Từ khi đề án bắt đầu thực hiện vào tháng 4/2006, có 3 hợp tác xã HTX được chọn nhằm trang bị các máy sấy, gặt để cung cấp cho tiểu nông hộ kiến thức kỹ thuật về thu hoạch và sấy tối ưu..
Trang 1
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Báo cáo Tiến độ Đề án
026/05VIE Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và
sau thu hoạch ở ĐBSCL, Việt Nam
MS5: BÁO CÁO SÁU THÁNG LẦN HAI
Tháng 5 - 2007
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 21 Thông tin về cơ quan nghiên cứu
Tên đề án Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và
sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam
Cơ quan Việt Nam Đại Học Nông Lâm
Lãnh đạo đề án Việt Nam TS Trương Vĩnh
Tổ chức phía Úc Đại Học Queensland
Nhân sự phía Úc PGS Bhesh Bhandari
GS Shu Fukai
Ngày hòan thành (nguyên bản) Tháng 3_2009
Ngày hòan thành (sửa lại) Tháng 4_2009
Người liên lạc
Tại Úc: Lãnh đạo đề án
Cơ quan: Đại học Queensland Email:b.bhandari@uq.edu.au
Tại Úc: Liên lạc hành chính
Tên: Ong Kerry Johnston Telephone: +61 7 3365 7493
Chức vụ: Nhân viên hỗ trợ nghiên
cứu
Fax: +61 7 33658383
k.johnston@research.uq.edu.au Tại Việt Nam: Lãnh đạo đề án
Chức vụ: Trưởng Bộ Môn Công Nghệ
Hóa Học
Fax: 84-8-8960713
Cơ quan: Đại học Nông Lâm TP HCM Email: tv@hcmuaf.edu.vn
Trang 32 Tóm tắt đề án
Giảm thu hồi gạo nguyên do sự nứt hạt là một trong những vấn đề chính làm giảm thu nhập và sự sẳn có của mặt hàng thực phẩm chủ lực cho nông dân ở ĐBSCL Sự nứt hoặc nứt tế vi từng phần của hạt lúa có thể xảy ra ngay trên đồng lúa do thời điểm/ tập quán thu hoạch không đúng, do các điều kiện sấy sau thu hoạch chưa phù hợp hoặc xay xát chưa thích hợp Đề án này nhằm mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng và giá trị luá gạo nhờ sự tiếp cận tổng hợp giữa nông dân, chủ máy xay, người cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông và cơ quan nghiên cứu Một mục tiêu then chốt của đề án này là cải thiện kiến thức tiểu nông hộ bằng cách tổ chức hội thảo và thao diễn cho các hợp tác xã nông dân trong vùng để họ quan sát việc thu hoạch và kỹ thuật xử lý hạt nhằm hoàn thiện chất lượng hạt Các việc làm tương tự cho chủ nhà máy xay nhỏ để khuyến cáo họ lắp đặt các máy sấy hay để cung cấp cho họ kiến thức kỹ thuật về chế độ sấy tối ưu thực tế Một mục tiêu khác của đề án là cải thiện năng lực cán bộ khuyến nông bằng cách cung cấp thông tin cập nhật cho họ Lý thuyết sấy hạt tiên tiến sẽ cải thiện thiết kế máy sấy tương lai Các tổ chức giáo dục có liên quan trong đề án sẽ cùng nhau làm việc để nâng cao năng lực cán bộ Đại Học Nông Lâm
3 Tóm tắt việc điều hành
Báo các này gồm các hoạt động từ 01 tháng 9 đến 30 tháng 4 năm 2007 Từ khi đề án bắt đầu thực hiện vào tháng 4/2006, có 3 hợp tác xã (HTX) được chọn nhằm trang bị các máy sấy, gặt để cung cấp cho tiểu nông hộ kiến thức kỹ thuật về thu hoạch và sấy tối ưu Trong sáu tháng cuối, một máy sấy 4 tấn (kèm năng lượng mặt trời) được lắp đặt ở HTX
Gò Gòn (thuộc Môc Hoá, Long An) Các số liệu đã được thu thập có hệ thống vào vụ Đông Xuân (vụ khô) để định lượng hạt nứt trên đồng do thu hoạch sớm hay muộn của nông dân Các thí nghiệm ủ luá đã được thực hiện tại ĐH Queensland trên các giống luá
Úc để áp dụng khái niệm thư giãn phân tử vào sự mứt gạo Các thí nghiệm trên hệ thống máy sấy tầng sôi kết hợp ủ đã được tiến hành để xác định tính thích hợp về kỹ thuật của loại máy này khi sấy luá ẩm độ cao của vụ mưa Chương trình tập huấn và thao diễn cho nông dân đã được tổ chức tại tỉnh Kiên Giang để phổ biến kiến thức đến nông dân về thực tiễn của nứt lúa, sấy và thu hoạch Đại Học Nông Lâm đã tân trang lại một phòng thí nghiệm riêng cho chương trình CARD vì vậy tất cả các thiết bị thí nghiệm do CARD cấp tiền đều đã được sắp xếp trong phòng Các điều phối viên Việt Nam và Úc đã viếng thăm Thailand và Philippines để học hỏi kinh nghiệm của họ về nứt gạo nhận biết về các hoạt động hiện tại của họ liên quan đến xử lý sau thu hoạch luá gạo và tập huấn nông dân Một cán bộ của ĐHNL đã tham gia huấn luyện ở ĐH Queensland, Úc trong thời gian này
Trang 41 Xác định và đưa ra thông tin về thời điểm thu hoạch cho các phương pháp thu hoạch thích hợp (thủ công hay máy) để làm giảm tỉ lệ nứt trên hạt gạo và giảm tổn thất
2 Hòan thiện đặc tính các máy sấy hiện tại và tối ưu phương pháp sấy để làm giảm thiểu nứt dựa trên khái niệm thư giãn cấu trúc, đặc biệt là trong một hệ thống sấy gọn nhiệt độ cao
3 Làm cho nông dân, nhà cung cấp dịch vụ, xay xát và các nhân viên khuyến nông nhận thức được nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tổn thất thu hoạch và xay xát và sự giảm cấp chất lượng gạo
4 Tăng khả năng nghiên cứu và giảng dạy của Trường và các giảng viên về chất lượng gạo và các sản phẩm liên quan
4.7 Kết quả dự kiến của đề án
Các kết quả thu được trong 6 tháng qua là:
• Các thí nghiệm tiếp tục để xác định thời gian và phương pháp tối ưu để giảm tổn thất hạt (vụ Đông Xuân)
• Chế tạo các vật liệu thao diễn
• Các thí nghiệm để xác định điều kiện sấy tối ưu cho máy sấy gọn nhiệt độ cao
• Xác định điều kiện sấy tối ưu cho máy sấy tỉnh vĩ ngang tại ĐBSCL
• Một quá trình mới đựơc giới thiệu để chứng minh tính hiệu lực của khái niệm thư giãn phân tử
• Huấn luyện 520 nông dân
• Tham quan cho 80 nông dân và người cung cấp dịch vụ
• Tập huấn 130 người cung cấp dịch vụ về hoạt động máy sấy ở điều kiện tối ưu
• Tập huấn cho 39 cán bộ khuyến nông về thông tin mới
• Tập huấn 1 cán bộ giảng dạy tại Úc
• Viếng thăm của Điều phối viên Việt nam về viện nghiên cứu luá ở Cambodia, Thailand và Philippines
• Báo cáo công việc
4.8 Sự tiếp cận và Phương pháp
Sự tiếp cận và phương pháp tiến hành được chọn lựa từ đề cương dự án ban đầu Trong
dự án này, các tiểu nông hộ là đối tượng chính cho công tác khuyến nông thông qua các
mô hình HTX đặc biệt cho mục tiêu 1 và 3 Các HTX được xác định ở 3 tỉnh khác nhau (Cần Thơ Kiên Giang và Long An) (Hình 1) Một máy sấy 4 tấn dùng năng lượng mặt trời đã được lắp đặt ở Long An vào tháng Giêng 2007 (Hình 2) Một máy gặt xếp dãi và gặt đập liên hợp đã được lắp ở Cần Thơ và Kiên Giang (Hình 3)
Với mục tiêu 2, sự phân tích của vấn đề sẽ được phân tích ở mức độ vi mô và phân tử sử dụng các khái niệm chuyển tiếp cao su-gương và thư giãn phân tử Cách tiếp cận và hiểu mới này được trông đợi là sẽ hỗ trợ sự phát triển của các máy sấy công suất lớn sử dụng nhiệt độ cao có ủ trung gian Với mục tiêu 4, các hợp tác nghiên cứu mạnh mẽ sẽ được nâng lên tại NLU để nắm bắt những kiến thức chuyên sâu từ nhiều Bộ môn và Khoa Một thành viên nghiên cứu đã được huấn luyện tại Úc và một chuyến tham quan công tác đã được tổ chức cho điều phối viên dự án
Trang 5Hình 1: Vị trí của 3 HTX (Cần Thơ, Kiên Giang, Long An) tại ĐBSCL
Một máy sấy 4 tấn đã lắp ở tỉnh Long-An vào tháng Giêng 2007 Một máy sấy 8 tấn đã lắp ở Kiên Giang trước đó Một máy sấy 8 tấn đang lắp ở Cần Thơ
Hình 2: Máy sấy SDG-4 (đảo chiều, 4-tấn/mẻ) có bộ thu năng lượng mặt trời (một
phát triển mới ở Nông Lâm vào đầu 2007) Hệ thống sấy này đã được lắp đặt ở HTX
Gò Gòn thuộc tỉnh Long An
Các phương pháp tiến hành
Dự án bao gồm 4 hoạt động chính để đạt mục tiêu như đã nhấn mạnh trong phần mục tiêu
của đề án:
Các họat động mục tiêu 1: Tiến hành các thí nghiệm liên quan đến phương pháp và thời
điểm thu hoạch khác nhau lên tỉ lệ nứt hạt và tổn thất cho các giống luá và mùa màng
khác nhau ở ĐBSCL
Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch lên nứt
hạt và tối ưu hoá phương pháp thu hoạch cho các giống khác nhau ở vụ Đông-Xuân ở
ĐBSCL
Trang 6Hình 3: Một máy gặt xếp dãi rộng 1.3m cungn cấp cho HTX Tân Thới (Cần Thơ)
Các thí nghiệm thời điểm thu hoạch đã được thực hiện vào vụ Đông Xuân cho các giống phổ biến của HTX Tân Thới 1 (OM1490, OM2718, Jasmine và AG24) thuộc Cần Thơ và các giống phổ biến khác của HTX Tân Phát A thuộc Kiên (OM2517 và OM4498) Điều tra nông hộ đã thực hiện để xác định yếu tố thất thoát do tập quán về phương pháp thu hoạch của nông dân Số lượng nứt hạt và bạc bụng được xác định cho 2 loại gạo trắng và gạo lứt Phân tích tổng hợp của kết quả sẽ được trình bày trong báo cáo tới
So sánh phương pháp thu hoạch (thủ công và máy) lên tổn thất sau thu hoạch vụ Đôngn Xưân cũng được tiến hành ở tỉnh Kiên Giang, Long An và Cần Thơ Sự nứt hạt do máy tuốt cũng được điều tra ở Cần Thơ và Kiên Giang Số liệu về tổn thất thực sự do phương pháp thu hoạch hiện thời của nông dân cũng được thu thập ở Cần Thơ và Kiên Giang Bố trí thí nghiệm và các số liệu sẽ được trình bày trong bản báo cáo tới
Dữ liệu cơ bản về tập quán của nông dân đã được thu thập Điều này đã được báo cáo trong báo cáo trước (MS4)
Các hoạt động mục tiêu 2: bao gồm các hoạt động sau:
Tối ưu phương pháp sấy dựa trên hiện tượng thư giãn gương
Một máy sấy tỉnh vĩ ngang 4 tấn mẻ đã được lắp đặt ở HTX Gò Gòn tỉnh Long An vào tháng Giêng, 2007, sau khi bàn bạc và đồng ý với đại diện HTX Công tác viên của chương trình , TS Hien, đã phát triển máy này Trong máy sấy này, nguồn nhiệt năng lượng mặt trời được thu thập dọc theo bộ thu ống kéo dài (Hình 2) Không khí xuyên qua ống này được nung nóng lên 45oC Loaị hệ thống này thích hợp cho mùa Đông Xuân Một lò than đá được trang bị song song với bộ thu năng lượng mặt trời Trong những ngày nắng đầy không cần năng lượng khác ngoài mặt trời Đây cũng là máy sấy đảo chiều Đã khảo nghiệm một máy sấy tương tự và sử dụng để thao diễn cho nông dân TS Hiền đã thực hiện thí nghiệm để xác định đặc tính máy sấy nhằm tìm điều kiện sấy tối ưu Các máy sấy và kết qủa thí nghiệm sấy được dùng cho mục đích thao diễn trong tập huấn nông dân Số liệu phân tích đầy đủ về sấy nộ từ TS Hiền sẽ được tổng hợp trong báo cáo
kỹ thuật tới
Ngoài máy sấy ở trên, một máy sấy tỉnh vỉ ngang thí nghiệm 1 tấn/mẻ cũng được lắp đặt tại ĐHNL TP HCM (Hình 4) Máy sấy này cũng được dùng cho mục đích thí nghiệm và tập huấn
Trang 7Hình 4: Máy sấy đảo chiều 1 tấn mẻ: Dòng khí đi lên (Hình trái) và dòng khí đi xuống (Hình phải)
Một máy sấy nhiệt độ cao kết hợp hệ thống ủ đã được thiết kế và chế tạo tại ĐHNL (Hình 5) Một vài thí nghiệm ban đầu đã được thực hiện trên máy này Một du học sinh Việt nam (Cô Trương Thục Tuyền) học ở ĐH Queensland đang viếng thăm ĐHNL để thực hiện thí nghiệm trên máy này Cô Trương đã thực hiện thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của quá trình ủ lên sức bền cơ học của hạt gạo Máy đo cấu trúc TA (Hình 6) mới mua của chương trình CARD được dùng để đo sức bền cơ học của từng hạt gạo
Hình 5: Máy sấy tầng sôi thí nghiệm chế tạo tại BM CNHH ĐHNL đang được thí nghiệm sấy lúa ẩm độ cao trong mùa mưa ở ĐBSCL
Trang 8Figure 6: Máy đo cấu trúc (TA.XTPlus) lắp đặt ở ĐHNL TP HCM Máy phân tích này đang được dùng để đo sức bền cơ học của nhân lúa Bàn kiểm tra chế
Queensland, Úc
Các hoạt động mục tiêu 3: bao gồm các hoạt động phụ sau:
Thao diễn cho nông dân và các mô hình HTX tại các tỉnh lợi ích của sấy máy so với phơi dưới ánh nắng mặt trời và giá trị của việc thu hoạch đúng thời gian và đúng phương pháp
Hoạt động thao diễn và tập huấn cho nông dân đã thực hiện vào tháng 2/2007 tại HTX Tân Phát A, tỉnh Kiên Giang Tổng số 313 nông dân đại diện từ các huyện Tân Hiệp và Giồng Riềng tham gia đợt huấn luyện 1 ngày (hai ngày cho hai huyện) (Hình 7) Lớp tập huấn cũng có 5 cán bộ khuyến nông tham gia Trong suốt đợt huấn luyện, các kết qủa đạt được trong các nghiên cứu trước cũng như thao diễn đã được trình bày TS Trương Vĩnh, ThS Trần văn Khanh và KS Nguyễn Thanh Nghị là những giảng viên của lớp tập huấn
Hình 7: Nhiều thành viên tham dự trong phòng họp tại lớp tập huấn ngày 25
tháng 2/ 2007
Trang 9i Nghiên cứu tính năng của các nhà máy xay xát và giải pháp để cải thiện hiệu
suất xay xát
Chúng tôi đã thu thập số liệu tổn thất xay xát cho nhiều nhà máy trong hai tỉnh (Kien Giang và Tiền Giang) Thông tin tương tự đã được báo cáo trong 6 tháng trước Do công việc đang được tiếp tục, báo cáo đầy đủ sẽ được trình bày năm tới Số liệu có sẳn sẽ được tổng hợp trong tài tiệu tập huấn
Các hoạt động mục tiêu 4: huấn luyện các thành viên dự án để cải thiện năng lực nghiên
cứu và giảng dạy về kỹ thuật và khoa học lúa gạo
Điều phối viên chương trình TS Trương Vĩnh đã viếng thăm Viện Kỹ thuật King Mongkut (KMUIT), Thonburi, Bangkok và IRRI, Philippines từ 01/10 đến 06/10/2006 (Hình 8) Đây là một chuyến đi quan sát Thông tin đã được tập hợp từ các viện trên về sấy lúa, xử lý sau thu hoạch, tập huấn nông dân và xay xát TS Bhandari và GS Shu Fukai (các điều phối viên Úc) cũng viếng thăm các viện trên cùng với TS Trương
Ông Nguyễn Thanh Phong của ĐHNL đã thực hiện 3 tháng huấn luyện về phân tích chất lượng gạo tại ĐH Queensland (25/12 đến 24/3/2007) Các khảo sát đã thực hiện về ảnh hưởng của quá trình ủ lên chất lượng gạo như chất lượng nấu, các thay đổi về bản chất vật lý như độ kết tinh và màu sắc Người tham gia huấn luyện có cơ hội sử dụng các thiết
bị phân tích chất lượng gạo như phân tích nhanh độ nhớt, nhiễu xạ tia X và FTIR
4.9
Trang 104.10 Hình 8: Máy sấy mẻ tĩnh ở IRRI, Philippines (đỉnh trái), Các điều phối viên CARD
và người của IRRI (đỉnh phải), máy xay xát ở IRRI (dưới trái), Giáo sư Somchart Soponronnarit và những người khác ở Viện công nghệ King Mongkut, Thonburi Bangkok, chụp trên nền máy sấy pilot (dưới, phải)
Trang 115 Tiến độ tới thời điểm báo cáo
5.1 Nét chính đã thực hiện
Các điểm chính của đề án trong 8 tháng qua được miêu tả như sau
5.1.1 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch lên tỉ lệ nứt hạt
Các giống lúa OM2718, OM1490, OM2517 và OM4498 đã được thí nghiệm và thu thập
số liệu trong mùa Đông Xuân Số liệu này thêm vào số liệu thu thập mùa mưa đã được báo cáo trong báo cáo 6 tháng vừa qua Số liệu đã thu thập đang được phân tích và sẽ trình bày trong báo cáo tới
5.1.2 Sấy lúa sử dụng máy sấy đảo chiều
Tiểu hợp phần đề án CARD 026/VIE-05 về máy sấy như đã mô tả trong hợp đồng, có những hoạt động sau:
• Chọn nơi lắp máy và hướng dẫn lắp đặt máy sấy vỉ ngang 8 tấn thí nghiệm
• Tiến hành thí nghiệm với máy sấy 8-tấn trong những điều kiện sản xuất thực tế
• Chế tạo một máy sấy thí nghiệm và các khí cụ cần thiết khác để thí nghiệm trong những điều kiện kiểm soát
• Tiến hành thí nghiệm để xác định các điều kiện sấy tối ưu cho máy sấy mẻ tĩnh (có hoặc không có đảo chiều) dùng máy sấy nhỏ ở ĐHNL hay địa phương gần đó
• Tiến hành điều tra bằng phương pháp đánh giá nhanh có tham gia (PRRA) về sử dụng của máy sấy mẻ tĩnh ở ĐBSCL
• Soạn tài liệu khyến nông cho các bài huấn luyện sau này dựa vào kết qủa điều tra và thí nghiệm
Các hoạt động trên có thể chia làm 3 nhóm:
- Máy sấy 8 tấn
- Máy sấy 1 tấn
- Điều tra, tập huấn và khuyến nông Báo cáo cuối cùng về các hoạt động đề cập ở trên trong khoảng 15/5/2006 đến 28/02/2007 đã được nhóm TS Hiền nộp và sẽ được tổng hợp trong báo cáo tới Báo cáo này được biên soạn từ 2 báo cáo trước đó và được cập nhật số liệu gần nhất Do đó, các kết luận từ báo cáo này
Các thí nghiệm được tiến hành trong hai vụ mưa và khô Các kết luận như sau:
Kết qủa thí nghiệm từ mùa mưa (Tháng 7/2007) cho thấy:
- Ảnh hưởng của gió đảo chiều rất rõ ràng trong việc giảm sự khác biệt nhiệt độ Khi