Các cổ phần thường đượchưởng cổ tức cao hay thấp tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và chínhsách phân chia lợi nhuận của ngân hàng.b/ Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt độngBao
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Vốn của NHTM 3
1.1.1 Khái niệm vốn 3
1.1.2 Cơ cấu vốn của NHTM 3
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu 3
1.1.2.2 Vốn nợ 5
1.1.3 Vai trò của vốn tại NHTM 6
1.2 Huy động vốn tại NHTM 8
1.2.1 Khái niệm huy động vốn tại NHTM 8
1.2.2 Các hình thức huy động vốn tại NHTM 8
1.2.2.1 Huy động từ vốn chủ sở hữu 8
1.2.2.2 Huy động từ vốn nợ 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tại NHTM 12
1.3.1.Nhân tố chủ quan 12
1.3.1.1.Lãi suất 12
1.3.1.2 Công nghệ ngân hàng 13
1.3.1.3 Chiến lược Marketing ngân hàng 13
1.3.1.4 Công tác cán bộ tổ chức 16
1.3.2.Nhân tố khách quan 16
1.3.2.1 Tình hình kinh tế- xã hội 16
1.3.2.2 Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH 20
2.1 Khái quát về NHCTVN CN Ba Đình 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20
Trang 22.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHCTVN CN Ba Đình 22
2.1.3 Hoạt động kinh doanh tại NHCTVN CN Ba Đình (2007 – 2009) 22
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHCTVN CN Ba Đình 27
2.2.1 Thực trạng huy động tiền gửi 27
2.2.2 Thực trạng huy động tiền vay 30
2.2.3 Thực trạng huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá 33
2.2.4 Thực trạng huy động vốn từ tài trợ, ủy thác, đầu tư 35
2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại CN NHCT Ba Đình 36
2.3.1.Những kết quả đã đạt được 36
2.3.2 Hạn chế còn tồn tại 37
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH 41
3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn tại NHCTVN CN Ba Đình 41
3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHCTVN CN Ba Đình 44
3.2.1 Hoàn thiện công nghệ ngân hàng 44
3.2.2 Mở rộng mạng lưới kinh doanh của chi nhánh 45
3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ huy động vốn 46
3.2.4 Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng 46
3.2.5 Phát huy hiệu quả chiến lược marketing ngân hàng 49
3.2.6 Hoạch định chiến lược huy động vốn khả thi 50
3.2.7 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả 51
3.3 Một số kiến nghị 52
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước 52
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 54
KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHCT Ba Đình 2007-2009 23
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay và đầu tư của NHCT Ba Đình 24
Bảng 2.3 : Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCTVN CN Ba Đình 25
Bảng 2.4 : Kết quả huy động tiền gửi tại NHCTVN CN Ba Đình 27
Bảng 2.5 : Lãi suất huy động tiền gửi tại NHCTVN CN Ba Đình 28
Bảng 2.6: Kết quả huy động tiền gửi theo đối tượng loại hình doanh nghiệp 30
Bảng 2.7: Tình hình vay NHNN tại NHCTVN CN Ba Đình 31
Bảng 2.8: Vay các TCTD khác tại NHCTVN CN Ba Đình 32
Bảng 2.9: Lãi suất vay các tổ chức tín dụng khác 2009 32
Bảng 2.10: Tình hình phát hành giấy tờ có giá tại NHCTVN CN Ba Đình 33
Bảng 2.11: Lãi suất giấy tờ có giá năm 2009 34
Bảng 2.12: Vốn tài trợ, ủy thác, đầu tư mà TCTD chịu rủi ro 35
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạtđộng kinh doanh của mỗi ngân hàng Chúng ta cần khẳng định rằng không thểthực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng nhưcác mục tiêu kinh doanh của ngân hàng nói riêng nếu như không có vốn Đốivới các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạtđộng trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng NHTM
là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứngnhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài Vì vậy,các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầukinh doanh của mình Có thể nói hoạt động huy động vốn là một trongnhững hoạt động quan trọng nhất của NHTM
Tại Việt Nam hoạt động huy động vốn tại NHTM còn nhiều bất hợp lý.Điều này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho cácdanh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chếkhả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro.v.v Do đó,việc tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầungày càng trở nên cấp thiết và quan trọng
Để tăng cường huy động vốn ta cần nghiên cứu các hình thức huyđộng, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn như quy mô,
cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản vàkhông ngừng tăng trưởng ổn định; nguồn vốn có chi phí hợp lý; huyđộng vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kỳ hạn; quản lý tốt các loạirủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn cũng như phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn
NHCTVN CN Ba Đình là một ngân hàng trẻ Hơn mười năm hoạt độngkhông phải là một khoảng thời gian dài, nhưng với tất cả những khó khăn,thành tựu Chi nhánh đã trải qua và đạt được, Chi nhánh có quyền tự hào và tintưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai Trong định hướng phát triển,tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu Đây là một hoạt động vô
Trang 6quốc tế, và để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngânhàng.
Điều này có thể thấy rõ trong những năm gần đây, nguồn vốn với chiphí rẻ dân cư và các đối tượng như các doanh nghiệp quốc doanh, TCTDv.v gửi tại Chi nhánh ngày càng eo hẹp, không đều qua các năm Thêm vào
đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt không chỉ riêng hệ thốngNHTM mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức tài chính phingân hàng Từ đó đòi hỏi NHCTVN CN Ba Đình phải có những giải pháphuy động vốn đúng đắn thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho nềnkinh tế Chính vì vậy, đây cũng là đề tài chuyên đề tốt nghiệp đã được lựa
chọn: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Ba Đình”
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
“Ngân hàng thương mại là loại hình được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng và tất cả các hoạt động kinh doanh khác theo quy định củaLuật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động , cho vay , đầu tư
và cung cấp các dịch vụ khác Điều này đòi hỏi ngân hàng thương mại phải cómột lượng vốn hoạt động nhất định Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm vềvốn của NHTM như sau :
“ Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thânngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tưhoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
Khái niệm trên đã nói lên được những thành phần tạo nên vốn của ngânhàng thương mại Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm Vốn chủ sở hữu
và Vốn nợ Tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể ngân hàng thương mại tiếnhành huy động vốn theo các hình thức phù hợp với mục tiêu kinh doanh màngân hàng đề ra
1.1.2 Cơ cấu vốn của NHTM
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng được luật pháp chophép hoạt động và đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hìnhthành nên trang thiết bị, nhà cửa Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm
Trang 8nguồn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động,nguồn vay nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phần và các quỹ
Trường hợp của ngân hàng cổ phần có thể được hình thành từ cổphần thường và cổ phần ưu đãi
Vốn ban đầu thường phải tuân thủ các qui định của NHNN Cácqui định thường nêu rõ số vốn tối thiểu - vốn pháp định mà chủ ngânhàng cần phải có để bắt đầu kinh doanh ngân hàng NHNN, luật NHNN
có qui định cụ thể cho từng loại ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể
Vốn thường không phải hoàn trả Các cổ đông có thể bán cổ phiếutrên thị trường vốn (thị trường chứng khoán) Các cổ phần thường đượchưởng cổ tức cao hay thấp tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và chínhsách phân chia lợi nhuận của ngân hàng
b/ Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động
Bao gồm cổ phần phát hành thêm ( hoặc ngân sách cấp thêm ) trongquá trình hoạt động, lợi nhuận tích luỹ, thặng dư vốn, các quĩ
Cổ phần phát hành thêm, ngân sách cấp thêm: Ngân hàng có thể
phát hành thêm cổ phần (thường là cổ phần ưu đãi) hoặc xin cấp thêmvốn từ ngân sách để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để chống đỡ rủi rotrong trường hợp cần phải duy trì thị giá của cổ phiếu
Huy động vốn cổ phần từ cán bộ công nhân viên ngân hàng mình:
Hình thức huy động này huy động vốn từ chính những cán bộ công nhânviên trong ngân hàng mình, làm cho họ trở thành những cổ đông củangân hàng và gắn chặt quyền lợi với quyền lợi chung của ngân hàng.Đây là hình thức mang tính lâu dài và ổn định cần được chú trọng
Trang 9c/ Các quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp, quỹ khen thưởng là các loại quỹ khác
Nếu như lợi nhuận để lại của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu gia
tăng vốn của mình thì thông thường đây chính là nguồn bổ sung quan trọngnhất Nguồn bổ sung này có thể lấy trực tiếp từ các quỹ như: Quỹ dự phòngtài chính, quỹ trợ cấp.v.v Mặc dù vậy khó nhất là phải xác định được khinào thì được phép trích lập từ các quỹ trên để làm nguồn vốn bổ sung, tỉ lệtrích lập ra sao cho hợp lý
d/ Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Một số khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại đựocngân hàng quy định có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần Đây là khoản
nợ lưỡng tính Do tính chất mà NHTW nhiều nước xếp chúng vào vốnchủ sở hữu loại 2 với tỷ lệ 50% để tính tỷ lệ an toàn vốn chủ sở hữu
Mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với vốn nợ nhưng có rất nhiều quy định
về hoạt động của ngân hàng liên quan chặt chẽ với VCSH như quy mô tiềngửi được tính theo tỉ lệ với VCSH …
1.1.2.2 Vốn nợ
Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn nợ của NHTMchiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với VCSH và đây là loại vốn cơ bản đểtài trợ cho các danh mục tài sản của NHTM Vốn nợ được huy động từcác nguồn tiền gửi, tiền vay và một số loại khác
Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửithường cao hơn lãi trả cho tiền gửi
Tiền gửi nhất là tiền gửi ngắn hạn thường nhạy cảm với các biếnđộng về lãi suất, tỷ giá, thu nhập và nhiều nhân tố khác Lãi suất cao là yếu
Trang 10tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay Thu nhập gia tăng làđiều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kỳ hạn nguồn tiền gửi.
Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng, các loại hình huy động đềuảnh hưởng tới quy mô và cấu trúc của nguồn tiền
b/ Tiền vay
Tỷ trọng nguồn này thấp hơn so với nguồn tiền gửi Khác với nhận tiềngửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên chỉ vay lúc cầnthiết và hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhu cầu
sử dụng Các khoản vay thường có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanhtoán tức thời khi nhu cầu thanh toán của khách hàng tăng cao Hơn nữa vayNHNN phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
c/ Nguồn khác
Phần lớn các nguồn này ngân hàng không phải trả lãi Tuy nhiên,chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể Nhìn chung, các nguồnkhác trong ngân hàng thường không lớn
Trên cơ sở vốn nợ tạo lập, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tưvào chứng khoán, mua sắm tài sản cố định, tiền gửi tại ngân hàng khác
và phải được thực hiện dự trữ theo quy định để đảm bảo khả năng thanhtoán Qui mô, cơ cấu của các nhóm tài sản này được xác định một phầncăn cứ vào qui mô, cơ cấu vốn nợ
Thêm vào đó, tính ổn định về chi phí và thời hạn của vốn nợ quy định
số tiền phải dự trữ là cơ sở cân nhắc đầu tư bao nhiêu vào chứng khoán ngắnhạn nên cho vay với thời hạn nào, lãi suất bao nhiêu để phù hợp với vốn
Ngoài ra, qui mô và kết cấu của vốn nợ cũng ảnh hưởng rất lớnđến sự an toàn trong hoạt động của NHTM Sự không phù hợp giữa việchuy động vốn và việc sử dụng vốn về thời hạn, độ nhạy cảm với lãi suất,qui mô các loại tiền có thể dẫn tới các rủi ro về thanh toán, lãi suất, tỷgiá mà ngân hàng phải gánh chịu
1.1.3 Vai trò của vốn tại NHTM
Thứ nhất, vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh Đối với
bất kỳ ngân hàng nào muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn.Điều này thể hiện ở VCSH và Vốn nợ của ngân hàng sẽ quyết định tới
Trang 11quy mô đầu tư, cho vay và ảnh hưởng tới kêt quả kinh doanh của ngânhàng Trên thực tế ngân hàng nào có khối lượng vốn lớn hơn thì ngânhàng đó có thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh.
Thứ hai, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của ngân hàng
thương mại Vốn của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng hay thuhẹp tín dụng, hoạt động bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ hay trong hoạtđộng thanh toán của các ngân hàng thương mại Nếu khả năng về vốncủa ngân hàng dồi dào thì ngân hàng có thể mở rộng được các hoạt độngcủa mình và đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng về cho vay, bảolãnh, đầu tư … Một ngân hàng có lượng vốn ổn định sẽ dễ dàng trongviệc hoạch định cung ứng đầu tư cho vay
Thứ ba, vốn giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh Vốn huyđộng lớn cũng làm tăng khả năng hoạt động của ngân hàng như chủ động
đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thunhập nhằm đạt được những mục tiêu của ngân hàng
Thứ tư, vốn giúp ngân hàng quyết định năng lực thanh toán và đảmbảo uy tín của mình trên thị trường Trong nền kinh tế thị trường, để tồntại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phảicoi uy tín của mình trên thị trường là điều quan trọng Uy tín đó trướchết được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng Uy tíncủa ngân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng.Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Với tiềmnăng vốn và hoạt động huy động vốn lớn ngân hàng có thể hoạt động vớiquy mô ngày càng tăng, vừa giữ chữ tín vừa nâng cao thanh thế của ngânhàng trên thị trường
Thứ năm, vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Khảnăng vốn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộngquan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô tín dụng lẫnviệc chủ động về thời hạn cho vay
Tóm lại , qua những vấn đề được đề cập ở trên thì rõ ràng vốn có vaitrò quan trọng quyết định sự sống còn của một ngân hàng Để có được vốnthì hoạt động huy động vốn lại càng có vai trò hết sức quan trọng
Trang 121.2 Huy động vốn tại NHTM
1.2.1 Khái niệm huy động vốn tại NHTM
Huy động vốn là một trong những hoạt động xuất hiện sớm nhất tạingân hàng thương mại Xuất hiện khá lâu đời và không ngừng phát triểnthay đổi cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại khái niệmhoạt động huy động vốn đã có những thay đổi đáng kể cả về quy mô và hìnhthức thể hiện
Theo quan điểm của các nhà kinh tế khái niệm huy động vốn tại ngânhàng thương mại được tiếp cận từ nguồn gốc của các nguồn vốn Vì vậy hoạtđộng huy động vốn của NHTM bao gồm việc huy động vốn từ VCSH vàVốn nợ
1.2.2 Các hình thức huy động vốn tại NHTM
1.2.2.1 Huy động từ vốn chủ sở hữu
a/ Lợi nhuận tích lũy
Huy động vốn thông qua lợi nhuận tích lũy là rất cần thiết đối với ngânhàng Tích lũy không làm thay đổi quyền bỏ phiếu , hơn nữa còn làm tăng thịgiá cổ phiếu do thu nhập ròng trên cổ phần thường sẽ gia tăng Lợi nhuận tíchlũy là lợi nhuận ròng của ngân hàng sau khi đã trừ đi mọi khoản trích lập dựphòng , các quỹ , cũng như phần đem chia Trong điều kiện thu nhập rònglớn hơn không , chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cáchchuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư Tỷ lệ tích lỹ tuỳ thuộc vàocân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ vầ tiêu dung Những ngân hàng lâunăm , thu nhập ròng lớn , nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ cao so với VCSHhình thành ban đầu Như vậy qui mô của lợi nhuận tích lũy được quyết định
bởi qui mô của lợi nhuận sau thuế và chính sách phân phối nó
Trang 13các ngân hàng nhỏ Việc phát hành chứng khoán phải có sự đồng ý của cổđông bởi nó ảnh hưởng tới quyền bỏ phiếu , kiểm soát và phân chia lợi nhuận
Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, songgiúp cho ngân hàng có được lượng vốn chủ sở hữu lớn vào lúc cần thiết: để
mở rộng quy mô hoạt động, để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhucầu gia tăng vốn của chủ do Ngân Hàng Nhà Nước quy định
c/ Phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi
Lợi thế của hình thức này là tạo ra một nguồn vốn có thể sử dụng lâudài, không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông trong thời gian chưachuyển đổi, phần trả lãi được tính vào chi phí trước thuế, và do vậy làm giảmthuế phải nộp
1.2.2.2 Huy động từ vốn nợ
a/ Huy động từ tiền gửi
- Tiền gửi thanh toán
Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầuchi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoảnthu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửithanh toán theo yêu cầu Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp ( hoặcbằng không ), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngânhàng với mức phí thấp Ngân hàng mở tiền gửi thanh toán (Tài khoản có thểphát séc ) cho khách hàng Thủ tục mở rất đơn giản Yêu cầu của ngân hàng làkhách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư Một số ngânhàng kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi – chitrội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán ) Một số ngân hàng sử dụngnhiều hình thức “biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất loại tiềngửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽđược chi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiệncho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thucủa người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn Người
Trang 14gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán
để áp dụng đối với loại tiền gửi này Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đếnngân hàng để rút tiền ra Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thứctiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳtheo độ dài của kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng( các khoản tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngânhàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn vàsinh lời đối với các khoản tiết kiệm đặc biệt là nhu cầu bảo toàn Nhằm thuhút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khíchdân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt ở nhà, bằng cách mở rộngmạng lưới huy động , đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnhtranh hấp dẫn Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều trươngmục tiết kiệm (hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau
Sổ tiết kiệm này không dung để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song cỏ thểthế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép
- Tiền gửi của các ngân hàng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, ngân hàngthương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác Tuy nhiên quy mô nguồnnày thường không lớn
b/ Huy động từ tiền vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Tuynhiên, khi cần ngân hàng thưởng vay mượn thêm Tại nhiều nước, ngân hàngTrung Ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ
Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm đểđáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế
- Vay NHNN (vay Ngân hàng trung ương)
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả củangân hàng thương mại Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắtbuộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhànước Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu
Trang 15(hoặc tái cấp vốn) Các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiếtkhấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ Khi cần tiền, ngân hàngmang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước.Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặctiền gửi tại ngân hàng Nhà nước) tăng lên Ngân hàng Nhà nước điều hànhvay mượn này một cách chặt chẽ; ngân hàng thương mại phải thực hiện cácđiều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định Thông thường Ngân hàng Nhànước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáohạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhànước trong từng thời kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàngNhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạnmức tín dụng nhất định
- Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chứctín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang có dự trữvượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặcgiảm cho vay sẽ có thể sẵn long cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãisuất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vaymượn tức thời để đảm bảo thanh khoản Như vậy nguồn vay mượn từ cácngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trongnhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàngNhà nước Quá trình vay mượn rất đơn giản ngân hàng vay chỉ cần liên hệtrực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý ( hoặc ngânhàng Nhà nước) Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảobằng các chứng khoán của kho bạc Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vaygiảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên
- Vay trên thị trường vốn
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằngcách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trườngvốn Rất nhiều ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạndẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn Do vậy, cáckhoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng
Trang 16nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn Thông thường đây là khoản vaykhông có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vaymượn được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếpbằng cách này; họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc đượcbảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình
độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công
cụ nợ dài hạn của ngân hàng Nghiệp vụ vay mượn tương đối phứac tạp Ngânhàng cần nghiên cứ kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất vàthời ghạn vay mượn thích hợp Các vấn đề chuyển nhượng điểu chỉnh lãi suất,bảo quản hộ … cũng được các ngân hàng quan tâm
Huy động từ vốn nợ khác
- Tiền uỷ thác
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác chovay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ … Các hoạtđộng này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng Ví dụ Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn cho vay uỷ thác hộ cho Nhà nước đối với một số dự ántrồng rừng với các nguồn vốn trên được chuyển về ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn, để từ đó chuyển tải đến địa điểm đã được xác định trước.Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh
tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính, đã
sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu Kết quả
là hình thành nguồn uỷ thác , làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng
- Tiền trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dung tiền mặt có thể hình thành nguồntrong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C ) Nhữngngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền củacác ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tại NHTM
1.3.1.Nhân tố chủ quan
1.3.1.1.Lãi suất
Lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay
và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả
Trang 17kinh doanh, tính toán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào Khi lãi suất thay đổitheo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, phản ánh đúngtín hiệu của thị trường, điều đó khiến ngân hàng phải tìm kiếm, hoạch địnhmức lãi suất phù hợp cho mình Trong trường hợp lãi suất biến động do tácđộng của các yếu tố phi vật chất (yếu tố tâm lí, yếu tố cạnh tranh không lànhmạnh ) sẽ có tác động bất lợi đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Đây
là khó khăn đối với các ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động nhỏ, vốn
tự có và khả năng tài chính thấp Trong trường hợp đó là viêc tăng lãi suấthuy động, tác động hiệu ứng đối với toàn bộ hệ thống, buộc các ngân hàngkhác cũng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng gửi tiền trong khi đó có thểkhông thực sự có khó khăn về nguồn vốn Trong nền kinh tế thị trường, cáchiện tượng kinh tế thường có diễn biến, thay đổi nhanh Lãi suất cũng là yếu
tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệcung cầu về vốn Vì vậy, ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động cần
có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để có những giải pháp ứng phó kịp thờinhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình
1.3.1.2 Công nghệ ngân hàng
Ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Ngân hàng cũng
có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển Vì vậy màcông nghệ ngân hàng cần đi trước một bước, công nghệ ngân hàng liên quantrực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán…Trongcạnh tranh các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ bởi lẽ các dịch vụngân hàng sẽ không được đa dạng, đổi mới trừ khi ngân hàng áp dụng nhữngcông nghệ ngân hàng tiên tiến Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiếnthì chất lượng phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huyđộng được nhiều vốn hơn
1.3.1.3 Chiến lược Marketing ngân hàng
Trong cơ chế thị trường các ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại vàphát triển, tạo ra sự khác biệt, vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.Trong thực tế, để đạt được điều này không phải là đơn giản vì khi áp dụngmarketing vào ngân hàng thường gặp một số khó khăn như: Với xu hướngphát triển kinh tế, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao Các ngân hàng cần
Trang 18phải đổi mới nhanh chóng trang thiết bị, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ củađội ngũ cán bộ… Thông qua công tác marketing ngân hàng cần phải đưa racác hình thức huy động vốn với thời hạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giaiđoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của kháchhàng về chất lượng, chủng loại các sản phẩm của ngân hàng Không nhữngthế, công tác marketing ngân hàng còn phải biết kích thích các nhu cầu củakhách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để không ngừng mở rộngthêm các khách hàng mới, ngày càng thu hút được nhiều vốn hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường ngân hàng có thể nắm bắt toàn bộ cácthông tin về môi trường kinh doanh, về khách hàng, đồng thời xây dựng chiếnlược marketing Dựa trên yếu tố này, các ngân hàng sẽ sử dụng một cách linhhoạt, mềm dẻo các công cụ kỹ thuật của marketing ứng dụng trong hoạt độngcủa ngân hàng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Các công cụ kỹthuật marketing được tập trung vào 4 chính sách lớn:
- Chính sách thông tin, ngiên cứu, tìm hiểu điều tra
Thực thi chính sách này cần huy động toàn bộ phương tiện vật chấtcần thiết để thực hiện việc quan sát, phân tích và tổng hợp các lĩnh vực cơbản có liên quan đến thị trường của ngân hàng Từ các thông tin có đượcngân hàng sẽ đưa ra các chính sách kinh doanh nói chung và chính sách huyđộng vốn nói riêng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nhu cầu sử dụngvốn của thị trường
- Chính sách sản phẩm giá cả
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bao gồm các dịch vụ cơ bản củanghề ngân hàng là nghiệp vụ huy động vốn, nguồn vốn sử dụng vốn, nghiệp
vụ thanh toán và các nghiệp vụ ngoại vi mang tính chất hỗ trợ như dịch vụ
tư vấn khách hàng, nghiệp vụ thông tin theo nhu cầu, dịch vụ két… cónhững nghiệp vụ ngoại vi không mạng lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng,song có tác dụng kích thích sự chú ý, thu hút khách hàng và làm tăng giá trịcung ứng sự thỏa mãn của khách hàng đối với các dịch vụ cơ bản Đặc biệtvới sự đa dạng hóa các sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn sẽ tạo điềukiện cho ngân hàng mở rộng khả năng huy động vốn Hiển nhiên, một ngânhàng có các dịch vụ tốt, đa dạng sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các ngân
Trang 19có vai trò quan trọng đối với kết quả huy động vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch
vụ khác của ngân hàng Chính sách lãi suất cạnh tranh là một chiến lược quantrọng của ngân hàng Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động, đặc biệt cần thiếtkhi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao Các ngân hàng cạnh tranh giànhvốn không chỉ với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành cáccông cụ khác nhau trên thị trường vốn Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ,
dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiếtkiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang nắm giữ sang mộtcông cụ khác hoặc chuyển tiền đầu tư, tiết kiệm từ một tổ chức này sang một tổchức khác để có lợi nhuận cao hơn
- Chính sách phân phối
Chính sách phân phối là tập hợp toàn bộ những phương tiện vật chấtđưa ra sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng Việc đa dạnghóa các kênh phân phối, mở rộng các quầy giao dịch (số lượng các quầy giaodịch, địa điểm mở quầy, các sản phẩm, dịch vụ cung ứng tại quầy, trang thiết
bị được sắp xếp tại quầy, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên…) có ảnh hưởngrất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng Một ngân hàng có càngnhiều kênh phân phối, nhiều quầy giao dịch thì cơ hội tiếp xúc với khác hàngcàng nhiều, từ đó khả năng huy động vốn sẽ tăng lên Tuy nhiên, việc mởrộng các kênh phân phối, mở thêm nhiều quầy giao dịch cần phải tính đến yếu
tố chi phí để mở rộng sao cho phù hợp với hiệu quả thu được từ nó
- Chính sách giao tiếp, khuyếch trương
Các ngân hàng thường quan tâm hàng đầu tới các chính sách giao tiếpkhuyếch trương Bởi vì sự giao tiếp của nhân viên với khách hàng tạo rahình ảnh của ngân hàng, tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với ngânhàng Giao tiếp tốt sẽ bảo vệ lợi ích của ngân hàng Bên cạnh đó, quảng cáo
Trang 20cũng là một phương tiện rất quan trọng để nâng cao vị thế của ngân hàng,thu hút thêm khách hàng cho ngân hàng, tạo lòng tin của khách hàng đối vớingân hàng.
1.3.1.4 Công tác cán bộ tổ chức
Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết,thân thiện, năng động thì đó là nền tảng thành công của ngân hàng Công tácnày được các NHTM rất quan tâm nhằm tạo, củng cố uy tín của mình trênthị trường, gắn bó với khách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới.Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nhưhiện nay, chất lượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quantrọng để thu hút vốn Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo , bố trí hệ thốngthanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết để giữ vững khách hànghiện có và thu hút thêm khách hàng Bởi lẽ khách hàng muốn giao dịch, kinhdoanh với một ngân hàng bề thế tiện lợi, các nhân viên dễ mến, lịch sự và cóchuyên môn
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng
có thể khai thác nhằm mở rộng qui mô huy động vốn của NHTM
Môi trường văn hoá như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền củadân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập vềtiêu dùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các TCTDhay quyết định chi số tiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản, độngsản, chứng khoán
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiềuloại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Cạnh tranh
Trang 21có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các
tổ chức tài chính phi ngân hàng Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tưtrực tiếp vào mua chứng khoán của Chính phủ và công ty Xu hướng cạnhtranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố: Thay đổichính sách về tài chính- tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinhdoanh tiền tệ, xu hướng chứng khoán hoá
Trong môi trường ngành ngân hàng, cạnh tranh về tiền gửi diển radưới nhiều hình thức Các ngân hàng có thể áp dụng các điều kiện giốngnhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụliên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng Thêmvào đó nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động gửi tiền có kỳhạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳ hạn ( tiết kiệm bưuđiện) Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên trong khi giá dịch vụ liênquan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quảkinh doanh của các ngân hàng
Trong một nền kinh tế phát triển nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm gửi vàocác NHTM ngày càng nhiều… Ngoài ra với một nền kinh tế phát triển thìcông nghệ ngân hàng được hiện đại hoá, người dân có thói quen sử dụngnhững lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu quangân hàng, ngân hàng thu được càng nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốntrong thanh toán Lạm phát là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến côngtác huy động vốn của ngân hàng Người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọngrằng họ sẽ thu được khoản tiền lãi nhất định, lạm phát cao hoặc biến động cóthể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hìnhthái khác có tính ổn định hơn về giá trị
Bên cạnh đó, các yếu tố như thu nhập của dân cư, thời vụ chi tiêucũng là các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các ngân hàng.Tại các thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thu nhập cao sẽhình thành một nguồn tiền gửi lớn Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia
Trang 22tăng quy mô và thay đổi kỳ hạn của nguồn tiền, thời vụ chi tiêu ảnh hưởngtới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền Ví dụ: vào dịp cuối năm, nguồntiền gửi tiết kiệm cũng như tiền gửi của các doanh nghiệp có xu hướng giảmsút đặc biệt trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn đang phổ biến nhưnước ta hiện nay.
1.3.2.2 Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô
Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn của ngành ngânhàng nói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là môitrường kinh tế và pháp lý
- Việc huy động của ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế, thu nhập dự tính của người lao động, tâm lý người gửitiền, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự ổn định vĩ mô của nềnkinh tế tác động trực tiếp Có thể thấy khi nền kinh tế có sự trượt giá củađồng tiền dẫn đến việc nguồn vốn nhàn rỗi hầu như sẽ được chuyển thànhnhững thứ có giá trị bền vững hơn (vàng bạc, kim cương ) để an toàn hơn;nhất là khi tỷ lệ trượt giá cao hơn cả lãi suất huy động thì vấn đề khai thácnguồn vốn lại càng khó khăn hơn
- Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởinhiều chính sách, các qui định của Chính phủ và của NHTW Thay đổi chínhsách của nhà nước, của NHTW về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thu hút vốn củaNHTM Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động đếnquan hệ nguồn vốn của một ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực
và trên thế giới
- Thông tin đại chúng: chính phương tiện truyền thông cũng ảnhhưởng đến khả năng khai thác vốn của NHTM, bởi chính nó là thứ chuyểntải những thông tin về các chính sách, tiện ích của NHTM đến mọi người, đểmọi người có thể hiểu về lợi ích của mình kho gửi tiền vào ngân hàng
Trang 23Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướngtrong hoạt động huy động vốn cũng như các hoạt động khác của ngân hàngthương mại Ngân hàng thương mại xây dựng các chiến lược kinh doanh choriêng mình phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ môcủa Nhà nước như chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất, Ngân hàng nhànước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệuquả và theo sát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ môkhác thì mới tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển các thị trường tiền tệ cũngnhư hoạt động của hệ thông ngân hàng Mặt khác, việc xây dựng một môitrường pháp lý lành mạnh, thông thoáng cũng là một nhân tố quan trọng gópphần tăng cường huy động vốn tại các ngân hàng thương mại.
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1 Khái quát về NHCTVN CN Ba Đình
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình Hà Nội (hay gọi tắt
là NHCT Ba Đình) ra đời từ năm 1959, với tên gọi lúc được thành lập là Chiđiếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội, có trụ sở tại số 142phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Với số lượng cán bộ lúc banđầu thành lập là 10 người, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khókhăn, nhiệm vụ của ngân hàng là vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổchức và hoạt động ngân hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp pháttheo chỉ tiêu-kế hoạch được giao) nhằm mục tiêu phục vụ chế độ bao cấp,không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý 1 cấp(NHNN) Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7 năm
1988 thì kết thúc
Ngày 01/ 07/ 1988, thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng(Nay là Chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lýhành chính, kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hìnhquản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước - NHTM) lấy lợi nhuận làmmục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng hoạt động thương mạiquốc doanh lần lượt ra đời (NHCT - NHNT – NHĐT&PT- NHNN & PTNT)trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổithành một chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi chi nhánh Ngân hàngCông thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố HàNội Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổimới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh,
Trang 25cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mởrộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm mới vào kinh doanh Lúc này Ngânhàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp(TW - Thành phố - Quận) Với mô hình quản lý này trong những năm đầuthành lập (7/1988 - 3/1993) hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Côngthương Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế củamột Chi nhánh Ngân hàng Thương mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinhdoanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng Công thương Thành phố cùng vớinhững khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tếtheo đường lối mới của Đảng Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình
tổ chức quản lý cũng như từ cơ chế, theo quyết định số 93/NHCT - TCCB củaTổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (01/04/1993) Ngân hàngCông thương Ba Đình thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (cấp
TW - Quận) xoá bỏ cấp trung gian là Ngân hàng Công thương Hà nội cùngvới việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ Do vậy ngay sau khi nângcấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán
bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương BaĐình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đanăng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trênthị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với các môitrường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường
Từ đó đến nay hoạt động kinh doanh của NHCTVN CN Ba Đình được
ổn định và phát triển theo bốn định hướng lớn của ngành, góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả chính sách tiền
tệ, đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những năm trước
Trang 26Phòng kế toán giao dịch Phòng/ tổtổng hợp
Phòng/tổ thông tin điện toán
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHCTVN CN Ba Đình
Cơ cấu tổ chức của CN NHCT Ba Đình được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCTVN CN Ba Đình
( Nguồn : website: vietinbank.vn )
2.1.3 Hoạt động kinh doanh tại NHCTVN CN Ba Đình (2007 – 2009)
Kết quả kinh doanh năm 2009
Nhờ phát triển đồng bộ có chất lượng về huy động vốn, tín dụng và dịch
vụ ngân hàng lợi nhuận hạch toán cả năm 2009 đạt 391,74 tỷ đồng, tăng
Trang 2717,326 tỷ đồng so với năm 2008 (+22%), tăng 20,2% so với kế hoạch NHCTViệt Nam giao Năm 2009 Chi nhánh đã được NHCT Việt Nam xếp loại là mộttrong những đơn vị đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc của toàn hệ thống.
Hoạt động huy động vốn
Tăng cường huy động vốn luôn là vấn đề khó, phức tạp đòi hỏi sự quantâm đúng mức của các ngân hàng Kết quả trên đạt được là do sự kết hợp củanhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó nổi bật là chi nhánh trongnhững năm qua đã hoạch định và thực thi chính sách huy động vốn đúng đắn,phù hợp với bối cảnh thực tế của thị trường, với tình hình cạnh tranh, với mứcsống và thu nhập của người dân cũng như phù hợp với thế mạnh kinh doanhcủa bản thân chi nhánh
Với những nỗ lực lớn khắc phục khó khăn, giai đoạn 2007-2009, nguồnvốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trưởng mạnh, hoàn thành tốt nhucầu về điều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng Cụ thể:
cơ cấu huy động vốn cụ thể như sau:
- Theo loại tiền:
+ Tiền gửi VNĐ: 5190 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2008; so với kếhoạch đạt 94,7%
+ Tiền gửi ngoại tệ: 1854 tỷ đồng, tăng 28.3% so với năm 2008; so với
kế hoạch vượt 12,9%
- Theo khu vực:
Trang 28+ Huy động từ tổ chức kinh tế là: 3494 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,6%.
So với cùng kì năm trước tăng 15%
+ Huy động từ dân cư: 3550 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 50,4% So với cùng
kì năm trước tăng 3%
Hoạt động cho vay và đầu tư
Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễnbiến không thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động theo xu hướng ngày càngtăng, bên cạnh đó sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địabàn ngày càng mạnh hơn, nên hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thách thức.Thực hiện chỉ đạo của NHCTVN theo phương châm “ Phát triển- an toàn-hiệu quả’’ chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát đượcvốn cho vay Trong những năm vừa qua, chi nhánh luôn tập trung nâng caochất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảmbảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng Kết quả sơ bộ như sau:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay và đầu tư của NHCT Ba Đình
17.9%
-10.2%
20871115
-4.9%
148%
24251308
16.2%17.4%
5
Cơ cấu đầu tư TD:
+Cho vay ngoài QD
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT Ba Đình)
Căn cứ vào bảng 2.2 trong năm 2009 :
Trang 29+ Dư nợ cho vay nền kinh tế dến 31/12/2009 đạt 4734tỷ đồng ( baogồm cả cho vay đồng tài trợ dài hạn), tăng so với năm trước 81 tỷ đồng(+16.75%) So với kế hoạch giao 4878 VNĐ đạt 92,5% Bao gồm:
+ Dư nợ ngắn hạn: đến 31/12/2009 đạt 2.426 tỷ VNĐ, so với năm trướctăng (+16.2%%)
+ Dư nợ cho vay trung dài hạn: đến 31/12/2009 đạt 1308 tỷ VNĐ(không kể dư nợ nhận vốn góp đồng tài trợ 18 tỷ VNĐ) so với năm trước tăng(+17.4%) Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu cho vay trung dài hạn do NHCTViệt Nam giao
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Song song với công tác kinh doanh đối nội, chi nhánh cũng chú trọnghoạt động kinh doanh đối ngoại, và trong những năm vừa qua hoạt động này
đã mang lại những kết quả hết sức khả quan, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng
dư nợ Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.3 : Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCTVN CN Ba Đình
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh NHCTVN CN Ba Đình)
Căn cứ vào bảng 2.3 ta thấy
- Năm 2007: Doanh số mua 98.402.139 USD tăng 107% so với năm 2006
Doanh số bán 97.045.162 USD tăng 105% so với năm 2006
- Năm 2008: Doanh số mua 101.580.951 USD tăng 103% so với năm 2007
Doanh số bán 103.584.934 USD tăng 107% so với năm 2007
Trang 30-Năm 2009: Doanh số mua 137.011.253 USD tăng 134% so với năm 2008 Doanh số bán 136.242.623 USD tăng 131% so với năm 2008.
Chi nhánh đã chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ mua của các đại lý,mua trên thị trường liên ngân hàng, mua của các doanh nghiệp, tự cân đối vàđược sự hỗ trợ của ngân hàng công thương Việt Nam nên đã đáp ứng đầy đủ cácnhu cầu về ngoại tệ thanh toán của khách hàng Thu chênh lệch giá mua bán và
tỷ giá được 1.125 triệu đồng Tổng doanh số mua bán đạt 273.253.876 USD (kểcác ngoại tệ khác quy đổi), so với năm trước tăng 33,19%
Công tác kế toán tài chính, kho quỹ và dịch vụ
Sau nhiều năm triển khai công tác hiện đại hoá đến nay ngân hàng đãhoạt động ổn định, phát huy hiệu quả và không xảy ra mất mát tài sản Tuynhiên vào một số thời điểm vẫn còn xảy ra tình trạng giao dịch bị tắc nghẽn,khách hàng chưa hài lòng, phải chờ đợi lâu
Hoạt động dịch vụ
Ngoài dịch vụ thanh toán, bảo hiển, chi trả kiều hối, chuyển tiền thôngqua Western Union, thanh toán séc du lịch, thẻ VISA Card, MASTER Card,thu đổi ngoại tệ năm 2009 chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanhtoán thể, lắp đặt thêm 08 máy ATM đưa tổng số lên 27 máy ATM vào hoạtđộng tại các điểm giao dịch thuận tiện Phát hành thêm được 19.534 thẻ, nângtổng số thẻ Chi nhánh quản lý lên 50.179 thẻ, Trong đó ký hợp đồng trảlương ATM với 16 đơn vị nâng tổng đơn vị đang sử dụng dịch vụ trả lươngqua thẻ lên 154 đơn vị
Công tác kiểm tra, kiểm soát
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo các chương trình kếhoạch của NHCT Việt Nam và của chi nhánh trên tất cả các mặt nghiệp vụ
Kiểm tra 899 món có tổng dư nợ 1.414 tỷ đồng, kiểm tra 299 món bảolãnh với giá trị 493 tỷ đồng; kiểm tra 680 món mua bán ngoại tệ, 165.253chứng từ kế toán và 28.102 chứng từ tiết kiệm; đối chiếu nợ vay của một sốkhách hàng gửi tiền và vay vốn không có chênh lệch, sai sót lớn Kho quỹđược bảo đảm an toàn tuyệt đối Tuy nhiên trong các mặt nghiệp vụ vẫn cònnhững sai sót cần phải chỉnh sửa qua kiến nghị của các đoàn kiểm tra tín dụngcủa NHCT Việt Nam; các đoàn kiểm toán Nhà nước, kiểm toán Quốc tế