1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn vật lí thcs

27 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Một Số Phương Pháp Dạy Học Mới Trong Môn Vật Lí THCS
Tác giả Phạm Thị Thu Hương
Trường học Trường THCS Thụy An
Chuyên ngành Vật Lí
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

skkn ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn vật lí thcs skkn ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn vật lí thcs skkn ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn vật lí thcs skkn ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn vật lí thcs v

Trang 1

TRƯỜNG THCS THỤY AN

“ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI TRONG MÔN VẬT LÍ THCS”

Môn/ lĩnh vực: Vật Lí

Cấp học: THCS

Tên tác giả: Phạm Thị Thu Hương

Đơn vị công tác: Trường THCS Thụy An, Ba Vì, Hà Nội

NĂM HỌC 2021 - 2022

MỤC LỤC

Trang 2

1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 4

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 73.2.1 Phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Vật lí 73.2.2 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong môn

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Để chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, việc không ngừng đổi mới,nâng cao chất lượng dạy và học luôn được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.Trong số đó, việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được đặt ra hàngđầu hiện nay

Tuy vậy, chất lượng giáo dục hiện nay nói chung còn thấp, chưa đáp ứngđược mục tiêu mà ngành giáo dục đã đề ra Nguyên nhân dẫn đến chất lượngkhông được như mong muốn có rất nhiều Song vấn đề mấu chốt hiện nay vẫn làphương pháp dạy học, sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở một số giáoviên còn thấp chủ yếu vẫn là thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ độngsách vở, vẫn là “Thầy đọc – trò chép”, cách giáo dục này đều lấy người giáoviên làm trung tâm Kiểu học như vậy sẽ làm học sinh thụ động tiếp thu, ghinhớ, nhắc lại, rập khuôn kiến thức… dẫn đến học sinh không thể phát triển khảnăng của mình được, cũng không thể tự tin vào bản thân, tỏ ra yếu kém khi phảihoạt động sáng tạo, khi phải giải quyết những vấn đề mới của thực tiễn

Với môn Vật lý THCS, nội dung kiến thức các bài dạy gắn liền với thực tếđời sống Qua các hoạt động thực tiễn để hình thành kiến thức và từ kiến thứcquay trở lại vận dụng vào thực tiễn Trong các tiết dạy, để học sinh chủ độngchiếm lĩnh tri thức, giờ học sôi nổi, sinh động, đòi hỏi người giáo viên phải nỗlực, khéo léo phối hợp linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cựctheo hướng đổi mới phát triển năng lực học sinh

Chính vì những lý do nêu trên tôi nhận thấy rằng đã đến lúc chúng ta nênđổi mới phương pháp dạy học Trong những năm gần đây tôi đã mạnh dạn sưutầm tài liệu về các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Vật

lí nói riêng, cộng với quá trình giảng dạy và được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã

tạo điều kiện giúp tôi viết thành đề tài “Ứng dụng một số phương pháp dạy học

mới trong môn Vật lí THCS ”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

2.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Đề tài tìm và chọn ra một số phương pháp dạy học mới, phù hợp đặc trưngcủa bộ môn Vật lí cấp THCS, trong đó có sự kết hợp với các phương pháp khác,qua đó giúp bản thân tôi có cơ sở và định hướng tốt và vững hơn khi dạy họcmôn Vật lí Áp dụng đề tài này thường xuyên sẽ tạo cho học sinh có thói quenhọc tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức, giúp các

em hứng thú hơn khi học Vật lí, bước đầu làm quen với bộ môn Vật lí thựcnghiệm

Trang 4

Ngoài ra tôi hy vọng đề tài còn là tài liệu tham khảo cho việc dạy Vật lí củagiáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện.

2.2 Nhiệm vụ của đề tài.

Đề xuất một số phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả góp phần nângcao chất lượng công tác giảng dạy môn Vật lí tại trường THCS

Từ việc áp dụng đề tài ‘‘Ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trongmôn Vật lí THCS’’ vào trong giảng dạy phẩm chất và năng lực của người họccần được hình thành và phát triển qua các hoạt động học tập cụ thể như sau:Trong các tiết dạy cần tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh, giúphọc sinh chủ động khám phá kiến thức chưa biết, thay vì thụ động tiếp nạpnhững kiến thức có sẵn Giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động học tậpvà hướng dẫn, chỉ đạo học sinh tìm tòi kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã biếtmột cách sáng tạo để giải quyết tình huống trong học tập và thực tiễn…

Rèn luyện cho học sinh cách khai thác kiến thức có ở sách giáo khoa và tàiliệu học tập khác, rèn luyện cách tìm kiếm thông tin và suy luận để tìm ra kiếnthức mới,… Đồng thời định hướng cho các em cách tư duy để từng bước hìnhthành và phát triển khả năng sáng tạo

Ngoài ra, việc tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và họcsinh là rất cần thiết Từng học sinh có cơ hội thể hiện sự hiểu biết của mình, ghinhận đóng góp của cá nhân khi cùng giải quyết nhiệm vụ học tập chung

Đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa theo mục tiêu của bài học trongsuốt quá trình học tập bằng các câu hỏi và bài tập Đặc biệt, cần hình thành vàphát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu một số phương pháp dạy học mới áp dụng trong môn Vật

lí ở học sinh lớp 8A, 8C trường THCS Thụy An – Ba Vì – Hà Nội

Thời gian áp dụng: Từ đầu tháng 9/2021 đến tháng 3/2022

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đề tài áp dụng trong các tiết dạy trên các lớp 8A, 8C ở trường THCS Thụy

An nói riêng và có thể áp dụng giảng dạy môn Vật lí ở các trường có đặc điểmtương đồng nói chung

5 Phương pháp và nội dung nghiên cứu.

5.1 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Sử dụng phương pháp này đểphân tích những vấn đề có liên quan đến PPDH tích cực nói chung và PPDHmới trong Vật lí ở cấp THCS nói riêng từ đó chắt lọc, khái quát lại nội dung,làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu

Trang 5

Phương pháp quan sát: Ghi nhận, thu thập thông tin về cơ sở vật chất vàphương tiện dạy học tại trường sở tại và một số trường trên địa bàn huyện.

Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo,đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học sinh sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm.Phương pháp phân tích số liệu: Từ những số liệu khảo sát sẽ phân tích vàđưa ra những kết luận

Phương pháp sử dụng toán học: Sử dụng toán thống kê để chuyển kết quảkhảo sát thành các số liệu cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích

5.2 Nội dung nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Vật

lí Gồm các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp dạy học theo nhóm

+ Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

+ Sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí

Trang 6

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận.

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu các hiện tượng và quiluật của tự nhiên Qua các hoạt động học tập nghiên cứu, trải nghiệm môn vật lý,học sinh sẽ được tìm hiểu các định luật và tính chất vật lí dựa trên cơ sở quansát, dự đoán, tiến hành thí nghiệm

Mục đích của việc dạy – học Vật lí không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ chohọc sinh những kiến thức, kỹ năng Vật lí mà loài người đã tích lũy được, mà cònđặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy nghĩ độc lập,không dập khuôn, năng lực sáng tạo, năng lực hành động thực tiễn để tạo ra nhữngkiến thức mới, phương pháp mới, những năng lực giải quyết vấn đề mới nhạy bén,hiệu quả, thiết thực và phù hợp với hiệu quả thực tế Muốn đạt được mục đích nàytrong dạy học Vật lí thì việc dạy học phải được tiến hành thông qua các hoạt độngcủa học sinh Muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy, đổi mới cách dạychính là đổi mới phương pháp

Trong phương pháp dạy học mới này, vai trò của giáo viên là tạo điềukiện thuận lợi cho học sinh hoạt động, kích thích hứng thú học tập của học sinh,hướng dẫn tổ chức và giúp đỡ để học sinh có thể thực hiện thành công nhiệm vụhọc tập Tránh làm thay cho học sinh những gì mà học sinh có thể tự lực làmđược, rèn luyện cho học sinh làm việc tự lực, trở thành chủ thể của hoạt độngnhận thức, tìm tòi khám phá ra các kiến thức mới, phát triển năng lực trí tuệ

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

2.1.1 Thuận lợi.

Phương pháp dạy học mới có vai trò quan trọng trong việc phát huy tínhchủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh Tính ưu việt của phương pháp dạyhọc này đã được thừa nhận, được giáo viên nồng nhiệt hưởng ứng;

Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề giúp giáo viên bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu các phương pháp mới;

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp vàđược các đồng nghiệp đóng góp ý kiến;

Học sinh ham tìm hiểu, tìm tòi nâng cao kiến thức

2.1.2 Khó khăn

* Đối với giáo viên:

Trong thực tế giảng dạy cách dạy học truyền thống vẫn còn ăn sâu vào tiềmthức của một số giáo viên, do tính bảo thủ hoặc kém khả năng thích ứng

Trang 7

Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa thật sựđược quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề thựctiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp.

Đối với một số giáo viên có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cựcnhưng kết quả chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được tinh thần thực sự

“đổi mới”

* Đối với học sinh:

Về phía học sinh còn thói quen thụ động, ghi nhớ và tái hiện một cách máymóc, rập khuôn, chưa chủ động tìm tòi, khám phá, lười suy nghĩ, ngại phát biểu.Một bộ phận học sinh có ý thức học tập không tốt, lười học, thường xuyênkhông thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự trong giờ học, vi phạm nội quy

* Nguyên nhân của tình trạng trên đựơc thể hiện ở một số điểm sau:

Một phần giáo viên áp dụng chưa thật hợp lí hoặc máy móc không cải biếnhoặc áp dụng chưa thật phù hợp với loại bài dạy, phần dạy làm giờ học chưa thuhút được sự chú ý của học sinh Trong phương pháp cụ thể nào đó giáo viênchưa xác định chính xác các bước đi, giáo viên chưa tận dụng triệt để đồ dùngdạy học, đồ dùng thí nghiệm

Trong quá trình dạy giáo viên chưa thực sự là người điều khiển dẫn dắt họcsinh tự chiếm lĩnh kiến thức Do vậy học sinh chưa được và chưa có thói quenphát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển tư duy mới

Kết quả của sự dạy và học đó làm cho giáo viên không có thói quen và kĩnăng trong phương pháp dạy học tích cực còn học sinh học tập chưa trở thànhchủ thể của việc tiếp nhận thức kiến thức mới

2.1.3 Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài tại lớp 8A, 8C năm học 2021 - 2022

Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi nhận thấy rằng học sinh tiếpnhận kiến thức thụ động, máy móc, không được phát triển về tư duy tích cực,chủ động, sáng tạo Học sinh có thể nhớ và thuộc kiến thức nhưng không hiểusâu bản chất của kiến thức, vận dụng kiến thức không linh hoạt, nhạy bén, khảnăng thực hành của các em chưa cao Sau đây là minh chứng kết quả khảo sátđầu năm học 2021-2022 khi chưa áp dụng đề tài

Trang 8

Trước tình hình đó, tôi đã lựa chọn ba phương pháp dạy học mới áp dụngtrong dạy học Vật lí nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên Trong từng phươngpháp có trình bày nội dung, cách thực hiện và minh chứng cho phương pháp đó.

3 Giải pháp.

3.1 Mục tiêu của giải pháp.

Khi áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lí, tôi nhận thấy rằnggiờ giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa Học sinh là trung tâm nhưngvai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn Bên cạnh đó, khả năng chuyênmôn của người thầy sẽ tăng lên, nội dung kiến thức của từng giờ giảng phảiđược cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đạithông tin rộng mở

Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò Mối quan hệ thầytrò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đếnnội dung bài học và cuộc sống của người học

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, người học được chia sẻnhững kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung nhữngkiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn tronglớp Họ hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm Nhờhọc theo hướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụngvào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều

Dạy học bằng phương pháp mới chính là tìm mọi cách giúp người họcđược chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năngcủa chính mình Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệmvới bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực không đồng nghĩa vớiviệc phải loại bỏ đi phương pháp dạy truyền thống như đàm thoại, dạy họcthuyết trình hay luyện tập, mà điều cần làm chính là cải tiến chúng, để hạn chếcác nhược điểm và nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy Bên cạnh việc cảitiến cũng nên kết hợp giữa dạy học truyền thống và phương pháp dạy mới, nhằmphát huy tính tích cực nhận thức của các em học sinh

Thực tế không có một PPDH nào lúc nào là tối ưu và phù hợp cho tất cảcác nội dung, hay mục tiêu bài học Vì mỗi PPDH có những ưu điểm và nhượcđiểm riêng của nó Do đó GV cần phải biết vận dụng phối hợp nhuần nhuyễncác PPDH trong tiếntrình dạy học để các phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau, giúpcho HS không bị nhàm chán và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực

Trang 9

Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường và đối tượng học sinh, tôi đã lựa chọn

ra ba phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của hoạt động dạy và họcmôn Vật lý tại trường THCS

3.2.1 Phương pháp dạy học theo nhóm.

* Hiệu quả khi áp dụng phương pháp này là gì?

+ Phương pháp dạy học theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp học sinhphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học

+ Khi hoạt động nhóm, học sinh muốn có ý kiến đóng góp thì các em phảihoạt động, phải suy nghĩ nghiên cứu vấn đề sau đó trao đổi, bổ sung và học hỏikiến thức của nhau Những học sinh yếu kém được học tập ở những bạn giỏihơn, và những học sinh khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình màcòn giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Hình thànhcho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập vàtrải nghiệm

+ Hoạt động theo nhóm còn giúp học sinh phát triển năng lực sử dụngngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ nănggiải quyết mâu thuẫn Qua đó, giúp học sinh tự tin trong học tập, năng động,mạnh dạn hơn trước tập thể

* Hoạt động của nhóm được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xây dựng nhóm.

+ Giáo viên nêu vấn đề cần nghiên cứu, sau đó chia lớp thành các nhóm(số lượng thành viên trong nhóm phụ thuộc vào tình hình lớp học)

+ Các nhóm nhận nhiệm vụ thông qua phiếu học tập

+ Giáo viên dự kiến thời gian hoạt động của nhóm

Bước 2: Hoạt động nhóm.

Trong nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên

+ Trưởng nhóm có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động của nhóm, lập kếhoạch làm việc

+ Các thành viên trong nhóm có trách nhiệm nghiên cứu, đóng góp ýkiến, sau đó thảo luận để thống nhất kết quả

Bước 3: Trình bày, đánh giá kết quả.

+ Các nhóm lên thuyết trình trước lớp

+ Các nhóm đặt câu hỏi phản biện nếu vấn đề chưa rõ

+ Giáo viên tổng kết kiến thức

3.2.2 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

* Hiệu quả khi áp dụng phương pháp này là gì?

Trang 10

Khi áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học giúp học sinhphát triển khả năng tư duy, khả năng nhận biết các tình huống có vấn đề và tựbản thân giải quyết các tình huống đó

Tình huống có vấn đề thường là những tình huống chứa đựng các mâuthuẫn trong nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS tự mình lĩnhhội tri thức, qua đó phát huy tính tích cực nhận thức của HS PPDH này thườngđược GV sử dụng giảng dạy trong phần đặt vấn đề ở môn Vật lí và trong các nộidung chuyển ý giữa các nội dung bài học nhằm kích thích óc tìm tòi, tư duy, suynghĩ về vấn đề mới ở HS

Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiềugóc độ khác nhau Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy độngđược tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn

bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất

* Quy trình dạy học nêu và giải quyết vấn đề được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Thâm nhập và phát hiện vấn đề

Đây là bước đầu tiên để có vấn đề, yêu cầu của bước này là phát hiện vấnđề từ các tình huống gợi vấn đề được đặt ra Tiếp theo đó là chính xác hóa tìnhhuống, giải thích tình huống để hiểu đúng nhất vấn đề đặt ra Sau cùng là phátbiểu về vấn đề cũng như đặt mục tiêu để giải quyết vấn đề

Bước 2: Tìm cách giải quyết vấn đề

Bước giải quyết vấn đề được chia ra làm các phần chính, mỗi phần cónhiệm vụ, mục tiêu riêng:

+ Phân tích vấn đề: Trong khâu phân tích vấn đề cần phân tích kỹ lưỡng đểtìm ra mối liên hệ giữa cái cần tìm và những cái đã biết Để làm được điều này,cần dựa vào tri thức đã học hoặc liên tưởng tới kiến thức thích hợp

+ Hướng dẫn học sinh tìm kiếm cách giải quyết: Nhờ việc đề xuất và thựchiện các hướng giải quyết vấn đề, người làm cần thu thập các thông tin, tài liệu,hay sử dụng các phương pháp, tính toán, suy luận…

+ Kiểm tra sự đúng đắn của các giải pháp: Giải pháp giải quyết vấn đề cóthể đúng, có thể sai, nếu không đúng ta lặp lại khâu phân tích, nếu đúng thì kếtthúc vấn đề Giải pháp khi được tìm ra sẽ có thể tìm kiếm các giải pháp khác vàsau đó so sánh để tìm ra giải pháp phù hợp nhất

Bước 3 Trình bày giải pháp

Ở bước trình bày giải pháp này, các học sinh phải trình bày, thuyết trình lạitoàn bộ vấn đề rồi tới giải pháp Nếu trong vấn đề là một đề bài có sẵn thì các

em không cần trình bày lại nữa

Trang 11

Bước 4: Nghiên cứu sâu thêm giải pháp

Các học sinh tìm hiểu khả năng ứng dụng các kết quả, đề xuất các vấn đềliên quan, khái quát hóa và lật lại vấn đề

3.2.3 Sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí.

* Hiệu quả khi áp dụng phương pháp này là gì?

+ Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp, làm cho không khítrở nên dễ chịu, thoải mái hơn Học sinh sẽ thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái vàkhoẻ hơn sau một quá trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức

+ Khi tham gia trò chơi, các em phải hoạt động, phải suy nghĩ nghiên cứuvấn đề, khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, vận dụng các kiến thức, kĩ năng

đã học vào các tình huống trò chơi

+ Trò chơi học tập đưa ra đa dạng về chủ đề, về phương pháp, về cách chơinên có tác dụng khích lệ tinh thần học hỏi của tất cả các đối tượng học sinhtrong lớp

+ Các trò chơi có nội dung toán học lý thú, bổ ích phù hợp với nhận thứccủa các em Thông qua trò chơi, giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức,hiểu bài một cách chắc chắn dễ dàng hơn và đặc biệt thích học môn Toán

+ Bên cạnh đó trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt,tinh thần đoàn kết, giao lưu trong tổ, lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn,sáng tạo cho các em Mặt khác trò chơi học tập là con đường thuận lợi để họcsinh khắc sâu kiến thức khi học

* Tổ chức trò chơi trong giờ học được thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Giới thiệu trò chơi

+ Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, sau đó chia lớp thành các đội chơi (sốlượng thành viên trong đội phụ thuộc vào tình hình lớp học)

+ Giáo viên dự kiến thời gian tổ chức trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn trò chơi

+ Giáo viên giải thích rõ ràng nội dung chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần) Bước 3: Thực hiện chơi

+ GV cho HS thực hiện trò chơi

Trang 12

+ GV theo dõi quá trình tham gia trò chơi của HS, động viên khuyến khích

HS tham gia chơi

Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi

- GV giúp HS nhận xét về:

+ Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi

+ Thành tích của HS trong khi chơi

+ Những quan hệ của HS trong đội chơi

- GV nhận xét chung, phát phần thưởng ( nếu có )

Tiết 10 – Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (khoảng 3 phút) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của

tiết học

- Tổ chức tình huống học tập.

b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi để lật mở bức tranh bí ẩn.

c) Sản phẩm: Chơi trò bức tranh bí ẩn.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV: Tổ chức trò chơi: “Bức tranh

bí ẩn”

- GV: Thông báo luật chơi:

Chiếu bức tranh bí ẩn được che bởi

4 mảnh ghép (phụ lục 1)

Trên màn hình các em quan sát có

một bức tranh bí ẩn bị che khuất

- HS: Quan sát bức tranh bí ẩn

Trang 13

bởi bốn mảnh ghép Để mở mỗi

mảnh ghép các em cần phải trả lời

đúng nội dung các câu hỏi dưới

mỗi mảnh ghép đó

- GV: Yêu cầu học sinh lựa chọn

mảnh ghép, trả lời câu hỏi để tìm ra

bức tranh bí ẩn

Đáp án:

+ Mảnh ghép số 1: Áp lực là lực

ép có phương vuông góc với mặt bị

* Bức tranh xuất hiện đầy đủ

- GV đặt vấn đề vào bài mới: Khi

- HS: Chọn mảnh ghép và trả lời câu hỏi:

Ngày đăng: 23/01/2024, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w