Chính vì vậy chất lượng nước các thủy vực trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang bị ô nhiễm nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các sông, hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.Để có cở sở phục
Trang 1-
LÊ KIM THOA
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Trần Văn Nhân
HÀ NỘI, 2008
Trang 2Lời cảm ơn !
Để hoàn thành được bản luận văn này trước tiên tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Trần Văn Nhân, Viện KHCNMT Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể các Thầy Cô giáo thuộc Viện KHCNMT Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt 2 năm học qua.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS Lê Trình và các đồng nghiệp thuộc Viện Môi trường và Phát triển Bền vững đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
Hà Nội, ngày 10/11/2008
Trang 3MỤC LỤC Trang
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các Bảng v
Danh mục các Hình vii
MỞ ĐẦU 0.1 Đặt vấn đề 1
0.2 Mục tiêu của luận văn 2
0.3 Ý nghĩa khoa học của luận văn 2
0.4 Nội dung chính của luận văn 2
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 3
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 4
1.3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC 6
1.3.1 Cách tiếp cận 6
1.3.2 Phương pháp luận đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng môi trường nước tại thành phố Hà Nội 7
CHƯƠNG 2 - DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI 18
2.2 ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20
2.2.1 Sông Hồng 20
2.2.2 Sông Nhuệ 22
2.2.3 Sông Cầu 23
Trang 42.2.3 Các sông nội thành Hà Nội 24
2.3 DIẾN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 26
2.3.1 Sông Hồng 26
2.3.2 Sông Nhuệ 32
2.3.2.1 Các lưu vực thoát nước vào sông Nhuệ 33
2.3.2.2 Chất lượng nước 34
2.3.3 Các sông nội thành 43
2.3.4 Các sông khác 52
CHƯƠNG 3 - HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN 2020 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 57
3.1.1 Diến biến phát triển dân số các năm qua và dự báo đến năm 2010 57
3.1.3 Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp 59
3.2 DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 74
3.2.1 Dự báo lưu lượng và tải lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội đến 2020 74
3.2.1.1 Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sinh hoạt 75
3.2.1.2 Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP Hà Nội 76
3.2.1.3.Dự lưu lượng và tải lượng nước thải sinh hoạt đến năm 2020 77
3.2.2 Dự báo lưu lượng và tải lượng BOD phát sinh do nước thải công nghiệp của Hà Nội đến 2020 81
3.2.2.1 Đặc tính nước thải công nghiệp của Hà Nội 81
3.2.2.2 Dự báo lưu lượng và tải lượng BOD phát sinh do phát triển công nghiệp đến 2020 82
3.2.3 Dự báo ô nhiễm các sông trên địa bàn Hà Nội qua thông số BOD đến năm 2020 85
Trang 53.2.3.1 Dự báo ô nhiễm nước các sông khi không thực hiện xử lý
nước thải 85
3.2.3.2 Dự báo ô nhiễm nước các sông khi thực hiện xử lý nước thải 91
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ 92
4.1.1 Phân vùng chất lượng nước các vực nước trên địa bàn Hà Nội 92
4.1.1.1 Phân loại chất lượng nước trên địa bàn Hà Nội 92
4.1.1.2 Phân vùng chất lượng nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội 94
4.1.2.Áp dụng bộ tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt và tiêu chuẩn về nước thải phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội 95
4.1.3 Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước các sông trên địa bàn Hà Nội 97
4.2 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT 97
4.2.1 Thống kê và quản lý các nguồn nước thải trên địa bàn Hà Nội 97
4.2.2 Quy hoạch thoát nước thải và xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung 100
4.2.3 Tuần hoàn lượng nước thải sau xử lý 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN 104
2 KIẾN NGHỊ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHẦN PHỤ LỤC 110
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A QI Chỉ số chất lượng không khí
GPS Hệ thống định vị vệ tinh
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Trang 7DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 1.1 Phân loại mức độ ô nhiễm thông qua giá trị BOD 13
Bảng 2.1 Hàm lượng chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ tại các sông nội thành Hà Nội mùa mưa 2006 44
Bảng 2.2 Hàm lượng chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ tại các sông nội thành Hà Nội mùa mưa 2007 44
Bảng 2.3 Hàm lượng các chất ô nhiễm các sông nội thành Hà Nội mùa khô năm 2006 47
Bảng 2.4 Hàm lượng các chất ô nhiễm các sông nội thành Hà Nội mùa khô năm 2007 48
Bảng 2.5 Hàm lượng các chất ô nhiễm trên các sông nội thành mùa mưa năm 2008 48
Bảng 3.1 Diễn biến phát triển dân số Thành phố Hà Nội từ 2004-2007 57
Bảng 3.2 Ước tính dân số thành phố Hà Nội đến 2020 58
Bảng 3.3 Phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp theo quận huyện 61
Bảng 3.4 Diện tích và số cơ sở CN đang hoạt động tại 9 cụm công nghiệp cũ trên địa bàn TP Hà Nội 62
Bảng 3.5 Các cụm công nghiệp mới của TP Hà Nội (theo quy hoạch) 70
Bảng 3.6 Ước tính lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh từ 9 cụm công nghiệp cũ của Hà Nội 71
Bảng 3.7 Quy hoạch phát triển công nghiệp cho từng vùng môi trường đến 2020 73
Bảng 3.8 Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người 75
Bảng 3.9 Phân bố dân cư và lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh theo quanạ, huyện năm 2007 của thành phố Hà Nội 76
Bảng 3.10 Ước tính lưu lượng nước thải trung bình tại các quanạ huyện trên địa bàn Hà Nội cũ đến 2020 77
Bảng 3.11 Ước tính tải lượng BOD trong nước thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội cũ đến 2020 khi không thực hiện xử lý 79
Trang 8Bảng 3.12 Ước tính tải lượng BOD trong nước thải sinh hoạt tại 9 quận nội thành Hà Nội cũ đến 2020 khi thực hiện xử lý 80 Bảng 3.13 Thành phần chính của nước thải một số ngành công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội 81 Bảng 3.14 Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công nghiệp tại khu vực bờ phải sông Hồng 83 Bảng 3.15 Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công nghiệp tại khu vực bờ trái sông Hồng, sông Đuống 83 Bảng 3.16 Dự báo thải lư ng và tảợ i lư ng BOD phát sinh do hoạ ộợ t đ ng công nghi p t i khu vệ ạ ực b phải sông Đuống 84 ờBảng 3.17 Dự báo tải lượng ô nhiễm BOD do nước thải sinh hoạt đưa vào sông Cà Lồ đến 2020 86 Bảng 3.18 Dự báo tải lượng ô nhiễm BOD do nước thải sinh hoạt đưa vào sông Hồng đến 2020 86 Bảng 3.19 Dự báo tải lượng ô nhiễm BOD do nước thải sinh hoạt đưa vào sông Nhuệ đến 2020 (đoạn Liên Mạc – đập Thanh Liệt) 88 Bảng 3.20 Dự báo lưu lượng và thải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào các sông nội thành 90 Bảng 3.21 Dự báo nồng độ BOD trên các sông nội thành do ô nhiễm nước thải sinh hoạt đến 2020 khi không xử lý 90 Bảng 3.22 Dự báo ô nhiễm do nước thải sinh hoạt các sông nội thành đến
2020 khi thực hiện xử lý 91
Bảng 4.1 Bảng đề xuất phân vùng chất lượng nước mặt ở Hà Nội 94 Bảng 4.2 Bảng đề xuất áp dụng TCMT Hà Nội đối với chất lượng nước mặt 96 Bảng 4.3 Các công trình trên hệ thống thoát nước thải đến 2020 101 Bảng 4.4 Quy mô các trạm xử lý nước thải ở Hà Nội đến 2020 102
Trang 9DANH MỤC HÌNH Trang
Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũ 19
Hình 2.2 Sự biến thiên của DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Hồng theo hướng xuôi dòng (7/2008) 30
Hình 2.3 Bản đồ cột mốc đo chất lượng nước khu vực sông Hồng theo hướng xuôi dòng (7/2008) 31
Hình 2.4 Hàm lượng DO trên sông Nhuệ mùa mưa 2006, 2007 35
Hình 2.5 Nồng độ BOD5 trên sông Nhuệ mùa mưa năm 2006, 2007 36
Hình 2.6 Hàm lượng Coliform trên sông Nhuệ mùa mưa năm 2006, 2007 37
Hình 2.7 Hàm lượng DO trên sông Nhuệ mùa khô năm 2006, 2007 38
Hình 2.8 Nồng độ BOD5 trên sông Nhuệ mùa khô năm 2006, 2007 39
Hình 2.9 Hàm lượng coliform trên sông Nhuệ mùa khô năm 2006, 2007 41
Hình 2.10 Sự biến thiên DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Nhuệ theo hướng xuôi dòng (7/2008) 41
Hình 2.11 Bản đồ đo chất lượng nước khu vực sông Nhuệ 7/2008 42
Hình 2.12 Hàm lượng BOD5 trên các sông nội thành mùa mưa 2006, 2007 45
Hình 2.13 Hàm lượng Coliform trên các sông nội thành mùa mưa 46
Hình 2.14 Nồng độ BOD5 trên các sông nội thành mùa khô 49
Hình 2.15 Hàm lượng Coliform trên các sông nội thành mùa khô năm 50
Hình 2.16 Sự biến thiên DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Cà Lồ theo hướng xuôi chiều (7/2008) 53
Hình 2.17 Bản đồ đo chất lượng nước khu vực sông Cà Lồ 7/2008 54
Hình 2.18 Sự biến thiên của DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Đuống theo hướng xuôi dòng (7/2008) 56
Hình 2.19 Bản đồ cột mốc đo chất lượng nước khu vực sông Đuống theo hướng xuôi dòng, 7/2008 56
Trang 10MỞ ĐẦU
0.1 Đặt vấn đề
Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, khoa học công nghệ, văn hoá
mà còn là một trong các trung tâm kinh tế, đô thị lớn của đất nước Trên diện tích hẹp 921 km,8 2 [22] (địa giới trước khi sát nhập với tỉnh Hà Tây và xã của 4 tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc – Hà Nội cũ) nhưng Hà Nội
có 3,4445 triệu dân [7] (năm 2007) và hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, trung bình, hàng vạn cơ sở tiểu thủ công nghiệp, hàng trăm chuồng trại, chăn nuôi, hàng chục thị trấn Hàng ngày, sông, hồ, mặt đất Hà Nội tiếp nhận trên 500.000 m3 nước thải các loại trong đó chỉ có khoảng 5% lượng nước thải được xử lý [28], còn lại hầu hết nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước của thành phố Chính vì vậy chất lượng nước các thủy vực trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang bị ô nhiễm nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các sông, hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Để có cở sở phục vụ cho quản lý chất lượng nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc nghiên cứu diễn biến chất lượng nước trên các sông chính trên địa bàn thàn phố Hà Nội cần được thực hiện cấp bách nhằm h cung cấp các thông tin có tính khoa học cho các nhà quản lý chất lượng nước tại Hà Nội nói chung
Với lý do trên tôi thực hiện đề tài luận văn: “Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước các sông chính trên địa bàn TP Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ”. Sông Hồng, sông Cầu, sông Nhuệ và các sông nội thành là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này Kết quả nghiên cứu
của luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm cơ sở dữ liệu trong quản lý,cải thiện chất lượng nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 110.2 Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu (đánh giá) diễn biến chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước trên các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Dự báo lưu lượng và tải lượng do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vàocáclưu vực sông chính trên địa bàn Tp Hà Nội dự a trên hiện trạng phát triển dân số đến 2020 và quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2010 và tầm nhìn 2020
- Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước các sông chính cho thành phố Hà Nội dựa vào các luận cứ khoa học đã nghiên cứu
0.3 Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn có các ý nghĩa khoa học sau:
- Kết quả luận văn góp phần xác định rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá diễn biến và dự báo môi trường nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên những nhận định và đánh giá diễn biến chất lượng nước
0.4 Nội dung chính của luận văn
Luận văn này tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Xác định đặc điểm hiện trạng thủy văn, hiện trạng chất lượng nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội qua tổng hợp các tài liệu hiện có
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước trên các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội theo không gian và thời gian
- Dự báo chất lượng nước các sông chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội dựa trên hiện trạng phát triển dân số và quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2010 và tầm nhìn 2020
- Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước các sông chính
Trang 12CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CÁC BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Nghiên cứu (đánh giá) diễn biến chất lượng môi trường nói chung và nghiên cứu diễn biến chất lượng nước nói riêng thực chất là quá trình phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường Mục đích của công việc này là cung cấp các thông tin đáng tin cậy về diễn biến môi trường theo không gian của mỗi vùng, mỗi quốc gia và theo các mốc thời gian để hỗ trợ quá trình ra các quyết định về phát triển kinh tế xã hội bền vững và chính sách quản lý môi trường phù hợp[12]
Vì vậy, theo luật pháp qui định, ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Nhật, Canada… từ những năm 1970 trở lại đây và phần lớn các nước đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Mexico, Nam Phi,…từ nhứng năm 1990 trở lại đây, ngoài việc tiến hành nghiên cứu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tổng quát của quốc gia, người ta thường tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường, tiến hành quan trắc môi trường, kiểm soát nguồn thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời ở các điểm “nóng” về môi trường hay các vấn
đề môi trường bức bách của mỗi quốc gia Ví dụ nư ở vùng Vịnh San Francisco (Mỹ) do phát triển mạnh đô thị và công nghiệp xung quanh Vịnh đã gây ra ô nhiễm nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên người ta đã xây dựng hệ thống quan trắc môi trường , thường xuyên đánh giá diễn biến môi trường và áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường cho vùng Vịnh này đã gần 40 năm qua (từ 1970 đến nay)
Trang 13Tuơng tự như vậy đối với vùng hồ Lgunna ở Metro Manila (Philippines) người ta đã xây dựng chương trình quan trắc lâu dài để đánh giá diễn biến môi trường nước hồ, đề ra và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời đối với hồ Quan trắc và đánh giá diễn biến môi trường không khí cũng như đề ra các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường riêng cho thành phố Osaka (Nhật Bản), quan trắc và đánh giá diễn biến môi trường nước ở Vịnh Minamata (tỉnh Kumamoto, Nhật Bản) từ 1960 đến nay, hay tương tự kiểm soát ô nhiễm nhiễm không khí ở vùng công nghiệp Ingolstadt (Công hòa liên bang Đức) Ở Kenya đã xây dựng một chương trình quản lý môi trường riêng cho hồ Nakuru vì hồ này
đã trở nên ô nhiễm nghiêm trọng do tác động của phát triển đô thị và công nghiệp xung quanh hồ Nước hồ này đã bị ô nhiễm nhiễm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, độ pH lên tới 10,5, độ dẫn điện trung bình là 36ms/cm, đa dạng sinh học của hồ bị suy giảm nghiêm trọng [ ] 12
WB, ADB, ESCAP, UNDP, UNEP đã đề xuất nhiều phương pháp và hướng dẫn đánh giá tác động tương hỗ giữa phát triển kinh tế xã hội và diễn - – biến môi trường, cũng như đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên phù hợp với quy hoạch phát triển KT XH nhằm mục đích phát triển -bền vững
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, trong thời gian 10 năm qua cũng như trong thời gian tới quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp đã và sẽ diễn ra rất sôi động đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta trong đó có thủ đô Hà Nội
Thực tế cho thấy diễn biến môi trường của thủ đô Hà Nội nói riêng và trên
cả nước nói chung đang diễn ra ngày càng phức tạp, dẫn tới suy thoái tài nguyên môi trường đặc biệt là môi trường nước mặt Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong đó việc đánh giá diễn biến và dự báo môi trường cho mỗi vùng là việc làm hết sức cấp bách Trong khả năng và khuôn khổ của luận văn
Trang 14này, tác giả không thể đánh giá diễn biến và dự báo môi trường nói chung cho toàn vùng thủ đô Hà Nội, vấn đề này đã được Phạm Ngọc Đăng chủ trì nghiên
cứu trong Đề tài KHCN 07.11 “Nghiên cứu dự báo diễn biến môi trường và đề xuất các giải pháp BVMT Hà Nội đến năm 2010-2020” Do vậy, luận văn này
chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng nước các sông chính trên địa bàn Hà Nội
Như đã trình bày ở trên, do tính cấp bách về đánh giá và dự báo môi trường ở nước ta hiện nay nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này như:
- Nghiên cứu biến động môi trường do các hoạt động kinh tế và quá trình
đô thị hóa gây ra, các biện pháp làm sạch, đảm bảo phát triển bền vững vùng Hạ Long – Quảng Ninh – Hải Phòng Đề tài KHCN07.06, Đặng Trung Thuận chỉ trì
- Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi môi trường do việc thực hiện quy hoạch
và kế hoạch phát triển KTXH Tây Nguyên, giai đoạn 1996 2010 Đề tài KHCN 07.05, Nguyễn Trọng Yêm Chủ trì
Nghiên cứu biến động môi trường do quy hoạch phát triển KTXH, các biện pháp kiểm soát bảo đảm phát triển bền vững đồng bằng song Hồng
Đề tài KHCN.07.04, Phan Huy Chi chủ trì
- Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường tại một số khu đô thị và công nghiệp trọng điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận Đề tài KHCN.07.12, Lâm Minh Triết chủ trì
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã xây dựng phương pháp đánh giá
sự biến động môi trường và lập bản đồ đánh giá sự biến động môi trường theo các thành phần môi trường vùng Tây Nguyên (Nguyễn Trọng Yêm và nnk, 2000) Sử dụng các mô hình toán để dự báo diến biến chất lượng môi trường theo các kịch bản phát triển quy hoạch vùng ĐBSH (Phan Huy Chi và nnk,
Trang 152000) Với những phương pháp đã lựa chọn, đề tài KHCN.07.11 đã đưa ra những dự báo có cơ sở định lượng về môi trường nước, không khí, chất thải rắn, tiếng ồn, giao thông,… và cho thấy tùy thuộc vào kịch bản phát triển mà các thông số môi trường biến đổi với các mức độ khác nhau (Phạm Ngọc Đăng và nnk, 1998)
Đối với các lưu vực sông lớn trên địa bàn cả nước như lưu vực sông Đồng Nai – Sài Sòn, lưu vực sông Nhuệ Đáy, lưu vực sông Cầu, Cục BVMT thuộc -
Bộ TNMT đã xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc diến biến chất lượng lượng nước cho 3 lưu vực này Kết quả quan trắc chất lượng nước của chương trình này bắt đầu từ năm 2005 đến nay là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc đánh giá và dự báo biến đổi chất lượng môi trường nước các sông thuộc lưu vực do tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội
Ngoài các đề tài NCKH cấp Nhà nước kể trên thì trong lĩnh vực nghiên cứu này còn có một số đề tài nghiên cứu độc lập có liên quan như:
1 Đánh giá hiện trạng môi trường 6 vùng KTXH của Việt Nam, đề tài thực hiện trong 2 năm: 2001 2002, năm thứ nhất: Đánh giá hi- ện trạng môi trường vùng Đông Nam Bộ (Chủ trì thực hiện: Mai Hà, Ngô Kiều Oanh)
2 Xây dựng cơ sở khoa học quản lý môi trường lưu vực sông Đồng Nai,
2002 (Chủ trì, Lê Trình)
3 Các đề tài quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường của các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành trên cả nước và các trạm quan trắc và phân tích môi trường Quốc gia trong những năm gần đây
1.3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1.3.1 Cách tiếp cận
- Phương pháp kế thừa: Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra, nghiên
cứu và các báo cáo khoa học đã có về môi trường tại vùng thành phố Hà
Trang 16Nội Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin môi trường hiện có của thành phố Hà Nội, các kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan đã được thực hiện trong 5 năm trở lại đây
- Tiến hành khảo sát và quan trắc thực tế: tiến hành khảo sát và thu mẫu,
phân tích tại khu vực cảng Hà Nội trên sông Hồng (sông lớn nhất tại Hà Nội) vào mùa khô năm 2008 nhằm phản ánh chân thực nhất chất lượng nước sông Hồng tại địa phận Hà Nội Các phương pháp thu mẫu, bảo quản và xử lý mẫu được thực hiện theo các TCVN đã ban hành:
- TCVN 5996 1995 Hướng dẫn lấy mẫu nước sông, suối - -
- TCVN 5992 1995 Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu - -
- TCVN 5993 1995 Hướng dẫn bảo quản, xử lý mẫu- -
- Vận dụng phương pháp đánh giá nhanh chất thải để xác định một cách
định lượng các nguồn thải gây ô nhiễm chất lượng nước trên các sông chính thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội
1.3.2 Phương pháp luận đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng môi trường nước tại thành phố Hà Nội
• Nhận dạng các tác động
Để đánh giá diễn biến và dự báo ô nhiễm môi trường nước, trước hết cần phải nhận dạng đày đủ các tác động của phát triển kinh tế xã hội đối với môi trường nước Vì hầu hết các tác động của phát triển KTXH đều có tác
Trang 17động đến chất lượng môi trường nước, như là tác động của phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, nông, lâm thủy sản, trong đó tác động mạnh nhất là do phát triển đô thị và công nghiệp
Dưới đây là nhận dạng các tác động môi trường nước do sự phát triển công nghiệp và đô thị tại thành phố Hà Nội [15]
Các hoạt động Các tác động tiêu cực đến tài nguyên
nước
Đánh giá tác động
Giai đoạn xây dựng các KCN, nhà máy và khu đô thị
Di rời, tái định cư Tăng sử dụng nước tại nơi tái định cư, mở
rộng phạm vi ô nhiễm nguồn nước
x
Cấp nước sinh hoạt
và sản xuất trong quá
xx
Giai đoạn hoạt động của các nhà máy, KCN, khu đô thị
Xả nước thải Ô nhiễm thủy vực tiếp nhận nước thải xx Các loại nước thải
- Nước thải công
nghệ
- Nước làm mát
- Nước thải kho bãi
- Nước thải sinh hoạt
Ô nhiễm do chất bẩn hoặc độc hại nguồn gốc công nghệ
Tăng nhiệt độ của nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước
Ô nhiễm dầu mỡ và các chất lơ lửng khác
Ô nhiễm hữu cơ, giảm hàm lượng oxi hòa tan trong nước
xx
x
xx
xx
Trang 18Xử lý khí thải Nước thải lọc khí và bụi chứa hàm lượng
chất lơ lửng lớn, pH cao gây ô nhiễm các thủy vực tiếp nhận
x
Ghi chú: x : Tác động tiêu cực
xx: Tác động rất tiêu cực
• Phương pháp thông kê tập hợp số liệu quan trắc môi trường nước
các sông chính trên địa bàn Hà Nội để đánh giá diến biến chất lượng nước quá khứ và dự báo xu thế biến đối trong tương lai
Có hai cách đánh giá và dự báo diễn biến ô nhiễm môi trường nước mặt:
- Phương pháp phân tích và thông kê số liệu quan trắc môi trường để hồi cứu quá khứ và dự báo tương lai
- Phương pháp tính theo mô hình biến đổi chất lượng nước
Phương pháp đo dạc ngoài hiện trường cần được thực hiện theo quy trình chung bao gồm:
- Thu thập và tập hợp các số liệu về các nguồn ô nhiễm môi trường nước như nguồn ô nhiễm tự nhiên, nguồn nhân tạo (dân cư đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, )
- Các số liệu về sự cố môi trường
Trang 19- Lấy mẫu và phân tích các mẫu về chất lượng nước bao gồm các thông
số về lý hóa, sinh theo các phương pháp phân tích tiêu chuẩn
- Các số liệu về thủy văn,
- Bàn luận về kết quả phân tích, đánh giá diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm biến đổi theo thời gian và không gian, suy diễn dự báo tình trạng
ô nhiễm nước trong tương lai
• Đánh giá diễn biến liên tục chất lượng nước các sông theo chiều dài sông
Có hai cách đánh giá diễn biến chất lượng nước dựa vào số liệu quan trắc là: đánh giá diễn biến theo thời gian (nhờ vào thống kê, tập hợp số liệu quan trắc chất lượng nước theo thời gian) và phương pháp đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian (dựa vào kết quả đo đạc chất lượng nước liên tục theo chiều dài sông)
Ở Việt Nam phương pháp đo đạc diễn biến chất lượng nước theo không gian đã được Lê Quốc Hùng và CTV triển khai thực hiện từ năm 1997 Bản chất của quá trình đo diễn biến liên tục chất lượng nước là: thiết bị quan trắc
có gắn thiết bị định vị vệ tinh (GPS) gắn với phân tích nước và máy tính có chương trình chuyên dụng Bằng thiết bị này, diễn biến chất lượng nước qua một vài thông số điển hình như pH, DO, EC, TDS qua từng mét trên cả dòng sông được thể hiện bằng bản đồ rất rõ nét và dễ đánh giá
• Dự báo thải lượng ô nhiễm môi trường nước
- Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm [16]
Được tính theo công thức:
L = C x Q
Trong đó,
L: Tải lượng ô nhiễm (g/s)
C: Nồng độ tác nhân ô nhiễm (g/m3)
Trang 20Q: Lưu lượng nước thải (m3/s)
Trong thực tế việc xác định tải lượng bằng phương pháp đo lưu lượng nước thải và nồng độ ô nhiễm trong nước thải thường gặp khó khăn vì:
- Lưu lượng nước thải của cơ sở sản xuất, khu dân cư và nồng độ tác nhân ô nhiễm thường thay đổi theo thời gian trong ngày và theo thời gian trong năm
- Thiết bị thu mẫu và phân tích mẫu không đầy đủ
Để có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính tải lượng, nồng độ ô nhiễm trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân tích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề nghị sử dụng phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) Hiện nay phương pháp này đã được chấp nhận và sử dụng tại nhiều quốc gia Ở Việt Nam, phương pháp này đã được giới thiệu và ứng dụng
Lưu lượng và thành phần nước thải đô thị và công nghiệp phụ thuộc vào nhiều thông số Đối với nước thải, tải lượng L của chất ô nhiễm j có thể được thể hiện ở dạng toán học như sau:
Lj=f (dạng nguồn thải, quy mô nguồn, quy trình công nghệ và đặc điểm thiết kế, tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu, đặc điểm sản phẩm, loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý, điều kiện môi trường xung quanh )
Các thông số trên đều đóng vai trò trong việc tạo ra nước thải và các thành phần ô nhiễm trong nước thải
Để xác định được Lj trước hết cần xác định hệ số tải lượng thải ej đối với chất ô nhiễm j qua phương trình:
ej =
Lj(kg/năm) Sản lượng (đơn vị sản phẩm/năm)
Trang 21Như vậy, ejđược thể hiện qua kg/đơn vị sản phẩm và không phụ thuộc vào quy mô nguồn và hoạt động của nguồn (hoạt động sản xuất) ej chỉ là hàm
số của các thông số sau:
ej=f” (dạng nguồn, quy trình công nghệ và đặc điểm thiết kế tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu, loại hình, hiệu quả của hệ thống xử lý, điều kiện môi trường xung quanh )
Bằng cách thống kê tải lượng và thành phần nước thải của nhiều đô thị, nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên khắp thế giới, các chuyên gia WHO đã xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá nhanh, xác định ej (kg chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm), từ đó xác định tải lượng từng tác nhân ô nhiễm (Lj)
trong ngành công nghiệp, đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Dự báo thải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Đối với nước thải sinh hoạt việc tính toán nhanh thải lượng các chất ô nhiễm từ một khu dân cư vào hệ thống thoát nước, có thể dựa vào công thức của Arceivala, theo đó mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường 45-54g BOD (COD = 1,6-1,9 BOD), 170 220g chất rắn, 6 12g tổng N, 08 4,0g tổng - - -
P [12].WHO cũng có công thức tính tương tự Ở Hoa Kỳ, tải lượng BOD hàng ngày đưa vào môi trường là 80g [12] (từ nước thải khu dân cư) Ở Việt Nam gần đây Công ty Tư vấn PCI (Nhật Bản) trong dự án “Quy hoạch tổng thể thoát, xử lý nước thải Thành phố Hồ Chí Minh” chọn thông số BOD để dự báo mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước và đưa ra số liệu thải lượng BOD hàng ngày mỗi người ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào nguồn nước là 40g [21] đối với khu vực ngoại thành và 20 đối với khu vực nông g thôn Ở Hà Nội cũng trong Dự án “Quy hoạch cải thiện môi trường thành phố
Hà Nội” Công ty Nippon Koei thực hiện lấy giá trị BOD là 60g/ngày/người vào năm 2010 [19]
- Ước tính lưu lượng nước thải
Trang 22Đối với nước thải sinh hoạt: lưu lượng nước thải được đưa vào cống rãnh, sông hồ được tính trung bình là 80% lưu lượng nước cấp (WHO, 1985) Đối với nước thải công nghiệp: theo dự Dự án “Quy hoạch tổng thể thoát, xử lý nước thải thành phố Hồ Chí Minh” lưu lượng nước thải công nghiệp trung bình là 60 m3/ha/ngày [21] Còn đối với Thủ đô Hà Nội theo Kế hoạch tổng thể của JICA (2000), lượng nước thải công nghiệp là 40
m3/ha/ngày và tải lượng BOD đơn vị là 16 kg/ha/ngày [9]
- Ước tính nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải
Để dự báo chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận nước thải cần tính cả thải lượng ô nhiễm của nước mưa chảy tràn Ô nhiễm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào thải lượng ô nhiễm phát sinh và việc sử dụng đất Việc dự báo mức
độ ô nhiễm được dựa vào giá trị thống số “nhu cầu oxy sinh hoá” (BOD) Đây
là thông số được các quốc gia trên thế giới dùng để đánh giá ô nhiễm về mặt
hữu cơ Ô nhiễm do nước thải đô thị chủ yếu là ô nhiễm do chất hữu cơ không bền vững Do vậy BOD là thông số được lựa chọn để đánh giá Việc
đánh giá mức độ ô nhiễm qua BOD được thực hiện theo bảng phân loại sau:
Bảng 1.1 Phân loại mức độ ô nhiễm thông qua giá trị BOD
Giá trị BOD (mg/l) Mức độ ô nhiễm
Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2002 và Quy hoạch tổng thể môi trường thành phố
Hà Nội giai đoạn 2001-2020
Ví dụ, nồng độ BOD (CBOD) trong nước thải được ước tính như sau:
- Nước thải đô thị:
Trang 23CBOD =
- Nước thải công nghiệp:
Thành phần nước thải rất khác nhau giữa các ngành công nghiệp (thí dụ
CBOD trong nước thải công nghiệp thực phẩm rất cao (1000-1500 mg/L) nhưng trong công nghiệp luyện kim rất thấp (vài chục mg/L) Tuy nhiên đối với các KCN (đa ngành) nhiều dự án lấy nồng độ BOD trung bình 170-200mg/L Kết quả khảo sát thực tế về lưu lượng và nồng độ BOD ở các KCN tại phía Nam cũng cho số liệu tương tự [12]
Từ các công thức ước tính nêu trên kết hợp với số liệu thống kê về hiện trạng và dự báo về dân số, diện tích các KCN, cụm CN của của các tỉnh thành phố tr ng các đề tài nghiên cứu, tác giả luận văn ước tính về lưu lượng o
nước thải sinh hoạt và công nghiệp, thải lượng ô nhiễm (chủ yếu qua BOD) từ các nguồn sinh hoạt và công nghiệp đưa vào từng sông và vùng môi trường ở
Hà Nội vào thời điểm 2010 – 2020
Kết quả các số liệu chỉ có tính ước tính nhưng có thể sử dụng để dự báo
về tốc độ gia tăng thải lượng và nồng độ ô nhiễm trên các sông trên địa bàn
Hà Nội và khả năng chịu tải, khả năng tiếp nhận chất thải của các sông này, từ
đó đề ra các biện pháp quản lý và xử lý Phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Đông Nam Á
1.4 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
Ở Việt Nam trước đây, công tác quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước chủ yếu vẫn thường thực hiện theo phương thức: quản lý theo ngành khai thác sử dụng tài nguyên nước và theo địa giới hành chính Các phương pháp quản lý này không mang lại hiệu quả về bảo vệ
và phát triển bền vững tài nguyên nước
Thải lượng BOD người/ngày (g)
0.8 lượng nước cấp (L/người/ngày) (mg/L, g/m3)
Trang 24Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường nước theo mô hình Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo hệ thống lưu vực sông, đây là mô hình quản lý tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả khai thác t nguyên một cách tốt nhất mà ài vẫn duy trì và bảo vệ bền vững môi trường
Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực ngh là không chỉ quan tâm về ĩa quy hoạch phát triển và đầu tư các dự án khai thác và sử dụng tài nguyên nước mà còn phải quan tâm một cách toàn diện đến vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước, chống suy thoái chất lượng nước, bảo vệ đầu nguồn lưu vực, dàn xếp các bất đồng trong sử dụng nước giữa các ngành, các địa phương ở thượng lưu và hạ lưu của lưu vực sông, đảm bảo tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người dân sở tại [1] Chính vì vậy mà biện pháp quản
lý chất lượng nước các sông theo lưu vực cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan lý tài nguyên nước của các tỉnh thành nằm trên lưu vực sông Và đương nhiên để thực hiện tốt việc phối hợp này thì các tổ chức cá nhân được hưởng lợi từ lưu vực sông cần tuân thủ chặt chẽ các văn bản pháp lý về BVMT trong lưu vực và các văn bản pháp lý về BVMT của quốc gia, trong
đó đặc biệt là tuân thủ các tiêu chuẩn về xả thải
Một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý theo lưu vực là gắn quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong lưu vực với bảo vệ môi trường
[9] Kinh nghiệm ở các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương cũng như một số – lưu vực sông ở Việt Nam cho thấy từng địa phương tự quy hoạch hoặc thẩm định riêng rẽ quy hoạch sử dụng đất mà không tính đến các yếu tố tác động toàn lưu vực thì sẽ không thể đảm bảo quản lý tổng hợp, bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững cho toàn lưu vực
Trên đây là biện pháp quản lý chung cho toàn lưu vực sông nói chung Còn đối với việc quản lý chất lượng nước sông theo địa giới hành chính thì
Trang 25hiện nay có cách tiếp cận mới là thực hiện việc phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả năng sử dụng nguồn nước đối với từng vực nước trên địa bàn.Bên cạnh cách tiếp cận là phân vùng chất lượng nước nói chung thì hiện nay một số nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng phương pháp “Phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước – WQI” [17] H ệ thống chỉ số0F
(*)
cho phép lượng hoá được chất lượng nước (tức là biểu diễn chất lượng nướctheo một thang điểm th ng nhấố t), có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nồng ộ nhiều thành phần hóa đ – lý – sinh trong nguồn nước và tầm quan trọng của mỗi thông số chất lượng nướcđối với một mục ích sử ụng nào đ d
đó Một trong những chỉ số đó là Chỉ số chất lượng nước (Water Quality
Index WQI).- WQI là một chỉ số được tính toán từ nhiều thông số chất lượng nước riêng biệt theo một phương pháp xác định (hay theo một công thức toán học xác định)
Mô hình WQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm
1965 – 1970 và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang Hiện nay nhiều mô hình WQI đã được triển khai nghiên cứu áp dụng ở nhiều quốc gia Ấn Độ: Canada, Chi lê, Anh, Wales, Đài loan, Úc, Malaixia, WQI được xem là một công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản lý môi trường trong giám sát CLN, quản
lý nguồn n ớc, đánh giá hiệu quả BVMT, kiểm soát ô nhiễm n ớc, cung cấp ư ưthông tin ô nhiễm nước cho cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách Với WQI, dễ áp dụng tin học để quản lý CLN và bản đồ hóa CLN (chẳng hạn, màu hóa CLN theo các thang điểm xác định)
WQI cùng với Chỉ số chất l ợng không khí ư (AQI), Chỉ số đa dạng sinh học (BDI) là những bộ phận hợp thành của Chỉ số Chất l ợng Môi tr ư ường
(EQI) EQI cho phép ánh giá đ định l ợng về chất l ợng môi tr ờng của một ư ư ư
(*) Chỉ số (index) được định nghĩa là “sự phân cấp hóa theo số học hoặc theo khả năng mô tả lượng lớn các
số liệu, thông tin về môi trường nhằm đơn giản hóa các thông tin này để cung cấp cho các cơ quan quản lý
Trang 26hệ sinh thái hay một vùng địa lý xác định Mặt khác, ngoài WQI, trên thế giới
và ở Việt Nam, nhiều viện nghiên cứu và nhà khoa học còn tiếp cận sử dụng chỉ số sinh học (Bioindex - BI) để đánh giá chất lượng nước (các phiêu sinh, thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy, động vật bám…) Song, việc lấy mẫu, xác định thành phần loài và mật độ của các loài sinh vật thường khó khăn hơn nhiều và khó chuẩn hóa so với lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước về mặt hóa – lý Do vậy xu thế sử dụng WQI về hóa – lý đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng
Từ những năm 70 đến nay, trên thế giới ã có hàng trăm công trình đnghiên cứu phát triển và áp dụng mô hình WQI cho quốc gia hay địa phương mình theo một trong 3 hướng:
(i) Áp dụng một mô hình WQI có sẵn vào quốc gia / địa phương mình; (ii) Áp dụng có cải tiến một mô hình WQI có sẵn vào quốc gia / địa phương mình;
(iii) Nghiên cứu phát triển một mô hình WQI mới cho quốc gia / địa phương mình
Xu thế (i) và (ii) ít tốn kém về nhân lực, thời gian và tài chính, nên phù hợp với các quốc gia ang phát triển đ Hiện nay trên thế giới, có trên 30 loại WQI ang đ được sử dụng Đặc biệt, tại Hoa Kỳ, Canada… WQI được công bố hàng tháng đối với nhiều dòng sông ở từng bang, giúp cho việc quản lý và sử dụng nước rất tiện lợi
Trang 27CHƯƠNG 2
DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI
Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc (khoảng 0,5 km/km2) thuộc hai hệ thống sông chính là: sông Hồng và sông Thái Bình Các nhánh nhỏ của sông Hồng trên địa phận Hà Nội là sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Cầu và sông Đuống Trong khu vực nội thành còn có các sông nhỏ: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét Hệ thống sông Thái Bình trên địa phận thành phố
có các nhánh: sông Công, sông Cà Lồ, sông Cà Lài Các sông ngòi ở Hà Nội vừa có các chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt, thủy lợi, thủy sản, điều tiết nước, giao thông thủy vừa là nơi tiếp nhận và vận chuyển chất thải trong lưu vực Do vậy chất lượng môi trường nước sông phụ thuộc rõ rệt vào các hoạt động kinh tế xã hội Đây là vấn đề đặc biệt lưu ý trong quản lý môi - trường Hà Nội Bản đồ mạng lưới sông ngòi Hà Nội được thể hiện ở Hình 2.1 trong đó:
- Sông Hồng: là sông lớn nhất ở Miền Bắc, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây
và qua Hà Nội Đoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 54km [20]
- Sông Đuống: là phân lưu của sông Hồng chứa khoảng 25% lưu lượng nước sông Hồng, đoạn chảy sông chảy qua Hà Nội dài khoảng 25km [20]
- Sông Cà Lồ, sông Cầu và sông Công: là ranh giới giữa các huyện Sóc Sơn
và Đông Anh, tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Hà Nội Tổng chiều dài các sông này chảy qua địa phận Hà Nội là 60km [20]
Trang 28Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũ
Trang 29- Sông Nhuệ: là sông nhỏ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc chạy qua huyện Từ Liêm, thành phố Hà Đông và huyện Thanh Trì cuối cùng đổ vào sông Đáy tại Phủ Lý tỉnh Hà Nam Đoạn sông chảy qua thành phố Hà Nội có diện tích trên 20 km2 và dài 15km [20] bao gồm một phần diện tích huyện Thanh Trì và Từ Liêm Đây là con sông tiêu thoát nước cho Hà Nội
và Hà Đông
Ngoài các con sông lớn kể trên, trong địa bàn Hà Nội còn có một hệ thống các sông nhỏ: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét với tổng chiều dài là 36,8km [20]làm nhiệm vụ trong việc nhận và thoát nước thải của thành phố về
hệ thống hồ điều hòa Yên Sở và sông Nhuệ (các sông này thuộc lưu vực sông Nhuệ)
Ngoài hệ thống sống ngòi khá dày đặc thì Hà Nôi còn là địa phương có mật độ ao, hồ, đầm cao nhất Việt Nam Các ao, hồ, đầm hồ này cũng có vai trò trong điều tiết nước thải, nước mưa cho thành phố và nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, các ao, hồ này cũng đã và đang bị ô nhiễm và diện tích các lòng hồ
- Diện tích sông: 143.600km2
- Dung tích nước: 118km3
- Lưu lượng dòng chảy trung bình: 2.685m3/s
Trang 30- Lưu lương tối thiểu vào tháng 3, tháng 4
- Lưu lượng trầm tích trung bình hàng năm 125 triệu tấn
- Độ đục trung bình là 1.060g/m3ở phía hạ lưu
- Mực nước
Nhìn chung mực nước sông Hồng tại Hà Nội dao động rất lớn giữa mùa khô và mùa mưa Về mùa mưa, nhất là tháng 7 đến tháng 9, mực nước dâng cao đến 10-12m, đặc biệt khi lũ mực nước lên tới 14m Thành phố Hà Nội thường có nguy cơ lũ lụt từ phía sông Hồng Về mùa khô, mực nước thấp nhất
là 2m và thường xuất hiện vào tháng 3, tháng 4
Dữ liệu về mức nước lớn nhất hàng năm tại Long Biên được ghi chép trong vòng 92 năm từ năm 1902 đến năm 1993 và được ghi chép vào tháng 8 năm 1996 Có thể thấy mức nước cao nhất là năm 1996 Tuy nhiên mức nước quan sát được ở Long Biên được cho là ảnh hưởng ít nhiều bởi đập Thác Bà
và đập Hoà Bình
- Lưu lưọng dòng chảy
Lưu lượng dòng chảy trung bình của sông Hồng hàng năm đo được của trạm Sơn Tây là 118 tỷ m3 tương ứng với lưu lượng là 3.740 m3/s Nếu bao gồm cả sông Thái Bình, sông Đáy và các sông khác trong vùng đồng bằng thì tổng lưu lượng dòng chảy hàng năm là 128 tỷ m3, trong đó 78 tỷ m3 hay 61% bắt nguồn từ lãnh thổ Việt Nam Khoảng 80% lưu lượng tập trung vào mùa lũ, mùa kéo dài từ tháng 6 tới tận tháng 10 Lưu lượng dòng chảy trong năm dao động rất ít Lượng nước trong những năm nhiều mưa chỉ lớn hơn khoảng 2 3 lần trong những năm ít mưa Những năm nhiều mưa- và ít mưa xuất hiện tuần tự và hai hoặc ba năm liền ít mưa là hiện tượng rất hiếm Sông Hồng và các sông nhánh của nó phân bố dòng chảy hàng tháng tương
tự nhau Tất cả các sông có lưu lượng cao nhất và tháng 8 thấp nhất vào tháng 3
Trang 31Đối với sông Hồng, mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng 5 Lưu lượng sông chảy trong thời gian này thấp, chiếm khoảng 22 30% lưu lượng -năm và chủ yếu được cấp bằng nguồn nước ngầm Lưu lượng tối thiểu thường xảy ra trong tháng ba hoặc tháng tư và nếu đến muộn thì lưu lượng tối thiểu diễn ra vào đầu tháng năm với dung tích rất nhỏ
Tại Hà Nội, lưu lượng cực đại xảy ra vào các tháng 8 và cực tiểu vào tháng 5 Chênh lệch giữa lưu lượng cực đại và lưu lượng cực tiểu ở Hà Nội là: 22200 m3/s và 350m3/s tức là lệch nhau khoảng 63 lần Dòng chảy trung bình tại Hà Nội là 2710 m3/s, dòng chảy cực đại là 12100m3/s Trung bình hàng năm lượng nước trung bình của sông Hồng chảy qua Trạm Hà Nội là 85462,56.106 m3 [27]
- Lũ
Lũ của sông Hồng có những đặc điểm của vùng núi cao Có đỉnh lũ liên tục với mức độ dao động mực nước lên xuống rất nhanh Mực nước dao động trong năm từ 5 8m ở vùng trung du và đồng bằng Mức dao động lớn - nhất có thể đạt tới 8 14m Hàng năm có từ 5 đến 10 đợt lũ, những con lũ lớn -thường gặp vào tháng bảy, tháng 8 Trong các năm có ít mưa lũ, con lũ lớn nhất thường gặp là tháng bảy hoặc tháng chín
- Dòng đất, bùn, phù sa
Hàng năm sông Hồng vận chuyển ra vùng biển qua các cửa sông khoảng 114,363 triệu tấn phù sa Lượng phù sa lơ lửng cực đại đo được tại Sơn Tây là 12000 g/m3 trong thời kỳ lũ lớn Lưu lượng bùn cát lơ lửng trung bình đạt cực đại vào tháng 8 là 8450 kg/s, một ngày đêm vào mùa lũ đạt tới khoảng 700 nghìn tấn
2.2.2 Sông Nhuệ
Sông Nhuệ là một con sông nhỏ dài khoảng 76 km, chảy theo hướng
Bắc Tây Bắc Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà
Trang 32-Tây, Hà Nam Đây là con sông tiêu thoát nước cho Hà Nội và Hà Đông Lưu lượng nước của sông Nhuệ được khống chế bởi cửa cống Liên Mạc với lưu lượng lớn nhất vào khoảng 70 – 80 m3/s Lưu lượng trung bình mùa khô của sông Nhuệ tại Hà Đông khoảng 26 m3/s Điểm bắt đầu của sông là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc là cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy gần thị xã Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) Diện tích lưu vực khoảng 1.075 km² (phần bị các đê bao bọc) Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê dài 6,8 km (qua thành phố Hà Đông), sông Vân Đình dài 11,8
km (nối sông Nhuệ với sông Đáy), sông Duy Tiên dài 21km, sông Ngoại Độ v.v Các sông này tạo thành một mạng lưới tưới tiêu tự chảy hoàn chỉnh với tổng chiều dài khoảng 113,6 km [4]
Về mùa lũ lưu vực sông Nhuệ Đáy chủ yếu do lũ nội động của các - sông Tích, sông Hà Thanh quyết định và lòng sông Đáy đanh có xu thế bồi dần và nước lũ sông Hồng tại Sơn Tây và Hà Nội đều tăng cao, nước chuyển qua sông Đào Nam Định dồn ngược lê gây ra úng ngập nghiêm trn ọng trong
hệ thống
Về mùa cạn sông Hồng là nguồn cung cấp chính lượng nước tưới cho lưu vực sông Nhuệ Đáy qua công Liên- Mạc và các trạm bơm như Hồng Vân, Đan Hoài, … Ngoài ra một số trạm bơm lấy nước từ sông Đáy cấp nước cho khu vực nhỏ ven đê
2.2.3 Sông Cầu
Sông Cầu [2] là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi PhiaĐeng (1527m) sườn đông nam của dãy Pia- -Bi óc/Bắc Kạn, Cao Bằng Dòng chính sông Cầu, dài 288 km, chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại Lưu vực sông Cầu bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên và một phần các tỉnh
Trang 33Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, 2 huyện của Hà Nội (huyện Đông Anh, Sóc Sơn) và tỉnh có liên quan là Hải Dương Nhìn chung địa hình lưu vực sông Cầu thấp dần theo hướng Tây Bắc Đông Nam và có thể chia ra làm 3 vùng: miền - núi, trung du, đồng bằng Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Chợ Chu, Đu, Công, Cà Lồ Trên toàn lưu vực có 68 sông suối
có độ dài từ 10 km trở lên Tổng lượng nước trên lưu vực sông Cầu khoảng 4,5
tỷ m3/năm, trong đó đóng góp của sông Công, sông Cà Lồ là khoảng 0,9 tỷ m3/năm Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10 Lưu lượng dòng chảy trong mùa lũ không vượt quá 75% lưu lượng nước cả năm Mùa kiệt dài từ 7 đến 8 tháng, chiếm khoảng 18 25% lượng dòng chảy cả năm, ba tháng kiệt -nhất (các tháng 1, 2, 3) dòng chảy chỉ chiếm 5,6-7,8%
2.2.3 Các sông nội thành Hà Nội
- Sông Tô Lịch: dài 14,6 km, rộng trung bình 40 45 m, sâu 3 4 m, bắt – – nguồn từ cống Phan Đình Phùng, chảy qua địa phận Từ Liêm, quận Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân, Thanh Trì qua đập Thanh Liệt và đổ vào sông Nhuệ và hồ điều hòa Yên Sở Đoạn cuối sông Tô Lịch đảm nhận toàn bộ nước thải của thành phố
- Sông Lừ ngày nay dài khoảng 10 km, lòng sông rộng từ 10 đến 20 m, chảy qua địa bàn các phường Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng, Phương Mai, Phương Liên (quận Đống Đa) Đến Phương Liên, sông Lừ chia làm hai, một rẽ sang phía Đông tời Giáp Bát và hội lưu với sông Sét, một chảy tiếp về phía Nam qua Định Công và hội lưu với sông Tô Lịch tại phía Bắc khu đô thị Linh Đàm gần cầu Dậu, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai Nhánh hội lưu với Tô Lịch càng
Trang 34gần đến chỗ hội lưu thì dòng chảy càng thu hẹp lại Từ khi thực hiện dự
án cải tạo hệ thống thoát nước ở Hà Nội vào cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000, người ta đã nắn dòng cho phần lớn lượng nước sông Lừ
đổ vào sông Sét rồi vào hồ điều hòa Yên Sở
- Sông Sét: dài 5,9 km, rộng 10 – 30 m, sâu 3 – 4 m, bắt nguồn từ cống Bà Triệu, hồ Bảy Mẫu rồi đổ ra sông Kim Ngưu ở Giáp Nhị Từ đầu năm
2003, sông Sét được nạo vét và cống hóa với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản trong dự án thoát nước, cải thiện môi trường Hà Nội giai đoạn 1 (1997 2005) Hiện nay đoạn phía Bắc của sông chảy qua khu -vực các trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội,
và Đại học Kinh tế Quốc dân đến phố Đại La đã được cống hóa (kè bờ
và làm nắp bê tông trên mặt sông thành đường Trần Đại Nghĩa) Đoạn
từ phố Đại La đến hồ Yên Sở được kè bờ, nạo vét, làm đường và trồng cây hai bên bờ
- Sông Kim Ngưu: dài 11,8 km, rộng 20 - 30m, sâu 3 – 4 m, bắt nguồn từ điểm xả cống Lò Đúc, gặp sông Tô Lịch tại Thanh Liệt Đoạn sông Kim Ngưu từ Đông Mác tới Yên Sở còn rộng, được kè bờ, làm hàng rào từ cuối thập niên 1990, để chống lấn chiếm Ngoài kè bờ, người ta còn tích cực nạo vét đoạn sông ở đây để tăng cường khả năng thoát nước và nắn dòng chảy của sông tại Yên Sở để cho hai phần ba lượng nước của Kim Ngưu đổ vào hồ điều hòa Yên Sở Một phần ba lượng nước còn lại theo đoạn từ Yên Sở tới Văn Điển mà đổ vào Tô Lịch Đoạn cuối cùng này không được cải tạo, lượng nước lại còn ít, và bị lấn chiếm và đổ phế thải xuống lòng sông, nên đang mất dần
Lưu lượng trung bình các sông nội thành thuờng nhỏ trung bình khoảng 5- m10 3/s và lưu tốc trung bình < 1m/s
Trang 352.3 DIẾN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Để đánh giá diễn biến chất lượng nước các sông trên đị bàn Hà Nội tác giả luận văn so sánh kết quả đo đạc với Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt TCVN 5942: 1995 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và – nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt và sau đây gọi tắt là TCCP
2.3.1 Sông Hồng
Sông Hồng là sông lớn thứ 2 ở Việt Nam, đoạn chảy qua Hà Nội dài 54
km với lưu lượng bình quân là 2.945m3/s Các nhánh nhỏ đổ vào sông Hồng trên địa bàn Hà Nội là sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Cầu và sông Đuống Do lưu lượng dòng chảy khá lớn nên chất lượng nước sông Hồng nói chung và đoạn chảy qua Hà Nội nói riêng chỉ bị ô nhiễm nhẹ
• Các nguồn thải đổ vào sông Hồng
Theo khảo sát hiện nay có nhiều cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp và các khu dân cư nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng thuộc các huyện Đông Anh, quận Long Biên, huyện Gia Lâm đổ nước thải vào con sông này mà điển hình
là KCN Thăng Long, các cơ sở sản xuất thuộc quận Long Biên (ven theo sông) Nhìn chung, nước thải của TP Hà Nội thải vào sông Hồng tại 3 địa điểm chính, bao gồm:
- Tại khu vực xã Võng La, huyện Đông Anh: tiếp nhận nước thải từ KCN Thăng Long, khoảng 5.000 m3/ngày đêm;
- Tại khu vực Yên Sở: tiếp nhận nước thải từ hồ Yên Sở đây là khu vực , tiếp nhận phần lớn nước thải của các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì);
- Khu vực sông Nhuệ đổ vào sông Hồng: Địa điểm này không nằm trên địa phận TP Hà Nội mà thuộc thuộc địa phận tỉnh Hà Nam Sông
Trang 36Nhuệ tiếp nhận nước thải từ khu vực huyện Thanh Trì (Hà Nội), thị
xã Hà Đông (Hà Tây)
Do điểm đổ từ sông Nhuệ vào sông Hồng không thuộc địa phận Hà Nội nên có thể coi như sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận TP Hà Nội, chỉ tiếp nhận từ 2 nguồn chính là tại khu vực Võng La và khu vực Yên Sở
Như vậy, sông Hồng tiếp nhận nguồn nước thải lớn nhất là từ KCN Thăng Long và từ hồ điều hòa Yên Sở Nước thải từ KCN Thăng Long đã được
xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-2005[5], loại B và được đổ vào kênh Việt Thắng trước khi được xả ra sông Hồng Vì vậy, vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Hồng do nước thải từ KCN Thăng Long được đánh giá là không lớn Riêng đoạn sông Hồng tại khu vực Thanh Trì, nơi tiếp nhận nước thải từ trạm bơm Yên Sở chất lượng nước tại đây bị ô nhiễm nhẹ bởi chất hữu cơ và vi sinh nhưng chất lượng nước vẫn đạt TCVN 4942-1995 loại A
Dưới đây là diễn biến chất lượng nước sông Hồng qua một số chỉ tiêu
• Ô nhiễm hữu cơ
Các thông số oxy hoà tan (DO) và nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ kém bền vững
- Thông số DO
Theo số liệu quan trắc trong báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội trong vòng nhiều năm thấy rằng: nhìn chung thông số DO là khá cao và cao hơn TCVN 5942-1995 B với nồng độ từ 4-8mg/L Với lưu lượng dòng chảy lớn, khả năng tự làm sạch cao, không bị ô nhiễm hữu cơ nên giá trị DO ở đoạn sông chảy qua địa bàn Hà Nội đều nằm trong giới hạn cho phép
- Thông số BOD
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là thông số quan trọng để đánh giá mức độ
ô nhiễm nguồn nước do các chất hữu cơ kém bền vững Sự hiện diện của các chất hữu cơ ở trong nước có nhiều nguyên nhân, có thể do sự phân hủy tự
Trang 37nhiên của các sinh vật, do tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp của các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp và các vùng canh tác nông nghiệp trong lưu vực
Nhìn chung giá trị BOD trên sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội tương đối thấp, mức độ ô nhiễm hữu cơ nhẹ Các giá trị đo được đều nằm dưới mức TCCP rất nhiều lần, giá trị BOB thường giao động từ 2,8 - 11,2 mg/l (theo các báo cáo quan trắc chất lượng nước sông Hồng trong 5 năm ngần đây của
Sở TNMT và Nhà đất Hà Nội) Nhìn chung thông số này đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi và bảo vệ đời sống thuỷ sinh (TCVN 6773 và
6774 2000)- [5] và cấp nước sinh hoạt
• Ô nhiễm dinh dưỡng
Mức độ ô nhiễm dinh dưỡng còn gọi là mức độ phú dưỡng hoá (eutrophication) Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy nguồn nước bị phú dưỡng hoá khi nồng độ của N và P đạt tới giá trị tổng N > 0,20mg/l và tổng P > 0,01 mg/l cho những vực nước tĩnh
Do có lưu lượng dòng chảy khá lớn, khả năng tự làm sạch cao nên chất lượng nước sông Hồng chưa bị ô nhiễm dinh dưỡng, các chỉ tiêu phân tích về
N và P còn thấp Riêng giá trị P tổng tại đoạn sông chảy qua huyện Thanh Trì giao động từ 0,119 0,181 mg/l (có thể do ảnh hưởng bởi nước thải từ trạm - bơm Yên Sở), giá trị này tương đối cao tuy nhiên do vận tốc, lưu lượng dòng chảy lớn nên khả năng bị phú dưỡng là khó có thể xảy ra
• Ô nhiễm vi sinh
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hồng các năm gần đây của các đề tài KHCN và báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội thấy rằng hàm lượng coliform trên sông Hồng giao động từ 500 - 7080 MNP/100ml, nhìn chung giá trị đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942 1995 B So sánh giá trị này -với các sông lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh thì chất lượng nước sông Hồng
Trang 38khá sạch, có thể s dụng vào mục đích cấp nước sinh hoạt, tuy nhiên trước khi ử xây dựng nhà máy xử lý nước cấp sinh hoạt cần phải xem xét lựa chọn các vị trí thường xuyên có hàm lượng coliform < 5.000 MNP/100ml
• Chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng (SS) trong nguồn nước được tạo ra do bào mòn, rửa trôi đất, đá trong lưu vực và cũng do chất thải sinh hoạt, dịch vụ, công, nông nghiệp
So với các sông lớn trong cả nước thì sông Hồng có hàm lượng SS vào loại cao nhất Nguyên nhân do sông Hồng có tải lượng phù sa lớn và có rất nhiều nhánh nhỏ đổ vào sông Hồng (đặc biệt là đoạn chảy qua địa phận Hà Nội) Theo báo cáo kết quả quan trắc trong vòng nhiều năm thì hàm lượng chất rắn lơ lửng giao động từ 237 530 mg/l và mùa mưa lũ con số này có thể cao - hơn trong khi đó TCVN 5942 1995 B quy định ở mức 80 mg/l Nếu thành phố -
Hà Nội có chủ trương lấy nước sông Hồng phục vụ cho cấp nước sinh hoạt thì việc xử lý hàm lượng SS sẽ tốn kém hơn bình thường
• Ô nhiễm hoá chất độc
Nhìn chung qua kết quả phân tích trong vòng nhiều năm của các đề tài nghiên cứu thấy rằng hàm lượng các chất độc trong nước sông Hồng là rấtthấp, không đáng kể và hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng nước sông
Kết quả khảo sát chất lượng nước sông Hồng của Viện Môi trường và phát triển Bền vững và tác giả luận văn vào mùa khô năm 2008 [23] tại Phụ lục
1 và chất lượng nước sông Hồng tại khu vực Thanh Trì tại Phụ lục 2 là minh
họa cho chất lượng nước sông Hồng tại thời điểm nghiên cứu Nhìn chung các chỉ tiêu đo được tại thời điểm này đều nằm trong TCCP loại B và kết quả không thấp hơn và cao hơn quá nhiều so với các kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hồng trong báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội và các đề tài nghiên cứu khác
Trang 39• Diễn biến nồng độ DO, pH và nhiệt độ trên sông Hồng theo chiều dài dòng sông
Để đánh giá diến biến chất lượng nước các sông như phương pháp luận
đã nêu thì việc đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian (theo chiều dài dòng sông) cũng là một phương pháp đánh giá có tính chính xác cao, phương pháp này có thể chỉ ra mức độ ô nhiễm trên từng mét sông trên suốtquãng đường đo
Bằng phương pháp đo liên tục theo chiều dài dòng sông [8] thì diễn biến nồng độ DO, pH và nhiệt độ được biểu diễn bằng Hình 2.2 dưới đây
Distance(km)
100 80
60 40
Hình 2.2 Sự biến thiên của DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Hồng theo
hướng xuôi dòng (7/2008)
Như vậy qua Hình 2.1 thấy rằng chất lượng nước sông Hồng thể hiện qua thông số DO và pH còn khá sạch, giá trị pH tương đối ổn định khoảng 7,2 trên suốt quãng đường đo từ Thành phố Sơn Tây đến khu vực huyện Phú Xuyên Giá trị DO đo được trên quãng đường do có sự thay đổi lớn: DO đo được đoạn từ Sơn Tây đến khu vực Quận Hai Bà Trưng (đoạn từ 0-55km trên
pH
DO
Trang 40đường đo) và đoạn từ Huyện Thường Tín đến huyện Phú Xuyên (tính trên đường đo là đoạn từ km 85 trở đi) là > 6mg/L Riêng đoạn từ khu vực Quận Hoàng Mai (km 60 trên quãng đường đo) đến huyện Thường Tín (km số 80 trên đường đo) thì giá trị DO đo được không đạt TCVN 5942 1995 loại A có -thể chất lượng nước sông Hồng đoạn này bị ảnh hưởng do nước thải của thành phố được bơm ra từ hệ thống hồ điều hòa Yên Sở, chất lượng nước sông Hồng tại khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ
Hình 2.3 Bản đồ cột mốc đo chất lượng nước khu vực sông Hồng
theo hướng xuôi dòng (7/2008)
Nhận xét chung: Nhìn chung chất lượng nước sông Hồng hiện nay còn
khá tốt kể cả vào mùa khô lẫn mùa mưa, riêng thông số SS (chất rắn lơ lửng) vào mùa lũ do đặc tính bào mòn và có tải lượng phù sa lớn nên giá trị đo được thường vượt xa TCCP đối với nước mặt loại A Chất lượng nước sông Hồng có thể sử dụng được cho nhiều mục đích khác nhau