1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

voip - giải pháp tiết kiệm cước phí điện thoại

18 624 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 390 KB

Nội dung

VoIP - giải pháp tiết kiệm điện thoại LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay một trong những vấn đề lớn của Doanh nghiệp là thông tin liên lạc và trong bối cảnh nhu cầu liên lạc đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia thì chi phí điện thoại gia tăng trở thành bài toán khó cần được giải quyết. Với sự ra đời của công nghệ VoIP, liên lạc với khoảng cách xa đã được đơn giản hoá cả vấn đề tầm cỡ hệ thống cũng như chi phí sử dụng, đặc biệt trong khi Internet phát triển như hiện nay. Tuy nhiên với mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều có những nhu cầu liên lạc khác nhau, tương ứng với mỗi nhu cầu sẽ là các giải pháp VoIP phù hợp có thể áp dụng một cách mềm dẻo. Điểm đặc biệt của công nghệ VoIP (Voice over Internet Protocol) là có thể truyền tín hiệu thoại qua đường Internet, do đó khoảng cách kết nối có thể vươn xa tới bất cứ đâu nhưng cước phí lại rất thấp so với hệ thống tổng đài PSTN truyền thống. Và cũng khác với công nghệ thoại truyền thống, để thực hiện cuộc gọi VoIP cần có các thiết bị VoIP. 1) VoIP là gì? VoIP = Voice Over Internet Protocol (Truyền giọng nói trên giao thức IP): là công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh. Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. Nó nén (ghép) nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu, và những tín hiệu này được truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành. Để thực hiện việc này, điện thoại IP, thường được tích hợp sẵn các nghi thức báo hiệu chuẩn như SIP hay H.323, kết nối tới một tổng đài IP (IP PBX) của doanh nghiệp hay của nhà cung cấp dịch vụ. Điện thoại IP có thể là điện thoại thông thường (chỉ khác là thay vì nối với mạng điện thoại qua đường dây giao tiếp RJ11 thì điện thoại IP nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet, giao tiếp RJ45) hoặc phần mềm thoại (soft-phone) cài trên máy tính. 2) Tổng quan về các thiết bị VoIP Các thiết bị VoIP được chia ra 3 loại chính: Điện thoại IP, Phone Adapter và VoIP Gateway với các đặc điểm chính: 2.1) Điện thoại IP (IP Phone): Điện thoại chuẩn SIP được kết nối thẳng với Internet để thực hiện cuộc gọi VoIP Việc kết nối và sử dụng điện thoại IP cũng dễ dàng như điện thoại bàn thông thường. Người sử dụng chỉ cần cắm đường cable mạng tại cổng RJ-45 trên thiết bị và nối thẳng tới Modem ADSL (có thể qua Switch hoặc Hub), quay số gọi đi hoàn toàn giống với điện thoại truyền thống. Điện thoại IP có thể phục vụ các giải pháp VoIP: liên lạc miễn phí; gọi điện quốc tế giá rẻ và gọi liên tỉnh, quốc tế chỉ mất cước nội hạt. Điện thoại IP có thể khai báo một hoặc nhiều số điện thoại và có thể có đầy đủ chức năng như một Operator. 2.2) Phone Adapter: Thiết bị giúp kết nối điện thoại thường, máy fax hoặc tổng đài với Internet để thực hiện cuộc gọi VoIP Trên mỗi Phone Adapter có nhiều cổng RJ-11 giúp kết nối với điện thoại bàn (điện thoại Analog) thông thường; và 1 cổng RJ-45 để kết nối tới Modem ADSL. Các cổng RJ-11 trên Phone Adapter (còn gọi là cổng FXS) còn có thể nối với máy Fax hoặc tới trung kế của tổng đài nội bộ. Điện thoại bàn, máy Fax hay các máy lẻ trong tổng đài nội bộ sau khi đã được kết nối với Phone Adapter sẽ có thể thực hiện cuộc gọi VoIP như một IP Phone và đáp ứng các giải pháp VoIP tương ứng. 2.3) VoIP Adapter: Thiết bị dùng để chuyển đổi tín hiệu thoại thông thường sang dạng IP và ngược lại. Trên VoIP Gateway có thể có 1 hoặc nhiều cổng RJ-11 để kết nối với đường dây Bưu Điện (PSTN) - còn gọi là cổng FXO; và 1 cổng RJ-45 để kết nối tới Modem ADSL. VoIP Gateway có thể có đồng thời cả cổng FXO và cổng FXS. Cổng FXS trên VoIP Gateway cũng có thể kết nối với điện thoại bàn, máy Fax và tổng đài nội bộ giống như Phone Adapter. Với VoIP Gateway người sử dụng có thể liên lạc giữa thiết bị VoIP và thiết bị thoại truyền thống; nói cách khác VoIP Gateway cho phép gọi VoIP tới PSTN và ngược lại. 3) Các giải pháp VoIP chính Nhìn chung, các giải pháp tiết kiệm chi phí liên lạc mà các thiết bị VoIP mang lại được chia thành 3 loại chính: 3.1) Liên lạc miễn phí giữa hai đầu có cài đặt thiết bị VoIP Nếu hai đầu liên lạc (ở bất cứ đâu trên thế giới) được cài đặt thiết bị VoIP và kết nối với Internet, thì việc liên lạc giữa hai đầu là hoàn toàn miễn phí. Giả sử mạng IP trong một doanh nghiệp được coi là một đầu liên lạc. Trong mạng IP có một hoặc nhiều thiết bị VoIP như Điện thoại IP, Phone Adapter hay VoIP Gateway có cổng FXS (đã được nối với điện thoại bàn hoặc trung kế tổng đài nội bộ) và đều kết nối tới Modem ADSL. Đầu liên lạc thứ hai cũng có cấu tạo tương tự. Người sử dụng có thể nhấc máy và quay số từ: • Máy lẻ của tổng đài (có trung kế nối cổng FXS của Phone Adapter hoặc VoIP Gateway) • Điện thoại thường hoặc máy Fax (nối với cổng FXS của Phone Adapter hoặc VoIP Gateway) • Điện thoại IP (IP Phone) để gọi tới bất kỳ thiết bị tương tự nào tại đầu liên lạc thứ hai, đàm thoại miễn phí và không giới hạn thời gian. 3.2) Gọi điện thoại Quốc tế với cước phí thấp Các loại thẻ gọi điện quốc tế như Voice777 hay FoneVnn thẻ xanh tương thích chuẩn SIP có thể cấu hình cho các thiết bị VoIP giúp liên lạc với thuê bao cố định, di động ở nước ngoài với cước phí tiết kiệm đến 90% so với cước Bưu Điện thông thường. Trong giải pháp này, người sử dụng có thể nhấc máy và quay số từ: • Máy lẻ của tổng đài (có trung kế nối cổng FXS của Phone Adapter hoặc VoIP Gateway) • Điện thoại thường hoặc máy Fax (nối với cổng FXS của Phone Adapter hoặc VoIP Gateway) • Điện thoại IP (IP Phone) gọi thẳng tới số máy của thuê bao PSTN tại nước ngoài (thuê bao cố định, di động, máy Fax và tổng đài) và đàm thoại. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ cho phép liên lạc một chiều, hướng từ thiết bị VoIP tới mạng PSTN. Muốn liên lạc hai chiều có thể áp dụng giải pháp ở mục 3.2 3.3) Liên lạc tới các thuê bao cố định, di động ngoại tỉnh hoặc Quốc tế mà chỉ mất cước như cước nội hạt Có thể sử dụng thiết bị VoIP, quay số và nói chuyện với thuê bao cố định, di động ngoại tỉnh hoặc nước ngoài miễn phí, cước liên lạc được tính cho đầu liên lạc bên kia với mức chi phí chỉ như gọi nội hạt. Trong giải pháp này, VoIP Gateway được sử dụng để kết nối mạng PSTN và chuyển đổi tín hiệu thoại từ dạng thông thường sang dạng IP hoặc ngược lại. Do vậy giải pháp này cho phép: 3.3.1) Gọi từ thiết bị VoIP (IP Phone, điện thoại thường kết nối với cổng FXS của Phone Adapter hoặc cổng FXS của VoIP Gateway) tới thuê bao cố định, di động ngoại tỉnh hoặc nước ngoài. • Đầu liên lạc thứ nhất cài đặt các thiết bị VoIP (IP Phone, điện thoại thường kết nối với cổng FXS của Phone Adapter hoặc cổng FXS của VoIP Gateway) và kết nối Internet qua Modem ADSL. • Đầu liên lạc thứ hai cài đặt VoIP Gateway, tại cổng FXO kết nối với đường dây PSTN có sẵn (từ Bưu Điện). • Thực hiện cuộc gọi từ thiết bị VoIP ở đầu liên lạc thứ nhất cho VoIP Gateway ở đầu liên lạc thứ hai, cấu hình tại VoIP Gateway sẽ cho phép sử dụng số thuê bao PSTN (đang được kết nối tại cổng FXO) gọi đi các thuê bao cố định di động khác. Do vậy, cho dù cuộc gọi được thực hiện từ đầu liên lạc thứ nhất có thể cách xa hàng ngàn km, nhưng cước phí chỉ được tính cho đầu liên lạc thứ hai với chi phí như gọi nội hạt hoặc trong nước. Cụ thể nếu có hai văn phòng đặt tại Việt Nam và Singapore, thực hiện giải pháp trên với VoIP Gateway đặt tại Singapore, người sử dụng có thể gọi từ Việt Nam tới các thuê bao cố định, di động tại Singapore. Văn phòng tại Singapore sẽ chịu cước liên lạc và mức cước được tính như Singapore gọi Singapore. Với những doanh nghiệp có văn phòng tại nhiều nơi hoặc cá nhân thường xuyên phải đi công tác xa, có thể mở rộng giải pháp này với việc cài đặt VoIP Gateway tại cả hai đầu liên lạc giúp giảm chi phí gọi điện một cách triệt để. 3.3.2) Gọi từ thuê bao cố định hoặc máy điện thoại di động bất kỳ tới thiết bị VoIP tại văn phòng, nhà riêng. • Cài đặt VoIP Gateway tại văn phòng, nhà riêng, tại cổng FXO kết nối với đường dây PSTN có sẵn (từ Bưu Điện). • Thực hiện cuộc gọi từ thuê bao cố định hoặc di động bất kỳ tới số thuê bao PSTN (đang được kết nối tại cổng FXO của VoIP Gateway ở văn phòng, nhà riêng), cấu hình tại VoIP Gateway sẽ cho phép gọi đi các thiết bị VoIP khác trong mạng IP hoặc bất cứ đâu trên thế giới. Giải pháp này thường được áp dụng đối với người thường xuyên hoạt động ở ngoài nhưng vẫn có nhu cầu liên lạc cao. Nó giúp người sử dụng có thể gọi điện quốc tế giá rẻ (áp dụng giải pháp VoIP ở mục 2.2) ngay từ máy điện thoại di động. Tương tự nếu có hai văn phòng tại Việt Nam và Singapore, với VoIP Gateway đặt tại Việt Nam người sử dụng có thể thực hiện cuộc gọi từ thuê bao cố định hoặc máy điện thoại di động tới số thuê bao PSTN đang kết nối với VoIP Gateway, rồi từ đó gọi tới thiết bị VoIP khác đặt tại Singapore. Tuy nhiên cần chú ý chi phí liên lạc của giải pháp là mức cước của cuộc gọi từ thuê bao di động, cố định tới số thuê bao PSTN kết nối với VoIP Gateway. Các thiết bị VoIP đa dạng về tính năng và chủng loại, cho chất lượng âm thanh không thua kém công nghệ thoại truyền thống. Cuộc gọi VoIP không giới hạn không gian và thời gian đàm thoại. Hệ thống VoIP càng lớn, chi phí liên lạc được tiết kiệm càng lớn. Thiết bị VoIP giúp linh hoạt hơn trong việc sắp xếp đường đi của dây thoại: sau khi đã cấu hình, có thể mang Điện thoại IP hoặc Phone Adapter tới bất kỳ node mạng nào, kết nối và đàm thoại. 4) Phương thức VoIP làm việc Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật tóan đặc biệt để chuyển đổi. Những thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone, nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần một Telephony Adapter (TA). Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào gói tin và gởi trên mạng IP. Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để điểu khiển (control) cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối… và RTP thì được dùng cho tính năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trinh truyền. Số hóa tín hiệu Analog Biểu diễn tín hiệu tương tự(analog) thành dạng số (digital) là công việc khó khăn. Vì bản thân dạng âm thanh như giọng nói con người ở dạng analog do đó cần một số lượng lớn các giá trị digital để biểu diễn biên độ (amplitude), tần số(frequency) và pha (phase), chuyển đổi những giá trị đó thành dạng số nhị phân(zero và one) là rất khó khăn. Cần thiết cần có cơ chế dùng để thực hiện sự chuyển đổi này và kết quả của sự phát triển này là sự ra đời của những thiết bị được gọi là codec (coder-decoder) hay là thiết bị mã và giải mã. Tín hiệu đện thoại analog (giọng nói con người) được đặt vào đầu vào của thiết bị codec và được chuyển đổi thành chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá trình này thực hiện trở lại bằng cách chuyển chuỗi số thành dạng analog ở đầu cuối, với cùng qui trình codec. Có 4 bước liên quan đến quá trình số hóa (digitizing) một tín hiệu tương tự (analog): Lấy mẫu (Sampling) Lượng tử hóa (Quantization) Mã hóa (Encoding) Nén giọng nói (Voice Compression) Multiplexing: Ghép kênh là qui trình chuyển một số tín hiệu dồng thời qua một phương tiện truyền dẫn. PAM (Pulse-amplitude modulation) - điều chế biên độ xung TDM (Time Division Multiplexing)-Ghép kênh phân chia theo thời gian:Phân phối khoảng thời gian xác định vào mỗi kênh, mỗi kênh chiếm đường truyền cao tốc trong suốt một khaỏng thời gian theo định kì. FDM (Frequency Division Multiplexing) - Ghép kênh phân chia theo tần số: Mỗi kênh được phân phối theo một băng tần xác định, thông thường có bề rộng 4Khz cho dịch vụ thoại. PCM (Pulse code modulation) - Điều chế theo mã: là phương pháp thông dụng nhất chuyển đổi các tín hiệu analog sang dạng digital (và ngược lại) để có thể vận chuyển qua một hệ thống truyền dẫn số hay các quá trình xử lý số. Sự biến đổi này bao gổm 3 tiến trình chính: lấy mẫu, lượng tử hoá, mã hoá. Tiến trình này hoạt động như sau: Giai đoạn đầu tiên cuả PCM là lấy mẫu các tín hiệu nhập (tín hiệu đi vào thiết bị số hoá), nó tạo ra một tuần tự các mẫu analog dưới dạng chuỗi PAM. Các mẫu PAM có dãi biên độ nối tiếp nhau, sau đó phân chia dải biên độ này thành một số giới hạn các khoảng. Tất cả các mẫu với các biên độ nào đó nếu mẫu nào rơi vào một khoảng đặc biệt nào thì được gán cùng mức giá trị cuả khoảng đó. Công việc này được gọi là “lượng tử hoá”. Cuối cùng trong bộ mã hoá, độ lớn của các mẫu được lương tử hoá được biểu diễn bởi các mã nhị phân Lấy mẫu (Sampling) Tín hiệu âm thanh trên mạng điện thoại có phổ năng lượng đạt đến 10Khz. Tuy nhiên, hầu hết năng lượng đều tập trung ở phần thấp hơn trong dải này. Do đó để tiết kiệm băng thông trong các hệ thống truyền được ghép kênh theo FDM và cả TDM. Các kênh điện thoại thường giới hạn băng tần trong khoảng từ 300 đến 3400Hz. Tuy nhiên trong thực tế sẽ có một ít năng lương nhiễu được chuyển qua dưới dạng các tần số cao hơn tần số hiệu dụng 3400Hz. Do đó phổ tẩn số có thể được mở rộng đến 4Khz, theo lý thuyết Nyquist: khi một tín hiệu thì được lấy mẫu đồng thời ở mỗi khoảng định kì và có tốc độ ít nhất bằng hai lần phổ tần số cao nhất, sau đó nhũng mẫu này sẽ mang đủ thông tin để cho phép việc tái tạo lại chính xác tín hiệu ở thiết bị nhận. Với phổ tần số cao nhất cho thoại là 4000Hz hay 8000 mẫu được lấy trong một giây, khoảng cách giữa mỗi mẫu là 125 micro giây. Lượng tử hoá (Quantization Tiến trình kế tiếp của số hóa tín hiệu tuần tự là biểu diễn giá trị chính xác cho mỗi mẫu được lấy. Mỗi mẫu có thể được gán cho một giá trị số, tương ứng với biên độ (theo chiều cao) của mẫu. Sau khi thực hiện giới hạn đầu tiên đối với biên độ tương ứng với dải mẫu, đến lượt mỗi mẫu sẽ được so sánh với một tập hợp các mức lượng tử và gán vào một mức xấp xỉ với nó. Qui định rằng tất cả các mẫu trong cùng khoảng giữa hai mức lượng tử được xem có cùng giá trị. Sau đó giá trị gán được dùng trong hệ thống truyền. Sự phục hồi hình dạng tín hiệu ban đầu đòi hỏi thực hiện theo hướng ngược lại. Mã hóa (Encoding) Mỗi mức lượng tử được chỉ định một giá trị số 8 bit, kết hợp 8 bit có 256 mức hay giá trị. Qui ước bit đầu tiên dùng để đánh dấu giá trị âm hoặc dương cho mẫu. Bảy bít còn lại biểu diễn cho độ lớn; bit đầu tiên chỉ nữa trên hay nữa dưới của dãy, bit thứ hai chỉ phần tư trên hay dưới, bit thứ 3 chỉ phần tám trên hay dưới và cứ thế tiếp tục. Ba bước tiến trình này sẽ lặp lại 8000 lần mỗi giây cho dịch vụ kênh điện thoại. Dùng bước thứ tư là tùy chọn để nén hay tiết kiệm băng thông. Với tùy chọn này thí một kênh có thể mang nhiều cuộc gọi dồng thời. Nén giọng nói (Voice Compression) Mặc dù kỉ thuật mã hóa PCM 64 Kps hiện hành là phương pháp được chuẩn hóa, nhưng có vài phương pháp mã hóa khác được sử dụng trong những ứng dụng đặc biệt. Các phương pháp này thực hiện mã hóa tiếng nói với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của PCM, nhờ đó tận dụng được khả năng của hệ thống truyền dẫn số. Chắc hẳn, các mã hóa tốc độ thấp này sẽ bị hạn chế về chất lượng, đặt biệt là nhiễu và méo tần số. Một số ví dụ hệ thống mã hóa tiếng nói tốc độ thấp: CVSD (Continuously variable slope delta modulaton) Kỹ thuật này là một dẫn xuất của điều chế delta, trong đó một bit đơn dùng để mã hóa mỗi mẫu PAM hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn mẫu trước đó. Vì không hạn chế bởi 8 bit, mã hóa có thể họat đông ở tốc độ khác nhau vào khỏang 20 Kps. ADPCM (Adaptive differential PCM): Kỹ thuật này là một dẫn xuất của PCM chuẩn, ở đó sự khác biệt giữa các mẫu liên tiếp nhau được mã hóa, thay vì tất cả các mẫu điều được mã hóa, được truyền trên đường dây. CCITT có đề nghị một chuẩn ADPCM 32 Kps, 24 Kps, 16Kbs cho mã hóa tiếng nói. Chuẩn PCM thì cũng được biết như chuẩn ITU G.711 Tốc độ G.711: 64 Kps=(2*4 kHz)*8 bit/mẫu Tốc độ G.726: 32 Kps=(2*4 kHz)*4 bit/mẫu Tốc độ G.726: 24 Kps=(2*4 kHz)*3 bit/mẫu Tốc độ G.726: 16 Kps=(2*4 kHz)*2 bit/mẫu Packetizing voice Mỗi một khi giọng nói đã được số hoá và được nén lại, nó phải được chia thành những phần nhỏ, để đặt vào gói IP, VoIP thì không hiệu qua cho những gói tin nhỏ, trong khi những gói tin lớn thì tạo ra nhiều độ trễ, do ảnh hưởng của vài loại header mà kích thưóc cuả dữ liệu thoại(voice data ) cũng sẽ ảnh hưởng. Ví dụ header cuả IP, UDP, RTP là 40 byte, nếu gói tin voice cũng chỉ khoảng 40 byte thì hoàn toàn không hiệu quả, kích thước gói tin lớn nhất có thể trong môi trường Ethernet là 1500 byte, dùng 40 byte cho header còn lại 1460 byte có thể sử dụng cho phần dữ liệu thoại, tương đương với 1460 mẫu(samples) không được nén hay thời gian để đặt phần dữ liệu vào gói tin. Nếu gói bị mất nhiều hay đến đích không đúng thứ tự sẽ làm cho cuộc thoại bị ngắt quãng. Thông thường, cần khoảng 10us đến 30 us (trung bình là 20us) để đặt dữ liệu thoại vào bên trong gói tin, ví dụ phần dữ liệu thoại(voice data) vơí kích thước 160 byte không nén cần khoảng 20us để đặt phần dữ liệu thoại vào bên trong gói tin. Số lượng dữ liệu thoại bên trong gói tin cần cân bằng giữa sự hiệu quả trong sử dụng băng thông và chất lượng của cuộc thoại. 5) Kết nối hộp VoIP Kết nối hộp điện thoại voip Hướng dẫn cách reset voip phone device, hướng dẫn cách restart IP phone router, restart Voip adaptor khi đường dây DSL, ADSL kết nối trở lại sau khi bị tắt mạch. Khi ADSL tắt mạch hay DSL tắt mạch, hộp điện thoại Voip có bị hư hay không? Trường hợp không xử dụng mạng điện thoại Voip để gọi quốc tế được khi mạng ADSL bị tắt mạch hay mạng DSL bị tắt mạch. Đường dây gọi điện thoại IP phone sẽ không hoạt động được khi đường dây ADSL bị tắt mạch. Đường dây ADSL truyền tải cao dẫn vào nhà của bạn đôi khi bị gián đoạn (hay gọi là tắt mạch). Trong thời gian mạch ADSL bị tắt mạch bạn sẽ không sử dụng được Internet (không lên mạng được) và đường dây điện thoại IP phone (VOIP) cũng không thể hoạt động được. Trong trường hợp này bạn không nên lo lắng vì nghĩ rằng hộp điện thoại đã bị hư. Cách duy nhất là chờ đường dây ADSL vào nhà bạn hoạt động trở lại thì bạn sẽ xử dụng lại được đường dây gọi điện thoại qua IP phone. Trường hợp: Khi ADSL hay DSL bị tắt mạch, hộp điện thoại IP (IP router) thường chỉ còn 1 đèn màu xanh và dĩ nhiên bạn không thể gọi điện thoại đường dài qua hệ thống Voip được. Giải pháp kết nối: phải chờ cho đến khi mạng ADSL hay DSL hoạt động trở lại. Khi mạng ADSL hay DSL đã hoạt động trở lại, bạn có thể phải kết nối lại đường dây IP phone hay được gọi lả restart hộp điện thoại Voip ( restart the IP phone line ). Cách thức kết nối rất đơn giản, bạn chỉ cần rút sợi dây cắm điện nối vào hộp điện thoại IP ra, chờ ít nhất 5 giây, cắm vào lại , chờ cho tất cả 3 đèn lên màu xanh là đuợc. Nếu đèn vẫn chưa lên màu xanh, coi lại các mối cắm dây đã đúng và kỹ chưa, sau đó thực hiện lại động tác cắm điện cho đến khi đèn lên đẩy đủ là bạn có thể thực hiện các cuộc gọi quốc tế một cách ổn định. Hướng dẫn cách kết nối hộp điện thoại voip với mạng DSL để gọi điện thoại IP phone. Các thành phần thiết bị cần thiết để lắp đặt: • Hộp DSL ( hộp modem DSL ) đây là DSL router dùng để kết nối mạng DSL từ tổng đài đến nơi sử dụng ( thí dụ nhà của bạn ). Hộp DSL này do hãng cung cấp dịch vụ DSL của bạn cung cấp. Thông thường hộp DSL router này có từ 1 đến 4 ổ vào để có thể kết nối đến 1 hay nhiều máy tính hay thiết bị khác. • Hộp điện thoại Voip ( hộp modem voip ): đây là một voip router dùng để kết nối các cuộc gọi qua hệ thống Voip. Hệ thống Voip dùng mạng internet để kết nối việc thực hiện những cuộc gọi điện thoại với giá rẽ hay miễn phí. Hộp IP phone để kết nối là [...]... điện thoại voip, đầu kia nối vào 1 cái điện thoại có dây • 3) Dây điện vào màu đen: một đầu nối vào ổ điện vào của hộp điện thoại voip, đầu kia cắm vào ổ cắm điện trong nhà bạn Nếu cái điện thoại bạn đã nối vào hộp voip cần sử dụng điện vào, bạn nhớ cắm dây điện của cái điện thoại này vào ổ cắm điện Sau khi bạn đã thực hiện xong các động tác trên, hộp điện thoại voip sẽ lên 3 đèn xanh Vậy là được, bạn... http://www.cisnet.edu.vn/forum/showthread.php?t=1152 [4] http://vi.wikipedia.org/wiki /VoIP [5] http://forum.itlab.com.vn/showthread.php?t=1122&page=1 [6] http://phonecallcheap.com/restartvoipphone.aspx [7] http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Thoai-qua-internet-10-ly-do/40215613/217/ [8] http://thegioivoip.net /voip- va-giai-phap-tiet-kiem-dien-thoai.html [9] [10] ... điện thoại bàn đều được kết nối với nhau qua dây điện thoại, ngoại trừ kết nối vào ổ cắm điện thì cần sử dụng dây điện Cách kết nối các thiết bị để gọi điện thoại voip rất đơn giản Bạn chỉ cần thực hiện các động tác sau đây: • 1) Dây Màu Xanh: một đầu nối vào hộp modem DSL, đầu kia nối vào hộp điện thoại voip (ổ vào màu xanh) • 2) Dây điện thoại: một đầu nối vào ổ vào số 1 (Line 1) của hộp điện thoại voip, ...hộp voip router đã được "mở khóa"cài đặt sẵn sàng để sử dụng Hộp này do hãng cung cấp dịch vụ gọi điện thoại Voip chúng tôi cung cấp cho bạn với giá hợp lý • Một điện thoại bàn có dây loại thông thường Điện thoại này chỉ dành riêng để sử dụng cho những cuộc gọi qua voip, nó không liên quan gì đến cái điện thoại mà bạn đang dùng cho số phone nhà Cách kết nối hộp VoIP Tất cả các thiết bị DSL, Voip, điện. .. lên 3 đèn xanh Vậy là được, bạn có thể bắt đầu các cuộc gọi 6) Thông thoại trên VoIP + Kết nối + Sử dụng + Cắt kết nối + Các tiện ích + Chất lượng cuộc thoại + Vấn đề cước phí + Các hình thức VoIP phổ biến tại VN 7) Lợi ích của VOIP - Đa dạng tính năng - Hiệu quả kinh tế cao IP Telephony và VoIP đã làm cho các tính năng của điện thoại truyền thống trở nên lỗi thời vì tất cả tính năng, ứng dụng thông... hỗ trợ IP) - Nhiều tính năng hấp dẫn VoIP với những ưu điểm như giảm chi phí liên lạc; khả năng tích hợp dễ dàng các hệ thống dữ liệu, thoại và video; cơ sở dữ liệu có khả năng kiểm soát tập trung; tính năng thoại di động cải tiến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí Với giao thức SIP (Session Initiation Protocol) cho phép nhiều ứng dụng, thiết bị phần cứng mới dễ dàng triển khai giải pháp VoIP trên... thông tin tới những địa chỉ cụ thể 8) Các tổ chức phát triển VOIP - Nhà cung cấp dịch vụ VOIP lớn: Skype, Yahoo, Google… - Các thiết bị phần cứng VOIP: + Tổng đài IP, VOIP Gateway: Cisco, Avaya, Alcatel, Nortel, Digium + Card giao tiếp PCI: Digium, Openvox, Sangoma… + Điện thoại IP: Alcatel, Nortel, Welltech… - Các phần mềm ứng dụng tổng đài VOIP PBX: CCM của Cisco, Asterisk trên Linux, Avaya Trên hệ... mạng IP Số lượng và chủng loại tính năng thoại có ở các giải pháp IP Telephony và VoIP hiện nay được đánh giá là rất nhiều và hấp dẫn Tất cả tính năng này có sẵn mà không đòi hỏi thêm bất kỳ chi phí đầu tư nào bởi vì chúng hoạt động trên nền tảng mạng IP và được "vận chuyển" trên mạng máy tính y như các ứng dụng máy tính thông thường - Tiết kiệm chi phí đầu tư VoIP Ngày nay, hầu hết các tổ chức, DN đều... dụng phương thức này Tuy nhiên VoIP cũng có những nhược điểm của nó Đó là chất lượng âm thanh chưa được đảm bảo, vẫn còn tình trạng trễ tiếng Một số công ty cung cấp VoIP tại Việt Nam đã cố gắng cung cấp cho khách hàng chất lượng thoại VoIP ngày càng tốt hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://newstar.vn/forum/showthread.php?2121-Gi%26%237899%3Bi-thi %26%237879%3Bu-v%26%237873%3B -VoIP [2] http://forum.livesupport.vn/showthread.php?t=919&page=1... liệu thoại) trên hệ thống mạng ĐT thường chỉ chiếm khoảng 30% băng thông của toàn hệ thống Ưu điểm của VoIP là dữ liệu được đóng lại thành gói và các gói dữ liệu này được truyền thông qua kết nối T-1 trên một phần nhỏ băng thông của kênh DSO - Giảm chi phí ĐT đường dài Nếu một DN có nhiều văn phòng cách xa nhau (ở các thành phố, tỉnh hay quốc gia khác) thì VoIP sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí . http://phonecallcheap.com/restartvoipphone.aspx [7] http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Thoai-qua-internet-10-ly-do/40215613/217/ [8] http://thegioivoip.net /voip- va-giai-phap-tiet-kiem-dien-thoai.html [9] [10] . hộp điện thoại voip, đầu kia nối vào 1 cái điện thoại có dây. • 3) Dây điện vào màu đen: một đầu nối vào ổ điện vào của hộp điện thoại voip, đầu kia cắm vào ổ cắm điện trong nhà bạn. Nếu cái điện. gọi VoIP tới PSTN và ngược lại. 3) Các giải pháp VoIP chính Nhìn chung, các giải pháp tiết kiệm chi phí liên lạc mà các thiết bị VoIP mang lại được chia thành 3 loại chính: 3.1) Liên lạc miễn phí

Ngày đăng: 21/06/2014, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w