1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tập Làm Văn Lớp 5 (1) (1).Docx

44 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Hiệu Quả Dạy Văn Miêu Tả Cảnh Cho Học Sinh Lớp 5 Theo Hướng Phát Triển Phẩm Chất Và Năng Lực Cho Học Sinh Tiếp Cận Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trường học Trường Tiểu Học Cộng Hòa
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2020 - 2021
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 80,15 KB

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 Tên sáng kiến "Một số biện pháp hiệu quả dạy văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 5 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục[.]

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: "Một số biện pháp hiệu quả dạy văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 5 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018.”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 5phân môn Tập làm văn

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh

Ngày tháng/năm sinh: 22/01/1998

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Cộng Hòa

Điện thoại: 0337.658.396

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Cộng Hòa – Nam Sách –

Hải Dương.

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Cộng Hòa -

Nam Sách - Hải Dương.

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Tập làm vănlớp 5 trong môn tiếng Việt dành cho tất cả giáo viên dạy văn hóa thực hiện chươngtrình giáo dục hiện hành

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2020 -2021

Trang 2

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Tập làm văn là một phân môn trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểuhọc, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp Việc dạy tập làmvăn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinhnăng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tư duy Đặcbiệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng vào cuộc sống, tạo điều kiện chocác em giao tiếp trong cuộc sống và học tập tốt các môn học khác

Một số giáo viên trong quá trình dạy Tập làm văn còn quá lệ thuộc vào sáchgiáo khoa và còn áp đặt học sinh theo yêu cầu của sách mà chưa chú ý đến việcthâm nhập và khám phá cái hay, cái đẹp của bài văn Vì thế bài làm văn tả cảnhchưa sâu sắc và chưa có sự gắn kết giữa các kiến thức và thực tế cuộc sống của họcsinh

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Giảng dạy môn Tiếng Việt phân môn Tập làm văn lớp 5 dành cho tất cả giáoviên dạy văn hóa thực hiện chương trình giáo dục hiện hành

3 Nội dung sáng kiến:

3.1.Tính mới của biện pháp:

- Đây là một hình thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh,

các em hoàn toàn chủ động trong quá trình nhận thức Phương pháp mà tôi sử dụngtrong chuyên đề: mô hình Giáo dục STEM: Học sinh tự phát vấn, phản biện vớimột nội dung cụ thể nào đó: Có nghĩa HS tự đặt câu hỏi, tự trả lời, tự giải quyếtvấn đề

Trong các biện pháp tôi đưa ra thì biện pháp thứ ba: Làm giàu vốn từ ngữ, ởbiện pháp này giúp HS có vốn từ phong phú qua việc quan sát, ghi chép lại hoặctích lũy vốn từ từ bạn bè thông qua trao đổi, tương tác với các bạn

- Các em đều được thực hành luyện tập nhiều, khắc sâu nội dung kiến thức

từng bài học

- Biết vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo, rèn kĩ

năng quan sát và ghi chép lại những điều đã quan sát được

Trang 3

- Ngoài ra đối với học sinh đại trà, các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết

viết câu văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn, bài văn có hình ảnh Bên cạnh đó đốivới học sinh có năng lực vượt trội các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết,biết sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài

3.2 Khả năng áp dụng

- Sáng kiến trên đã được giáo viên trong trường đánh giá có hướng phát triển

tốt, góp phần phát huy tối đa năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, cho học sinh Biện pháp có thể áp dụng rộng rãi cho khối lớp 4, 5 ở các trường tiểu học

- Sáng kiến giúp cho giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm vững chắc khi

dạy về tả cảnh trong phân môn Tập làm văn

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Dạy Tập làm văn lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh kiểu bài tả cảnh Đây

là một hỡnh thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, các em hoàntoàn chủ động trong quá trình nhận thức Cụ thể khi vận dụng phương pháp dạyhọc mới, các tiết học tập làm văn diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn Tất

cả các em đều được thực hành luyện tập nhiều Khắc sâu nội dung kiến thức từngbài học.Từ các hoạt động trải nghiệm thực tế, quan sát cảnh đẹp tại quê hương họcsinh biết khám phá vấn đề, luyện tập, thực hành ứng dụng những điều đó học đểphát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống một cách linh hoạt,sáng tạo nhất

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

Muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy Tập làm văn kiểu bài văn miêu tảcảnh cho học sinh lớp 5 đòi hỏi mỗi giáo viên khi dạy cần:

- Nắm vững điều chỉnh nội dung dạy học chương trình năm 2006 theochương trình giáo dục phổ thông 2018 về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạyhọc, đánh giá

- Dạy Tập làm văn miêu tả cảnh theo hướng trải nghiệm thực tế nhằm pháttriển phẩm chất và năng lực cho học sinh

- Phương pháp giáo dục bao gồm phân hóa, tích hợp và tích cực

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Tập làm văn là một phân môn quan trọng trong chương trình tiếng Việt củabậc tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp Việc dạytập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện chohọc sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tưduy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điềuđó họcvàocuộc sống, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày vàhọc tập tốt các môn học khác Nếu như các môn học và phân môn khác của môntiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân môntập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức các kiến thức, rènluyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn Nó giúp chohọc sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như mộtbức tranh nhiều màu sắc Nó còn giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quêhương đất nước và cuộc sống con người, giúp học sinh hình thành và phát triểnnhững phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, quê hương thông quanhững cảnh đẹp miêu tả, có cảm xúc lành mạnh và có ý thức thực hiện trách nhiệmđối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh Đặc biệt qua đó, pháttriển năng lực chung và năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học) Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy môn tiếngViệt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng còn có nhiều hạn chế và chưađạt kết quả như mong muốn Mặt khác, học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực

tư duy còn hạn chế Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao Đặc biệttrình độ học sinh ở các địa phương còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngạihọc văn Trong một tiết học thời lượng có 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cungcấp nhiều nên giáo viên thường quan tâm đến hết các đối tượng học sinh trong lớp.Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáoviên còn bỡ ngỡ trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫnđến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao

Trang 5

Lúc này đây các em muốn đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền chocác em niềm say mê, để động viên bồi dưỡng các em để trở thành học sinh đượcphát triển đầy đủ năm phẩm chất và các năng lực chung, năng lực đặc thù Chính vì

những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh để tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018.”

2 Cơ sở lý luận của vấn đề

2.1 Khảo sát nội dung dạy học kiểu bài tả cảnh ở lớp 5

2.1.1 Cấu trúc nội dung dạy học

2.1.2 Số tiết (số bài) dạy văn tả cảnh

Nội dung các bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối vànâng cao, mở rộng so với các lớp 2, 3, 4 Lên lớp 5 học sinh học tiếp về văn miêu

tả Trong đó tả cảnh chiếm 14 tiết Cuối lớp 5 còn 4 tiết về kiểu bài này là các bài

ôn tập, luyện tập cuối năm

Nhìn chung ở lớp 5, đối với phân môn Tập làm văn nói chung trong đó cónội dung tả cảnh nói riêng có 3 dạng bài cơ bản

- Bài hình thành kiến thức (1 tiết)

- Bài luyện tập (15 tiết)

- Bài ôn tập (2 tiết)

Với dạng bài hình thành kiến thức, được hướng dẫn theo từng phần dẫnnhận xét một bài văn miêu tả mới Đồng thời các em còn được hướng dẫn, nhậnxét bài văn miêu tả để rút ra ghi nhớ và vận dụng ghi nhớ để nhận xét cấu tạo củabài văn tả cảnh Đây là một điều khó khăn đối với học sinh vì thời gian ít mà các

em phải tìm hiểu để nắm được nội dung phương pháp miêu tả của các bài văn Với dạng bài thực hành luyện tập được trình bày theo thứ tự hướng dẫnchuẩn bị , hướng dẫn làm bài, hướng dẫn hoàn chỉnh bài Hầu hết các tiết luyện tập

tả cảnh phần hướng dẫn chuẩn bị là những bài tả cảnh ( 1-2 bài) yêu cầu học sinhtìm hiểu theo mục tiêu làm cơ sở chuẩn bị cho nửa tiết còn lại lập dàn ý hoặc viếtbài Đây là điều kiện thuận lợi cho học sinh làm văn tả cảnh Đặc biệt là đối vớihọc sinh có năng lực vượt trội, các em được chuẩn bị lập dàn ý ở cuối tiết học này,

Trang 6

đến cuối tiết học sau mới viết bài Nhưng đối với học sinh năng không có năng lựcvượt trội thì việc ghi nhớ, vận dụng kiến thức còn gặp khó khăn nên kết quả làmbài sẽ khó đạt yêu cầu như mong muốn.Tuy vậy, thực tế trong chương trình có 4tiết học yêu cầu thực hành hoàn chỉnh viết đoạn văn ngay trong một tiết học.

+ Tả ngôi trường: Lập dàn ý - viết đoạn (SGK TV 5 - tập 1/ trang 43)

+ Viết câu mở đoạn (SGK TV 5 - tập 1/ trang 72)

+ Miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em Lập dàn ý - viết đoạn (SGK TV 5

- tập 1/ trang 81)

+ Dựng đoạn mở bài, kết đoạn (SGK TV 5 - tập 1/ trang 82)

Hai loại bài trên hầu như học ở kỳ I từ tuần 1 đến tuần 11 vì vậy học sinh cóđiều kiện luyện tập tốt kiểu bài tả cảnh Còn có những bài ôn tập ở tuần 31, 32được thực tế theo các bước thì giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại các bước, kỹnăng về kiểu bài đã học, hướng dẫn ôn tập trên lớp

Với nội dung học kiểu bài tả cảnh nêu trên đòi hỏi người giáo viên phải xácđịnh đúng mục tiêu phát triển năng lực đặc thù, phẩm chất cụ thể cho học sinh saubài học Từ đó mà giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,phương tiện phù hợp với thực tiễn, trình độ học sinh của lớp học và tiết học đó khidạy sẽ đạt được kết quả như mong muốn

2.2 Nội dung dạy học

2.2.1 Các kiến thức về văn tả cảnh

Tiết : Hình thức kiến thức" Cấu tạo của bài văn tả cảnh "

- Năng lực: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bàivăn tả cảnh Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của dòng sông, làng quê, thiên nhiên, đất nước,con người Việt Nam

Tiết: Dựng đoạn mở bài, kết bài

- Năng lực: Nắm được kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong văn tả cảnh.Viết được kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp) và kết bài (mở rộng, không mở rộng)cho bài văn tả cảnh

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

Trang 7

Tiết: Luyện tập tả cảnh.

- Năng lực: Hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả ; Phát hiện đượcnhững hình ảnh đẹp trong bài văn Hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiếttrong bài văn tả cảnh, hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗiđoạn Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn, thông qua các đoạn văn hay học đượccách quan sát khi tả cảnh, chuyển một phần của dàn ý thành đoạn và trình bàyđược dàn ý theo những điều đã quan sát một cách trôi chảy Biết ghi lại đượcnhững quan sát một cách tinh tế thể hịên rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả vớinhững nét nổi bật của người tả

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

Tiết: Ôn tập

- Năng lực: Biết liệt kê đúng những bài văn tả cảnh đã học nắm vững cáchlập dàn ý qua cách đọc, cảm nhậnbài văn miêu tả Viết được bài văn tả cảnh có sửdụng so sánh, nhân hóa và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đốitượng được tả

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

Tiết: Trả bài

- Năng lực: Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh Nhận thức được những

ưu điểm, hạn chế trong bài của mình, biết sữa lỗi viết lại cho hay hơn, biểu cảmhơn cho bài văn của mình

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

2.3 Khảo sát các bài tập dạy bài tả cảnh

Hướng dẫn chuẩn bị

Trang 8

Hướng dẫn làm bài

Hướng dẫn hoàn chỉnh bài làm

Trong đó phần bài tập chủ yếu là đọc, tìm hiểu cảnh được tả trong mỗi đoạnvăn để hướng dẫn học sinh chuẩn bị Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn

ý rồi hướng dẫn hoàn chỉnh bài làm.Việc thực hành luyện tập nhiều sẽ giúp các emphát triển kỹ năng làm bài, vận dụng viết văn tốt hơn Tuy nhiên cũng có nhiều bàitập khó nên học sinh ngại làm

2.3.2 Những bài tập - bài học khó đối với học sinh

Do mỗi lớp học đều có trình độ học sinh không đồng đều nên hệ thống bàitập khó đối với học sinh này nhưng lại vừa sức với học sinh kia là điều dĩ nhiên

Ví dụ: Một bài học số lượng bài tập nhiều thời gian không đảm bảo để học

sinh hoàn thành bài tập trên lớp (Bài luyện tập tả cảnh tuần 7)

Có 3 bài tập trình bày trên 3 trang sách giáo khoa trang70

- Ngữ liệu bài văn, đoạn văn để học sinh rút ra kiến thức kỹ năng có dunglượng lớn, nội dung lại khó hiểu.( Bài cấu tạo bài văn tả cảnh tiết 1- tuần 1)

-Với một bài dài, học sinh đọc hiểu nắm bắt được nội dung lâu lại thêm mộtbài tập đọc của giờ học trước ( tả quang cảnh làng mạc ngày mùa) nội dung tả từng

bộ phận học sinh khó nhận biết Các em phải rút ra kiến thức qua việc so sánh thứ

tự miêu tả hai bài khác nhau sau đó mới đọc và nhận xét cấu tạo của một bài văn

tả cảnh

- Có những bài lệnh bài tập đưa ra chưa phù hợp với học sinh tiểu học, câuhỏi đưa ra còn khó khiến cho học sinh có hạn chế về năng lựckhông hiểu nên trảlời không đúng theo yêu cầu của lệnh

- Có những câu hỏi hình thức chưa rõ ràng nên học sinh có năng lực vượttrội khó trả lời đúng ( Bài luyện tập tả cảnh - tiết 2 - tuần 6)

Cùng một bài tập, nhiều đoạn văn khác nhau phải hoàn chỉnh học sinh cónăng lực hạn chế, các em đó dễ bị nhầm lẫn đoạn mình chọn dẫn đến khả năng nhớđâu viết đấy( Bài luyện tập tiết 2 - tuần 3)

2.4 Khảo sát phương pháp dạy học qua sách giáo viên.

Trang 9

Trong thực tế dạy học, việc cảm thụ văn học, vốn kiến thức văn chương củamột số giáo viên còn hạn chế dẫn đến việc khai thác chưa sâu nội dung cái hay cáiđẹp, cách sử dụng từ, viết câu, liên kết đoạn để tạo ra một bài văn hay đúng yêucầu của thể loại.

Sách giáo viên đa phần là tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung vàphương pháp dạy học

Phần hướng dẫn chung và phần hướng dẫn cụ thể Phần hướng dẫn cụ thểgợi ý cách dạy từng bài nhưng mới chỉ được coi là phương án cho giáo viên thamkhảo

3.Thực trạng của vấn đề dạy học tập làm văn, kiểu bài tả cảnh.

3.1 Những thuận lợi, những ưu điểm

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 có phần ưu điểm, được biên soạn theo cácquan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh Chính vì vậy kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết của học sinh cóphần tiến bộ hơn Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là đổimới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến thức sangphương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong tiết học học sinh tự quansát, suy nghĩ , rồi rút ra kiến thức mới Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 không trìnhbày kiến thức bằng những kết quả cho sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi bài tậpyêu cầu học sinh hoạt động nhằm chiến lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng nhậnthức của học sinh Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy học

Trong chương trình tiểu học mới, các bài tập làm văn đề gắn với chủ điểmcủa đơn vị đã học vì vậy quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, quansát, viết đoạn văn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết trong cuộcsống.Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả góp phần phát triểnkhả năng phân tích, phân loại của học sinh Tư duy hình tượng của học sinh cũngđược rèn luyện nhờ vận dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả Học tập làmvăn học sinh cũng có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua cácbài văn, đoạn văn điển hình

Trang 10

Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh sẽ có những cơ hội gắn bó, yêu mếnvới thiên nhiên, đồng thời cũng lôi cuốn học sinh yêu thích làm văn.

Kiểu bài tả cảnh các em cũng đã được làm quen ở lớp 2,3 Lên lớp 4, 5 các

em lại tiếp tục rèn kỹ năng làm văn từ dễ đến khó( Rèn kỹ năng viết đoạn, liên kếtđoạn) rất phù hợp nhận thức của học sinh tiểu học Đặc biệt trình tự tả cảnh cũnggiống nhau ở lớp 4 Đối tượng miêu tả của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quenthuộc gần gũi với các em, một dòng sông, một đêm trăng, một cánh đồng Vì vậycác em quan sát, trải nghiệm, vận dụng dễ dàng, thuận lợi hơn

3.2

Những khó khăn, những hạn chế

Do tình hình dịch bệnh Covid- 19 xảy ra trong năm 2020 nên đó ảnh hưởngđến kế hoạch dạy học, kế hoạch năm học, một số đơn vị kiến thức phải tinh giản,thời lượng dạy học cũng được điều chỉnh trong đó có môn tiếng Việt và phân mônTập làm văn

Năm học 2021- 2022 là năm học đầu tiên triển khai thay sách giáo khoa mớiđối với học sinh lớp 6 Do vậy trong năm học 2021-2022, việc điều chỉnh nội dungdạy học chương trình lớp 5 (năm 2006) theo chương trình giáo dục phổ thông 2018vấn còn rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ đối với giáo viên và học sinh về cả phươngpháp cũng như học liệu

* Về học sinh

- Học sinh xác định chưa đúng trọng tâm đối tượng cần miêu tả đề bài yêucầu Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật màthường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng

- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hờihợt Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả Bài viết củahọc sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả

* Về giáo viên:

- Một số giáo viên dạy còn áp đặt, mới chỉ hướng dẫn học sinh theo yêu cầucủa sách mà chưa chú ý đến việc thâm nhập và khám phá cái hay, cái đẹp của bàivăn

Trang 11

- Giáo viên chưa hướng cho các em tìm hiểu thêm sách, báo, quan sát, trảinghiệm thực tế, vận dụng sáng tạo bài học, Chưa rèn cho học sinh có thói quenđọc và chọn lọc các bài văn mẫu, văn hay từ đó rút ra ý hay.

- Một số giáo viên còn cho học sinh học thuộc những bài văn mẫu điều đó

đã làm mất đi sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của học sinh

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện dạy tập làm văn kiểu bài tả cảnh phù hợp với trình độ của học sinh

4.1 Biện pháp 1: GV nắm chắc nội dung chương trình dạy văn tả cảnh

- GV cần xác định quan hệ giữa bài được dạy với yêu cầu về phẩm chất,năng lực đã dạy ở bài trước, lớp dưới và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực sẽhọc ở bài sau, lớp sau để có yêu cầu phù hợp, có cách tiếp nối với những yêu cầu

về phẩm chất, năng lực học sinh đã học

- Ở lớp 5, ngay từ tuần 1 của phân môn TLV, HS đã được làm quen với cấutạo của bài văn tả cảnh thông qua 1 bài văn cụ thể: Bài Hoàng hôn trên sôngHương (SGK TV5/tập 1- Tr11)

- Xuyên suốt từ tuần 1 - 8 học sinh được luyện tập viết đoạn văn, bài văn tảcảnh và đến cuối học kì II lớp 5, các em lại được ôn tập dạng văn Tả cảnh với các

đề bài cụ thể

4.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng kỹ năng quan sát thẩm mĩ

- Để bồi dưỡng kỹ năng quan sát thẩm mĩ thì khi học sinh quan sát cảnh vậtgiáo viên cần xây dựng hệ thống những câu gợi ý làm điểm tựa giúp học sinh cảmnhận được cảnh vật ở các khía cạnh khác nhau với các vẻ đẹp khác nhau

- Tập viết đoạn văn có đề tài nhỏ

Ví dụ: Tìm một số từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của đêm trăng sau đó viết thành một

đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp đêm trăng trên quê hương em

Để chuẩn bị cho bài tập này giáo viên yêu cầu HS quan sát cảnh đêm trăngthực tế tại nơi em ở, sau đó kết hợp với quan sát tranh ảnh cùng các câu hỏi gợi ýnhư sau:

+ Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao?

Trang 12

+ Cảnh vật trong đêm trăng: mặt đất, mặt sông, mặt hồ, cây cối, con người,con vật, gió…?

+ Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya?

4.3 Biện pháp 3: Làm giàu vốn từ ngữ

- Tích hợp vận dụng được kiến thức phân môn Luyện từ và câu như: đặt câuvới các từ cho trước bằng cách thêm các bộ phận vào chủ ngữ và vị ngữ, đặt câu cóhình ảnh so sánh, nhân hóa hoặc cách sử dụng từ láy gợi tả, gợi cảm

- Khi học sinh đọc những bài tập đọc, đoạn văn, đoạn thơ cần rèn thói quentìm những câu văn, câu thơ hay mà mình yêu thích để chép lại vào sổ tay giúp íchcho việc vận dụng sáng tạo khi viết những bài văn miêu tả cảnh sau này

- Tìm các từ ghép, từ láy miêu tả đặc điểm màu sắc của cảnh vật

Ví dụ: Tìm từ miêu tả ánh nắng mặt trời

Ở ví dụ này giáo viên vận dụng: Kĩ thuật Khăn trải bàn

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ miêu tả ánh nắng mặt trời

+ Chia học sinh thành các nhóm (4 - 6 học sinh/nhóm), mỗi HS ngồi vào vị trí đãđánh số trên phiếu học tập

+ GV giao nhiệm vụ thảo luận có tính mở và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập(dạng một tờ giấy A0, A1)

Bước 2: Làm việc cá nhân

+Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, ghi câu trả lời vào phần giấycủa mình trên phiếu học tập

Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến chung

+ Trên cơ sở ý kiến cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất ý kiến vàviết vào phần chính giữa của phiếu học tập

- Ngoài ra, còn có các chủ điểm nhỏ về bầu trời, mây, gió, nắng Những

chủ điểm này là một trong những chủ điểm xuyên suốt trong quá trình học văn

tả cảnh của học sinh lớp 5 Sau đó giáo viên tổng hợp lại, chia sẻ cho tất cả họcsinh trong lớp để học thuộc Như vậy, khi gặp các sự vật trên trong bài văn tảcảnh các em đều có thể sử dụng để diễn đạt, miêu tả được

Trang 13

4.4 Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết câu văn sinh động

- Sử dụng hình ảnh, video làm tư liệu để giúp HS luyện viết được câu văn

hay, tập diễn đạt bằng những câu văn giàu hình ảnh, chân thật

- Tích lũy được các hình ảnh văn học để cung cấp thêm tư liệu cho bài văn tả

cảnh của mình

*VD: Đề bài văn tả cơn mưa rào

Ở ví dụ này, giáo viên áp dụng mô hình giáo dục STEM Cho HS xem mộtđoạn video về cơn mưa rào để HS tự phát vấn và phản biện về những phát hiện củamình về âm thanh, cảnh sắc trước, trong và sau cơn mưa

Sau khi HS phát hiện được những điều mình quan sát được, mỗi HS cónhững các cách miêu tả khác nhau: Cụ thể:

=>HS1: Những hạt mưa rơi bên hiên nhà.

=>HS2: Những hạt mưa rơi tí tách bên hiên nhà.

=>HS3: Những hạt mưa rơi như những cậu bé, cô bé tinh nghịch đang nhảy múa hát ca bên hiên nhà

=>HS4: Những hạt mưa rơi trong vắt như những viên ngọc lấp lánh rơi trong không gian

Qua các câu văn trên, HS 1, 2 viết được câu văn ở mức đơn giản, HS 3,4 viếtđược câu văn sinh động, giàu hình ảnh và đã vận dụng được các biện pháp nghệthuật.Vậy, phương pháp trên giúp học sinh viết được những câu văn hay hơn từviệc học hỏi bạn bè trong lớp

4.5 Biện pháp 5: Dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh

4.5.1 Giảm độ khó cho học sinh không có năng lực vượt trội

* Chia nhỏ câu hỏi

VD: Tiết Luyện tập tả cảnh (SGK/TR21): Bài 1 Tìm những hình ảnh em

thích trong mỗi bài văn dưới đây

Bài 1: Rừng trưa (SGK/Tr21 )

- Em đọc bài văn và lần lượt trả lời các câu hỏi

a Trong bài "Rừng trưa" tác giả đã chọn tả những sự vật nào?

b Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả các sự vật ấy?

Trang 14

c Những hình ảnh nào em thích nhất? Tác giả quan sát sự vật bằng những giácquan nào?

Tương tự đối với Bài 2: Chiều tối (SGK/Tr22 ) chia nhỏ các câu hỏi như sau:

a Em đọc bài văn, suy nghĩ và nêu nội dung của bài, nêu ý chính của các đoạn

b Em thích nhất những hình ảnh nào? Vì sao?

c Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

d Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả sự vật?

* Để HS làm tốt các bài văn tả cảnh, GV cần hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập theo các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập (hình thành phẩm chất, năng lực) Bước 2: Giải mẫu bài tập (giáo viên tự làm bài tập, đưa ra đáp án đúng, tự

làm xong mới đối chiếu với đáp án trong sách giáo viên không nên chỉ dựa vàosách giáo viên vì làm như vậy giáo viên sẽ khó hình dung trình tự các thao tác cầnthực hiện để ra đáp án đúng)

Bước 3: Chỉ ra trình tự thao tác của mình vừa thực hiện để có đáp án đúng

(nêu lại mình đã làm việc gì trước, việc gì sau)

Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi mà

các em có thể mắc

Bước 5: Đưa ra cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm được bài

tập nhanh

+ Ví dụ 1: Bài 2 (SGK TV 5 - tập 1/ trang14)

Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong

vườn cây (hay công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)

Bước 1: Xác định mục đích của bài tập

- Học sinh tự lập dàn ý một bài văn tả cảnh trong ngày

- Các em tự chọn địa điểm, tự chọn thời gian để tả Học sinh chọn nơi và lúc emthấy quen thuộc và thích nhất từ dàn ý đã lập học sinh trình bài theo dàn ý nhữngđiều đã quan sát được

Bước 2: Giải mẫu bài tập:

Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi chiều trên cánh đồng

Trang 15

*Mở bài: Giới thiệu cánh đồng vào thời điểm sẽ tả, cánh đồng quê em nằm ở đâu?

Vào lúc nào?

* Thân bài: Tả từng phần của cảnh cánh đồng:

+ Không khí buổi chiều trên cánh đồng: mát mẻ, dễ chịu, gió thổi nhẹ,… + Cảnh đồng lúa: lúa đang thì con gái, màu xanh rờn trông như tấm thảm

nhung mềm mại, …

+ Các sự vật liên quan đến cánh đồng lúa: Men theo cánh đồng, con đường

làng đổ bê tông nhẵn thín, hai hàng bên đường cao vút đu đưa trong gió, từng tốphọc sinh đi học về chuyện trò vui vẻ…

+ Trên bờ ruộng: thấp thoáng mấy bác nông dân đi làm về, …

+ Trên trời: Đàn chim nối đuôi bay về tổ, tiếng sáo diều vi vu vi vút

+ Tả sự thay đổi của cánh đồng vào buổi chiều và khi mặt trời lặn

- Buổi chiều: mặt trời còn cao sau đó dần dần xuống thấp hơn, những tia

nắng nhạt dần, lác đác có người đi lại

- Khi mặt trời lặn hẳn: cánh đồng vắng vẻ chỉ còn tiếng gió thổi, trời nhá

nhem tối, …

*Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình đối với cánh đồng quê hương

Bước 3 Trình tự vừa thực hiện có đáp án mẫu

- Xác định yêu cầu của bài tập Bài thuộc thể loại gì?

- Yêu cầu của bài tả gì? Tả vào thời điểm, thời gian nào?

+ Chọn cảnh sẽ tả, thời gian tả

+ Xem lại cấu tạo của bài văn tả cảnh

+Lập dàn ý dựa vào dàn ý chung

+ Quan sát và ghi lại, những sự vật tiêu biểu định tả

+ Xác định sự thay đổi của cảnh vật theo thứ tự thời gian

+ Đọc lại dàn ý xem dàn ý lập đã đúng yêu cầu bao quát cụ thể chưa Dàn ý

đã đủ ba phần không? Đã chọn được chi tiết, hình ảnh tiêu biểu chưa? Từ ngữ giàuhình ảnh chưa?

Bước 4 Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi

các em có thể mắc

Trang 16

Trong quá trình lập dàn ý tôi nhận thấy:

- Học sinh thường lẫn kiểu bài tả cảnh sang tả cảnh sinh hoạt

- Lập dàn bài không theo thứ tự bao quát đến cụ thể

- Lập dàn ý không đủ ý, chưa tìm được những từ ngữ câu văn giàu hình ảnh

- Viết sai lỗi chính tả

Bước 5 Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập

nhanh và đúng

Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập - 2 học sinh đọc

- Cả lớp lắng nghe

- Cho học sinh nêu kết quả đã quan sát - 4 em nêu

- Giáo viên nhận xét từng em - HS lắng nghe

- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý - Học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn

Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập:

Bước 2: Giải mẫu bài tập

Con sông quê tôi từ bao đời nay đã gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân Ngày ngày, tiếng sóng vỗ vào hai bên bờ như tiếng trò chuyện yêu thương Con sông hiền hòa, uốn lượn như một dải lụa đào Nước sông lúc nào cũng màu hồng, dường như nó luôn chở nặng phù sa, bồi đắp những bãi ngô quanh năm xanh tốt Nước sông lững lờ trôi Chiều tà, mặt sông vàng lóa, lấp lánh như dát bạc Đứng ở

bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau rặng tre của làng bên Con sông dài, uốn khúc như mái tóc dài óng mượt của thiếu nữ Đâu đó vọng lại tiếng lanh canh của bác thuyền chài gõ cá Tuổi thơ ai cũng có một lần tắm mát trên dòng sông quê mình Con sông quê hương là kỉ niệm êm đềm của tôi

Bước 3: Viết được một đoạn văn tả cảnh sông nước theo dàn ý

Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài, những lỗi các em

có thể mắc

Trang 17

+ Học sinh viết đoạn văn không có bố cục rõ ràng, viết liền một mạch

+ Mở đoạn chưa nêu được cái cần miêu tả

+ Câu văn viết lủng củng, dài dòng, chưa có hình ảnh

+ Nội dung đoạn viết còn lan man

Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm bài tập nhanh và

đúng

- Cảnh sông nước em định tả là cảnh gì?

- Ví dụ: (tả cái ao đầu làng em, tả cảnh Vịnh Hạ Long, con sông quê em )

+ Trong đoạn văn em chọn đặc điểm nào để tả?

+ Em tả theo trình tự như thế nào?

+ Khi miêu tả cảnh vật em có những liên tưởng gì? (Cho học sinh nối tiếp trảlời)

+ Khi đứng ngắm dòng sông, em có suy nghĩ gì?

+ Hướng dẫn học sinh đọc lại và hoàn chỉnh bài làm

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn đã viết, đối chiếu với dàn ý đã lập ở tiết trước

- Đọc và phát hiện ra lỗi diễn đạt, chính tả để điều chỉnh lại bài tập

Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập.

- Học sinh chọn 1/4 đoạn văn, viết thêm từ ngữ, câu văn vào chỗ trống đểđoạn văn hoàn chỉnh, phù hợp với nội dung đã viết

Bước 2: Giải mẫu bài tập

Trang 18

Đoạn 1: Thêm một số câu văn tả cảnh trời đang mưa to lộp độp lộp độp.Mưa rồi Cơn mưa ào ạt đổ xuống

- Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thànhmột văn tả cảnh một buổi trong ngày Học sinh viết một đoạn phần thân bài

Bước 3: Trình tự thao tác thực hiện để có đáp án đúng.

- Đọc kỹ đề bài

- Xác định đúng yêu cầu của bài tập

- Suy nghĩ, lựa chọn dàn ý để viết thành đoạn văn

- Viết đoạn văn theo ý đã kựa chọn

- Đọc và soát và sửa lại cho hay

Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi học

sinh mắc phải

- Học sinh không có năng lực nổi trội viết được đoạn văn ngắn, câu văn viếtchưa hay, sắp xếp ý còn lủng củng, viết chưa đủ ý

- Học sinh nhầm lẫn sang kiểu tả cảnh sinh hoạt

- Học sinh có năng lực nổi trộiviết đầy đủ được đoạn văn song không cầnviết câu mở đoạn, kết đoạn có em viết mở bài và thân bài

Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn: Dẫn dắt để học sinh làm được bài tập nhanh

và đúng

- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, nêu yêu cầu của bài

- Em có thể viết đoạn nào trong dàn ý ( học sinh chọn đọc)

- Xác định rõ xem đoạn văn tả cảnh gì? dựa vào dấu câu và câu đứng trướcphần ( ) để xác định nội dung cần điền cho thích hợp

- Viết thêm vào chỗ trống những câu văn có nội dung ngắn ngọn, giàu hìnhảnh, giàu sức gợi tả

- Đọc lại đoạn văn xem đã phù hợp chưa, sửa lại những câu viết chưa hợp lý

Ví dụ 4: Bài 2 trang 84.

Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà

em đến trường Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa kết bài không mởrộng ( a ) và kết bài mở rộng ( b )

Trang 19

a Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những conđường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b Em rất quý con đường từ nhà đến trường Sáng nào đi học, em cũng thấycon đường rất sạch sẽ Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của cô báccông nhân vệ sinh Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đườngluôn sạch sẽ

Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập:

Học sinh phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa kết bài không mởrộng và kết bài mở rộng

Bước 2: Giải mã bài tập:

- Điểm giống nhau giữa kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng là: đềunói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường

- Điểm khác nhau:

Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết đối với tuổihọc trò

Bước 3: Trình tự các thao tác vừa thực hiện để đáp án đúng.

- Xác định yêu cầu của bài tập

- Đọc dàn ý đã lập tiết trước

- Chọn một phần dàn ý mà mình thích để viết thành đoạn văn

- Đọc lại, soát và chữa lỗi viết câu diễn đạt nội dung chính của đoạn

Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các

em có thể mắc

- Học sinh không biết chọn đoạn văn mang tính chất bao quát

- Đoạn văn viết chưa hay, chưa miêu tả được những đặc điểm nổi bật

- Chưa miêu tả được cảnh đẹp của dòng sông, màu sắc, âm thanh rõ nét

Trang 20

- Nội dung đoạn ( a ): Nói về tình cảm của bạn học sinh đối với con đườngđược tả.

- Nội dung đoạn b: Nói về tình cảm của bạn học sinh đối với con đường vànói lên lòng biết ơn với những người làm cho con đường thêm sạch đẹp(liên hệthực tế )

Ví dụ 5: Bài Luyện tập (SGK/TV 5-TR100)

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua

Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập:

- Học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh, tả ngôi trường thân yêu đã gắn bóvới em trong nhiều năm qua

- Rèn kỹ năng viết bài, có bố cục rõ ràng làm nổi bật nội dung chính, câuvăn viết ngắn gọn, từ ngữ giàu hình ảnh

Bước 2: Giải mẫu bài tập:

Năm nay em đã học lên lớp 5, nơi đây mái trường tiểu học đã gắn bó với em

từ ngày lớp 1 với những kỉ niệm êm đêm sâu sắc mà em không sao quên được Trường em đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học Lúc ấy, ông mặt trời đang nhô lên chiếu những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất đó cũng là thời điểm chúng em cắp sách tới trường Sân trường mới nhộn nhịp làm sao Giữa sân trường những cây bàng xòe tán rộng như những chiếc ô lớn, che kín

cả mặt đất Góc trường trên cành lá phượng còn đọng lại những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc lẫn giữa mầu xanh lục của tán lá vui như chào đón những bạn nhỏ thân quen Sân trường sôi động hẳn lên bởi những tiếng cười, tiếng nói râm ran Chỗ này các bạn nhảy dây, chỗ kia các bạn đá bóng.Xa xa, trên những chiếc ghế đá, các bạn nữ đang ngồi đọc truyện Chốc chốc tiếng reo hò lại

rộ lên thán phục, trên cành cây chim hót líu lo, dưới gốc phượng mấy bạn nam đang túm năm, tụm bảy trò chuyện ram ran

Bước 3: Trình tự thao tác vừa thực hiện để có đáp án đúng

- Xác định yêu cầu của bài tập: Nhận biết được sự khác nhau giữa kiểu kếtbài mở rộng và kiểu kết bài không mở rộng trong các đoạn văn cho trước

- Xem lại hai kiểu bài đã học (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng)

Trang 21

- Tìm xem chúng có những câu văn nào giống nhau và giống nhau ở điểmgì? Câu văn nào khác nhau và những câu đó nói lên điều gì?

Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các

em có thể mắc

- Bài văn viết chưa hay, chưa miêu tả được những đặc điểm nổi bật

- Chưa miêu tả được khái quát về ngôi trường

- Viết còn mất lỗi chính tả

Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn dẫn dắt học sinh tự làm bài tập nhanh và

đúng

- Em nhớ lại cảnh trường chọn các chi tiết, đặc điểm nổi bật để lập dàn ý

+ Viết bài văn:

Mở bài có thể làm theo mấy cách là những cách nào?

- Kết bài em có thể viết theo kiểu nào? Kiểu kết bài nào hay hơn?

- Khi viết thân bài em cần chú ý sao cho các câu cùng tập trung tả một phầncủa cảnh trường hoặc cùng tả đặc điểm của cảnh trường ở một thời điểm

- Nên dùng những từ ngữ có hình ảnh để thể hiện được cảm xúc, tình cảmgắn bó với ngôi trường

+ Đọc và hoàn chỉnh bài làm.

- Bài văn đã giúp em hình dung được cảnh trường em tả chưa?

- Bài văn đã có bố cục 3 phần mở bài, kết bài, thân bài rõ ràng chưa, tả cóđúng trình tự không? Nếu không em hãy sửa lại và viết câu có hình ảnh

- Sửa lại các lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu

4.5.2 Nâng cao kĩ năng viết văn đối với học sinh năng khiếu:

- Đối với học sinh năng khiếu, ngoài việc đạt được kiến thức cơ bản của bài

thì học sinh còn biết dùng lời văn có hình ảnh để làm hiện ra trước mắt người đọcmột bức tranh cụ thể về cảnh bằng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm làm cho ngườiđọc thấy rõ hình khối, kích thước, màu sắc, âm thanh …

- Học sinh biết kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bậtcảnh được tả

Trang 22

- Học sinh biết lồng cảm xúc, gửi gắm tình cảm của mình vào từng cảnh quacách dùng các câu cảm khi miêu tả.

Ví dụ: Với bài Rừng trưa, ngoài việc giảm độ khó và chia nhỏ câu hỏi phù

hợp với HS đại trà và để phát huy năng lực của HS năng khiếu giáo viên nên mởrộng thêm câu hỏi: Em hãy dùng câu cảm để bộc lộ cảm xúc nếu đứng trước vẻ

đẹp của các loài hoa rừng? Hay với bài Chiều tối: Em hãy tả lại hình ảnh mà em

thích nhất cho sinh động theo ý của mình? Vậy, qua câu hỏi, học sinh được thoải

mái trình bày cảm nhận riêng của bản thân, từ đó phát huy kĩ năng diễn đạt làmtiền đề cho việc viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, giàu cảm xúc và mang cái riêngcủa mỗi học sinh

4.6 Biện pháp 6: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học.

*Luyện kĩ năng cảm thụ qua phân môn Tập đọc, phân môn Luyện từ và câu

- Qua mỗi bài học, mỗi tiết dạy, giáo viên cung cấp thêm cho học sinhnhững từ ngữ có hình ảnh, các từ gợi tả màu sắc, âm thanh của sự vật Để giúp họcsinh viết câu văn được sinh động, hấp dẫn, khi viết ta phải sử dụng từ ngữ có hìnhảnh, có sức gợi tả, gợi cảm

*Ví dụ: Đọc đoạn văn tả cảnh làng quê ngày mùa trong bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của nhà văn Tô Hoài (Tiếng Việt 5-Tập 1) HS tìm được

những từ ngữ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng sẫm, vàng tươi,vàng đốm, vàng ối, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt Ngoài ra học sinh có thểcảm nhận những màu vàng không nhìn thấy được bằng mắt, mà chỉ có thể cảmnhận được bằng tâm hồn qua cách diễn tả của nhà văn: vàng hơn thường khi, vàngnhư những vạt áo nắng

5 Kết quả đạt được

Trong năm học 2020-2021 và học kì I năm học 2021-2022, khi vận dụng nhữngphương pháp trên vào giảng dạy cho học sinh đã mang lại hiệu quả cao Thành tíchhọc tập của các em cao hơn, học sinh học tập cũng tích cực hơn

Ngày đăng: 24/01/2024, 11:56

w