1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần dây cáp điện thượng đình

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Cổ Phần Dây & Cáp Điện Thượng Đình
Tác giả Tạ Ngọc Chung
Người hướng dẫn PGS-TS. Nguyễn Thừa Lộc
Trường học Đại Học KTQD
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Thương Mại
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 107,03 KB

Nội dung

Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện c

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hoá và tự

do hoá thương mại ngày càng tăng trên thế giới thì sự đóng góp của khoa họccông nghệ hiện đại không thể thiếu trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ, sản phẩm

- hàng hóa trở nên vô cùng phong phú và đa dạng, việc mua bán được thực hiện

dễ dàng hơn Do vậy, người tiêu dùng có nhiều điều kiện để lựa chọn các sảnphẩm phù hợp với nhu cầu của mình hơn

Với những điều kiện như vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm - hàng hóangày càng trở nên sôi động hơn Có thể nói, đây chính là thời cơ và thách thứcđối với các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh)trong nền kinh tế Nó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tếmới phải chủ động tìm cách đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, hay nói cáchkhác: mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều hướng vào mục đích cần thiết là tiêu thụsản phẩm

Do vậy, tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệpngày nay Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gianthực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần Dây & cáp điện Thượng Đình, em đã

nghiên cứu và lựa chọn đề tài : “ Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần dây & cáp điện Thượng Đình” để làm chuyên đề thực tập tốt

nghiệp cùng một mong muốn là có được những đóng góp thiết thực cho công táctiêu thụ sản phẩm tại Công ty

Chuyên đề gồm có những phần sau:

Chương I: Lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng về mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần

Dây & cáp điện Thượng Đình.

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ

phần Dây & cáp điện Thượng Đình.

Với vị trí là một sinh viên của khối kinh tế với kiến thức còn hạn chế, kinhnghiệm thực tế chưa nhiều, năng lực bản thân còn hạn chế nên bài viết khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng gópnhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô chú trong Công ty và các bạn để chuyên

đề của em được hoàn thiện hơn

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 1 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo PGS-TS Nguyễn ThừaLộc, Phòng Kế toán – Tài chính, Phòng Tổ chức, phòng kinh doanh cùng cáccán bộ công nhân viên Công ty cổ phần dây & cáp điện Thượng Đình đã tận tìnhgiúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thiện chuyên đề này.

Chương I

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA DOANH NGHI ỆP.

SẢN PHẨM

1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm :

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là một trong những chức năng chủ yếu của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiênthực tiễn cho thấy, trong mỗi cơ chế quản lý khác nhau quan điểm về tiêu thụ sảnphẩm cũng khác nhau, nên việc thực hiện cũng khác nhau

Nếu hiểu một cách đơn thuần, tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm sản xuất ra thị trường

Theo hiệp hội kế toán quốc tế: “Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển đổi quyền

sở hữu sản phẩm hàng hóa từ người cung cấp tới người tiêu dùng, đồng thời người cung cấp thu tiền hàng hoặc có quyền thu tiền bán hàng”

Theo những cách hiểu này, hoạt động tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm đơn thuần chỉ là hoạt động bán hàng

Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục tiêu lãi cao với chi phí thấp

Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung tại Việt nam, nhà nước có sự can thiệpsâu sắc tới nền kinh tế nói chung Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu tuân theo các chỉ tiêu do nhà nước đặt ra Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó, sản phẩm làm ra đã có sẵn nơi tiêu thụ Do vậy, mục

Trang 3

tiêu duy nhất của doanh nghiệp trong thời kỳ này là hoàn thành kế hoạch được giao nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm vì thế chưa được quan tâm

Bước sang thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thi trường, sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình hướng đi riêng nhằm thực hiện mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh.Vì thế câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là thị trường đang cần sản phẩm gì,khách hàng tiềm năng là ai,sản xuất ra bằng cách nào và tiêu thụ nó ra sao Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường, khi đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được đặc biệt quan tâm

Chính bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm không thể hiểu một cách đơn thuần là hoạt động bán hàng Mà tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu: từ nghiên cứu thị trường, đến tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ nhằm mục đích cao nhất của doanh nghiệp là thu lãi tối đa với chi phí thấp nhất

2.Ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm

Hàng hoá của doanh nghiệp được mua về không những tiêu thụ ở trong nước mà còn tiêu thụ ra thị trường nước ngoài Điều này đảm bảo cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc dân của doanh nghiệp Vì vậy tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung Qua khâu tiêu thụ tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn Qua khâu này một chu kỳ kinh doanh đã kết thúc, một vòng chu

kỳ vốn được thực hiện và doanh nghiệp chuyển sang chu kỳ kinh doanh mới Như vậy việc thu hồi vốn nhanh hay chậm, lợi nhuận đạt được cao hay thấp, vòng luân chuyển của vốn dài hay ngắn đều được quyết định trong khâu tiêu thụ Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa góp phần đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục Quá trình này bao gồm các khâu sản xuất phân phối, trao đổi, tiêu dùng Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi Quá trình táisản xuất xã hội chỉ diễn ra liên tục khi các khâu của nó diễn ra trôi chảy, nhịp nhàng và ngược lại Tiêu thụ hàng hoá góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó được thể hiện ở các mặt sau :

Tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tăng doanh thu vì càng bán được nhiều hàng thì càng tăng được nhiều doanh thu

Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phí khâu tiêu thụ sản phẩm tức là làm giảm chi phí của toàn bộ sản phẩm

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 3 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 4

Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực đến quá trình kinh doanh, quá trình tổchức quản lý sản xuất, thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm Trong thời bao cấp, quá trình tái sản xuất của các cơ sở đều được nhà nước bảo trợ, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoạt động làm sao có hiệu quả Thu được lợi nhuận trên cơ

sở điều tiết vĩ mô của nhà nước Công tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế, trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc đem sản phẩm ra thị trường để bán mà trước khi được người tiêu dùng chấp nhận cần có sự nỗ lực về mặt chí tuệ lẫn sức lao động của cán bộ công nhân viên

Tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quan trọng để giữ vững vầ nâng cao uy tín của doanh nghiệp, góp phần củng cố thị trường mở rộng thị trường mới cả trong và ngoài nước

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là tổng thể các quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ Để thành công trong kinh doanh đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng Việc nghiên cứu thị trường sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp xâm nhập và thích ứng với thị trường, làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó Ngoài ra, nghiên cứu thị trường để tìm hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, các hoạt đông dự kiến đối thủ của mình sẽ thực hiện Điều này khá quan trọng, càng hiểu biết về đối thủ cạnh tranh bao nhiêu thìkhả năng chiến thắng trên thị trường của doanh nghiệp càng nhiều.Vì vậy để đảmbảo khả năng cạnh tranh, tránh rủi ro doanh nghiệp phải nắm chắc thị trường Nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải xác định được quy mô thị trường đồng thời cần xác định được thị phần tương đối của mình, đây là những chỉ dẫn

cơ bản để doanh nghiệp đề ra phương án và thực hiện các hoạt động sản xuất

Trang 5

kinh doanh của mình Khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi như:

Quy mô thị trường là bao nhiêu

Khu vực thị trường nào có nhiều triển vọng nhất đối với doanh nghiệp.Những loại sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ tốt nhất phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Doanh nghiệp xác định số lượng khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của mình

Tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới của thị trường đó

Sự tác động của chính phủ, luật tới thị trường đó theo hướng nào, những phương thức kinh doanh thích hợp nhất

Mục đích nghiên cứu thị trường là phục vụ việc ra quyết định kinh doanh Tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu, quyết định kinh doanh mà doanh nghiệp đưa

ra có thể là :

- Giữ vững ở mức độ duy trì sản lượng sản xuất tiêu thụ

- Tăng cường sản xuất tiêu thụ

- Thâm nhập vào thị trường mới ,mở rộng thị trường

- Rời bỏ thị trường hay thay đổi sản phẩm

Những quyết định cực kỳ quan trọng này có thể bảo đảm chính xác khi tổ chức công tác nghiên cứu thị trường một cách chu đáo Nghiên cứu thị trường buộc doanh nghiệp phải phân tích cung,cầu và phân tích mạng lưới tiêu thụ Muốn vậy phải lựa chọn được phương án nghiên cứu cho phù hợp Trong thực tiễn hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh người ta thường sử dụng các phương pháp Marketing để điều tra thị trường, chủ yếu là điều tra tại chỗ, điều tra tại hiện trường và phương pháp bán thử hàng hoá

2 Chiến lược tiêu thụ sản phẩm

Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định với những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu

đề ra Mục tiêu chiến lược này bao gồm mặt hàng tiêu thụ, tăng doanh số, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường

Chiến lược sản phẩm là bộ phận quan trọng của chiến lược tiêu thụ sản phẩm, mục đích của chiến lược này là phải sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có Việc xác định đúng đắn chiến lược sản

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 5 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 6

phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp và nó luôn phải trảlời hai vấn đề :

+ Toàn bộ sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được thị trường chấp nhận ở mức độ nào? và được thị trường chấp nhận ra sao?

+ Nên phát triển sản phẩm mới như thế nào cho phù hợp?

Vì vậy, việc đưa ra chiến lược sản phẩm sao cho phù hợp luôn là mục tiêu hàng đầu đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp

Chính sách định giá đúng đắn và các phương pháp xử lý giá linh hoạt cũng ảnh hưởng lớn tới khối lượng hàng hoá tiêu thụ và đây là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến tâm lý khách hàng kích thích lượng cầu hàng hoá, đồng thời đây

là công cụ cạnh tranh hữu hiệu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường

3 Chính sách giá bán

Theo quan niệm Marketing, chính sách giá là hệ thống các quan điểm, các phương pháp hoặc các cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để xác định giá cho một sản phẩm Tuy nhiên, giá cả sản phẩm trên thị trường thường thay đổi liên tục nên việc hoạch định một chính sách giá hợp lý là một điều khó khăn Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị trường sẽ giúpdoanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lượng tiêu thụ hoặc thâm nhập và mở rộng thị trường bởi vậy, chính sách giá của doanh nghiệp phù hợp với xu thế thị trường sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai Trên cơ sở đó, tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp mà có thể áp dụng một

số chính sách giá sau :

- Chính sách định giá theo thị trường : Theo chính sách này giá bán của sảnphẩm được quyết định xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó.Trong trường hợp này không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùngnên để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị Khi áp dụng chính sách này để có lãi đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí kinh doanh Chính sách này thường áp dụng trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo

- Chính sách định giá thấp : Gía bán được định ở mức thấp hơn mức giá thị trường, chính sách này có thể hướng vào mục tiêu thâm nhập thị trường hoặc thuhồi vốn sớm

Trang 7

Nhà sản xuất Người tiêu dùng

- Chính sách định giá cao : Định mức gía bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm Thường áp dụng trong trường hợp sản phẩm xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chấtlượng của nó, doanh nghiệp độc quyền hoặc những mặt hàng cao cấp hoặc kháchhàng ít nhạy cảm về giá

- Chính sách ổn định giá bán: không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu của từng thời kỳ hoặc bán sản phẩm đó ở thị trường nào trong phạm vi cả nước Cách định giá ổn định giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộngthị trường

- Chính sách phá giá: Đây là cách định giá ít được áp dụng trong hoạt động kinh doanh vì nó cực kỳ nguy hiểm đối với doanh nghiệp Mục tiêu của phá giá

là tối thiểu hoá rủi hay thua lỗ trong trường hợp hàng tồn đọng quá nhiều, lạc hậumang tính thời vụ

Như vậy tuỳ theo mỗi doanh nghiệp mà có chính sách giá khác nhau,với từng mức giá doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận mà mặt hàng đó đem lại và làm sao cho khách hàng thấy được phần lợi ích của mình khi mua mặt hàng đó

4.Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng

Hiện nay, việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thông qua 2 hình thức, đó là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp Hai hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm Trong mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng,

do vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uytín, mặt hàng của từng doanh nghiệp Ngoài ra, còn có một loại hình nữa đó là phân phối và tiêu thụ hỗn hợp

* Hình thức phân phối tiêu thụ trực tiếp :

Sản xuất tiêu thụ trực tiếp

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 7 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 8

Nhà sản xuất Người tiêu dùng

* Hình thức phân phối tiêu thụ gián tiếp :

SƠ ĐỒ 1B : TIÊU THỤ GI ÁN TIẾP

Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các trung gian bao gồm : người bán buôn, người bán lẻ , đại lý môi giới….Với hình thức tiêu thụ này sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ với một khối lượng lớn trong một thời gian ngắn và vốn được thu hồi một cách nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt Nhưng ngược lại thời gian lưu thông hàng hoá dài, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trunggian

+ Bán buôn là bán cho những người trung gian( những thương gia, các đại lý…) để họ tiếp tục bán hoặc chuyển bán cho những người sản xuất Hình thức tiêu thụ này giúp doanh nghiệp có điều kiện nhanh chóng đổi mới hoạt động kinhdoanh, đẩy nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 9

+ Bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng, với hình thức bán này hàng hoá không sợ khủng hoảng thừa vì sau khi bán được hàng doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh nhưng thời gian thu hồi vốn chậm và bán với khối lượng nhỏ.

* Hình thức phân phối và tiêu thụ hỗn hợp : Do tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp còn nhiều nhược điểm nhất định nên đây là hình thức tận dụng những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai hình thức nói trên và nhờ hình thức tiêu thụ này mà công tác tiêu thụ diễn ra linh hoạt hơn

Nói chung, việc sử dụng các kênh tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn kênh, quản lý kênh để hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đạt kết quả cao, đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục

5 Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Để thực hiện có hiệu quả các yêu cầu với hoạt động tiêu thụ hàng hoá, bêncạnh việc tổ chức hợp lý mạng lưới tiêu thụ, có chính sách giá cả thích ứng, doanh nghiệp còn cần phải thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ

Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chủ yếu :

Để quảng cáo sản phẩm hàng hoá, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều loạiphương tiện quảng cáo như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo và tạp chí, quảng cáo bằng các bản tin điện tử , áp phích…Tuy nhiên, tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp mà áp dụng những biện pháp khác nhau cho phù hợp

5.2 Tham gia hội chợ, triển lãm.

Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng

và thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 9 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 10

Hội chợ thương mại là hoạt động tập trung trong một thời gian và địa điểmnhất định, nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp với khách hàng

và công chúng Hội chợ còn là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ nhau trao đổi và tìm kiếm nguồn hàng mới, bạn hàng mới và ký kết hợp dồng mua bán

Qua hội chợ, triển lãm doanh nghiệp thu thập được những thông tin cần thiết về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, từ đó hoàn thiện chính sách xúc tiến khuyếch trương, tạo điều kiện mở rộng thị trường

5.3 Các hoạt động yểm trợ khác.

Tổ chức hội nghị khách hàng: Mời khách hàng lớn, những người đã sử

dụng sản phẩm, những trung gian tiêu thụ sản phẩm phản ánh về ưu, nhược điểm của sản phẩm để từ đó doanh nghiệp có những biện pháp cải tiến, hoàn thiện sản phẩm

Tổ chức hội thảo: Đối với thị trường mới, mặt hàng mới có thể tổ chức các

cuộc hội thảo để các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý và các nhà khoa học phát biểu về khả năng xâm nhập thị trường của hàng hoá, giá cả hàng hoá, các biện pháp quảng cáo hàng hoá

Tặng quà cho khách hàng và gửi sản phẩm mẫu đến cho khách hàng Đây

là biện pháp kinh tế hữu hảo nhằm tác động vào quần chúng để ghi nhớ doanh nghiệp

Khuyến mại, khuyếch trương nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường

Các kỹ thuật sử dụng thường bao gồm : bán có thưởng, bốc thăm, bán trả góp…

6 Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

6.1 Quan niệm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả

6.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng

Trang 11

quát và các chỉ tiêu chi tiết Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố và thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:

Hiệu quả kinh doanh = { eq\ f(Kết quả đầu ra;Yếu tố đầu vào)} (1)

Trong đó: - Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp

- Các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay

Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phảnánh đầu vào

Hiệu quả kinh doanh lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo:

Hiệu quả kinh doanh = { eq\ f( Yếu tố đầu vào; kết quả đầu ra )} (2)Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có

1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị (hoặc vốn) ở đầu vào

Để phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cần sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau +) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tuyệt đối

Lợi nhuận =  Doanh thu -  Chi phí +) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tương đối

- Năng suất lao động:

W = { eq\ f(  Doanh thu;  Số lao động ) } (Năng suất lao động cho biết : cứ 1 lao động tạo ra trung bình bao nhiêu đồng doanh thu)

Ngoài các chỉ tiêu định lượng nêu trên, để phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm người ta còn sử dụng các chỉ tiêu định tính như: tăng uy tín, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

6.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm:

Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm có 2 biện pháp quan trọng nhất là: Tăng doanh thu và giảm chi phí

* Biện pháp tăng doanh thu:

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 11 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 12

- Tăng cường chất lượng bán ra: Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để sản phẩm có thể tiêu thụ được trên thị trường.

- Áp dụng giá bán linh hoạt: Để tăng sản lượng bán ra thì việc định giá cũnggiữ vai trò quan trọng Nên chọn giá nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục tiêu của doanh nghiệp, cung cầu trên thị trường, khách hàng và nhu cầu của

họ Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu giá cả hàng hoá không phụ được ngườitiêu dùng chấp nhận Do vậy, việc thực hiện chính sách giá đúng sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá, thực hiện mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thương trường

- Mở rộng thị trường: Đây là biện pháp làm tăng khách hàng của công ty tăng khả năng bán hàng và đó là điều kiện để tăng sản lượng bán tăng doanh thu

- Tăng cường quảng cáo và khuyến khích bán hàng: Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng, người tiêu dùng về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm ấy Thông qua quảng cáo người ta cố gắng đem đến cho khách hàng tiềm năng những lý lẽ đưa họ đến quyết định mua

Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo khác nhau: quảng cáo bằng áp phích qua báo đài hoặc vô tuyến truyền hình Ngoài ra, cỏc doanh nghiệp cũn sử dụng các biện pháp khuyến khích bán hàng bao gồm những biện pháp như: hướng dẫn tín dụng niêm yết giá, tổ chức thi đua nội bộ và tăng cường đào tạo nhân viên bán hàng

- Đa dạng hoá các phương thức bán và phương thức thanh toán:

Việc đa dạng hoá các phương thức bán hàng như: bán theo hợp đồng và đơn hàng; bán đấu giá và xuất khẩu hàng hoá làm cho quá trình mua bán được thuận tiện, phù hợp với điều kiện của bên mua cũng như bên bán Điều này tạo khả năng thu hút khách hàng lớn

Các phương thức thanh toán: trả bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu ; trả ngay hay trả chậm cũng là yếu tố làm thuận tiện cho quá trình mua bán; việc áp dụng các phương tiện thanh toán đa dạng làm cho khách hàng cảm thấy được lợi sẽ có tác dụng lớn trong việc lôi kéo khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp

* Biện pháp giảm chi phí:

- Giảm chi phí sản xuất trực tiếp: Để giảm chi phí sản xuất trực tiếp ( như nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị ) có các biện pháp thực hiện định mức chặt chẽ trong việc sử dụng các yếu tố vật chất; giảm phế phẩm, các tổn thấttrong quá trình sản xuất; sử dụng các loại nguyên vật liệu thứ cấp; sử dụng nhiều

Trang 13

lần nguyên vật liệu Đảm bảo cung ứng cho cỏc bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp những nguyên vật liệu đầy đủ về số lượng, chất lượng chủng loại, đồng

bộ, đúng thời gian yêu cầu để chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Sử dụng nguyên vật liệu đúng yêu cầu, đúng định mức, đúng quy trình công nghệ, đúng đối tượng Tổ chức hạch toán kiểm tra phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu ở doanh nghiệp; bố trí lao động khoa học hợp lý

- Các biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính:

Tinh giảm bộ máy quản lý hành chính và cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp với sự phát triển của công ty Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết giảm bớt các khoản chi tiêu có tính chất hình thức phô trương áp dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý hành chính đảm bảo thông tin thông suốt chính xác

- Các biện pháp giảm chi phí bảo quản thu mua, tiêu thụ

Tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh; áp dụng khoa học tiến bộ KHCN mới trong bảo quản hàng hoá; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán

bộ công nhân viên công tác kho

- Biện pháp giảm chi phí vận tải bốc dỡ: Rút ngắn quãng đường vận tải bìnhquân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hoá phù hợp tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hoá ở 2 đầu tuyến vận chuyển

các biện pháp khác như: tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn; xác định mức

và cơ cấu dự trữ hàng hoá hợp lý

III NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA

MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều

yếu tố khác nhau như các điều kiện tự nhiên, xã hội, con người Các nhóm nhân

tố này có thể chia làm hai loại cơ bản:

Các yếu tô ảnh hưởng từ bên trong, như: Tiềm lực tài chính, chất lượng

sản phẩm, giá bán sản phẩm, uy tín doanh nghiệp

Các yếu tô ảnh hưởng từ bên ngoài, như: Môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, khách hàng

Tất cả các nhân tố trên đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu rõ ta đi phân tích từng nhân tố

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 13 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 14

Nguồn tài chính còn là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp nào có nguồn lực tài chính mạnh mẽ có thể đầu tư cho sản xuất nhiều hơn, đầu tư cho các hoạt động yểm trợ tốt hơn từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ.

1.2 Tiềm năng con người

Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công Con người với năng lực của mình có thể phân tích thị trường, đưa ra các chiến lược quyết sách đúng đắn, trực tiếp tạo ra sản phẩm Do vậy đánh giá

và phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh

1.3 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện đại và thoả mãn được những nhu cầu nhất địnhcủa xã hội

Chất lượng sản phẩm là yếu tố có ảnh hưởng rất rõ nét tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Bởi nó gắn liền với sản phẩm hiện hữu, tác động trực tiếp tới nhu cầu người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp Do vậy đểdoanh nghiệp sản xuất có được chỗ đứng, uy tín trên thị trường đòi hỏi các

doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm

vì chính điều này mới có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm tiếp tục tồn tại trên thị trường

1.4 Giá bán sản phẩm

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa Theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán Do đó, doanh nghiệphoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ

Trang 15

sản phẩm Vì vậy các doanh nghiệp cần quyết định giá bán như thế nào cho hợp

lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất

1.5 Trang thiết bị, công nghệ

Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của sản phẩm,

từ đó ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng công nghệ sản xuất hiện đại cho phép doanh nghiệp có thểsản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất lao động tăng, góp phần làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tung ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt với giá dẻ hợp với nhu cầu người tiêu dùng

1.6 Uy tín doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp không phải tự nhiên mà có mà nó phải trải qua một quá trình để hình thành Nó có tác động tới nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao Đây là điều kiện tốt cho việc tăng cường các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường Ngược lại, doanh nghiệp nào không có uy tín trước khách hàng, hoạt đông tiêu thụ của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, khó mở rộng và phát triển thị trường làm ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp

2 Các yếu tố ảnh hưởng ngoài doanh nghiệp

2.1 Môi trường kinh tế

Trong một nền kinh tế đang sôi động, tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Trong môi trường kinh tế cần chú ý đến

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, theo miền và theo cơ cấu ngành nghề

để có bước đi đúng Cần xác định xem nguồn lực doanh nghiệp có thể huy động được, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tuỳ theo khả năng của từng doanh nghiệp mà có thể tham gia vào các ngành có nhiều tiềm năng và mức lợi nhuận lớn, tất nhiên doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh khốc liệt vì sẽ có nhiều đối thủ tham gia vào khu vực này Một hướng khác là tiềm kiếm những khu vực thị trường mới, ít đối thủ cạnh tranh tạo cho mình hình ảnh là người đi đầu ở đây

2.2 Môi trường văn hoá - xã hội

Các yếu tố về văn hoá xã hội bao gồm : phong tục tập quán, trình độ văn hoá, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo, tín ngưỡng có ảnh hưởng

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 15 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 16

trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Những khu vựckhác nhau mà ở đó thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng khác nhau do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chính sách tiêu thụ sản phẩm khác nhau Sự phù hợp của các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp với các yếu tố văn hoá của một thị

trường mà doanh nghiệp đang hoạt động sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường đó

2.4 Môi trường khoa học công nghệ

Chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp việc áp dụng những thành tựu vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự tác động mạnh mẽ đến giá thành sản phẩm và chất lượng, mẫu mã sản phẩm trên thị trường Do đó các doanh nghiệp không ngừng đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụngcao, giá thành sản xuất thấp, hình thức mẫu mã ngày càng đa dạng phong phú

và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Do vậy, mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và chi phối rất lớn của khoa học công nghệ

2.5 Khách hàng

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường

Quan tâm đến nhân tố khách hàng ta phải quan tâm đến các nhân tố: nhu cầu, sở thích, thói quen, thu nhập các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn tới lượng cầu tiêu dùng - là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp

Vậy các nhà doanh nghiệp cần nghiên cứu khách hàng chặt chẽ để xác định một chiến lược tiêu thụ hợp lý, đồng thời thông qua hoạt động nghiên cứu này có thể dự đoán được sự biến động của lượng cầu trong thời gian tới, từ đó có

kế hoạch cụ thể hợp lý, nâng cao mức tiêu thụ

Trang 17

2.6 Quan hệ cung cầu trên thị trường

Quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc doanh nghiệp có thể duy trì

và phát triển tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình hay không Tại những thời điểm khác nhau, quan hệ cung cầu giữa các loại sản phẩm thường có sự dịchchuyển cho nhau Tại một thời điểm nhất định, nếu lượng cung lớn hơn lượng cầu việc tiêu thụ sản phẩm chắc sẽ gặp những khó khăn nhất định, ngược lại nếu lượng cung nhỏ hơn lượng cầu thì việc bán sản phẩm sẽ gặp nhiều thuận lợi, đây

là cơ hội tốt cho doanh nghiệp phát triển thị trường của mình

Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải nắm bắt được xu hướng biến động bên ngoài, những yếu tố khách quan đang tác động và sẽ tác động đến doanh nghiệp như thế nào,

từ đó điều chỉnh những yếu tố bên trong cho tương thích Từ đó doanh nghiệp cóthể xác định cho mình hướng đi đúng, để có thể duy trì tốt và phát triển thị

trường của mình hơn nữa

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 17 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 18

chương II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ SẢN

PHẨM Ở

CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY & CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY & CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dây & cáp điện Thượng Đình

1.1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty

+ Tên giao dịch: Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình

+ Tên thương mại: CADI-SUN Group

+ Trụ sở giao dịch :320 Đường Khương Đình-Quận Thanh Xuân - Hà Nội.+ điện thoại :04 8588565 Fax : 04 8588566

Năm 1999, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định thành lập Công ty Dây và Cáp điện Thượng Đình với tên thương mại

là CADI-SUN CABLE Công ty được Sở Kế hoạch đầu tư cấp phép kinh doanh

số 071253 GP/KHĐT ngày 20/03/1999 và UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 4215/GP/TLDN ngày 13/04/1999 Bước đầu với 180 công nhân viên, trong đó có 40 nhân viên quản lý Sau 7 năm đi vào hoạt động và phát triển số lượng công nhân viên của công ty đã tăng lên 420 công nhân viên.Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sản phẩm làm ra phải mang dấu ấn mới Tồn tại và phát triển là một trong các lý do để Công ty mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị, máy móc thế hệ mới của các nước tiên tiến chế tạo như:

- 04 dây chuyền ủ liên hoàn, xe bện KOREA

Trang 19

- 04 dây chuyền b§M1xọc KOREA, chuyên sản xuất Dây và Cáp điện lực.

- 02 dây chuyền sản xuất dây dân dụng TAIWAN

Với nguồn vật tư được nhập khẩu như đồng, nhôm, nhựa từ các nước

KOREA, INDIA, AUTRALIA, JAPAN cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân có tay nghề chuyên sâu Những sản phẩm dây và cáp điện do Công ty sản xuất đã đượcnhà nước cấp chứng chỉ chất lượng và đăng ký nhãn hiệu bản quyền CADI-SUN CABLE

Sản phẩm mang thương hiệu CADI-SUN CABLE trong những năm qua đã cómặt ở hầu hết các công trình cải tạo và xây dựng mới lưới điện của các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây nguyên và các công trình công nghiệp và dân dụng.Sản lượng, sản phẩm hiện đang cung ứng ra thị trường hàng năm hàng năm khoảng 2500 tấn đồng cho các loại cáp đồng trần bọc 1+2+3+4 ruột 1500 tấn nhôm cho các loại cáp nhôm bọc, cáp nhôm trần

Mức tăng trưởng của Công ty qua các năm là: năm 1999 là 25 tỷ đồng, năm

2000 đạt 38 tỷ, năm 2001 đạt 50 tỷ, năm 2002 là 65 tỷ đồng , năm 2003 là

132tỷ năm 2008 là 230 tỷ Qua các con số ta thấy sự phát triển của Công ty Năm 2003 CADI-SUN CABLE đã cho mở rộng sản xuất bằng việc đầu tư xây dựng nhà máy số 2 ở tỉnh Hải Dương, đến nay nhà máy số 2 đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ ngày 01/05/2004 với 2 phân xưởng A,B Theo dự kiến, năm

2008 CADI-SUN CABLE tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tưxây dựng nhà máy số 3 ở Thường Tín – Hà Tây

Theo chỉ tiêu Công ty đề ra, là uy tín và chất lượng được đặt lên hàng đầu, nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm dây và cáp điện mang thương hiệu CADI-SUN CABLE chất lượng cao, giá thành hợp lý với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh thành và khu vực Cùng chế độ chăm sóc khách hàng, đảm bảo tối đa quyền lợi của người tiêu dùng và thoả mãn các yêu cầu của mọi kháchhàng Đồng thời thay thế một phần các sản phẩm dây và cáp điện nhập ngoại.Với sự phấn đấu không ngừng của Công ty CADI-SUN CABLE đã được nhà nước cung cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng

Phương châm của Công ty là “ Uy tín - Chất lượng - giá thành” là sự tồn tại và phát triển của Cty CADI-SUN CABLE

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của CTy cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 19 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 20

* Chức năng

Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình hoạt động với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh dây và cáp điện nhằm ngày càng tăng nguồn vốnkinh doanh, mở rộng sản xuất tăng lợi nhuận, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và đặc biệt hơn là giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người laođộng, đảm bảo về vật chất và tinh thần cho công nhân viên của Công ty

* Nhiệm vụ của Công ty

Để hoàn thành tốt chức năng của mình Công ty cần hoàn thành và thực hiện tốt các nghĩa vụ sau:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh theo đúng nội dung đã đề ra

+ Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký

+ Tổ chức công tác hạch toán tài chính kế toán theo đúng chế độ quy định.+ Bảo toàn và phát triển vốn

+ Thực hiện phân công lao động một cách hợp lý quan tâm đến đời sống công nhân viên

+ Nâng cao năng lực, trình độ quản lý của cán bộ quản lý

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước

2 Đặc điểm tổ chức quản lý và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh

ở công ty cổ phần Dây & Cáp điện Thượng Đình.

2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình tổ chức quản lý theo hình thưc tập trung Đứng đầu là Giám đốc, Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty

Trang 21

SƠ ĐỒ 2 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 21 Quản tri kinh doanh Thương Mại

PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHỤ TRÁCH ĐHSX

Trang 22

(Nguồn :Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Dây & cáp điện Thượng Đình)

* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

2.1.1 Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm trong

các hoạt động của Công ty Ngoài giám đốc với tư cách là người điều hành hệ thống chất lượng của Công ty ra còn chịu trách nhiệm cao nhất trong hệ thống chất lượng về các mặt

- Lựa chọn phương án, vật tư, kỹ thuật công nghệ

- Phê duyệt chính sách chất lượng sản phẩm và hệ thống đồng bộ chất lượng

2.1.2 Hai phó Giám đốc công ty: (Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh & Phó

Giám đốc phụ trách điều hành sản xuất) là người giúp việc cho Giám đốc công ty

và được Giám đốc uỷ quyền giao quản lý một số lĩnh vực theo sự phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về mọi lĩnh vực được phân công

Trang 23

+ Kết hợp với phòng DV& QLKH theo dõi hợp đồng, đôn đốc công nợ của khách hàng.

+ Tham mưu với Giám đốc công ty và phó giám đốc kinh doanh về sản phẩm,

giá cả, đối thủ cạnh tranh

2.1.4 Phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường

+ Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước

+ Quản trị thương hiệu

+ Quản trị công nghệ thông tin và Quản trị hồ sơ thầu(trong nước và Quốc tế) + Ngoài chức năng trên phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường còn có nhiệm vụ tìm hiểu các thông tin về các Đối thủ cạnh tranh trên thị trường Kết hợp với phòng kinh doanh tìm hiểu và khai thác khách hàng.Xây dựng chiến lược phát triển và bảo vệ thương hiệu.Khảo sát, đánh giá xác định vị trí thương hiệu Xác định đối tượng truyền thông, mục tiêu truyền thông, hoạch định các chính sách

2.1.5 Phòng dịch vụ & QL khách hàng :

+ Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng

+ Báo giá và soạn thảo hợp đồng (khi có sự uỷ quyền của Phòng kinh

doanh) Theo dõi, giám sát thực hiện các đơn hàng và hợp đồng

+ Tổng hợp và báo cáo các thông tin phản hồi từ phía khách hàng

+ Giao hàng, xuất hoá đơn theo dõi công nợ và hỗ trợ cùng với Phòng kinh doanh đôn đốc thu hồi công nợ , chăm sóc và các dịch vụ khác liên quan đến khách hàng

+ Tổng hợp Doanh thu, Dư nợ của khách hàng báo cáo công ty vào cuối tháng

2.1.6 Phòng kế hoạch vật tư

+ Lập kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào trình Giám đốc phê duyệt sau đó

thực hiện các hợp đồng mua vật tư nguyên liệu và phân bổ cho các nhà máy sản xuất theo kế hoạch

+ Lập kế hoạch sản xuất cho các nhà máy thực hiện đáp ứng yêu cầu khách hàng và nhu cầu của thị trường Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã giao các nhà máy sản xuất

+ Duy trì đầy đủ vật tư sản xuất và đáp ứng kịp thời cho kế hoạch sản xuất củacông ty và các nhà máy

+ Đáp ứng đầy đủ sản phẩm phục vụ việc kinh doanh của công ty

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 23 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 24

+ Tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến vật tư và tình hình kế hoạch

+ Điều tiết và bảo quản vật tư hàng hoá thuộc hệ thống kho của công ty

2 1.7 Phòng kế toán công ty.

+ Phòng Kế toán công ty có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty giúp Giám đốc công ty ra các quyết định chỉ đạo, quản lý, điều hành phù hợp

+ Kiểm tra, giám sát, tổng hợp số liệu các khoản mua, bán, thu, chi tài chính các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ tại các bộ phận trong toàn công ty Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào sổ kế toán và báo cáo tài chính + Dựa vào hoá đơn chứng từ hợp lệ để tổng hợp lập báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan thuế, Thống kê, Bảo hiểm,vv

+ Thay mặt công ty thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính với các ngân hàng trong nước và quốc tế

+ Thực hiện chức năng giao dịch, nhập khẩu nguyện liệu, vật tư đầu vào + Báo cáo kết quả hoạt động tài chính theo tháng, quý, năm toàn công ty trình Giám đốc Công ty

+ Xây dựng thông số kỹ thuật và dịch tài liệu các hồ sơ dự thầu

+ Quản trị hệ thống điện toàn công ty

+ Quản lý hồ sơ xây dựng cơ bản của công ty

+ Nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các chứng nhận chất lượng, công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, kiểm nghiệm sản phẩm

2.1.9 Phòng TC-HC công ty

Trang 25

+ Tham mưu cho Giám đốc công ty tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bốtrí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty

+ Phối hợp với bộ phận liên quan xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm

vụ quyền hạn các phòng ban công ty, nhà máy, các chức danh quản lý Kịp thời chỉnh sửa, bổ xung khi có thay đổi

+ Xây dựng nội quy, quy chế công ty theo chỉ đạo của Giám đốc công ty Theo dõi, kiểm tra , giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của cb,cnv toàn công ty

+ Quản lý công văn, giấy tờ, văn bản, sổ sách hành chính và sử dụng con dấu, tiếp nhận và chuyển giao các công văn đến cho các phòng ban liên quan

+ Thực hiện lưu trữ các tài liệu, văn bản của công ty do các đơn vị bàn giao đảm bảo công tác bảo mật đối với hồ sơ, giấy tờ lưu trữ

+ Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty

+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khả năng phát triển của công ty phòng tổ chức phối hợp với phòng liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ, thi nâng bậc cho cán bộ công nhân nhân viên trong công ty + Thực hiện các thủ tục đóng bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước và của công ty

2.1.10 Phòng thử nghịêm

+ Tham gia thử nghiệm chất lượng sản phẩm trong nội bộ công ty

+ Tham gia thử nghiệm chất lượng sản phẩm khi được các cá nhân, tổ chức bên ngoài yêu cầu

+ Đảm bảo cho phòng thử nghiệm duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 17025: 2005

2.1.11 Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện Đà Nẵng.

+ Thay mặt, đại diện cho Công ty cổ phần Dây cáp điện Thượng đình tiếp xúc,giao dịch và làm việc với tất cả các đối tác khách hàng tại các Tỉnh, Thành phố trong các công việc: phân tích, thẩm định, tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các đối tác, khách hàng đã, đang và sẽ mua các sản phẩm do Công ty sản xuất; tìm kiếm các nguồn vật tư, nguyên liệu và các mặt hàng khác do Công ty yêu cầu thực hiện;

+ Đẩy mạnh phát triển và ổn định các hoạt động giới thiệu, trưng bày và tiếp thị các Sản phẩm dây và cáp điện do Công ty CADISUN sản xuất tại Khu vực đại diện;

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 25 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 26

+ ổn định, duy trì và phát triển thương hiệu CADISUN của công ty tại thị trường các Tỉnh, Thành phố đại diện.

+ Mở rộng các mối quan hệ với các đối tác chiến lược, ổn định và phát triển các khách hàng tiềm năng tại khu vực đặt Văn phòng đại diện, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu doanh thu theo Kế hoạch kinh doanh đã được Giám đốc công ty phêduyệt;

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết và chiến lược chung để phát triển thị trường; + Tìm kiếm, đàm phán, thương thảo các Hợp đồng kinh tế (không bao gồm việc ký kết các hợp đồng kinh tế, việc này do Phó GĐKD đã được phân công ký)

2.1.12 Chức năng, nhiệm vụ của 2 nhà máy:

+ Thực hiện các kế hoạch sản xuất do công ty giao xuống đảm bảo sản xuất đúng tiến độ, số lượng và chất lượng theo đúng tiêu chuẩn do công ty đề ra + Tham gia xử lý khiếu lại của khách hàng về chất lượng sản phẩm liên quan đến nhà máy

+ Chịu trách nhiệm đào tạo nâng cao tay nghề cho cb,cnv nhà máy đảm bảo cán

bộ, công nhân viên nhà máy đủ năng lực làm chủ được dây truyền thiết bị công nghệ mới

+ Thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO đảm bảo hiệu lực của

hệ thống quản lý luôn được thiết lập thực hiện và duy trì thường xuyên trong nội

số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng

- Dây truyền đúc đồng liên tục: Công nghệ tiến tiến của Châu Âu, được

sản xuất chế tạo tại Thượng Hải Trung Quốc, với công xuất 2 lò x 4000 tấn/ năm/lò

- Dây truyền cán đồng ( 20 mm xuống 8.0 mm ) công xuất 10.000

tấn/năm/máy

Trang 27

- Dây truyền kéo đại ( kéo ủ liên hoàn ): Công nghệ tiên tiến của Châu Âu,được sản xuất chế tạo tại Trung Quốc Dây truyền máy sản xuất với công xuất 10.000 tấn/năm/máy

- Dây truyền kéo đại 5 mâm, xuất sứ Hàn Quốc

- Dây truyền kéo trung ( kéo ủ liên hoàn ): Công nghệ tiên tiến của Châu

Âu, được chế tạo sản xuất tại Đài Loan với công xuất 320 Kg/h x 5 máy và sản lượng 900 tấn/tháng

- Dây truyền kéo rem : Công nghệ tiên tiến của Đài Loan, với công xuất

20 Kg/h/ máy và sản lượng 500 tấn/tháng

- Dây truyền tráng men ( SX dây điện từ ) : Công nghệ tiên tiến của Châu

Âu, được chế tạo sản xuất tại Trung Quốc với công xuất 80 Kg/h/ 1 dây truyền x

dây truyền máy  150 mm 150 mm

Dây truyền đóng gói tự động

- Dây truyền vặn xoắn : Công nghệ tiên tiến của Đài Loan, được chế tạo

sản xuất tại Trung Quốc Công xuất máy 1800 m/h/ máy

- Dây truyền tạo hạt nhự PVC : Công nghệ tiên tiến của Châu Âu, được chế tạo sản xuất tại Trung Quốc Công xuất máy 600 Kg/h/ chuyên tạo hạt nhựa PVC có chất lượng cao phục vụ bọc vỏ các loại sản phẩm dây và cáp điện (nhựa

70oC-90oC-105oC

Hiện tại, 100% sản phẩm do công ty làm ra được sản xuất bằng nguồn vật

tư, nguyên liệu sạch với hàm lượng đồng, nhôm nguyên chất đạt 99,99 % được nhập khẩu về từ các nước Hàn Quốc, ấn Độ, Australia với mục đích đưa ra thị trường các sản phẩm tiết kiệm điện năng, chất lượng bền lâu và an toàn tuyệt đối khi sử dụng

Với công nghệ và khả năng tổ chức sản xuất như hiện nay công ty có thể đáp ứng được khoảng 1000tỷ đồng/năm các sản phẩm, ngoài ra có thể kinh

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 27 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 28

doanh các sản phẩm nguyên liệu như đồng trần, đồng tấm và hạt nhựa Tuy nhiên công ty còn hạn chế về khâu tiêu thụ sản phẩm chính vì vậy chưa khai thác được hết công suất của máy móc thiết bị dẫn tới khấu hao cao và nâng cao giá thành sản phẩm.

* Quy trình công nghệ sản xuất

Với rất nhiều sản phẩm, Công ty có những quy trình sản xuất với đặc điểm riêng Công ty đã xây dựng sơ đồ tóm tắt các quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu nêu trên Nhìn chung các sản phẩm đó đều phải trải qua quy trình chủ yếu được diễn giải dưới đây

Trang 29

Sơ đồ 3 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Nhôm thỏi

KT 1Đúc cán

Kéo thô

KT 2Kéo chung

KT 3ủ

Bện

KT 4Bọc PVC

BọcPVC.CE

Hạt nhựa

HạtnhựaĐóng

gói

Trang 30

KT 6 Đóng gói

KT 6Nhập kho

Dây A, AS, C Cáp bọc PVC Dây mềm nhiều sợi

VA, VAS, VC nhiều ruột PVC

(Nguồn :Phòng tổ chức hành chính công ty Dây & cáp điện Thượng Đình)

Từ quy trình sản xuất hiện đại công nghệ cao, công ty đã cho sản xuất ra rất nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại và không ngừng cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Sự phấn đấu không ngừng của công

ty CADI-SUN CABLE trong sản xuất kinh doanh dây và cáp điện được nhà nước công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY & C ÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH.

1 Đặc điểm hoạt động và mặt hàng kinh doanh của công ty.

1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần dây và cáp điện Thượng Đình là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh dây và cáp điện trung , hạ thế các loại Qua hơn 7 năm xây dựng và trưởng thành nhưng công ty đã có uy tín trong lĩnh vực sản xuất dây và cápđiện Hiện nay Công ty là một trong những cơ sở sản xuất có tiếng trong nước đã được nhà nước cấp chứng chỉ ISO 9001- 2000; được nhận 50 huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao; 03 cúp vàng của bộ công nghiệp và nhiều giấy khen, bằng khen cho sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng Với uy tín, chất lượng và kinh nghiệm của mình sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng rãi trong

và ngoài nước

Công ty cung cấp cho các đại lý trên toàn quốc Các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty và hưởng hoa hồng trên cơ sở hợp đồng kinh tế cùng có lợi

Về công nghệ sản xuất: Đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập Quốc tế

và khẳng định vị trí của thương hiệu Công ty đã thay đổi toàn bộ hệ thống máy móc,

cơ sở hạ tầng cũ kỹ; đầu tư mới nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc thế hệ mới của các nước tiên tiến trên Thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Đóng gói

Nhập khoNhập kho

Trang 31

Về nguyên vật liệu : Sản phẩm do cụng ty làm ra được sản xuất bằng nguồn vật tư, nguyên liệu sạch với hàm lượng đồng, nhôm nguyên chất đạt 99,99 % được nhập khẩu về từ các nước Hàn Quốc, ấn Độ, Australia …và hợp tỏc với rất nhiều nhà cung ứng với mục đích đưa ra thị trường các sản phẩm tiết kiệm điện năng, chất lượng bền lâu, giá thành hợp lý và an toàn tuyệt đối khi sử dụng Với phương châm “ Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ không xuất ra thị trường” công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được duy trì một cách đều đặn và có hệ thống qua tất cả các công đoạn từ khâu lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào đến khâu sản phẩm hoàn thành nhập kho để xuất

ra thị trường tiêu thụ Hiện nay, sản phẩm dây & cáp điện Thượng Đình được sản xuất với quy trình công nghệ cao, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế ISO9001:2000 Đây sẽ là một ưu thế rất lớn của Công ty trong tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường

1.2 Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty:

Dây và cáp điện là mặt hàng sản xuất phục vụ và đáp ứng cho các mạng lưới truyền tải điện, các công trình công nghiệp và dân dụng Do vậy: Quy mô sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các ngành đó Khi đất nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì các ngành trên sẽ phát triển rất mạnh do đó khả năng tiêu thụ sản phẩm này ngàycàng cao

Do tính chất của sản phẩm và khách hàng mà công ty đang sử dụng cả hai kênh phân trực tiếp và gián tiếp

Dây & cáp điện là mặt hàng công nghiệp, chính vì vậy khách hàng rất quan tâm tới các thông số kỹ thuật của nó Điều này dẫn đến yêu cầu thông tin trên bao bì, catalog phải chính xác đầy đủ, công tác in ấn bao bì phải tổ chức thật tốt Sản phẩm của Công ty có rất nhiều chủng loại, đa dạng trong đó có những sản phẩm chủ yếu sau :

* Cáp điện lực cách điện bằng chất điện môi rắn có điện áp danh định từ 1KV đến 30KV.

- Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 5935 -1995; TCVN 5936 – 1995

- Ruột dẫn : đồng hoặc nhôm

- Số lõi : 1 hoặc nhiều lõi

- Mặt cắt danh định : từ 2,5mm2 đến 1.000mm2

- Điện áp danh định : từ 0,6/1kV đến 18/30KV

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 31 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 32

- Phạm vi chiều dày cách điện: từ 0.3 - 2.0mm

* Cáp trần dùng cho đường dây tải điện trên không

- Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 5064 – 1994

- Cáp đồng trần C

- Cáp nhôm trần A

- Cáp nhôm trần lõi thép AS

- Cáp nhôm trần hợp kim AAC

- Cáp nhôm trần hợp kim lõi thép AACSR

Trang 33

hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại của Korea dùng để chế tạo dây dẫn, cáp

và các mục đích kỹ thuật điện khác

- Kích cỡ của sản phẩm : Từ Þ0,12mm đến Þ8,5mm

* Dây điện từ

- Tiêu chuẩn áp dụng : JIS C 3202 - 1994

- Chủng loại men : Polyurethane (UEW), Polyester (PEW); Polyesterimide(EIW)

2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

Trong thời gian qua, công ty đã nỗ lực hết mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty đã đạt được một số thành tích nhất định được thể hiện rõ trong bảng sau

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 33 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 34

Bảng số 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

1 Doanh

thu

145.776.872

184.329.304

213.716.985

184.305.730

213.716.985

177.874.913

205.808.549

Trang 35

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 35 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Trang 36

tỷ lệ 15.94%.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh , tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước Năm 2007 so với năm 2006 tăng số tiền là 79.854 nghìn đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 29,63% Năm 2008 so với năm 2007 tăng mạnhvới số tiền là 68.766nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 19.69%, lợi nhuận trước thuế của công ty là tăng mạnh năm 2007 tăng 130.655 nghìn so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ là 29.32%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 100.388 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ là 17.42% có thể nói các chỉ số về doanh thu, tiêu thụ, thu nhập bình quân của người lao động biến động không đều qua các năm nhưng ta vẫn thấy được tình hình sản xuất của công ty qua các năm là rất khả quan qua các năm Công ty luôn thưc hiên tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, đảm bảo mức sống cho người lao động góp phần thực hiện tốt mục tiêu lợi nhuận của công ty

Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố gây bất ổn trong công ty mà rõ ràng nhất là chi phí bán hàng, và chi phí quản lý qua các năm còn tăng cao, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu điều này tạo ra bất lợi trong cạnh tranh đòi hỏi công ty phải tìm ra giải pháp kịp thời nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi phí này

III THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DÂY & CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH

1 Về thị trường tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh

1.1 Thị trường tiêu thụ

Các sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước Một số sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang Lào, Malaysia, Thái Lan nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào thị trường trong nước, trải rộng khắp 27 tỉnh phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và tiếp tục đang mở rộng thị trường Miền Nam Tính đến hết tháng 12/2008 sản phẩm của công ty đã có mặt hầu hết các công trình, dự án, khu công nghiệp và các công trình thuỷ điện, nhiệt điện cả nước nhiều công trình dự án lớn đã lựa chọn và sử dụng sản phẩm của công ty như : Dự án thuỷ điện Sơn La, dự án chiếu sáng cầu bãi cháy, dự án chiếu sáng khu T20 Đà Nẵng, dự án khu công nghiệp Dung Quất, dự án năng lượng nông thôn II - Hà Tĩnh …Thượng Đình - Cadisun đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội năng lượng Việt Nam, hội doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ với 250 hãng sản xuất, kinh doanh dây cáp điện và tập đoàn kinh tế của các Quốcgia hàng đầu trên thế giới Cho đến nay, công ty đã thiết lập mạng lưới bán

Trang 37

hàng rộng khắp cả nước , các đối tác trong nước đến liên hệ , hợp tác với công ty cũng tăng dần theo thơì gian với tổng số trên 1217 doanh nghiệp ,

dự án vừa và nhỏ Khách hàng của công ty chủ yếu là các đại lý, các công ty thương mại, công ty xây lắp, các khu công nghiệp và rất nhiều địa điểm bán lẻ trong cả nước

Thị trường tiêu thụ có rộng và hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty Do vậy, công ty cần có những phương hướng thích hợp để mở rộng và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ

1.2 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trong nước có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điệnvới công suất lớn nhỏ khác nhau( riêng miền Bắc có khoảng 30 doanh nghiệp) dây truyền công nghệ đang có xu hướng tiệm cận do vậy tính chất về sản phẩm không có sự khác biệt nhiều

Trên thị trường hiện nay, có một số đối thủ cạnh tranh lớn v ới c ông ty về sản phẩm dây cáp điện sau:

+) Công ty cơ điện Trần phú: là đối thủ cạnh tranh chính của công ty

Trần Phú là công ty Nhà nước và đang có thế mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm của họ cho các dự án lớn của nhà nước( các loại cáp điện), ngoài ra sản phẩm dây dân dụng của họ cũng có được thương hiệu rất mạnh vì vậy để cạnh tranh đựơc với họ công ty cần đầu tư mạnh cho sản phẩm dây dân dụng Mục tiêu của công ty sẽ tập trung vào việc cạnh tranh với các sản phẩm của họ tiến tới

có thị phần về doanh số ngang bằng và vượt họ trong 5-7 năm sau

+) Công ty TAYA: đây là một doanh nghiệp liên doanh khá lớn ở Việt nam,

doanh thu năm 2006 của TAYA khoảng 485 tỷ, năm 2007 khoảng 600 tỷ, năm

2008 doanh thu đạt khoảng 700 tỷ và dự đoán năm 2009doanh thu của TAYA đạt được khoảng 800 tỷ Như vậy năng lực sản xuất và kinh doanh của TAYA là khá lớn và họ cũng có 2 nhà máy tại miền Bắc và miền Nam, đặc điểm của công

ty này là tập trung vào sản xuất cáp điện với mức giá tối ưu để đưa ra thị trường, một điểm mạnh của TAYA trong thời điểm hiện nay là họ đã tham gia vào Thị trường chứng khoán như vậy họ sẽ có điều kiện thu hút vốn đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của mình

+)Cáp điện Cadivi: Đây là doanh nghiệp nhà nước cũng giống như Trần Phú

tuy nhiên công ty này chủ yếu phát triển tại thị trường miền nam, trong tương lai gần họ cũng có chiến lược chinh phục thị trường miền Bắc tạo sự cạnh tranh

Sinh viên: Tạ Ngọc Chung 37 Quản tri kinh doanh Thương Mại

Ngày đăng: 23/01/2024, 11:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w