Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
689,5 KB
Nội dung
4.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất liên hợp máy và những biện pháp làm tăng năng suất máy Thông qua những công thức tính năng suất liên hợp máy trên đây, ta thấy có ba nhóm ảnh hưởng đến năng suất liên hợp máy là: - Điều kiện sản xuất tự nhiên- tính chất môi trường canh tác (tính chất cơ lý đất, cây trồng, hạt giống, phân bón ). - Yếu tố cấu trúc- những thông số cấu trúc của máy kéo, máy nông nghiệp. - Yếu tố sử dụng - những chỉ tiêu sử dụng của liên hợp máy như vận tốc, bề rộng làm việc của liên hợp máy, tổ chức sản xuất (xem mục 3 chương 1) Những biện pháp nâng cao năng suất liên hợp máy có thể gồm 4 nhóm sau: 1. Bảo đảm công suất N eH và N kH luôn ở mức độ cao nhờ việc tiến hành chăm sóc máy kịp thời, có chất lượng, dùng phương pháp không tháo máy kiểm tra chỉ tiêu công suất động cơ; kịp thời khắc phục những hư hỏng và sai lệch điều chỉnh; nâng cao chất lượng sửa chữa và độ tin cậy trong sử dụng máy. 2. Giảm lực cản riêng và lực cản liên hợp máy nhờ tiến hành chăm sóc máy nông nghiệp có chất lượng và kịp thời, dùng liên hợp máy phức, móc hoặc treo máy nông nghiệp vào máy kéo chính xác, cải thiện đất (bảo đảm đất có cấu tượng), tiến hành làm việc trong thời gian hợp lý (làm đất khi độ ẩm thích hợp, thu hoạch khi độ ẩm cây, hạt thích hợp) 3. Thành lập liên hợp máy đúng và chọn chế độ vận tốc hợp lý nhờ có công cụ kiểm tra và máy điều tốc nhiều chế độ, dùng máy nông nghiệp phù hợp với điều kiện sử dụng nhất định, bảo đảm bề rộng cấu trúc của liên hợp máy được hoàn toàn (β ≈ 1). 4. Tăng hệ số sử dụng thời gian trong một kíp (τ k ) và hệ số kíp (α k ) bằng cách: tổ chức công việc tốt nhất (cho liên hợp máy làm việc 2-3 kíp trong một ngày đêm); chuẩn bị ruộngtốt (san phẳng đồng ruộng, chia lô cắt vạt với bề rộng vạt ruộng tối ưu, dải đất quay vòng nhỏ nhất); cho liên hợp máy làm việc theo nhóm trên một khu ruộng; làm tốt việc phục vụ công nghệ (giảm T cn ) bằng cách: dùng công cụ cơ khí cho hạt giống, phân bón vào máy gieo, vận chuyển hạt ở liên hợp máy gặt đập về sân kho ); loại trừ hoàn toàn những chi phí thời gian không có ích (những thành phần thời gian ngoài chu trình T 0 ) bằng cách: tổ chức lao động khoa học, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh và kịp thời, định mức khoán hợp lý Tóm lại có thể nói có hai biện pháp chính: bảo đảm tình trạng kỹ thuật máy tốt và sử dụng máy tốt. 4.2.1.2. Tính chi phí năng lượng riêng: Tính các loại chi phí năng lượng với những mục đích sau đây: - Tính chi phí năng lượng thực tế dùng để xác định chi phí nhiên liệu, độ hao mòn máy, năng suất máy - Tính chi phí năng lượng danh nghĩa dùng để xác định nhu cầu về số lượng máy kéo, máy nông nghiệp cần thiết cho một cơ sở sản xuất. - Tính chi phí năng lượng định mức dùng để định mức khoán về năng suất và chi phí nhiên liệu cho liên hợp máy. Trong tính toán sử dụng máy, chủ yếu dùng chi phí năng lượng có ích, kéo và chi phí năng lượng hiệu dụng. Cũng có thể dùng chi phí năng lượng toàn phần để xác định chi phí nhiên liệu. Chi phí năng lượng có ích theo công của máy kéo là năng lượng dùng vào việc khắc phục lực cản máy nông nghiệp. Do đó chi phí năng lượng riêng có ích (a i ) bằng: a i = K.B lv S lv , (J/ha ) Trong đó: S lv - Tổng chiều dài quãng đường làm việc trong một ha, tính bằng mét, vậy: S lv = 10 4 B , cho nên a i = 10 4 K, (j/ha ) (4.19) Ở đây,K - lực cản riêng máy nông nghiệp , ( N/m ) Phù hợp với tính chất năng lượng lực cản riêng máy nông nghiệp (xem mục 1.3, chương 1). Chi phí năng lượng có ích theo công máy nông nghiệp bằng: a im = a i η m Trong đó: η m = N i N k - hiệu suất máy nông nghiệp, tỷ số giữa công suất có íchđ dùng của máy nông nghiệp (N i ) và công suất kéo của máy kéo (N k ). Chi phí năng lượng riêng kéo (a klv ): - a klv được tính xuất phát từ chi phí công suất kéo N k ) và thời gian làm việc của máy (T lv ) như sau: a klv = 36010 4 36010 4 360 10 4 . ¦ . . . / / N k T lv W k N k T lv N k T lv K a Ka= = β β (4.20) Trong đó: K a = R a /B lv - lực cản riêng của liên hợp máy làm đất, N/m; k α = R a /B c - lực cản riêng của liên hợp máy khác (gieo, thu hoạch ) Như vậy ở các công thức (4.20, 4.20a ) tính chi phí năng lượng riêng các liên hợp máy làm đất không có hệ số β. - Khi liên hợp máy chạy không, chi phí năng lượng riêng kéo được xác định: a kck = 36010 4 36010 4 360 10 4 . . . N kck T ck W k N kck T ck N k T lv K a K a N kck T ck N k T lv = = β β (4.20) - Tổng chi phí năng lượng kéo a k bằng: a k =a klv +a lck =10 4 ( ) k a N kck T ck N k T lv k a a β β δ 1 10 4 1+ = + Trong đó: δ a = N kck T ck N k T lv - Phần chi phí năng lượng riêng kéo trên đường chạy không. Chi phí năng lượng danh nghĩa (a kH ) và định mức (a kđ ) được tính tương tự như sau: a kH = 36010 4 360 10 4 1 . . N kH T k N kH k a NK k T k k a NK k a klv NK k βη τ η τ β η τ = = (4.20b) Trong đó: η NK = N k N KH là hệ số sử dụng công suất kéo. a kđ = 36010 36010 360 10 4 4 4 . . . / N T W N T N k kd lvd k kd k d Nkd KH Nk k k a Nkd d Nk k a = = τ η βη τ η τ η τ β (4.20c) Trong đó: N kđ - công suất kéo địnhmức. η Nkđ - hệ số sử dụng công suất kéo địnhmức: η NKđ = N kđ /N kH T lvđ - thời gian làm việc định mức; τ đ - Hệ số sử dụng thời gian làm việc định mức 4.2.2.1. Chi phí nhiên liệu: trong tính toán sử dụng máy, người ta chia ra các loại chi phí nhiên liệu. a) Chi phí nhiên liệu giờ G t tình bằng kg/h (theo chế độ làm việc của động cơ) gồm có: Chi phí nhiên liệu ở chế độ làm việc (G Tlv ); ở chế độ chạy không (G Tck ) và khi máy đứng tại chỗ động cơ vẫn làm việc (G Td ). Chi phí nhiên liệu định mức (G TH ) được xác định theo đường đặc tính điều chỉnh của động cơ. b) Chi phí nhiên liệu kíp được xác định bằng: G k = G Tlv T lv +G Tck T ck +G Td T d kg/kíp (4.24) Nếu trong một kíp máy làm việc chi phí nhiên liệu (G k ) và đạt năng suất W k thì chi phí nhiên liệu trên ha là: G ha = G k W k , kg/ha Thay giá trị số G k và W k (công thức 4.24 và 4.15a) vào công thức trên ta có: G ha = G T G T G T N K T G T G T G T G T N K T Tlv lv Tck ck Td d k a k k Tlv lv Tck ck Td d Tlv lv k a k k . . . . + + = + + 360 360 βτ βτ G ha = ( ) G tlv K a o N k 1 360 + δ β , kg/ha (4.25) Trong đó: δ 0 = G T G T G T Tck ck Td d Tlv lv + - là hệ số chỉ phần chi phí nhiên liệu khi liên hợp máy chạy không và động cơ chạy không. c) Chi phí nhiên liệu riêng trên đơn vị công suất kéo của máy kéo (g k ) và trên đơn vị công suất hiệu dụng động cơ (g e ) được xác định như sau: g k = G N Tlv k , ( kg/kw.h ) (4.26a) g e = G N Tlv e , ( kg/kw.h ) (4.26b) Chi phí nhiên liệu riêng g k và g e không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc máy kéo, loại động cơ mà còn phụ thuộc nhiều vào chế độ làm việc của liên hợp máy, tức phụ thuộc vào mức độ sử dụng công suất của động cơ N e . Trên hình 4.1 thể hiện đặc điểm thay đổi g e phụ thuộc vào mức độ sử dụng công suất động cơ , ( ξ Ne ) tính bằng %. Ở động cơ điezen tăng chi phí nhiên liệu riêng khi sử dụng công suất không hoàn toàn thì không tăng nhiều như ở động cơ cacbuara tơ. Như vậy, máy kéo dùng động cơ diêzen có lợi hơn dùng động cơ cácbuaratơ. Dùng động cơ điezen có công suất lớn hơn cho làm việc với vận tốc cao sử dụng hoàn toàn công suất động cơ làm tăng năng suất liên hợp máy và làm giảm chi phí nhiên liệu. Nhưng ở ta, sau khoán 10, kích thước nhỏ hẹp, điều có lợi trên đây khó thực hiện, nếu ta không ký được hợp đồng với nhiều hộ nông dân có nhiều ruộng kề liền nhau, để cho liên hợp máy làm việc liên thửa sau đó đắp lại bờ giữ nước. Vấn đề dùng máy kéo nhỏ làm việc trong phạm vi một thửa ruộng hay dùng máy kéo lớn làm việc liên thửa, sau đó đắp bờ giữ nước, thì liên hợp máy kéo nào làm việc có hiệu quả kinh tế lớn hơn. Đây là vấn đề cần được xem xét. Hình 4.1. Đặc điểm thay đổi chi phí nhiên liệu phụ thuộc váo mức độ sử dụng tải trọng của động cơ 1- động cơ cacbuaratơ 2- động cơ điezen 4.2.2.2. Chi phí dầu mỡ Chi phí dầu mỡ và xăng dùng khởi động động cơ được xác định bằng % nhiên liệu điezen và vì thế trong thực tế ngưới ta không tính chi phí dầu mỡ. Chi phí dầu trung bình đối với động cơ điezen thường 4-6% nhiên liệu điezen với dầu bị cháy không quá 1%. Nếu dầu bị cháy đến 4-5% mức chi phí nhiên liệu thì phải đưa động cơ đi sửa chữa. Dầu truyền lực, mỡ, xăng dùng khởi động động cơ dều gần bằng 1 % nhiên liệu điezen. Dầu cacte động cơ bị chi phí nhiều nhất. Đối với động cơ chế hoà khí, sau 60 giờ làm việc phải thay dầu, còn đối với động cơ điezen thì sau 240 giờ làm việc mới thay dầu cacte. Mức dầu cacte động cơ điezen giảm dần trong quá trình làm việc vì dầu bị đốt cháy và bốc hơi, còn mức dầu trong cacte động cơ chế hoà khí thì tăng lên vì có một phần nhiên liệu chảy vào qua khe hở giữa pittông và xy lanh làm cho dầu kém chất lượng. Mức chi phí dầu cacte động cơ có thể tính theo công thức: Q d = V T t v TG tlv + − 1 100% γ (4.27) Trong đó: V- thể tích dầu nhờn chứa trong cacte, ( lít ). T- thời gian qui định thay dầu, ( h ). t- thời gian qui định đổ thêm dầu, ( h ). v- thể tích dầu đổ thêm sau thời gian t, ( lít ). γ- trọng lượng riêng của dầu cacte, ( kg/dm 3 ). G tlv - chi phí nhiên liệu điezen trong một giờ máy làm việc, ( kg/h ). Những biện pháp làm giảm chi phí nhiên liệu, dầu mỡ Có 4 biện pháp chính làm giảm chi phí nhiên liệu, dầu mỡ như sau: 1- Tiến hành những biện pháp nâng cao năng suất liên hợp máy. 2- Điều chỉnh bơm nhiên liệu và bảo đảm tình trạng kỹ thuật bơm tốt, tức là đảm bảo được trị số tối ưu của chi phí nhiên liệu giờ (G tlv ) và chi phí nhiên liệu riêng (g e ). 3- Sử dụng chế độ vận tốc tối ưu của động cơ và dùng máy điều tốc nhiều chế độ. 4- Khắc phục những hao hụt nhiên liệu, dầu mỡ khi vận chuyển, bảo quản và cho vào máy. 4.2.3. Chi phí lao động Chi phí lao động là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng máy ở đội, xí nghiệp cơ khí nông nghiệp, cơ sở sản xuất nói chung, và đặc trưng mức độ cơ giới hoá sản xuất. Chi phí lao động trên một đơn vị công việc được xác định theo công thức: H ha = m W h , ( ng-h/ha ) Trong đó: m- số công nhân lái máy; W h - năng suất giờ liên hợp máy. Nếu cần có số công nhân phụ (m f ) làm những việc như: chuẩn bị ruộng, cung cấp hạt, phân bón, nhiên liệu dầu mỡ thì chi phí lao động trên đơn vị công việc được xác định: H ha = m m f W h + ng-h/ha Khi thực hiện n khâu canh tác trong việc cơ giới hoá hoàn toàn một cây trồng và thu được U tạ sản phẩm trên một ha, thì chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức: H tđ = H U hai i n = ∑ 1 , ng.h/tạ (4.28) Những biện pháp làm giảm chi phí lao động Từ những công thức tính chi phí lao động trên đây, ta thấy có ba biện pháp chính làm giảm chi phí lao động, đó là: 1- Nâng cao năng suất liên hợp máy (xem mục 4.1.3, chương này). 2- Nâng cao năng suất cây trồng. 3- Giảm số công nhân phụ bằng cách dùng liên hợp máy treo, máy tự hành, và xe máy hiện đại, tự động hoá lái máy (giảmđ cả công nhân chính) và cải tiến quá trình sản xuất Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng trực tiếp và qui đổi. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí sử dụng trực tiếp và qui đổi là năng suất kíp và khối lượng công việc mà máy làm được trong năm. Biết được những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng trực tiếp và qui đổi ta sẽ có biện pháp làm giảm nó (xem mục 1.3.5, 4.1.6 và từ mục 4.2.1 đến 4.2 3). Việc tính toán chi phí sử dụng trực tiếp vàqui đổi theo những công thức trên đây chỉ đúng khi ta qui định đúng tỷ suất khấu hao a ’ và a ” (%) và chi phí sửa chữa, chăm sóc máy riêng a sc (đ/ha tc ). Vì vậy cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống khấu hao. Yêu cầu hoàn thiện hệ thống khấu hao Để hoàn thiện hệ thống khấu hao, ta cần nghiên cứu những vấn đề sau: 1- Phân định khấu hao theo thời hạn phục vụ máy. 2- Thời hạn phục vụ tối ưu của máy và tỷ suất khấu hao. Phân định khấu hao theo thời hạn phục vụ máy. Chi phí sử dụng trực tiếp tăng theo thời gian sử dụng máy vì chi phí cho sửa chữa, chăm sóc máy tăng lên, còn tỷ suất khấu hao thì tính định mức trung bình thống nhất cho các năm sử dụng (theo hệ thống khấu hao hiện hành). W K S H + S ha _ W K S ha S Hha Thời hạn phục vụ N ( Năm ) Hình 4.2. Các chỉ tiêu phụ thuộc thời hạn phục vụ (hoặc theo khối lượng công việc làm được) của máy 1- năng suất kíp (ha/kíp) 2- chi phí sử dụng trực tiếp (đ/ha) 3- chi phí sử dụng trực tiếp định mức đ/ha Nhìn vào đồ thị (hình 4.2) trình bày sự thay đổi các chỉ tiêu sử dụng máy phụ thuộc vào thời hạn phục vụ máy, ta thấy: trong những năm đầu sử dụng máy khối lượng công việc làm được ít, nhất là trước lần sửa chữa lớn đầu tiên, chi phí sử dụng trực tiếp (S ha đ/ha) thấp hơn chi phí sử dụng định mức (S Hha đ/ha), còn về những năm sau khi khối lượng công việc làm được nhiều (thời gian làm việc được nhiều) thì chi phí sử dụng trực tiếp tăng quá mức (S ha >>S Hha ). Nhằm mục đích sử dụng máy lâu dài hơn, nên phân định mức a ’ , a ” và a cs theo từng năm sử dụng với bất kỳ định mức thời hạn phục vụ nào của máy. Tỷ suất khấu hao a ’ cần phải giảm dần khi thời gian làm việc của máy tăng lên (khối lượng công việc máy làm được tăng), còn tỷ suất chi phí sửa chữa lớn và mức chi phí sửa chữa nhỏ, chăm sóc máy thì tăng lên dần. Đồng thời nên phân định thời gian sửa chữa, mức năng suất kíp và khối lượng công việc máy làm trong năm. Trị số của chúng (mức qui định) phải lớn hơn trong thời gian trước lần sửa chữa lớn đầu tiên và định mức nhỏ hơn trong thời gian sau lần sửa chữa lớn đầu tiên đó. Thời hạn phục vụ tối ưu của máy và tỷ suất khấu hao Thời hạn phục vụ định mức (tuổi thọ quiđịnh) đối với một loại máy hiện nay như nhau không phụ thuộc vào giá tiền mua máy (kể cả tiền tháo lắp các cụm máy cho gọn để vận chuyển, tiền vận chuyển) mà chỉ qui định tuổi thọ của máy kéo có công suất nhỏ thì ít hơn máy có công suất lớn. Điều đó dẫn đến việc tính toán hiệu quả kinh tế những máy mới, những tiến bộ kỹ thuật không chính xác, vì giá mua của những máy này- những tiến bộ kỹ thuật, cao hơn nhiều. Với quan điểm kinh tế, thời hạn phục vụ tối ưu của máy là thời hạn mà chi phí sử dụng trực tiép (hoặc qui đổi) trên đơn vị khối lượng công việc mà máy làm được nhỏ nhất (S ha = min) trong suốt thời hạn làm việc. Phân tích những công thức từ (4.31) đến (4.36) trên đây, ta thấy rằng: chỉ có chi phí khấu hao ( mua máy mới và sửa chữa lớn) và chi phí sửa chữa nhỏ chăm sóc máy phụ thuộc vào thời hạn phục vụ (N) của máy; Các thành phần chi phí còn lại về cơ bản là không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào thời hạn phục vụ máy. Sự phụ thuộc các chi phí trên vào thời hạn phục vụ máy được trình bày trên hình 4.3. Chi phí khấu hao cơ bản (mua máy mới, S k ) phụ thuộc trực tiếp vào thời hạn phục vụ (N) theo công thức (4.31). Khấu hao sửa chữa lớn (S sl ) được xác định từ giá tiền một lần sửa chữa và số lần sửa chữa lớn trung bình trong một năm trong thời hạn phục vụ qui định của máy. Khấu hao sửa chữa lớn càng cao nếu giá tiền mua máy càng lớn, còn số lần sửa chữa (Khi cấu tạo máy và chu kỳ sửa chữa được xác định) Hình 4.3 Xác định thời hạn phục vụ tối ưu của máy phụ thuộc vào thời hạn phục vụ qui định (N) của máy, do đó có thể viết: S s1 = C 1 MN và a C N " 100 1 = (4.37) ở đây C 1 - hệ số tỷ lệ, đặc trưng sự tăng chi phí trung bình hàng năm cho sửa chữa lớn khi tăng thời hạn phục vụ và giá tiền mua máy. Vậy chi phí khấu hao mua máy mới và sửa chữa lớn là: S kh =S k +S sl =M ( 1 1 N C N+ ) Thực tế cho thấy: khi tăng thời hạn phục vụ thì tình trạng kỹ thuật của máy kém đi, do đó đòi hỏi chi phí sửa chữa nhỏ, chăm sóc máy tăng hàng năm, và khối lượng công việc trung bình trong năm giảm. Nếu cho chi phí sửa chữa nhỏ, chăm sóc máy phụ thuộc vào thời hạn phục vụ của máy gần như đường thẳng (thực ra phụ thuộc này phức tạp hơn) ta có thể viết: S sc =S sco +C 2 N Trong đó: S sco - chi phí trung bình hàng năm cho sửa chữa nhỏ, chăm sóc máy không phụ thuộc vào thời hạn phục vụ của máy; C 2 - Hệ số tỷ lệ với thời hạn phục vụ của máy, đ/năm. Như vậy chi phí riêng về sửa chữa nhỏ và chăm sóc máy (a sc , đ/ha tc ) bằng : a sc = S sc W n S sco C N W n = + 2 , đ/ha tc (4.32a) Các chi phí hàng năm cho vật liệu tiêu thụ (S v1 ), lương công nhân chính, phụ (S l ) và những chi phí phụ hầu như không phụ thuộc vào thời hạn phục vụ qui định của máy, vì tăng thời hạn phục vụ thì khối lượng máy làm được trong năm giảm xuống, nhưng đồng thời chi phí vật liệu riêng (đ/ha) lại tăng lên và tiền lương (kể cả tiền khen thưởng bồi dưỡng) trên mộtđơn vị diện tích cũng tăng. Cuối cùng ta có thể xác định chi phí sử dụng trực tiếp trên đơn vị diện tích bằng: S ha = ( ) S n W n M N C M C N S sco S v S S f W n ¦ / ¦ = + + + + + + 1 2 1 1 , đ/ha (4.39) Từ công thức 4.39 trên, ta thấy: Khi tăng thời gian phục vụ máy thì chi phí khấu hao sửa chữa lớn, và chi phí sửa chữa nhỏ, chăm sóc máy sẽ tăng lên, còn chi phí khấu hao cơ bản (mua máy mới) thì giảm. Các thành phần chi phí sử dụng trực tiếp khác, thực tế không phụ thuộc vào thời hạn qui định phục vụ của máy. Chú ý đến tính chất phụ thuộc của chi phí khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa nhỏ chăm sóc máy, ta có thể tìm trị số tối ưu thời hạn phục vụ của máy (N Tư ). Vậy hàm S ha = f(N) có điểm cực tiểu, ta có: dS ha dN M N C M C= − + + = 2 1 2 0 Do đó: N Tu = M C M C 1 2 + , ( năm ) (4.40) Biểu thức (4.40) này chỉ là gần đúng vì ta cho S s1 =f(M, N), và S sc =f(N) là hàm tuyến tính và trong đó không phản ánh sự thay đổi khối lượng công việc làm được trong năm khi tăng thời hạn phục vụ của máy W n =f(N). Tuy vậy, biểu thức này vẫn thể hiện khá đầy đủ khuynh hướng cơ bản về sự xác định đúng thời hạn phục vụ tối ưu của máy; đó là: 1- Thời hạn phục vụ tối ưu của máy cần được xác định phụ thuộc vào sự tương quan giá tiền mua máy và nhịp độ tăng chi phí để đảm bảo cho máy có khả năng làm việc (chi phí sửa chữa và chăm sóc máy). Không kể tăng chi phí do sử dụng máy không tốt hoặc tổ chức sửa chữa chăm sóc máy không tốt, mà chỉ kể tăng chi phí theo qui luật hao mòn máy. 2- Cùng một loại máy được đặc trưng nhịp độ tăng chi phí gần như nhau để đảm bảo cho máy có khả năng làm việc, nhưng giá mua máy khác nhau thì phảI định mức thời hạn phục vụ khác nhau. Những máy đắt tiền cần có thời hạn phục vụ lâu hơn. 3- Cùng một loại máy làm việc trong những điều kiện khác nhau thì nhịp độ tăng chi phí để giữ cho chúng có tình trạng kỹ thuật tốt sẽ khác nhau (chẳng hạn máy kéo làm việc ở ruộng nước, bùn lầy ) và cần phải qui định thời hạn phục vụ của chúng khác nhau và do đó tỷ suất khấu hao cơ bản cũng khác nhau 4.3. Những thông số và chế độ làm việc tối ưu của liên hợp máy 4.3.1. Những thông số và những tiêu chuẩn tối ưu Những thông số dùng để xác định chế độ làm việc tối ưu của liên hợp máy là: mức độ sử dụng tải trọng động cơ (ξ MTư ), vận tốc tối ưu (V Tư ) và bề rộng làm việc tối ưu (B Tu ). Ba thông số này liên quan với nhau. Cần phân biệt những chế độ làm việc của liên hợp máy trong những trường hợp: 1- Đối với liên hợp máy đã thành lập B lv ≈ B c =const và N eH = const. 2- Đối với liên hợp máy với máy kéo đã cho (N eH = const), vận tốc chuyển động thay đổi (V ≠ const), thì số lượng máy nông nghiệp trong liên hợp máy cũng thay đổi (hay B lv ≠ const) khi ξ M = ξ Mtu =const). 3- Đối với liên hợp máy với máy kéo có công suất lớn (N ’ eH = N eH +∆N e ) khi B c =const tương ứng với lực kéo của lớp máy kéo đã biết. Ở trường hợp 1, cần phải xác định: vận tốc làm việc tối ưu (V lvTư ) và hệ số sử dụng tải trọng tối ưu (ξ MTư ). Ở trường hợp 2, xác định vận tốc làm việc tối ưu (theo năng suất liên hợp máy) và bề rộng làm việc tối ưu (B lvTư ). Ở trường hợp 3, xác định những thông số tối ưu của máy, liên hợp máy đã thành lập theo công suất hiệu dụng tối ưu (N eTư ) và lực cản riêng của liên hợp máy tối ưu (K aTư ). Khi đã đảm bảo chất lượng công việc thì những chỉ tiêu sau đây được dùng làm tiêu chuẩn tối ưu trong việc sử dụng máy, liên hợp máy: năng suất lớn nhất (W max ), chi phí sử dụng trực tiếp (S ha ) min hoặc chi phí sử dụng qui đổi (S qđ ) min nhỏ nhất, chi phí nhiên liệu trên 1ha ít nhất (G hamin ), hao hụt năng suất cây trồng ít nhất, và những chỉ tiêu khác về chất lượng công việc. Chi phí sử dụng trực tiếp nhỏ nhất là tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật tổng hợp. Khi sử dụng máy, thường dựa vào tiêu chuẩn năng suất lớn nhất, vì nó là yếu tố quan trọng xác định hiệu quả kinh tế sử dụng máy, đôi khi người ta dùng tiêu chuẩn chi phí nhiên liệu, năng lượng ít nhất, độ tin cậy máy cao (độ hao mòn chi tiết máy ít). b) Vận tốc chuyển động tối ưu