1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khối lượng hiện đại (vsa), tâm lý kiểm định các dấu hiệu của lý thuyết vsa trên thị trường chứng khoán

91 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khối Lượng Hiện Đại (Vsa), Tâm Lý Kiểm Định Các Dấu Hiệu Của Lý Thuyết Vsa Trên Thị Trường Chứng Khoán
Tác giả Nguyễn Lan Anh
Trường học Khoa Toán Kinh Tế
Chuyên ngành Toán Tài Chính
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU (2)
    • 1.1. Đặt vấn đề (2)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (7)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (7)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN TTCKVN (9)
    • 2.1. Phân tích kỹ thuật và vai trò của phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán (9)
      • 2.1.1. Phân tích kỹ thuật là gì? (9)
      • 2.1.2. Vai trò của phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán (9)
    • 2.2. Trường phái phân tích cổ điển – Lý thuyết Dow (10)
      • 2.2.1. Sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow (11)
      • 2.2.2. Những hạn chế của lý thuyết Dow (17)
    • 2.3. Lý thuyết Volume Spread Analysis – VSA (18)
      • 2.3.1. Giới thiệu sơ bộ về VSA (18)
        • 2.3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử (18)
        • 2.3.1.2. Giả thiết căn bản của lý thuyết VSA (19)
      • 2.3.2. Tại sao VSA lại hiệu quả? (20)
    • 2.4. Sử dụng phân tích kỹ thuật trên TTCKVN (21)
      • 2.4.1. Các giai đoạn phát triển của TTCKVN và tâm lý NĐT (21)
      • 2.4.2. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật trên TTCKVN vào việc thao túng cổ phiếu trong thời gian qua (25)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HIỆN ĐẠI (VSA) VÀ TÂM LÝ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (32)
    • 3.1. Tâm lý nhà đầu tư dưới góc nhìn của lý thuyết VSA (32)
    • 3.2. Khối lượng giao dịch và tầm quan trọng của khối lượng trên thị trường (33)
      • 3.2.1. Các khái niệm về khối lượng giao dịch (33)
      • 3.2.2. Phân tích khối lượng (39)
    • 3.3. Phân tích tâm lý đầu tư thông qua khối lượng và biến động giá (41)
      • 3.3.1. Các giai đoạn cơ bản của thị trường (41)
        • 3.3.1.1. Giai đoạn tích lũy (Accumulation) (41)
        • 3.3.1.2. Giai đoạn đẩy giá cổ phiếu (Markup) (43)
        • 3.3.1.3. Giai đoạn phân phối (Distribution) (44)
        • 3.3.1.4. Giai đoạn giảm giá (Markdown) (45)
      • 3.3.2. Một vài dấu hiệu nhận biết thị trường (46)
    • 3.4. Phân tích tâm lý đầu tư thông qua khối lượng tại khu vực kháng cự và hỗ trợ (55)
      • 3.4.1. Đường xu hướng (55)
        • 3.4.1.1. Khái niệm và đặc điểm (55)
        • 3.4.1.2. Cách sử dụng đường xu hướng (57)
      • 3.4.2. Đường kháng cự và hỗ trợ (59)
        • 3.4.2.1. Khái niệm đường kháng cự và hỗ trợ (59)
        • 3.4.2.2. Tâm lý ẩn chưa đằng sau mức chống đỡ và mức kháng cự (61)
    • 3.5. Ví dụ minh họa việc sử dụng lý thuyết VSA trên TTCKVN (65)
  • CHƯƠNG IV: KIỂM ĐỊNH CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (76)
    • 4.1. Cách thu thập số liệu kiểm định dấu hiệu nhận biết trong VSA (76)
    • 4.2. Kiểm định dấu hiệu Upthrust bar và Testing for supply trong VSA (80)
  • KẾT LUẬN (87)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Trên thị trường chứng khoán, để hỗ trợ cho việc ra các quyết định đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện rất nhiều các phân tích xung quanh việc phân tích cơ bản cũng như phân tích kỹ thuật của cổ phiếu Trên thị trường, giá của các cổ phiếu được hình thành bởi sự giao dịch được gọi là giá cả hay giá giao dịch của các cổ phiếu Phân tích kỹ thuật sẽ xem xét biến động của giá cả của cổ phiếu và từ đó đánh giá xu thế tiếp theo của cổ phiếu Giá trị của cổ phiếu được xác định dựa vào thực tế hoạt động của công ty phát hành với lợi nhuận dự kiến cũng như triển vọng phát triển của công ty Đây được gọi là giá trị nội tại hay giá trị cơ bản của cổ phiếu Và phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu giá trị này của cổ phiếu Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư còn nhầm lẫn về vai trò cũng như phương pháp ứng dụng của hai phương pháp này Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất của hai phương pháp này là rất cần thiết.

Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường.

Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty; phân tích báo cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh doanh của công ty; phân tích ngành mà công ty đang hoạt động; và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.

Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là

* Hoạt động kinh doanh của công ty

* Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty

* Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)

* Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty

* Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả

* Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian

* Kết quả sản xuất kinh doanh so sánh với công ty tương tự và với thị trường

* Chất lượng quản lý Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:

* Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô

* Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán

* Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động

Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên Ví dụ, trong phân tích về công ty, ta có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính; đó là đánh giá về bộ máy quản lý doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát triển sản phẩm mới, thị trường và thị phần, khả năng cạnh tranh Cũng trong phân tích công ty, nhà phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và đánh giá tập trung vào 04 khía cạnh sau của công ty:

Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành 06 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu (blue-chips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ), cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ.

Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó Với mục tiêu này, thông thường có 05 phương pháp định giá cổ phiếu là

* Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức

* Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền

* Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E

* Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính

* Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.

Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó. Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:

* Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)

* Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai.

* Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu

* Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại. Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart) Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger

Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng nhất.

Ta sẽ so sánh hai phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để thấy được đặc điểm nổi bật của mỗi phương pháp.

Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác nhau, và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư Tuy nhiên, phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và không thể thiếu được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối vững chắc cho việc ra các quyết định đầu tư Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản.

Về phía phân tích kỹ thuật, do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của cổ phiếu, nên đó là những công cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân tích dài hạn Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cũng thu hút được một số lượng đáng kể nhà đầu tư tin dùng

Một số học giả cho rằng, phân tích cơ bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá cổ phiếu”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc” Nói cách khác, nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó; còn nhà phân tích cơ bản phải luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao

Mục tiêu nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu xuất phát từ tình hình biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt hiện tượng thao túng một số mã cổ phiếu trong một khoảng thời gian – hay còn gọi là hiện tượng “làm giá” Để tập trung giải quyết vấn đề này, bài viết đề ra mục tiêu chính là

1 Nghiên cứu phương pháp phân tích tâm lý nhà đầu tư thông qua biến động giá và khối lượng giao dịch (còn gọi là lý thuyết VSA) Từ đó đưa ra các kiến nghị để tìm ra bước đi của dòng tiền thông minh – hay còn gọi là Smart money.

2 Kiểm định sự đúng đắn của lý thuyết VSA trên TTCKVN thông qua việc đánh giá tâm lý NĐT trên TTCKVN.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân Trong đó ta chia làm hai loại

Nhà đầu tư lớn (những nhà đầu tư nắm giữ lượng tiền và cổ phiếu trên thị trường hay còn gọi là dòng tiền thông minh).

Nhà đầu tư nhỏ lẻ (những nhà đầu tư thiếu chuyên nghiệp và hoạt động giao dịch riêng lẻ, độc lập với nhau trên thị trường).

Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo những mục tiêu đã đề ra, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau

1 Lý thuyết được nghiên cứu là lý thuyết VSA theo Tom Willams.

2 Thị trường chứng khoán được nghiên cứu là thị trường chứng khoán Việt Nam.

3 Nghiên cứu cung – cầu về cổ phiếu trong một giai đoạn nhất định dựa vào khối lượng giao dịch và sự biến động giá của cổ phiếu đó.

4 Đối tượng tham gia giao dịch các cổ phiếu chỉ coi là các nhà đầu tư cá nhân, giao dịch cổ phiếu dựa hoàn toàn theo Phân tích kỹ thuật.

TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN TTCKVN

Phân tích kỹ thuật và vai trò của phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán

2.1.1 Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là dự đoán các biến động về giá cả trong tương lai dựa trên việc xem xét các biến động giá trong quá khứ Giống như dự báo thời tiết, phân tích kỹ thuật không đưa đến một sự đoán hoàn toàn chính xác về tương lai Thay vào đó, phân tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư nhìn nhận về những gì có thể xảy ra trong tương lai Phân tích kỹ thuật dựa vào mối quan hệ về giá và khối lượng theo thời gian thông qua đồ thị.

Phân tích kỹ thuật áp dụng cho cả cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, các hợp đồng giao sau hay bất cứ loại công cụ tài chính nào có thể giao dịch được Giá ở đây có thể là gía mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất của một loại chứng khoán nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể Khoảng thời gian có thể dựa trên các dữ liệu gía giao dịch trong ngày như 5 phút, 10 phút hay từng giờ…

2.1.2 Vai trò của phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Để đưa ra một quyết định mua bán một cổ phiếu nào đó, các nhà đầu tư thường tiến hành phân tích theo cách riêng của mình để đưa ra quyết định đầu tư Nhìn chung, có hai loại là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản (như đã trình bày ở chương I) Trên thực tế, phân tích kỹ thuật được sử dụng chủ yếu cho việc quyết định đầu tư ngắn hạn và lướt sóng bởi các lý do sau

Thứ nhất, phân tích kỹ thuật được tiến hành dựa trên giả định hay – nền tảng là giá phản ánh tất cả hành động của thị trường, chỉ cần bất kì một thông tin gì mới được đưa ra nó đều được phản ánh vào giá Cũng vì giá phản ánh tất cả hành động của thị trường nên giá là hợp lý Không chỉ phản ánh thông tin, giá còn phản ánh tất cả các kiến thức của những người tham gia thị trường, bao những nhà đầu tư cá nhân lớn nhỏ, các nhà quản trị danh mục, các nhà phân tích từ phía người bán, các nhà phân tích từ phía người mua, các nhà lập chiến lược thị trường, các nhà phân tích cơ bản, các nhà phân tích kỹ thuật… Phân tích kỹ thuật sử dụng tất cả các thông tin có trong giá để lý giải về các biểu hiện của thị trường nhằm hình thành nên dự báo cho tương lai Phân tích kỹ thuật cho thấy giá vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.

Thứ hai, biến động giá không ngẫu nhiên hoàn toàn Hầu hết các nhà phân tích cơ bản đều chấp nhận rằng biến động giá có xu hướng Họ hoàn toàn có thể chỉ ra xu hướng và tiến hành đầu tư theo xu hướng đó và kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, trong quá trình giá chuyển động theo xu hướng mà phân tích cơ bản chỉ ra thì giá cũng có những giao động nhỏ và khi đó, nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật sẽ kiềm lợi trên sự phân tích của mình trong thời gian đó Bên cạnh đó, cổ phiếu còn có thể bị thao túng giá, hiện làm giá có thể xảy ra trong khi xác định xu hướng Trong trường hợp đó, phân tích cơ bản sẽ rất khó khăn trong việc kiếm lợi nhuận.

Thứ ba, phân tích kỹ thuật quan tâm tới câu hỏi cái gì hơn là tại sao Các nhà phân tích kỹ thuật đặt toàn bộ sự chú ý của họ vào việc tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: giá hiện tại như thế nào và biến động giá trong quá ra sao Giá là kết quả cuối cùng trong trận chiến giữa cung và cầu Mục đích của phân tích kỹ thuật là dự đoán giá trong tương lai Bằng cách chú trọng vào giá và khối lượng giao dịch, các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng phương pháp trực tiếp Đối với nhà phân tích kỹ thuật, câu trả lời cho câu hỏi tại sao giá lại tăng chỉ đơn giản là người mua nhiều hơn người bán, cầu lớn hơn cung Xét cho cùng thì giá trị của bất kỳ tài sản nào cũng chỉ là những mức giá mà người ta sẵn long trả cho nó, đâu cần quan tâm tại sao Và cũng vì thế mà phân tích kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với những nhà đầu tư ngắn hạn hay lướt sóng.

Trong phân tích kỹ thuật, ta chú ý tới hai trường phái chính: trường phái phân tích cổ điển (với đại diện là lý thuyết Dow) và trường phái phân tích hiện đại (với đại diện là lý thuyết VSA).

Trường phái phân tích cổ điển – Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp được nhiều người biết đến về việc xác định xu hướng chính trên thị trường chứng khoán Nó được coi là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kỹ thuật trên thị trường

Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của phân tích cơ bản (là các thống kê hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp).

Mục đích chính của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính hay còn lại là sự dịch chuyển cơ bản của thị trường Một khi xu hướng đã được xác lập, thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến khi có sự đảo chiều xu hướng xảy ra Lý thuyết Dow liên quan đến phương hướng của một xu hướng và nó không có giá trị dự báo đối với khoảng thời gian hay phạm vi sau cùng của xu hướng.

Tìm hiểu về lý thuyết Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu tới chỉ số trung bình của thị trường Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống tuy nhiên một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần Thực tế cho thấy, khi thị trường lên giá thì giá của một số cổ phiếu tăng nhanh hơn giá của các cổ phiếu khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm nhanh chóng trong khi một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu hết các chứng khoán vẫn dao động theo cùng một xu thế chung. Để giải thích lý thuyết Dow một cách chính xác, rất cần thiết phải ghi chéo lại các mức giá đóng của danh mục và tổng số các giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam Và chúng ta quan tâm tới sáu nguyên lý cơ bản sau của lý thuyết Dow.

2.2.1 Sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

1) Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường

Những thay đổi trong các mức giá đóng cửa hàng ngày phản ánh một cách nhìn tổng quan và tình cảm của những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, cả những nhà đầu tư hiện tại và những nhà đầu tư tương lai Vì thế nó được giả định rằng qui trình này phản ánh tất cả hành động thị trường được biết đến và có thể dự đoán được Điều này có thể tác động tới mối quan hệ cung cầu của cổ phiếu trên thị trường Mặc dù hành động của nhà đầu tư là không thể dự đoán được, nhưng việc xảy ra các hành động này thì được đánh giá một cách nhanh chóng và cac hàm ý của các hành động này sẽ được phản ánh.

2) Thị trường có ba sự dịch chuyển

Trên thị trường chứng khoán có ba sự dịch chuyển cùng một lúc. a) Sự dịch chuyển chính:

Sự dịch chuyển quan trọng nhất là xu hướng chính, nói chung sự dịch chuyển này được biết đến như sự dịch chuyển đầu cơ giá lên hoặc thị trường đầu cơ giá xuống Những sự dịch chuyển này thường kéo dài từ ít hơn một năm đến vài năm.Thị trường đầu cơ giá xuống là một sự giảm giá kéo dài và sẽ ngừng lại khi có những sự phục hồi đáng kể trong giá cổ phiếu Thị trường đầu cơ giá xuống bắt đầu bằng việc từ bỏ những kỳ vọng mà theo đó các cổ phiếu được mua vào Giai đoạn thứ hai tiến triển khi có sự sụt giảm mức độ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận Thị trường giá xuống sẽ đạt tới đỉnh điểmkhi các cổ phiếu bị bán ra bất chấp dưới giá trị của chúng (bởi vì tình trạng suy giảm của những thông tin, hay bởi việc mua bán được ép buộc xảy ra, ví dụ như mua bán margin) Điều này thể hiện giai đoạn thứ ba của thị trường đầu cơ giá xuống.

Một thị trường đầu cơ giá lên là một sự dịch chuyển lên trên một cách rộng lớn, mức trung bình thông thường ít nhất 18 tháng, nó bị gián đoạn bởi các phản ứng thứ cấp Thị trường đầu cơ giá lên bắt đầu khi mức giá trung bình đã phản ánh thông tin được coi là tồi tệ nhất, và sự tin tưởng về tương lai bắt đầu phục hồi Giai đoạn thức hai của thị trường lên giá là phản ứng của những cổ phần đối với những cải thiện trong các điều kiện kinh doanh được biết đến, trong khi giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối cùng lại mở ra từ sự tin tưởng quá mức và sự đầu cơ những cổ phiếu đã tăng giá trên những dự đoán mà thông thường minh chứng tính không thực tế. b) Những phản ứng thứ cấp:

Phản ứng thứ cấp hay trung gian được định nghĩa như là một sự sụt giảm nghiêm trọng trong một thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá xuống, thường kéo dài ba tuần đến nhiều tháng (thường là ba tháng), trong suốt chu kì này, sự dịch chuyển nhìn chung thoái lúi từ 33% đến 66% mức thay đổi giá từ điểm kết thúc của phản ứng thứ cấp có trước Đôi khi một phản ứng thứ cấp có thể thoái lùi toàn bộ sự dịch chuyển trước đó, nhưng thỉnh thoảng sự dịch chuyển giảm trong khoảng 1/3 đến 2/3, và thông thường là mức 50% Vấn đề khó khăn nhất của những người theo lý thuyết Dow là làm sao để có thể phân biệt một cách chính xác giữa điểm đáy đầu tiên của xu hướng mới với sự dịch chuyển thứ cấp trong xu hướng đang tồn tại. c) Những sự dịch chuyển nhỏ:

Sự dịch chuyển nhỏ kéo dài vài giờ cho tới không quá ba tuần nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của những sự dịch chuyển chính cũng như sự dịch chuyển thứ cấp; nó không có giá trị dự báo đối với các nhà đầu tư dài hạn.Điều này thực sự quan trọng bởi vì các sự dịch chuyển trong ngắn hạn có thể bị thao túng ở một mức độ nào đó, không giống như các xu hướng chính hay thứ cấp

3) Những đường xu hướng chỉ ra sự dịch chuyển

Dow đã tập trung sự chú ý của mình vào những xu hướng chính, xu hướng mà ông ta cảm thấy thường xảy ra trong ba giai đoạn riêng biệt: giai đoạn tích lũy, giai đoạn tham gia công chúng và giai đoạn phân phối

Giai đoạn tích lũy thể hiện việc mua có hiểu biết của hầu hết các nhà đầu tư tinh thông Nếu xu hướng trước đó là xu hướng giảm thì các nhà đầu tư tinh thông nhận định rằng thị trường đang tiêu hóa những thông tin xấu

Giai đoạn tham gia công chúng là giai đoạn mà ở đó hầu hết các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật bắt đầu tham gia thị trường, xảy ra khi các mức giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và các tin tức kinh doanh được cải thiện. Giai đoạn phân phối xảy ra khi các báo bắt đầu đưa thông tin về những câu chuyện thị trường đầu cơ lên giá; khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn; và khi khối lượng có tính chất đầu cơ và sự tham gia của công chúng gia tăng Suốt giai đoạn này, những nhà đầu tư có hiểu biết như nhau đã bắt đầu tích lũy đến gần đáy thị trường đầu cơ giá xuống (khi không còn một ai khác muốn mua) bắt đầu phân phối trước khi bất kỳ người nào khác bắt đầu bán ra.

Tương tự cách tiếp cận Dow, Rhea định nghĩa một đường xu hướng như là một sự dịch chuyển giá từ 2 đến 3 tuần hoặc dài hơn, trong suốt thời kỳ này, sự biến động giá cả hai danh mục Industrial và Transportation dịch chuyển trong khoảng xấp xỉ 5% (tính trung bình) Một sự dịch chuyển như vậy chỉ ra rằng hoặc là tích lũy (cổ phiếu chạy vào tay những người mạnh, am hiểu thị trường và vì thế mà giá tăng) hoặc phân phối (cổ phiếu chạy vào tay những người yếu ớt và vì thế mà giá giảm). Một sự tăng lên trên giới hạn của đường xu thế chỉ ra sự tích lũy và những dự đoán giá cao hơn, và ngược lại Khi đường này xảy ra ở khoảng giữa của sự tăng giá chính, nó sẽ thực sự hình thành nên sự dịch chuyển thứ cấp dưới dạng đường ngang và nó sẽ bị đối xử tương tự.

4) Các mối quan hệ giá và khối lượng tạo ra nền tảng cơ bản

Mối quan hệ cơ bản là khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm Nếu khối lượng trở nên ứ đọng khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm, thì một lời cảnh báo rằng xu hướng chính sớm bị đảo chiều Nguyên tắc này chỉ được sử dụng như một thông tin nền tảng, bởi vì bằng chứng thuyết phục về sự đảo chiều xu hướng có thể chỉ được đưa ra theo giá của những mức trung bình tương ứng.

5) Hành động giá xác định xu hướng

Các dấu hiệu tăng được đưa ra khi những sự tăng giá liên tiếp tạo ra các đỉnh trong khi các đáy của sự giảm giá xen vào là cao hơn đáy trước đó Ngược lại, các dấu hiệu của sự giảm giá xuất phát từ một chuỗi các đỉnh và đáy giảm dần. Hình 2.1 đến 2.4 chỉ ra xu hướng tăng giá có tính chất lý thuyết bị phá vỡ bởi một sự phản ứng thứ cấp Trong hình 2.1 danh mục tạo ra một chuỗi ba đỉnh và đáy, mỗi một đỉnh hay đáy tương ứng cao hơn mức trước đó Danh mục tăng giá sau lần giảm thứ ba nhưng lại không thể vượt qua đỉnh thứ ba Sự giảm giá tiếp theo dẫn đến mức trung bình thấp hơn đáy trước đó, xác định dấu hiệu thị trường giá xuống, minh học ở điểm X

Lý thuyết Volume Spread Analysis – VSA

2.3.1 Giới thiệu sơ bộ về VSA

Khi thị trường chứng khoán ngày một phát triển, một số NĐT nắm giữ lượng tiền lớn trong tay (ta gọi là BBs) muốn thao túng thị trường, điều chỉnh giá cả lên xuống của một số cổ phiếu để tạo lợi nhuận cho bản thân Với những lý thuyết cũ, NĐT nhỏ lẻ, có kiến thức cũng không thể nhìn ra được hành động của họ vì sự trễ cũng như một số ràng buộc về áp dụng lý thuyết Hơn thế, việc thao túng cổ phiếu để tạo lợi nhuận của BBs chỉ diễn ra trong vài tuần, dài nhất cũng chỉ 2 -3 tháng, nên các lý thuyết phân tích cũ khó có thể nhạy bén để nắm bắt hành động của họ. Chính vì lý do để nhận biết và nắm bắt kịp thời hành động thao túng cổ phiếu (hay còn gọi là làm giá), lý thuyết VSA đã ra đời.

Người đặt nền móng cho VSA là R.Wyckoff từ những năm đầu1930 Wyckoff bắt đầu với giả thiết về Giá/ Khối lượng/ Thời gian cho một bức tranh tổng quan về cung cầu trên thị trường của “Dòng tiền thông minh” (Smart money) Theo ông, VSA có ba nguyên tắc cơ bản đó là:

- Giá và khối lượng (Price and volume)

- Nguyên nhân và kết quả (Cause and effect)

- Nỗ lực và kết quả (Effort and result)

Cho tới những năm 1970, Tom Willams, người có 15 năm trong nghề đầu tư đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển VSA Và ông đã thành công trong việc sử dụng

VSA để đầu tư trên thị trường cổ phiếu, tiền tệ và hàng hóa Ông nghiên cứu và sử dụng VSA thông qua Giá/ Khối lượng/ Sự giao động của giá trong phiên (Price/ Volume/ Spread).

2.3.1.2 Giả thiết căn bản của lý thuyết VSA

Nghiên cứu VSA có nghĩa là ta nghiên cứu thị trường dựa vào sự chuyển động cơ bản của “Dòng tiền thông minh” – Smart money, hay nói cách khác là các Bigboys – BBs.

Thị trường sẽ chuyển động theo bốn giai đoạn sau:

1 Giai đoạn tích lũy (Accumulation)

2 Giai đoạn đẩy giá cổ phiếu (Markup)

3 Giai đoạn phân phối (Distribution)

4 Giai đoạn giảm giá cổ phiếu (Markdown)

Chúng ta sẽ tạm hiểu sự chuyển động của thị trường qua bốn giai đoạn đó như sau

BBs sẽ gom cổ phiếu khi giá rẻ trong giai đoạn tích lũy Sau đó là giai đoạn đẩy giá cổ phiếu, làm cho giá cổ phiếu tăng lên cao Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ chú ý vào những cổ phiếu tăng giá này và bắt đầu mua vào Và khi đoạn phân phối cổ phiếu của BBs Khi giá càng ngày càng tăng mạnh, nhà đầu tư nhỏ lẻ ham lợi, cang lao vào nhiều hơn nữa Và họ sẽ là những người cuối cùng nắm giữ cổ phiếu Khi quá trình phân phối hoàn tất, BBs nhanh chóng làm giá cổ phiếu xuống mức giá thấp và những nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ là những người bị kẹp cổ phiếu ở mức giá cao Cuối cùng BBs lại thêm nhiều tiền và họ lại bắt đầu thu gom cổ phiếu ở mức giá thấp Một chu kì mới lại tiếp diễn.

Một điều cần chú ý là trước khi bạn bắt đầu tiến hành các phân tích, ta sẽ cần phải xem xét lại tất cả các hành động giá có liên quan thông thường là trong vòng vài tháng trở lại Một đồ thị giá mô tả sự biến động của giá trong một chu kỳ xác định Một trong những khung thời gian phổ biến nhất hay được sử dụng là đồ thị ngày Những nhà đầu tư dạng siêu lướt sóng có thể sử dụng các dạng đồ thị có khung thời gian nhỏ hơn rất nhiều (tính bằng phút) Phần khối lượng thường được vẽ dưới dạng biểu đồ ở dưới đồ thị giá Trong đồ thị thời gian thực, khối lượng được thể hiện là khối lượng giao dịch thực tế.

Một vấn đề cần quan tâm đó là chỉ số đó đã diễn ra trong khoảng thời gian nào đang được quan sát.

Tất cả các thị trường đều hoạt động có tính chất chu kỳ, và mang tính chất nhân – quả Việc xem xét một chu kỳ dài có thể phát hiện ra những biến động lớn của thị trường và ngược lại, những biến động nhỏ hơn có thể được phát hiện qua nghiên cứu 1 chu kỳ ngắn.

Khối lượng độc lập ít có ý nghĩa trong việc phân tích, cái mà chúng ta cần quan tâm là sự tương quan của 1 nhóm các khối lượng

Ngay sau khi đã nhận ra sự liên quan giữa sự biến động của các khối lượng, bạn cần tìm hiểu thị trường sẽ phản ứng thế nào trước những sự biến động này. Ngoài ra còn 1 vấn đề đáng lưu tâm là sự biến thiên – hay khoảng cách của giá trong chu kỳ ( khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa, giá cao nhất với giá thấp nhất)- bạn sẽ nghĩ gì nếu 1 phiên mà giá mở cửa là giá sàn sau đó đến khi đóng cửa lại suýt lên trần, hoặc 1 phiên mà cứ khi nào giá lên trên tham chiếu thì lại có 1 lô lệnh bán cực lớn đưa giá về đỏ? Và đặc biệt có sự biến động bất thường nào đằng sau nó hay không? Và liệu đằng sau sự biến động bất thường đó có bàn tay của BBs tham gia hay không?

Như vậy, chúng ta cũng thấy được mục đích của VSA là cố gắng tìm ra hướng đi của BBs bằng cách phân tích giá và sự biến động của giá trong ngày

2.3.2 Tại sao VSA lại hiệu quả?

Như ta đã biết, giá trên mọi thị trường đều dịch chuyển dựa vào sự dịch chuyển của Cung – Cầu Trên thị trường chứng khoán cũng vậy Nếu Cung lớn hơn Cầu thị trường sẽ Down, còn nếu Cầu lớn hơn Cung thị trường sẽ Up.

Tuy nhiên, qui luật Cung – Cầu trên thị trường chứng khoán thường không đơn giản như lý thuyết, đặc biệt là thị trường mới phát triển như thị trường chứng khoán Việt Nam

Trên thị trường, ta sẽ thấy có ba xu hướng chính: xu hướng lên (Uptrend), xu hướng xuống (Downtrend) và xu hướng đi ngang (Sideway) VSA sẽ chỉ xem xét đến thị trường có xu hướng rõ ràng (Uptrend và Downtrend)

Trong uptrend, số lượng mua sẽ lớn hơn số lượng bán Tuy nhiên, lượng mua này không phải là nhân tố quan trọng nhất để làm giá tăng Một Uptrend thực sự xảy ra khi không có lượng bán mạnh tham gia Khi không có lượng bán mạnh để làm dừng đà tăng của thị trường, thị trường tiếp tục Up Một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết là lượng mua lớn trong một phiên giảm mạnh với khối lượng giao dịch tăng đột biến

Còn một Downtrend thực sự xảy ra khi không có lượng mua hỗ trợ cho giá Sự hỗ trợ này đến từ sự mua vào của BBs Nhưng họ đã bán hết cổ phiếu trước đó, trong lúc giá tăng với khối lượng cũng tăng mạnh Vì thế mà giá cổ phiếu cứ thế tiếp diễn cho đến khi chu kì giảm kết thúc.

Sử dụng phân tích kỹ thuật trên TTCKVN

2.4.1 Các giai đoạn phát triển của TTCKVN và tâm lý NĐT

Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời

Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.

Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005 Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).

VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam VN - Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động

Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết

Công thức tính chỉ số VN - Index:

Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100

Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i

Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i

Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i

Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i

 Các giai đoạn phát triển của TTCKVN và tâm lý NĐT trong từng giai đoạn

1) Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán.

Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.

2) Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.

Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật

Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm Với HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm.

3) Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.

Giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm 2007 Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2 sàn giao dịch đều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và Hastc – Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch

Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ Tháng 4/2007 đến đầu Tháng 9/2007

Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt Một đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài (từ cuối Tháng 3 đến đầu Tháng 9) Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng Giai đoạn này, các NĐTNN cũng tỏ ra khá thờ ơ khi lượng giao dịch của khối này trên cả 2 sàn giao dịch đều sụt giảm mạnh Giá trị giao dịch bình quân của khối NĐTNN trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm

Giai đoạn phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm

Thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9 đến cuối Tháng 10/2007 Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là các mã cổ phiếu blue – chip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì đã mất trong 6 tháng giữa năm, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3 Trong giai đoạn này, VNIndex đã có những phiên giao dịch vượt lên trên ngưỡng 1.100 điểm (1.106,6 điểm vào ngày 3/10/2007), Hastc – Index cũng gần chạm trở lại ngưỡng

400 điểm (393,59 điểm ngày 01/10/2007) Tuy nhiên, Thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối năm Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch VNIndex giảm xuống dưỡi ngưỡng điểm 1.000 và chỉ xoay quanh mốc 900 điểm, với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế.

4) Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.

Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác động từ tác động của kinh tế vĩ mô

Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.

Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK

Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Phục hồi trong ngắn hạn

VNIndex và Hastc-Index liên ti ếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có đư ợc những chuỗi tăng điểm kéo dài Đây cũng là giai đoạn thị trư ờng hoạt động sôi động nhất Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch v à giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52% Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên.

PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HIỆN ĐẠI (VSA) VÀ TÂM LÝ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Tâm lý nhà đầu tư dưới góc nhìn của lý thuyết VSA

Trên thị trường chứng khoán, chúng ta chia ra làm hai loại nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư chuyên nghiêp và nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp Hoạt động mua bán trên thị trường diễn ra trên hai đối tượng này Khi cổ phiếu bắt đầu tăng giá thì tất cả các nhà đầu tư đều có xu hướng lao vào mua theo giống như bầy cừu đi theo con đầu đàn Là con người, chúng ta gần như mặc định là sẽ hành động với những gì mà chúng ta nghĩ là phù hợp, tuy nhiên khi đứng trước những rủi ro hay cơ hội thì đa số chúng ta lại hành động với sự suy đoán gần như bản năng Các nhà đầu tư chuyên nghiệp là những người hiểu sâu sắc và tận dụng triệt để tâm lý đám đông để lựa chọn thời điểm tốt nhất nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất Trong cuộc chơi này, nhà đầu tư chuyên nghiệp là những bầy sói và các nhà đầu tư nhỏ lẻ chính là những con cừu non bị làm thịt Cho dù các hành vi của con người có thể thay đổi nhưng những quá trình này luôn xuất hiện trong thị trường tài chính Điều cần thiết đối với bạn, là một người đầu tư, đó là phải tỉnh táo trước các hoạt động mang tính bản năng bầy đàn.

Có hai nguyên lý trong thị trường chứng khoán làm thị trường đảo chiều Cả hai nguyên lý này đều đúng cả trong những chuyển động nhỏ hay chuyển động lớn của thị trường.

1) Đám đông sẽ hoảng loạn nếu có một cú lao dốc đáng kể trong thị trường ( thông thường là đi kèm tin xấu) và theo bản năng đám đông sẽ bán cổ phiếu Để tránh tác động của tâm lý đám đông, là một người đầu tư, bạn phải tự hỏi bản thân mình “những tổ chức và những nhà đầu tư lớn, những người chuyên nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng để hấp thụ cổ phiếu tại mức giá này hay chưa?” nếu họ đã sẵn sàng thì đó là một tín hiệu tốt cho thị trường có thể tăng giá.

2) Khi thị trường tăng được một giai đoạn thì đám đông trở nên hoang mang là sẽ lỡ mất một con sóng tăng, vì thế họ sẽ mua đuổi theo, thông thường sự mua đuổi này thường diễn ra khi có tin tốt Họ đã mua và và còn mong muốn mua thêm nữa Khi diễn ra tình trạng này, bạn phải tự hỏi bản thân mình “có phải là các tổ chức, các nàh đầu tư chuyên nghiệp đang bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ?” Nếu đúng như thế, sẽ có những dấu hiệu của sự yếu đi sau khi họ bán hàng?

Nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ tách bản thân ra khỏi đám đông và trở thành một con sói đi săn thực thụ chứ không phải là nạn nhân Họ hiểu và nhận ra các nguyên lý dẫn dắt thị trường và tránh không bị mê muội bác các tin tức dù đó là tin tốt hay tin xấu, họ cũng tránh xa các khuyên nghị và lời khuyên của các môi giới hay từ bạn bè Khi thị trường có hiện tượng shake-out (rơi khỏi hỗ trợ) trong ngày có tin xấu, họ sẽ quyết định mua vào Khi tin tốt được đưa ra, đám đông mua vào thì đó là lúc họ bán cổ phiếu ra.

Nếu bạn quyết định tham gia thị trường chứng khoán thì đó là bạn đã lao vào một thị trường mà có những người hết sức thông minh và sắc bén tham gia Muốn thành công, bạn chỉ có một con đường là đầu tư cùng những người chuyên nghiệp, những người giữ dòng tiền trên thị trường, nghĩa là bạn phải học các xác định các thức vận động của Cung và Cầu trong từng thời kỳ khác nhau, điều kiện khác nhau. Nếu bạn có thể nhận ra và mua khi nhà đầu tư chuyên nghiệp mua (tích lũy hoặc tái tích lũy) và bán khi họ bán ( phân phối hoặc tái phân phối) thì bạn bước lên bục dành cho những người thành công Hiểu và ứng dụng được VSA, bạn sẽ dễ dàng làm được điều đó – năm bắt Cung-Cầu của cổ phiếu trong một giai đoạn nhất định và chỉ đi theo hướng đi của những người chuyên nghiệp, những người nắm giữ dòng tiền của cổ phiếu đó thông qua khối lượng giao dịch của chính cổ phiếu đó.

Khối lượng giao dịch và tầm quan trọng của khối lượng trên thị trường

3.2.1 Các khái niệm về khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch (gọi tắt là khối lượng) là một trong những công cụ quan trọng trong PTKT để: Xác định hướng di chuyển của đường giá, đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư Việc phân tích khối lượng giao dịch là một công việc cần thiết vì chức năng cơ bản nhất của phương pháp phân tích khối lượng là nhằm khẳng định các tín hiệu về giá cả Việc dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai không chỉ đơn thuần dựa vào sự biến động giá mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không thể thiếu được khối lượng giao dịch hàng ngày Khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư, khối lượng giao dịch hàng ngày là mục tiêu đầu tiên để xem xét nhu cầu về loại cổ phiếu đó Khối lượng giao dịch được tính chung cho toàn thị trường và cũng được tính riêng cho từng loại cổ phiếu

Chúng ta đều biết rằng: “Quan hệ cung cầu xác định giá cả trên thị trường”.Khi cả hai bên mua bán đều có thái độ tích cực với xu hướng thị trường thì khối lượng sẽ tăng khi giá chuyển động theo xu hướng và sẽ giảm khi giá vận động ngược chiều xu hướng.

Có thể tìm hiểu quan hệ cung cầu liên quan tới khối lượng giao dịch theo các hình thái thị trường cụ thể như sau:

 Không ai mua – chẳng ai bán:

Thị trường đóng băng, không giao dịch hoặc giao dịch với khối lượng rất nhỏ.

 Có người mua – không ai bán (cầu lớn hơn cung):

Khối lượng mua vào lớn nhưng lượng bán ra không có hoặc rất nhỏ khiến cho khối lượng giao dịch thành công thấp.

 Có người bán – không ai mua (cung lớn hơn cầu):

Khối lượng bán ra lớn nhưng không có lượng mua vào hoặc rất nhỏ khiến cho khối lượng giao dịch thành công cũng thấp.

 Có người mua, người bán (cung cầu cân bằng):

Khối lượng giao dịch thành công rất lớn.

Còn đối với VSA, khối lượng giao dịch được chia làm ba nấc:

 Khối lượng giao dịch rất cao nếu KLGD hôm nay > 3 lần KLGD trung bình trong 30 phiên.

 Khối lượng giao dịch cao nếu KLGD hôm nay > 1.5 lần KLGD trung bình trong 30 phiên.

 Khối lượng giao dịch thấp nếu KLGD hôm nay < 0.7 lần KLGD trung bình trong 30 phiên.

Nói tóm lại, KLGD chỉ ra các hành động mua bán trong một giai đoạn nào đó.

Việc xét KLGD phải so sang trong một giai đoạn nhất định.

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch và xu hướng của thị trường cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhay Thị trường có ba xu hướng chính: có xu hướng gồm xu hướng đi lên và xu hướng đi xuống, không có xu hướng (sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần sau) Và ở mỗi thị trường, KLGD lại mang ý nghĩa khác nhau và cho những dấu hiệu khác nhau.

Thị trường không có xu hướng:

Dù khối lượng giao dịch lớn hay nhỏ cũng rất khó xác định được xu hướng thị trường khi đó cần theo dõi chặt chẽ mọi biến động của thị trường đồng thời kết hợp với các phương pháp PTKT khác.

Thị trường có xu hướng:

 Khối lượng xác nhận hướng di chuyển của đường giá: ãKhi giỏ cả tăng giảm kốm theo khối lượng lớn: đường giỏ được xỏc định ãKhi giỏ tăng giảm với khối lượng nhỏ: đường giỏ di chuyển quỏ yếu hoặc chưa rừ ràng

 Tầm quan trọng của khối lượng khi phân tích hướng đi của đường giá:

Khi khối lượng tăng đột ngột và đủ lâu đồng thời giá cũng tăng – giảm đột ngột thường dẫn tới hai trạng thái trái ngược nhau:

 Nếu giá tăng và khối lượng tăng:

Thị trường đang ở trạng thái tăng nhưng sau đó sẽ giảm vì bên mua đã mua đủ trong khi không ai bán.

 Nếu giá giảm và khối lượng tăng:

Mọi người đều không muốn giữ cổ phiếu, đồng loạt bán ra khiến cho bên bán áp đảo bên mua.

 Khối lượng xác nhận tương quan mua bán:

-Khi giá cả biến động có xu hướng, có thể căn cứ vào khối lượng phán đoán xem ai làm chủ thị trường:

 Nếu giá cả tăng và khối lượng tăng:

Bên mua làm chủ thị trường xu hướng tăng giá tiếp tục

 Nếu giá cả giảm và khối lượng tăng:

Bên bán làm chủ thị trường Xu hướng giảm giá tiếp tục.

-Mặt khác, có thể căn cứ vào khối lượng để phát hiện bên chi phối thị trường không còn quan tâm tới xu hướng giá cả:

 Nếu giá cả tăng và khối lượng giảm:

Người mua không còn quan tâm tới thị trường khiến cho xu hướng tăng đã tới lúc suy giảm

 Nếu giá cả giảm và khối lượng giảm:

Người bán không còn quan tâm tới thị trường và xu hướng xuống giá sẽ sớm chấm dứt.

Tiếp đến, ta xem xét mối quan hệ của KLGD với sự biến động giá

 Khi giá cả ổn định:

 Khi giá cả ổn định với khối lượng lớn:

- Bên chi phối thị trường mất dần khả năng chi phối

- Người mua bắt đầu mua tại điểm kết thúc xu hướng xuống

- Người bán bắt đầu bán mạnh tại điểm kết thúc giá lên Những động thái trên khiến cho thị trường sẽ đảo chiều.

 Khi giá cả ổn định với khối lượng nhỏ:

- Cả hai bên mua bán đều không tích cực giao dịch

- Xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn

 Khi giá cả biến động:

 Giá cả không bao giờ tăng giảm một cách tính cờ:

- Giá tăng khi có một lượng mua lớn, thường thấy:

Khối lượng tăng và giá tăng theo: các tổ chức lớn đang tích cực mua vào.

Khối lượng tăng và giá giảm: các tổ chức bán ra

Nếu khối lượng rất nhỏ: chứng tỏ người bán đông hơn người mua Vì vậy khối lượng giao dịch khi giá lên thường lớn hơn lượng giao dịch khi giá xuống.

Hiện tượng này không báo hiệu thị trường sẽ đảo chiều

 Khi khối lượng thấp kèm theo giá tăng nhẹ:

Thị trường thường đảo ngược xu hướng khiến giá giảm.

 Khi giá cả tăng với khối lượng nhỏ:

- Khi có đủ điều kiện bán, bên bán sẽ bán ra và bên mua cũng sẽ mua vào khiến cho lượng giao dịch lớn

- Tới khi bên mua ngừng mua (vì giá đã khá cao) làm cho lượng giao dịch thành công không thể tăng đột biến.

 Khi giá cả giảm với khối lượng nhỏ:

- Khi đủ điều kiện mua, người mua bắt đầu mua vào nên lượng giao dịch cao khiến cho tốc độ giảm giá chậm lại hoặc giá sẽ tăng.

- Tới khi bên bán ngừng bán (sợ bản thân bị hớ) làm cho lượng cung giảm khiến cho lượng giao dịch thành công cũng không thể tăng đột biến được.

 Khi khối lượng và giá cả tăng giảm đột ngột:

- Nếu khối lượng tăng đột ngột: Phải tìm hiểu kỹ thị trường mạnh hay yếu.

- Nếu giá cả đột ngột tăng mạnh

Khi giá cả đột ngột tăng mạnh kèm theo khối lượng lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình thì giá thường tiếp tục biến động theo hướng đó Sau một thời gian tăng sẽ có một ngày khối lượng đạt tới đỉnh điểm Sau đó, giá sẽ đổi chiều, đi xuống vì khối lượng không còn đủ lớn để giá tiếp tục theo hướng cũ.

Ngoài ra còn rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch

 Khối lượng giao dịch của chính công ty phát hành:

Hiện tượng mua lại cổ phiếu của chính các công ty phát hành (khoảng 10%) có ảnh hưởng tích cực.

-Giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành nên lợi tức tăng

-Giá cổ phiếu sẽ tăng

 Công ty phát hành thêm cổ phiếu:

Thường có ảnh hưởng tiêu cực:

-Cổ phiếu bị “pha loãng”

-Giá cổ phiếu sẽ giảm (theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào số lượng phát hành thêm).

 Hiện tượng mua bán trong nội bộ công ty:

- Mua: hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai

- Bán: chúng ta nên xem xét và tìm hiểu thêm về sức mạnh của cổ phiếu tất nhiên chưa phải là tín hiệu để bán ra.

Trước hết, chúng ta sẽ xem xét đến một vài nguyên lý của phân tích khối lượng Như ta biết, các phương pháp phân tích khối lượng đều dựa vào sự biến đổi khối lượng giao dịch cụ thể trên thị trường Dựa theo xu hướng đồ thị, phương pháp phân tích khối lượng căn cứ vào hai yếu tố cơ bản:

• Sự xuất hiện phân kỳ âm và phân kỳ dương

• Tốc độ thay đổi đột biến về khối lượng giao dịch trên thị trường.

-Khi xuất hiện phân kỳ dương: dự đoán xu hướng tăng

-Khi xuất hiện phân kỳ âm: dự đoán xu hướng giảm

-Khi khối lượng thay đổi đột biến: dự đoán xu hướng thị trường sẽ thay đổi

Vì vậy, thường dùng đồ thị giá và các chỉ số để phát hiện các hiện tượng trên. Bên cạnh đó, ta cũng sử dụng đồ thị giá để phân tích và hiểu rõ hơn về khối lượng Chúng ta cũng biết những khái niệm cơ bản nhất của đồ thị giá:

-Đồ thị giá cho ta một cái nhìn tổng thể về sự thay đổi: giá cả và khối lượng trong một khoảng thời gian nhất định.

-Đồ thị giá là sự minh hoạ bằng hình ảnh về giá cả - khối lượng trong quá khứ và sự biến động của chúng là những manh mối về xu thế thị trường trong tương lai Những dự đoán qua đồ thị giá:

-Khối lượng giao dịch tăng thường diễn ra trước khi giá tăng

-Giá tăng đột ngột thường tuân theo quy luật đồng thời tạo ra các mô hình đặc biệt trên đồ thị giá.

-Những mô hình trên thường xuất hiện khi thị trường có điều chỉnh Chúng được tạo ra ngay trước khi cổ phiếu phá vỡ những mức giá cũ để bắt đầu tạo ra những mức giá mới cao hơn nhiều.

-Khi cổ phiếu phá vỡ mức giá cũ, khối lượng sẽ tăng (tối thiểu 50%) trên khối lượng giao dịch trung bình.

-Khối lượng ngày hôm trước tăng và giá tăng: tín hiệu tốt

-Khối lượng ngày hôm trước tăng và giá giảm: tín hiệu xấu

-Nếu cả hai, khối lượng và giá cả đều giảm: không có hiện tượng bán tháo. Ngoài ra, ta còn sử dụng các chỉ số để phân tích khối lượng giao dịch của cổ phiếu Người ra thường dùng các chỉ số cân bằng khối lượng (OBV) và chỉ số lưu lượng tiền (MFI) để phân tích một cách cụ thể:

• Chỉ số cân bằng khối lượng (OBV)

Chỉ số cân bằng khối lượng là sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch và giá cả. nó có tác dụng đo lường sự di chuyển của đường giá: mạnh, yếu hay chưa rõ ràng. OBV là đồ thị cho thấy sự tổng tích luỹ khối lượng của những ngày tăng giá so với khối lượng ngày giảm giá Nếu một ngày thị trường đóng cửa với giá tăng thì khối lượng ngày hôm đó sẽ được cộng vào số tổng tích luỹ của ngày hôm trước Vào ngày đóng cửa với giá giảm thì sẽ lấy tổng tích luỹ ngày hôm trước trừ đi khối lượng của ngày hôm đó Theo thời gian, thì OBV sẽ cho thấy xu hướng là tăng hay là giảm Nếu xu hướng là tăng, điều đó cho thấy tổng khối lượng của những ngày tăng nhiều hơn tổng khối lượng của những ngày giảm giá Đấy là dấu hiệu tốt Còn nếu đường OBV giảm xuống, đó chính là dấu hiệu thị trường suy giảm. Ý nghĩa chỉ báo OBV Đường OBV thường được vẽ dọc theo đáy của đường giá Cách vẽ này dùng để đảm bảo rằng đường giá và đường OBV đang ở cùng xu hướng Nếu giá tăng, nhưng đường OBV đi ngang hoặc giảm thì điều đó nói lên rằng không có đủ khối lượng để hỗ trợ cho giá tăng thêm nữa Trong trường hợp này, sự phân kỳ giữa đường giá tăng và đường ngang hoặc giảm của OBV là một cảnh báo xấu

Sự vượt rào của OBV

Trong giai đoạn đi ngang của giá, khi xu hướng thị trường chưa rõ ràng, đường OBV đôi khi sẽ vượt rào trước tiên và cung cấp dấu hiệu rất sớm về hướng đi sắp tới của đường giá Sự vượt rào đi lên của đường giá sẽ làm những nhà đầu tư chú ý và họ sẽ vừa tìm hiểu vừa theo dõi sát sao thị trường hoặc cổ phiếu Tại đáy của thị trường, sự vượt rào đi lên của On - Balance Volume đôi khi là một báo hiệu sớm về một xu hướng tăng

•Chỉ số lưu lượng tiền (MFI)

Phân tích tâm lý đầu tư thông qua khối lượng và biến động giá

Như ta đã biết, BBs luôn làm cho giá cổ phiếu vận động theo bốn giai đoạn cơ bản: Giai đoạn tích lũy, giai đoạn đẩy giá, giai đoạn phân phối và giai đoạn xuống giá của cổ phiếu Ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng giai đoạn và tâm lý của BBs cũng như các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường.

3.3.1.1 Giai đoạn tích lũy (Accumulation)

Giai đoạn tích lũy là quá trình mà BBs cố gắng thu gom một số lượng cổ phiếu lớn ở mức giá thấp nhất có thể Quá trình này được diễn ra hết sức tinh vi và khéo léo, khiến chúng ta khó có thể nhận ra được Khi đó, một khối lượng cổ phiếu lớn được BBs thu gom lặng lẽ, làm cho số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường giảm đi và cầu về cổ phiếu tăng lên

Giai đoạn này thường xảy ra quá trình đi ngang của giá cổ phiếu Giá cổ phiếu chỉ giao động trong một kênh kháng cự và hỗ trợ BBs sẽ không để giá vượt khỏi đường kháng cự cũng như bị rơi khỏi đường hỗ trợ cho đến khi gom đủ số cổ phiếu cần thiếu hay nói cách khác, cung về cổ phiếu gần như không còn nữa Vì thế mà quá trình đi ngang này thường có khối lượng giao dịch không nhiều.

Vậy phải làm thế nào để ta có thể biết được các cổ phiếu đang trong quá trình tích lũy? Chúng ta cần nhớ rằng quá trình tích lũy là quá trình BBs thu gom cổ phiếu với mức giá rẻ, vì thế trong giai đoạn này, cổ phiếu giao dịch với khối lượng ít Các BBs tìm mọi cách để gom được cổ phiếu giá rẻ, ghìm giá cổ phiếu, vì vậy giá cổ phiếu sẽ giao động trong biên độ hẹp trong ngày Để giá cổ phiếu chỉ có thể giao động trong kênh hỗ trợ và kháng cự, khi giá cổ phiếu chạm đến hai đường này, các BBs phải điều chỉnh hành vi của mình Cụ thể là khối lượng khớp sẽ rất thấp ở đường hỗ trợ và sẽ tăng lên khi gặp kháng cự Thêm vào đó, để tránh rủi ro, thời gian giao dịch trong giai đoạn này sẽ không quá dài, chỉ diễn ra trong vài tuần, khi lượng cổ phiếu gom đủ với mức giá thấp nhất mà BBs có thể chấp nhận được Trong quá trình tích lũy, sẽ có những đợt shakeouts Các BBs sẽ cho giá cổ phiếu xuống dưới đường hỗ trợ nhằm mục đích làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ sợ hãi và vội vàng bán cổ phiếu ra Và lúc đó, các BB lại có cơ hội gom cổ phiếu với giá rẻ Ngay sau đó, phiên giao dịch tiếp theo, cổ phiếu sẽ nhanh chóng quay trở lại ngưỡng hỗ trợ và tiếp tục quá trình đi ngang Trong quá trình này, cổ phiếu có thể giao động trong các mô hình tạo đáy khác như mô hình hai đáy, mô hình ba đáy, vai đầu vai…

Khi số cổ phiếu đã được gom đủ, các BB sẽ bắt đầu cho giai đoạn tiếp theo,giai đoạn đẩy giá cổ phiếu.

3.3.1.2 Giai đoạn đẩy giá cổ phiếu (Markup)

Một ngày nào đó, giá cổ phiếu vượt khỏi đường kháng cự với khối lượng giao dịch lớn và giai đoạn đẩy giá cổ phiếu bắt đầu Giá cổ phiếu liên tiếp tạo đáy mới cao hơn đáy cũ, giá đóng cửa cũng gần hơn với giá cao nhất trong ngày và giá cổ phiếu càng ngày càng tăng với khối lượng giao dịch sụt giảm Điều đó chứng tỏ lượng cung cổ phiếu đã giảm Theo đúng qui luật cung - cầu, cung cổ phiếu giảm, lượng hàng trở nên khan hiếm, cầu về cổ phiếu tăng và giá cổ phiếu tăng lên cũng là một điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, tất cả đều nằm trong kịch bản của các BBs, những người đang nắm giữ lượng cổ phiếu lớn với giá rẻ, hay nói cách khác, gần như chi phối lượng cung cổ phiếu của thị trường Vì thế, họ sẽ cố gắng đẩy giá cổ phiếu lên mức giá để họ có được mức lợi nhuận tối đa.

Trong giai đoạn này, ta cần chú đến phiên giao dịch giá Breakout về cả khối lượng cũng như biến động giá Khối lượng giao dịch trong phiên này tăng nhưng không được tăng quá nhiều nếu khối lượng tăng quá mạnh thì có nghĩa là, BBs chưa gom được hết lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường, lượng cung cổ phiếu vẫn còn nhiều, và khả năng giá sẽ tiếp tục giảm lại vào kênh tích lũy, chờ đợi một cú breakout khác Giá cổ phiếu trong phiên này cũng phải đóng cửa gần mức giá cao nhất Nếu giá đóng cửa gần điểm thấp nhất cộng với khối lượng lớn thì có nghĩa là lượng hàng bán ra vẫn còn nhiều, BBs chưa đủ khả năng để dẫn dắt giá cổ phiếu và giá cổ phiếu có thể sẽ quay trở lại giai đoạn tích lũy

Phiên giao dịch breakout được coi là thành công khi khối lượng giao dịch tăng khoảng 150% và giá đóng cửa gần mức cao nhất trong ngày Và tiếp theo đó, BBs sẽ đẩy giá cổ phiếu, làm giá cổ phiếu tăng đến mức giá dự kiến của họ Trong giai đoạn này, khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và khối lượng sẽ giảm khi có sự điều chỉnh giảm Giá tăng trong giai đoạn này khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ kì vọng giá sẽ còn tăng nữa nên họ sẽ mua vào Còn đối với BBs thì ngược lại, họ sẽ thoát dần hàng ra Vì thế khối lượng lượng trong những phiên này thường cũng tăng cùng theo giá, tưởng như đang ủng hộ xu thé thế tăng giá của cổ phiếu Những phiên giá giảm nhưng cũng kèm theo đó là khối lượng giảm chỉ là những phiên BBs tạo cảm giác như giá cổ phiếu đang giao dịch bình thường (có phiên giảm phiên tăng) nhưng sẽ không ra hàng vào những phiên giảm điểm này Lúc này, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn kì vọng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng hơn nữa nên sẽ tranh thủ mua khi điều chỉnh giảm Quá trình này vẫn cứ tiếp tục cho đếnn khi giá tăng mạnh kèm theo khối lượng tăng mạnh Đây là thời điểm các BB bắt đầu bán cổ phiếu của họ ra một cách quyết liệt (khối lượng tăng mạnh) để cho những người mới đến ôm cổ phiếu ở giá trên cao Và sau đó, sẽ là quá trình phân phối cổ phiếu của họ.

3.3.1.3 Giai đoạn phân phối (Distribution)

Quá trình phân phối là quá trình BB bán cổ phiếu của họ đang nắm giữ với mức giá cao nhất có thể.

Sau khi cổ phiếu tăng được một thời gian, chúng ta có thể thấy khối lượng ít đi, độ biến động giá cũng ít Tốc độ tăng giá của cổ phiếu bắt đầu có dấu hiệu giảm dần Và đây là dấu hiệu cầu bắt đầu cạn kiệt Người mua không chịu mua ở mứa gía cao còn người bán vẫn còn lưỡng lự, chưa muốn bán ra vì còn chờ đợi một mức giá cao hơn nữa Và đây là lúc BBs bắt đầu bán dần cổ phiếu của mình

Trước khi BBs bán hết hàng, giá cổ phiếu sễ được giữ ở một mức nhất định để không gây nên sự sợ hãi Trong quá trình này, ta có thể gặp các mô hình hai đỉnh hay vai đầu vai…

Quá trình phân phối cũng khó nhận biết vì nhiều khi nó lại là quá trình tái tích lũy để đạt một mức cao mới Trong giai đoạn này, giá vẫn có thể giao động trong một kênh hỗ trợ và kháng cự Để phân biệt quá trình tích lũy hay phân phối, ta dựa vào khối lượng và sự biến động giá trong ngày của cổ phiếu Trong quá trình tích lũy thường xuất hiện những đợt shakeout, còn trong quá trình phân phối thường xuất hiện những upthrust bars Đặc biệt trong quá trình phân phối cần chú ý không bị lừa bởi sự breakout khỏi kênh giao dịch của giá Nhiều khi đây chính là climax move, nếu gặp phải trường hợp này, chúng ta sẽ là những người ôm cổ phiếu trên đỉnh Nhưng đôi lúc đây lại là một sự bắt đầu của quá trình tăng giá mới Vì thế, chúng ta cần phải chú ý tới sự thay đổi của giá và khối lượng giao dich của cổ phiếu.

3.3.1.4 Giai đoạn giảm giá (Markdown)

Sau khi BBs đã thoát bớt phần lớn số lượng cổ phiếu họ có, sẽ dẫn đến quá trình giảm giá cổ phiếu Một phiên giao dịch nào đó, bỗng nhiên lượng cung ồ ạt được bán ra Đầu phiên giao dịch có thể lượng cầu vẫn nhiều nhưng sau đó lượng cung vẫn nhiều nhưng sau đó lượng cung bán ra ồ ạt, áp đảo lượng cầu, giá cổ phiếu giao động mạnh trong ngày BBs sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm rất nhanh, hay xả hàng một cách quyết liệt, khiến lượng cung tăng lên rất mạnh Tuy nhiên, với tâm lý đợt giá lên cao hơn nữa để bán, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn còn lưỡng lự chưa bán ra và sẽ bị kẹp với đống cổ phiếu của mịnh

Trong quá trình này, chúng ta vẫn thấy những phiên tăng giá nhẹ, xen kẽ những phiên giảm giá của cổ phiếu Đây cũng là một trong những kế hoạch của

BBs, đôi lúc sẽ đánh lừa những nhà đầu tư nhỏ lẻ, khiến họ nhầm tưởng giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng và mua vào để kì vọng giá tăng hơn nữa Tuy nhiên, một điều ta có thể nhận biết được trong giai đoạn này là khi giá tăng thì khối lượng sẽ giảm còn khi giá giảm thì khối lượng sẽ tăng.

Như vậy, qua bốn giai đoạn của giá cổ phiếu như đã nêu trên, chúng ta thấy được, BBs thu được lợi nhuận khá lớn khi gom cổ phiếu với giá rẻ và bán ra với giá cao, những nhà đầu tư nhỏ lẻ vì không biết được những gì xảy ra đằng sau của cổ phiếu nên thường là những người mua cổ phiếu trên đỉnh và trong giai đoạn giá cổ phiếu trượt dốc đi xuống Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ khối lượng giao dịch cũng như sự biến động giá của cổ phiếu, ta sẽ nắm bắt được phần nào hành động của BBs và dự đoán tiếp bước đi của họ.

Phân tích tâm lý đầu tư thông qua khối lượng tại khu vực kháng cự và hỗ trợ

3.4.1.1 Khái niệm và đặc điểm

Xu hướng đơn giản là chiều hướng của thị trường, con đường mà thị trường đang dịch chuyển Nhìn chung, thị trường không dịch chuyển theo một đường thẳng trong bất kỳ chiều hướng nào Dịch chuyển của thị trường được đặc trưng bởi một chuỗi các đường zig zag Mỗi đường zig zag này tương đồng với một chuỗi các sóng liên tục với các đỉnh và đáy khá rõ ràng Chiều hướng của những đỉnh và đáy cấu thành nên xu hướng của thị trường Những đỉnh và đáy này sẽ dịch chuyển lên trên, xuống dưới hoặc dịch chuyển sang ngang, điều đó cho chúng ta xu hướng của thị trường Một xu hướng tăng sẽ được định nghĩa là một chuỗi những đỉnh và đáy cao hơn liên tục Một xu hướng giảm thì ngược lại, một chuỗi các đỉnh và đáy thấp hơn liên tục đi xuống Các đỉnh và đáy nằm ngang sẽ xác định một xu hướng đi ngang

Như vậy, thị trường sẽ dịch chuyển theo ba xu hướng: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang Điều quan trọng là phải nhận biết được sự khác biệt giữa ba xu hướng này bởi vì với một ước tính tương đối, ít nhất một phần ba thời gian giá dịch chuyển trên mặt phảng, thì mẫu hình dịch chuyển ngang được nói đến như là một phạm vi giao dịch Kiểu diễn biến đi ngang phản ánh thời kì ở trạng thái cân bằng của mức giá, ở đó áp lực cung cầu tương đối cân bằng Vì vậy, ở đây ta có ba quyết định mà nhà đầu tư phải lựa chọn – liệu nên mua, nên bán hay không làm gì cả Khi thị trường tăng, chiến lược mua là thích hợp, khi thị trường giảm, lựa chọn bán là đúng Còn khi thị trường đi ngang, lựa chọn khôn ngoan của nhà đầu tư là đứng ngoài thị trường, không làm gì hết.

Nói tóm lại, một đường xu hướng chỉ cho người phân tích thấy được xu thế hiện tại của giá cổ phiếu, xác định được những điểm hỗ trợ kháng cự trong thời gian tới Hơn thế nữa, khi xác định đường xu hướng có bị phá vỡ hay không, ta có thể thấy được sự thay đổi của giá trong thời gian tới.

3.4.1.2 Cách sử dụng đường xu hướng

Trước hết, phải có chứng cứ của một xu hướng, Điều này có nghĩa là, khi một xu hướng đi lên được vẽ, phải có ít nhất hai đáy với đáy thứ hai cao hơn đáy thứ nhất Dĩ nhiên, luôn luôn lấy hai điểm để vẽ một đường thẳng Ví dụ trong hình bên dưới, chỉ sau khi giá bắt đầu dịch chuyển cao hơn từ điểm 3 nhà phân tích đồ thị mới tin chắc rằng một đay được hình thành, và sau đó chỉ có thể vẽ một đường xu hướng đi lên tạm thời từ điểm 1 và 3.

Một vài nhà phân tích đồ thị yêu cầu đỉnh tại điểm 2 phải được phá vỡ để xác nhận một xu hướng tăng trước khi vẽ xu hướng Những người khác chỉ yêu cầu một sự thoái lùi 50% của sóng 2-3, hoặc giá đạt đến đỉnh của sóng 2 Cho dù tiêu chuẩn có thể khác nhau, nhưng điểm chính để nhớ là những nhà phân tích đồ thị muốn chắc chắn rằng một đáy được hình thành trước khi xác định đáy có giá trị Một khi hai đáy đi lên được xác định, một đường thẳng được vẽ nối hai đáy, đi lên và sang phải.

Một đường xu hướng giảm giá được vẽ ngang qua những mức đỉnh thấp hơn đã hoàn thành Đường xu hướng giảm thăm dò cần hai điểm (điểm 1 và 3) để vẽ và một sự kiểm nghiệm thứ ba (điểm 5) để xác nhận sự đúng đắn của nó.

Mỗi khi điểm thứ ba được xác định và xu hướng bắt nguồn trong chiều hướng ban đầu của nó, thì xu hướng này trở nên rất có ích trong nhiều cách Một trong những nội dung căn bản của xu hướng là một xu hướng đang chuyển động sẽ có khuynh hướng duy trì trong tương lai Hệ quả là, khi mà một xu hướng giả định một độ dốc hoặc tốc độ nào đó như được xác định bởi đường xu hướng, nó sẽ luôn duy trì độ dốc đó.Tiếp theo đó, một đường xu hướng không chỉ giúp ta quyết định giới hạn của các giai đoạn hiệu chỉnh, thậm chí quan trọng hơn nó nói cho chúng ta biết khi nào xu hướng thay đổi.

Ví dụ trong một xu hướng đi lên, sự giảm giá hiệu chỉnh không thể tránh khỏi sẽ thường tiếp xúc hoặc tiến đến rất gần đường xu hướng lên Bởi vì ý định của các nhà giao dịch là mua ở mức giá giảm khi xu hướng đi lên, đường xu hướng này cung caaso một ranh giới chống đỡ dưới thị trường mà nó có thể được sử dụng như là một vùng mua Một đường xu hướng giảm có thể được sử dụng như một vùng kháng cự cho mục đích bán.

Một khi đường xu hướng tăng đã được hình thành, đáy sau gần với đường xu hướng có thể được sử dụng như là vùng mua Điểm 6 và 7 trong hình… có thể sử dụng để tăng vị thế mua Nếu có sự bứt pá tại điểm 8, thì đó được xem là điểm thanh khoản tất cả các xị thế mua bởi tín hiệu của một sự đảo ngược xu hướng. Chừng nào đường xu hướng chưa bị phá vỡ, nó có thể được sử dụng để quyết định vùng mua và vùng bán Vì thế, việc phá vỡ đường xu hướng báo hiệu một sự thay đổi xu hướng, báo hiệu một sự thanh khoản tất cả các vị thế trong chiều hướng của xu hướng trước đó

3.4.2 Đường kháng cự và hỗ trợ

3.4.2.1 Khái niệm đường kháng cự và hỗ trợ

Các đáy hoặc những mức thoái lùi được gọi là hỗ trợ (hay còn gọi là chống đỡ) Thuật ngữ này bản thân cũng nó đã tự giải thích và ngụ í rằng mức hỗ trợ là mức hoặc vùng trên đồ thị dưới thị trường nơi sức mua mạnh hơn áp lực bán Kết quả, sự gairm giá là không vững và tăng giá trở lại Mức hỗ trợ luôn được xác định bở một mức thoái lùi trước đó Hành động giá tại các điểm 1, 3, 5 (hình….) như là mức hỗ trợ vì người mua hỗ trợ ngăn không cho giá giảm thấp hơn nữa

Mức kháng cự thì trái ngược với mức hỗ trợ và thể hiện mức giá hoặc vùng trên thị trường nơi mà sực mua và sự giảm giá trở lại Thông thường tại mức kháng cự người mua dành quyền kiểm soát giá và ngăn không cho giá tăng cao hơn nữa. Mức kháng cự luôn được xác định với một đỉnh trước đó Trong hình… , điểm 2, 4 và 6 là mức kháng cự

Trong một xu hướng lên giá, mức kháng cự thể hiện sự tạm dừng trong xu hướng đó và thông thường được vượt qua vài điểm Trong xu hướng giảm giá, mức hỗ trợ là không đủ mạnh để dừng sự giảm giá lâu dài nhưng tại đó ta có thể để kiểm tra tạm thời. Để một xu hướng đi lên tiếp tục, mỗi mức thoái lùi (mức hỗ trợ) phải cao hơn mức thoái lùi trước đó Mỗi lức cao phục hồi (mức kháng cự) phải cao hơn mức kháng cự trước đó Nếu vùng lõm hiệu chỉnh một xu hướng tăng đang đi xuống đến mức thấp nhất trước đó, điều này có thể là một cảnh báo sớm rằng xu hướng tăng sắp kết thúc hoặc ít nhất là dịch chuyển từ xu hướng tăng sang xu hướng dịch chuyển ngang Nếu mức chống đỡ bị phá vỡ, thì một sự đảo ngược xu hướng tăng thành xu hướng đảo có thể xảy ra

Mỗi lần một đỉnh kháng cự trước đó được kiểm nghiệm, thì xu hướng đi lên đang trong giai đoạn nguy kịch nhất Việc không vượt qua được đỉnh trước đó trong xu hướng đi lên, hoặc khi giá vượt khỏi mức hỗ trợ trước đó trong xu hướng đi

Vậy, mức kháng cự và mức hỗ trợ đảo ngược vai trò của chúng như thế nào? Trong một chừng mực nào đó, chúng ta vừa định nghĩa mức hỗ trợ là mức đáy trước kia và mức kháng cự là mức đỉnh trước đó Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng Điều đó dẫn chúng ta đến một khía cạnh thú vị hơn và ít được biết đến, đó là cự đảo ngược của hỗ trợ và kháng cự Bất cứ khi nào một mức chống đỡ hoặc xâm nhập một lượng đáng kể, chúng đảo vai trò cho nhau và trở nên ngược lại Nói cách khác, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự, còn mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ

(Hình 3.28) Để hiểu vì sao lại có điều đó xảy ra, chúng ta sẽ tìm hiểu về tâm lý ẩn chứa đằng sau sự hình thành các mức chống cự và kháng cự

3.4.2.2 Tâm lý ẩn chưa đằng sau mức chống đỡ và mức kháng cự.

Ví dụ minh họa việc sử dụng lý thuyết VSA trên TTCKVN

Ta sẽ phân tích cổ phiếu VE9 trong khoảng thời gian từ đầu năm 2010 đến nay

Ta quan sát biến động của chuỗi giá VE9 trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 03 đến nay Giá VE9 ngày 01.03 là 9100VND, đến ngày 25.06 giá VE9 tăng lên xấp xỉ 63900VND tức tăng lên 6.5 lần Trong khi đó, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2010 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn lình xình trong xu hướng đi ngang Sự tăng giá đột biến của VE9 khiến ta phải đặt nhiều câu hỏi đằng sau nó Quan sát thêm khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian này cùng với những nghiên cứu về VSA, ta cũng dự đoán được phần nào kịch bản của BBs đứng sau cổ phiếu này.

Sau đây ta sẽ phân tích biến động giá cổ phiếu VE9 theo 4 quá trình của VSA.

Ta thấy cổ phiếu VE9 đi ngang trong khoảng thời gian 2 tháng đầu năm 2010 với biên độ biến động giá hẹp

Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy giá trong thời kì này luôn giao động trong một kênh kháng cự và hỗ trợ, biên độ giá trong phiên giao dịch hẹp và khối lượng giao dịch rất thấp.

Nhìn vào hình trên, ta thấy, trong quá trình tích lũy, BBs lặng lẽ gom cổ phiếu phiên rất thấp Điều đó như đánh lừa NĐT nhỏ lẻ rằng cổ phiếu đang đi ngang, khó có thể tăng giá trong ngắn hạn Khi đó, NĐT nhỏ lẻ trở nên sốt ruột với sự giao động này của cổ phiếu nên sẽ bán dần cổ phiếu đi Trong quá trình này ta cũng thấy, khi giá chạm tới đường kháng cự (màu hồng) thì khối lượng giao dịch tăng lên, còn khi giá chạm tới đường hỗ trợ (màu xanh) thì khối lượng giao dịch giảm xuống thấp

Trong quá trình này, ta thấy, tại phiên giao dịch ngày 22/04/2010 xuất hiện một downbar, giá đóng cửa ở mức giữa thân bar, vol lớn Đây là dấu hiệu của Stopping Volume, nghĩa là, quá trình đi ngang của cổ phiếu có dấu hiệu tạm dừng

Và tới phiên giao dịch ngày 29/04/2010 được coi là phiên breakout Phiên giao dịch này xuất hiện một upbar với giá đóng của là mức giá cao nhất trong phiên và khối lượng không tăng đột biến Ngay sau đó, VE9 bước vào những chuỗi ngày tăng giá mạnh VE9 bắt đầu bước vào giai đoạn tăng giá.

Trong quá trình đẩy giá này, ta nhận thấy, khi giá cổ phiếu tăng thì đồng thời,khối lượng giao dịch cũng tăng lên Điều này cũng có thể hiểu một cách đơn giản là khi thấy giá cổ phiếu tăng giá mạnh, NĐT nhỏ lẻ thấy lợi và đua nhau mua vào.Trong khi đó, BBs lặng lẽ thoát bớt hàng trong khoảng thời gian này Ta để ý tới phiên giao dịch ngày 13/09/2010 với khối lượng giao dịch tăng đột biến và giá đóng bản như sau: Sau một quá trình tăng giá không mệt mỏi của cổ phiếu, NĐT nhỏ lẻ cảm thấy như mình đang bỏ lỡ một cơ hội lớn, vì thế tích cực mua vào tại phiên giao dịch này với kì vọng giá cổ phiếu sẽ tăng tiếp như những ngày trước đó Vậy họ mua thì ai bán cho họ? Chính những BBs là người bán lại lượng cổ phiếu đã gom với giá rẻ lại cho họ Điều này khiến chúng ta không khỏi thắc mắc vì sao lại như vậy? Có thể BBs trong trường hợp cảm thấy đủ với số lãi hiện có và muốn chốt lãi tạm thời để chuẩn bị chop những đợt tăng sau đó Và khi này, giá cổ phiếu tăng từ 10100VND lên 17100VND Đây là kịch bản một Còn với kịch bản hai thì ngược lại, các BBs lại là người mua lại cổ phiếu đang tăng giá Và chúng ta cũng không khỏi đặt câu hỏi khi BBs làm việc này Tại sao họ không tiếp tục đẩy giá lên với lượng cổ phiếu gom trước đó mà lại mua một lượng cổ phiếu lớn khi giá đang tăng như vậy? Chúng ta nên nhớ lại, theo VSA, giá cổ phiếu tăng được khi lượng cung yếu hơn lượng cầu Và có thể, ở đây BBs cũng muốn điều đó BBs muốn tiếp tục đẩy giá cổ phiếu cao hơn nữa nhưng muốn chắc chắn về lượng cung cổ phiêu được mình kiểm soát nên tạo ra một phiên có khối lượng giao dịch tăng đột biến, giá đóng cửa tăng so với hôm trước nhưng lại là một phiên giảm giá trong phiên Và lúc này, bên bán có thể lại là những NĐT nhỏ lẻ Họ chốt lời khi cổ phiếu đã tăng giá trong một vài phiên Họ thấy rằng, khối lượng giao dịch tăng lên, giá cổ phiếu giảm trong phiên, tâm lý hoang mang nghĩ rằng mọi người đều đang bán cổ phiếu ra và họ cũng phải làm vậy Đây là một điểm yếu của NĐT nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đó là tâm lý bầy đàn Hai kịch bản được đưa ra trong phiên giao dịch đặc biệt này Để kiểm chứng, chúng ta chờ những phiên giao dịch tiếp theo đó.

Phiên giao dịch sau đó giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng và khối lượng giao dịch cũng giảm BBs đã yên tâm một phần về lượng cổ phiếu của mình có thể điều khiển được lượng cung Còn các NĐT nhỏ lẻ thấy cổ phiếu bắt đầu tăng giá, tâm lý hoang mang không biết rằng cổ phiếu lại tăng hay là giảm Họ chờ đợi những phiên sau đó.

Quan sát những phiên giao dịch sau đó ta nhận thấy, khối lượng giao dịch cũng đã giảm, giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng với giá đóng cửa là mức giá cao nhất trong ngày nhưng hầu hết là những phiên giao dịch với spread lớn Điều này có nghĩa là, trong phiên giao dịch, BBs cố tạo ra những giá thấp để những NĐT nhỏ đang hoang mang không biết nên mua hay nên bán, thấy cổ phiếu giảm so với phiên hôm trước thì sẽ sợ hãi phiên sau có lẽ sẽ giảm tiếp mà bán ra Cứ như vậy, các BBs lặng lẽ gom hàng mà các NĐT nhỏ lẻ vẫn nghĩ rằng, cổ phiếu VE9 đã hết thời kì tăng giá và đang chuẩn bị giảm giá

Nhưng ngay sau đó, cổ phiếu VE9 mất thanh khoản trên thị trường khối lượng giao dịch trong một phiên cực thấp, việc mua bán là rất khó khăn Lúc này, BBs vẫn cứ giữ hàng của mình để giảm mạnh thanh khoản, tăng cầu VE9 trên thị trường và bình tĩnh chờ giá tăng hưởng lợi Còn các NĐT nhỏ lẻ thấy giá VE9 ngày một tăng, khối lượng giao dịch thấp nên càng tin rằng giá sẽ phải tăng mạnh hơn nữa Vì thế họ tìm mọi cách để mua vào Giá VE9 trong những phiên giao dịch này luôn trần từ đầu phiên

Nhưng đến một ngày, khối lượng giao dịch bỗng tăng vọt lên, spread lớn, giá đóng cửa vẫn ở mức cao nhất trong phiên Đây là dấu hiệu BBs đang dần thoát hàng Phiên giao dịch cần chú ý đó là hai phiên ngày 17/06 và 23/06 Lúc này, khi cổ phiếu đã tăng giá mạnh trong một khoảng thời gian khá dài, BBs cũng đã thu được lợi nhuận lớn từ việc tăng giá này, họ bắt đầu xả hàng, tăng cung trên thị trường Họ bán cổ phiếu đang nắm giữ ra Và đương nhiên, những NĐT nhỏ lẻ, những người đang kì vọng giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh hơn nữa và hi vọng sẽ mua được cổ phiếu Họ cố gắng mua cổ phiếu bằng mọi cách Vì vậy, trong những phiên giao dịch này, giá cổ phiếu vẫn luôn trần nhưng khối lượng giao dịch tăng lên khá nhiều so với một vài ngày trước đó BBs cứ âm thầm thoát hàng còn NĐT nhỏ lẻ thì mua vào ồ ạt với kì vọng giá sẽ tiếp tục tăng

Và tới phiên giao dịch ngày 25/06, giá cổ phiếu vẫn tăng so với phiên ngày hôm trước, nhưng spread lại lớn và khối lượng cũng tăng Đây có thể được coi là phiên giao dịch có Upthrust bar Khi này giá VE9 là 63900VND

BBs tạo ra giá cao hơn với mục đích để NĐT nhỏ lẻ nghĩ rằng, cổ phiếu đã break vượt đỉnh, mua vào và dính bẫy Họ sẽ là những người cuối cùng mua cổ phiếu với giá cao nhất Điều này được kiểm chứng ngay trong những phiên giao dịch sau đó Chuỗi này giảm giá và đi ngang của VE9 Giá VE9 liên tục lao dốc mà không bao giờ trở lại được tới mức giá 63900VND BBs đã thành công trong việc đẩy giá này Và nạn nhân hứng chịu chính là những NĐT nhỏ lẻ

Một điều chú ý trong phân tích quá trình làm giá của VE9 là chúng ta muôn bám sát khối lượng giao dịch của cổ phiếu Như phần trên ta đã định nghĩa về khối lượng giao dịch, khối lượng giao dịch cao, khối lượng giao dịch thấp Và trong việc phân tích này, ta cũng luôn theo dõi sát xao các tỷ lệ để biết được khối lượng giao dịch cổ phiếu là cao hay thấp.

Với số liệu về khối lượng giao dịch của VE9 kết hợp cùng phần mềm Eviews, ta có chuỗi MA(30) và MA(20) của khối lượng VE9 như sau

Ngày Close Vol_VE9 MA20 Tỷ lệ MA30 Tỷ lệ

Phiên xuất hiện Upthrust bar

Theo bảng trên, ta thấy tại những phiên giao dịch với khối lượng giao dịch cao, theo đúng như lý thuyết, tỷ lệ luôn xấp xỉ 3 lần, những phiên giao dịch được coi có khối lượng giao dịch thấp cũng xấp xỉ 0.7 lần Ở đây, ta quan sát lý thuyết với MA30 và MA20 cho khối lượng giao dịch và thấy rằng, trên cả hai lựa chọn, lý thuyết VSA vẫn có giá trị ứng dụng. Đưa số liệu vào phần mềm Amibroker, ta có hình vẽ toàn diện về quá trình làm giá của VE9 như sau (sử dụng MA20 cho khối lượng giao dịch)

Như vậy, thông qua VE9 ta thấy được tính ứng dụng của lý thuyết VSA trênTTCKVN Ta sẽ tiếp tục kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết trong chương tiếp theo.

KIỂM ĐỊNH CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Cách thu thập số liệu kiểm định dấu hiệu nhận biết trong VSA

- Giá các mã cổ phiếu trên cả 2 sàn Hose và Hnx từ đầu năm 2009 đến ngày 15/12/2010.

- Trong mỗi mã cổ phiếu, ta lọc ra mức giá cổ phiếu cao nhất và thấp nhất, rồi từ đó ta tính đến phần trăm tăng giảm đối với 639 mã cổ phiếu.

- Ta tiến hành quan sát hiện tượng làm giá trên 200 mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong thời gian này

Với các bước tiến hành như trên, ta có bảng số liệu sau:

STT Ticker cao nhat 489 ngay thap nhat 489 ngay % tang gia

Kiểm định dấu hiệu Upthrust bar và Testing for supply trong VSA

- Đứng trến góc độ của ngưới quan sát tại ngày xuất hiện dấu hiệu Upthurst bar hoặc Testing for supply

- Các mã có hiện tượng làm giá theo VSA là các mã có quá trình tăng giá đúng theo như lý thuyết nêu ở phần trên.

- Các mã có Upthrust bar là các mã có xuất hiện một bar có spread lớn, khối lượng lớn (lớn hơn 1.5 lần khối lượng giao dịch trung bình trong 20 phiên và 30 phiên), giá đóng cửa về mức giá thấp nhất trong ngày.

- Các mã có Upthrust bar và coi là thành công nếu những ngày sau đó giá sẽ giảm liên tiếp

- Các mã có Upthrust bar và coi là không thành công nếu những ngày sau đó giá vẫn tiếp tục tăng.

- Các mã có Upthrust bar thành công với MA30 là các mã có Upthrust bar với khối lượng chỉ lớn hơn 1.5 lần khối lượng của MA30 nhưng không lớn hơn 1.5 lần đối với khối lượng của MA20.

- Các mã có xuất hiện Testing for supply là các mã có xuất hiện 1 upbar trong downtrend với spread lớn, giá đóng cửa quay lại mức giá cao nhât và Vol thấp.

- Các mã có xuất hiện Testing for supply thành công là các mã xuất hiện bar như trên và sau đó cổ phiếu đảo chiều theo xu hướng tăng giá

- Các mã có xuất hiện Testing for supply không thành công là các mã có xuất hiện bar như trên nhưng sau đó cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm giá Hoặc ngay trong phiên đó, khối lượng giao dịch vẫn lớn, lượng cung còn nhiều nên việc kiểm tra lượng cung để đấy giá là thất bại.

- Phương pháp quan sát và phân tích tương tự như phân tích quá trình của VE9 tại chương III

 Tiến hành quan sát và kiểm định với 200 mã cổ phiếu đã chọn

Ta được kết quả sau

 Kiểm định dấu hiệu Upthrust bar

 Trong 200 trường hợp bị làm giá, có tới 162 trường hợp làm giá theo VSA (chiếm 81%) Từ đó ta thấy, với hấu hết các trường hợp làm giá, VSA luôn là phương pháp được các BBs chuyên nghiệp sử dụng

 Trong 162 mã làm giá theo VSA, có 101 trường hợp (chiếm 62,34%) xuất hiện Upthrust bar, 61 trường hợp (chiếm 37,66%) không xuất hiện VSA

Bên cạnh đó, trong 101 trường hợp xuất hiện Upthrust bar thì có tới 96 trường hợp thành công, chiếm 95,05% và chỉ có 5 trường hợp chỉ thành công với MA30.

162 mã được làm giá theo lý thuyết VSA

101 mã cổ phiếu được làm giá theo VSA, có xuất hiện Upthrust bar.

61 mã cổ phiếu được làm giá theo VSA nhưng không xuất hiện Upthrust bar.

96 mã cổ phiếu được làm giá theo VSA, có xuất hiện Upthrust bar và thành công.

5 mã cổ phiếu được làm giá theo VSA, có xuất hiện Upthrust bar nhưng không thành công.

162 mã làm giá theo VSA

 Như vậy, khi cổ phiếu bị làm giá theo VSA thì hầu hết các cổ phiếu đó sẽ xuất hiện Upthrust bar và thành công khi ta nhận biết khối lượng với MA30

 Như vậy, Upthrust bar là một dấu hiệu nhận biết khá tốt khả năng xuống giá mạnh của cổ phiếu hay khả năng BBs xả hàng trong thời gian sắp tới.

 Kiểm định dấu hiệu Testing for supply

Nhìn vào sơ đồ trên, ta có thể thấy:

 Trong 162 trường hợp bị làm giá theo VSA, thì có tới 94 trường hợp không xuất hiện Testing for supply (chiếm 58,02%) còn lại 68 trường hợp xuất hiện Testing for supply (chiếm 41,98%) Trong đó, có 40 trường hợp (chiếm 58,82%) thành công và 28 trường hợp (chiếm 41,18%) testing for supply không thành công.

 Như vậy, dù khả năng xảy ra một phiên Testing for supply trong quá trình làm giá là không cao nhưng khi đã có testing for supply thì khả năng thành công gần 60%.

 Testing for supply cho dấu hiệu khá chuẩn xác về khả năng tăng giá của cổ phiếu.

162 mã làm giá theo VSA

68 mã cổ phiếu làm giá theo VSA có xuất hiện Testing for supply.

94 mã cổ phiếu bị làm giá theo VSA nhưng không xuất hiện Testing for supply.

40 mã cổ phiếu bị làm giá theo

VSA, có xuất hiện Testing for supply và thành công.

28 mã cổ phiếu bị làm giá theoVSA, có xuất hiện Testing for supply nhưng không thành công

 Các dấu hiệu còn lại như No demand bar, Effort without results, Stopping Volume thì số quan sát thu được quá bé trên 200 mẫu để có thể đưa tới kết luận nên ta chỉ xét riêng các dấu hiệu này khi phân tích từng mã cổ phiếu riêng biệt.

Ta có bảng thống kê các cổ phiếu qua quá trình kiểm định trên như sau

1 Các mã cổ phiếu không làm giá theo VSA

BTW, VIC, HSC, HSG, CTM, VIS, PLC, KKC, FPC, VNI, VPH, KSD, TBX, B82, SJE, VE9, VSP, BMC, CCM, DZM, HPB, CNT, SJC, CII, VIP, SDH, PMC, VTL, VE3, CTS, SD7, CMT, HHL, BHS, BCI, MEC, PMC, SHI.

2 Các mã làm giá theo VSA Các mã còn lại.

3 Các mã làm giá theo VSA và nhận biết được qua dấu hiệu

ACL, ECI, AMV, PHA, BTH, RIC, DPC, HJS, BHV, VFR, MCO, SD3, HBC, DC4, ALP, PVC, SAV, VTA, DBC, ABT, TRC, TST, MAC, HRC, PVA, MKV, DCS, HUT, MIC, KSH, S91, SDD, STL, DBT, DQC, SHN, BVS, NTL, VCG, C92, KLS, HDC, GMC, TLC, VTV, PGS, STP, GMD, SIC, UIC, VC6, DTH, HPC, BAS, HHC, LCG, SSI, SDA, CTC, NTP, PVE, SC5, MPC, XMC, SDJ, PJC, DIC, VC7, VNS, HCT, VMC, SFI, S55, MTG, VNE, TTF, TKU, VIX, SSC, VC5, L18, TTP, YBC, SD5, VHC, PAC, HAX, V11, NBB, RCL, CID, LSS, TLT, UNI, SRB.

4 Các mã làm giá theo VSA, có xuất hiệu Upthrust bar nhưng không thành công

DXV, SJS, SHC, BBC, AAA.

5 Các mã làm giá theo VSA nhưng không xuất hiện L10, TJC, SCC, GHA, TDH,

CTN, HAP, PGC, SD6, VC2,

MMC, SDT, TNA, VCC, DNP, SD9, SDP, TCM, HLA, S99, POT, KBC, NPS, NVC, SSS, SNG, DXP, TNG, ITA, CIC, SD8, SDY, SRA, KDC, NKD, SPP, SVC, S64, SD2, LUT, SD4, PVG, MCV, CDC, S12, HTV, VC3, HCC, SJM, LAF, BMP, VE1, VHG, CMC, VGS, TS4, KMF, DRC, LTC, S96

6 Các mã làm giá theo VSA, có xuất hiện Testing for supply và thành công

S96, VE9, SSM, TS4, SHN, KLS, DXV, HDC, TLC, LUT, SRA, SD8, TNG, SSS, SFI, S99, SD9, TNA, VIX, PGC, ACL, ECI, AMV, PHA, BTH, RIC, DPC, HJS, SAV, DBC, MCO, SD3, ABT, TRC, TST, MAC, HRC, TTP, L18, VC5, TKU.

7 Các mã làm giá theo VSA, có xuất hiện Testing for supply nhưng không thành công

S99, POT, KBC, NPS, NVC, SSS, SNG, DXP, DC4, ALP, PVC, SAV, VTA, ABT, TRC, TST, MAC, HRC, PVA, MKV, DCS, HUT, MIC, KSH, S91, SDD, SD5, VHC.

8 Các mã làm giá theo VSA nhưng không xuất hiện

Ngày đăng: 01/12/2023, 09:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 đến 2.4 chỉ ra xu hướng tăng giá có tính chất lý thuyết bị phá vỡ bởi một sự phản ứng thứ cấp - Khối lượng hiện đại (vsa), tâm lý kiểm định các dấu hiệu của lý thuyết vsa trên thị trường chứng khoán
Hình 2.1 đến 2.4 chỉ ra xu hướng tăng giá có tính chất lý thuyết bị phá vỡ bởi một sự phản ứng thứ cấp (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w