1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8a cung đoạn qua địa bàn xã sơn tây, huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

73 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Thực Hiện Dự Án Nâng Cấp, Cải Tạo Quốc Lộ 8A Cung Đoạn Qua Địa Bàn Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả Nguyễn Đức Hạnh
Người hướng dẫn TS. Nông Thị Thu Huyền
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 787,88 KB

Nội dung

Vì vậy, để có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, công tác BTGPMB nói riêng cho địa phương trong thời gian tới được tốt hơn tôi đã lựa chọn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC HẠNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH

CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO QUỐC LỘ 8A CUNG ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN XÃ SƠN TÂY, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC HẠNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH

CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO QUỐC LỘ 8A CUNG ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN XÃ SƠN TÂY, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS Nông Thị Thu Huyền

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Công trình nghiên cứu của tôi “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu

trong luận văn được dùng để phân tích có nguồn gốc rõ rang và đúng quy định Các nội dung, kết quả trong luận văn do cá nhân tôi tìm hiểu, điều tra một cách trực tiếp tại các địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu Các kết quả trong luận văn của tôi được công bố lần đầu và chưa được công bố trong bất

kỳ nghiên cứu nào

Tác giả Luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn khoa học TS Nông Thị Thu Huyền và các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng Đào

tạo, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư huyện Hương Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Sơn đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện Luận văn Đặc biệt, xin chân thành biết ơn đến các gia đình, cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiên giúp đỡ tôi để tôi có những thông tin và ý kiến quý giá trong lĩnh vực nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ix

THESIS ABSTRACT xii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học 3

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 3

1.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng 4

1.1.3 Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 5

1.1.4 Nguyên tắc và điều kiện bồi thường giải phóng mặt bằng 6

1.1.5 Các trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 8

1.1.6 Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 9

1.1.7 Quy định về tái định cư 9

1.1.8 Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 11

1.2 Cơ sở pháp lý của công tác Bồi thường, giải phóng mặt bằng 13

1.2.1 Những văn bản của Chính phủ và cơ quan Trung Ương 13

1.2.2 Những văn bản của địa phương tỉnh Hà Tĩnh 14

1.3 Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 15 1.3.1 Tình hình thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh 15 1.3.2 Một số nghiên cứu liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 19

Trang 6

1.4 Đánh giá tổng quan 21

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 22

2.3 Nội dung nghiên cứu 22

2.3.1 Giới thiệu về dự án “Cải tạo, nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A đoạn km0 - km85+300 từ ngã ba TX Hồng Lĩnh đến Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh” 22

2.3.2 Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư của dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 22

2.3.3 Đánh giá tác động của công tác BT&GPMB của dự án đến đời sống người dân bị thu hồi đất 23

2.3.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác BT&GPMB của dự án (cung đoạn qua xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn) 23

2.3.5 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác BTGPMB và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác BT&GPMB cho địa phương trong thời gian tới 23

2.4 Phương pháp nghiên cứu 23

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 23

2.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 24

2.4.3 Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 24

2.4.4 Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh 25

2.4.5 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 25

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THÁO LUẬN 26

3.1 Giới thiệu về dự án “Cải tạo, nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A đoạn Km0 - km85+300 từ ngã ba TX Hồng Lĩnh đến Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh” 26

Trang 7

3.1.1 Khái quát về dự án 26

3.1.2 Khái quát về cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 26

3.1.3 Đối tượng, điều kiện bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu 27

3.2 Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư của dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 30

3.2.1 Kết quả Bồi thường về đất 30

3.2.2 Kết quả bồi thường về các tài sản gắn liền với đất 31

3.2.3 Kết quả hỗ trợ 35

3.2.4 Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ của dự án 35

3.3 Đánh giá tác động của công tác BT&GPMB của dự án đến đời sống người dân bị thu hồi đất 37

3.3.1 Kết quả sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ 37

3.3.2 Tình hình đời sống của các hộ dân bị thu hồi đất 38

3.3.3 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến an ninh trật tự xã hội 39

3.3.4 Ảnh hưởng đến môi trường sau khi bị thu hồi đất 40

3.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác BT&GPMB của dự án 41

3.4.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng 41

3.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng 42

3.5 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác BT&GPMB cho địa phương trog thời gian tới 45

3.5.1 Thuận lợi và khó khăn 45

3.5.2 Một số giải pháp đề xuất 47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

1 Kết luận 49

2 Kiến nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHẦN PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tổng hợp các loại đất bị thu hồi của dự án 27

Bảng 3.2 Kết quả bồi thường về đất 30

Bảng 3.3 Kết quả bồi thường về cây cối, hoa màu tại khu vực GPMB 32

Bảng 3.4 Kết quả bồi thường về tài sản, vật kiến trúc 33

Bảng 3.5 Kết quả bồi thường di chuyển mồ mả 34

Bảng 3.6 Kết quả hỗ trợ của dự án đối với các hộ gia đình, 35

cá nhân bị thu hồi đất 35

Bảng 3.7 Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án 36

Bảng 3.8 Ý kiến của người dân về việc sử dụng tiền bồi thường 37

hỗ trợ tại dự án 37

Bảng 3.9 Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 38

Bảng 3.10 Tình hình an ninh trật tự xã hội sau thu hồi đất 39

Bảng 3.11 Đánh giá về thực trạng môi trường sau khi thực hiện dự án 40

Bảng 3.12 Kết quả tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác BT&GPMB của dự án 41

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Các tuyến đường cải tạo, nâng cấp của dự án 27 Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án 36 Hình 3.3 Quốc lộ 8A mới 41

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Thông tin chung

1.1 Họ tên tác giả luận văn: Nguyễn Đức Hạnh

1.2 Tên luận văn: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

1.3 Ngành khoa học của luận văn: Quản lý đất đai; Mã số: 8.85.01.03 1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Nông Thị Thu Huyền

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

2 Mục đích nghiên cứu:

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được kết quả công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn

- Đánh giá được ảnh hưởng của dự án đến đời sống của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong công tác BTGPMB của dự án Từ đó, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác BTGPMB cho huyện Hương Sơn trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra phỏng vấn,

phương pháp xử lý thông tin, số liệu (phương pháp thống kê, so sánh, phân tích )

Trong đó, phương pháp chọn điểm nghiên cứu chọn có các khu vực, tuyến đường có tính chất đại diện, phản ánh được sự phát triển kinh tế, xã hội

Trang 12

của huyện Hương Sơn Phương pháp điều tra phỏng vấn sử dụng mẫu phiếu điều tra để điều tra, phỏng vấn về thông tin giá đất và các yếu tổ ảnh hưởng

đến giá đất, các giải pháp bình ổn giá đất

4 Kết quả nghiên cứu và kết luận

1.1 Hương Sơn có vị trí kinh tế khá thuận lợi, nối Việt Nam với Lào và

sang các nước ASEAN Trên địa bàn Huyện có 2 tuyến đường huyết mạch là đường quốc lộ 8A và đường Hồ Chí Minh đi qua Dự án Cải tạo, nâng cấp,

cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, có

chiều dài là 7,34 km, thời gian thực hiện 2018 – 2022

Tổng diện tích thu hồi để phục vụ cho dự án là 106.199,7 m2, trong đó: diện tích đất ở nông thôn bị thu hồi là 99.464,7 m2; diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi là 6.735 m2

1.2 Tổng kinh phí thực hiện dự án là 14.926.399,05 nghìn đồng, trong đó: kinh phí bồi thường về đất là 12.879.058,5 nghìn đồng; kinh phí bồi thường về tài sản, kiến trúc là 556.750 nghìn đồng; kinh phí bồi thường về cây cối, hoa màu là 447.591,15 nghìn đồng; kinh phí bồi thường, hồ sợ di chuyển mồ mả

hỗ trợ vẫn chưa tìm được cách thức đầu tư phù hợp

Qua các ý kiến đánh giá của các hộ dân cho thấy dự án đã mang lại sự thay đổi về cơ sở hạ tầng tốt hơn, khang trang, thoáng mái hơn Tuy nhiên, vẫn có một số ít các hộ dân cho rằng cho rằng hạ tầng chưa được tốt do trong quá trình hoạt động thi công gây ô nhiễm môi trường

1.4 Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB của dự án Trong đó, sự đồng thuận của người dân, chính sách của nhà nước là 2 yếu tố

Trang 13

có mức ảnh hưởng rất nhiều; trình độ của cán bộ làm công tác GPMB và sự ủng hộ của chính quyền và ban ngành có mức ảnh hưởng nhiều, yếu tố nguốn vốn có ảnh hưởng trung bình

1.5 Trong quá trình thực hiện công tác BTGPMB Dự án đã nhận được

sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và sự ủng hộ của người dân nhưng vẫn còn một số khó khăn tồn tại Để nâng cao hiệu quả trong công tác BTGTMB cho huyện Hương Sơn trong thời gian tới cần có các giải pháp

về chính sách, giải pháp về tổ chức thực hiện và một số giải pháp khác

Trang 14

THESIS ABSTRACT

1 General information

1.1 Full name of thesis author: Nguyen Duc Hanh

1.2 Thesis title: Evaluation of compensation, support, and resettlement

when the state recovers land to implement the project to upgrade and improve National Highway 8A, the section passing through Son Tay commune, Huong Son district, Ha province Static

1.3 Scientific field of thesis: Land management; Code: 8.85.01.03 1.4 Scientific instructor: Dr Nong Thi Thu Huyen

1.5 Training facility: University of Agriculture and Forestry - Thai

Nguyen University

2 Research purpose:

- Evaluate the results of compensation and site clearance of the project

to upgrade and renovate National Highway 8A, the section passing through Son Tay commune, Huong Son district

- Assess the impact of the project on the lives of people in the site clearance area

- Identify factors affecting compensation and site clearance of the project

- Evaluate the advantages and difficulties in the project's land clearance work From there, propose feasible solutions to improve the effectiveness of traffic clearance work for Huong Son district in the coming time

3 Research methods

Research methods include: Method of selecting research points, method

of collecting documents, secondary data, interview investigation method, information and data processing method (statistical, comparison, analysis )

In particular, the method of selecting research points includes representative areas and routes, reflecting the economic and social

Trang 15

development of Huong Son district The interview survey method uses a survey form to investigate and interview about land price information and factors affecting land prices, and solutions to stabilize land prices

4 Research results and conclusions

1.1 Huong Son has a favorable economic position, connecting Vietnam with Laos and ASEAN countries In the district, there are 2 arterial roads passing through: National Highway 8A and Ho Chi Minh Road Project to Renovate, upgrade and renovate National Highway 8A section through Son Tay commune, Huong Son district, with a length of 7.34 km, implementation period 2018 - 2022

The total area recovered to serve the project is 106,199.7 m2, of which: the area of rural land recovered is 99,464.7 m2; The area of non-agricultural land recovered is 6,735 m2

1.2 The total cost of project implementation is 14,926,399.05 thousand VND, of which: land compensation cost is 12,879,058.5 thousand VND; Compensation costs for property and architecture are 556,750 thousand VND; Compensation costs for trees and crops are 447,591.15 thousand VND; Compensation and grave relocation costs are 75,500 thousand VND and total support costs are 967,500 thousand VND

1.3 After receiving compensation and support, each household has used and invested in different things However, the percentage of money used for shopping is still the highest, the percentage of money used by households

to renovate houses and some other purposes is the lowest This shows that after receiving compensation and support, people still have not found a suitable way to invest

Evaluations from households show that the project has brought changes

in infrastructure for the better, more spacious and comfortable However,

Trang 16

there are still a few households who believe that the infrastructure is not good because the construction process causes environmental pollution

1.4 There are 5 factors affecting the compensation and site clearance work of the project Among them, people's consensus and state policies are two factors that have a great deal of influence; The qualifications of officials working in site clearance and the support of the government and departments have a high influence, the capital factor has a medium influence

1.5 During the implementation of the project, the project has received attention and support from local authorities at all levels and the support of the people, but some difficulties still exist To improve the effectiveness of road traffic protection work for Huong Son district in the coming time, it is necessary to have policy solutions, implementation solutions and a number of other solutions

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các năm gần đây sự phát triển chung của hệ thống kinh tế - xã hội cũng như của đất nước trước hết đặt ra phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện quốc gia đây chính là điều kiện rất cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch Để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu hồi Việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) giữ vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố có tính quyết định trong toàn bộ quá trình BTGPMB Tuy nhiên, công tác BTGPMB gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện Để khắc phục những tồn tại đó, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện

hệ thống pháp luật về đất đai và ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện công tác BTGPMB một cách có hiệu quả

Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có cửa khẩu Cầu Treo nằm trên Quốc lộ 8A – con đường bộ ngắn nhất và thuận lợi nhất từ Hà Nội sang Lào, cũng như đến 6 tỉnh Đông Bắc Thái Lan Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng an ninh và phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Lào, Thái Lan và Mianmar; phát huy hành lang kinh tế Đông Tây, vùng Đông Bắc Thái Lan; kết nối hệ thống giao thông quốc gia đường 8A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, tạo điều kiện để khai thác lợi thế của khu kinh tế Vũng Áng, đô thị thành phố Hà Tĩnh và các khu công nghiệp khác của tỉnh Hà Tĩnh Tuy nhiên, qua nhiều năm Quốc lộ 8A - tuyến đường huyết mạch lên cửa khầu Cầu Treo bị hư hỏng, xống cấp chưa được nâng cấp, sửa chữa ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - chính trị, giao thương hàng hóa …

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn khu kinh tế (KKT) Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cùng 7 KKT cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai

Trang 18

đoạn 2021 – 2025, trong đó có Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8A đoạn km0

- km85+300 (tổng chiều dài 85,3km) bắt đầu từ ngã ba TX Hồng Lĩnh đến Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cũng nằm trong cung đường của Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A, khi thực hiện công tác BTGPMB cũng đã gặp một số khó khăn chung Vì vậy, để có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, công tác BTGPMB nói riêng cho địa phương trong thời gian tới được tốt hơn tôi đã lựa

chọn đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được kết quả công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A cung đoạn qua địa bàn xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn

- Đánh giá được ảnh hưởng của dự án đến đời sống của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong công tác BTGPMB của dự án Từ đó, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác BTGPMB cho huyện Hương Sơn trong thời gian tới

3 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học

trên lớp; học hỏi, tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm hiểu rõ hơn về công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư

- Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra

được những thuận lợi, khó khăn trong công tác BT&GPMB của dự án để từ

đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh tiến độ của dự án ở hiện tại và trong tương lai

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

- Công tác BTGPMB là việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế;

- Định giá đất là những phương pháp kinh tế nhằm tính toán lượng giá trị của đất đai bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm xác định khi chúng tham gia trong một thị trường nhất định Nói đất đai là một tài sản đặc biệt vì

nó có đủ các thuộc tính của một tài sản, là vật có thực và có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người, có đặc trưng giá trị và là đối tượng của giao dịch dân sự

- Định giá bất động sản là việc ước tính giá trị của quyền sở hữu bất động sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện cụ thể và trên một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp

- Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai

- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất

- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người

có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển

- Tái định cư:

+ Theo từ điển Tiếng Việt: Tái nghĩa là "hai lần hoặc lần thứ hai, lại một lần nữa" Định cư nghĩa là "ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn"

Trang 20

+ Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Tái định cư là xây dựng khu dân cư mới, có đất để sản xuất và cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa điểm khác

+ Các hình thức tái định cư: Tái định cư tập trung, tái định cư tại chỗ, tái định cư xen ghép (phân tán) (Nguyễn Quốc Cường, 2018)

1.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng

Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm Bên cạnh đó công tác BT&GPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội Ở các địa phương khác nhau thì công tác BT&GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau Chính vì vậy, công tác BT&GPMB mang tính đa dạng và phức tạp:

- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện TN - KT - XH và trình độ dân trí nhất định Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng

đó Do đó, công tác BT&GPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt

- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống KT - XH đối với mọi người dân Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn Do đó, tâm lý người dân khu vực này là phải giữ được đất để sản xuất Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng

đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:

Trang 21

+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở

+ Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ

+ Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn

+ Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu

+ Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của những người dân (Nguyễn Thiện Dũng

và Nguyễn Thị Tú Anh, 2021)

1.1.3 Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

“Trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng có rất nhiều yếu tố tác động đến có thể thúc đẩy quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh hay chậm (Hồ Kiệt và cs., 2017):

- Yếu tố quản lý nhà nước về đất đai

- Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Tác động của công tác giao đất, cho thuê đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thanh tra chấp hành các chế độ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai

- Yếu tố chính sách, yếu tố thị trường

Trang 22

1.1.4 Nguyên tắc và điều kiện bồi thường giải phóng mặt bằng

1.1.4.1 Nguyên tắc bồi thường

* Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 74, Luật Đất đai 2013 (Quốc hội, 2013):

1 Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường

2 Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích

sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất

3 Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật

* Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 88, Luật Đất đai 2013:

1 Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường

2 Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại

1.1.4.2 Điều kiện bồi thường

Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định tại Điều 75, Luật đất đai 2013 (Quốc hội, 2013):

1 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền

Trang 23

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

2 Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có

đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

3 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

4 Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước,

có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

5 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận

Trang 24

hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

6 Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

1.1.5 Các trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

* Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất được quy định tại Điều 82 Luật Đất đai 2013 (Quốc hội, 2013) như sau:

1 Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2 Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3 Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a,

b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4 Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này

* Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất Điều 92 Luật Đất đai 2013 như sau:

1 Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này

2 Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

3 Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng

Trang 25

khác không còn sử dụng

1.1.6 Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 83 Luật Đất đai 2013 (Quốc hội, 2013) quy định về nội dung hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

1 Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai

và đúng quy định của pháp luật

2 Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình,

cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; d) Hỗ trợ khác

3 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

1.1.7 Quy định về tái định cư

* Trách nhiệm lập và thực hiện dự án tái định cư được quy định tại Điều 85 Đất đai 2013 (Quốc hội, 2013) như sau:

1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất

2 Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền

3 Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng

Trang 26

nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư

4 Chính phủ quy định chi tiết điều này

* Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở

1 Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định

cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là

15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư

Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định

cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến

bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi

2 Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng

Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân

cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư

3 Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

4 Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu

Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương

Trang 27

1.1.8 Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại Điều 93 Luật Đất đai 2013 (Quốc hội, 2013):

1 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi

2 Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả

3 Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước

4 Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào

số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước

5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Điều 30 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau (Chính phủ, 2014)

1 Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào

số tiền được bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều 93 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền

sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi

Trang 28

đất vẫn chưa nộp;

b) Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình,

cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;

c) Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

2 Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất

ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:

a) Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó; b) Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này

3 Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau

Trang 29

khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất

4 Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Quỹ phát triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất;

b) Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án

Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án

1.2 Cơ sở pháp lý của công tác Bồi thường, giải phóng mặt bằng

1.2.1 Những văn bản của Chính phủ và cơ quan Trung Ương

Trang 30

- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên

và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

- Quyết định số 3501/QĐ-BGT ngày 22/10/2010 của Bộ Giao thông vận tải v/v phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc

lộ 8A đoạn Km37 – Km85+300 Hà Tĩnh

1.2.2 Những văn bản của địa phương tỉnh Hà Tĩnh

- Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 3/11/2014 của UBND tỉnh

Hà Tĩnh về ban hành chính sách Bồi thường, hỗ trợ TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

- Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 của UBND huyện Hương Sơn v/v kiện toàn Hội đồng BT, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A đoạn Km37 – Km85+300 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

- Văn bản số 970/UBND – GT1 ngày 24/02/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh v/v rà soát tiếp tục thực hiện công tác BT, GPMB, TĐC dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A đoạn Km37 – Km85+300

- Quyết định số 3539/QĐ-UBND ngày 30/06/2020 của UBND huyện Hương Sơn v/v kiện toàn Hội đồng BT, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A đoạn Km37 – Km85+300 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 31

- Công văn số 432/BQLDA4 – DA1 ngày 12/03/2021 của Ban quản lý

Dự án 4 v/v tiếp tục triển khai công tác GPMB đoạn Km50+080 – Km52+3,4 thộc dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A đoạn Km37 – Km85+300

- Công văn số 4974/UBND – GT1 ngày 3/08/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh v/v khẩn trương hoàn thành GPMB dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 8A đoạn Km37 – Km85+300

1.3 Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

1.3.1 Tình hình thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh

1.3.1.1 Tại thành phố Hà Nội

Hà Nội là địa phương đi đầu “Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố” Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất; đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 1.711 dự án, với tổng diện tích đất hơn 8.462 ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở Những kết quả đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô trong những năm qua Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng là công việc rất khó khăn, phức tạp nên còn bộc lộ một số hạn chế, như: tiến độ giải phóng mặt bằng của phần lớn các dự án, kể cả một số dự án trọng điểm còn chậm; việc giải quyết yêu cầu tái định cư chưa đồng bộ, bất cập; tình trạng khiếu nại liên quan đến giải phóng mặt bằng vẫn diễn biến phức tạp; việc công khai, minh bạch trong thực hiện cơ chế, chính sách còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có lúc, có dự án chưa thực hiện sâu rộng; còn chưa đúng về trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện nhiệm vụ Trong thời gian tới, Hà Nội cần phải giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ

Trang 32

đồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân Thành phố đã đặt ra mục tiêu phải hoàn thành công việc, trong đó, việc giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông cần triển khai đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang tuyến phố Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; có cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân chủ động

di chuyển chỗ ở, thực hiện tái định cư tự nguyện, được tự lựa chọn hình thức tái định cư bằng việc nhận nhà hoặc nhận tiền, phù hợp với nhu cầu, khả năng của các hộ dân (Viện Hành Chính Quốc Gia, 2019)

1.3.1.2 Tại thành phố Đà Nẵng

Để công tác giải tỏa bồi thường thực hiện đúng quy định, Thành phố giao cho Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng thường xuyên tổ chức tập huấn và triển khai các Quyết định của UBND thành phố và

có hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị thực hiện Thành phố cũng đã có những vận dụng cụ thể phù hợp với tình hình sử dụng đất thực tế tại địa phương, tập quán sinh sống của người dân từng vùng để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trên cơ sở đảm bảo sự công bằng, khách quan và có tính chất động viên, khuyến khích người bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ

+ Thường hỗ trợ đối với những hộ bàn giao mặt bằng sớm, đúng tiến độ; + Đối với người dân sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất, ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ về đất, cây cối, hoa màu còn được hỗ trợ tiền chuyển đổi nghành nghề, tạo điều kiện học nghề mới hoặc chuyển sang nghề khác; + Thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng công tác TĐC đối với các hộ giải tỏa, lãnh đạo UBND thành phố thường xuyên đôn đốc để đẩy nhanh việc giao đất TĐC cho các hộ giải tỏa

Hầu hết các dự án trên địa bàn thành phố đều do các Ban giải tỏa bồi thường thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của UBND thành phố

Trang 33

Do đó công tác giải tỏa bồi thường được chuyên môn hóa nên các chính sách giả tỏa bồi thường được quán triệt đầy đủ và nhất quán đối với tất cả các dự

án Nhờ vậy, việc thực hiện giải tỏa bồi thường được công bằng, nhanh chóng

và giảm tình trạng khiếu kiện

Một số dự án trong quá trình triển khai thực hiện, do tình hình thực tế về năng lực của chủ đầu tư cũng như sự điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố cho phù hợp và sử dụng đất có hiệu quả hơn, UBND thành phố đã điều chỉnh chủ đầu tư hoặc có kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn của dự án Thành phố đã đầu tư xây dựng 242 khu, điểm dân cư với tổng diện tích được phê duyệt là 3.658,63 ha (đã đưa vào sử dụng hơn 1000,0 ha…)

- Công tác giải quyết việc làm cho con em nông dân con em họ sau khi

bị thu hồi hết đất chưa giải quyết được một cách triệt để và cơ bản vì việc đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp còn hạn chế

và đặc biệt là lao động trên 40 tuổi còn gặp nhiều khó khăn

- Việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật là khó thực hiện vì pháp luật cần quy định cụ thể hơn khi mà giá trị bồi thường đã sát thị trường mà người sử dụng đất không chấp nhận thì cần

có cơ quan Tài phán hoặc Tòa án phán quyết sự việc làm căn cứ thực hiện

- Nhìn chung tại các địa phương thì chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp, chưa đủ để quản lý chặt việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cũng như chưa đóng được vai trò điều tiết quỹ đất trong quá trình đầu tư phát triển thị trường bất động sản; là do còn chồng chéo với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chưa gắn kết với quy hoạch xây dựng đô thị (Nguyễn Quốc Cường, 2018)

Trang 34

tổng diện tích đất thu hồi gần 9.697,0 ha với tổng kinh phí bồi thường hơn 6.750,0 tỷ đồng, các địa phương có số dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cao như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Diễn Châu trong đó có một số

dự án lớn như dự án dây dựng thủy điện Hủa Na huyện Quế Phong, Dự án mở rộng quốc lộ 1A, dự án khu công nghiệp Bắc Vinh

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đang triển khai các dự án trọng điểm gồm: Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An; Khu công nghiệp WHA Hemaraj 1- Nghệ An; Nhà máy xi măng Sông Lam giai đoạn 2, Trạm nghiền

xi măng và cảng biển Vissai; Tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Hội;… là những dự án quan trọng, có ý nghĩa dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh, không chỉ đem lại lợi ích cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh

Theo UBND tỉnh Nghệ An, nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hợp tác, đầu tư tại địa phương, tỉnh Nghệ An cam kết tạo mọi thuận lợi về thủ tục, cũng vào cuộc xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, xác định cụ thể những dự án có khó khăn, vướng mắc, phân định vướng mắc cụ thể ở khâu nào (thủ tục hành chính, đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch,…) để cùng nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, cam kết xử

lý nghiêm cán bộ nếu phát hiện thấy nhũng nhiễu, gây khó khăn, cản trở nhà đầu tư đến hợp tác, đầu tư tại địa phương

Bên cạnh đó, Nghệ An cũng ưu tiên ngân sách tập trung giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và đầu tư vào các công trình khó huy động các nguồn lực xã hội

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư được UBND tỉnh quan tâm, công tác tuyên truyền được thực hiện thông qua kênh truyền hình tỉnh Nghệ An (kênh NTV) và đài truyền hình các huyện, công tác tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh, các buổi tập huấn… Chính sách bồi thường về đất, tài sản, chính sách hỗ trợ và tái định cư còn

Trang 35

nhiều bất cập nguyên nhân là do việc xác định điều kiện được bồi thường chưa được tốt, bảng giá đất do UBND tỉnh đưa ra còn thấp so với điều kiện thực tế, hỗ trợ việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp chủ yếu hỗ trợ bằng tiền

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thi công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế:

- Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thực hiện GPMB đã đạt kết quả tích cực (năm 2013, 2014, 2015) những vẫn còn một số nội dung, hạng mục chậm so với kế hoạch, làm ảnh hướng đến tiến độ của dự án

- Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất có lúc, có nơi chưa kịp thời, một số trường hợp chưa tạo đồng thuận cao của người bị thu hồi đất (Nguyễn Quốc Cường, 2018)

1.3.2 Một số nghiên cứu liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Tác giả Nguyễn Quốc Cường (2018): “Thực hiện chính sách bồi

thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, thành

phố Hà Nội”, luận văn đã đưa ra giải pháp là: tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng; nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng Thời gian tới, ngoài các mục tiêu, quan điểm tương đối rõ, huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội cần áp dụng các nhóm giải pháp: Giải pháp hoạn thiện chính sách pháp luật quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giải pháp quản lý trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

“Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định” do tác giả Hồ Kiệt & cs chủ trì, bài báo đưa ra 1 số kết luận: Nguồn vốn tự nhiên của các hộ

Trang 36

bị thu hẹp rất nhiều, đặc biệt là nhóm bị thu hồi tới 98,3 % đất nông nghiệp;

Cơ cấu nguồn vốn tài chính của người dân có sự thay đổi đáng kể (Hồ Kiệt

và cs, 2017)

Tác giả Vũ Thị Quý (2018) đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng từ khâu đơn giá bồi thường đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đơn giá về hoa màu và công trình kiến trúc trên đất Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đã lập…

Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tỉnh tác giả đã tìm

ra được các nhóm yếu tố ảnh hưởng và đã đưa ra nhóm giải pháp cho công tác này tại địa bàn nghiên cứu (Phan Thị Thanh Huyền, 2018)

Nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuận, Dương Ngọc Thành và Nguyễn Thành Nghiệp khi tiến hành nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của

hộ dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long đã chỉ ra:

có sự thay đổi đáng kể về các nguồn lực sinh kế của cộng đồng sau khi bị thu hồi đất (Nguyễn Minh Thuận và cs, 2018)

Đời sống của các hộ dân sau giải phóng mặt bằng cũng là một trong những mặt rất cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá Nghiên cứu tại Quảng Bình cho thấy đời sống của hộ dân sau giải phóng mặt bằng cho thấy mức độ

ổn định việc làm và mức sống cao hơn so với trước khi thu hồi đất đối với những hộ có trình độ học vấn, có nghề nghiệp ổn định, còn các hộ tuổi cao, sống hoàn toàn phụ thuộc vào nghề nông có thu nhập kém hơn, việc làm không ổn định (Nguyễn Tuấn Trần và cs., 2019)

Nghiên cứu tại một số dự án tại Bắc Giang cho thấy về đơn giá bồi thường tài sản trên đất có 33% người dân đánh giá là chưa phù hợp, 20% cán

bộ cho rằng còn gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc thửa đất và

Ngày đăng: 25/01/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN