DAI HOC HUE
TRUONG DAI HQC SU PHAM
SOUKSANH SOUTHEPMANY
BIEN PHAP PHAT TRIEN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÓ THÔNG HUYỆN SALAVĂN,
TỈNH SALAVĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2DAI HOC HUE
SU PHAM
SOUKSANH SOUTHEPMANY
BIEN PHAP PHAT TRIEN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÓ THÔNG HUYỆN SALAVĂN,
TỈNH SALAVĂN, NƯỚC CỘNG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO
QUAN LY GIAO DUC
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYÊN VĂN BÁC
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
các kết quả nêu trong luận văn là trung thực được đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa được công bố trong bắt cứ một công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
SOUKSANH SOUTHEPMANY
Trang 4Lit Cam On Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ Quan lý
giáo dục của mình, tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, động viên, khuyến khích và t
kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, thầy cô giáo, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp \ Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn
khoa học PGS.TS NGUYÊN VĂN BÁC người thầy, người hướng dẫn khoa học đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành, triển khai nghiên cứu và
hoàn thành luận văn nay —⁄
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học, Phòng Đảo tạo sau đại học, Phòng hợp tác Quốc tế, Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Hué, các thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy trong suốt quá trình
học tập và làm luận văn tốt nghiệ)
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào đã quyết
_⁄ định €ho phép tôi được học tập để nâng cao trình độ thạc sĩ Quản lý giáo dục tại y + _ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, nước CHXHCN Việt Nam
Ow _ Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo trường THPT và phòng
quan nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất kính mong giáo và đồng nghiệp tiếp tục chỉ dẫn, góp ý thêm dé luận văn được hoàn
Trang 5MỤC LỤC
TRANG PHY BiA
LOI CAM DOAN LOI CAM ON MỤC LỤC
NHUNG KY HIEU VIET TAT TRONG LUAN VAN
DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO VA SO DO MỞ ĐÀU -7 1 Lý do chọn đề tài 222222122 7 2 Mục đích nghiên cứu 2222222222222 1 re 8 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu -2212 2, re 8 3.1 Khách thể nghiên cứu -222:221.22222.2.22 2 ree 8 3.2 Đối tượng nghiên cứu 22222212222222 re 8
4, Gi thuyét Khoa hoc o.ceecceesseceesssssessssseesennseseesnsesnnnssentnssesinnesennnseeneeeeee 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứn 2-222.2222 2 1 re 8 6 Phương pháp nghiên cứu -22222222222.7 2 Ea 9 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận -2.+ 222-222-2227.2t.-zt a) 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 22+-22222222.2 re 9 6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ khác 22+:2222:2t2r.2 rrre a)
7 Phạm vi nghiên cứu để tà 222222222222222271222272722227 1221 1 re 9 7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu 222222222222227222227i222Errrcrrr 9
7.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu -2-22:22221722.-21.7 re 9 7.3 Giới hạn về khách thể điều tra -2-222 ztrrtrerrerrerrree 9 § Cầu trúc luận văn . e 10
CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE CONG TÁC PHAT TRIEN DOI NGU GIAO
VIEN TRUNG HQC PHO THONG
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 222222222222222222222.2E2Ercree "
Trang 61.2.1 Giáo viên, giáo viên trung học phổ thông và đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
1.2.2 Sự phát triển đội ngũ giáo viên
1.3 Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ giáo viên
trung học phô thông
1.3.2 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực .2+.22.:2t2-zt 20
1.3.3 Quản lý nguồn nhân lực
1.3.4 Phát triển đội ngũ GV THPT theo tiếp cận sơ đồ quản lý nguồn nhân lực 22
1.4 Phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông
1.4.1 Vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT
1.4.2 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông 26 1.4.3 Chức năng, quyền hạn của hiệu trưởng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT -.-22222 re 27
1.4.4 Các chủ trường, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên 21.22 rrree 28 1.5 Các yếu tố tác động đén công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT 0
1.5.1 Yếu tố khách quan -.-222222222222222277222272.2271- 221 30 1.5.2 YOu t6 chit quan na 30
TIEU KET CHUONG 1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIÊN 6 CAC TRUONG TRUNG HQC PHO THONG HUYEN SALAVAN, TINH
SALAVAN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHU NHÂN DÂN LÀO
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, giáo dục huyện Salavăn 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2-2221.2222 22 rrrrrree 33
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33
3
Trang 7
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Salavăn,
tỉnh Salavăn
2.3.1 Về số lượng đội ngũ giáo viên -222+22222222222trrrerrrrrrr „38 2.3.2 Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT 22:zcc2 38 2.3.3 Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên THPT 44
2.4 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường trung học phổ
thông ở huyện Salavăn, tỉnh Salavăn 48
2.4.2.Thực trạng công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học phổi
thông HH errie 49
2.4.3 Thực trạng công tác đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT 50
2.4.4 Thực trạng về thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên THPT 5 1
2.4.5 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT S1 2.5 Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Salavăn, tỉnh Salavăn, nước CHDCND Lào 52 ma 52 2.5.2 Han ,.ÔỎ 54 2.5.3 Nguyên nhân 222221.21.2 2.1 54 TIỂU KET CHUONG 2
CHUONG 3 BIEN PHAP PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN O CAC
TRUONG TRUNG HỌC PHO THONG HUYEN SALAVAN, T
NƯỚC CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO 3.1 Định hướng xác lập biện pháp -.+:2212.22 2 re 57 3.2 Những nguyên tắc xác lập các biện pháp -.-+ 21.-22 errrer 37 3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu -2.2:222222 222 re 57 3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện -2.+:222.21 2tr 57 3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 22+-21.22trrrrer 58 3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thỉ -2.2222222 22trrrrrree 58
3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 2222222222222 222 EEErrrrrrrrree 58
3.3 Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT, huyện Salavăn, ÐƠƠƯƠƯƯ`'-@- 58
3.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhân thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan
trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 58
Trang 83.3.2 Biện pháp 2: Lập quy hoạch, kế hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên trung
học phổ thông
3.3.4 Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông °
3.3.5 Biện pháp 5: Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát triển 72 3.3.6 Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn -
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.5 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuắt 77
TIEU KET CHƯƠNG 3
KET LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
1 Kết luận cốc 81
ON .Ò 81
2.1 Đối với Bộ GD&ĐT, 21222222 re 81 2.2 Đối véi sé GD&DT tinh Salavăn -2 22222222221 rree 82 2.3 Đối với phòng GD&ĐÐT huyện Salavăn - 2222212222 te 82 2.4 Đối với lãnh đạo trường THPT, 2.222.2.222 2 rrrree 82
TAI LIEU THAM KHẢO
Trang 91 CHDCND 2 CHXHCN 3.CNTT 4 DHSP 5 BNGV 6 GD&TT 7.GDPT 8 GDMN 9.GV 10 HĐDH 11.KT&XH 12.PPDH 13 QLGD 14 THCS 15 THPT 16 UBND
KY HIEU VIET TAT TRONG LUAN VAN
Trang 10DANH MUC CAC BANG, BIEU DO VA SO DO
Bang 2.1 Số lượng học sinh ở các trường THPT huyện Salavăn, năm học 2016-2017 34
Bang 2.2 Kết quả xếp loại hạnh kiêm của học sinh các trường THPT huyện Salavăn,
từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 2.+ 2+2.2.e2 35
Bang 2.3 Kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường THPT huyện Salavăn, Lào
từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 -2.+-22+ 2.2.e2 35
Bang 2.4 Kết quả thi chuyển lớp và thi tốt nghiệp ở các Trường THPT huyện Salavăn,, tỉnh Salavăn năm 2016 - 2017 Bang 2.5 Thống kê số lượng giáo viên và học sinh 6 trường THPT huyện Salavăn năm học 2016 ~ 2017 -22+-= Bảng 2.6 Trình độ đào tạo của GVTHPT huyện Salavăn tỉnh Salavăn, năm học 2016 — 2017 Bing 2: 2.7 Số lượng giáo viên các trường THPT huyện Salavăn, năm học 2016-2017
theo phân môn 239
Bảng 2.8 Thông kê số giáo viên bộ môn hiện có và nhu cầu GV bộ môn theo định mức của Bộ GD&TT năm học 2016-2017 22222222222222222.rzrrrer 40 Bảng 2.9 Thống kê giáo viên các trường THCS huyện Salavăn theo độ tuổi 41
Bang 2.10 Kết quả tự đánh giá bản thân về phâm chất của người giáo viên THPT 42 Bảng 2.11 Kết quả tự đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT của mình phụ trách về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu của Bộ 44
Bảng 2.12 Kết quả tự đánh giá về năng lực nghề nghiệp của người giáo viên THPT huyện Salavăn
Bảng 2.13 Trình độ đảo tạo của GV THPT huyện Salavăn tỉnh Salavăn, năm học 2016 ~2017
lồ 3.1 Khảo > nghigm mức độ tính cần thiết của các biện pháp -.78
Biểu đồ 3.2 Khảo nghiệm mức độ tinh khả thi của các biện pháp -
Sơ đồ 1.1 Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard (Mĩ, 1980) 18
Trang 11MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, là điều kiện tiên quyết đề phát triển nguồn lực con người, là yêu tố cơ bản đẻ phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thông qua việc đơi mới tồn
diện giáo dục và đào tạo: đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận
dụng, thực hành của người học, phát triển nguồn nhân lực, chấn hưng giáo dục Lào, trong đó ĐNGV đóng vai trò then chốt, quyết định chất lượng đào tạo [5.tr 7] Hội
nghị Trung ương Đảng Nhân Dân cách mạng Lào khoá IX đã khẳng định“Giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng của QLGD và được xã hội tồn tại” [17.tr 2-3]
Chiến lược phát triển giáo dục của đất nước Lào từ nay đến 2025 đã đề ra mục
tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lí, phát triểt
đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày cảng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[20.tr 10-11]
Thời gian qua, được sự quan tâm, chi dao, lãnh dao kip thời của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, các trường trung học phổ thông huyện Salavăn, tỉnh
Salavăn đã có nhiều cố gắng về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục và thể thao của huyện từng bước nâng lên, góp phần đảo tạo nguồn nhân lực lao động cho địa phương và công
tác phổ cập bậc trung học phổ thôg (THPT) Song chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của huyện Một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ giáo viên
còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, loại hình hợp đồng lao động, hạn chế
về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, thiếu tính ồn định và khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường cũng như đặc thù của các trường huyện Salavăn
Xuất phát từ những lí do trên và qua thực tiễn trong công tác QLGD của mình,
tôi chọn đề tài: ngũ giáo viên ở cúc trường trung học phổ
pháp phát triển
thông huyện Salavăn, tỉnh Salavăn nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện Salavăn, tỉnh Salavăn nước công hòa dân chủ Nhân dân Lào, luận văn đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Salavăn đáp
ứng yêu cầu phát triển của giáo dục của đất nước Lào trong giai đoạn hiện nay 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Salavan, tinh Salavăn, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào
4 Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT ở huyện Salavăn bước
đầu đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng do ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan và chủ quan nên công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chưa đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay Nếu phát hiện thực trạng và đề xuất, áp dụng các biện
pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông có tính hệ thống, khoa học và phủ hợp với tình hình thực tế ở huyện Salavăn, thì sẽ xây dựng được đội ngũ giáo viên
trung học phổ thông trên địa bàn đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên qua đó góp phần giải quyết những bắt cập về đội ngũ giáo
viên trung học phổ thông ở huyện Salavăn 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được kết quả theo đúng mục đích đề ra, luận văn xác định một số nhiệm
vụ cơ bản sau:
5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ, thông
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Salavăn, tỉnh Salavăn, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào
5.3 Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ
Trang 136 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn đọc, phân tích, tổng hợp các sách, báo, tai liệu ở nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào và các nước khác dé xây dựng cơ sở, lý luận về công tác tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT,
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để luận văn đảm bảo sự khách quan, chính xác và khoa học, chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
a Phương pháp điều tra
b Phương pháp tổng kết kinh nghiệm c Phương pháp phỏng vấn
d Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học như sử dụng các công thức
toán thống kê đề xử lý kết quả, khảo sát tỉ lệ trung bình, tỉ lệ %
Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên
về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên 7 Phạm vi nghiên cứu đề tài
7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung
học phổ thông huyện Salavăn 2.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Các trường trung học phổ thông của huyện Salavăn, tỉnh Salavăn, gồm 06 trường: trung học phổ thông Salavăn, trung học phổ thơng Ơngkẹo, trung học phổ thông Na khoi sào, trung học phổ thông Đàn, trung học phổ thông Khoa sết, và trung học phổ thông dân tộc Nội trú
7.3 Giới hạn về khách thể điều tra
- Thanh phan: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Salavăn
Trang 148 Cầu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận
văn được chia thành 3 chương Cụ thể
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Salavăn, tỉnh Salavăn
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học phổ thông, huyện Salavăn, tỉnh Salavăn
Trang 15CHƯƠNG I
CO SO LY LUAN VE CONG TAC PHAT TRIEN DOI
TRUNG HOC PHO THON Ũ GIÁO VIÊN
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện không ít các công trình nghiên cứu về sự phát
triển của đội ngũ giáo viên dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực Đặc biệt, chú trọng
đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đề cao khía cạnh phát triên bền vững, thích ứng nhanh của đội ngũ giáo viên trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thế giới Về vấn đề này chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như công
trình nghiên cứu của Fumiko Shinohara (2004 “ICT in Teachers Training, UNESCO”); Harry Kwa (2004 “Information” Technology Training Program for Student anh Teachers); David C.B (1979 “Teacher”), Daniel R Beerens ngay tir
những năm cuối thế kỷ XXI trong nghiên ctu cia minh (Creating a culture of Motivation anh Leaning) đã chủ trương tạo “nền văn hóa” về sự học hỏi trong đội ngũ giáo viên Ông cho rằng tính tăng trưởng và luôn luôn mới là tiêu chuẩn trung tâm của
đội ngũ giáo viên
Sau hội thảo Camige về nhà giáo ở thế kỷ XXI, người ta đã đặt ra 5 yêu cầu cốt
ất, thái độ,
li 6i với nhà giáo là: kiến thức, kỹ năng sư phạm, phẩm cl , niềm tin Ở một quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, còn nhấn mạnh giáo viên vừa là nha
chuyên môn vừa là nhà lãnh đạo (lãnh đạo hoạt động lớp học và lãnh đạo chun mơn) Ngồi ra, một số công trình nghiên cứu của OECD (tổ chức hợp tác phát triển
Châu Âu) cùng đã đề cập đến chất lượng giáo viên theo 5 tiêu chuẩn chính, đó là: kiến
thức phong phú về nội dung và chương trình bộ môn được giao giảng dạy; kỹ năng sư
phạm kế cả việc tạo được “kho kiến thức” về PPDH, về năng lực sử dụng những
phương pháp đó; có tư duy phản biện trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê - nét rất đặc trưng của nghề dạy học; biết cảm thông và cam kết tôn trọng phâm giá của người
khác; có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, có không ít quốc gia trên thế giới đang định hướng xây dựng đội ngũ nhà giáo nước mình phải có các tư chất:
nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà cung ứng xã hội
Trang 16Warren - Piper va Glatte (1977) cho rằng phát triển giáo viên là thúc đầy một loạt
động cơ có hệ thống, thỏa mãn hứng thú, ý chí, nguyện vọng và nhu cầu cá nhân để
phát triển sự nghiệp của họ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tương lai của tô chức Nhưng
Sparks & Loucks — Horsley (1990) lại cho rằng phát triển giáo viên là một quá trình cải tiến kĩ xảo công tác, trì thức và thái độ của giáo viên nhà trường
Đối với vấn đề đổi mới phát triển giáo viên, chúng ta hãy đề cập đến quan điểm của Riches C.(1977) Ông viết: “Cách tiếp cận quản lý nguồn nhân lực là nói về việc
cải thiện hoạt động và hiệu quả công việc, dù những điều này khó xác định đến máy,
thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; phải thừa nhận rằng con người trong một tô chức là bộ phận quan trong nhất đề làm mọi việc Con người cũng cần
được quản lý để phát huy tối đa hoạt động của chính bản thân và tổ chức của họ Và
giá trị cần được quản lý Phớt lờ họ hay đối xử với họ như những quân tốt đen trên một
bàn cờ của một tổ chức là không có đạo đức, không tự do và cũng không hỗ trợ cho hoạt động của trường” [25.tr10]
Đổi mới quan điểm phát triển giáo viên là đổi mới toàn diện, thể hiện trên hai bình diện: nhận thức và hành vi Mặt khác, phát triển giáo viên phải xuất phát từ chính
nhu cầu của họ Họ là người đề ra kế hoạch, xây dựng nội dung bồi dưỡng và chính họ tự kiểm tra kết quả đạt được
Việc phát triển giáo viên phải dựa vào lực lượng và nguồn lực tại chỗ Phát triển
giáo viên bằng và căn cứ vào công việc thực tế hàng ngày của họ (việc giảng dạy và giáo dục) Đây là quan điểm được nhiều người thừa nhận vì nó thiết thực và có hiệu quả “trông thấy”
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, của Đảng nhân dân cách mạng Lào ngày 03-06 tháng 9 năm 2010 nhấn mạnh: “Con người là nhân tố quyết định của sự phát triển và chính con người là đối tượng ưu tiên của sự phát triển Sự phát triển đất nước có hiệu quả hay không, được ít nhiều là phụ thuộc vào nhân tố con người, vậy phải trân trọng và phát huy mọi tiềm năng nguồn nhân lực nhằm dao tạo người Lào hồn thiện cơng dân tốt, có giáo dục, kiến thức, có nghiệp vụ, có kỹ năng sáng tạo và ham mê về phát
triển đất nước, bản thân có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng để
Trang 17về hội nhập quốc tế Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công nhân, chuyên viên,
thợ lành nghề, ĐNGV và nhà lãnh đạo Ngoài ra, việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn
nhân lực trong nước phải đưa đảo tao làm việc và đi thăm quan giao lưu trao đổi kinh
nghiệm ở ngoài nước, kê cả sử dụng có hiệu quả vốn giúp đỡ của các nước Tiếp tục
đào tạo giáo dục hài hòa giữ Nhà trường, gia đình và xã hội về trình độ kiến thức,
năng lực, sức khỏe và văn minh, có phẩm đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan Kế hoạch thực hiện giáo dục cho mọi người (EFA) năm 2011-2015 và tầm nhìn
chiến lược kế hoạch 5 năm từ 2016 đến 2020 của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào cho
rằng: “Giáo dục phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và tình hình thực tiễn
hiện nay của địa phương, chiến lược phát triền đã được công nhận sự cần thiết đối với
sự tạo cơ hội giáo dục thường xuyên để bảo đảm cho mọi người được tiếp tục nâng cao
trình độ theo quá trình đổi mới và tầm nhìn có chỉ tiêu rõ ràng mà phát triển mọi cấp bậc giáo dục hướng tới chuẩn quốc tế, và tạo thế mạnh cho tư nhân tham gia sự nghiệp
giáo dục, làm phổ thông cho sự phát triển nhân lực của đất nước” [4 tr 40]
Điều 22 Hiến pháp nước CHDCND Lào Quy định: Nhà nước quan tâm thực hiện
chủ trương chế độ phô cấp giáo dục Trung học phổ thông đề đảo tạo người Lào thành
người công dân tốt, có đạo đức, có phẩm chất cách mạng, có kiến thức và năng lực
Nha nước và toàn xã hội coi trọng tăng cường phát triển chất lượng, tạo cơ hội và điều
kiện cho toàn dân được học hành, đặc biệt vùng sâu vùng xa, dân tộc, phụ nữ, trẻ em và người không có cơ hội về giáo dục Nhà nước khuyến khích và vận động tư nhân
đầu tư cho sự phát triển giáo dục quốc dân theo luật lệ [13.tr 8-9]
Cho nên, việc đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông
có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn nêu trên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu
giáo dục bậc Trung học phổ thông, bởi vì bậc học có vai trò quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc dân
- Tại Bộ GD&ĐT Lào đã có 04 công trình được chính phủ giao cho ngành giáo
dục thực hiện có hiệu quả: (1) Công trình củng có chất lượng và mở rộng cơ hội giáo dục, (2) Công trình giải quyết vấn đề giáo viên và nâng cao trình độ năng lực người
quản lý giáo dục, (3) Công trình cải cách hệ giáo dục quốc dân và (4) Công trình mở
rộng trường dạy nghề và trung tâm bồi dưỡng nghề nghiệp cho mỗi tỉnh thành Các công trình có quan hệ mật thiết với nhau và liên quan đến giáo dục Trung học phổ
Trang 18thông, nhất là công trình (2) và chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý phát
triển ĐNGV các Trường trung học phổ thơng tồn huyện Salavăn, tỉnh Salavăn [4.tr7] Đối với ngành Giáo dục và thể thao tỉnh Salavăn nói chung, giáo dục THPT của
huyện Salavăn nói riêng chưa có một tác giả , một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ khoa học về công tác phát triển quản lý đội ngũ giáo viên trong mối quan hệ các trường học
trên địa bàn huyện Salavăn, tỉnh Salavăn Chính vì vậy, việc nghiên cứu về công tác phát triển quản lý đội ngũ giáo viên một cách khoa học có hệ thống ở huyện Salavăn là
rat cần thiết
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo viên, giáo viên trung học phổ thông và đội ngũ giáo viên trang học phổ thông
1.2.1.1 Giáo viên
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, lên kế hoạch, tiến hành
các tiết dạy học,thực hành và phát tiền các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề chấm điểm thi cho học sinh để
đánh giá chất lượng từng học trò [8.tr 25]
Tại Điều 48 của Luật giáo dục Lào năm 2015 đã đưa ra khái niệm giáo viên là người thực hiện nhiệm vụ dạy học, người chuyển lại kiến thức, giáo dục, nghiên cứu
khoa học, động viên, khuyến khích và giúp đỡ người học bằng nhiều hình thức [13]
Trong cuốn sách người quản lý giáo dục và thể thao Lào đã đưa ra định nghĩa
pháp lý đầy đủ về Nhà giáo và những tiêu chuẩn của một Nhà giáo như sau:
“1 Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
2 Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
4) Lý lich ban thân rõ rằng
3 Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở GDMN, GDPT, giáo dục nghề nghiệp trình
độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên Nhà giáo
Trang 191.2.1.2 Giáo viên trung học phổ thông
Giáo viên trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thành niên nhân dân cách mạng Lào[8.tr 27 ]
Theo các nhà Giáo dục Việt Nam: Giáo viên THPT có chức năng quan trọng trong nhà trường, là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục, là người quản lí
lớp học, chịu trách nhiệm về chất lượng môn học do mình phụ trách, phản ánh tình
hình học tập, rèn luyện của học sinh với giáo dục chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường, Đoàn Thanh niên và cha mẹ học sinh Trong hoạt động giảng dạy của mình, giáo dục
là người thiết kế bài giảng, thực hiện các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất để học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức Trong vai trò tư vấn, giáo
viên phải nỗ lực để xác định một tầm nhìn và tạo cho học sinh biết làm việc nhóm, dua
ra những lời khuyên kịp thời, có tính xây dựng để học sinh hành động hướng tới đạt được tầm nhìn đó Là nhà quảnlí quá trình học tập, đánh giá giáo dục, giáo dục phải
biết thiết kế bài kiểm tra phù hợp với yêu cầu, mục đích và kết quả học tập của hoc sinh bên cạnh yêu cầu đánh giá học sinh và đồng nghiệp một cách công bằng, chính
xác
Trình độ đạt chuẩn giáo viên trường trung học phô thông: Có bằng tốt nghiệp ĐHSP hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Theo các nhà Giáo dục Lào: Giáo viên Phổ thông không chỉ đóng vai trò là
người truyền đạt trí thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố
vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm
lĩnh kiến thức mới Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh
hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá giải quyết tình huống
Trong bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh
về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí
tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng Bằng chính nhân cách
của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hãng hái tham gia
Trang 20vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không
khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ
Người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng khơng ngừng tự hồn
thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy
tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng
với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục Quá trình
đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đảo tạo tiếp
theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt
của mỗi giáo viên Giáo viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến,
thực nghiệm sư phạm
Giáo viên trung học là giáo viên môn học: mỗi giáo viên dạy một hoặc hai môn có quan hệ chuyên môn gần gũi, thực hiện chức năng giáo dục học sinh (nghĩa hẹp),
chủ yếu thông qua giảng dạy môn học [4-tr 15]
Những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, cơng tác Đồn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp có phạm vi hoạt động giáo dục rộng hơn
Đối tượng của giáo viên trung học là học sinh lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi, nên
hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học đa dạng, phức tạp Giáo viên phải đạt
yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu,
trình độ nhận thức đã khá phát triển của học sinh trung học
Bối cảnh hiện nay đòi hỏi giáo viên trung học phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, trình độ ngoại ngữ mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường Trung học [8 tr 32]
Các năng lực cần có của một người Giáo viên Trung học:
- Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục; - Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục;
- Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (gồm năng lực dạy học và năng lực giáo
dục nghĩa hẹp);
- Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục;
Trang 21- Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; - Năng lực phát triển nghề nghiệp [8 tr 33]
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, cần đặc biệt nhắn mạnh các năng lực
chân đoán, năng lực đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
1.2.1.3 Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
ĐNGYV là một tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục được tổ chức thành một lực lượng, có chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ là tạo ra sản phẩm giáo dục “Nhân cách - Sức lao động”[8 tr 31]
Đội ngũ là tập hợp gồm nhiều người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạo
thành một lực lượng Khái niệm đội ngũ được sử dụng một cách phổ biến trong lĩnh
vực tố chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như : đội ngũ tri thức, đội ngũ
văn, nghệ sĩ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đội ngũ y, bác sĩ Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thuật ngữ đội ngũ cũng được sử dụng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thông giáo viên và đảo tạo Ví dụ, đội ngũ giáo viên, giảng viên, đội ngũ cán bộ quản ly trường học đội ngũ giáo viên được nhiều tác giả nước ngoài quan niệm như là nhưng chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục,
họ có kiến thức, hiểu biết phương pháp dạy học và giáo dục, có khả năng cống hiến
toàn bộ sức lực, trí tuệ của họ đối với giáo dục Ở Lào, khái niệm đội ngũ giáo viên dùng để chỉ tập hợp người bao gồm cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “đội ngũ giáo viên là tập hợp nhưng người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định [24]
1.2.2 Sự phát triển đội ngũ giáo viên 1.2.2.1 Khái niệm phát triển
Khái niệm “phát triển” xuất hiện khá sớm ở phương Tây và được sử dụng di đôi với “không phát triển”, “chậm phát triển” Có thời kỳ khái niệm phát triển còn được gắn với khái niệm văn minh Với khái niệm văn minh, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng văn minh đến khai hóa cho các dân tộc lạc hậu, chậm phát triển Theo nguyên lí về sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin:
Phát triển là một phạm trù triết học dùng đẻ chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp
Trang 22đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật [21]
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong
đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với
những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lí các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được
những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [28]
Từ những phân tích nêu trên, khái niệm phát triển có thé hiểu: Phát triển là sự gia
tăng về số lượng và chủng loại, điều chỉnh về cơ cấu và nâng cao chất lượng
Từ điển Giáo dục học định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực là quá trình cung cấp những nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội, sự phát triển của
một ngành sản xuất, kinh doanh, một tô chức, một dân tộc, một đất nước Định nghĩa
này chưa thâu tóm đầy đủ nội hàm của phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là sự tạo ra tiềm năng của con người thông qua dao
tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe về thê lực và tỉnh thần,
khai thác tối đa tiềm năng đó trong các hoạt động lao động thông qua việc tuyên dụng,
sử dụng, tạo điều kiện về môi trường làm việc (phương tiện lao động có hiệu quả và
các chính sách hợp lý ), môi trường văn hóa, xã hội kích thích động cơ, thái độ làm
việc của con người, để họ mang hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ được giao
[14-tr.18]
Phát triển nguồn nhân lực
v
Giáo dục - đào tạo Sử dụng nguồn Tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực nhân lực nguồn nhân lực phát triển Ỷ Ỷ Ỷ
~ Đào tạo ~ Tuyển chọn ~ Môi trường làm việc
~ Bồi dưỡng - Bối trí, sử dụng ~ Môi trường pháp lí ~ Từ bồi dưỡng - Để bạt, thuyên chuyển - Các chính sách đãi ngộ
Trang 23
Trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chính là sự phát trin đội ngũ
nhân lực sự phạm ĐNGV để bảo đảm về số lượng, đạt chuẩn về trình độ và chất
lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục Phát
triển ĐNGV chính là làm cho ĐNGV đạt đến sự chuẩn hóa, hiện đại hóa, thực hiện
của chế độ, chính sách tốt nhất đối với giáo viên; tạo môi trường làm việc thuận lợi,
đảm bảo tính hợp lí, tính xã hội hóa và tính đồng thuận trong nhà trường; tô chức hoạt
động dạy học, giáo dục một cách hợp lý, đồng bộ với các yếu tố về số lượng, cơ cấu
đội ngũ; tăng cường dân chủ hóa trong các hoạt động để giúp giáo viên tự phát triển bản thân
1.3 Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Hiện nay có nhiều quan điểm về phát triển nguồn nhân lực, nhưng nhìn chung đều có những điểm thống nhất với nhau:
- Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của tô chức quốc tế về lao động, cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự giá tăng trình độ lành nghề
mà bên cạnh sự phát triển năng lực còn phải làm cho con người có được việc làm hiệu
quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống tỉnh thần
~ Theo Swanson (1997), phát triển nguồn nhân lực là một quá trình phát triển và
thúc đây sự tỉnh thông của con người qua việc phát triển tô chức, đảo tạo và phát triển nhân sự nhằm cải thiện năng lực
- Theo Mclean (2000), phat trién nguồn nhân lực là quá trình nhằm phát triển
những kiến thức làm việc cơ bản, sự tỉnh thông, năng suất và sự hài lòng cần cho một đội nhóm hoặc cá nhân hoặc mang lại lợi ích cho một tổ chức, cộng đồng quốc gia
Đứng trên quan điểm xem con người là nguồn vốn, Yoshihara Kunio cho rằng phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng
thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân Tác giả ủng hộ quan điểm này vì đây là
khái niệm toàn diện nhất Theo đó, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự
biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nhằm góp phần hoàn thành mục
tiêu sự mệnh của doanh nghiệp và cũng là phát triển bản thân người lao động trong
nguồn nhân lực đó Phát triển nguồn nhân lực có mục tiêu là làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực, chủ yếu và nâng cao năng lực và động cơ của người lao động đề họ
Trang 24đóng góp có hiệu quả nhất vào việc phát triển doanh nghiệp Tuy nhiên để thực hiện
được điều đó, trước hết doanh nghiệp phải chọn lựa được quy mô, hợp lý, bao gồm số
lượng và cơ cấu lao động thích hợp, như là một điều kiện tối ưu để nguồn nhân lực
phát huy sức mạnh của mình
1.3.2 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có
tô chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay
đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động
Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập
được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm,
tùy vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt
động là: giáo dục, đảo tạo và phát triển
~ Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước
vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai
~ Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kỳ năng): được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ
của mình Đó chính là quá trình học tập đề người lao động nắm vững hơn về công việc
của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn
~ Phát triển: là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức
1.3.3 Quản lý nguồn nhân lực
~ Nguồn nhân lực (Human rerource):
Nguồn nhân lực xã hội: Nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuôi lao động,
có khả năng lao động
+ Nguồn nhân lực (nguồn lực con người - vốn con người) có tính quyết định
Trang 25+ Nói đến nguồn nhân lực là mới nói đến tiềm lực; chỉ khi phát huy, phát triển
và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực mới có giá trị là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Chất lượng nguồn nhân lực xã hội phụ thuộc vào sự đầu tư cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người Đặc biệt yếu tố chủ đạo có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực là giáo dục và đào tạo
~ Nguồn nhân lực trong giáo dục
Nguồn nhân lực trong giáo dục là tập thể sư phạm các nhà trường bao gồm: cán bộ quản lý, đội ngũ thầy cô giáo, nhân viên phục vụ dạy học, trong đó nòng cót là đội
ngũ giáo viên
+ Tập thể sư phạm nhà trường một hình nhóm cơ sở đặc thù, đứng đầu là người hiệu trưởng, tập hợp, liên kết các thành viên: giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường
thành một cộng đồng người có tô chức, có mối quan hệ phụ thuộc và trách nhiệm lẫn nhau, có tính độc lập nhất định, có hoạt động sư phạm đặc thù và thống nhất nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo
Tập thể sư phạm chân chính là môi trường sống và phát triển, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi thành viên của tập thẻ: thông qua hoạt động, tập thể sư phạm tạo ra các giá trị văn hóa tỉnh thần, nhân văn, thẩm mỹ và những sản phẩm vật chất đa dạng, phong phú tạo ra sức mạnh riêng, phong cách riêng, vẻ đẹp riêng đặc trưng cho trường học
+ Người giáo viên vừa là nhà khoa học vừa là nhà giáo dục Sự sáng tạo sư
phạm gắn liền với sự sáng tạo khoa học của nhà giáo
Đầu tư cho nguồn lực - tập thể sư phạm mà nòng cốt là đội ngũ thầy giáo trong,
nhà trường là tạo ra điều kiện cốt yếu, cần thiết cho việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục
~ Quản lý nguồn nhân lực sư phạm trong giáo dục bao gồm:
+ Phát triển nguồn nhân lực sư phạm: bồi dưỡng, tô chức nghiên cứu khoa học;
ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào GD&TT; tăng cường tự học
+ Sử dụng nguồn nhân lực sư phạm: xây dụng quy hoạch nhân sự; lựa chọn cán bộ: khen thưởng và kỷ tuat
+ Nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực sư phạm phát triển, chủ yếu là
môi trường làm việc: tạo môi trường pháp lý trong quản lý nhà trường; xây dựng môi
Trang 26
trường sự phạm; tô chức khoa học lao động của tập thê sư phạm; tạo điều kiện thuận
lợi về vật chắt, tỉnh thần, tài chính, ồn định việc làm; thực hiện chế độ, chính sách đối
với cán bộ
1.3.4 Phát triển đội ngũ GV THPT theo tiếp cận sơ đồ quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động (một quy trình) mà người quản lý và
nhóm quản lý nhân sự tiến hành triển khai sắp xếp nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Quy trình này gồm các bước tuyển dụng, quản lý,
trả lương, nâng cao hiệu quả hoạt động, và sa thải nhân viên trong doanh nghiệp Quản lý nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân Môi trường nguồn nhân lực lực Ủ Y # ® Giáo dục * Tuyển dụng * Mỡ rộng chủng
® Đào tạo * Sang lọc loại việc làm
+ Bồi dưỡng + Bồ trí * Mỡ rộng quy
* Phát triển * Sử dụng mô việc làm
+ Tự học, tự * Đánh giá ® Phát triển tổ chức
nghiên cứu © Dai ngộ
Sơ đồ 1.2 Mô hình quản lý nguồn nhn lye theo Leonard Nadler
1.4 Phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phỗ thông
1.4.1 Vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT
Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất
lượng giáo dục Luật giáo dục Lào (điều 48 chương VI) nêu rõ “giáo viên là những
người trực tiếp thực hiện nghiệm vụ giáo dục, giảng dạy, trang bị những kiến thức,
giáo dục, nghiên cứu, phân tích, thúc đẩy, khuyến khích và ủng hộ người học mọi
mặt”, “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà
giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học Nhà nước tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật
chất và tỉnh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình [13.tr 31]
Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhà trường là day hoc va giáo dục Để
phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình
Trang 27giáo dục của cấp học Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu,
vừa là động lực phát triển nhà trường Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp
ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thê hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phâm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung, bước sang thé ky XXI nền giáo dục hiện đại có những xu hướng đổi mới sâu sắc từ quan niệm về vị trí,
vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung và phương pháp giáo dục, sự đổi mới này
tắt yếu đặt ra những yêu cầu xây dựng, xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng
sự đổi mới đó Sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo
phải luôn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
Về phẩm chất chính trị và đạo đức đòi hỏi người giáo viên cần phải:
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng
và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục
học sinh
Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương
Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và có giải
pháp thực hiện Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo lên lớp đúng giờ, không tùy
tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở
lớp được phân công
Trang 28Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có tỉnh
thần đấu tranh chống các biêu hiện tiêu cực; luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng tín nhiệm
Trung thực trong cơng tác; đồn kết trong quan hệ đồng nghiệp; hết lòng phục vụ
nhân dân và học sinh
Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của giáo viên
giảng dạy ở cấp học
Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các
môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các
môn học được phân công giảng dạy
Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống
Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém hay hoc sinh
còn nhiều hạn chế tiến bộ
Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục
học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh
Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, và
vận dụng phủ hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng quy định hiện hành
Có kiến thức phô thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến
ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học
Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh,
huyện, của xã, bản, thôn nơi công tác
Yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm:
Lập kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụ thể hóa chương
Trang 29Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các
phương pháp dạy học thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, phát huy tinh nang động, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh
Biết cách hướng dẫn học sinh tự học
Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng kết
quả kiểm tra chính việc học tập của học sinh một cách tích cực
Để tắt cả các thầy cô giáo thực hiện tốt được nhiệm vụ theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Thực hiện việc bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt quá trình công tác của giáo viên, với mục tiêu cập nhật, bô sung kiến thức, đào tạo tiếp tục, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên, giúp người giáo viên không ngừng nâng cao năng lực và phâm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, rộng; có kĩ năng sư phạm lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng Muốn vậy, giáo viên phải nghiên cứu để hiểu sâu chương trình, sách
giáo khoa, đọc và ghi chép nhiều tài liệu tham khảo; có thói quen ham đọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập các thông tin hữu ích Đáng tiếc là nhiều giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp hiện nay còn ít đọc, ngại đọc, lười đọc, không chịu học
hỏi Vì thế mà bài giảng nông cạn, không thiết thực, không sinh động, không hap din
học sinh Bên cạnh đó, cán bộ quản lý nhà trường hoạt động kém hiệu quả
Để cải thiện về chất lượng dạy học hiện nay, con đường ngắn nhất là mỗi thầy cô giáo phải nhanh chóng thay đổi về nhận thức, việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là cấp thiết
đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi cán bộ quản lý, mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm
Trước hết hiệu trưởng các nhà trường phải là người hiểu rõ hơn ai hết về đội ngũ do mình quản lí để xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng cho họ, trên cơ sở những đề xuất của cá nhân cũng như tổ chuyên môn ở cơ sở; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho đội ngũ của mình có thê để thường xuyên cập nhật, bô sung những gì cần thiết cho mình nhằm nâng cao năng lực và phâm chất của người giáo viên; hiệu trưởng cần phối hợp tích cực với cơ quan quản lí cấp trên đề tô chức nghiêm túc việc bồi dưỡng,
tự bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, giáo viên; xây dựng mỗi đơn vị nhà trường thực sự là
một “Trung tâm bồi dưỡng giáo viên” Vẫn biết là mỗi thầy cô giáo đều có những khó khăn riêng nhưng nếu mỗi chúng ta đều nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm trước
Trang 30học sinh, trước nhân dân, mỗi người đều có một chút cố gắng, khắc phục khó khăn thì
chúng ta sẽ làm được Chất lượng từng giờ giảng của các thầy cô giáo sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
1.4.2 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Theo mục đích và mục tiêu chung, nội dung của chính sách cải cách hệ thống giáo dục và thể thao, nước Công hòa Dân chủ Nhân Lào trong giai đoạn I (nam 2006
đến 2010) và giai đoạn II (năm 2011 đến 2016) đã ghỉ rõ:
® Về mục dich và mục tiêu chung
+ Đầu tư đảo tạo giáo viên cho đầy đủ, chuyên nghiệp, chuyên môn và bố trí, sắp xếp đủ lớp học cả đô thị, nông thôn và khu vực vùng sâu vùng xa nhằm đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới cũng như của ngành giáo dục và thể thao
+ Nâng cao chức năng, nhiệm vụ, chức vụ, chức danh và cùng cấp những thu hút cho giao viên phù hợp hơn
+ Củng cố công tác quản lý hệ thống đào tạo sư phạm (đào tạo giáo viên) cho đảm bảo cả số lượng, chất lượng và hiệu quả cao hơn
+ Xây dụng trung tâm tập huấn những người làm công tác quản lý giáo dục
đầy đủ các miền
+ Củng cố, mở cửa cơ hội cho giáo viên được phát triển chuyên nghiệp, chuyên môn của mình thường xuyên liên tục
© Nội dung
Phương hướng, nhiệm vụ chung dé phan đấu công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong công tác giáo dục phù hợp và gắn liền với chiến lược nhằm đạt mục tiêu, xóa đói giảm nghèo Quốc gia và chính sách cải cách hệ thống giáo dục và thể thao, đáp ứng yêu cầu của đường lối đổi mới, thúc đây Công nghiệp, Hiện đại hóa đất nước
hiện nay, bộ giáo dục và thể thao đã xác định các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trong chính sách như sau:
+ Tăng cường và coi trọng công tác giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có cơ hội, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ công tác giảng dạy
+ Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ giáo
Trang 31+ Đảm bảo cho giáo viên thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn và
trở thành giáo viên cốt cán trong nhà trường
+ Nâng cao cương vị của giáo viên trong xã hội
+ Không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực nghề nghiệp của những người quản lý giáo dục các cấp
Phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở
rộng quy mô các cấp, bậc học và trình độ đào tạo phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cầu
ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ khác nhau Phát triển đội ngũ giáo viên
Quy hoạch Tuyền chọn, Dao tao, Kiém tra, Thực hiện
phát triển đội sử dụng, bồi dưỡng đánh giá chế độ
ngũ chính sách
Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ
- Phù hợp với -Nhu cầu của -Đào tạo chính || -Đáp ứng -Thực hiện quy mô nhà trường, giáo quy, không chuẩn nghề chế độ tiền - Phù hợp với dục địa phương _ || chính quy nghiệp lương và các
quy hoạch, -Phủ hợp với -Bồi dưỡng -Do lường, chế độ, chính ngành lãnh thổ | chuẩn cấp học thường xuyên, _ || đánh giá sách đãi ngộ,
-Tính khoa học, _ | -Công khai, minh || chu kỳ h thức khen thườn kỷ thực tiễn bạch ~Tự bồi dưỡng đánh giá luật đối với -Đáp ứng yêu cầu | -Quy trình chặt dụng kết - || viên chức
phát tiên xã hôi _ | chẽ quả
Sơ đồ 1.3 Các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên
1.4.3 Chức năng, quyền hạn của hiệu trưởng trong công tác phát triển đội ngũ giáo
viên THPT
Nguyên tắc quản lý trường học phô thông đã quy định rõ (19, tr.18) về chức năng
và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông như sau:
® Về chức nang
+ Chủ động tô chức phát huy đường lối của Đảng, kỷ luật và pháp luật của nhà
nước, chính sách phát triển giáo dục và thê thao, và chính sách phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh và huyện cho đạt hiệu quả theo mục tiêu đã đặt ra
+ Lãnh đạo, chỉ đạo tổng hợp cả chuyên môn và điều hành, chịu trách nhiệm chính trị, tư tưởng, tổ chức và quản lý nhân sự
Trang 32+ Từng bước xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý trong trường học: gắn hạn,
trung hạn và dài hạn
+ Đại diện của nhà trường di tham dự các kỳ đại hội, các cuộc họp do ngành tổ chức + Chịu trách nhiệm chỉ đạo đơn vị, nhóm chấp hành quy định quản trị tii vu - tai chính + Kết hợp với các tổ chức - xã hội khác mà có chức năng, nhiệm vụ liên quan
+ Kiểm tra, giám sát, tông kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác, báo cáo các
công tác trong nhà trường mà mình phụ trách lên cấp trên theo từng bước thời gian thực hiện như: tháng, quý, năm
+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác theo mình được cấp trên giáo phó
$ Quyền hạn
+ Quyết định mọi công việc trong trường học đúng theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, nguyên tắc của cấp trên đã quy định và
chịu trách nhiệm đối với tô chức
+ Đề nghị bô nhiệm và bãi nhiệm trưởng ban, đơn vị và nhóm việc, ban các cấp
bậc học và giáo viên chủ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật học sinh, sinh viên trong nhà
trường theo phân cấp quản lý
+ Quản lý, bố trí và giao phó các công việc cho giáo viên và cán bộ trong nhà trường
+ Triệu tập tô chức các cuộc họp, Hội đồng nhà trường, Hội đồng cha mẹ (người
QL học sinh), thủ trưởng đơn vị, nhóm việc và giáo viên cán bộ trong trường mình
+ Viết chữ ký các văn bản công văn trong nhà trường
+ Quyết định cho GV, cán bộ và học sinh được nghỉ học không qua 5 ngày/lần
+ Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo pháp luật đã quy định 1.4.4 Các chủ trường, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về xây dựng phát trién đội ngũ giáo viên
Đảng nhân dân Cách mạng Lào, từ khi ra đời đến nay, Đảng luôn coi trọng công
tác giáo dục là yếu tố hàng đầu của công tác khác, là nhiệm vụ then chốt, cấp bách,
thường xuyên đổi mới các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển giáo dục, cùng
cấp cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tằng,,
mạng lưới giáo dục đến nay mạng lưới các trường học đây đủ, học sinh có cơ hội đến
trường học, nhân dân có điều kiện học tập ngày càng tăng lên
Theo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã
Trang 33phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, sáng tạo quản lÿ và phát triển xã hội nhằm tạo ra xã hội công bằng, văn mình” Kiên trì phát triển bền vững chúng ta phải kết hợp song song giữa phát triển
kinh tế với phát triển xã hội, tạo sự phén vinh và đời sống ấm no về vật chất - tinh thần
và bảo vệ môi trường khí hậu, chú trọng củng cố đời sống quần chúng nhân dân, đảm
bảo cho toàn dân tộc có thể hưởng thụ kết quả của công cuộc đổi mới cũng như cùng
nhau phát triển công bằng; sáng tạo và quản lý xã hội, củng có xây dựng kỷ luật, kỷ cương, cơ chế cho các vấn đẻ cạnh tranh trên xã hội phù hợp; Khuyến khích giá trị của
xã hội đi theo định hướng phát triển bền vững Trong những năm tới chúng ta phải coi
trọng công tác phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đề nâng cao lực lượng sản xuất và xây dựng kinh tế tri thức, trong đó coi việc này vừa là mục đích vừa trọng tâm phát triển, tiếp tục tập chung vào sự phát huy kết quả của sự cải cách hệ thống giáo dục cũng như phát triển nguồn nhân lực theo 3 tính chất 5 nguyên lý của giáo dục quốc gia để tương đương với tiêu chuân giáo dục khu vực, thế giới kịp thời kỳ, tiếp tục
đào tạo nhân dân Lào trở thành nhân dân tốt, trung thành, yêu nước, có chịu trách
nhiệm, nghĩa vụ với Tô quốc, ý thức tôn trọng pháp luật, yêu cái tốt, chống lại cái xấu Đồng thời, kiên quyết chống lại những tiêu cực, lạc hậu và các quan niệm sai lầm, sự
sa sút về phâm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị; nâng cao trình độ học vấn, khả năng
kiến thức nghề nghiệp và tay nghề được tăng cường, có khả năng sáng tạo và vận dụng
khoa học - công nghệ kịp thời xã hội hiện đại Đặc biệt là sự phát triển hệ thống báo
chí và tuyên truyền (ICT); có sức khỏe tốt và văn minh tỉnh thần nhằm phát triển đất nước có thể hội nhập với khu vực và thế giới
Tất cả mọi người đều có thê đến trường học, được tiếp cận thông tin và đảm bảo
chất lượng, tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục vững mạnh hơn Bắt đầu từ trường học mầm non đến trường dạy nghề và đại học Củng có và phát triển cơ sé ha ting giáo dục một cách day đủ cả đô thị đến các vùng sâu vùng xa, tạo cơ hội được hưởng
giáo dục cho trẻ em, thanh niên cả nam nữ và khu vực vùng sâu vùng xa Thực hiện
chính sách huy động học sinh đến trường dạy nghề cho nhiều hơn; Củng có, phát triển
giáo trình học tập ở mọi cấp trường học dạy, đặc biệt là giáo trình của các khối môn
học mà có thế lực trong việc phát triển; củng có hệ thống đảo tạo và phát triển thê thao - giáo dục thể chất từng bước tương đương với khu vực và thế giới, kế hoạch hóa
công tác thể thao để trở thành công việc của mọi người trong xã hội
Trang 341.5 Các yếu tố tác động đén công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, có thể phân các yếu tố tác động thành hai nhóm đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan
1.5.1 Yếu tố khách quan
1.3.1.1 Sự phát triển nhanh chóng của khoa học va công nghệ
Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, đã làm tăng năng suất ao động, hiệu quả kinh tế Do đó, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề
cao Điều này tác động mạnh tới hệ thống giáo dục, do đó người giáo viên THPT phải
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Như vậy sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tác động đến sự phát triển ĐNGV THPT
Việc phát triển ĐNGV THPT phải đảm bảo cả về số lượng lẫn trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
1.5.1.2 Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước và của ngành GD&TT
Các nghiên cứu của các nhà giáo dục đều khẳng định cơ chế, chính sách quản lý
của ngành GD&TT có ảnh hưởng đến nhiều mặt của giáo dục đặc biệt là công tác phát triển ĐNGV Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện không
đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu kịp thời nên đã ảnh hưởng đến quy
hoạch, phát triển ĐNGV
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngành GD&TT cần có ĐNGV phải đạt chuẩn về
kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt Tuy nhiên, các
chính sách đãi ngộ đối với giáo dục chưa tương xứng, do vậy chưa tạo được động lực
để giáo viên an tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp GD&TT Do đó, việc quy hoạch và phát triền ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất
lượng trong giai đoạn hiện nay là hết sức khó khăn
1.5.2 Yếu tố chủ quan
1.5.2.1 Ủy tín, thương hiệu của cơ sở giáo dục
Uy tín, thương hiệu được các nhà trường quan tâm xây dựng Uy tín càng lớn,
Trang 35trong nhà trường có uy tín, có thương hiệu, được xã hội công nhận và nhiều phụ huynh
học sinh biết đến, đồng thời bản thân giáo viên cũng lo sợ khi phải rời khỏi tô chức đó nếu không đáp ứng yêu cầu về phầm chất và năng lực Khi nhà trường có thương hiệu thì mối liên hệ giữa giáo viên và nhà trường càng gắn bó, công tác quản lý giáo viên
cũng thuận lợi hơn Mặt khác, uy tin và thương hiệu của nhà trường sẽ giúp nhà trường
có ưu thế trong công tác tuyển sinh góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ giáo viên được thực hiện tốt hơn Đây là động lực khiến giáo viên gắn bó với nhà trường, hết lòng, hết sức xây dựng nhà trường Những điều này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển ĐNGV
1.5.2.2 Môi trường sư phạm
Hiện nay, nước Lào đang tích cực đổi mới sự nghiệp GD&TT, triển khai các phong trào thi dua, trong đó rất quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an
tồn Mơi trường sư phạm tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển
ĐNGV của nhà trường, đồng thời nó tác động đến tình cảm, lí trí và hành vi của cán
bộ nhân viên, giáo viên trong nhà trường Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt
sẽ gắn kết giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh, thúc day mọi hoạt động trong nhà
trường Môi trường sư phạm có vai trò rất lớn tới công tác phát triển ĐNGV
1.5.2.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo duc
Những năm gần đây, ngành GD&TT đánh giá rất cao vai trò của cán bộ QLGD trong nhà trường, toàn ngành GD&TT đã rất quan tâm xây dựng phát triển đội ngũ cán
bộ QLGD Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trường nói chung, phát triển ĐNGV nói riêng Để nâng cao
chất lượng ĐNGV, tạo môi trường giáo dục tốt, CBQL giáo dục trong trường là những
người đầu đàn, nòng cốt trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà
trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNGV, được đồng nghiệp đánh giá cao Trách nhiệm chính của việc phát triển DNGV thuộc về cán bộ QLGD Do vậy, đội ngũ cán bộ QLGD có tác động lớn đến
công tác phát triển ĐNGV trong nhà trường
1.5.2.4 Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý nhà trường phải có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả Vì vậy, việc xây dựng bộ máy quản lý hợp lí sẽ có vai trò
Trang 36quan trọng trong việc ôn định và phát triển nhà trường, trong đó có công tác phát triển
ĐNGV
1.5.2.5 Trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên
Bắt kì công việc nào, để thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện
công việc phải thực hiện đúng công việc mà mình sẽ thực hiện
Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của giáo viên góp phan rat lớn trong việc phát triển ĐNGV Phát huy năng lực, thế mạnh của giáo viên trong giảng dạy, giáo
dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục,
đồng thời góp phần quan trọng trong công tác phát triền ĐNGV Những năm gần day,
trong thực tiễn giáo dục và thê thao xuất hiện một số nhân tố mới, mở ra khả năng thực
hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào Điều rất đáng mừng là những nhân tố đó cũng phù hợp với xu thế khu vực và thế giới
TIỂU KET CHUONG 1
Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội, nhà trường phải thật
sự coi trọng việc phát triển đội ngũ giáo viên và đó là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi Nhà trường Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
đủ về số lượng, cơ cấu hợp lí, có trình độ chuyên môn cao, có tính ôn định lâu dài là
vô cùng quan trọng, cắp thiết và mang tính tat yếu
Để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề, tác giả đã nêu và phân tích các khái niệm cơ bản có liên quan đến công tác phát triển ĐNGV như: Quản lý, phát triển; giáo viên;
giáo viên THPT; đội ngũ giáo viên,Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; vị trí, vai trò, chức năng và trách nhiệm của Hiệu trưởng trường THPT trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên
Tuy nhiên, để có cơ sở thực tiễn đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu phần thực trạng
phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ở huyện Salavăn trong chương 2
Trang 37CHƯƠNG2
'THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIÊN DOI NGU GIAO VIÊN Ở CÁC
TRUONG TRUNG HQC PHO THONG HUYEN SALAVAN, TINH SALAVĂN,
NUOC CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO 2.1 Khái quát về điều
iện tự nhiên, xã hội, kinh tế, giáo dục huyện Salavăn
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Salavăn là một huyện thuôc trung tâm tỉnh, có nhiều con đường qua lại giữa các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác giáp nhau Ngoài ra còn có con đường 15B
đường quốc lộ qua lại từ huyên Salavăn đến tỉnh Quảng trị, Thành phố Thừa Thiên
Huế nước CHXHCN Việt Nam Tổng diện tích 2.109 kmẺ hoặc 210.900 ha, bình quân 48 người/kmẺ, huyện Salavăn có 124 làng và chia thành 10 cụm bản, có 22 làng to thuộc huyện Salavăn, có 18.534 hộ gia đình, tổng dân số (2017) 100.900 người, nữ 51 000 người nghề nghiệp của nhân dân phân lớn là nông nghiệp chiếm 80%, buôn bán và dịch vụ chiếm 17% và cán bộ, công chức, viên chức chiếm 03%, có 9 dân tộc cùng
sinh sống trong huyện đó là: Lao Lim chiếm 62%, Suỗi chiếm 14%, Ka Tang chiếm
09%, Ta Ôy chiếm 10,4%, Ngẹ chiếm 3,2%, Ka Tu chiếm 0,4%, Pa Kộ chiếm 0,5%, A Lặc chiếm 0,3%, Phu Thai chiếm 0,2%
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Salavăn là một trong những huyện đi đầu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Salavăn Nền kinh tế của huyện có bước phát triển bền vững, ở
mức 10,9% Tổng GDP đạt 958,82 tỷ Kip, trong đó lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp
chiếm 49,76%, Công nghiệp chiếm 25,86%, và Dịch vụ chiếm 24,38% của GDP Thu
nhập trung bình 1,255 đôla/người/năm
Cơ cấu kinh tế phat triển theo hướng tích cực Vì vậy, nó đòi hỏi một nguồn nhân
lực đồi dào đề đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của
địa phương huyện nhà trong đó lực lượng học sinh là nguồn nhân lực chủ yếu trong tương
lai Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Salavăn ngày càng được cải thiện
rõ rệt và có bước phát triển hơn lên
2.2 Khái quát về giáo dục trung học phổ thông ở huyện Salavăn, tỉnh Salavăn 2.2.1 Khái quát về phát triển giáo dục trung học phổ thông ở huyện Salavăn, tỉnh
Salayăn
Hệ thống giáo dục của huyện Salavăn phát triển khá hoàn thiện từ bậc tiểu học đến Trung học phổ thông Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện trong thời gian
Trang 38qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, số lượng trường lớp và học sinh tăng đáng kê, chất lượng giáo dục ở các cấp học cũng như năng lực quản lí, trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên được nâng cao Năm 2016, toàn huyện Salavăn có 14 trường mẫu giáo, 154 trường tiểu học, có 14 trường trung học cơ sở và 06 trường trung học phổ thông, có 19.848 học sinh
2.2.2 Giáo dục trung học phổ thông huyện Salavăn
Huyện Salavăn có 06 trường trung học phổ thông, đó là trường: THPT Salavăn, THPT Ôngkẹo, THPT Na khoi Sảo, THPT Đàn, THPT Khoa sết, và THPT Dân tộc nội trú Có 119 lớp 4.983 em, (2445 là học sinh nữ)với 276 giáo viên, (149 giáo viên
nữ), 21 cán bộ quản lý, trang thiết bị - thí nghiệm dạy học, cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng tăng, công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được thực hiện thường xuyên, từ đó chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên đáp ứng một phần đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường
a Số lượng học sinh THPT huyện Salavăn
~ Tình hình học sinh THPT huyện Salavăn
Bảng 2.1 Số lượng học sinh ở các trường THPT huyện Salavăn, năm học 2016-2017 TT Tên trường, Số lớp Số học sinh 1 |THPTSalavăn 38 1.508 2 |THPTÕngkeo 25 1147 3 | THPT Khoa sé 13 740 4 | THPT Na khoi sto 19 802 3 | THPT Dan toc noi tra 13 385 6 |THPTĐàn " 401 Tong cong 119 4.983
(Ngudn tit: Phong Ké hoach -Thong ké GD&DT huyén Salavan [17]) b Chất lượng học tập của học sinh THPT huyện Salavăn
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành các trường THPT huyện Salavăn đã chủ
động xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thực tế của từng nhà trường,
sớm chuẩn bị các điều kiện phục vụ triển khai nhiệm vụ năm học Do đó, cùng với nỗ
Trang 39đáng tự hào Cụ thê kết quả xếp loại hai mặt của học sinh các trường THPT huyện
Salavăn trong những năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016 và 2016 - 2017 như sau: ạnh kiểm của học sinh các trường THPT huyện
Bảng 2.2 Kết quả xếp loại
Salavăn, từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017
Tong Tot Kha 1B Yếu Nămhọc | số học SL % SL % SL % | SL | % sinh 2014-2015 | 4612 | 2702 [58,6 | 1286 | 279 | 476 | 10,3 | 148 [32 2015-2016 | 4782 | 2697 | 564 | 1492 | 31,2 | 459 [96 | 134/28 2016-2017 | 4983 | 2886 [57,9 | 1498 | 30,1 | 475 | 9,5 | 124 |2,5 (Nguôn từ: Phòng Kế hoạch -Thông kê GD&TT huyén Salavan [17])
Bảng 2.3 Kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường THPT huyện
Salavăn, Lào từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 Tổng số học Giỏi Khá TB Yếu Nam học sinh SL] % | SL ]%| SL] % | SL [% 2014 - 2015 4612 286 | 6,2 | 1411 |30,6| 2656 | 57,6 | 259 | 5,6 2015 - 2016 4782 325 | 68 | 1793 [37,5] 2448 | 512 | 216 [45 2016 - 2017 4983 404 | 81 | 2028 [40,7] 2411 | 484 | 140 [2.8
(Nguôn từ Phòng Kế hoạch -Thống kê GD&TT huyện Salavăn [17]) - Một số đặc điểm về giáo viên và học sinh ở các trường THPT huyện Salavăn: + Số học sinh tương đối ôn định, đội ngũ giáo viên phần lớn đạt chuân về bằng cấp theo quy định của Bộ GD&TT, có phẩm chất, đạo đức tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc được giao Học sinh ở cả tám trường THPT trong huyện phần lớn là con em nông thôn có cha mẹ chủ yếu làm nghề nông
+ Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đã được đầu tư, song chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là phục vụ cho công tác đôi mới phương pháp dạy học hiện nay
+ Huyện Salavăn, mặc dù là nằm trong thị xã của tỉnh, nền kinh tế phát triển hơn
các huyện khác, trình độ dân trí khá cao, việc đầu tư cho con em học tập tương đối tốt,
chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục ở các trường ngày càng được nâng cao nhưng vẫn chưa đặt được mục tiêu giáo dục của Bộ GD&TT đề ra
Trang 40e Về chất lượng giáo duc
Dựa trên tinh hình thực tế của huyện Salavăn, tỉnh Salavăn nước CHDCND Lào,
trong việc tô chức thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, kế hoạch phát triển giáo dục của Bộ GD&TT, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, sở giáo
dục, phòng giáo dục, các trường học đã tổ chức xây dựng kế hoạch 4 năm, thực hiện từng năm, từng học kỳ 1-2 Lập kế hoạch thực hiện 5 quan điêm thực tiễn của việc đào tạo nhận lực từ bậc (mẫm non - tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông) như: Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục và giáo dục hướng nghiệp Mục đích chính là trẻ em từ 11-14 tuổi được học hành Tổ chức thực hiện, phổ cập giáo dục, khắc phục trình trạng học sinh lưu ban, bỏ học Phát triển giáo dục trung học cơ sở cho phù hợp với
điều kiện từng khu vực, học sinh khu vực dân tộc thiếu số, vùng sâu, vùng xa phải được học hành có hệ thống đồng thời phải xây dựng phòng trào dạy và học sôi nồi
Bảng 2.4 Kết quả thi chuyển lớp và thi tốt nghiệp ở các Trường THPT huyện
Salavăn, tỉnh Salavăn năm 2016 - 2017
Lớp Học sinh Họcsinh | Học sinh có | Tổng số học sinh tốt | Ghi chú
học | đầuhọckỳ | cuối học kỳ mat thi nghiép (vắng T T T T mit thi)
— | No fo | Na] | No] | Na] %