1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ở trường THCS ppt

3 2,4K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 109,28 KB

Nội dung

Phương pháp và hình thức - Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc dạy học các môn học Ví dụ: Giáo dục đạo đức thông qua các môn GDCD, Văn, Sử, Địa,… Các môn khoa học tự nhiên cũng

Trang 1

Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo

dục ở trường THCS

1

2 Giáo dục đạo đức

Nội dung

Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS các vấn đề như sau:

- Giáo dục hiểu biết và có niềm tin đối với chủ nghĩa Mác – Lenil và tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

- Giáo dục tình yêu đối với Tổ quốc, dân tộc mình và dân tộc khác, tình yêu đối với nhân loại, hòa bình, phê phán chiến tranh…

- Có lòng yêu lao động, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động Tôn trọng, bảo vệ tài sản công và của người khác

- Có ý thức tập thể, thái độ tôn trọng lẫn nhau, nhân ái và khoan dung, yêu quí

và quan tâm đến gia đình, đến em nhỏ…

- Có ý thức trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, trung thực, công bằng, trong sáng, giản dị, khiêm tốn…

Tất cả các nội dung đó phải hình thành cho học sinh theo các cấp độ: Ý thức, hình thành niềm tin, động cơ, tình cảm, thái độ, hành vi và thói quen hành vi

Lưu ý:

1.2 Phương pháp và hình thức

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc dạy học các môn học

Ví dụ: Giáo dục đạo đức thông qua các môn GDCD, Văn, Sử, Địa,…

Các môn khoa học tự nhiên cũng đóng góp vào việc giáo dục đạo đức, hình thành cho học sinh những phẩm chất xã hội như tư duy hợp lý, thái độ lao

động…

- Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức và thói quen hành vi đạo đức + Yêu cầu:

 Các hoạt động phải đa dạng, nhiều màu sắc như: văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, hoạt động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường

 Khi tổ chức hoạt động phải lôi cuốn học sinh cùng tham gia, không để tình trạng học sinh không tham gia hoặc miễn cưỡng tham gia

 Tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự tổ chức, tự quản và điều khiển các hoạt động đó với tư cách là chủ thể tích cực

3 Giáo dục thẩm mỹ

Nội dung

Trang 2

Đây là quá trình hình thành cho học sinh năng lực cảm thụ, thưởng thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp

- Giáo dục thẩm mỹ nhằm bồi dưỡng cho học sinh

+ Năng lực tri giác, cảm thụ, thưởng thức cái đẹp trong tự nhiên, cuộc sống và nghệ thuật

+ Năng lực đánh giá cái đẹp trong tự nhiên, cuộc sống và trong nghệ thuật + Có tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ phù hợp với giá trị văn hóa dân tộc và văn minh của thời đại

+ Có năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống, lao động và học tập

+ Giúp học sinh hướng tới cái đẹp và hành động tích cực theo cái đẹp, quan trọng nhất là tu dưỡng đạo đức để tạo nên cái đẹp trong nhân cách con người

2.2 Phương pháp và hình thức

- Giáo dục thẩm mỹ trong quá trình dạy học các môn học

+ Giáo dục thẩm mỹ thông qua các môn không thuộc nhóm nghệ thuật

 Khi thực hiện GDTM cho học sinh thông qua các môn không thuộc nhóm nghệ thuật cần phát triển ở học sinh tư duy hình tượng, gắn liền với các phương diện logic trí tuệ

 Do tiềm năng TM ở các môn học không giống nhau, phẩm chất TM của đối tượng không giống nhau Vì thế, thực hiện tốt giáo dục TM ở giờ học quan môn học rấy khó khăn, vì vậy giáo viên phải giúp đỡ học sinh mới có hiệu quả

+ Giáo dục thẩm mỹ trong khi giảng dạy các môn thuộc nhóm nghệ thuật

Ví dụ: các môn Ngữ văn, Âm nhạc, Mỹ thuật

Thông qua các môn này nhằm hình thành cho học sinh phát triển óc tưởng tượng, tái tạo lại những hình ảnh trong các tác phẩm…

- Giáo dục thẩm mỹ trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường Hình thức:

+Nói chuyện, thuyết trình, học them, gặp gỡ các nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật

+ Tổ chức xem phim, nghe hòa nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật, xem triển lãm tranh…

+ Thông qua trang trí, xếp đặt một cách thẩm mỹ toàn bộ môi trường sinh hoạt + Chú ý đến trang phục, kiểu tóc, các đồ dùng học tập…

- Giáo dục thẩm mỹ thông qua lao động

- Tạo điều kiện cho học sinh tự giáo dục, tự rèn luyện…

4 Giáo dục thể chất

Nội dung

Là quá trình tác động sư phạm hướng vào việc hoàn thiện thể lực cho học sinh, phát triển kỹ năng vận động cơ thể, tạo nên cuộc sống ổn định, lối sống có văn hóa

Trang 3

Giáo dục thể chất ở nhà trường nhằm

- Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và sức khỏe

- Phát triển các phẩm chất vận động

- Hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động

- Hình thành hứng thú bền vững và nhu cầu tập luyện thể dục và hoạt động thể thao một cách hệ thống

Các phương tiện cơ bản để giáo dục thể chất

- Luyện tập thể lực (tập thể dục, trò chơi, thể thao, du lịch…)

- Các yếu tố lành mạnh từ tự nhiên: mặt trời, không khí, nước…

3.2 Phương pháp và hình thức

- Thông qua các bài học thể dục

Đây là hình thức giáo dục thể chất cơ bản, bắt buộc đối với học sinh

Giờ dạy thể dục cần phải thực hiện theo 3 phần:

+ Phần chuẩn bị (các động tác xây dựng đội hình, các động tác khởi động…) +Phần cơ bản dành cho giới thiệu, luyện tập và hoàn thiện các kiểu tập được quy định trong chương trình

+ Phần kết thúc gồm các bài tập nhẹ nhàng như: các động tác thở, nhịp

điệu…để đưa cơ thể vào trạng thái bình thường

- Các hình thức liên quan đến vệ sinh – sức khỏe trong chế độ học tập và sinh hoạt hàng ngày

+ Thể dục buổi sáng và trước buổi học

+ Sự nghỉ ngơi và thể dục vào giờ nghỉ giữa tiết học

+ tổ chức ra chơi giữa buổi học

+ Hoạt động ngoài giờ, ngoài trường về thể dục, thể thao

Ngày đăng: 22/06/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w