Tổng quan
1.1 Tình hình và tầm quan trọng của tập quán nuôi con
Thực hành nuôi con đúng có vai trò quyết định tới sự tăng trưởng, phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ sau này Cụ thể hơn là khi nuôi con đúng cách sẽ giúp trẻ đề phòng được bệnh SDD, một số bệnh liên quan tới dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng
1.1.1 Nuôi con bằng sữa mẹ
1.1.1.1 Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam và trên thê giới
Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn (BMHT) nhìn chung chưa cao kể cả ờ thành phố và vùng nông thôn, miền núi Theo nghiên cứu của Lê Thị Hợp và Phạm Thuý Hoà ở nông thôn Việt Nam thì tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 22,6% [17], của Cao Thu Hương và cộng sự 1992 tại Thanh Hoá là 12,8% [24], Nguyễn Kim Hưng ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 chỉ có 2,1% [31].
Tỷ lệ cho con bú mẹ sớm sau sinh hiện nay vẫn còn thấp và khác nhau nhiều theo các vùng Theo số liệu của chương trình Sữa mẹ Bộ Y tế 1998- 1999 thì thời gian trung bình bà mẹ cho con bú sau sinh là 9,9 giờ, vùng đồng bằng sông Cửu Long là 17,3 giờ [5] Theo nghiên cứu của Quan Lệ Nga, Cao Thu Hương năm
1993 ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trong cả nước cho thấy tỷ lệ bú sớm sau sinh rất thấp: 8,4% [39] Một nghiên cứu ở ngoại thành Hà Nội năm 1996 cho thấy có28,4% bà mẹ cho con bú sớm ngay sau đẻ [45] Song theo các nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả, tình hình trên đã được cải thiện rõ rệt [11, 14, 50, 51].
Theo số liệu của DHS (1986-1989) tại 24 nước đang phát triển cho thấy một tỷ lệ cao trẻ 0- 4 tháng được nuôi bằng sữa mẹ Tỷ lệ này thay đổi từ 71% ở Đông Bắc Braxin đến 100% ở Burundi, Gana, Togo, Uganda Tuy nhiên tập tính này thường khác nhau nhiều giữa 24 nước [74].
Theo một số nghiên cứu thì tình hình nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) thay đổi nhiều theo thời gian và khác nhau ở nhiều nước trên thế giới, ở vùng thành thị của Malaysia tỷ lệ NCBSM giảm nhanh từ 80% (1950-1969) xuống còn 69% (1989-1990) và hiên nay trong khoảng 50-60% ở Trung Quốc, từ 63% xuống còn 22% và ở Ấn Độ từ 70% xuống 40% Singapore, tỷ lê NCBSM là 85-90% vào những năm 50, giảm đi còn 36% vào năm 1989 và 30% năm 1997 [61] Thời gian trung bình NCBSM và tỷ lệ các bà mẹ cho con bú ở Philippin giảm nhiều từ năm
1973 cho đến nay, đặc biệt ở vùng thành thị, ở nhóm có giáo dục tốt và có thu nhập cao hơn [79] ở Mỹ tỷ lê trẻ sơ sinh tại bệnh viện được nuôi bằng sữa mẹ giảm từ 59,7% vào năm 1984 xuống 52,2% vào năm 1989 [65] Trái lại, nghiên cứu ở 25 nước châu Phi, Á và Mỹ La Tinh cho thấy không có sự giảm sút NCBSM và tỷ lệ trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa mẹ tăng lên hoặc ổn định [64].
Về lứa tuổi cai sữa, nhìn chung hiện nay đang có xu hướng là cai sữa sớm. Theo nghiên cứu của Hoàng Đức Thịnh tại Khánh Hoà thì đa số trẻ được cai sữa vào giai đoạn khi trẻ 12-18 tháng tuổi (65,8%) [31] Vùng thành phố tỷ lệ cai sữa sau 18 tháng là thấp nhất (15,3%), rồi đến vùng nông thôn (27,5%), ven biển (24,9%) và miền núi (39,8%) [31].
1.1.1.2 Những hiểu biết cơ bản về NCBSM
Theo khuyến cáo hiên nay thì ngay sau khi sinh, đứa trẻ cần được cho bú mẹ càng sớm càng tốt thậm chí ngay trong nửa giờ đầu sau sinh [33, 70].
Trong vòng 4-6 tháng tuổi đầu, trẻ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không cần thêm thức nào khác [63, 70] Trong giai đoạn này, mọi thức ăn thêm khác đều có thể mang đến cho trẻ một số nguy cơ về sức khoẻ như nhiễm trùng tiêu hoá, thiếu dinh dưỡng do pha chế không đúng quy chuẩn về lượng, chất [63, 70].
Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn quý giá nhất không một thức ăn nhân tạo nào có thể so sánh được [27, 43] Trẻ cần được bú mẹ thường xuyên, nên kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi [1, 33, 43, 63, 70] và không nên quá 24 tháng.
1.1.1.3 Vai trò của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo cho sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ, giảm được các nguy cơ mắc bệnh cho trẻ Morrow và cộng sự (1988) cho thấy có sự liên quan chật chẽ giữa sự hiểu biết của trẻ trong 2 tháng đầu và thấy rằng có một sự khác nhau có ý nghĩa giữa những trẻ được bú mẹ với những trẻ ăn nhân tạo [72]. Theo tài liệu của WHO, những trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi mà không được bú mẹ thì tỷ lệ bị tiêu chảy cao hơn 2 lần và nguy cơ trẻ tử vong do những ảnh hưởng của nó cũng tăng 25 lần so với những trẻ được bú mẹ J.lambert và Barford nghiên cứu trên các trẻ em nghèo của Papua New Guinea chỉ rõ tỷ lệ SDD của những trẻ nuôi nhân tạo cao gấp 2,5 lần so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ [67] Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đào Ngọc Diễn ở trẻ em nội ngoại thành cũng chỉ rõ tỷ lệ SDD và mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm trẻ mẹ bị thiếu sữa [8].
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và hoàn chỉnh nhất cho trẻ dưới 1 tuổi Nuôi con bằng sữa mẹ có lác dụng làm giảm nguy cơ ±iếu vi chất dinh dưỡng từ đó phòng được một sô' bệnh liên quan tới vi chất dinh dưỡng như bệnh khô mắt, quáng gà do thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, chậm phát triển trí tuệ do thiếu lốt
“ Nuôi con bằng sữa mẹ là sự đầu tư tốt nhất” [53] Hiên nay hàng năm ở nước ta có khoảng 1,5 triệu trẻ em ra đời, bú một lượng sữa mẹ giá trị là 2.737 tỉ 500 triệu đồng, gần bằng ngân sách nhà nước cấp cho toàn ngành y tế ưong 1 năm (2.800 tỉ đồng/năml998) [53].
Trẻ bú sữa non sau sinh có tác dụng giảm nguy cơ SDD [50] Theo khuyến nghị của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và WHO thì không cần phải cho trẻ sơ sinh ăn một thức ăn nào khác trước khi bú mẹ lẩn đầu.
1.1.2 Nuôi con ăn bổ sung
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Cỡ mẫu
r Kích thước mẫu Dựa vào công thức: z 2 xpxq n = - d2
• p: Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại huyên theo số liêu của Trung tâm y tế Lương Sơn năm 2000 Ta có p = 36% = 0,36 q = 1 - p = 0,64
• d: Sai số mong muốn- Ta lấy d = 0,05 eZ: Với độ tin cậy 95% thì giá trị của độ tin cậy z =1,96
> Thay vào công thức trên ta có: n = (1,96 xl,96 X 0,36 X 0,64) / (0,05 X 0,05) = 354
> Ước lượng 10% bù lại do số không phỏng vấn được ta có cỡ mẫu là: n = 354 X 110% = 390
+ Tổng số trẻ được điều tra TTDD là 390 trẻ (Thu thập số đo nhân trắc, điều tra khẩu phần ăn, tần suất tiêu thụ LT1P).
+ Tổng số bà mẹ được điều tra tập quán nuôi con là 390 người.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn 2 xã trong số 13 xã của toàn huyện có đồng bào dân tộc Mưòng sinh sống là chủ yếu (>80%) theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
- Lên danh sách trẻ em dưới 5 tuổi là người dân tộc Mường liên tiếp cả 2 xã (dựa vào sổ theo dõi sức khoẻ trẻ em tại trạm y tế xã).
- Khoảng cách mẫu: k = (Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã)/390
- Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Dùng bảng số ngẫu nhiên chọn một số (i) nằm trong khoảng giữa 1 và k, số đó chính là số thứ tự của người thứ nhất Sau đó chọn người thứ 2 bằng cách lấy người có số thứ tự là (i+k), người thứ 3 có thứ tự là (i+2k), tương tự ta tìm được người thứ 390 có số thứ tự là (i+389k).
- Với mỗi trẻ dưới 5 tuổi được chọn vào nghiên cứu ta chọn luôn bà mẹ của trẻ để điều tra tập quán nuôi con.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.33.1 Tập quán nuôi con a- Nuôi con bằng sữa mẹ: dựa vào các chỉ tiêu của WHO [80]
+ Tỷ lê trẻ được bú mẹ hoàn toàn bằng:
Số trẻ Gồm 2 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm
> Chẻ độ ăn sam: Bà mẹ biết nên cho trẻ ăn sam từ tháng thứ 5 và cho ăn từ lỏng tới đặc, ít bữa tới nhiều bữa, ăn đủ chất.
> Gồm 2 câu hỏi: mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
• Ố vuông thức ăn, biểu đồ tăng trưởng: hiểu được ô vuông thức ăn có 4 nhóm gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin , khoáng chất.
> Gồm 2 câu hỏi: câu trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
• Vi chất dinh dưỡng: Hiểu được tầm quan trọng của một số vi chất đang được tuyên truyền nhiều như VitaminA, lốt •
> Gồm 2 câu hỏi: mỗi câu ưả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
+ Kiến thức tốt: Từ 7 - 8 điểm + Kiến thức khá: từ 5 - 6 điểm + Kiến thức trung bình: từ 3 - 4 điểm + Kiến thức kém: Từ 0 - 2 điểm
- Phỏng vấn bà mẹ theo các câu hỏi có sẵn về 4 chủ đề trên rồi tiến hành cho điểm và đánh giá theo các mức quy định.
2.3.3.5 Kinh tế: Dựa theo phản loại của địa phương
- Hộ nghèo: những hộ có thu nhập < 80.000đ/người/lháng
- Hộ trung bình: những hộ có thu nhập < 80.000 - 203.000đ/người/tháng
2.4 Kế hoạch thu thập số liệu
- Nhân lực: gồm nhóm điều hành giám sát (Người nghiên cứu) và nhóm điều tra (Người nghiên cứu, cán bộ của TTYT huyện).
- Người nghiên cứu trực tiếp tập huấn cho cán bộ tham gia điều tra về kỹ nãng hỏi ghi các nội dung trong bộ câu hỏi, kỹ năng sử dụng các dụng cụ để cân, đo trẻ chính xác Người nghiên cứu cũng trực tiếp đi hỏi, chỉ đạo và giám sát các hoạt động điều tra chung.
- Số liệu được mã hoá trước khi vào máy tính
- Sử dụng chương trình Epi- info version 6.04 để phân tích số liệu về tần số, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, đánh giá sự khác biệt qua P-Value và tỷ suất chênh OR. Kiểm định chủ yếu bằng các test thống kê: % 2 - test và Mantel- Haenzel test [46]
2.6 Hạn chế của nghiên cứu
Do sự hạn chế về kinh phí và nhân lực nên nghiên cứu này chỉ tiến hành trên 2 xã mà người Mường chiếm đa số, không bao phủ toàn bộ người Mường trong cả huyện nên chưa mô tả được tập quán nuôi con của toàn bộ đồng bào dân tộc Mường huyện Lương Sơn Mặt khác đây là một nghiên cứu cắt ngang nên kết quả chủ yếu là mô tả, hạn chế các phân tích về yếu tố nguy cơ.
Thực chất ngoài 2 tuổi, SDD phản ánh tình trạng DD của 2 năm đầu do đó chăm sóc trẻ em trong giai đoạn này là quan trọng và có ý nghĩa nhất với sự phát triển của trẻ ở những giai đoạn sau Do vây, mặc dù đối tượng của nghiên cứu là trẻ dưới 5 tuổi nhưng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi.
2.7 Vấn để đạo đức trong nghiên cứu
Những thông tin thu được chỉ phục vụ cho nghiên cứu mà không phục vụ mục đích nào khác.
Chỉ tiến hành phỏng vấn đối với các bà mẹ đồng ý hợp tác Trước khi tiến hành điều tra tại thực địa, điều ưa viên giải thích rõ cho các'bà mẹ và gia đình ý nghĩa cuộc phỏng vấn và sẵn sàng tư vấn cho bà mẹ, gia đình các vấn đề liên quan đến nuôi dưỡng và chăm sóc ưẻ.
Số liêu nghiên cứu được thông báo lại cho các địa phương để giúp các địa phương có thêm thông tin trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến SDD ưẻ em.
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Qua điều tra 390 cặp mẹ con dưới 5 tuổi tại 2 xã thuộc huyên Lương Sơn, Hoà Bình thì có 34 cặp bị loại do không đủ dữ liệu Chúng tôi tiến hành phân tích trên 356 cặp mẹ con trong đó có 176 cặp thuộc xã Cao Răm và 180 cặp thuộc xã Tiến Sơn, đồng thời tổ chức những cuộc thảo luận nhóm với các bà mẹ tại 2 xã nghiên cứu Kết quả được trình bày dưới đây.
3.1 Đậc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của mẹ và kinh tế gia đình Đặc điểm n Tỷ lệ %
Tốt nghiệp cấp 3 trở lên 5 1,4
(Phân loại của địa phương)
Kết quả điều tra (Bảng 3.1) cho thấy: Nhìn chung mặt bằng về trình độ học vấn của các bà mẹ còn tương đối thấp Có 5,3% số bà mẹ mù chữ và 30,6% bà mẹ biết đọc biết viết, còn lại hầu như học hết cấp I, n.
Tỷ lệ hộ nghèo tại 2 xã là khá cao, chiếm 37,1%, trong khi đó số hộ có mức kinh tế khá giầu thấp, chiếm 9,3%.
Làm mộng là nghề chính của người dân ở đây, chiếm 96,1% (phụ lục).
Chúng tôi nhân thấy không có sự khác nhau về phân bố các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu giữa 2 xã Cao Răm và Tiến Son.
Bảng 3.2: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (trẻ