Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---o0o--- LÊ XUÂN TIẾN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ PHỨC HỢP HẠ LONG
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -o0o -
LÊ XUÂN TIẾN
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ PHỨC HỢP HẠ LONG XANH
TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN VÀ THÀNH PHỐ HẠ LONG
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thanh Thuỷ
Thái Nguyên - 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả trong luận án này là công sức tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân tôi Những kết quả, đề xuất, giải pháp trong luận văn cũng như các số liệu trong các bảng biểu là hoàn toàn trung thực, chưa từng được sử dụng trong bất kỳ báo cáo nào trước đây
Tôi cũng xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ, hợp tác cho quá trình thực hiện luận văn này đã được cho phép, các tài liệu tham khảo trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được cuốn luận văn này, tôi xin trân trọng cô giáo TS
Vũ Thị Thanh Thủy, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận án Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố
Hạ Long, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp cao học K29 QLĐĐ, những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi
cả về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ này!
Thái Nguyên, ngày …tháng… năm 2023
Học viên
Lê Xuân Tiến
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
THESIS ABSTRACT ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Khái niệm và các trường hợp thu hồi đất 4
1.1.2 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 4
1.1.3 Khái niệm giá đất và định giá đất 5
1.1.4 Nguyên tắc và điều kiện bồi thường, hỗ trợ 5
1.1.5 Các trường hợp không được bồi thường khi bị thu hồi đất 6
1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 7
1.2.1 Những văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan 7
1.2.2 Những văn bản pháp luật của địa phương có liên quan 8
1.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên Thế giới và ở Việt Nam 9
1.3.1 Những chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các nước
trên thế giới 9
Trang 51.3.2 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam 11
1.3.3 Các vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Quảng Ninh 13
1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18
2.2 Nội dung nghiên cứu 18
2.2.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long và dự án Khu đô thị Phức hợp
Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long 18
2.2.2 Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long 18
2.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án
đến cuộc sống và công việc của người dân sau khi bị thu hồi đất 19
2.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long 19 2.2.5 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Hạ Long 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 19
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 19
2.3.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long và Dự án Khu đô thị Phức hợp
Hạ Long xanh 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24
3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất đai thành phố Hạ Long 27
Trang 63.1.4 Khái quát về dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh phần
thuộc địa phận thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 31
3.2 Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại Dự án
Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh 32
3.2.1 Trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của
Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 32
3.2.2 Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án Khu đô thị Phức hợp
Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 34
3.3 Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án
đến cuộc sống và công việc của người dân sau khi bị thu hồi đất 43
3.3.1 Đánh giá kết quả công tác tổ chức thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư thông qua ý kiến người dân và cán bộ Ban bồi thường 44
3.3.2 Ảnh hưởng của thu hồi đất cho dự án đến đời sống của người dân 52
3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư
tại dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh 56
3.4.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ
tái định cư tại thành phố Hạ Long 56
3.4.2 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hạ Long 58
3.5 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hạ Long 60
3.5.1 Thuận lợi 60
3.5.2 Khó khăn 60
3.5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường,
hỗ, tái định cư tại thành phố Hạ Long 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1 Kết luận 64
2 Kiến nghị 65
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 70
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT&GPMB : Bồi thường và giải phóng mặt bằng BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB : Giải phóng mặt bằng
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1 Nhóm đất chính và sự phân bố các nhóm đất chính 23
Bảng 3.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2022 29
Bảng 3.3 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2022 30
Bảng 3.4 Thống kê các loại đất bị thu hồi 32
Bảng 3.5 Đối tượng và điều kiện bồi thường 34
Bảng 3.6 Kết quả công tác bồi thường đất dự án Khu đô thị Phức hợp
Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long 35
Bảng 3.7 Kết quả công tác bồi thường tài sản trên đất 37
Bảng 3.8 Kết quả hỗ trợ dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh
phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 39
Bảng 3.9 Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án
Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long 42
Bảng 3.10 Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long 43
Bảng 3.11 Ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 44
Bảng 3.12 Kết quả tổng hợp ý kiến của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án 49
Bảng 3.13 Thu nhập của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất 52
Bảng 3.14 Tổng hợp tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất 53
Bảng 3.15 Phương thức sử dụng tiền các hộ dân tại dự án nghiên cứu 54
Bảng 3.16 Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất 55
Bảng 3.17 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thành phố Hạ Long 56
Bảng 3.18 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hạ Long 58
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Hạ Long 22
Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2022 ở thành phố Hạ Long 24
Hình 3.3 Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2022 29
Bảng 3.4 Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh 31
Hình 3.5 Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 33
Hình 3.6 Cơ cấu các khoản hỗ trợ của dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 39
Hình 3.7 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường tài sản
trên đất của dự án 48
Hình 3.8 Thu nhập của các hộ dân sau thu hồi đất 53
Hình 3.9 Phương thức sử dụng tiền bồi thường của người dân 55
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Những thông tin chung
1.1 Họ và tên tác giả: Lê Xuân Tiến
1.2 Tên đề tài: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục
vụ giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị
xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long’”
1.3 Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03
1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thanh Thuỷ
1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
2 Nội dung bản trích yếu
2.1 Lý do chọn đề tài
Thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất
cả nước với tổng diện tích đất liền là 1.119,36 km²; với 33 đơn vị hành chính gồm 21 phường, 12 xã; tổng dân số 362.407 nhân khẩu Trong những năm gần đây, với lợi thế về vị trí địa lý Thành phố đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào triển khai các dự án lớn, đặc biệt là dự án xây dựng Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long Dự án có tổng diện tích quy hoạch 4.109,64 ha (tại thị xã Quảng Yên khoảng 3.186 ha; tại thành phố Hạ Long khoảng 923,64 ha), do Liên danh tập đoàn Vingroup - Công ty CP và Công ty cổ phần Vinhomes là chủ đầu tư Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án trên còn cũng gặp một số khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Đánh
giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng
Trang 12dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long’’
2.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được những kết quả của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Đánh giá được những ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến đời sống của người dân tại dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Xác định thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản trong giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn Thành phố Hạ Long
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng vấn các hộ dân, cán bộ quản
lý tại địa bàn thành phố Hạ Long
2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh, phần thuộc thành phố Hạ Long, đã thu hồi tổng diện tích đất là 943,79 ha Trong số 681 hộ dân bị thu hồi đất, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 64,82 ha, Đất nông nghiệp chiếm phần lớn với 687,21 ha Tổng kinh phí cần để bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư là 1.115.732.185.824 đồng Trong tổng số này, bồi thường đất chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 76,01% Bồi thường tài sản trên đất chiếm 15,64%, các khoản
hỗ trợ chiếm 6,2%, và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ chiếm 2,15%
Trang 132.5 Kết luận
- Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long đã thu hồi 943,79 ha, với 681 hộ có đất bị thu hồi, trong đó diện tích đất phi nông nghiệp là 64,82 ha chiếm 6,87%, đất nông nghiệp chiếm 687,21
ha chiếm 91,89%, đất công ích là 11,76 ha chiếm 1,25%
- Kết quả nghiên cứu đã đưa ra, với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư là 1.115.732.185.824 đồng, trong đó tiền bồi thường đất là nhiều nhất
chiếm 76,01%, tiền bồi thường tài sản trên đất chiếm 15,64%, các khoản hỗ trợ chiếm 6,2% và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ chiếm 2,15%
- Qua đánh giá cũng cho thấy, các hộ bị thu hồi đất của dự án có cuộc sống ổn định, sự phân công lao động đã chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang dịch vụ, thu nhập bình quân sau thu hồi đất của các hộ đều tăng, bình quân tăng
từ 7,71 triệu đồng/khẩu/tháng lên 9,78 triệu đồng/khẩu/tháng
- Qua quá trình đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hạ Long, có 5 nhóm yếu tố được xác định là có ảnh hưởng và 18 yếu tố cụ thể có ảnh hưởng đến công tác bồi thường
- Một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hạ Long như giải pháp về nhận thức
tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật;
Người hướng dẫn khoa học
Trang 14THESIS ABSTRACT
1 General information
1.1 Author's full name: Le Xuan Tien
1.2 Project title: Evaluation of compensation, support and resettlement for
site clearance of the Green Ha Long Urban Complex project in Quang Yen town and Ha Long city'
1.3 Major: Land Management Code: 8.85.01.03
1.4 Scientific instructor: Vu Thi Thanh Thuy
1.5 Training facility: Nong Lam University - Thai Nguyen University
2 Content of the summary
2.1 Reason for choosing the topic
Ha Long City is a class I urban area directly under the province with the largest area in the country with a total land area of 1,119.36 km²; with 33 administrative units including 21 wards and 12 communes; Total population is 362,407 people In recent years, with the advantage of geographical location, the City has attracted domestic and foreign investors to implement large projects, especially the Ha Long Urban Complex construction project Xanh is located in Quang Yen town and Ha Long city The project has a total planning area of 4,109.64 hectares (in Quang Yen town about 3,186 hectares; in Ha Long city about 923.64 hectares), invested by the joint venture of Vingroup - Joint Stock Company and Joint Stock Company Vinhomes is the investor In the process of implementing compensation, support and resettlement to serve site clearance for the above project, we also encountered some difficulties due
to many different reasons
Stemming from the above reality, we have chosen to research the topic:
"Evaluation of compensation, support and resettlement work for site clearance
of the Green Ha Long Urban Complex project in Quang Yen town and Ha Long city''
Trang 15- Identify advantages and disadvantages and propose solutions to improve the effectiveness of compensation, support and resettlement policies
in Ha Long city in particular and Quang Ninh province in general
2.3 Research Methods
In this study, the author used secondary and primary data to make analytical judgments In which, secondary data is collected from reports and documents in the period 2020-2022 in Ha Long City Primary data was collected by surveying and interviewing households and management officials
in Ha Long city
2.4 Summary of research results achieved
The Green Ha Long Urban Complex Project, part of Ha Long city, has recovered a total land area of 943.79 hectares Of the 681 households whose land was recovered, non-agricultural land accounted for 64.82 hectares, agricultural land accounted for the majority with 687.21 hectares Total funding needed for compensation, support and resettlement is 1,115,732,185,824 VND Of this total, land compensation accounts for the highest proportion, accounting for 76.01% Compensation for assets on land accounts for 15.64%, supports account for 6.2%, and funding for compensation and support accounts for 2.15%
2.5 Conclude
- The green Ha Long Urban Complex project within the territory of Ha Long city has recovered 943.79 hectares, with 681 households having land recovered, of which non-agricultural land area is 64.82 hectares, accounting
Trang 16for 64.82 hectares 6.87%, agricultural land accounts for 687.21 hectares, accounting for 91.89%, public land is 11.76 hectares, accounting for 1.25%
- Research results have shown that the total cost of compensation, support and resettlement is 1,115,732,185,824 VND, of which land compensation is the largest, accounting for 76.01%, property compensation on land accounts for 15.64%, supports account for 6.2% and funding for compensation and support accounts for 2.15%
- The assessment also shows that the households whose land was recovered from the project have a stable life, the division of labor has gradually shifted from agriculture to services, and the average income of households after land recovery is all increased, on average increasing from 7.71 million VND/person/month to 9.78 million VND/person/month
- Through the process of evaluating compensation, support, and resettlement work in Ha Long city, there are 5 groups of factors identified as influential and 18 specific factors that affect compensation work
- Some proposed solutions to improve the effectiveness of compensation, support, and resettlement in Ha Long city such as solutions on ideological awareness and sense of law observance;
Science instructor Student
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế những năm qua cho thấy, để đầu tư hay kinh doanh bất kỳ một
dự án nào, các nhà đầu tư đều rất trăn trở về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của tất cả các dự án Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động trực tiếp đến mọi mặt về đời sống, kinh tế - xã hội của đông đảo nhân dân Nếu giải quyết không tốt, không thoả đáng quyền của người có đất bị thu hồi (hoặc những đối tượng chịu ảnh hưởng gián tiếp khi thu hồi đất) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu kiện tập thể (đông người) gây rối loạn, mất an ninh và trật tự xã hội Ngoài ra việc chậm tiến độ thi công các công trình sẽ gây thất thoát tài sản của nhà nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình khi phải thi công dang dở, do chậm thi công giá thành công trình đội lên do bị trượt giá sẽ làm cho nhà nước bị thiệt hại rất lớn về kinh tế Chính vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng là vấn đề cấp bách nhất để triển khai thực hiện các công trình
dự án Nhưng trên thực tế công tác này đang gặp rất nhiều khó khăn, cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến cuộc sống của nhân dân có đất
bị thu hồi như: đời sống văn hoá, tinh thần, việc làm của người dân khi không còn đất để canh tác và mưu sinh, vấn đề bảo trợ xã hội với người già neo đơn, mất sức lao động Trong đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất, định giá tài sản hợp lý để người dân có đất bị thu hồi không bị quá thiệt thòi, khó khăn về kinh tế khi phải di chuyển nơi ở, phải tự đi tìm công việc mới và lo lắng trăn trở
về cuộc sống hàng ngày
Thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất
cả nước với tổng diện tích đất liền là 1.119,36 km²; với 33 đơn vị hành chính gồm 21 phường, 12 xã; tổng dân số 362.407 nhân khẩu Trong những năm gần đây, với lợi thế về vị trí địa lý Thành phố đã thu hút được các nhà đầu tư trong
và ngoài nước vào triển khai các dự án lớn, đặc biệt là dự án xây dựng Khu đô
Trang 18thị phức hợp Hạ Long Xanh nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên và thành phố
Hạ Long Dự án có tổng diện tích quy hoạch 4.109,64 ha (tại thị xã Quảng Yên khoảng 3.186 ha; tại thành phố Hạ Long khoảng 923,64 ha), do Liên danh tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần và Công ty cổ phần Vinhomes là chủ đầu tư Đây là dự án xây dựng khu phức hợp đa năng, mang bản sắc đô thị ven biển, gắn với khu nghỉ dưỡng sinh thái, sân golf và dịch vụ Là đô thị xanh định hướng phát triển hiện đại, đồng bộ Dự án có ý nghĩa chiến lược đối với việc tỉnh Quảng Ninh nói chung và Thành phố Hạ Long thúc đẩy phục hồi kinh tế sau Covid 19 Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án trên còn cũng gặp một số khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Đánh
giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng
dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố
Hạ Long’’
2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được những kết quả của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Đánh giá được những ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến đời sống của người dân tại dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án
- Xác định thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung
Trang 193 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy kết quả của đề tài bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tế và hiểu rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác bồi thường tái định cư, những thuận lợi khó khăn khi tiến hành dự án
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này chỉ ra được những thuận lợi và thách thức, đánh giá được kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án Từ đó giúp các nhà quản lý, chủ đầu tư, người dân địa phương có thêm được những thông tin cần thiết, góp phần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện dự án tiếp theo tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Khái niệm và các trường hợp thu hồi đất
1.1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất
- Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của
người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai, Luật Đất đai năm 2013
1.1.1.2 Các trường hợp thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Điều 61 Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
Điều 62 Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Điều 64 Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Điều 65 Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
1.1.2 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1.1.2.1 Khái niệm về Bồi thường
- Theo Khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai 2013, khái niệm bồi thường được
bổ sung như sau “ Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”
1.1.2.2 Khái niệm về Hỗ trợ
Khái niệm về Hỗ trợ theo Luật Đất đai 2013 đã rút gọn khái niệm như sau “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”
Trang 211.1.2.3 Khái niệm về Tái định cư
Bên cạnh các khái niệm về Bồi thường, hỗ trợ thì khái niệm Tái định cư cũng cần được quan tâm Quá trình thực hiện tái định cư được hiểu là việc bố trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn và phải di chuyển chỗ ở Trên thực tế, hình thức tái định cư hiện nay cũng rất đa dạng bao gồm tái định cư bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền
1.1.3 Khái niệm giá đất và định giá đất
1.1.3.1 Khái niệm về Giá đất
Khung giá đất được Nhà nước đưa ra theo các quy định, văn bản pháp luật để tính thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế khi giao đất hoặc cho thuê đất, giá bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất Sau đó, Chính phủ giao cho uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quy định bảng giá cụ thể các loại đất đối với từng khu vực và theo từng thời điểm
và giai đoạn nhất định để đảm bảo sự phù hợp đối với từng thời điểm đó
1.1.3.2 Khái niệm về Định giá đất
Định giá đất được hiểu là một phương pháp kinh tế nhằm tính toán giá trị của đất đai bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định trong một thị trường nhất định Coi đất đai là một loại tài sản nên về nguyên tắc việc định giá đất cũng như các tài sản thông thường khác, mặt khác giá đất bị chi phối ngoài các yếu tố về thời gian, không gian, kinh tế, pháp luật nó còn bị tác động bởi yếu tố xã hội bởi chúng ta coi đất đai là một loại tài sản đặc biệt Như vậy, giá đất mang tính tương đối mà không thể tính đúng, tính đủ như các tài sản thông thường khác
1.1.4 Nguyên tắc và điều kiện bồi thường, hỗ trợ
1.1.4.1 Nguyên tắc bồi thường
1 Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 thì được bồi thường
Trang 222 Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích
sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
3 Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 88, Luật Đất đai 2013:
- Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường
- Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại
1.1.4.2 Điều kiện bồi thường
Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013:
1.1.5 Các trường hợp không được bồi thường khi bị thu hồi đất
* Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất được quy định tại Điều 82 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
- Đất được Nhà nước giao để quản lý;
- Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b,
c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này
Trang 23- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất Điều 92 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng
1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
1.2.1 Những văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Trang 24- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 01/2017/NĐ-CP);
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
1.2.2 Những văn bản pháp luật của địa phương có liên quan
- Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND ngày 2/8/2017 của UNND tỉnh về việc ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 42/2019/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UNND tỉnh
về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 1/1/2020 đên 31/12/2024
- Quyết định số 4524/QĐ-UBND ngày 21/6/2019 của UBND thành phố
Hạ Long về việc phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu phức hợp Hạ Long xanh tại thành phố Hạ Long
- Quyết định số 8368/QĐ-UBND ngày 8/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp Hạ Long Xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Quyết định số 529/QĐ-TT ngày 1/4/2021 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Quyết định số 6518/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của UBND thành phố
Hạ Long Về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh tại thành phố Hạ Long
Trang 25- Nghị Quyết số 243/NQ-HĐND ngày 31/3/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Về việc thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và các quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh (đợt 1) năm 2020
- Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 17/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch
sử dụng đất năm 2021 của thành phố Hạ Long
1.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Những chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các nước trên thế giới
1.3.1.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc thu hồi đất gồm các bước chính sau: Khảo sát về các điều kiện thu hồi đất như dân số, diện tích đất canh tác, tổng sản lượng hàng năm, diện tích đất, loại đất Xây dựng dự thảo kế hoạch thu hồi đất Kế hoạch này là
cơ sở để cơ quan nhà nước phê duyệt công tác thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường và tái định cư Cơ quan quản lý đất đai trình kế hoạch thu hồi đất và các tài liệu khác lên cấp cao hơn để kiểm tra, phê duyệt; Thông báo, công bố
dự án sau khi dự án được phê duyệt Việc công bố phải được thực hiện kịp thời, cụ thể về kế hoạch thu hồi và bồi thường., Cục Quản lý tài nguyên đất đai giao cho các địa phương thực hiện các nội dung công việc liên quan đến giải phóng mặt bằng Phương pháp tính tiền bồi thường đối với đất nông nghiệp và tiền hỗ trợ tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do nhà nước quy định Riêng đối với việc bồi thường về hoa màu và các công trình hiện có sẽ do chính quyền địa phương hoàn toàn quyết định Khoản tiền người dân nhận được từ đền bù dựa trên các yếu tố như: khoản tiền xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa xây dựng lại nhà
Trang 26mới và nhà cũ; giá đất tiêu chuẩn và trợ cấp về giá, Hoàng Lê Khánh Linh (2022)
1.3.1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Thái Lan
Tại Thái Lan, Cục Địa Chính của nước này có vai trò trong việc xác định giá đất đai sử dụng cho rất nhiều các mục đích khác nhau như việc thu phí, thu thuế và lệ phí trước bạ liên quan đến đăng ký, chuyển nhượng quyền
sử hữu đất đai Giá đất được xác định theo cách sử dụng kết quả từ thẩm định theo đơn vị hành chính nhỏ sang thẩm định giá đất theo từng thửa đất và từng
lô đất với hệ thống dữ liệu đất đai, bản đồ hiện nay… Chính vì thế, kết quả xác định giá đã chính xác hơn, phản ánh đúng hơn giá trị thị trường của đất đai
Ở Thái Lan, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý đất đai được thực hiện từ rất sớm, cơ quan này xây dựng khung phân tích CAMA cho kế hoạch điều chỉnh đất và nghiên cứu về thuế tài sản trên toàn quốc Cơ quan này lại tiếp tục phát triển hệ thống thông tin địa lý (GIS) Xây dựng các bản đồ quy hoạch theo các tỷ lệ khác nhau 1:5000, 1:10000, 1:50000 của Băng Cốc, các khu đô thị lớn và trên toàn quốc Tất cả cơ sở dữ liệu này với đầy đủ các thông tin về chủ sở hữu cũng như thông tin thửa đất được quản lý trên các
hệ thống này Trong những năm tới, chính phủ nước này có kế hoạch sẽ phát triển nhiều hơn các phần mềm hỗ trợ định giá nhằm giảm thiểu chi phí định giá (Lê Thuỷ Tiên, 2022)
1.3.1.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có hệ thống quản lý đất đai hiện đại và hiệu quả bậc nhất thế giới, có nhiều kinh nghiệm trong chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào hệ thống quản lý đất đai như: dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, blockchain,… Các bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc có giá trị tham khảo cao cho công tác quản
lý đất đai tại Việt Nam
Trang 27Giai đoạn từ 1960 - 1980 tại các đô thị lớn ở Hàn Quốc, giá đất tăng cao một cách nhanh chóng Việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ vấn đề kinh tế mà còn cả vấn đề chính trị bởi quyền lợi từ việc buôn bán đất đai chỉ tập trung trong tay một số người giàu trong xã hội, còn phần lớn người dân lao động thì lại khó có cơ hội mua được đất hay nhà ở tại các khu đô thị Vấn đề này cũng giống với điều kiện cơn sốt đất ở Việt Nam trong 1,2 năm vừa qua
Trước tình hình này Chính phủ Hàn Quốc đã hợp nhất tất cả các hệ thống định giá đất của Chính phủ thành duy nhất một hệ thống giá mới Nhờ có hệ thống này, giá cả thị trường của các lô đất, thửa đất được phản ánh đúng và chính xác hơn, đây cũng là cơ sở để nhà nước đưa ra cách tính thuế đối với khu đất đó
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện trong quá trình giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đó chính là mức giá đền bù Mức giá không sát với giá thị trường, quá cao hoặc quá thấp
so với giá thị trường cũng gây khó khăn cho công tác quản lý Do vậy, hệ thống định giá đất mà chính phủ ban hành cũng đã giúp cải thiện đáng kể những khó khăn, vướng mắc trước đây
Bên cạnh những giải pháp trên, để hạn chế đầu cơ tích trữ đất đai chính phủ Hàn Quốc cũng bổ sung thêm các quy định khác: Một là đánh thuế cao (từ
7 -11% giá thị trường) đối với những lô đất mà chủ không trực tiếp sử dụng (không có gia đình nào hay công ty nào sử dụng quá 660m2 Hai là phí phát triển đất đai trên những khu đất phát triển cho mục đất cư trú, công nghiệp giải trí sau khi chính quyền cho phép Ba là chính phủ dựa trên giá trị đất để đánh thuế, điều này cũng hạn chế việc đầu cơ đất đai của một bộ phận trong xã hội (Mai Đan, 2022)
1.3.2 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam
1.3.2.1 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thủ đô Hà Nội
Qua quá trình tìm hiểu cho thấy: Hà Nội là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về mật độ cũng như tiến độ công tác bồi thường hỗ trợ tái
Trang 28định cư cho người dân Dự án Đường vành đai 3 đoạn trên địa bàn Quận Thanh Xuân dài 2,34km vừa hoàn thành giải phóng mặt bằng Trong dự án này, có 1.467 chủ sử dụng đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng trên địa bàn
6 phường Hạ Đình, Nhân Chính, Kim Giang, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung
Ở giai đoạn đầu của quá trình giải phóng mặt bằng, sự phối kết hợp của thành phố và chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Thăng Long còn thiếu chặt chẽ
và đồng bộ Thêm vào đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân có liên quan chưa cao, chính điều này đã gây cản trở cho công tác thu hồi đất và gây chậm tiến độ công tác giải phóng mặt bằng (Báo điện tử Kiến Trúc, 2017) Nhưng với sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Cho đến tháng 9/2013, công tác cưỡng chế thu hồi đất vượt kế hoạch và công tác giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành Quá trình bàn giao mặt bằng giữa chính quyền địa phương và chủ sở hữu diễn ra thuận lợi Chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như tạo cơ chế, chính sách liên quan đến cơ sở vật chất nơi ở mới,… Quận đã tập trung chỉ đạo và đề xuất với thành phố Hà Nội ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ tái định cư cũng như công tác khắc phục những khó khăn vướng mắc về chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư Những kiến nghị chính đáng của nhân dân về chế độ chính sách cũng đã được uỷ ban các quận báo cáo thành phố Hà Nội và các sở ngành xem xét giải quyết kịp thời đảm bảo quyền lợi cho nhân dân
Bên cạnh đó, chính quyền cũng rất quan tâm tới công tác giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của nhân dân Hầu hết các đơn thư có liên quan tới kiến nghị,
dự thảo phương án, địa điểm khu tái định cư, diện tích xây dựng…đều được giải quyết một cách triệt để Từ đó cũng giúp nâng cao ý thức trách nhiệm và góp phần làm chuyển biến nhận thức của quần chúng nhân dân
Công tác giải phóng mặt bằng vành đai 3 quận Thanh Xuân là kết quả
Trang 29từ quận xuống cơ sở, đây chính là những kinh nghiệm quý báu đáng học tập cho công tác giải phóng mặt bằng tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành của Việt Nam nói chung (Báo điện tử Kiến Trúc, 2017)
1.3.2.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện rất nhiều Địa phương cũng đã có những chính sách để tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo quy định của thành phố, để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất đủ điều kiện Bên cạnh đó, địa phương cũng giới thiệu cho người bị thu hồi đất các dự án xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố để người dân có thể chọn cho mình nơi ở phù hợp với nhu cầu của mình Với cách tiếp cận này, không những giúp địa phương chủ động được quỹ nhà ở dành cho đối tượng bị thu hồi đất mà còn nâng cao được trách nhiệm của chính quyền địa phương với nhân dân tại các khu tái định cư ở thành phố Hồ Chí Minh
Một đặc điểm đáng quan tâm là giá mua đất nền và giá căn hộ tái định
cư tại thành phố Hồ Chí Minh được xác định theo đúng giá giao dịch thực tế trên thị trường Trong trường hợp nếu như nhân dân bị thu hồi đất mà họ lại không chọn lựa nhà ở khu tái định cư theo quỹ đất của Nhà nước thì họ sẽ vẫn được giới thiệu và chọn lựa các dự án khác có đầy đủ nhà ở cũng như mua đất
để xây nhà Giá cả sẽ được thống nhất giữa các bên liên quan, đảm bảo quyền lợi chung
Với điều kiện như vậy nên phần lớn người dân tại các dự án trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thường muốn nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở mới phù hợp với nhu cầu của từng gia đình cả về khu vực, diện tích cũng như chất lượng tiêu chuẩn nhà ở mà họ quan tâm (Hà Chinh, 2016)
1.3.3 Các vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Quảng Ninh
Công việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại các tỉnh được xem là một khâu khó khăn vì đây là nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ dự án thi công
Trang 30Nhiệm vụ này ở Quảng Ninh lại đang được thực hiện hiệu quả nhờ sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành đầu tư tại tỉnh
Với mục tiêu chính để tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp, hiện đại, ưu tiên phát triển công nghiệp và du lịch Do vậy, tại Chỉ thị số 13/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xác định làm tốt công tác GPMB là giải quyết tốt, hạn chế phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân
Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nhất định Cụ thể, từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang thực hiện GPMB đối với 2.100 dự án Tổng diện tích đất phải thu hồi của các dự án đang triển khai là trên 3.600ha Giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án đang thực trên địa bàn tỉnh là 4.200 tỷ đồng (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2020)
Đối với các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án kéo dài và các dự án khiếu nại đông người, phức tạp làm ảnh hưởng đến anh ninh, trật tự xã hội như: dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18A, đoạn Hạ Long - Uông Bí; dự án đường sắt Hạ Long - Phả Lại; dự án tỉnh lộ 337, tỉnh lộ 336, khu công nghiệp Việt Hưng; dự án Nam ga Hạ Long; khu đô thị Cao Thắng; khu đô thị Ao Cá; khách sạn Hải Châu; dự án nhà máy cẩu, cơ khí Quang Trung; dự án khu đô thị Cầu Sến; khu đô thị Yên Thanh; dự án cảng hàng không Vân Đồn, Các cấp, các ngành trong tỉnh thường xuyên bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh tập trung GPMB
Các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong nhân dân
Trang 31GPMB Đồng thời, chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước, công khai, minh bạch quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2020)
1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
Theo nghiên cứu của Hồng Phương (2022), Dự án Tuyến đường trục chính trung tâm khu đô thị Cái Rồng đã thu hồi 12,38 ha, với 181 hộ có đất bị thu hồi, trong đó diện tích đất phi nông nghiệp là 3,27 ha chiếm 26,41%, đất nông nghiệp chiếm 9,09 ha chiếm 73,42%, đất công ích là 0,02 ha chiếm
0,17% Kết quả nghiên cứu đã đưa ra, với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư là 466.908.499.306 đồng, trong đó tiền bồi thường đất là nhiều nhất chiếm 78,21%, tiền bồi thường tài sản trên đất chiếm 17,69%, các khoản hỗ trợ chiếm 1,94% và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ chiếm 2,15% Qua đánh giá cũng cho thấy, các hộ bị thu hồi đất của dự án có cuộc sống ổn định, sự phân công lao động đã chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang dịch vụ, thu nhập bình quân sau thu hồi đất của các hộ đều tăng, bình quân tăng từ 7,07 triệu đồng/khẩu/tháng lên 8,7 triệu đồng/khẩu/tháng Qua quá trình đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Vân Đồn, 5 nhóm yếu tố được xác định
là có ảnh hưởng và 18 yếu tố cụ thể có ảnh hưởng đến công tác bồi thường, trong đó chiếm 28% là nhóm yếu tố tài chính chiếm tỷ lệ cao nhất; nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai là 24% và nhóm yếu tố tổ chức thực hiện là 20% và nhóm yếu tố liên quan đến thửa đất với mức độ ảnh là 16%; chiếm 12% là nhóm yếu tố liên quan đến người sử dụng đất
Theo Thế Mạnh (2022), với nghiên cứu “Đánh giá công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh” Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của dự án khu nhà ở Thăng Long nhìn chung đã thực thi đúng các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Tổng diện tích đất bị thu hồi là 198.002,03 m2, trong đó đất trồng lúa
Trang 32chiếm diện tích nhiều nhất 153.353,31 m2 Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 138,2 tỷ đồng, trong đó tiền bồi thường đất là nhiều nhất chiếm 73,03%, tiền bồi thường tài sản trên đất chiếm 21,23%, hỗ trợ chiếm 3,59% và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ chiếm 2,15%
Theo Viết Hải (2021), với nghiên cứu “Đánh giá công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long, thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2019”
Dự án xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Nội Đồng thu hồi 10,6 ha, với 382 hộ có đất bị thu hồi, Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 54,07 tỷ đồng, trong đó tiền bồi thường đất là 39,21 tỷ đồng, chiếm 72,52%, tiền bồi thường tài sản trên đất là 9,86 tỷ đồng, chiếm 18,24%, các khoản hỗ trợ là 3,83 tỷ đồng, chiếm 7,08% và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ chiếm 2,15% Các hộ bị thu hồi đất của dự án có cuộc sống ổn định, sự phân công lao động đã chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang dịch vụ, thu nhập bình quân sau thu hồi đất của các hộ đều tăng, bình quân tăng từ 4,12 triệu đồng/khẩu/tháng lên 5,33triệu đồng/khẩu/tháng Xác định được 5 nhóm yếu tố
và 18 yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB tại huyện Mê Linh, trong đó nhóm yếu tố tài chính có mức độ ảnh hưởng lớn nhất với 40%; tiếp đến là nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai với 25%, nhóm yếu tố người
tổ chức thực hiện là 15%, nhóm yếu tố thửa đất và nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ là 10% Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở huyện Mê Linh, cụ thể: Giải pháp về đối tượng và điều kiện được bồi thường; giải pháp về mức bồi thường, hỗ trợ; giải pháp các chính sách hỗ trợ và tái định cư
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Tưởng (2015) với Nghiên cứu công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hoàng Mai, TP Hà Nội (Dự án đầu tư xây
dựng bờ bên Trái sông Tô Lịch và Dự án cải tạo hai bên bờ sông Lừ) đạt kết quả như sau: Dự án đầu tư xây dự bờ bên Trái sông Tô Lịch thu hồi diện tích
Trang 33đất 1.731,1 m2 Tổng số tiền bồi thưởng dự án hơn 22,668 tỷ đồng, gồm: kinh phí bồi thường về đất đai là 20,620 tỷ đồng; kinh phí bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu là 1,838 tỷ đồng; kinh phí hổ trợ khác là 0,210 tỷ đồng Trong 61
hộ dân thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng có 59 hộ bị mất đất ở Có 5 hộ phải tái định cư, 100% đó đồng ý di chuyển Có 172 hộ gia đình và 06 tổ chức, bị ảnh hưởng bởi dự án trong đó có 46 hộ phải tái định cư với diện tích đất bị thu hồi trong phạm vi dự án 7.371,107m2, tổng kinh phí bồi thường dự án 100,989 tỷ
Trang 34CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long (phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long)
- Người dân bị thu hồi đất tại dự án, một số cán bộ tham gia công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long (phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long)
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2021 - 2023
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long và dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Điều kiện tự nhiên
- Khái quát về Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long (phần thuộc địa phận thành phố Hạ Long)
2.2.2 Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Dự án Khu
đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- Trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố
Hạ Long
Trang 35- Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Dự án Khu đô thị
Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
2.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
dự án đến cuộc sống và công việc của người dân sau khi bị thu hồi đất
- Đánh giá của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
dự án: Liên quan đến giá bồi thường, đời sống sau khi bị thu hồi đất
2.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
2.2.5 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Hạ Long
- Thuận lợi
- Khó khăn
- Giải pháp
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về tình hình dân số, kinh tế, xã hội, sản xuất, đời sống của các hộ dân trong khu vực triển khai dự án thông qua số liệu thống kê hàng năm của thành phố Hạ Long
- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp về tình hình công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư dự án đang triển khai thông qua Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long
- Thu thập các tài liệu, văn bản (Quyết định) liên quan đến dự án tại UBND thành phố Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn 127 người dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa
bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trang 36Số lượng phiếu điều tra người dân được tính theo công thức sau:
n = 681/ 1+681*(0,08)2
n = 127 phiếu
- Xác định các nhóm yếu tố và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB theo phương pháp tham vấn các chuyên gia (5 chuyên gia) để thành lập bảng hỏi
- Phỏng vấn 30 cán bộ chuyên môn phụ trách công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long
- 30 cán bộ bao gồm:
+ Cán bộ phòng Tài nguyên: 5 người
+ Cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất: 3 người
+ Cán bộ có tham gia vào công tác GPMB: 22 người
Trang 37Bộ câu hỏi được đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ phân cấp đánh giá cụ thể cho 5 cấp như sau: Phân cấp đánh giá được tính toán theo nguyên tắc xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát Tính độ lớn của khoảng chia (a):
a =
n
Min Max−
Trong đó: n là bậc của thang đo Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc
Xác định thang đo:
+ Rất thấp: < (min+a)
+ Thấp: từ (min+a) đến < (min+2a)
+ Trung bình: (min+2a) đến < (min+3a)
+ Cao: (min+3a) đến < (min+4a)
+ Rất cao: ≥ (min+4a)
Từ đó, xác định thang đo cụ thể cho nghiên cứu như sau:
< 1,80: Không ảnh hưởng 1,80 - < 2,60: Ảnh hưởng ít 2,60 - < 3,40: Ảnh hưởng ở mức trung bình 3,40 - < 4,20: Ảnh hưởng nhiều
> 4,20: Ảnh hưởng rất nhiều
2.3.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
- Tổng hợp, thống kê một cách chi tiết và cụ thể các số liệu đã thu thập được Đưa các số liệu vào các bảng biểu chi tiết để làm rõ từng hạng mục thông tin cụ thể cần nghiên cứu
- Các số liệu, tài liệu thu thập được qua các phần mềm chuyên dụng để tổng hợp xử lý các thông tin về các phương án phê duyệt bồi thường hỗ trợ, kết quả chi trả tiền bồi thường hỗ trợ, số hộ hợp tác nhận tiền, bàn giao mặt bằng,
số hộ không hợp tác, tổng số tiền chi trả theo từng hạng mục
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Hạ Long và Dự án Khu đô thị Phức hợp Hạ Long xanh
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Phía Đông TP, Hạ Long giáp TP, Cẩm Phả
- Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên
- Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ
- Phía Nam giáp với vịnh Hạ Long
Trang 39Thành phố Hạ Long sau khi sáp nhập với huyện Hoành Bồ gồm có 33 xã phường (gồm 20 phường của thành phố Hạ Long cũ và 13 xã, thị trấn của huyện Hoành Bồ cũ), Thành phố vừa là một đơn vị hành chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh
Được phân bố ở các phường: Phường Cao Xanh, Hồng Hà, Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong, Hồng Hải, Cao Thắng, Giếng Đáy, Hồng Hải và Đại Yên
Được phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong, Tuần Châu và các xã Tân Dân, Hoà Bình, Đồng Lâm, Vũ Oai
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long
Trang 403.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long năm 2002 được trình bày qua đồ thị sau:
Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2022 ở thành phố Hạ Long
Tình hình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng trên địa bàn đạt 48,492 tỷ đồng tăng 11,9% so với năm 2022, giá trị tăng thêm đạt 14,257 tỷ đồng
Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn đều đạt mức
tăng trưởng về sản lượng so với năm 2021 (trừ ngành than giảm sản lượng do
khó khăn trong tiêu thụ): than sạch đạt 7,38 triệu tấn (bằng 98,4% so với năm
254 nghìn tấn (tăng 0,4%), gạch nung đạt 218,5 triệu viên (tăng 1,1%)…
- Khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì mức tăng tưởng khá, Thành phố đã