1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ thực trạng thực hành quy trình tiêm an toàn tại trung tâm y tế huyện văn chấn tỉnh yên bái năm 2018

34 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BO Y TE TRUONG DAI HOC DIEU DUONG NAM DINH VU THI NGQC LAN

THUC TRANG THUC HANH QUY TRINH TIEM AN TOAN TAI TRUNG TAM Y TE HUYEN VAN CHAN

TINH YEN BAI NAM 2018

BAO CAO CHUYEN DE TOT NGHIEP

NAM ĐỊNH - 2018

Trang 2

BO Y TE TRUONG DAI HOC DIEU DUONG NAM DINH VŨ THỊ NGỌC LAN

THỰC TRANG THUC HANH QUY TRINH TIEM AN TOAN TAI TRUNG TAM Y TE HUYEN VAN CHAN

TINH YEN BAI NAM 2018

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BAO CAO CHUYEN DE TOT NGHIEP

Giảng viên hướng dẫn: TS.BS Ngơ Huy Hồng

NAM ĐỊNH - 2018

Trang 3

LOI CAM ON

Để hoàn thành chuyên đê này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:

1S.BS Ngơ Huy Hồng - Phó hiệu Trưởng Trường Đại Học Điễu Dưỡng Nam Định, người Thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quỷ báu, định hướng và hướng dẫn tôi trong suốt quả trình thực biện chuyên đề,

Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Điểu dưỡng Nam Định đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường;

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới ban giám đốc Trung tâm y tẾ huyện Văn Chấn và các nhân viên y tế tại Khoa, phòng đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu; tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ về mọi mặt để tơi có thể hồn thành qua trình học tập và nghiÊn cứu;

Do sự hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chuyên đề không tránh khỏi sai sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến

Xin chan thành cảm on!

Nam Định, ngày tháng nam 2018

Học viên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vũ Thị Ngọc Lan xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do

chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Nêu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu tránh nhiệm

Người cam đoan

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV Bệnh viện BKT Bơm kim tiêm BT Bơm tiêm CTSN Chất thải sắc nhọn DDV Điều dưỡng viên KBCB Khám bệnh, chữa bệnh KT Km tiêm KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế SK Sat khuan

TAT Tiém an toan

TTYT Trung tâm y tế

VST Vệ sinh tay

World Health Organization - Tổ chức

Trang 6

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục tử viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Ra G1 1

2 Cơ sở lý luận và thực tiến «s52 Error! Bookmark not defined 2.1 Các khái niệm trong chuyên đỀ s9 E9 3 2.2 Nguy cơ và gánh nặng của tiêm khơng an tồn - 5-5 5 S5 s3 7 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá tiêm an toàn - + + - ks+k£E SE EEkckrkrkrkerrrsree 8 SIM oi .((((//(c£44 10 3.1 Thực trạng tiêm an toàn trên thế giới sex xxx 10 3.2 Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam - < G Ă ĂS S111 1 11 99 9 0 1895312 x2 12 3.3 Thực trạng tiêm an toàn tại Trung tâm y tế huyện Văn Chấn . 13

4 Đề xuất các giải pháp - «<< kê S111 TT ip 21 4.1 Đối với Trung tâm y tế huyện Văn Chắn ¿56+ s+8 38s E2 cx2 21 4.2 Đối với điều đưỡng trưởng khoa - 5 ScSSnS c1 cv se 21 4.3 Đối với các điều dưỡng viên - - - - c1 BS sYsks* s, 22

{an 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MUC BANG

Bảng 3.1 Mức độ tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm an toàn - - -« «««««« 17

Bảng 3.2 Thực hành chuẩn bị người bệnh - + + + EE£E£E£x£E£eeEeEzrsree 17 Bảng 3.3 Thực hành chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm + 2 5 =+s+sceeezeeezrsree 18 Bảng 3.4 Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc 2 2s S+S+E#eEeEE£E+E+E£ererezEerzrsree 19 Bảng 3.5 Thực hành xử lý chất thải và vệ sinh tay sau tiêm - 5-5-5 s<¿ 19

DANH MỤC BIÊU BO

Biểu đồ 3.1 Số mũi tiêm trung bình/ bệnh nhân/ngày phân bố theo khoa 15 Biểu đồ 3.2 Trình độ chuyên môn + SE SE SE EExcxvzcvxczcếvưcưvzrk l6

Trang 8

1 DAT VAN DE

Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thê

nhằm mục đích chân đoán, điều trị và phòng bệnh Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh tại các bệnh viện và đặc biệt trong trường hợp

người bệnh (NB) cấp cứu, NB nặng Trong lĩnh vực phòng bệnh, chương trình tiêm

chủng mở rộng đã tác động mạnh mẽ và có hiệu quả cao vào việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vắc xin ở trẻ em

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng l6 tỉ

mũi tiêm Trong khi đó khoảng 20 -50% mũi tiêm ở các nước đang phát triển là chưa đạt tiêu chí mũi tiêm an toàn (TAT) Hàng năm thiệt hại do tiêm không an

toàn gây ra được ước tính khoảng 535 triệu USD và 1,3 triệu người chết đo tiêm

khơng an tồn Hơn thế nữa, tiêm không an toàn còn làm lây truyền các bệnh: viêm

gan B, viêm gan C và lây nhiễm HIV Cụ thể, năm 2000, tiêm khơng an tồn là nguyên nhân dẫn đến 21 triệu người nhiễm bệnh viêm gan B, 2 triệu người nhiễm

viêm gan C và 260 nghìn người nhiễm HIV Có thể thấy rằng tiêm là kỹ thuật có vai

trò rất quan trọng trong công tác khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) tại các cơ sở y tế,

vì thế tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây ra những nguy cơ có hại đối với cơ thể

người bệnh, nhân viên y tế và toàn thể cộng đồng.[ 1 ],[8].,[22]

Tại Việt Nam, hậu quả do những mỗi tiêm khơng an tồn tại các cơ sở y tế đã gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của không những người bệnh (NB) mà còn ảnh hưởng đến nhân viên y tế (NVYT) và cả cộng đồng Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KBCB và uy tín của ngành y tế Theo nghiên cứu của thạc sĩ Phạm Đức Mục về vấn đề rủi ro gây ra tai biến do tiêm

không an toàn chiếm 29,2% Theo kết quả nghiên cứu về thực hiện kỹ thuật tiêm tại các bệnh viện thuộc khu vực thành phố Hà Nội: tỉ lệ điều dưỡng viên (ĐDV) không

rửa tay trước khi tiêm là 55,6%, dùng panh không đảm bảo vô khuẩn là 36%, không

sát khuẩn ống thuốc trước khi lấy thuốc là 34%, dùng tay để tháo lắp kim tiêm (KT) là 20,4% Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiến thức và thực hành TAT của DDV

tại các BV còn nhiều hạn chế Trước thực trạng đó cần phải có quy định hướng dẫn về mũi tiêm an toàn

Trang 9

được và không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng WHO đã thành lập Mạng

lưới Tiêm an toàn Toàn cầu (viết tắt là SIGN) vào năm 1999 Hiện nay WHO đã

đưa ra sáu giải pháp toàn cầu về an toàn người bệnh, trong đó biện pháp đảm bảo

an toàn khi dùng thuốc và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan trực tiếp đến tiêm an tồn là cơng việc hàng ngày của điều dưỡng

Việt Nam, vấn đề tiêm an tồn ln nhận được sự quan tâm của Bộ Y tẾ (BYT) Năm 2000, Hội điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào “ Tiêm an

toàn” trong tồn quốc Trong thơng tư 07/2011/TT-BYT năm 2011 của Bộ Y tế

cũng bao gồm các nội dung liên quan đến tiêm an tồn trong cơng tác chăm sóc

người bệnh [6] Thực hành tiêm an toàn đã được hướng dẫn cụ thể thông qua quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế “ Hướng dẫn tiêm

an toàn trong các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh”|8] Công tác tiêm an toàn đang là

vẫn đề được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn người bệnh bởi ảnh hưởng sâu

rộng của nó đến nhiều nhóm đối tượng Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ tiêm an toàn lại

rất thấp Theo đánh giá về tiêm an toàn tại 08 tỉnh do Vụ điều trị, BYT thực hiện

năm 2008, khoảng 80% số mũi tiêm không đạt đủ các tiêu chuẩn của tiêm an toàn [15]

Trung tâm y tế huyện Van Chấn là một bệnh viện hạng 3 tuyến huyện hàng

ngày trung bình là 703 mũi tiêm các loại được sử dụng, trung tâm đã có quy trình

kỹ thuật chuẩn về tiêm truyền, trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ để thực hiện quy

trình kỹ thuật tiêm an toàn

Vì tiêm là kỹ thuật phố biến nhất trong công việc của người điều dưỡng nên

việc tuân thủ quy trình kỹ thuật bắt buộc và cần được đánh giá để có cơ sở tìm ra

những yếu kém đang tồn tại cũng như một số yếu tố liên quan đến việc thực hành

tuân thủ quy trình kỹ thuật của người điều dưỡng Vì vậy tôi thực hiện chuyên đề

báo cáo về“ Thực trạng thực hành kỹ thuật tiêm an toàn tại Trung tâm y tế

huyện Van Chan - tinh Yén Bái năm 2018”

Với mục tiêu là:

1 Đánh giá thực hành kỹ thuật tiêm an toàn tại Trung tâm y tế huyện Văn

Chấn năm 2018

Trang 10

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

2.1 Các khái niệm trong chuyên đề

2.1.1 Các khái niệm liên quan đến thực hành tiêm

Khái niệm chung về Tiêm: Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc,

dich, chất dinh dưỡng và một số chất khác ( iod, các đồng vị phóng xạ, chất màu )

vào cơ thể nhằm mục đích điều trị dự phòng Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm ( trong da, dưới da, bắp, nh mạch, trong xương, động mach, mang bung )[3],[10]

Khái niệm Tiêm an toàn theo WHO: Tiêm an toàn là mũi tiêm được thực hiện có sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, không gây hại cho người nhận mũi tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chat thải nguy hại cho người khác và cộng đồng [ 8]

Mũi tiêm không an toàn: Là mũi tiêm có từ một tiêu chí thực hành không đạt trở lên bao gồm những đặc tính sau: dùng bơm tiêm, kim tiêm (BKT) không vô khuẩn, tiêm không đúng thuốc theo chỉ định; không thực hiện đúng các bước của

quy trình tiêm; các chất thải, đặc biệt là chất thải sắc nhọn (CTSN) sau khi tiêm

không phân loại và cô lập ngay theo quy chế quản lý chất thải của Bộ Y tế [8] 2.1.2 Nguyên tắc thực hành tiêm an toàn

Đề đảm bao TAT cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, năm 2012 trong Hướng dẫn TAT, BYT đưa ra nguyên tắc thực hành tiêm cụ thê như sau[S]: a) Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm:

Thực hiện 05 đúng bao gôm: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng đường tiêm

Thực hiện 5 đúng cần được thực hiện khi chuẩn bị phương tiện, thuốc tiêm

và trước khi tiêm [8]

Phòng và chống sốc

Trước khi thực hiện cho người bệnh mũi tiêm đầu tiên cần hỏi về tiền sử đị

ứng thuốc, dị ứng thức ăn

Luôn mang theo hộp chống sốc khi tiêm Cơ số của hộp chống sốc, hướng

dẫn phòng và chống sốc phản vệ được ghi rõ trong thông tư 51/2017/TT-BYT năm

Trang 11

Trong khi tiêm cần bơm thuốc chậm, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt người

bệnh

Sau khi tiêm nên để người bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 10-15 phút để phòng

sốc phản vệ muộn [7]

Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thân kinh:

Chon vùng da tiêm mềm mại không có tôn thương không có sẹo lỗi lõm

Xác định đúng vị trí tiêm

Tiêm đúng góc độ và độ sâu

Khối lượng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức quy định

Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh [4],[10] Các phòng ngừa khác :

Đảm bảo đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm truyền

Luôn hỏi người bệnh về tiền sử dùng thuốc để tránh tương tác thuốc

Sử dụng thuốc tiêm một liều Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần sử dụng kim lấy thuốc vô khuẩn và không lưu kim trên lọ thuốc

Không pha trộn 2 hoặc nhiều loại thuốc vào một loại bơm kim tiêm Không dùng một kim tiêm để lẫy nhiều loại thuốc

Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bắt kỳ bề mặt nào không vô khuẩn [1]

b) Không gây nguy hại cho người tiêm

Nguy cơ bị phơi nhiễm do máu hoặc do kim tiêm/ vật sắc nhọn đâm

Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh vỡ rơi vào ống thuốc,

rơi ra sàn nhà, băn vào người, đâm vào tay [8]

Không dùng tay đậy nắp kim

Bỏ BKT vào thùng kháng thủng ngay sau khi tiêm Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm

Không để vật sắc nhọn đầy quá 3⁄4 hộp kháng thủng Khi bị phơi nhiễm vật sắc nhọn, cần xử lý, khai báo ngay Nguy cơ bị đỗ lỗi trách nhiệm cho người tiêm

Thông báo, giải thích rõ cho người nhà hoặc người bệnh trước khi tiêm

Kiểm tra chắc chắn y lệnh trong hồ sơ bệnh án ( trừ trường hợp cấp cứu)

Trang 12

Pha thuốc trước sự chứng kiến của người nhà, người bệnh

Giữ lại lọ thuốc có ghi tên người bệnh đến hết ngày tiêm để làm vật chứng Ghi phiếu chăm sóc

c) Không gây nguy hại cho cộng đồng Chuẩn bị hộp kháng thủng để đựng VSN Tạo thói quen cho người tiêm: Bỏ ngay BKT vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm Thu gom và bảo quản BKT đã sử dụng theo đúng quy chế quản lý chất thải y tế [5]

1.1.3 Khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến thực hành tiêm

Bơm kim tiêm:

Là bơm tiêm đã được tiệt khuẩn, còn hạn dùng, được đựng trong túi còn nguyên vẹn, kim tiêm không chạm vào các đồ vật hoặc tay trước khi tiêm [1 ].[8]

Chất sát khuẩn

Các chất chống vi khuẩn (ngăn ngừa nhiễm khuẩn với mô sống hoặc da)

Chất này khác với chất kháng sinh sử đụng để tiêu điệt hoặc kìm hãm sự phát triển

của vi khuẩn một cách đặc hiệu và khác với chất khử khuẩn dụng cụ Một số loại chất sát khuẩn (SK) la chất diệt khuẩn thực sự, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong

khi một số loại chất SK khác chỉ có tính năng kìm hãm, ngăn ngừa và ức chế sự phát

triển của chúng [2]

Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn

Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng, gel hoặc kem bọt dùng để

xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật Các loại

dung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại cồn pha theo công thức được công nhận của các hãng dược phẩm

Tiêm bắp

Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60 — 90 so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm) thường chọn các vị trí sau: Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay, vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngồi đùi, vùng mơng:

1/4 trên ngồi mơng hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với

mom xuong cut [2]

Trang 13

Là kỹ thuật tiêm sử đụng bơm kim tiêm để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da của NB, kim chếch 30 — 45° so voi mat da Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt trước

ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuýu chia làm 3 phần) hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoải xương

bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5 cm) [2]

Tiêm, truyền tĩnh mạch

Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 30° so với mặt da Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùng tiêm nguyên vẹn

Tiêm trong da

Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 10 - 15, tiêm xong tạo thành một cục sẵn như da cam trên mặt da Thường chọn vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặt trước trong căng tay, đường nối từ nếp gấp cô tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu), bả vai, cơ ngực

lớn

Vật sắc nhọn

Bắt cứ vật nào có thể gay ton thương xâm lẫn da hoặc qua đa; vật sắc nhọn bao gồm kim tiêm đầu kim truyền dịch dao mỗ thủy tinh vỡ ống mao dẫn bị vỡ và

đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm

Thùng đựng chất thải sắc nhọn

Còn gọi là “hộp đựng chất thải sắc nhọn (CTSN)”, “hộp kháng thủng” hay

“hộp an toàn” Hộp đựng CTSN được sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng,

chống rò rỉ được thiết kế để chứa CTSN một cách an toàn trong quá trình thu gom,

hủy bỏ và tiêu hủy Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quy

chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế [4]

Xứ lý các vật sắc nhọn sau khi tiêm

Phân loại chất thải ngay tại nguồn, cô lập ngay các vật sắc nhọn vào hộp kháng thủng đủ tiêu chuẩn, không đậy lại nắp kim, không uốn cong hoặc bẻ gẫy kim

Trang 14

Việc rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc các chất sát khuẩn Khuyến cáo áp

dụng khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn

Tiêu hủy

Việc chủ định chôn lấp đốt thải bỏ chất đống vứt bỏ tất cả các loại chất thải Trong tài liệu này tiêu hủy chỉ việc lưu giữ, xử lý dụng cụ, tiêm truyền lấy mẫu bệnh

phẩm máu dịch để tránh tái sử dụng hoặc tránh gây thương tích

Tổn thương do kim tiêm

Vết thương do kim tiêm đâm

2.2 Nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an tồn

Tiêm khơng an tồn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm: sức

khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác ở nhiều cấp độ khác nhau ( cá nhân, gia đình, cộng đồng )[18]

Đối với người bệnh

Những nguy cơ về mặt sức khỏe do tiêm không an toàn là nguy cơ bị áp xe tại vị trí tiêm, chứng liệt thần kinh, phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và đặc biệt là nguy cơ truyền các virus qua đường máu cho người bệnh, NVYT và cộng đồng

Nghiên cứu của WHO (2004) cho thấy tiêm không an toàn gây nên khoảng

250 ngàn trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm, chiếm khoảng 5% các trường hợp nhiễm HIV mới[21] Theo ước tính của WHO mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 21 triệu ca nhiễm mới viêm gan B chiếm 32%, 2 triệu ca nhiễm mới viêm gan C chiếm

40%, và 260.000 ca nhiễm mới HIV chiếm 5 % so với tổng số ca nhiễm mới của

từng loại virus đó [22] Tại các nước phát triển, tiêm khơng an tồn gây nên khoảng

1/3 những trường hợp nhiễm mới HBV và là nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp nhiễm HCV, gây nên khoảng 2 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm chiếm trên 40% những trường hợp nhiém HCV

Đối với nhân viên y tế

Mũi tiêm khơng an tồn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủ

yếu là những bệnh lây qua đường máu như: Viêm gan B; HIV một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang NVY TT qua đường máu là các tai nạn do VSN Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay

Trang 15

Tại Hoa Kỳ, theo An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) mỗi năm có

600.000 đến 1.000.000 chấn thương do VSN, khoảng 2% trong số này có khả năng

phơi nhiễm HIV Tại Anh, theo nghiên cứu của Mehta năm 2007, trong vòng l

năm, tỷ lệ NVYT bị kim đâm là 4-5%, trong số điều dưỡng bị kim đâm thì 23% bị

nhiễm viêm gan B

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh năm 2009 cho thấy điều

dưỡng có tần suất phơi nhiễm cao nhất 79,6/1000 người/4 tháng), trong đó tốn thương xuyên da là 66,7/1000 người/⁄4 tháng; NVYT thường xuyên thực hiện các

công việc tiêm truyền có tần suất phơi nhiễm cao nhất và 100% các trường hợp là

tốn thương xuyên da (43,3/1000 người/4 tháng)[18]

Đối với cộng đồng

Một hoạt động không an toàn khác là việc thu gom, xử lý không đúng dụng

cụ tiêm truyền nhiễm bắn, dẫn đến NVYT và cộng đồng có thể phơi nhiễm nguy cơ

bị thương tích do kim đâm [11] Tiêm khơng an tồn gây ra tâm lý lo lăng cả người

được tiêm, người thực hành tiêm và cộng đồng về nguy cơ tổn thương do

VSN Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng không tốt về xử lý rác thải y tế là nguyên nhân

khiến tiêm khơng an tồn gây tổn hại đến cộng đồng [1 I]

Theo Cục Y tế dự phòng — Môi trường (BYT-2008), những nguy hại cho cộng đồng thường xảy ra khi những dụng cụ sau tiêm không được xử lý an toàn,

hoặc khi thiêu đốt khơng an tồn có thể gây ra những nguy hại cho môi trường và

ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng.[24]

2.3 Tiêu chuẩn đánh giá tiêm an toàn

Tiêu chuẩn đánh giá tiêm an toàn theo Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế ban hành tháng 9/2012

Thực hiện khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, năm 2010, Bộ

trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 2642/QĐ-BYT ngày 21/7/2011 thành lập Ban soạn

thảo các tài liệu hướng dẫn KSNK trong đó có tài liệu Hướng dẫn TAT Ban soạn

thảo tài liệu gồm các thành viên có kinh nghiệm lâm sàng, giảng dạy và quản lý liên

quan đến tiêm như Điều dưỡng viên, Bác sỹ, Dược sỹ, Chuyên gia KSNK, Chuyên

Trang 16

điểm tại 15 bệnh viện trong toàn quốc trong hai năm 2009-2010; tham khảo các kết quả khảo sát thực trạng TAT của Hội điều dưỡng Việt Nam các năm

2005,2008,2009; tham khảo kết quả rà soát các tài liệu về tiêm, vệ sinh tay, quản lý chất thải y tế và KSNK Việt Nam và các tổ chức WHO, CDC,UNDP,ILO, tài liệu

hướng dẫn của một số nước và các trường đào tạo điều dưỡng, y khoa, các tạp chí an toàn cho người bệnh và KSNK của khu vực, của toàn thế ĐIỚI

Tài liệu Hướng dẫn được ban hành kèm theo quyết định số 3671/QD-BYT

ngày 27 tháng 9 năm 2012 Nội dung của tài liệu bao gồm 5 phần:

- Cac khái niệm, mục đích, phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn

- Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường máu đo tiêm khơng an tồn

- Các giải pháp tăng cường thực hành TAT

- Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máu

trong tiêm

Trang 17

10

3 THỰC TRẠNG 3.1 Thực trạng tiêm an toàn trên thế giới

Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và thịnh

hành từ chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa vào sử

dụng rộng rãi Theo ước tính của WHO, hằng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% mũi tiêm là tiêm chủng, 1% mũi tiêm với mục đích kế hoạch hóa gia đình, 1% mũi tiêm được sử dụng trong truyền máu và các sản phẩm của máu

Năm 2010, WHO đã đưa ra những chiến lược về sử dụng an toàn và phù hợp

của tiêm trên thế giới bao gồm 4 mục tiêu:(1) xây dựng chính sách, kế hoạch quốc

gia về sử dụng an toàn và phù hợp của tiêm, (2) đảm bảo chất lượng và an toàn các

thiết bị bơm, (3) tạo điều kiện tiếp cận tiêm truyền một cách công bằng và ( 4) đạt được sự phù hợp, hợp lý, sử dụng chi phí hiệu quả trong tiêm truyền

Năm 2007, Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)

đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho TAT, bao gồm 8 yếu tố sau: + Không sử dụng chung BKT

+ Không sử dụng chung kim lấy thuốc,

+ Không dùng BKT đã qua sử dụng để lây thuốc

+ Không sử dụng thuốc đơn liều cho nhiều hơn một người bệnh

+ Ưu tiên dùng thuốc đa liều cho một người bệnh duy nhất

+ Không sử dụng túi hoặc chai dung dịch truyền tĩnh mạch cho nhiều người

bệnh

+ Thực hiện KSNK đúng qui định khi chuẩn bị và quản lý thuốc tiêm + Mang khâu trang phẫu thuật phù hợp khi tiêm thuốc

Tám yếu tố trên cũng tương tự như nguyên tắc BYT đưa ra trong hướng dẫn TAT để hạn chế nguy hại cho người nhận mũi tiêm[S]

Theo báo cáo của WHO về hiện trang TAT tai 19 nước đại diện cho Š vùng trên thế giới, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển chưa dam bảo an

toàn Tại Trung Quốc, nghiên cứu của XuLiL trên 497 NVYT cho thấy tỷ lệ tiêm

Trang 18

11

hợp Nghiên cứu của Musa OI về thực hành tiêm an toàn tại Nigeria cho thấy 80,4%

nhân viên y tế chưa đủ kiến thức về TAT, số mũi tiêm không an toàn là 69,9%,

Nghiên cứu so sánh kiến thức, thái độ, thực hành TAT của điều dưỡng tại bệnh viện

Đại học Y dược và bệnh viện Sản tại IBanda trên 385 điều dưỡng cho thấy 100%

điêu dưỡng đã nghe nói về TAT, mức độ kiến thức được đánh giá là cao và không

có sự khác biệt giữa 2 bệnh viện, 70,4% biết được tiêm khơng an tồn sẽ gây nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu, 55% cho rằng dùng 2 tay đậy nắp kim không phải là thực hành TAT đúng, 76,1% cho rằng BKT sau khi sử dụng phải được bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn Năm 2005, nghiên cứu của Vall Lozalo và cộng sự tai

bệnh viện đa khoa vùng Alicante, Tây Ban Nha trong 12 tháng cho thấy tỷ lệ nguy

cơ tương đối của tổn thương qua da ở điều dưỡng giảm đi 93% sau khi được đảo tao

về các bệnh nhiễm trùng đường máu có thể lây nhiễm qua tôn thương da và được sử

dụng kim tiêm an toàn khi chăm sóc bệnh nhân

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và thực

hành an toàn trong tiêm, năm 1999, WHO đã thành lập Mạng lưới TAT Toàn cầu -

Safety Injection Global Network (SIGN) Mục đích của SIGN là giảm tần số tiêm

và thực hiện TAT, cải thiện chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi hành vi của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ tiêm Có 5 nội dung chính trong

chính sách TAT: áp dụng hợp lý các biện pháp điều trị tiêm; ngăn ngừa việc sử dụng lại bơm tiêm và kim tiêm; hủy bơm tiêm và kim tiêm đã qua sử dụng ngay tại

nơi sử dụng: phân tách chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải; xử lý an toàn và tiêu hủy dụng cụ tiêm đã qua sử dụng Các tổ chức trên cũng đã xây dựng Chiến

lược toàn cầu vì mũi TAT bao gồm:

(1)Thay đổi hành vi của cán bộ y tế, NB và cộng đồng

(2) Đảm bảo có sẵn vật tư, trang thiết bị (3) Quản lý chất thải an toàn và thích hợp

Từ đó đến nay, SIGN đã xây dựng và ban hành chiến lược an toàn trong tiêm

trên toàn thế giới và nhiều tài liệu hướng dẫn liên quan đến tiêm Với chính sách

của SIGN đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành vi của NB và cộng

đồng, đặc biệt với chiến dịch hỗ trợ về truyền thông, kỹ thuật và thiết bị cho các

nước chậm phát triển đã dần nâng cao tỷ lệ TAT và góp phần giảm thiểu các nguy

Trang 19

12 3.2 Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dựa vào Quy trình chăm sóc người bệnh do BY T ban hành và

các tài liệu giảng dạy điều dưỡng, tài liệu hướng dẫn và tập huấn TAT của BYT và

của Hội Điều đưỡng Việt Nam, các tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực hành TAT

qua các tiêu chuẩn được xác định Năm 2002, Phạm Đức Mục nghiên cứu trên 7

tỉnh đại điện toàn quốc dựa trên 12 tiêu chuẩn TAT.Kết quả có xấp xỉ 80% mũi tiêm đạt từ 10-12 tiêu chuẩn [14] Cùng năm này Nguyễn Thị Minh Tâm đã tiến hành đề tài” Khảo sát đánh giá ban đầu về hiện trạng TAT trong các cơ sở y tế khu vực Hà

Nội”với 17 tiêu chí Qua quan sát 3443 mũi tiêm truyền tại 87 khoa của 7 bệnh viện

và trung tâm y tế cho thấy tỷ lệ TAT rất thấp chỉ có 6% đạt đủ các tiêu chuẩn đánh

giá [19]

Trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình TAT, Hội điều đưỡng

Việt Nam đã đưa ra 17 tiêu chuẩn để đánh giá TAT, được sử dụng trong những

khảo sát của Hội và của nhiều tác giả Trong đó, có nghiên cứu quy mô lớn của Đào Thành năm 2005, đánh dấu mốc 5 năm thực hiện chương trình TAT, khi đánh giá tỷ lệ TAT trên 8 tỉnh trong toàn quốc Tuy nhiên, kết quả quan sát ngẫu nhiên 776 mũi

tiêm cho thấy chỉ có 22,6% mũi tiêm đạt đủ 17 tiêu chuẩn đề ra và chỉ có 12,8 mũi tiêm đạt từ 13 tiêu chuẩn trở xuống [20] Năm 2008-2009, BYT phối hợp cùng

'WHO thực hiện dự án tại Hà Nội và Ninh Bình Sau can thiệp, cải thiện thực hành

TAT cũng được đánh giá theo 17 tiêu chuẩn Kết quả cho thấy thực hành tiêm theo

quy trình tiêm đảm bảo đủ 17 tiêu chuẩn của TAT đã tăng từ 10,9% ( trước can

thiệp) lên đến 22% ( sau can thiệp) [15]

Những năm gần đây, các tiêu chuẩn TAT được sử dụng trong các nghiên cứu

có sự thay đổi, găn liền với những tiêu chuẩn mới về TAT theo Hướng dẫn TAT

của BYT năm 2012 Nghiên cứu của Trần Minh Phượng, Phan Văn Tường đánh giá

TAT sử dụng theo 23 tiêu chuẩn Bảng kiểm đánh giá mũi TAT dùng trong nghiên

cứu dựa trên quy trình TAT của BYT có tham khảo bảng kiểm đánh giá mũi TAT của WHO Bộ tiêu chuẩn đánh giá thực hành TAT được nhóm thành 5 nhóm tiêu

chuẩn chính

(1) Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ tiêm; (2) Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn;

Trang 20

13

(4) Giao tiếp với người bệnh và tiêu chuẩn;

(5) Phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho người tiêm và cộng đồng

Tỷ lệ mũi tiêm thực hành đúng 23 tiêu chuẩn TAT là 22,2%[17]

Theo nghiên cứu Hà Thị Kim Phượng về kiến thức, thực hành TAT của điều dưỡng tại 03 bệnh viện thuộc sở Y tế Hà Nội năm 2014, TAT được đánh giá theo

21 tiêu chuẩn, cũng được nhóm thành 5Š nhóm chính (1) Thực hành chuẩn bị người bệnh , ĐDV

(2) Thực hành chuẩn bị đụng cụ tiêm (3) Thực hành chuẩn bị thuốc tiêm (4) Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc (5) Thực hành xử lý chất thải sau tiêm

Tỷ lệ điều dưỡng thực hành TAT đạt 32,1 % và có sự khác biệt giữa 3 bệnh

viện được quan sát, cao nhất là bệnh viện Đống Đa (47,4%), bệnh viện Đức Giang (44,0%) và bệnh viện Thạch Thất (0%)[16]

Nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2002 tiến hành trên 529 điều dưỡng,

đưa ra tỷ lệ NVYT có kiến thức về TAT là 95,5% [14]; Nghiên cứu của Nguyễn Thị

Mỹ Linh và cộng sự tại bệnh viện Phụ sản Tiền Giang nam 2009 khao sat kiến thức

và thực hành trên 80 điều đưỡng/nữ hộ sinh về TAT, kết quả cho thấy hiểu biết về ý nghĩa TAT cua điều dưỡng — nữ hộ sinh đạt 100%, gần 95% điều dưỡng hộ sinh

có hiểu biết về sự cần thiết phải rửa tay trong quy trình tiêm và xác đinh các nguyên tắc vô trùng khi tiêm thuốc Trên xe có hộp chứa vật sắc nhọn và hộp chống sốc khi

đi tiêm đạt gần 100% Tuy nhiên còn > 30% điều dưỡng hộ sinh chưa xử lý ban đầu đúng khi bị vật sắc nhọn đâm Thực hành về TAT của điều dưỡng hộ sinh cho thấy rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm chỉ đạt <15%, >50% điều dưỡng nữ hộ

sinh không quan sát người bệnh khi tiêm[ 13] Nghiên cứu của Phạm Tuấn Anh tại bệnh viện Y học cỗ truyền trung ương, đánh giá trên 210 mũi tiêm, tỷ lệ mũi tiêm

an toàn chiếm 22,4% [15] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung năm 2009 tại bệnh

viện Hà Đông cho thấy tỷ lệ TAT tại bệnh viện là 51,2%[15] Nghiên cứu của Đoàn

Thị Anh Lê và cộng sự năm 2006 tìm thấy mối liên quan giữa số lượng mũi tiêm

điều đưỡng thực hiện trong ngày Điều dưỡng tiêm càng nhiều mũi tiêm thì thực hành TATT tốt hơn điều đưỡng thực hiện ít mũi tiêm hơn [12]

Trang 21

14

3.3.1 Thông tin vé Trung tam y té Vin Chan

Trung tâm y tế huyện Văn Chấn được thành lập năm 1995, Ngày 31/3/2016

của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra Quyết định số 559/QĐ-UBND về việc thành

lập Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, trên cơ sở sap nhập Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm Y tế huyện Văn Chắn Trung tâm Y tế huyện chính được tái thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2016

Trung tam Y tế có 2 nhiệm vụ chính là :

e Phòng bệnh (khối dự phòng): Thực hiện các chương trình chăm sóc sức

khỏe ban đầu cho nhân dân bằng các chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai

tại cộng đồng của huyện

e Chữa bệnh (khối điều trị): Thực hiện khám, điều trị bệnh cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn và mọi người dân ở các vùng lân cận của huyện, không phân biệt giàu, nghèo khi mọi người có nhu cầu đến các cơ sở Y tế trực thuộc Trung

tâm Y tế

Trung tâm Y tế sau khi sát nhập với qui mô 340 giường bệnh theo kế hoạch,

tuy nhiên số giường bệnh thực kê là 420 giường trong đó: 207 giường tại khối điều

trị, 65 giường tại các phòng khám đa khoa khu vực và 155 giường tại các trạm y tế xã, thị trấn

3.3.2 Tình hình tiêm tại trung tâm y tỄ huyện Văn Chấn

Qua khảo sát tình hình thực hiện các mũi tiêm Tại TTYT huyện Văn Chấn cho thấy:

Số người điều trị nội trú trung bình mỗi ngày là 288 Công suất sử dụng

giường bệnh đạt 110.3%, số NB có chỉ định tiêm trung bình là 213 chiếm 74%

trên tổng số người bệnh nội trú toàn trung tâm Số mũi tiêm trung bình mỗi ngày của toàn trung tâm là 703 mũi tiêm Số NB trung bình tại các khoa là 57 người, số

NB đông nhất trong ngày của một khoa là 150 người, vắng nhất là 11

người/ngày/khoa Trung bình mỗi người bệnh nhận 2,5 mũi tiêm mỗi ngày Số lượng mũi tiêm trung bình của NB tại các khoa rất khác nhau Người bệnh tại khoa

Nội — Nhi có số lượng mũi tiêm trong ngày nhiều nhất 4,2 gấp 1,86 lần so với mức

Trang 22

Y học cổ truyền Truyền nhiễm mY hoc cổ truyền m Truyền nhiễm Ngoại tổng hợp nNgoại tổng hợp Phụ sản oO Phu san 4 m Nội - Nhi Nội - Nhi * SE n5 Khoa 5 Khoa 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Biéu dé 3.1: Số mũi tiêm trung bình/ bệnh nhân/ ngày phân bố theo khoa

Trung bình mỗi khoa số lượng điều dưỡng thực hiện tiêm trung bình 12 người/khoa Tại TTYT huyện Văn Chấn trung bình mỗi điều đưỡng thực hiện 11,7

mũi tiêm

Các mũi tiêm qua đường tĩnh mạch là chủ yếu chiếm 63,7% Về thời điểm tiêm

chỉ xét trong tong số 300 mũi tiêm được quan sat, da số mũi tiêm được thực hiện vào buổi sáng (65.7%) và có 8,1% mũi tiêm được thực hiện vào buỗi tối

Mặc dù trung tâm đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng bệnh viện như mở các lớp học về An toàn người bệnh, rủa tay, phòng sốc phản vệ tuy nhiên về lĩnh vực thục hành các quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đặc biệt là quy trình kỹ thuật tiêm, truyền của điều dưỡng làm chưa thực sự tốt Theo báo cáo sơ kết của công tác điều đưỡng hàng tháng, hàng quý 6 tháng đầu năm 2018 của trung

tâm thì hầu hết chỉ đạt 70%

3.3.3 Tình hình chấn thương do vật sắc nhọn khi tiêm của điều dưỡng

Trong số điều dưỡng trong nhóm quan sát có tới 15 người chiếm 25%

người đã từng chấn thương do vật sắc nhọn, trong đó có người đã từng bị chấn thương tới 2-3 lần

Nguyên nhân chủ yếu do sơ xuất , do người bệnh giấy dụa, do vô tình Đa số chắn thương vào vị trí ngón tay và chắn thương chủ yếu vào buỗi sáng

Trang 23

16

dưỡng tại các khoa lâm sàng trong trung tâm là hết sức cần thiết nhằm cung cấp

những số liệu cụ thể mang tính khoa học giúp Ban lãnh đạo trung tâm đánh giá

thực trạng năng lực thực hiện Tiêm an toàn, một trong những thủ thuật chăm sóc

người bệnh phổ biến nhất của nhân lực điều dưỡng

3.3.4 Đặc điễm điều dưỡng trong khảo sát Số lượng Trung cấp Cao đẳng Đại học

Biéu đồ 3.2: Trình độ chuyên môn: Trung cấp (47), Cao đẳng (3), Đại học(10) 3.3.5 Đặc điểm mũi tiêm Số lượng HI Tĩnh mạch m Bắp H Trong da n Dưới da

Biếu đồ 3.3: Phân bố theo vị trí tiêm: Tiêm tính mạch( 159); Tiêm Bắp (108); Tiêm

Trang 24

17

3.3.6 Thực trạng thực hành các mũi tiêm ở ĐDV

Qua khảo sát việc thực hiện TAT của 60 điều dưỡng viên tại Trung tâm y tẾ huyện Văn Chấn, việc tuân thủ các bước được mô tả chỉ tiết ở bảng sau:

Bảng 3.1 Mức độ tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm an toàn Mức độ đạt chuẩn (n= 60) Các bước y Sô lượng Ty lệ % 1 Thực hành chuẩn bị người bệnh 05 8,3

2 Thực hành chuẩn bị dụng cụ và thuốc tiêm 48 80,0

3 Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc 42 70,0

4 Thực hành xử lý chất thải và vệ sinh tay sau tiêm 51 85,0 Tuân thủ quy trình kỹ thuật đạt chuẩn 02 3,3

Kết quả bang 1: Bang 1 cho thấy trong 4 bước của quy trình kỹ thuật tiêm, bước

thấp nhất là bước 1 với điểm trung bình thấp nhất chiếm 8,3%; tiếp đến là bước 3 chiếm 70%,; cao nhất bước 4 chiếm 85% Đánh giá cả quy trình thì điểm trung bình đạt thấp chỉ chiếm 3,3% và có 2 điều dưỡng tuân thủ quy trình kỹ thuật đạt

chuẩn, và kết quả này phù hợp với điều kiện thực tế về nhận thức của TAT Bảng 3.2 Thực hành chuẩn bị người bệnh Các bước Mức độ đạt chuẩn (n= 60) Sô lượng Ty lệ %

1 Kiêm tra đối chiêu người bệnh 32 53,3

2 Giúp người bệnh tư thê an toàn 46 76,7

3 Khai thác tiên sử dị ứng thuốc 20 33,3

4 Nói tên thuốc với người bệnh 18 30,0

5 Nói tác dụng của thuốc với người bệnh 08 13,3

6 Hướng dẫn người bệnh bit phát hiện bât 10 16,7

thường và bảo cáo

Tuân thủ thực hành chuẩn bị người bệnh 05 8,3

Trang 25

18

Kết quả bảng 2: Đi sâu và phân tích quy trình tuân thủ bước 1 cho thấy rằng bước 1 đạt tỷ lệ thấp nhất chỉ có 8,3% điều đưỡng tuân thủ Trong đó một số động tác

đặc biệt có tỷ lệ tuân thủ rất thấp như: Nói tác dụng của thuốc với người bệnh(

13,3%), Hướng dẫn người bệnh biết phát hiện bất thường và báo cáo (16,7%), Nói

tên thuốc với người bệnh (30%), Khai thác tiền sử đị ứng thuốc (33,3%) Bảng 3.3 Thực hành chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm Mức độ đạt chuân (n= 60) Các bước z Sô lượng Ty lệ % 1 Hộp chỗng sôc 60 100,0 2 Thùng sắc nhọn và thùng đựng chất thải 60 100,0

3 Bông côn đúng quy định 52 86,7

4 Chai dung dịch SK tay nhanh 57 95,0 5 Kiêm tra, bẻ ông thuôc 48 80,0

6 Xé vỏ bao bơm tiêm, thay kim lây thuôc 50 83,3 7 Kim lây thuốc, kim tiêm vô khuân 49 81,7 Tuân thủ thực hành chuẩn bị dung cu, 48 80,0

thuốc tiêm

Nhận xét bảng 3: Chuẩn bị dụng cụ và thuốc tiêm tương đối khá, trung bình mức tuân thủ chiếm 80% tổng số 4 bước của quy trình Qua đó có thể thấy trang thiết bị

đã được trung tâm y tế quan tâm và đầu tư để phục vụ nhu cầu chăm sóc người

Trang 26

19 Bảng 3.4: Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc Mức độ đạt chuân (n = 60) Các bước z Sô lượng Tỷ lệ % 1 Xác định vị trí tiêm đúng 57 95,0 2 Đặt BN tư thê thích hợp, thắt ga rô (tiêm TM) 56 93,3 3 SK vùng tiêm đúng 46 76,7

4 SK tay nhanh /mang găng 48 80,0 5 Căng da, đầm kim đúng KT, góc độ 57 95,0

6 Tháo dây ga rô (TM), bơm thuốc đúng 51 85,0

7 Hết thuốc, rút kim, cho BKT vào hộp an toàn 47 78,3

8 SK lại vị trí tiêm 58 96,7

9 Dặn dò, đưa NB về tư thê thích hợp 42 70,0

Tuân thủ thực hành kỹ thuật tiêm thuốc 42 70,0 Nhận xét bảng 4:Qua bảng cho thấy có 70% điều dưỡng tuân thủ đạt chuẩn, những điểm trừ cho bước này chủ yếu là khâu đặn dò người bệnh 70%, sát khuẩn vùng tiêm 76,7%, và hết thuốc,rút kim cho vào hộp an toàn 78,3%

Bảng 3.5: Thực hành xử lý chất thải và vệ sinh tay sau tiêm Mức độ đạt chuẩn (n = 60) Các bước y Sô lượng Ty lệ %

1 Phân loại chất thải sau tiêm đúng 53 88,3

2 Vệ sinh tay sau khi hoàn thành quy trình 58 96,7

3 Ghi chép hô sơ bệnh án sau tiêm 51 85,0

Tuân thú thực hành xử lý chất thải, vệ sinh 51 85,0

Nhận xét bảng 5: Tuân thủ thực hành xử lý chất thái, vệ sinh sau tiêm dat 85%, phân loại rác thải ngay sau khi tiêm chiếm 88,3%, sát khuẩn vệ sinh tay sau khi

Trang 27

20

3.3.7 Những tôn tại trong công tác thực hành tiêm an toàn

Qua quá trình thu thập và khảo sát công tác thực hành quy trình tiêm an toàn tại

trung tâm y tế huyện Văn Chấn còn một số tồn tại

Tình hình chấn thương do vật sắc nhọn hoặc kim tiêm chiếm 15/60 người trong nhóm quan sát chiếm 25%, có một số bị chắn thương tới 2-3 lần

Vấn đề nổi cộm nhất trong quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm an

toàn đó là giao tiếp giữa điều dưỡng viên và người bệnh khi thực hiện số điều dưỡng tuân thủ đạt chuẩn bước chuẩn bị người bệnh này đạt 5 người chiếm tỷ lệ

8,3% Trong đó các bước: Nói tác dụng của thuốc với người bệnh; Hướng dẫn

người bệnh biết phát hiện bất thường và báo cáo; Nói tên thuốc với người bệnh Là những bước đạt số lượng điều dưỡng đạt chuẩn chiếm tỷ lệ thấp

3.3.8 Nguyên nhân của tôn tại trong công tác giao tiếp với NB khi thực hành

TAT

Bước yếu nhất của quy trình, với một số động tác mô tả như : + Hướng dẫn người bệnh phát hiện bất thường và báo cáo

+ Nói tác dụng của thuốc với người bệnh

+ Nói tên thuốc với người bệnh

+ Khai thác tiền sử dị ứng thuốc

Đây là điểm yếu chung của điều dưỡng, đặc biệt điều dưỡng trung cấp hệ 2

năm bởi thời gian học tại trường ngăn, thời gian làm việc chưa dài, chưa tích lũy

được kiến thức , kinh nghiệm để thực hiện tốt các tiêu chí đó

Ý thức học hỏi của các ĐDV còn chưa cao, thiếu sự giám sát của điều dưỡng

trưởng và phòng điều dưỡng

Trang 28

21

4 ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng tuân thủ thực hành quy trình tiêm an toàn tại Trung tâm y tế huyện Văn Chấn, đưa ra một số đề xuất như sau:

4.1 Đối với Trung tâm y tế huyện Văn Chắn

Phòng điều dưỡng trung tâm Thực hiện các buổi tập huấn, tuyên truyền về công tác tiêm an toàn và tầm quan trọng của tiêm an toàn cho các cán bộ điều dưỡng

tại các khoa như:

Tổ chức mỗi năm 2 lần tập huấn với quy mơ tồn viện về cơng tác tiêm an toàn ( bao gồm cả bác sĩ và điều đưỡng)

Hàng ngày phòng điều dưỡng phân công các bộ phận đi giám sát công tác thực hành tiêm an toàn tại các khoa

Hàng tháng đự giao ban điều đưỡng tại các khoa, lồng ghép nhắc nhở về công tác tiêm an toàn tại khoa

Phát động phong trào thực hiện “ mũi tiêm an toàn” đồng thời cho các khoa

Bồ sung trang thiết bị cho phù hợp với tiêu chuẩn tiêm an toản

Xây dựng quy chế kiểm tra giám sát việc thực hiện TAT cũng như chế tài thưởng phạt phù hợp

Đa dạng hóa hình thức, đối tượng truyền thông TAT để NVYT, NB, người

nhà NB hiểu và thực hiện TAT;

Nội đung đào tạo/ tập huấn tiêm an toàn cần chú trọng các nguyên tắc vô

khuẩn, vệ sinh tay trước khi tiêm, vô khuẩn khi lẫy thuốc, khi tiêm và tăng cường

các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh

Giảm và tránh các tốn thương do vật sắc nhọn, xử lý ngay sau khi bị ton thương do vật sắc nhọn theo đúng quy trình, tổ chức tập huấn cho toàn thể nhân viên y tế trong trung tâm về quy trình quản lý tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn

4.2 Đối với điều dưỡng trưởng khoa Đôn đốc công tác điều dưỡng tại khoa

Lên kế hoạch kiểm tra giám sát việc thực hiện tiêm an toàn

Trang 29

22

Tích cực thực hiện công tác đảo tạo cho điều đưỡng mới về chăm sóc NB bằng thuốc, các khoa lâm sàng hỗ trợ các điều dưỡng bằng chính sự gương mẫu khi chăm sóc NB của các thành viên trong cùng nhóm chăm sóc, tạo môi trường làm việc tích cực Đây là biện pháp rất hữu hiệu giúp các điều đưỡng mới học tập ngay tại khoa phòng nơi họ làm việc hàng ngày

4.3 Đối với các điều dưỡng viên

Bản thân mỗi điều dưỡng viên cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện Tiêm an toàn Cho người bệnh, cho bản thân mình, và cho cộng đồng

Phải thường xuyên rèn luyện bỏ các thói quen không phù hợp và luôn có ý thức tự giác tập luyện các động tác an toàn và làm cho các tiêu chuẩn đó trở thành thói quen của mình

Bản thân phải ln tự hồn thiện mình trong công tác giao tiếp( tự tin trong giao tiếp, năm chắc kiến thức về bệnh, quy trình thực hiện và thông tin về thuốc

Trang 30

23

5 KẾT LUẬN

Qua khảo sát đã cho thấy thực trạng tiêm an toàn tại Trung tâm Y tế huyện Văn

Chấn là khá tốt Tuy nhiên cũng còn một số tiêu chí mà hầu hết điều dưỡng chưa thực hiện

được hoặc thực hiện chưa đạt tiêu chuẩn Trong quá trình thực hành vẫn còn tình trạng điều dưỡng bị tôn thương do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn đâm, bị máu, dịch bắn lên da bị ton thương, và đa nguyên vẹn

Trong quá trình khảo sát này, yếu tố quan trọng và nổi bật nhất đã được lựa chọn để xác định là yếu tố quan trọng cần tập trung quan tâm cấp thiết đó là công tác giao tiếp trong thực hành tiêm an toản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, ứng xử, đó là

việc đào tạo kỹ năng giao tiếp và ứng xử với người bệnh cho đội ngũ điều dưỡng

chưa được chú trọng và chính người điều đưỡng không chủ động rèn luyện, trang bị

kiến thức, kỹ năng giao tiếp Trong khi đó, công việc của người điều dưỡng tại trung tâm luôn trong tình trạng quá tải (một điều dưỡng chăm sóc từ bốn đến sáu người bệnh) Ngoài ra còn nguyên nhân chủ quan đó là đo trình độ của điều dưỡng

còn hạn chế, thời gian làm việc chưa dài, chưa tích lũy được kiến thức, kinh

nghiệm, bản thân các điều dưỡng viên không tự trau dồi kiến thức cho bản thân dé cé thé tự tin giao tiếp tư vẫn các thông tin về thuốc cũng như bệnh tật đối với người

bệnh

Trang 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế - Hội điều dưỡng Việt Nam (2009), Đào ứqo Tiêm an toàn, Hà Nội

2 Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữabệnh, ngày 27/09/2012

3 Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh — Tập II, NXB Y học Hà Nội

4 Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trongbệnh viện, s6 07/2011/TT-BYT

5 Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiếm soát nhiễm khuẩmtrong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, số 18/2009/TT-BYT

6 Bộ Y tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về việc hướng

dan công tác điêu dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

7 Bộ Y tế (2017), Thong tu 51/2017/TT-BYT năm 2017 về Hướng dẫn phòng, chân đoán và xử trí sốc phản vệ

8 Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toản trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

ban hành kèm Quyết định sô 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 vê việc hướng dân

tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

9, Cục quản lý khám chữa bệnh (2010), 7iém an todn vi su an toàn của người tiêm, người được tiêm và cộng đồng

10 Đỗ Đình Xuân (2007), Điểu dưỡng cơ bản I, NXB Y học, Hà Nội

11 ET Log Health Tech& Logistics (2007), An toan tiém truyền trong lĩnh vực y tê: Dự án hợp tác công — tự: kiêm soát nhiêm khuán — Lĩnh vực y tê, Hà Nội

12 Đoàn Thị Ảnh Lê và các cộng sự (2006), “ khảo sát tiêm an toàn tại các cơ sở

thực hành bệnh viện của sinh viên điêu dưỡng — Đại hoạc Y dược TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phô Hô Chí Minh 10(1), tróó

13 Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2009), “ Khảo sát về tiêm an toàn của diéu dưỡng — nữ hộ sinh tại bệnh viện phụ sản Tiền giang nam 2008”, Tap chi Y học

thành phô Hồ CHÍ Minh 13 (5)

Trang 32

15 Phòng điều dưỡng — Bộ Y tế (2008), Kết quả nghiên cứu tiêm an toàn tại bệnh vién diém — Tài liệu tiêm an toàn, Hà Nội

16 Hà Thị Kim Phượng (2014), “Kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên lâm sàng và các yếu tỔ liên quan tại 3 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2014”, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, trường đại học y tế công cộng, Hà Nôi

17 Trần Thị Minh phượng, Phan Văn Tường và Bùi Thị Mỹ Anh (2012), “ Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Ha Noi, nam 2012”, Tạp chí Y học thực hành 30(3), tr25-32

18 Nguyễn Thúy Quỳnh (2008), “ Diéu tra tỷ lệ mới mắc bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tê tại một sô bệnh viện năm 2008”, Hà Nội

19 Nguyễn Minh Tâm (2002), Kết quả điều tra tiêm an toàn tại bệnh viện khu vực Hà Nội, Kỷ yêu các đê tài nghiên cứu khoa học điêu dưỡng — Hội nghị khoa học điêu dưỡng toàn quốc lán thức nhát, Hội điêu dưỡng Việt Nam- Bó Ÿ té, Hà Nội, tr

141-154

20 Đào Thành (2005), “Đánh giá thực hiện Tiêm an toàn tại 8 tinh dai dién nam 2005”, Kỷ yêu đê tài nghiên cứu khoa hoc điêu dưỡng tồn qc lần thức II năm 2005, Hội Điêu dưỡng Việt Nam, Hà Nội, tr 217-223

21 Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương (2014), Tiêm an toàn

giảm rủi ro cho người bệnh, Hà Nội

22 WHO và Bộ Y té (2004), Tai liệu tập huấn tiêm an toàn, Hà Nội

23 WHO và Bộ Y tế (2005), Không gây hại: Tiêm an toàn trong mối quan hệ với phòng, chống nhiễm khuẩn, Hà Nội

24 WHO và Bộ Y tế (2008), Tài liệu hội thảo Tư vẫn xây dựng xây dựng tài liệu

Trang 33

PHỤ LỤC

PHIẾU QUAN SÁT CÁC CHỈ SO THUC HANH TIEM AN TOAN I- Chuẩn bị người bệnh ( đánh dấu L) vào 1 ô thích hợp nhất):

1 Kiểm tra đối chiếu người bệnh: Có T] Không [] 2 Giúp người bệnh tư thế an tồn: Có [Ì Khơng L] 3 Khai thác tiền sử dị ứng thuốc: Có L] Khong 0 4 Nói tên thuốc với người bệnh: Có [Ì Khơng 0 5 Nói tác dụng của thuốc với người bệnh: Có [Ì Khơng L] 6 Hướng dẫn người bệnh biết phát hiện bất thường và báo cáo:

Có LÌ Khơng 0

II- Chuan bi dụng cụ ( đánh dau 1 vào 1 ô thích hợp nhất):

7 Rửa tay thường quy/SK tay nhanh: Co 0 Không

8 Hộp chống sốc, cơ số và còn hạn sử dụng: Co 0 Không

9 Thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải sau tiêm đúng quy định:

Co OU Khơng LÌ

10 Bơng gạc tắm cồn đúng quy định: Có LỊ Không 11 Chai dung dịch SK tay nhanh có sẵn trên xe tiêm: Có L] Không

HI- Chuẩn bị thuốc tiêm ( đánh dấu L1 vào 1 ô thích hợp nhất):

12 Kiểm tra lại thuốc, SK ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc:

Có [| Không

13 Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc: Có L] Không

14 Thay kim tiêm, cho vào bao/khay vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn: Co OU Khơng LÌ 15 Kim lấy thuốc và KT không chạm vùng không vô khuẩn: Co U Khơng LÌ IV- Kỹ thuật tiêm thuốc( đánh dấu L1 vào 1 ô thích hợp nhất): 16 Xác định vị trí tiêm đúng: Co 0 Không [1 17 Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp Thắt dây ga rô (nếu tiêm tĩnh mạch): Có [| Không LÌ

Ngày đăng: 03/01/2024, 06:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w