II. Phân tích các tỷ số tài chính......................................................................... ................................................................................................................. 3 1. Bảng các tỷ số khả năng thanh toán......................................................................... 3 2. Bảng các tỷ số cấu trúc tài chính.............................................................................. 3 3. Bảng các tỷ số khả năng hoạt động:......................................................................... 3 4. Các tỉ số khả năng sinh lời:....................................................................................... 4 5. Các tỷ số đo lường giá thị trường............................................................................. 4 III. So sánh công ty với trung bình ngành hoặc với trung bìnhngành .......... ................................................................................................................. 5 IV. Nhận xét các tỷ số tài chính 3 năm.............................................................. ................................................................................................................. 9 V. Các xu hướng làm cho xu hướng thay đổi của các tỷ số tài chính ......... 12 VI. Kết luận chung về tình hình tài chính của công ty................................... 16 Sau đây là các giải pháp nhóm đề xuất:...................................................................... 17 Tài liệu tham khảo :............................................................................................ 18 PHỤ LỤC: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán . 19 Năm 2018.................................................................................................................. 19 Năm 2019.................................................................................................................. 26 Năm 2020.................................................................................................................. 34 FIN3004_45K15.3_THỨ 5_TIẾT 123_NHÓM 3 2 Downloaded by EBOOKBKMT VMTC (nguyenphihung1009gmail.com) lOMoARcPSD|2935381 I. Giới thiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải MaSan. Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation) vào tháng 8 năm 2009 và đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM vào ngày 05 tháng 11 năm 2009. Công ty cũng đã chính thức thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vào tháng 07 năm 2015. Dù Công ty chính thức thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và hoạt động của các cổ đông lớn, công ty con và các công ty tiền nhiệm của chúng tôi thì Masan Group đã hoạt động từ năm 1996
Phân tích các tỷ số tài chính
Bảng các tỷ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Công thức Năm
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Bảng các tỷ số cấu trúc tài chính
Chỉ tiêu Công thức Năm
Hệ số nợ tổng quát
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Bảng các tỷ số khả năng hoạt động
Chỉ tiêu Công thức Năm
Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1.31 0.915 1.557
Hiệu suất sử dụng tài sản
Các tỉ số khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Công thức Năm
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Các tỷ số đo lường giá thị trường
Chỉ tiêu Công thức Năm
So sánh công ty với trung bình ngành hoặc với trung bình ngành
So sánh trung bình ngành : HÀNG TIÊU DÙNG
Tỷ số tài chính MASAN Trung bình ngành hàng tiêu dùng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(%)
Khả năng thanh toán nhanh 0,75 1,6
Hệ số nợ trên VCSH 0,78 0,71
Hệ số nợ tổng quát 0,44 0,43
[Số liệu trung bình ngành :[ 4]]
Chỉ số về tỷ giá thu nhập (P/E) của công ty MASAN Consumer là 16,81, cho thấy với
Nhà đầu tư sẵn sàng chi 16,81 đồng để thu về 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu của công ty MASAN Consumer, trong khi mức trung bình ngành là 24,96 đồng Điều này cho thấy tỷ số P/E của MASAN Consumer thấp hơn so với trung bình ngành, cho thấy cổ phiếu của công ty này đang bị định giá thấp hơn so với các cổ phiếu trong ngành trên thị trường.
Chỉ số P/B của cổ phiếu công ty MASAN Consumer hiện là 5,48, cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả gấp 5,48 lần giá trị ghi trên sổ để sở hữu cổ phần Trong khi đó, chỉ số P/B trung bình của ngành là 4,24, cho thấy nhà đầu tư chỉ chấp nhận trả gấp 4,24 lần giá trị ghi trên sổ.
Công ty này có chỉ số P/B cao, cho thấy thị trường kỳ vọng vào triển vọng kinh doanh tích cực trong tương lai Điều này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng chi trả nhiều hơn so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng sinh lời
Công ty MASAN Consumer đạt tỷ số ROE 33,9%, cho thấy mỗi 1 đồng vốn của cổ đông mang lại 33,9% lợi nhuận sau thuế Con số này vượt trội so với mức trung bình ngành là 20,55%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của MASAN Consumer trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Công ty MASAN Consumer có tỷ số ROA đạt 20%, cho thấy doanh nghiệp này tạo ra 20% lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản, vượt trội hơn so với mức trung bình ngành là 13,14% Điều này chứng tỏ MASAN Consumer đã sử dụng tài sản một cách hiệu quả trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty MASAN Consumer (19,7%) cao hơn so với trung bình ngành (5,01%).
Công ty MASAN Consumer nổi bật với các tỷ số khả năng sinh lời cao hơn mức trung bình của ngành hàng tiêu dùng Điều này cho thấy công ty có tỷ suất sinh lời ấn tượng và tập trung đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn.
Tỷ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty chỉ đạt 0,75, thấp hơn mức trung bình ngành là 1,6, điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ suất sinh lời cao của công ty cho thấy công ty đang sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, điều này có thể dẫn đến rủi ro trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty MASAN Consumer là 0,78, cao hơn một chút so với trung bình ngành là 0,71, nhưng không đáng kể Dù vậy, hệ số này vẫn dưới 1, cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn tổng tài sản và tổng nguồn vốn, giúp doanh nghiệp ít gặp khó khăn về tài chính.
Hệ số nợ tổng quát của công ty là 0,44, gần bằng mức trung bình của ngành là 0,43 Mặc dù vậy, hệ số này vẫn dưới 1, cho thấy rằng phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Nhận xét các tỷ số tài chính 3 năm
1 Tỷ số có khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Chỉ số tài chính trong nhiều năm qua đều dưới 1, cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc sử dụng tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Điều này cho thấy doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của mình.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ số tài chính nhỏ hơn 1 qua các năm cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc sử dụng tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Điều này chứng tỏ rằng công ty khó có khả năng hoàn trả toàn bộ các khoản nợ của mình.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Chỉ số cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ rất hạn chế, do tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
2 Tỷ số cấu trúc tài chính
Hệ số nợ tổng quát
Từ năm 2018 đến 2019, hệ số nợ tổng quát của Công ty luôn dưới 50%, cho thấy tài sản chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, trong năm 2020, hệ số nợ tổng quát đã vượt qua 50%, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được và khá an toàn.
1 chứng tỏ Công ty càng ít gặp khó khăn tài chính hơn vì Doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Theo chỉ số qua các năm 2018 và 2019, hệ số nợ phải trả của doanh nghiệp cho thấy nguồn vốn vay đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh Hệ số này luôn nhỏ hơn 1, cho thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ vay Tuy nhiên, vào năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid-19, hệ số này tăng mạnh lên 3.62, cho thấy công ty đang gặp khó khăn tài chính và phụ thuộc quá lớn vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, điều này làm gia tăng rủi ro tài chính.
Giữa năm 2018 và 2020, mặc dù hệ số nhân VCSH có xu hướng giảm, nhưng đã tăng mạnh từ 1,82 vào năm 2019 lên 4,62 vào năm 2020 Sự gia tăng đáng kể này đã dẫn đến sự giảm sút của EPS và làm tăng mạnh chỉ số P/E.
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH
Hệ số nợ dài hạn trên VSCH đã tăng liên tục từ 0,43 năm 2018 lên 2,07 năm 2020, cho thấy công ty chủ yếu dựa vào vốn vay và đã loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính mà công ty phải đối mặt cũng sẽ gia tăng.
3 Tỷ số có khả năng hoạt động
Số vòng quay vốn lưu động
Dựa vào chỉ số qua các năm, vòng quay vốn lưu động tăng cho thấy doanh thu thuần trong bán hàng có xu hướng gia tăng Đồng thời, chi phí bỏ ra giảm dần, chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả và ổn định Điều này cho phép doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động một cách tối ưu để đạt hiệu quả cao hơn.
Số vòng quay các khoản phải thu là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả gia hạn tín dụng của doanh nghiệp Khi chỉ số này lớn hơn 1 qua các năm, điều đó cho thấy doanh nghiệp nhận được thanh toán chậm từ khách hàng Dòng tiền của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi khách hàng thanh toán, giúp giảm thiểu nợ xấu và tạo điều kiện cho các giao dịch tín dụng trong tương lai Tuy nhiên, sự giảm sút của chỉ số này từ năm 2018 đến 2020 cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Theo chỉ số qua các năm, hệ số giảm cho thấy tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp và tồn kho lớn Năm 2018, hàng tồn kho quay được 6.07 vòng, nhưng năm 2019 chỉ còn 3.79 vòng, giảm 37.56%, cho thấy bán hàng nhanh hơn và ít hàng tồn kho hơn trong năm 2018 Đến năm 2020, hệ số hàng tồn kho tăng lên 5,36 vòng, cho thấy sự phục hồi và phát triển của công ty.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Từ năm 2018 đến 2020, hệ số tăng trưởng cho thấy rằng mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp trong một kỳ đã tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn, đồng thời cho thấy tài sản cố định được sử dụng hiệu quả hơn qua nhiều vòng luân chuyển.
Hiệu suất sử dụng tài sản
Tương tự như hệ số sử dụng TSCĐ
4 Tỷ số có khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận của công ty đã tăng liên tục trong hai năm 2018 và 2019 Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tỷ suất lợi nhuận đã giảm mạnh xuống còn 1,8% Mặc dù vậy, tín hiệu vẫn tích cực khi tỷ suất lợi nhuận vẫn duy trì ở mức dương.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu (ROE) đã có xu hướng giảm, tương tự như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Cụ thể, từ năm 2018 đến 2019, chỉ số ROA giảm từ 8,7% xuống 7,9% và tiếp tục giảm xuống 1,3% vào năm 2020, cho thấy hoạt động kinh doanh không hiệu quả Đồng thời, lợi nhuận mà chủ sở hữu doanh nghiệp thu về từ việc đầu tư vốn cũng giảm, với tỷ số ROE giảm từ 20,7% xuống 14,8% và chỉ còn 3,6% vào năm 2020.
5 Tỷ số đo lường giá trị thị trường
So với năm 2018, chỉ số EPS năm 2019 đã tăng từ 4650 lên 4754,3, cho thấy sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh và khả năng thu hút nhà đầu tư Tuy nhiên, tình hình diễn biến xấu từ các yếu tố bên ngoài vẫn ảnh hưởng đến kết quả này.
EPS năm 2020 giảm xuống 1054, rất chủ quan nếu nhận định hoạt động kinh doanh không hiệu quả
Sự gia tăng chỉ số EPS từ năm 2018 đến 2019 đã dẫn đến việc chỉ số P/E giảm từ 16,99 xuống còn 11,84, cho thấy cổ phiếu đang bị định giá thấp Tuy nhiên, vào năm 2020, công ty đã có sự phát triển vượt bậc khi chỉ số P/E tăng lên 84,37, có thể do thương vụ sáp nhập giữa Vingroup và Masan, làm cho giá cổ phiếu được định giá cao và tạo ra kỳ vọng lớn từ nhà đầu tư về tương lai của công ty.
Các xu hướng làm cho xu hướng thay đổi của các tỷ số tài chính
1 Các tỷ số khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời qua các năm có biến thiên nhưng khoảng biến thiên không lớn Với các lý do sau:
- Tổng tài sản lưu động tăng gấp đôi và nợ ngắn hạn cũng tăng gần gấp đôi nên hệ số trong khoảng 2018 – 2019 tăng không nhiều.
Từ năm 2019 đến 2020, tổng tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có xu hướng tăng, tuy nhiên, nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn tổng tài sản lưu động, dẫn đến hệ số giảm nhưng không đáng kể.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm dần qua các năm Với các lý do sau:
Từ năm 2018 đến 2019, tổng tài sản lưu động và hàng tồn kho đều tăng hơn gấp đôi, trong khi nợ ngắn hạn cũng tăng gấp đôi Mặc dù hệ số khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn này có giảm, nhưng mức giảm này là rất ít.
Tổng tài sản lưu động đã tăng mạnh, cùng với sự gia tăng hàng tồn kho và nợ ngắn hạn, dẫn đến việc hệ số từ năm 2019 đến 2020 tiếp tục giảm nhưng mức giảm rất ít, gần như không thay đổi.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm dần nhưng không đáng kể.
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng và nợ ngắn hạn tăng nhiều từ 2018 –
2019 nên hệ số giảm nhưng rất ít.
- Tiền và các khoản tương đương tiền và nợ hắn hạn đều tăng nên hệ số có giảm nhưng gần như là không đổi.
2 Các tỷ số cấu trúc tài chính
Hệ số nợ tổng quát :
Hệ số nợ tổng quát qua các năm tăng nhưng không đều Với các lý do sau:
- Tổng tài sản và tổng nợ qua các năm đều biến thiên, đều tăng
- Vào năm 2020 thì tổng nợ tăng gấp đôi làm cho hệ số tăng đáng kể
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2018 và 2019 gần như không thay đổi, đặc biệt năm
2020 tăng mạnh Với các lý do :
- Yếu tố nợ và vốn chủ sở hữu đều tăng trong giai đoạn 2018 đến 2019
Vào năm 2020, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng cao do ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là dịch COVID-19, dẫn đến sự giảm sút của vốn chủ sở hữu Sự gia tăng này đã gây ra nhiều khó khăn cho tình hình tài chính của công ty.
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Từ năm 2018 đến năm 2019, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu gần như ổn định, nhưng từ năm 2019 đến 2020 đã tăng mạnh do nhiều lý do khác nhau.
- Yếu tố nợ giảm làm tổng tài sản giảm và vốn chủ sở hữu cũng giảm, nhưng không đáng kể trong giai đoạn 2018 đến 2019.
- Yếu tố nợ vào năm 2020 tăng mạnh làm tổng tài sản tăng và vốn chủ sở hữu giảm làm cho hệ số nhân vốn chủ sở hữu tăng cao.
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu có biến thiên qua các năm Từ 2018 – 2019 giảm nhẹ và từ 2019 – 2020 tăng mạnh Với các lý do sau:
- Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ trong giai đoạn 2018 – 2019
- Yếu tố nợ dài hạn năm 2020 tăng gấp 3 so với năm 2019 trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm khoảng 2 lần.
3 Các tỷ số khả năng hoạt động
Số vòng quay vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động có sự biến thiên qua các năm Vì các lý do sau:
- Vốn lưu động bình quân tăng từ 2018 – 2019 nhưng doanh thu thuần lại giảm Nên số vòng quay vốn lưu động giảm trong giai đoạn này
- Từ 2019 – 2020 doanh thu thuần tăng mạnh và vốn lưu động bình quân có tăng nhưng không đáng kể nên số vòng quay vốn lưu động từ 2019 – 2020 tăng.
Số vòng quay khoản phải thu:
Số vòng quay khoản phải thu có sự biến thiên qua các năm Vì các lý do sau:
- Các khoản phải thu bình quân tăng nhiều trong khi doanh thu thuần giảm nhẹ làm cho số vòng quay khoản phải thu giảm nhiều trong giai đoạn 2018 – 2019.
- Doanh thu thuần tăng vọt và các khoản phải thu bình quân có tăng nhưng ít nên số vòng quay từ 2019 – 2020.
Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho có sự biến thiên qua các năm Vì các lý do sau:
- Giá vốn hàng bán tăng nhẹ, số hàng tồn kho bình quân trong kì tăng mạnh nên số vòng quay giảm từ 2018 – 2019.
- Giá vốn hàng bán và số hàng tồn kho bình quân đều tăng nên số vòng quay trong giai đoạn 2019 – 2020 tăng.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất qua các năm có biến động nhẹ Vì các lý do sau:
- Doanh thu thuần trong kỳ giảm nhẹ trong khi giá trị tài sản cố định tăng mạnh nên hiệu suất từ 2018 -2019 giảm.
- Doanh thu thuần và giá trị tài sản cố đinh đều tăng nên hiệu suất trong giai đoạn
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty có sự biến động không đều giữa các năm
- Doanh thu thuần trong kì giảm nhẹ và có sự tăng mạnh về tổng tài sản vào năm 2018-2019
- Vào năm 2019-2020 có sự biến động lớn về doanh thu thuần tăng và tổng tài sản cũng tăng nên làm cho hiệu suất tổng tài sản tăng
4 Các tỷ số có khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng biến động mạnh và không đều
- Lợi nhuận ròng tăng từ 2018-2019 và doanh thu thuần có sự giảm nhẹ
Trong giai đoạn 2019-2020, công ty ghi nhận lợi nhuận ròng giảm mạnh, tuy nhiên doanh thu thuần lại tăng trưởng đáng kể, điều này một phần do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài trong nền kinh tế thị trường.
ROA : Có sự giảm dần qua các năm
- 2018-2019: Lợi nhuận sau thuế tăng không đáng kể, giá trị tài sản bình quân tăng nên ROA trong giai đoạn này giảm không nhiều
- Lợi nhuận sau thuế giảm hơn 4 lần trong khi giá trị tài sản bình quân tăng không nhiều nên ROA giảm mạnh trong giai đoạn 2019-2020
ROE: Có sự giảm dần qua các năm, đặc biệt từ 2019-2020 ROE giảm mạnh
- LNST tăng ít, VCSH bình quân trong kì tăng gấp 1,5 lần nên ROE giảm từ 2018-2019
- LNST giảm hơn 4 lần trong khi VCSH bình quân giảm ít làm cho ROE giảm mạnh từ 2019-2020
5 Các tỷ số đo lường giá thị trường
EPS : Thu nhập thuần tính cho 1 cổ phần : Có sự biến động mạnh qua các năm
Vào năm 2019-2020, có sự biến động mạnh về lợi nhuận ròng, cho thấy rằng lợi nhuận ròng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chỉ số EPS.
P/E : Tỷ số giá thu nhập: Có sự biến động không đều qua các năm
- Thu nhập thuần tính trên 1 cổ phần EPS tăng , giá cổ phần giảm gần như không thay đổi vào năm 2018-2019
- Thu nhập thuần tính trên 1 cổ phần EPS giảm mạnh vào năm 2019-2020 Nên làm cho tỷ giá thu nhập P/E tăng mạnh