergrated Software - FAMIS).Phần mềm FAMIS có khả năng xử lýsố liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử

lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khiđovẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chínhsố

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (Cadastral Document DatabaseManagement System - CADDB) là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin

về hồ sơ địa chính Hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để thành lập bộ hồ sơđịa chính,hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra quản lý sử dụng đất,cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất

Hai phần mềm FAMIS và CADDB có thể liên kết, trao đổi qua lạivới nhau và tạo thành một hệ thống nhất Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chínhkết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu vềbản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất Tuy nhiên hiện nay phần mềmCADDB ít được sử dụng vì đã có phần mềm hệ thống thông tin đất đaiVILIS có nhiều tiện ích hơn thay thế Phần mềm

FAMIS 2007 có khảnăng chuyển đổi dữ liệu thành dạng file.Shp đểtrao đổi với VILIS

Ngày 14 tháng 2năm 2007,Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

đã ra quyết địnhs ố 221/07/QĐ-BTNMT về việc thống nhất áp dụng phầnmềm hệ thống thông tin đất đai (VILIS) trong công tác quản lý đất đai ởcác địa phương trên toàn quốc.Từnăm 1997 đến nay, phần mềm FAMISthường xuyên được bảo trì, năng cấp nhằm đáp ứng các yêucầumới, cácmẫu

mã sản phẩm mới của ngành Phần mềm FAMIS 2007 có khả năng chuyểnđổi dữ liệu thành dạng file.Shp để trao đổivới VILIS Phần mềm FAMIS

2010 có thêm tính năng

Trang 32

2.2.2 Chức năng cơ bản của phần mềm Famis

Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn :

Nhóm 1: Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo

Nhóm 2 :Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

- Các chức năng của nhóm 1 bao gồm : Quản lý khu đo, Thu nhận sốliệu trị đo, Xử lý hướng đối tượng, Giao diện hiển thị, sửa chữa,Công cụ tích toán, Xuất số liệu, Quản lý và xử lý các đối tượng bản

đồ

- Các chức năng này có khả năng xử lý đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử

lý bản đồ địa chính số Ở đề tài này chúng ta sẽ đi sâu về các chứcnăng làm việc của nhóm 2 để phục vụ công tác biên tập hoàn thiệnbản đồ địa chính số

Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

2.2.2.1 Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau :

- Từ cơ sở dữ liệu trị đo Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưathẳng vào bản đồ địa chính

- Từ các hệ thống GIS khác FAMIS giao tiếp với các hệ thống GISkhác qua các file dữ liệu FAMIS nhập những file sau : ARC củaphần mềm ARC/INFO (ESRI - USA) , MIF của phần mềmMAPINFO ( MAPINFO - USA) DXF ,DWG của phần mềmAutoCAD (AutoDesk - USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE(INTERGRAPH - USA )

- Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS giao tiếp trực tiếp vớimột số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ởTổng cục Địa chính như : ảnh số ( IMAGE STATION), ảnh đơn( IRASC , MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC)

2.2.2.2 Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn

FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính.Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm củaTổng cục Địa chính

Trang 33

Tự động sửa lỗi Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng

tự sửa Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùngtạo vùng trênmột phạm vi bất kỳ Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topologycho bản đồ số vector

2.2.2.4 Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ

Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có củaMicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả

2.2.2.5 Gán thông tin địa chính ban đầu:

Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời Gán, hiển thị,sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa

2.2.2.6 Thao tác trên bản đồ địa chính

Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc Tự động vẽkhung bản đồ địa chính Đánh số thửa tự động

2.2.2.7 Tạo hồ sơ thửa đất

FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm : Hồ sơ

kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận Dữ liệu thuộc tính của thửa có thểlấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữliệu Hồ sơ Địa chính

- Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu Các số liệu thuộc tính gán với cácđối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa Đây là

Trang 34

Cấu Menu chức năng của phần mềm FAMIS 2011:

Tr n Xuân Phong Liên thông Đ a chính K60ịa chính K60

CSDL Trị đo

Quản lý khu đo

Ghi lại Tạo mới khu đo

Mở 1 khu đo đã có Nạp phần xử lý trị đo

Trang 35

Xử lý tính toán

Xử lý tính Code

Nối điểm theo số hiệu

Giao hội thuận

Trang 37

Kết nối với CSDL Quản lý bản đồ

Xuất Bản đồ(EXPORT ) Nhập số liệu

Chọn kiểu chữ

Nhập Bản đồ (IMPORT)

Vẽ các đối tượng điểm Chọn lớp thông tin Tạo mới một Bản đồ

Mở một bản đồ FAMIS 1.0 sang 2.0

Trang 38

2.2.3 Giao diện phần mềm FAMIS

Gán thông tin địa chính ban đầu

Trang 39

Hình 2.18 Giao diện phân mêm FAMIS

Phần mềm FAMIS chạy trên nền đồ họa của phần mềmMicroStation, vì vậy trước khi khởi động phần mềm FAMIS cần khởiđộng phần mềm MicroStation và cài đặt các tham số định dạng đồ họa như: tạo File đồ họa DGN, chọn Seed File, chọn đơn vị đo, chọn thư mụcchứa bản đồ địa chính , chọn Font chữ , kết nối với cơ sở dữ liệu

Khởi động phần mềm FAMIS

1 Chạy chương trình MicroStation

2 Từ dòng lệnh của MicroStation đánh "mdl load c:\famis\famis"trên màn hình xuất hiện menu các chức năng của phần mềm FAMIS

3 Chọn đơn vị hành chính: Vào tên xã, huyện, tỉnh của bản đồ địachính đang mở

Tên xã, huyện, tỉnh của bản đồ địa chính được gõ trực tiếp vào từ bànphím Ra khỏi chức năng bằng cách ấn phím <Chấp nhận> Chức năngnày cũng có thể hoạt động từ menu của Famis bằng cách vào <Tiện ích>,chọn <Chọn DVHC>

2.2.4 Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

1 Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau

- Từ cơ sở dữ liệu trị đo: Các đối tượng bản đồ ở file TRIDO được đưathẳng vào bản đồ địa chính

- Từ các hệ thống khác: FAMIS giao tiếpvới các hệ thống GISkhác qua các file dữ liệu dạng: MIF của phần mềm MAPINFO,DXFcủa phần mềm AUTOCAD và DGNcủa phần mềm GISOFFICE, SHP của phần mềm ARC/GIS

Ngày đăng: 27/01/2024, 03:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w