Tóm lại, các NHTM đều có chung một chức năng, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠ I H C BÁCH KHOA HÀ N I Ọ Ộ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠ I H C BÁCH KHOA HÀ N I Ọ Ộ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 3C NG HÒA XÃ H I CH Ộ Ộ Ủ NGHĨA VIỆ T NAM
Độ ậ c l p - T do - H nh phúc ự ạ
H và tên tác gi ọ ả luận văn: Trần Th Thanh Mai ị
Đề tài luận văn: Giải pháp tăng cường huy động v n t i Ngân hàngố ạ TMCP
Đầu tư và Phát triển Vi t Nam - ệ Chi nhánh Nam Định (BIDV Nam Định)
Chuyên ngành: Quản lý kinh t ế
Mã số HV: CB180228
Tác giả, Người hướng d n khoa h c và Hẫ ọ ội đồng ch m luấ ận văn xác ậnh n tác gi ảđã sửa ch a, b sung luữ ổ ận văn theo biên bản h p Họ ội đồng ngày 14/08/2020
với các nội dung sau:
1 Chỉnh sửa lại phương pháp nghiên cứu
2 Chỉnh sửa lại tài li u tham khệ ảo ( đánh số ạ l i th t ) ứ ự
3 Chỉnh sửa các lỗi chính t , l i danh mả ỗ ục chữ cái vi t t t cho phù h p ế ắ ợ
Giảng viên hướ ng d n ẫ Tác gi ả luận văn
PGS.TS Ph m Th Thu Hà ạ ị Trần Th Thanh Mai ị
CH Ủ Ị T CH H Ộ I Đ Ồ NG
TS Dương Mạnh Cường
Trang 4L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là kết qu nghiên c u c a riêng tôi, không sao ả ứ ủchép c a b t k ủ ấ ỳai Nội dung Luận văn có tham khảo và s d ng ngu n tài li u, s ử ụ ồ ệ ốliệ ừu t báo cáo t ng k t k t qu hoổ ế ế ả ạt động kinh doanh năm 2017, 2018 và 2019
của Ngân hàng thương mạ ổi c phần Đầu tư và Phát triển Vi t Nam - Chi nhánh ệNam Định, tài licác ệu, thông tin được đăng tải trên các tác ph m, t p chí và các ẩ ạtrang web theo danh mục tài liệ ủa ận văn.u c Lu
Ngày tháng năm 2020
Ngườ i vi ết cam đoan
Trần Thị Thanh Mai
Trang 5L Ờ I CẢM ƠN
Tôi xin trân tr ng cọ ảm ơn các thầy giáo, cô giáo Vi n kinh t và qu n lý - ệ ế ảTrường Đạ ọi h c Bách khoa Hà Nội đã tận tình gi ng dả ạy và giúp đỡ tôi trong quá trình h c t p và rèn luy n tọ ậ ệ ại trường Tôi xin bày t lòng biỏ ết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng d n PGS TS Ph m Th Thu Hà ẫ ạ ị đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong su t quá trình th c hi n Luố ự ệ ận văn ặM c dù bản thân đã có nhiều cố g ng, ắnhưng do thời gian và trình độ còn h n chạ ế, nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo
và bạn đọc để ận văn đượ Lu c hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
TÓM T Ắ T LUẬN VĂN
Chương 1: Luận văn trình bày một s vố ấn đề cơ bản v hoề ạt động huy động
v n trong h ố ệthống NHTM, c thể ận văn đã nêu tổụ Lu ng quan v NHTM, tìm hiề ểu hoạt động huy động v n c a NHTM, phân tích các y u t ố ủ ế ố ảnh hưởng và đưa ra một
s ốchỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động v n cố ủa NHTM Đồng th i Luờ ận văn cũng tìm hi u hoể ạt động HĐV của một số ngân hàng trên th ếgiới và rút ra được m t s ộ ốbài h c kinh nghiọ ệm
Chương 2: Luận văn đi vào phân tích thực tr ng hoạ ạt động huy động v n ố
tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 thông qua vi c phân tích th phệ ị ần HĐV trên địa bàn, quy mô, cơ cấu, thu nh p t ngu n vậ ừ ồ ốn huy động, cân đối vi c s ệ ử
d ng v n và kh o sát ý ki n khách hàng v hoụ ố ả ế ề ạ ộng HĐV.t đ
Chương 3: Trên cơ sở lý thuy t tại Chương 1 và cơ sở thự ễế c ti n tại Chương
2, Luận văn đã đề ra m t s giộ ố ải pháp huy động v n tố ại BIDV Nam Định đến năm
2025, đồng thời đưa ra mộ ố ết s ki n ngh v i Chính phị ớ ủ, Ngân hàng nhà nước và BIDV
Ngày tháng năm 2020
Tác gi ả
Trầ n Th Thanh Mai ị
Trang 6i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại 5
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 7
1.2 Huy động vốn của ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Khái niệm về vốn 11
1.2.2 Vai trò huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại 11
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn của ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Nhân tố chủ quan 19
1.3.2 Nhân tố khách quan 21
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 23
1.4.1 Thị phần huy động vốn 23
1.4.2 Quy mô nguồn vốn huy động 23
1.4.3 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 24
1.4.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động 25
1.4.5 Thu nhập ròng từ huy động vốn 26
1.4.6 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn 26
1.5 Bài học kinh nghiệm 28
1.5.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên thế giới 28
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV Nam Định nói riêng 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 31
2.1 Tổng quan về BIDV Nam Định 31
2.1.1 Quá ìtr nh h nh th nh và bộ máy tổ chức của BIDV Nam Định 31ì à 2.1.2 Kết quả kinh doanh của BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 36
Trang 7ii
2.2 Kết quả huy động vốn tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 42
2.2.1 Thị phần huy động vốn của BIDV Nam Định trên địa bàn 43
2.2.2 Quy mô nguồn vốn huy động 45
2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động 47
2.2.4 Thu nhập ròng từ huy động vốn 56
2.2.5 Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn 59
2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại BIDV Nam Định 62
2.3.1 Công tác triển khai hoạt động huy động vốn 62
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn 63
2.3.3 Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động vốn 71
2.4 Đánh giá chung hoạt động huy động vốn tại BIDV Nam Định 75
2.4.1 Những kết quả đạt được 75
2.4.2 Một số tồn tại 76
2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại 76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025 80
3.1 Mục tiêu, định hướng huy động vốn của BIDV Nam Định đến năm 2025 80 3.1.1 Mục tiêu 80
3.1.2 Định hướng 80
3.2 Giải pháp huy động vốn tại BIDV Nam Định 81
3.2.1 Phát triển, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch 81
3.2.2 Mở rộng công tác truyền thông, quảng bá 86
3.2.3 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89
3.3 Một số kiến nghị trong công tác huy động vốn 94
3.3.1 Đối với Chính phủ 94
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 97
3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 99
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Phụ lục 01: 106
Trang 8iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM Máy giao dịch tự động
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 9iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2 1: Mô hình tổ chức của BIDV Nam Định 33
Hình 2 2: Dư nợ tín dụng tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 38
Hình 2 3: Chất lượng tín dụng tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 39
Hình 2 4: Huy động vốn tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 40
Hình 2 5: Các chỉ tiêu hiệu quả tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 41
Hình 2 6: Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2019 .44
Hình 2 7: Quy mô HĐV tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 47
Hình 2 8: Biến động nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 49
Hình 2 9: Biến động nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 52
Hình 2 10: Biến động nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 .55
Hình 2 11: Thu nhập ròng HĐV bình quân tại BIDV Nam Định 58
Hình 2 12: Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn theo quy mô của BIDV Nam Định giai đoạn 2017 – 2019 60
Hình 2 13: Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn của BIDV Nam Định giai đoạn 2017 – 2019 61
Trang 10v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1: Kết quả kinh doanh của BIDV Nam Định giai đoạn 2017- 2019 37
Bảng 2 2: Kết quả huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2019 43
Bảng 2 3: Quy mô HĐV tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 45
Bảng 2 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 48
Bảng 2 5: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 49
Bảng 2 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 51
Bảng 2 7: Huy động vốn theo loại tiền tệ tại BIDV Nam Định 52
Bảng 2 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại BIDV Nam Định giai đoạn 2017-2019 54
Bảng 2 9: Huy động vốn theo kỳ hạn tại BIDV Nam Định 55
Bảng 2 10: Thu nhập ròng từ huy động vốn tại BIDV Nam Định 57
Bảng 2 11: Thu nhập ròng HĐV theo kỳ hạn tại BIDV Nam Định 59
Bảng 2 12: Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn theo quy mô của BIDV Nam Định giai đoạn 2017 – 2019 60
Bảng 2 13: Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn của BIDV Nam Định giai đoạn 2017 – 2019 61
Trang 12Huy động vốn là việc khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế xã hội hay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước Hiện nay tại Việt Nam, hoạt động huy động vốn tại ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như nguồn vốn huy động trung
và dài hạn cho đầu tư còn thiếu, chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn tới cơ cấu vốn bất hợp lý tiểm ẩn những rủi ro kì hạn; công tác huy động vốn chưa thực sự thu hút được khách hàng, quy mô không ổn định trong khi vốn cho vay bị sử dụng lãng phí Mặc dù thiếu vốn để đầu tư cho nền kinh tế nhưng thực tế lượng vốn trong nước (đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư) và quốc tế là rất lớn mà các ngân hàng vẫn chưa khai thác hiệu quả Do đó, việc tăng cường công tác huy động vốn với
sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng
Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, BIDV Nam Định đã và đang hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nhưng bên cạnh những - thành công, Ngân hàng vẫn gặp phải những khó khăn trong vấn đề huy động vốn như tốc độ tăng trưởng vốn còn thấp và không ổn định, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, chi phí huy động vốn cao, việc sử dụng nguồn vốn huy động chưa thực sự hiệu quả Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động huy động vốn của BIDV Nam Định
sẽ có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn Và đó cũng chính là lý
do em chọn để thực hiện đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
Trang 132
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Định”
Hy vọng những kết quả nghiên cứu được của uận văn có thể góp phần nâng cao Lhiệu quả huy động vốn tại BIDV Nam Định
2 Tình h nh nghiên cứu liên quan tới đề tàiì
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại của nhiều tác giả, cụ thể:
- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Hoàn Kiếm” của tác giả - Phạm Thị Thanh Thủy, năm 2009, trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Luận văn thạc sỹ “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đăk Nông” của tác giả Võ Xuân Hội, năm 2010, trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Luận văn thạc sỹ “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam của tác giả ” Nguyễn Thị Lan Phương, năm 2010, trường Đại học Ngoại thương
- Luận văn thạc sỹ “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ” của tác giả Nguyễn Hồng Nhung, năm 2015, trường Đại học Thăng Long
- Bài viết “Ngành ngân hàng Nhiều giải pháp huy động vốn” của tác giả - Cao Quỳnh đăng trên báo Quảng Ninh năm 2017
- Bài viết “Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tràng An” của tác giả Trịnh Thế Cường đăng trên Tạp chí Tài chính năm 2015
- Bài viết “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại” của tác giả Nguyễn Hồng Yến và Vũ Thị Kim Thanh đăng trên Tạp chí Công thương năm 2017
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ” của tác giả Trần Công Nam, năm 2014, Trường Đại học Hùng Vương
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Các biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Đà Nẵng” của tác giả Hồ Hữu Tiến, năm 2014, Trường Đại học Đà Nẵng
Trang 143
Tuy nhiên, Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Định, tác giả cam kết đây là đề i nghiên cứ tà u đ c lập vộ à không trù lng ặp vớ ấi b t kỳ m t công trình nghiên cứu nà ộ o
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại và phân tích thực trạng huy động tại BIDV Nam Định,
Luận văn đề xuất một số giải pháp huy động vốn tại BIDV Nam Định trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên
- Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của hoạt động huy động vốn trong hệ thống NHTM để làm căn cứ phân tích thực trạng huy động vốn tại BIDV Nam Định thông qua việc phân tích hoạt động huy động vốn trên địa bàn tỉnh Nam Định, phân tích quy mô, cơ cấu, thu nhập ròng huy động vốn, phân tích việc cân đối và sử dụng vốn tại BIDV Nam Định, đồng thời Luận văn cũng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất các giải pháp huy động vốn tại BIDV Nam Định
- Phạm vi: Tại BIDV Nam Định, giai đoạn phân tích 2017 – 201 , giai 9
đoạn cho giải pháp 2020 – 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài, phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, khảo sát…
- Phương pháp thống kê: Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động huy động vốn trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung và tại BIDV Nam Định nói riêng giai đoạn 2017-2019
- Phương pháp so sánh: So sánh dữ liệu liên quan đến hoạt động huy động giữa các năm tại BIDV Nam Định và so sánh dữ liệu giữa các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Tỉnh Nam Định Từ đó có thể làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu, giúp chúng ta có căn cứ đề ra quyết định
- Phương pháp phân tích: Từ những dữ liệu thống kê được, sau khi so sánh, Luận văn tiến hành phân tích đánh giá thực trạng, chỉ ra được những mặt tích cực và hạn chế, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Trang 156 Kết cấu của Luận văn
, Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại BIDV Nam Định
Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại BIDV Nam Định
Trang 165
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤ N Đ CƠ B Ề ẢN VỀ HUY Đ ỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về gân hàng thương mạin
1.1.1 Khái niệm
Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại (NHTM), người
ta thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động Với mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM
Tại Việt Nam, theo Luật của các Tổ chức tín dụng (TCTD):
“Ngân hàng là TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”
"Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán"
"NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước"
Tóm lại, các NHTM đều có chung một chức năng, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng với mục đích thu lợi nhuận
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại
Từ khái niệm về NHTM nêu trên áp dụng vào thực tế nước ta, một nước
có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, việc phát triển sản xuất theo chiều hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH HĐH) rất cần đến NHTM với vai - trò to lớn của nó Nhất là khiquá trình CNH - HĐH của chúng ta đã đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế thì vai trò của các NHTM càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng
- NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các
Trang 176
ngành trong nền kinh tế Điều đó muốn làm được lại cần có vốn NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế Thông qua hình thức cấp tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh nghiệp lên những nấc thang cạnh tranh cao hơn Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển Như vậy với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia
- NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp cho các nhà kinh doanh xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp
Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, doanh nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào nhằm thực hiện thành công chiến lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (giao tiếp, khuyếch trương), Place (địa điểm) và People (con người) Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu ra, tìm kiếm lợi nhuận Qui trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp trang bị được đầy đủ vốn cần thiết Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ Nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó, tạo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường trên mọi phương diện: giá cả, chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm NHTM sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian
- NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò này ngày càng thể hiện rõ rệt hơn, áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tài chính Nhưng làm thế nào để có thể hoà nhập nền tài chính của một quốc gia với phần còn lại của thế giới? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp nhờ vào hệ thống các NHTM vì hệ thống này có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau
hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nước theo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷ thác đầu tư giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý, đưa nền tài chính nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc
Trang 187
tế Đây là một trong những điều kiện tiên quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở các quốc gia trên thế giới
- NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạm phát qua con đường tín dụng Khi xảy ra lạm phát, gân hàng Nhà nước sẽ tăng tỉ lệ N
dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị trường mở để thông qua các ngân hàng thương mại thay đổi lại lượng tiền trong lưu thông Các ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động tín dụng, bảo lãnh Từ đó ngân hàng xác định được hướng đầu tư vốn và đề ra các biện pháp
xử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát
1.1.3 Các hoạ t đ ng chủ ếu củ ngân hàng thương mại ộ y a
1.1.3.1 Hoạt động huy động vố n
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên của ngân hàng thương mại Một gân hàng thương mại bất kì nào cũng bắt đầu nhoạt động của mình bằng việc huy động nguồn vốn Đối tượng huy động của ngân hàng thương mại là nguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư Nguồn vốn quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng thương mại là tiền gửi của khách hàng
Các gânn hàng thương mại nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh
tế xã hội, thậm chí cả nguồn tiền của các ngân hàng khác
Khi những người có tiền chưa sử dụng đến họ có thể đem ra đầu tư hoặc gửi gân hàng để nhận tiền lãi Thông thường họ gửi tiền vào ân hàng, vì đây n ng
là cách đơn giản, ít tốn kém chi phí để tìm kiếm cơ hội đầu tư mà vẫn có lãi và đây là cách ít rủi ro nhất Ngoài ra người gửi tiền vào ngân hàng cũng mong muốn được sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền cho người thân ở nơi khác, thanh toán hộ các hoá đơn phát sinh, bảo quản các tài sản có giá trị lớn Khi gửi tiền vào ngân hàng, người gửi tiền có thể vay gân hàng một khoản ntiền mà không cần thế chấp vì họ đã có một số tiền gửi nhất định ở ngân hàng, coi như một khoản đảm bảo
Còn ngân hàng có thể muốn tìm kiếm thêm thu nhập từ lệ phí nhận tiền gửi, tuy nhiên lý do chính gân hàng nhận tiền gửi để tạo nguồn cho vay, từ đó n
Trang 19Một trong những nguồn vốn không kém phần quan trọng, là nguồn vốn phát hành kì phiếu, trái phiếu Việc phát hành kì phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào quy mô vốn cần huy động , thời gian huy động vốn, cơ cấu nợ và tài sản của ngân hàng
Các hoạt động huy động nguồn vốn trên đây hình thành nên tài sản nợ của
ngân hàng và gân hàng phải có trách nhiệm chi trả đối với tất cả các nguồn vốn nhuy động được theo yêu cầu của khách hàng Quy mô và cơ cấu nguồn vốn quyết định đến hoạt động của gân hàng Do đó quản lí nguồn vốn phù hợp và sử dụng nvốn có hiệu quả là một vấn đề mang tính chiến lược đối với mỗi ngân hàng
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Khi đã huy động được vốn rồi, nắm trong tay một số tiền nhất định thì các ngân hàng thương mại phải làm như thế nào để hiệu quả hoá những nguồn này, nghĩa là tìm cách để những khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, có hiệu quả, an toàn, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Và hoạt động sử dụng vốn của gân hàng bằng những cách sau: n ngân hàng đã tài trợ lại cho nền kinh tế dưới dạng các thành phần kinh tế vay, hoặc ngân hàng đầu tư trực tiếp, ngân hàng tham gia góp vốn cùng kinh doanh hay cho thuê tài sản, gân hàng gửi tiề n n tại các ngân hàng khác, tại Ngân hàng Nhà nước những tổ chức tín dụng khác, ,
Trang 209
ngân hàng đầu tư trên thị trường chứng khoán, gân hàng nắm giữ chứng khoán n
vì chúng mang lại thu nhập cho gân hàng và có thể bán đi để n gia tăng ngân quỹ khi cần thiết Những đối tượng tài trợ không chỉ có các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trong lĩnh vực thương mại mà còn có cả các cá nhân tiêu dùng, thậm chí Chính phủ cũng được ngân hàng tài trợ dưới những hình thức : ngân hàng thương mại mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu của hính phủ trên thị trường tiền C
tệ Sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp gân hàng có vị trí ngày càng nquan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Hơn nữa thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại có khả năng “tạo tiền” hay mở rộng lượng tiền cung ứng Tuy nhiên hoạt động cho vay của gân hàng chứa đựng nhiều yến u tố rủi ro nên ngân hàng thường áp dụng các nguyên tắc hoạt động và quản lý tiền vay một cách chặt chẽ
Lãi thu được từ hoạt động cho vay, gân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất ncho nguồn vốn đã huy động và đi vay, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của ngân hàng Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của gân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ ncho vay mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư
Kinh tế ngày càng phát triển, lượng cho vay của ngân hàng thương mại ngày càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng phong phú và đa dạng Tại hầu hết các nước công nghiêp trong nhóm những nước hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn Ngược lại, ở các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có các tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát, )
So với hoạt động cho vay thì hoạt động đầu tư của ngân hàng có quy mô
và tỷ trọng nhỏ hơn trong mục tài sản sinh lời của gân hàng thương mại Phải nsang đến những năm đầu thế kỷ XIX các ngân hàng thương mại mới quan tâm
mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực đầu tư vào các ngành công nghiệp So với hoạt động cho vay hoạt động đầu tư đem lại thu nhập cao hơn nhưng rủi ro cao hơn do thu nhập từ hoạt động đầu tư không được xác định trước vì phải phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà gân hàng đầu tư vào n
Trang 211.1.3.3 hực hiện các dịch vụ trung gianT
Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn thì gân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho nkhách hàng của mình Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực hiện các hoạt động này gân hàng không đứng vai tn rò là con nợ hay chủ
nợ mà đứng ở vị trí trung gian để thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ mà khách hàng cần
Ngày nay, các dịch vụ của gân hàng không ngừng phát triển cả về số nlượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng đa dạng Hoạt động trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau: như dịch vụ thu hộ chi hộ cho khách hàng có , tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này đến tài khoản khác ở cùng một ngân hàng hay ở hai ngân hàng khác nhau; dịch vụ tư vấn cho khách hàng các vấn đề tài chính; dich vụ giữ hộ các chứng từ, vật quý giá; dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động
Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng thực hiện nghiệp vụ , trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng Điều cần lưu ý là dịch vụ gân hàng sẽ giúp gân hàng phát triển n ntoàn diện.Tại các nước phát triển, các gân hàng thương mại cạnh tranh với nhau nbằng con đường “phi giá”, tức là luôn có những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng Dịch vụ ngân hàng càng phát triển, thể hiện xã hội càng văn minh, nền công nghiệp càng phát triển Lợi nhuận các gân hàng không chỉ ở nnghiệp vụ cho vay, mà một phần từ các hoạt động dịch vụ mang lại và đây lại là lĩnh vực ít rủi ro
Trang 221.2 Huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về ố v n
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
- Vốn tự có: là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng Nó mang tính ổn định và căn cứ để quyết định đến khả năng
và khối lượng vốn huy động của ngân hàng
- Vốn huy động: là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền
sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng
- Vốn đi vay: là phần vốn các gân hàng đi vay để bổ sung vào vốn hoạt nđộng của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng Nó có chi phí tương đối cao và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
- Vốn khác: là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
1.2.2 Vai trò huy đ ộng vốn trong hoạ t đ ng c a n ộ ủ gân hàng thương
m i ạ
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu song hành với nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại Đây là nghiệp vụ tạo vốn cho hầu hết các hoạt động của gân hàng Khi thành lập n ngân hàng đã có vốn ban
Trang 2312
đầu, nhưng số vốn ban đầu này đã ở dạng vật chất như: trụ sở, công cụ, dụng cụ…, vì vậy để đảm bảo chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế gân hàng phải nthu hút vốn từ bên ngoài
Đã từ lâu các ngân hàng thương mại đã biết khai thác nguồn vốn này Do đây là nguồn vốn huy động chủ yếu nên thu hút càng nhiều vốn thì ngân hàng càng có khả năng đạt lợi nhuận cao hơn vì có vốn mạnh gân hàng dễ dàng đẩy nmạnh nghiệp vụ cho vay và mở rộng thêm các hoạt động sinh lời khác
Thông qua việc huy động vốn mà các ngân hàng đã và đang thực hiện các dịch vụ trung gian trong nền kinh tế quốc dân, có huy động vốn thì nguồn vốn mới tăng lên Do vậy, vốn đầu tư được mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh được kích thích, sản phẩm xã hội tăng lên, từ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện Việc huy động vốn của ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, thông qua con đường tín dụng nó tài trợ cho các hoạt động công thương nghiệp, nông lâm ngư nghiệp của cả nước
Thực tế cho thấy dù các doanh nghiệp lớn mạnh cũng không thể có lượng vốn lớn hơn tổng số tiền dự trữ của dân chúng Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ trở thành nguồn vốn lớn Thông qua các hình thức huy động vốn, phần lớn số vốn tích trữ tập trung qua hệ thống ngân hàng và đưa vào công cuộc đầu tư mang tính chất sản xuất tạo ra của cải cho xã hội Mặt khác, nhờ vào việc huy động vốn gân hàng thương mại mới làm tốt nchức năng trung gian tín dụng, điều hòa tiền tệ từ nơi tạm thời thừa đến nơi tạm thời thiếu, có như vậy người dân mới được cấp tín dụng, mới có khả năng trang
bị đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh Riêng đối với gân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng nhoá đặc biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là "đi vay để cho vay"nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quan trọng Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Ngoài vốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư để thu lợi nhuận Nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít
Trang 24Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khả năng cạnh tranh Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại
Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủ yếu dựa vào vốn huy động Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui
mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và năng lực trên thị trường
Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cách đưa
ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những người gửi tiền và những người cho vay khác nhau đến việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoàn thiện chúng cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế Đó là một trong những điều kiện tiên quyết đưa ngân hàng đến thành công
1.2.3 Các hình thứ c huy đ ng vố ộ n của ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Hình thức nhận tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và định chế tài chính bao gồm:
+ Tiền gửi không kỳ hạn
Trang 2514
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó là khoản tiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán
Tiền gửi đảm bảo thanh toán được ký thác vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanh toán mà không phải để dành Bởi vậy đối với khách hàng đây là một tài sản
mà họ ký thác ủy nhiệm cho ngân hàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng Do vậy khách hàng không mất quyền sở hữu, cũng như quyền sử dụng số tiền đó Họ có quyền lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng các phương tiện thanh toán dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền
Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán chi trả cho người thụ hưởng loại tiền gửi này, lãi suất thường thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác Nhưng khi khách hàng mở và sử dụng các loại tài khoản này thì được ngân hàng cung ứng các loại dịch vụ miễn phí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn ở tài khoản thanh toán thường chiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng
Như vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàn trong việc bảo quản vốn và trong quá trình thanh toán trả tiền hàng hoá dịch vụ, ngoài
ra khách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ và một số dịch vụ miễn phí Còn đối với ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế toán theo dõi
và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc và một số dịch vụ kèm theo Chi phí này khá lớn, nhưng nó được bù đắp lại bởi vì trên thực tế do lượng tiền gửi vào và số lượng tiền rút ra không cùng một lúc và chủ tài khoản thường không sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản Do đó luôn tồn tại một số tiền trên tài khoản trong một thời gian dài số dư ấy được ngân hàng dùng để đầu tư cho vay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận Như vậy đối với tài khoản tiền gửi thanh toán số dư trên tài khoản giao dịch không những bù đắp được chi phí mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng
Trang 2615
Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ mới được ứng dụng vào hoạt động ngân hàng Vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền gửi này ngày càng gia tăng Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan trọng của ngân hàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày càng tăng
+ Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, chưa
sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này được xác định trước Do đó cá doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức c tiền gửi có kỳ hạn Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền ra trước thời hạn Trong trường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn
Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thê sử dụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn Nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủ động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, các NHTM thường đưa
ra nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng Với mỗi một kỳ hạn khác nhau thì ngân hàng áp dụng một loại lãi suất khác nhau Thông thường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Các NHTM thường khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền này tương đối ổn định, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh Để thu hút được nhiều nguồn vốn dài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồng tiền được đảm bảo, lạm phát vừa phải (thường là một con số một năm) và tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có hiệu quả
- Tiền gửi của dân cư
Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng được gửi vào tổ chức tín dụng Nó
là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân Khi gửi tiền người gửi tiền được giao một sổ tiết kiệm coi như một giấy chứng nhận tiền gửi
Trang 2716
vào ngân hàng Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra được nhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tích kiệm
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất kỳ lúc nào Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm là
do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên
cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãi suất theo qui định và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn Nhưng trong thực tế ở nước
ta hiện nay để khuyến khích người gửi tiền các NHTM vẫn cho khách hàng rút ra trước thời hạn và được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (thông thường bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn)
Do nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này mang tính ổn định, cho nên các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau như loại 3 tháng, 6 tháng,
12 tháng, 24 tháng nhằm thu hút càng nhiều nguồn vốn với lãi suất của các kỳ hạn khác nhau Thông thường kỳ hạn ngày càng dài thì lãi suất huy động ngày càng cao (lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán)
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có số lượng lớn trong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phục thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cư, chất lượng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng tiền và nền kinh tế tăng trưởng vững chắc
Trang 2817
được huy động theo nhiều thời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Hiện nay ở Việt nam các NHTM thường huy động nguồn vốn này dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích và trái phiếu trung, dài hạn
Như vậy kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, người sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác qua chứng nhận của ngân hàng, vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên người hưởng Kỳ phiếu ngân hàng được phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt có tác dụng thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, tạo nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế
- Phát hành trái phiếu
Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngân hàng đối với những người mua trái phiếu (nhà đầu tư) Trái phiếu được các NHTM hay các tổ chức tín dụng phát hành nhằm huy động vốn cho chính bản thân ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có liên quan Thời hạn của trái phiếu thường lớn hơn một năm Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Các NHTM phát hành trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn thông qua các dự án đầu tư của các doanh nghiệp mà ngân hàng cam kết cho vay
Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ của các NHTM như kỳ phiếu, trái phiếu là một hình thức mới trong công tác huy động vốn của NHTM ở các nước đang phát triển Vốn được huy động từ hình thức này dùng để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn
n
Ở nước ta hình thức này được gân hàng sử dụng từ năm 1992 Nhưng cho đến nay khối lượng vốn huy động của NHTM qua hình thức này vẫn còn thấp so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác Để phát huy được thế mạnh của công cụ huy động vốn này đòi hỏi phải có thị trư ng vốn hoàn chỉnh ờ(thị trưòng chứng khoán) Ở nước ta thị trường này mới được thành lập cho nên
Trang 2918
hoạt động của nó chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng
1.2.3.3 Hình thức vay từ các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Nhà nước
Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn sẽ xảy ra hiện tượng thiếu vốn đột xuất Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, các NHTM vay vốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng Thị trường này giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn trong thanh toán Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mức cao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt để của các tổ chức tín dụng, trước khi có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải được tiến hành theo nguyên tắc đi vay, cho vay và phải được thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng, vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố (tiền mặt tại quĩ và các chứng từ có giá trị), hay NHTM đi vay có thể xin Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh để vay vốn các ngân hàng khác Các ngân hàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quy chế dự trữ bắt buộc và an toàn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt động thường xuyên tại Ngân hàng Nhà nước
Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặc mất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước để tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình Việc Ngân hàng Nhà nước cho các NHTM vay đã làm tăng khả năng thanh toán cho các NHTM Nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước là nguồn vốn cuối cùng, làm cho khả năng thanh toán của nền kinh tế được ổn định Nếu như thiếu nguồn vốn này thì sẽ xuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính khi các NHTM mất khả năng thanh toán
Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết Cho nên thời hạn vay thường ngắn, lãi suất thường cao hơn các hình thức huy động vốn khác của NHTM
1.2.3.4 Hình thức khác
Ngoài các nguồn vốn huy động trên các NHTM cũng có thể khai thác nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn
Trang 3019
tương đối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi Khi các NHTM nhận các nguồn vốn này thường có các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúng nội dung chương trình của các dự án tài trợ
Ở nước ta khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nuớc
ta đã sáng suốt lựa chọn các đường lối ngoại giao đúng đắn, trên tinh thần mở cửa của nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam Các nguồn vốn này có đóng gỏp rất quan trọng vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước và NHTM phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, từ đó tranh thủ và tiếp nhận các nguồn vốn này
Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng tác động rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố mang tính chủ quan, đến các yếu tố mang tính khách quan của nền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quan tới chính NHTM
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhân tố ch ủquan
1.3.1.1 Các hình thức huy động vốn
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hình thức huy động vốn Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí của các tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng một hình thức mới
1.3.1.2 Chính sách lãi suất cạnh tranh
Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mức tương đối cao Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi
Trang 3120
suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ,
dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác
1.3.1.3 Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng
Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng đến với mình Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng
Về trình độ nghiệp vụ, trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng Hiện nay, ở nhiều gân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ có nnhiều bất cập Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường
1.3.1.4 Công nghệ ngân hàng
Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng; trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ không chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn quan tâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hàng cung ứng Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn
1.3.1.5 Các dịch vụ ngân hàng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm quan trọng để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh
Trang 3221
1.3.1.6 Uy tín và thương hiệu của ngân hàng
Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ
họ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có uy tín và thương hiệu, thường
là những ngân hàng có thâm niê hơn là một ngân hàng mới thành lập Bởi vì, n theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng
1.3.1.7 Chính sách quảng cáo
Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáo trong thời đại ngày nay Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình
mà nên dùng cả pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn
1.3.1.8 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn
Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chức các quĩ tiết kiệm, phòng giao dịch Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi cách xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huy động vốn
Trên đây là các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các hệ thống ngân hàng thương mại Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạn khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động huy động vốn cũng khác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp
1.3.2 Nhân t khách quanố
1.3.2.1 Môi trường pháp lý
Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý Có những bộ luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấy như: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Những luật này qui định tỉ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và
sử dụng tài khoản tiền gửi Có những ộ b luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật Đầu tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN
Trang 3322
cho phép Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn Như vậy, môi trường pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của NHTM Mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng dựa vào các qui định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng
1.3.2.2 Môi trường kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn sẽ gặp khó khăn
1.3.2.3 Tâm lý, thói quen khách hàng
Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ở các nước phát triển, khách hàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập được chuyển vào tài khoản của họ Nhưng ở các nước kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thường lớn hơn Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà ngân hàng có thể huy động trong tương lai Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện
mở rộng việc huy động vốn
Trang 34có thể sử dụng chỉ tiêu Thị phần huy động vốn Thị phần huy động vốn của một NHTM trên địa bàn là tỷ lệ giữa quy mô huy động của NHTM đó so với tổng quy mô huy động vốn của tất cả các NHTM, TCTD trên địa bàn hoạt động
Thị phần HĐV = Quy mô HĐV của một NHTM
Tổng quy mô HĐV trên địa bàn
Thị phần HĐV của một NHTM trên địa bàn hoạt động thể hiện vị thế của NHTM đó trên địa bàn Thị phần càng cao thì vị thế của NHTM trong lĩnh vực HĐV càng lớn và ngược lại Thị phần cao cũng thể hiện tính hiệu quả trong công tác huy động vốn của NHTM
1.4.2 Quy mô nguồn vố n huy đ ng ộ
Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng Chỉ tiêu Quy mô nguồn vốn huy động bao gồm Huy động vốn cuối kỳ và Huy động vốn bình quân
- Huy động vốn cuối kỳ là tổng số dư huy động vốn của ngân hàng thời điểm cuối năm (31/12) với công thức tính như sau:
HĐV cuối kỳ = Tổng số dư HĐV thời điểm cuối ngày 31/12
- Huy động vốn bình quân là bình quân số dư huy động vốn của ngân hàng trong cả năm với công thức tính như sau:
HĐV bình quân = Tổng số dư HĐV các ngày trong năm
Số ngày trong năm
Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo
Trang 3524
điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng Các ngân hàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình
Huy động vốn bình quân sát với Huy động vốn cuối kỳ thể hiện guồn nvốn trong năm của ngân hàng ổn định và ngược lại
1.4.3 Tố c đ tăng trưở ộ ng nguồn vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy
mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo
xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn
Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:
Tốc độ tăng trưởng HĐV = HĐV kỳ này HĐV kỳ trước-
HĐV kỳ trước *100%
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các năm Nếu tỉ lệ này lớn hơn 0 thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện
Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng HĐV cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể Sự biến động của từng loại vốn đôi khi lại trái chiều nhau và không cùng chiều với tổng HĐV Chỉ tiêu này kết hợp với chỉ tiêu
cơ cấu nguồn vốn huy động sẽ giúp cho sự đánh giá về hoạt động huy động vốn của NHTM được sâu sắc toàn diện hơn
Trang 3625
1.4.4 Cơ cấu ngu n v ồ ốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa Thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh
Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động
Tỷ trọng từng nguồn HĐV = Số dư từng nguồn HĐV
Tổng HĐV *100%
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ…mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời
Có thể xác định cơ cấu nguồn vốn huy động theo các hình thức sau:
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng: Cá nhân, tổ chức kinh tế, định chế tài chính
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Ngắn hạn, trung và dài hạn
- Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền: Nội tệ (VND) và ngoại tệ (USD, EUR…)
Trang 3726
1.4.5 Thu nhậ p ròng t huy đ ng v n ừ ộ ố
Từ ngày 13/01/2007, BIDV đã chính thức triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung toàn hệ thống Cơ chế quản lý vốn tập trung hay còn gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer pricing) là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn tại HSC Các chi nhánh BIDV trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn vơi HSC thông qua Trung tâm vốn HSC sẽ mua toàn bộ nguồn vốn huy động được của CN và bán vốn để CN thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn Như vậy thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn của CN chính là chênh lệch giữa thu nhập từ việc bán vốn huy động cho HSC và chi phí huy động vốn của CN
Việc xác định thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả Có thể xác định thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn thông qua chỉ tiêu sau
Thu nhập ròng bình quân HĐV = Thu nhập từ HĐV Chi phí HĐV -
HĐV bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận ngân hàng thu được từ việc huy động một đồng vốn Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn, nó chịu tác động lớn của lãi suất HĐV và cơ cấu nguồn vốn huy động Thu nhập ròng bình quân HĐV cao chứng tỏ nguồn vốn huy động của ngân hàng có cơ cấu hợp lý, nguồn vốn có chi phí thấp, có giá bán cho HSC cao chiếm tỷ lệ lớn và ngược lại
1.4.6 Sự phù hợp giữ a huy đ ng vốn và sử ụ ộ d ng vốn
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận tối đa Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng Công tác cân đối vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất cứ hoạt động của ngân hàng nào, đó là một biện pháp nghiệp vụ, là công cụ quản lý của lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng sẽ xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn vốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp Có thể đánh giá sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn thông qua tỷ lệ sử dụng vốn
Trang 381.4.6.2 Về kỳ hạn
Nguồn vốn huy động phải có kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo ra sự ổn định của nguồn vốn, sau khi huy động vốn, vốn sẽ hình thành nên tài sản có của ngân hàng Do vậy cần xem xét dưới khía cạnh sự phù hợp về thời hạn giữa tài sản có và tài sản nợ (nguồn vốn huy động) Sự không cân xứng
về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ sẽ tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán, rủi ro hối đoái…
Tuy nhiên, BIDV đang áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung Với cơ chế này, BIDV kiểm soát được nguồn vốn trong toàn hệ thống, phát huy những thế mạnh về huy động vốn và sử dụng vốn của từng CN, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống Cơ chế này giúp CN tránh được rủi ro về thanh khoản, rủi ro về lãi suất
Như vậy, tiêu chí Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn được dùng để đánh giá cho những chi nhánh NHTM còn áp dụng cơ chế tự cân đối nguồn vốn Riêng đối với BIDV đã áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung thì tiêu chí này được đánh giá trên toàn hệ thống, riêng đối với BIDV Nam Định, tiêu chỉ này chỉ dùng để đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình huy động vốn
Trang 3928
và sử dụng vốn tại CN chứ không phải là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá hoạt động huy động vốn như những tiêu chí khác đã trình bày ở trên
1.5 Bài học kinh nghiệm
1.5.1 Kinh nghiệ m huy đ ộng vốn của một s NHTM trên th ố ế giới
1.5.1.1 Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng Bangkok Bank
Bangkok Bank là ngân hàng lớn tại Thái Lan hiện nay, quá trình hoạt động của nó rất năng động với thị trường Ban giám đốc của Bangkok Bank đã xác định không được bỏ qua một mảng kinh tế hết sức quan trọng là các khách hàng cá thể Về huy động vốn, mạng lưới TGTK được mở rộng, thủ tục hết sức thuận lợi để thu nhập từ 1 Bath trở lên Năm 1982 Bangkok Bank đã thí điểm thành lập các chi nhanh “tý hon” đặt tại các vùng hẻo lánh Người dân thích thú với mô hình ngân hàng nhỏ này do nó đáp ứng được các nhu cầu mà lại rất gần gũi, thoải mái Trong tổng nguồn vốn của Bangkok Bank có tới 80% là tiền gửi
cá nhân, trong đó có tới 90% là những người có tiền gửi nhỏ Kinh nghiệm từ Bangkok Bank cho thấy: Mạng lưới hoạt động rộng lớn quan trọng đối với công tác huy động vốn như thế nào
1.5.1.2 Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng Citi Bank
Citibank là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới Với kế hoạch phát triển đa dạng, sản phẩm tốt và lượng khách hàng đông đảo Citibank trở thành một trong những ngân hàng thành công nhất hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới Citibank luôn tạo ra cách tiếp cận đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp rất khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Các sản phẩm mới được tạo ra trên cơ sở hiểu biết và năm bắt rõ nhu cầu của khách hàng,
do đó sản phẩm mà Citibank thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu khách hàng Có thể kể ra một số sản phẩm như E-savings account, Day to day savings account, Citibank Money Market Plus account Thêm vào đó Citibank nâng cao số lượng kênh phân phối tự động, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến như Phonebanking, Contract center…Điều này đã mang lại khả năng cung cấp dịch vụ vượt trội mà không cần chi phí vốn quá lớn Citibank luôn tập trung xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua chương trình maketing trực tiếp với rất nhiều ý tưởng sáng tạo như cung cấp cho các thành viên những chuyến du lịch, trò giải trí đặc biệt và hàng loạt các sản phẩm dịch vụ độc đáo khác Các chương trình quảng cáo và chương trình tài trợ để nâng cao việc quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu được Citibank thực hiện thường xuyên Kinh nghiệm từ Citibank cho thấy mọi hoạt động ngân hàng cần hướng tới khách hàng, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm cần được đầu tư nhiều hơn để tạo sự khác biệt cho sản phẩm của ngân hàng Dịch vụ chăm sóc khách
Trang 40DBS Group Holdings (DBS) là ngân hàng lớn nhất ở Singapore về tài sản
và là ngân hàng dẫn đầu HongKong Kinh nghiệm HĐV của DBS là phát triển mạng lưới hoạt động rộng khắp và tăng cường mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài theo phân khúc thị trường đã xác định là thị trường Châu Á, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng mọi nơi, mọi lúc, xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tụy và trung thực DBS luôn tích cực tham gia vào thiết kế và phát triển sản phẩm thông qua mối quan hệ với các đối tác trong mạng lưới của DBS và các định chế toàn cầu, thực hiện tốt công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, kết hợp với việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và các hệ thống quản lý rủi ro DBS có đội ngũ các nhà tư vấn đầu tư có nhiều kinh nghiệm có thể đáp ứng các giải pháp tư vấn đầu tư theo nhu cầu của khách hàng phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau Đến với DBS, khách hàng sẽ được phục vụ tốt nhất với những giải pháp tài chính hoàn hảo cho mình
1.5.2 Bài h c kinh nghiọ ệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV Nam Định nói riêng
- Hình thức HĐV phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng vùng miền nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư
- Xây dựng mạng lưới giao dịch rộng khắp, có thể phát triển ra thị trường nước ngoài tiềm năng khi có đủ nguồn lực cần thiết
- Mô hình ngân hàng cần phải linh hoạt hơn, đáp ứng được yêu cầu của người dân, hướng người dân tới với ngân hàng một cách thoải mái nhất
- Phải đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng
- Tập trung đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của ngân hàng mình so với các ngân hàng khác
- Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chuẩn mực phong cách phục
vụ khách hàng Ngân hàng cần tạo lập một đội ngũ nhân viên tư vấn am hiểu nghiệp vụ, sản phẩm của ngân hàng để có thể hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào
- Ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động, đặc biệt là hoàn thiên, phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến, tạo sự thuận tiện cho khách hàng cũng như tiết kiệm các chi phí giao dịch không cần thiết cho ngân hàng