1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành của theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, qua đó đánh giá thực tiễn

15 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Tập Trung Thống Nhất Lãnh Đạo Trong Ngành Của Theo Quy Định Của Luật Tổ Chức VKSND Năm 2014, Qua Đó Đánh Giá Thực Tiễn
Trường học trường đại học
Chuyên ngành luật
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 680,9 KB
File đính kèm Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo.rar (654 KB)

Nội dung

Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành của theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, qua đó đánh giá thực tiễn.............................................................................................................................................................

Trang 1

5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 6

B NỘI DUNG 7

I NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG THỐNG NHẤT LÃNH ĐẠO 7

1 Khái quát chung về Viện Kiểm sát 7

1.1 Vị trí, tổ chức của VKSND 7

1.2 Chức năng của VKSND 7

1.3 Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân 8

2 Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành Kiểm sát 9 3 Ý nghĩa 15

II THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG THỐNG NHẤT LÃNH ĐẠO TRONG NGÀNH CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 15

1 Thực tiễn áp dụng 15

2 Một số kiến nghị đề xuất 16

C KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

6

A MỞ ĐẦU

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014, VKSND có chức năng

là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 cũng như các văn bản của ngành được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng đối với chức năng, hoạt động của Ngành cũng như cơ cấu, tổ chức bộ máy ngành Kiểm sát nhân dân

Để hiểu rõ hơn nguyên tắc hoạt động của ngành, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu về

“nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành của VKSND theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, qua đó đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong giai đoạn hiện nay” Trong quá trình, nhóm đã cố gắng để

xây dựng bài làm hoàn thiện nhất, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định, nên mong nhận được ý kiến đóng góp từ cô để bài làm được tốt hơn Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

7

B NỘI DUNG

I NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG THỐNG NHẤT LÃNH ĐẠO

1 Khái quát chung về Viện Kiểm sát

1.1 Vị trí, tổ chức của VKSND

Theo khoản 1, Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014: “Viện kiểm sát nhân

dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [1] VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến

pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Khoản 3, Điều 107 Hiến pháp năm 2013)

Như vậy, theo quy định tại Điều 107 Hiến Pháp 2013 và Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức VKSND 2014, VKSND là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước

Điều 40 Luật Tổ chức VKSND 2014, hệ thống VKS nước ta bao gồm: VKSND tối cao; VKSND cấp cao (hiện có 3 VKSND tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh); VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện

có 64 VKSND cấp tỉnh); VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện

có 691 VKSND cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); VKSND có các VKS quân sự (gồm VKS quân sự Trung ương, VKS quân sự quân khu và tương đương, VKS quân sự khu vực)

1.2 Chức năng của VKSND

Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực

hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [2] Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ

chức VKSND 2014 ghi nhận: “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành

quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [1]

Trang 4

8

Như vậy, Chức năng của VKSND là phương diện hoạt động chính, chủ yếu, đặc thù của VKSND, được quy định trong Hiến pháp, có nội dung là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Chức năng thực hành quyền công tố của VKSND (Điều 3 Luật tổ chức VKSND 2014) là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi

tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND (Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014) là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành

vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ

án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định pháp luật

Theo đó, khi VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp phải căn cứ theo Hiến pháp 2013, Luật tổ chức VKSND

2014, BLTTHS 2015 và các văn bản pháp luật khác

1.3 Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

Theo khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, VKSND có các nhiệm vụ sau đây:

- Nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật

- Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân

- Nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

- Nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân

- Nhiệm vụ góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Trang 5

9

2 Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành Kiểm sát

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND qua các thời kỳ, VKSND có chức năng hiến định là thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong mọi lĩnh vực (trước đây), trong lĩnh vực hoạt động tư pháp (hiện nay) và trong phạm vi cả nước Hoạt động của VKSND là hoạt động độc lập (tương đối) của quyền lực nhà nước, nhằm bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp

và các đạo luật thông qua sự giám sát việc tuân thủ thực hiện các văn bản luật đó VKSND không chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền công tố mà còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tất cả các chủ thể tiến hành tố tụng khác và của những người tham gia tố tụng, bao gồm cả Tòa án - cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Kiểm sát hoạt động tư pháp là một dạng thức của hoạt động giám sát nhà nước và là chức năng Hiến định, chức năng thuộc tính của Viện kiểm sát, thể hiện tính đặc thù của mô hình VKSND so với mô hình Viện công tố ở các nhà nước tư bản; theo đó, nơi nào có hoạt động tư pháp nơi đó có hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát Đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp là sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thuộc các lĩnh vực tố tụng hình

sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù Có thể xem các lĩnh vực hoạt động kiểm sát cụ thể nói trên là những nội dung khác nhau của chức năng Hiến định “kiểm sát hoạt động tư pháp” của VKSND Các lĩnh vực hoạt động kiểm sát này đều giống nhau về bản chất là nhằm giám sát, theo dõi thường xuyên việc tuân thủ các quy định của pháp luật và về mục đích là nhằm bảo đảm pháp chế thống nhất; tuy nhiên, những lĩnh vực quan hệ pháp luật khác nhau có những đặc thù, những nguyên tắc cơ bản khác nhau chi phối hoạt động của các chủ thể tham gia vào trong các quan hệ đó, trong đó có Viện kiểm sát Do vậy, thẩm quyền, hình thức, phương thức hoạt động của Viện kiểm sát trong các lĩnh vực này cũng có sự khác nhau

Trang 6

10

Xuất phát từ chức năng hiến định, đòi hỏi VKSND phải được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc phù hợp Từ Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức VKSND qua các thời kỳ đều ghi nhận nguyên tắc “tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành” là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của VKSND Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở quy định về mối quan hệ giữa Viện trưởng VKSND cấp trên với Viện trưởng VKSND cấp dưới; đồng thời, thông qua các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND các cấp Theo đó, VKSND do Viện trưởng lãnh đạo; Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu

sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới Quy định này nhằm bảo đảm sự thống nhất về tổ chức bộ máy và hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong toàn hệ thống cơ quan Viện kiểm sát trên phạm vi cả nước nhằm bảo đảm pháp chế thống nhất; đồng thời, đề cao vai trò và tính chịu trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp, đặc biệt là Viện trưởng VKSND cao; mặt khác, bảo đảm cho mỗi đối tượng quản lý chỉ phải chấp hành, chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành bằng mệnh lệnh trực tiếp của một Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cụ thể là:

- Viện trưởng VKSND chỉ đạo, điều hành thông qua các đầu mối trực tiếp:

Ra lệnh cho cấp phó của mình, các thủ trưởng đơn vị, bộ phận trực thuộc và Viện trưởng VKSND cấp dưới Viện trưởng Viện kiểm sát phân công hoặc ủy quyền cho Phó Viện trưởng cấp mình chỉ đạo, điều hành quản lý trực tiếp đối với thủ trưởng một số đơn vị, bộ phận, Viện kiểm sát cấp dưới trực thuộc

- Viện trưởng VKSND tối cao có thể phân cấp hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có thể phân cấp cho Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quản lý các đơn vị, bộ phận công tác thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh

Trang 7

11

và Viện kiểm sát cấp quân khu Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trực tiếp hướng dẫn Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phân cấp quản lý cho Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực

Như vậy, tất cả các VKSND từ trên xuống dưới tạo thành một hệ thống thống nhất Mọi hoạt động của VKSND, dù ở cấp nào, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện trưởng VKSND phải chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát do mình lãnh đạo trước Viện trưởng VKSND tối cao Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của toàn ngành kiểm sát trước Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

Theo điểm p khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2015 quy định KSV“thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này” [3] Quy

định này xuất phát từ yêu cầu, đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được quy định trong Hiến pháp Một trong những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền là mọi hoạt động của cá nhân, công dân, cơ quan, tổ chức phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và pháp luật phải được thượng tôn Theo đó, pháp luật không chỉ cho phép KSV thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà còn có thể được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng trong hoạt động tố tụng hình sự khi được Viện trưởng phân công

Đồng thời, khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, KSV phải tuân theo sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng VKSND cấp mình và chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao Nội dung này không những không

có mâu thuẫn mà còn có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong Ngành

Tuy KSV phải chấp hành quyết định của Viện trưởng nhưng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái luật thì KSV có quyền từ chối nhiệm vụ được giao

và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và KSV vẫn phải chấp hành

Trang 8

12

nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng VKSND cấp trên có thẩm quyền Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình Trong trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định thì quyết định việc thi hành đó phải được lập thành văn bản Quy định này cũng tạo cho KSV tính độc lập tương đối khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Việc từ chối nhiệm vụ được giao khi

có căn cứ cho rằng việc thực hiện quyết định đó là trái luật không phải chỉ là quyền từ chối mà còn là trách nhiệm từ chối của Kiểm sát viên

Ngoài ra, nguyên tắc “tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành” đòi hỏi tổ chức và hoạt động của hệ thống VKSND phải đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu là bảo đảm tính “tập trung thống nhất” và vai trò “thủ trưởng lãnh đạo”; theo

đó, cần lưu ý những nội dung sau:

Thứ nhất, tính “tập trung” của Viện kiểm sát thể hiện VKSND là một hệ

thống cơ quan nhà nước độc lập Viện kiểm sát cấp dưới phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và Viện kiểm sát ở tất cả các cấp phải chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao Tính tập trung trong

hệ thống cơ quan Viện kiểm sát để bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động thực tiễn của cả hệ thống và tính độc lập về tổ chức cũng như về hoạt động Viện trưởng VKSND tối cao phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Trong tác phẩm “Bàn về song trùng trực thuộc

và pháp chế”, V.I.Lê nin đã đưa ra nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát; theo đó, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của mình một cách độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào ở địa phương Viện kiểm sát không chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình đối với bất kỳ cơ quan nhà nước nào, chỉ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Các Viện kiểm sát cấp dưới chỉ chịu sự chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên và của Viện trưởng VKSND tối cao, không chịu sự chỉ đạo của các cơ quan nhà nước khác

Trang 9

13

Tính “tập trung thống nhất” có nội hàm rộng hơn, bao trùm hơn “thủ trưởng lãnh đạo” vì nội dung của nó không chỉ nói về quan hệ giữa người đứng đầu Viện kiểm sát (hay hệ thống Viện kiểm sát) với các thành viên (hay với các Viện kiểm sát cấp dưới trong cùng hệ thống) mà còn bao gồm nhiều vấn đề khác liên quan, như: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, mối quan hệ với

cơ quan nhà nước khác Có thể nói yêu cầu “thủ trưởng lãnh đạo” là nội dung chủ yếu của “tập trung thống nhất” “Tập trung thống nhất” là nguyên tắc đặc thù trong

tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát bởi lẽ đó là hình thức tổ chức cho phép bảo đảm sự thống nhất về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong toàn hệ thống VKSND trên phạm vi cả nước nhằm bảo đảm pháp chế thống nhất Sự thống nhất của hệ thống Viện kiểm sát thể hiện ở sự thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, về phương pháp hoạt động, về nguyên tắc tổ chức

và hoạt động của Viện kiểm sát các cấp Giữa Viện kiểm sát các cấp chỉ có sự khác biệt về phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn Chính nhờ có sự thống nhất này mà Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thể rút, đình chỉ, hủy bỏ bất kỳ văn bản, quyết định trái pháp luật nào của Viện kiểm sát cấp dưới Tính tập trung thống nhất của Viện kiểm sát còn thể hiện đó là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập, các cơ quan Viện kiểm sát cấp dưới chỉ trực thuộc theo ngành dọc, trực thuộc Viện kiểm sát cấp trên của mình, không song trùng trực thuộc như các cơ quan quản lý nhà nước khác; nhờ vậy mới bảo đảm cho Viện kiểm sát tránh khỏi sự can thiệp hoặc tác động, ảnh hưởng của chủ nghĩa cục bộ địa phương trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Đây cũng chính là đặc điểm tạo cho VKSND ưu thế hơn hẳn so với cơ quan khác có chức năng thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, chẳng hạn như cơ quan Thanh tra (do trực thuộc Chính phủ hoặc trực thuộc chính quyền địa phương nên có những hạn chế nhất định trong việc phát hiện, đấu tranh với vi phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương)

Thứ hai, nguyên tắc “tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành” tất yếu bao

hàm hình thức quản lý “thủ trưởng lãnh đạo” trong quan hệ giữa Viện kiểm sát

Trang 10

14

cấp dưới với Viện kiểm sát cấp trên, trong quan hệ giữa các KSV với Viện trưởng Viện kiểm sát ở trong một cấp cụ thể; sở dĩ như vậy là do bất kỳ hệ thống nào cũng phải có sự chỉ đạo thống nhất từ người đứng đầu Viện kiểm sát là một hệ thống thống nhất và mỗi cấp Viện kiểm sát cũng là một thiết chế hoàn chỉnh nên cần sự chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng - người đứng đầu cơ quan

Mặt khác, xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật từ phía các chủ thể khác, bao gồm cả cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền (trước đây) và từ phía các cơ quan tư pháp, người có chức danh tư pháp (hiện nay), đòi hỏi khách quan phải có sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết đoán, kịp thời, thống nhất của người đứng đầu cơ quan là Viện trưởng Viện kiểm sát Biểu hiện của “thủ trưởng lãnh đạo” là Viện trưởng VKSND tối cao là người quyết định những vấn đề trong tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống VKSND, còn Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới là người quyết định những vấn đề đề trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát cấp mình Quyết định, quy định, chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao có tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các cấp Viện kiểm sát và quyết định, mệnh lệnh của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có tính bắt buộc chấp hành đối với Viện kiểm sát cấp dưới Chính nhờ nguyên tắc “thủ trưởng lãnh đạo” mà Viện kiểm sát có thể phát huy được sức mạnh của cả hệ thống trong đấu tranh với vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế thống nhất, có khả năng đối trọng với hiện tượng chủ nghĩa cục bộ địa phương

Mặc dù nguyên tắc này góp phần tăng tính độc lập cho Kiểm sát viên, ngăn ngừa sự can thiệp trái pháp luật của cá nhân, tổ chức vào hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát, bảo đảm sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát mỗi cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao nhưng việc thực hiện này không đơn giản, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó, quan hệ có tính thứ bậc của nền hành chính công và tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng quyền

Ngày đăng: 25/01/2024, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w